Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex

Mục lục

Đánh giá post

Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex. Bạn đang chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nghề nghiệp, hay bạn đang làm đồ án tốt nghiệp, nhưng các bạn lại chưa biết lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với trường hợp của bạn, giờ đây các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, vì dưới đây Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Luận Văn sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài Báo cáo thực tập: tại công ty xây dựng Vanconex các bạn có thể tham khảo thử nhé.

Lời mở đầu

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Xây dựng DD&CN, thầy Chủ nhiệm Bộ môn XDDD&CN, các thầy cô trong Khoa Xây Dựng dân dụng và công nghiệp đã giúp đỡ giới thiệu em được vào thực tập tại Công ty CP Xây Dựng Vinaconex 25 (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty cổ phần Vinaconex 25, Ban chỉ huy công trình khách sạn Paracel Đà Nẵng và các anh chị trong Ban quản lý dự án khách sạn Paracel. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Th.S Đinh Thị Như Thảo đã tận tình hướng dẫn cho em, tạo điều kiện cho em được tiếp cận với công việc thực tế trong việc thiết kế và giám sát các công trình xây dựng dân dụng & công nghiệp ; đồng thời giúp đỡ tạo mọi điều kiện để em hoàn thành kỳ thực tập tốt nghiệp này.

Những kiến thức thực tế ấy đã giúp em rất nhiều trong việc đối chiếu và hiểu rõ hơn những cơ sở lý thuyết đã được tiếp thu từ các thầy cô trong suốt mấy năm học vừa qua, chuẩn bị cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới và phục vụ công tác sau này.

Trong báo cáo này, em đã thu hoạch được nhiều kiến thức bổ ích từ việc tham khảo các đồ án thiết kế; tìm hiểu về các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chuẩn tham khảo; trình tự và nội dung lập hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kĩ thuật, hồ sơ thiết kế kĩ thuật thi công cùng với cách trình bày các bản vẽ, các văn bản kĩ thuật của một công trình dân dụng và công nghiệp; tham gia giám sát công trình và thiết kế công trình thực thụ để phục vụ cho công việc tương lai sau này.

Em kính mong nhận được những góp ý chân tình quý báu của quý thầy cô Khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như các anh chị trong đơn vị thực tập để giúp em hoàn thiện và nâng cao các kiến thức kỹ thuật của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!                                                               

Phần 1: THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

1.1. Thời gian thực tập: 6 tuần từ ngày 9/11/2015 đến ngày 20/12/2015

1.2. Nội dung thực tập:

  • Thu thập tài liệu, tìm hiểu quy trình, quy phạm xây dựng. Học hỏi cách vận dụng đó vào công tác thiết kế và thi công
  • Tìm hiểu các công việc tại đơn vị thực tập: cách lập dự án, cách tổ chức quản lý, thiết kế và thi công các công trình xây dựng
  • Tham gia các công việc kỹ thuật cụ thể do đơn vị nơi thực tập phân công, hướng dẫn

Hằng ngày ghi nhật ký thực tập. Cuối đợt thực tập viết báo cáo thu hoạch, có nhận xét, đánh giá của đơn vị nơi thực tập. Cuối đợt thực tập bảo vệ tại Khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết thuê báo cáo thực tập

Phần 2: TÌM HIỂU HỆ THỐNG QUY CHUẨN, QUY PHẠM, TIÊU CHUẨN TRONG HỒ SƠ THIẾT KẾ

2.1. Hệ thống Quy chuẩn, Quy phạm, Tiêu chuẩn: (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

Quy chuẩn xây dựng là văn bản quy định các yêu cấu kỹ thuật tối thiểu, bắt buộc phải tuân thủ đối với với hoạt động xây dựng, và các giải pháp, các tiêu chuẩn được sử dụng để đạt các yêu cấu đó.

Quy chuẩn xây dựng là cơ sở kỹ thuật cho việc lập, thiết kế và thẩm định, phê duyệt các dự án quy hoạch, đồ án thiết kế công trình xây dựng, kiểm tra quá trình xây dựng và nghiệm thu cho phép sử dụng công trình.

Quy chuẩn xây dựng chỉ bao gồm các quy định liên quan đến kỹ thuật trong các hoạt động xây dựng, không bao gồm những quy định liên quan đến các thủ tục hành chính, quản lí về xây dựng, trật tự, vệ sinh công cộng

Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc phải thi hành đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và đươc ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thiết kế:
  • Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng
  • Quy chế lập, thẩm định, xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 536/BXD ngày 14/02/1994
  • Thông tư số 52 BXD ngáy 06/10/1998 của Bộ xây dựng hướng dẫn công tác giám sát tác giả thiết kế
  • ….

Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng

2.1.1. Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng: (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

  • TCVN 5574 – 2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT
  • TCVN 2737 – 1995: Tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động
  • TCVN 5575 – 2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép
  • TCXD 205 – 1998: Móng cọc
  • TCXD 45– 1978: Nền nhà và công trình.
  • TCXD 40 – 1987:  Tiêu chuẩn tính toán kết cấu xây dựng nền
  • TCXD 198 – 1997: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT nhà cao tầng
  • TCVN 2622 – 1995: Tiêu chuẩn Việt Nam “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 9368 – 2012: Thiết kế công trình chịu động đất – Tiêu chuẩn thiết kế

2.1.2. Các tiêu chuẩn thi công áp dụng:

  • TCVN 4453:1995 : Kết cấu BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  • TCVN 5674:2012 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu
  • TCVN 5718:1993 : Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước
  • TCVN 5576:2012 : Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm thi công và nghiệm thu
  • TCVN 5641:2012 : Bể chứa BTCT. Quy phạm thi công và nghiệm thu
  • TCVN 5639:2012 : Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản
  • TCXD 190:1996 : Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
  • TCXD 170:1989 : Kết cấu thép. Gia công lắp đặt và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật

2.2. Trình tự và nội dung lập hồ sơ dự án đầu tư một công trình xây dựng dân dụng / công  nghiệp ( và các văn bản liên quan theo trình tự lập hồ sơ dự án)

  • + Giai đoạn thu thập thông tin:
  • + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
  • + Thực hiện dự án đầu tư:
  • +  Kết thúc đầu tư:

2.3. Trình tự và nội dung lập hồ sơ Thiết kế kỹ thuật một công trình xây dựng dân dụng / công  nghiệp (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

2.3.1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:

  • a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt;
  • b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật;
  • c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, tài liệu sử dụng
  • d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.

2.3.2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dưng được duyệt, bao gồm:

a) Thuyết minh gồm :

  • Thuyết minh tổng quát về các mặt
  • Thuyết minh kinh tế kỹ thuật
  • Thuyết minh thiết kế công nghệ 
  • Thuyết minh thiết kế xây dựng

b) Bản vẽ kỹ thuật

c) Tổng dự toán:

Tổng dự toán được lập trên cơ sở các văn bản hướng dẫn lập giá và quản lí chi phí xây dựng công trình do Bộ xây dựng ban hành. Tổng dự toán công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mà chủ đầu tư phải bỏ vấn thực hiện.

Việc lập dự toán công trình xây dựng được thực hiện như sau: (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

  • Đối với giá dự toán xây lắp: bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức hoặc thuế
  • Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công
  • Chi phí chung: chi phí bộ máy quản lí, bảo hiểm xã hội…
  • Lợi nhuận định mức: Do đặc thù của sản phẩm xây dựng nên trong dự toán xây lắp các công trình xây dựng vẫn có khoản chi phí này và các tổ chức xây dựng được sử dụng để làm nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật
  • Đối với các chi phí khác trong tổng dự toán các công trình xây dựng như:
  • Chi phí ban quản lí công trình
  • Chi phí lán trại và thưởng tiến độ
  • Chi phí lán trại (2.8%) chỉ áp dụng đối với những công trình có điều kiện xây dựng đặc biệt
  • Thưởng tiến độ cho việc hoàn thành các công tác thiết kế, xây lắp, đưa công trình vào sản xuất sử dụng đúng tiến độ
  • Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng

2.4. Trình tự và nội dung lập hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công một công trình xây dựng dân dụng / công  nghiệp (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

2.4.1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:

  • a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước;
  • b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;
  • c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.

2.4.2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:

a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;

b) Bản vẽ thi công : bao gồm các chi tiết

  • Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt của các hạng mục công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước của các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện, điển hình được gia công có sẵn (có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công). (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • Chi tiết các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chú cần thiết cho người thi công.
  • Chi tiết về lắp đặt thiết bị công nghệ: trong đó thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại thiết bị, cấu kiện, linh kiện, vật liệu. Những ghi chú cần thiết cho người thi công.
  • Trang trí nội, ngoại thất chi tiết
  • Biểu tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu: của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện dầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).

c) Dự toán thiết kế bản vẽ thi công

  • Dự toán bản vẽ thi công được xác định theo công trình xây dựng. Bao gồm dự toán các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình.
  • Dự toán bản vẽ thi công xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.
  • Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để kí kết hợp đồng, thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong các hợp đồng chỉ định thầu, là cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình.

2.5. Thiết kế công trình: (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

2.5.1. Các bước thiết kế thể hiện thiết kế công trình.

Cách thức tổ chức sản suất một sn phẩm

  • Dữ liệu đầu vào:
  • Lập kế hoạch thiết kế và triển khai:
  • Xét duyệt và lập phương án:
  • Tính toán:
  • Kiểm bản tính:
  • Thể hiện bản vẽ:
  • Kiểm bản vẽ:
  • Thông qua thiết kế, ký bản tính bản vẽ:
  • Xác định hiệu lực của hồ sơ thiết kế
  • In, nộp:
  • Giao nộp hồ sơ:

Mô hình hóa quy trình thiết kế kết cấu

Tìm hiểu các bản vẽ và thuyết minh tính toán một công trình

  • Bản vẽ :
  • Kết cấu móng :
  • Phần kết cấu thân nhà:
  • Các bản vẽ thể hiện hệ thống điện của công trình
  • Các bản vẽ thể hiện hệ thống cấp nước cho công trình
  • Thuyết minh tính toán kết cấu công trình
  • Cơ sở tính toán
  • Các vật liệu sử dụng
  • Tải trọng và tổ hợp tải trọng
  • Tính toán các cấu kiện của công trình từ kết quả nội lực và các tiêu chuẩn tính toán.
  • Phụ lục: Kết quả nội lực, Tài liệu tham khảo.

Phần 3: TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

3.1. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng:

Tổng mặt bằng công trường là mặt bằng tổng quát khu vực xây dựng dân dụng, công nghiệp… trong đó ngoài những nhà vĩnh cửu và công trình vĩnh cửu, còn phải trình bày nhà cửa, lán trại tạm, các xưởng gia công, trạm cơ khí sửa chửa, các kho bãi, trạm điện nước, mạng lưới điện nước, cống rãnh đường xá và những công trình tạm thời khác phục vụ thi công và sinh hoạt của công nhân.

Tổng bình đồ công trường có thể phân chia làm nhiều khu vực:

  • Khu xây dựng các công trình vĩnh cửu
  • Khu các xưởng gia công và phụ trợ
  • Khu kho bãi cất chứa vật liệu, cấu kiện
  • Khu hành chính

Do mặt bằng không có do đó, tận dụng các tầng ở dưới, vỉa hè để làm kho bãi, tập kết vật tư, vật liệu và văn phòng cho đơn vị thi công, đơn vị quản lý, láng trại nơi công nhân ở lại làm việc.

  • Khi lập mặt bằng tổng thể phải căn cứ trên những nguyên tắc sau:
  • Cần bố trí các nhà cửa, công trình, mạng lưới đường sá, điện nước tạm thời trên công trường sao cho chúng phục vụ được các địa điểm xây dựng một cách thuận lợi.
  • Cự ly vận chuyển vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện phải ngắn, khối công tác bốc dở phải ít nhất.
  • Khi bố trí các nhà cửa, công trình tạm cần tôn trọng các điều kiện liên quan kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn lao động, luật lệ phòng chống hỏa hoạn, điều kiện vệ sinh và sức khỏe của công nhân.

3.2. Nội dung thiết kế: (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

Tổng quát nội dung thiết kế tổng mặt bằng xây dựng bao gồm những vấn đề sau:

  • Xác định vị trí cụ thể các công trình đã được quy hoạch trên khu đất được cấp để xây dựng.
  • Bố trí vận thăng, máy móc, thiết bị xây dựng.
  • Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ cho công trường.
  • Thiết kế các kho bãi vật liệu, cấu kiện.
  • Thiết kế cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng.
  • Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ.
  • Thiết kế nhà tạm trên công trường.
  • Thiết kế mạng lưới cấp nước và thoát nước.
  • Thiết kế mạng lưới cấp điện.
  • Thiết kế hệ thống an toàn – bảo vệ và vệ sinh môi trường.

3.3. Phương thức bố trí :

Tổng bình đồ công trường thể hiện các khu vực sau :

  • Khu vực xây dựng công trình
  • Vận thăng lồng có lưới bảo vệ được dùng cho công tác vận chuyển vật liệu và người lên cao được bố trí tại hoạt động đầu công trình nơi tập kết vật tư, vật liệu.
  • Khu các xưởng gia công phụ trợ : Tận dụng tầng trệt và vỉa hè làm xưởng gia công cốt thép (cắt uốn thép bằng máy). Dùng tời vận chuyển cốt thép lên cao
  • Khu kho bãi vật liệu được bố trí ngay tại vỉa hè và khu vực xây dựng của công trình. Vì công trình đã thi công phần thô các tầng dưới xong rồi. (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • Hệ thống dàn giáo an toàn được bố trí xung quanh công trình.
  • Hệ thống rào bảo vệ được toàn bộ phạm vi công trường
  • Hệ thống cấp thoát nước được bố trí tạm thời đủ cung cấp cho thi công,
  • Khu vực để xe cho công nhân viên : được để xe tại khu nhà bên cạnh (đã xin phép)
  • Khu hành chính : Ban chỉ huy công trường, Y tế, Căn tin, nghỉ trưa … được bố trí tại tầng lửng.

+ Phòng y tế : không có, nhưng có hộp y tế chứa vật dụng thiết yếu để sơ cứu ban đầu ở phòng kỹ thuật

+ Khu nghỉ ngơi của công nhân được tận dụng các tầng dưới đã hoàn thành.

+  Nhà bảo vệ : Đặt phía trước cổng công trình

  • Đây là công trình có diện tích mặt bằng tương đối. Công trường không đủ diện tích để xây dựng các khu chức năng, công trình phụ. Do đó người ta tận dụng công trình chính, kết cấu tầng dưới của công trình để làm khu hành chính, phòng bảo vệ, kho bãi chứa vật liệu.

Phần 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐƠN VỊ THI CÔNG

4.1. Đơn vị thiết kế (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

4.1.1. Chủ trì dự án:

  • Là người phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ đồ án thiết kế công trình
  • -Giữ mối quan hệ với chủ đầu tư thiết kế theo yêu cầu và nguyện vọng của họ;
  • -Đề ra các yêu cầu cho các tổ chức khảo sát và phục vụ thiết kế, kiểm tra kết quả khảo sát và nghiệm thu các tài liệu này;
  • -Phân chia đồ án thiết kế thành những phần mang tính chuyên môn như điện, nước, kết cấu, kiến trúc…
  • -Kiểm tra và nghiệm thu các kết quả nội bộ thiết kế;
  • -Trình bày và bảo vệ thiết kế trong quá trình thẩm định, xét duyệt thiết kế;
  • -Chịu trách nhiệm bổ sung, sữa chữa hoặc lặp lại thiết kế khi chưa được duyệt.

4.1.2. Thiết kế kết cấu:

  • Kiểm tra mọi dữ liệu của các đơn vị khảo sát cho việc thiết kế
  • -Đưa ra phân tích và lập phương án kết cấu
  • -Tính toán kết cấu
  • -Thể hiện bản vẽ

4.1.3. Thẩm định thiết kế:

  • Xem xét sự tuân thủ của thiết kế với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, các định mức đơn giá và các chính sách hiện hành có liên quan (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • -Sự phù hợp của dây chuyền công nghệ với tổng mặt bằng và không gian kiến trúc
  • -Mức độ an toàn của các hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng
  • -Mức độ ổn định và bền vững của công trình
  • -Sự phù hợp của tổng dự toán với tổng mức đầu tư được duyệt
  • -Các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo ổn định cho các công trình lân cận, và an toàn trong thi công xây dựng.

4.2. Ban quản lý dự án

4.2.1. Mục đích thành lập ban quản lý dự án:

  • – Đảm bảo dự án đạt được mục tiêu, hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi nguồn vốn cho phép của chủ đầu tư với các tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lí.
  • – Đảm bảo kinh phí của dự án chỉ được sử dụng vào những mục đích chính của dự án, đồng thời đảm bảo tính kinh tế và tính hiệu quả của dự án.

4.2.2. Chức năng ban quản lí dự án:

  • -Lập kế hoạch thực hiện dự án;
  • -Chỉ đạo các hoạt động cần thiết trong việc thực hiện dự án;
  • -Giám sát tiến độ thực hiện dự án kiểm soát và giải quyết các vấn đề phát sinh;
  • -Đúc kết bài học kinh nghiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và quản lý tốt hơn các dự án khác trong tương lai.

4.2.3. Nhiệm vụ ban quản lý dự án:

  • Thực hiện các thủ tục hành chính, chuẩn bị mặt bằng xây dựng;
  • ­-Chuẩn bị các hồ sơ thiết kế, dự toán và tổ chức thẩm định phê duyệt theo quy định,
  • Thực hiện các nhiệm vụ giám sát thi công; (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • Quản lý khối lượng chất lượng tiến độ, chi phí xây dựng an toàn và vệ sinh môi trường;
  • Nghiệm thu công trình, tổ chức giám định chất lượng xây dựng;
  • Quản lý nguồn vốn, chi kinh phí cho các hoạt động xây dựng.

4.3. Ban chỉ huy công trường

4.3.1. Vai trò của ban chỉ huy công trường:

  • Tổ chức tại công trường bao gồm : 01 Chỉ huy trưởng công trình và 02 chỉ huy phó phụ trách về kỹ thuật thi công vật tư nhân sự và phụ trách về hồ sơ nghiệm thu, khối lượng thi công;
  • Ban chỉ huy công trường toàn quyền giải quyết mọi vấn đề trên công trường và chịu trách nhiệm trước ban quản lý dự án và Công ty về mọi quyết định của mình. Các trưởng bộ phận phải chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy công trường về mọi vấn đề của bộ phận mình phụ trách và nhận lệnh trực tiếp từ Ban chỉ huy công trường;
  • Ban chỉ huy công trường của công ty được giao toàn quyền quản lý, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công tác vệ sinh môi trường và thực hiện các thủ tục pháp lý với các cơ quan chính quyền sở tại, với ban quản lý và với người lao động;
  • Ban chỉ huy công trường lập ra các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường nơi thi công và khu vực lân cận, như biện pháp che chắn, chống bụi, chống khói, chống ồn, gây ô nhiểm, sử dụng máy móc, thiết bị phù hợp, tuân theo các qui định của Nhà nước về chỉ số tiếng ồn, khói…
  • Ban chỉ huy công trường sẽ tổ chức cho một nhóm lao động phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường. Bộ phận này sẽ trực tiếp thực hiện các công việc như quét dọn vệ sinh công trường và khu vực lân cận, tưới nước chống bụi, thu gom rác trong thi công…
  • Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ giáo dục ý thức chấp hành các qui định về vệ sinh, bảo vệ môi trường cho lực lượng cán bộ, nhân viên, công nhân tham gia tại công trường thông qua các hoạt động sinh hoạt.

4.4. ĐƠN VỊ TƯ VẤN GIÁM SÁT: (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

4.4.1. Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn giám sát:

  • -Kiểm tra các điều kiện khởi công, nhân lực và thiết bị thi công của nhà thầu, kiểm tra chất lượng vật tư vật liệu xây dựng theo đúng với thiết kế;
  • -Lập các biên bản nghiệm thu các loại vật liệu xây dựng, cấu kiện thiết bị được vận chuyển đến công trường, nhằm loại bỏ các loại vật liệu vật tư chất lượng xấu không đáp ứng tiêu chuẩn , điều kiện kỹ thuật, và không cho phép sử dụng chúng khi chưa có biện pháp xử lý kỹ thuật.
  • -Kiểm tra giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm kiểm tra biện pháp kỹ thuật thi công, giám sát tiến độ thi công theo dõi kế hoạch thực hiện, ngăn chặn những sai phạm kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động, xác nhận việc phát sinh hợp lý của công trình do điều kiện khách quan.

4.4.2. Quyền hạn của đơn vị tư vấn giám sát:

  • -Yêu cầu đơn vị thi công công trình thực hiện đúng thiết kế được duyệt, quy trình kỹ thuật , ý kiến của đơn vị tư vấn giám sát ghi trong nhật ký công trình là yêu cầu bắt buộc các đơn vị thi công phải xem xét và giải quyết kịp thời;
  • -Không nghiệm thu và xác nhận khối lượng xây lắp không đúng thiết kế chưa được xử lý thỏa đáng, không đảm bảo chất lượng, các công tác đã hoàn thành không đúng với vật liệu thiết kế, ngừng việc xây lắp khi phát sinh các biến dạng bất thường vết nứt, báo cho ban quản lý dự án để có hướng giải quyết kịp thời.

4.4.3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát

  • -Xác nhận không đúng với tổ chức thi công các khối lượng không đúng với thiết kế, không đúng với điều kiện kỹ thuật thi công và không nghiệm thu công tác xây lắp không đảm bảo chất lượng.
  • -Lập biên bản không đúng với thực tế và các tài liệu khác trong quá trình giám sát kỹ thuật;
  • -Để tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế và không có lý do đầy đủ;
  • -Tư vấn giám sát không được tự ý quyết định cho thay đổi thiết kế đã được duyệt, việc thay đổi thiết kế chỉ được tiến hành theo quy định được cho phép; (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • -Đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vi thi công đúng tiến độ và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật về sự thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.

4.5. CÁC BỘ PHẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

  • – Các bộ phận phục vụ: kỹ thuật của các đơn vị thi công, vật tư, hành chính, an toàn lao động, trắc đạc, kho được điều hành trực tiếp bởi chỉ huy trưởng và chỉ huy phó công trình.
  • – Các đội thi công gồm: đội cốt thép, đội coffa, đội bê tông, đội hoàn thiện, đội điện, đội nước, đội phục vụ thi công trực tiếp tại công trường được lãnh đạo bởi những kỹ sư giàu kinh nghiệm chịu trách nhiệm tổ chức thi công theo chức năng được giao của đội dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trình.

4.5.1. Đội thi công Nề:

  • -Thực hiện các công việc liên quan đến công tác Nề : Bêtông, cốt thép, ván khuôn, xây, tô trát, ốp lát, hoàn thiện….theo Hồ sơ thiết kế được lập;
  • -Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan;
  • -Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc;
  • -Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của Hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
  • -Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

4.5.2. Đội thi công Điện – Nước:

  • -Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công hệ thống Điện – Nước bao gồm hệ thống Điện – Nước phục vụ sinh hoạt trong nhà và ngoài nhà theo Hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát sinh thay đổi;
  • -Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan;
  • -Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác : hệ thống chống sét, hệ thống các thiết bị di chuyển ( như vận thăng … ) và để giải quyết các vướng mắc khác; (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • -Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
  • -Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

4.5.3. Đội thi công các thiết bị gỗ:

  • -Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công phần gỗ bao gồm hệ thống cửa, vách trang trí, lam ri tường, trần….phục vụ sinh hoạt theo hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát sinh thay đổi;
  • – Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan;
  • -Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc;
  • -Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường;
  • -Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

4.5.4. Đội thi công Nhôm – Tấm ốp:

  • -Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công phần nhôm trang trí ( cửa đi, vách ngăn, cửa sổ…), Nhôm ốp mặt tiền, chi tiết trang trí theo hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát sinh thay đổi;
  • -Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan.
  • -Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc
  • -Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
  • -Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

4.5.5. Đội thi công sơn – mattít:

  • -Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công phần sơn, mattít các chi tiết tường, cột, dầm, sàn… trong và ngoài nhà theo hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát sinh thay đổi.
  • -Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan. (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • -Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc.
  • -Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
  • -Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

4.5.6. Đội thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy:

  • – Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy trong và ngoài nhà theo hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát sinh thay đổi.
  • -Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan.
  • -Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc.
  • -Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
  • -Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

4.5.7. Đội thi công các Nhà thầu cung cấp các thiết bị chuyên dụng khác:

  • -Cung cấp, lắp đặt, thí nghiệm kiểm tra các sản phẩm đem đến.
  • -Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công của mình theo hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát sinh thay đổi.
  • -Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan.
  • -Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc.
  • -Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
  • -Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

4.5.8. Các Đội thi công trên công trường:

  • -Triển khai công việc thi công chi tiết theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được lập tại công trường.
  • -Đề xuất và thông qua biện pháp kỹ thuật thi công công việc của mình với Ban chỉ huy công trình.
  • – Báo cáo công việc thực hiện, lên kế hoạch sử dụng vật tư và tài chính của mình định kỳ theo tuần với Ban chỉ huy công trình. (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)
  • -Đề xuất phương án thay đổi công việc của mình với Ban chỉ huy công trình.
  • -Nhắc nhở và kiểm tra chặt chẽ công tác an toàn lao động cho toàn thể công nhân công trường.

4.6. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ ĐẦU TƯ, TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ ĐƠN VỊ THI CÔNG

Chủ đầu tư có trách nhiệm cao nhất đối với chất lượng công trình. Ban tư vấn giám sát là đại diện của Chủ đầu tư, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra về khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình. Tư vấn giám sát có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu thi công đúng thiết kế, đồng thời có nghĩa vụ phát hiện những thiếu sót (nếu có) của thiết kế, giúp đảm bảo chất lượng công trình (Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng Vanconex)

Mối quan hệ các bên của dự án

1: Quan hệ quản lý hợp đồng.

2: Quan hệ quản lý một phần hợp đồng.

3:Quan hệ thông báo tin tức.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993