Mục lục
Danh Sách 101 Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp chọn lọc, cập nhập mới nhất hiện nay. Bạn đang theo học ngành luật tại trường đại học lớn hiện nay, bạn đã chảy qua 3 đến 4 năm học, và chuẩn bị bước vào thời gian làm bài luận văn tốt nghiệp của mình. Bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài? Bạn phân vân không biết chọn đề tài, lĩnh vực nào cho phù hợp với bạn? Bạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình? Đừng quá lo lắng về vấn đề này bạn nhé, đến với Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của mình tại Dịch Vụ Viết Luận Văn bạn sẽ được tư vấn miễn phí về đề tài, cũng như Dịch Vụ Viết Luận Văn giúp đỡ bạn trong việc lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ, và chia sẻ những kinh nghiệm, hỗ trợ làm đề cương, và làm bài luận văn thạc sĩ ngành luật hiến pháp cho bạn một cách chuyên nghiệp nhất.
Đối với hiện nay đó là Ngành Luật là một trong những ngành lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, ngành luật được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn để theo học. Và hôm nay tại bài viết này mình sẽ chia sẻ đến các bạn học viên Danh Sách 101 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Luật Hiến Pháp. Ngoài ra còn rất nhiều đề tài khác về ngành luật, nếu như các bạn có tham khảo thêm thì tham khảo tại đường link dưới đây.
Danh Sách 101 Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp Cập Nhập Mới
- Cơ chế “Thủ tục hành chính một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã – Từ thực tiễn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận- Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Cơ chế “Thủ tục hành chính một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận – Từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
- Địa vị pháp lý hành chính của công chức xã- Từ thực tiễn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
- Quyền của bị can trong điều tra vụ án hình sự – Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã – Từ thực tiễn huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội
- Pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay
- Xử lý vi phạm hành chính về xây dựng ở nông thôn – Từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên ở Thành phố Hà Nội
- Địa vị pháp lý hành chính của công chức văn hóa – xã hội, từ thực tiễn huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
- Tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự – Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- Quyền của người bị tạm giữ theo pháp luật hành chính Việt Nam
- Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch – Từ thực tiễn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
- Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
- Thực hiện pháp luật về thừa phát lại – Từ thực tiễn Thành phố Hà Nội
- Giải quyết tố cáo về đất đai – Từ thực tiễn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Kiểm soát thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Kạn
- Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
- Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên
- Thực hiện pháp luật về đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện – Từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
- Quyền của người lao động – Từ thực tiễn Ngân hàng thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí toàn cầu (GPBank)
- Pháp luật về quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ ở Việt Nam hiện nay
- Quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam – Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
- Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện – Từ thực tiễn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
- Giám sát của Hội đồng nhân dân huyện – Từ thực tiễn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
- Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
- Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị – Từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Tổ chức và hoạt động của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
- Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
- Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở – Từ thực tiễn quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Thực hiện pháp luật về tiếp công dân – Từ thực tiễn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội
- Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang
- Phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương cấp tỉnh – Từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
- Quyền con người trong việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay
- Áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch – Từ thực tiễn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- Địa vị pháp lý hành chính khu công nghiệp – Từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
- Thực hiện pháp luật về công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ – Từ thực tiễn Bộ Nội vụ
- Quyền đề nghị xây dựng luật, kiến nghị về luật và trình dự án luật của đại biểu Quốc hội Việt Nam
- Quyền tự do cư trú của công dân – Từ thực tiễn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- Tiêu chí pháp lý về đánh giá viên chức – Từ thực tiễn Viện Vật liệu xây dựng
- Quyền của đương sự trong xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục thi hành án dân sự – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
- Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Địa vị pháp lý hành chính của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự – Từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh
- Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện – Từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
- Bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh Phú Yên
- Địa vị pháp lý của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân cấp huyện – Từ thực tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
- Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã – Từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Trách nhiệm pháp lý hành chính của công chức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực hiện pháp luật về cư trú tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị – Từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
- Quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Thực hiện pháp luật về luật sư – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
- Quyền của trẻ em khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình: Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự – Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- Quyền học tập của phạm nhân – Từ thực tiễn trại giam Đồng Sơn, Bộ Công an
- Quyền con người trong giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Quyền con người thông qua kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự – Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình
- Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách tư pháp – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- Thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Giáo dục pháp luật cho phạm nhân là người chưa thành niên ở các trại giam khu vực Trung Trung Bộ
- Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
- Địa vị pháp lý hành chính của Thẩm tra viên thi hành án dân sự cấp huyện – Từ thực tiễn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên đây là Danh Sách 100 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Luật Hiến Pháp, mà Dịch Vụ Viết Luận Văn chia sẻ đến các bạn học viên ngành luật. Danh sách đề tài trên đây bạn nào còn chưa chọn được đề tài phù hợp, thì liên hệ trực tiếp đến với Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ tại Dịch Vụ Viết Luận Văn để được tư vấn thêm về đề tài nhé.
Ngoài ra, bạn nào còn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài, hoặc làm đề cương chi tiết mà muốn tham khảo thêm bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ ngành luật, thì tham khảo thêm tại đây nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
1.1 Giới thiệu
Phần này hướng dẫn các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về cách thức trình bày, bố cục của luận văn và các phụ lục tham khảo cho luận văn thạc sĩ (luận văn).
1.2 Về cách thức trình bày của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Luật Hiến Pháp
Mục tiêu của luận văn là truyền tải các thông tin, kết quả nghiên cứu của học viên đến người đọc nên luận văn thạc sĩ phải đạt yêu cầu trình bày có hệ thống, gắn kết, dễ hiểu, rõ ràng, súc tích, mạch lạc, có đánh số trang, số bảng, số hình. Cách viết (hành văn) phải đồng nhất văn phong khoa học trong toàn luận văn và viết theo nguyên tắc ngôi thứ 3 (ví dụ: nghiên cứu được tiến hành chứ không viết tôi hay chúng tôi tiến hành nghiên cứu). Phần tên luận văn phải cô đọng, rõ ràng, thể hiện chủ đề, phạm vi và nội dung nghiên cứu, tên luận văn không quá dài, không viết tắt.
1.2.1 Một số yêu cầu về soạn thảo
Luận văn phải được soạn thảo trên giấy trắng và cỡ giấy khổ A4 (210 x 297 mm) trên phần mềm Microsoft Word hoặc tương đương, mực in màu đen bằng máy in laser (ngoại trừ hình màu có thể in bằng máy in laser hay máy in phun mực màu). Luận văn được trình bày theo chiều giấy đứng (portrait), ngoại trừ hình hay bảng có thể trình bày giấy ngang (landscape).
Phần nội dung trong toàn văn của luận văn phải được thống nhất về kiểu và cỡ chữ. Kiểu chữ (fonts) chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 (hoặc tiếng Anh nếu luận văn viết bằng tiếng Anh), cỡ 13 của hệ soạn thảo Microsoft Word hoặc tương đương, mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các từ; cách dòng là 1.2 (line spacing=1,2). In đậm các mục, tiểu mục. Phần phụ chú cuối trang (footnotes) và phần ghi chú cho bảng thì cỡ chữ 10. Cỡ của chữ số và tên của bảng biểu và hình là 12, những trường hợp đặc biệt có thể là 11. Văn phong và việc viết hoa trong Luận văn cần tuân thủ văn phạm tiếng Việt và có thể tham khảo các quy định hiện hành của Nhà nước về viết hoa (Phụ lục II Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư) (hoặc tiếng Anh nếu luận văn viết bằng tiếng Anh).
1.2.2 Lề trang, cách khoảng (tab)
Việc định lề trang phải thống nhất trong toàn luận văn, lề trái là 3.0 cm, các lề còn lại (trên, dưới, phải) là 2.0 cm. Cách khoảng (tab) là 1.0 cm. Header và footer là 1.0 cm.
1.2.3 Cách dòng (hàng)
Luận văn phải được trình bày cách dòng là 1.2 (line spacing=1,2).
Tuy nhiên, các trường hợp sau thì cách dòng là 1 (line spacing=1) như:
- Tài liệu tham khảo
- Bảng và hình
- Phụ lục
- Ghi chú cho bảng
Giữa tiểu mục và các đoạn văn bản phía trên cách dòng 6 (thực hiện lệnh paragraph spacing before 6pt và after 0). Trong những trường hợp liệt kê nhiều dòng liên tục nhau thì không cần cách nhau tức spacing before 0 và after 0, vẫn giữ cách dòng (line spacing) là 1.2. Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
Cách khoảng đầu dòng (thụt đầu dòng) cho tiểu mục đánh số và các đoạn văn; thụt đầu dòng là 1.0 cm (tab=1,0 cm). Trường hợp có các tiểu mục nhỏ hơn không đánh số mà dùng chữ cái a, b, c… thì cũng thụt đầu dòng và in đậm như tiểu mục có đánh số. Trường hợp tiểu mục ở cuối trang thì chuyển sang trang tiếp theo.
1.2.4 Đánh số trang
Đánh số ở giữa trang, phía dưới trang giấy, cỡ chữ và kiểu chữ (font) của trang được đánh số cùng cỡ và font của nội dung luận văn, kiểu chữ đứng được canh giữa trong phần lề trên của văn bản. Các trang ở phần mở đầu của luận văn (gồm trang tóm tắt, trang lời cảm ơn trang mục lục, trang danh sách bảng, trang danh sách hình, trang các từ viết tắt (nếu có), được đánh số trang bằng số La-mã chữ thường (ví dụ: i, ii, iii, iv, v…) không đánh số trang bìa và trang phụ bìa. Bắt đầu đánh số trang cho phần nội dung chính bằng chữ số Ả Rập (1, 2, 3…) từ chương 1 đến hết phần tài liệu tham khảo.
1.2.5 Cách ghi mục, tiểu mục
Các mục, tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số theo cấp xuất hiện của tiểu mục, nhiều nhất 3 cấp gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương, số thứ hai chỉ tiểu mục cấp 1 (2 chữ số), số thứ ba chỉ tiểu mục cấp 2 (3 chữ số), số thứ tư chỉ tiểu mục cấp 3 (4 chữ số). Ví dụ: 4.1.2.1: 4 chỉ chương 4, 4.1 chỉ tiểu mục cấp 1 (1), 4.1.2 chỉ tiểu mục cấp 2 (2), 4.1.2.1 chỉ tiểu mục cấp 3 (1). Tại mỗi mục, tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. Sau các mục và các tiểu mục không có dấu chấm hoặc dấu hai chấm; không đặt tiểu mục ở cuối trang.
Các dấu cuối câu gồm: dấu chấm “.”, dấu phẩy “,”, dấu hai chấm “:”, dấu chấm phẩy “;”, … phải nằm liền với từ cuối cùng nhưng cách từ kế tiếp 1 space bar. Nếu các từ hay cụm từ đặt trong dấu ngoặc thì dấu ngoặc phải đi liền (không có khoảng trắng) với từ đầu tiên và từ cuối cùng (Ví dụ: …. (trái táo)).
1.2.6 Trình bày bảng biểu, hình vẽ và phương trình
Số liệu của bảng biểu phải được trình bày thống nhất bằng chữ số Rập. Hình bao gồm bản đồ, đồ thị, sơ đồ, hình chụp (ảnh), hình vẽ từ máy tính, … phải được canh giữa. Số thứ tự của bảng và hình sử dụng trong luận văn phải được đánh kèm theo số thứ tự chương (ví dụ: bảng/hình của chương 1 thì đánh số 1.1 hay 1.2, … hoặc của chương 2 thì đánh số 2.1 hay 2.2). Tên của các bảng/hình phải đuợc liệt kê ở phần danh sách bảng/hình ở phần đầu. Bảng/hình phải đặt ngay sau phần mô tả (text) về bảng/hình đó. Không đặt bảng/hình ngay sau mục hoặc tiểu mục. Tên của bảng biểu phải đặt phía trên bảng và so lề bên trái (left). Tên của hình được đặt dưới hình và canh giữa, không in đậm hoặc in nghiêng cho tên bảng và tên hình. Tên bảng và tên hình phải đủ nghĩa tức thể hiện đầy đủ nội dung của bảng và hình; tránh dùng tên không cụ thể, mờ nghĩa như: kết quả của thí nghiệm 1 hay thí nghiệm 2 mà không ghi rõ tên thí nghiệm nói về việc gì.
Việc trình bày số liệu của các bảng biểu phải cô đọng, ngắn gọn, tránh quá nhiều số liệu làm cho việc minh họa của bảng trở nên phức tạp và khó hiểu. Nên chọn cách trình bày phù hợp để làm nổi bật nội dung hay ý nghĩa của bảng. Không kẻ đường dọc cho các cột và đường ngang cho từng dòng ngoại trừ dòng tiêu đề và dòng cuối của bảng (xem Phụ lục 7). Các cột số liệu nên so hàng (cả tiêu đề của cột) về phía phải (right). Các ghi chú ý nghĩa thống kê (a, b, c…) có thể đặt sau số trung bình hay sau độ lệch chuẩn hay sai số chuẩn nhưng phải thống nhất trong toàn luận văn và đặt lên trên số (superscript). Không cách khoảng (space bar) giữa số trung bình dấu “±” và độ lệch (ví dụ: 34,5±2,34 chứ không 34,5 ± 2,34).
Các ghi chú trên hình và tiêu đề bảng nên tránh viết chữ tắt gây khó hiểu cho người đọc. Ví dụ như NT1 (ý nói nghiệm thức 1) thì tốt nhất là ghi rõ nghiệm thức đó tên gì; nếu nghiệm thức 1 là nồng độ hóa chất thí nghiệm là 5 mg/L thì nên ghi trực tiếp là 5 mg/L. Trường hợp tên nghiệm thức dài không thể ghi chi tiết thì phải có ghi chú kèm theo có thể là cuối bảng hay cuối tên của hình, với cỡ chữ 10 (nên để hình ở chế độ “in line with text” để không bị nhảy dòng). Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
Khi trình bày hình (hay còn gọi là đồ thị) nên lưu ý sử dụng đúng loại hình để biểu thị cho dữ liệu tương ứng: dạng đường để biểu hiện xu hướng liên tục tức có tính tương quan giữa các giá trị x (trục hoành) và y (trục tung); dạng cột (bar) thể hiện số liệu không tương quan nhưng để so sánh; dạng kết hợp (đường và cột) để biểu hiện xu hướng (có tương quan); dạng điểm (scatter) để thể hiệu số liệu có tính phân bố; và dạng bánh (pie) để thể hiện tỉ lệ (%). Không sử dụng khung viền cho hình. Các trục đồ thị phải có đơn vị rõ ràng và có chú thích tên của cả hai trục (Tham khảo Phụ lục 7).
1.2.7 Trình bày tên của các chương
Tiêu đề chương và tên của chương phải đặt đầu trang và giữa dòng (center). Trong các chương có thể có nhiều mục, tiểu mục tùy theo đặc thù của từng nhóm ngành và chuyên ngành. Các mục và tiểu mục được đánh số theo số chương. Tiểu mục chỉ đến cấp thứ 3. Ví dụ tiểu mục cấp 1 của chương 2 thì đánh dấu là 2.1, 2.2,… (2 chữ số); tiểu mục cấp 2 của chương 2 thì đánh số 2.1.1 hay 2.1.2,… (3 chữ số); và tiểu mục cấp 3 của chương 2 là 2.1.1.1 hay 2.1.1.2 (có 4 chữ số). Những tiểu mục nhỏ hơn cấp 3 thì đánh số a, b, c.
1.2.8 Công thức
Công thức toán hay công thức hóa học được đánh số theo thứ tự của chương, với cỡ chữ 12 và canh lề phải của trang. Ví dụ công thức thứ nhất ở chương 2 thì đánh số 2.1 mà không tính đến công thức thuộc tiểu mục nào của chương.
1.2.9 Viết trích dẫn và liệt kê Danh mục tài liệu tham khảo
Hiện tại có nhiều chuẩn mực và nguyên tắc để trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo, các “chuẩn” trích dẫn tài liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trên thế giới có thể kể đến như: APA (American Psychological Association – Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ), IEEE (Institute for Electrical and Electronics Engineers – Viện Kỹ sư Điện và Điện tử), MLA (Modern Language Association – Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại), Harvard(Harvard referencing style), Vancouver, Chicago, … Theo đó, Trường Đại học Cần Thơ chọn sử dụng một trong hai chuẩn quốc tế đang sử dụng phổ biến là APA và IEEE. Việc chọn kiểu trích dẫn nào, APA hoặc IEEE, là do đơn vị đào tạo xác định và chi tiết cụ thể áp dụng tại đơn vị đào tạo.
Để đảm bảo tính thống nhất quy cách ghi tài liệu tham khảo (TLTK) cho toàn luận văn, học viên chỉ chọn một cách ghi trích dẫn và liệt kê TLTK theo APA hoặc IEEE được hướng dẫn ở Phụ lục 9 (trừ trường hợp Khoa, Viện đào tạo có quy định khác). Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
1.2.10 Đơn vị đo lường
Phải dùng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế SI, theo nguyên tắc sau và thống nhất trong toàn luận văn:
- 1 litre (1 L) (từ lít viết hoa)
- 20 kilogram (20 kg)
- 2,5 hectare (2,5 ha)
- 45 part per thousand (45 ppt)
Đơn vị đo lường phải cách chữ số 1 khoảng (1 space bar) (ví dụ: 10 kg). Đối với phần trăm (%) và độ C thì không cần cách 1 khoảng (ví dụ: 50%, 28°C).
1.2.11 Số đếm
Số đếm đi kèm với đơn vị đo lường thường được viết phần chữ số đi trước sau đó là đơn vị đo lường (ví dụ: 5 L, 5 kg). Nếu số đứng đầu câu thì phải viết phát âm chữ số (ví dụ: Năm mươi người). Trường hợp số dùng để chỉ một chuỗi số thì viết bằng số (ví dụ: 4 nghiệm thức hay 10 mẫu (không viết là bốn hay mười).
Sử dụng dấu phẩy cho các chữ số thập phân (ví dụ: 3,25 kg) và các số đếm từ hàng ngàn trở lên thì dùng dấu chấm (ví dụ: 1.230 m). Nguyên tắc làm tròn số: (i) dựa theo số thập phân mà phương tiện thí nghiệm có thể cân/đo được, nếu phương tiện đo được 3 số thập phân thì số thập phân dùng không quá 3; (ii) có thể dùng nguyên tắt làm tròn số 1% nghĩa là nếu phần số nguyên chỉ là hàng đơn vị (tức từ 1-9) thì dùng 2 số thập phân (ví dụ: 3,25 kg – 3 là hàng đơn vị thì dùng 2 số thập là 25); nếu số nguyên là hàng chục (tức từ 10-99) thì dùng 1 số thập phân (ví dụ: 12,5 cm); và nếu số nguyên là hàng trăm trở lên (≥100 thì không dùng số thập phân (ví dụ: 102 cm). Cách dùng số thập phân phải thống nhất trong toàn luận văn.
1.3 Về bố cục trình bày của Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
Luận văn được trình bày theo 3 thành phần chính gồm: (i) phần đầu (các trang bìa, trang xác nhận của Hội đồng, trang lời cảm ơn, trang cam đoan, trang danh sách bảng, trang danh sách hình, danh sách từ viết tắt, trang mục lục), (ii) phần nội dung chính của luận văn (bài viết) gồm các chương được mô tả ở mục 1.3.2, và (iii) phần cuối (Tài liệu tham khảo, Phụ lục, danh mục các bài báo đã công bố).
Cấu trúc một luận văn gồm các thành phần phổ biến như sau:
Mô tả
- Trang bìa chính
- Trang bìa phụ
- Trang xác nhận của Hội đồng
- Lời cảm ơn
- Tóm tắt tiếng Việt
- Tóm tắt tiếng Anh
- Trang cam đoan kết quả nghiên cứu
- Mục lục
- Danh sách bảng
- Danh sách hình
- Danh mục từ viết tắt
- Phần nội dung chính luận văn
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
1.3.1 Phần đầu
1.3.1.1 Trang bìa chính
Luận văn sau khi chỉnh sửa và in chính thức thì được đóng bìa cứng theo mẫu và màu xanh dương, chữ trên trang bìa cứng là chữ nhũ màu vàng, kiểu chữ (font) in hoa (cỡ chữ khác nhau theo dòng). Gáy của luận văn được định dạng theo kiểu chữ (font) in hoa đậm, cỡ 14, và viết như sau: “Họ tên học viên – Luận văn thạc sĩ – Năm thực hiện”.
Trang này bao gồm các nội dung được viết in hoa và bố cục theo thứ tự như sau: Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
- Tiêu đề Trường Đại học Cần Thơ, tên khoa hoặc viện đào tạo (cỡ chữ: 14, đậm)
- Tên tác giả (cỡ chữ: 14, đậm)
- Tên đề tài (cỡ chữ: 18 hoặc 20, đậm)
- Tiêu đề Luận văn Thạc sĩ (cỡ chữ: 14, đậm)
- Tên ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (cỡ chữ: 14, đậm)
- Năm thực hiện (cỡ chữ: 14, đậm)
Lưu ý: không in logo trường, không in màu, không đóng khung viền, tên đề tài khi xuống dòng thì câu phải đảm bảo đủ ý và canh giữa dòng (center) (Tham khảo thêm ở Phụ lục 1a).
1.3.1.2 Trang bìa phụ
Trang bìa phụ bao gồm các nội dung được viết in hoa giống như trang bìa chính nhưng có thêm thông tin về mã ngành đào tạo và tên người hướng dẫn. Trang bìa phụ có bố cục các đề mục theo thứ tự như sau:
- Tiêu đề Trường Đại học Cần Thơ, tên khoa hoặc viện đào tạo
- Tên tác giả
- Mã số học viên
- Tên đề tài
- Tiêu đề Luận văn thạc sĩ
- Tên ngành hoặc chuyên ngành đào tạo
- Mã ngành hoặc chuyên ngành
- Tiêu đề Người hướng dẫn và tên những người hướng dẫn (cỡ chữ: 14, đậm)
- Năm thực hiện
Lưu ý: không in logo trường, không in màu, không đóng khung, tên đề tài khi xuống dòng thì câu phải đủ ý và canh giữa dòng (Tham khảo thêm ở Phụ lục 2a).
1.3.1.3 Trang tóm tắt luận văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh
Thông thường, trang Tóm tắt nội dung luận văn được soạn trên một trang giấy A4 (210×297 mm), bao gồm: (1) tiêu đề Tóm tắt, (2) nội dung chính của Tóm tắt gồm một đến hai đoạn văn bản khoảng 200-350 từ tùy theo quy định của chuyên ngành và (3) từ khóa. Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
Phần nội dung chính của Tóm tắt luận văn phải bao hàm các ý sau:
Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu; (ii) mô tả những phương pháp chính của nghiên cứu; (iii) tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các nhận định chính; và (iv) các kết luận và đề xuất chính (nếu có). Trong phần tóm tắt của luận văn nên tránh đưa biểu bảng hay hình (ngoại trừ tóm tắt dùng trong các hội nghị, hội thảo có thể dùng hình hay bảng) và không nên trích dẫn tài liệu tham khảo ở tóm tắt cho luận văn.
Từ khóa: không quá 6 từ, không sử dụng các từ “của”, “và”, không được viết tắt, chọn từ đơn giản có liên quan đến nội dung của báo cáo và được lặp lại nhiều lần trong báo cáo. Hạn chế lặp lại các từ đã xuất hiện ở tựa báo cáo.
1.3.1.4 Trang ghi lời cảm ơn
Thông thường, lời cảm ơn của học viên hướng đến người hướng dẫn, người giúp đỡ, các đơn vị tài trợ cho dự án, đề tài để luận văn được hoàn thành.
1.3.1.5 Trang xác nhận của Hội đồng
Trang này gồm chữ ký và họ tên của tất cả các thành viên hội đồng để xác nhận kết quả bảo vệ của luận văn tốt nghiệp cao học (Phụ lục 3a).
1.3.1.6 Trang Lời cam đoan về kết quả nghiên cứu
Nội dung của Lời cam đoan cần đảm bảo các nội dung sau: (1) quyển luận văn là do bản thân tác giả thực hiện, không do người khác làm thay, (2) các tài liệu tham khảo được bản thân tác giả xem xét, chọn lọc kỹ lưỡng, trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đầy đủ, (3) kết quả nêu ra trong luận văn được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu học viên và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Trong trường hợp nếu luận văn là một phần của dự án mà chưa được báo cáo nghiệm thu và theo yêu cầu của Người hướng dẫn thì phải cam kết: Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài/dự án “Tên dự án”. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho mục tiêu báo cáo của dự án.
Lưu ý: nếu học viên sử dụng số liệu của đề tài hay dự án của người khác (kể cả của người hướng dẫn) thì cần có giấy xác nhận cho phép sử dụng số liệu của chủ nhiệm đề tài/dự án để lưu hồ sơ của học viên. Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
1.3.1.7 Trang Mục lục
Liệt kê theo trình tự các mục và tiểu mục của bài viết cùng với số trang tương ứng. Trình bày tối đa đến tiểu mục cấp 2 không tính tiểu mục chương. Ví dụ: liệt kê đến tiểu mục 1.2.3 (có 3 số).
1.3.1.8 Trang Danh sách bảng
Liệt kê chính xác tên của các bảng biểu trong bài và số trang tương ứng. Khi trình bày việc mô tả nội dung của bảng trong luận văn từ “Bảng” phải viết hoa. Ví dụ: “theo Bảng 2 cho thấy rằng…” hoặc “… nhiệt độ biến động từ 25oC đến 31oC (Bảng 5)”.
1.3.1.9 Trang Danh sách hình
Liệt kê chính xác tên của các hình được sử dụng trong luận văn và số trang tương ứng (lưu ý là chỉ dùng thuật ngữ Hình cho tất cả các trường hợp hình vẽ, hình chụp, sơ đồ, đồ thị, biểu đồ…). Khi viết trong luận văn từ “Hình” phải viết hoa để biểu thị cho một tên Hình xác định đã được trình bày trong luận văn.
1.3.1.10 Danh mục từ viết tắt (nếu có)
Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bài viết, trong bài viết phải viết đầy đủ cho lần đầu tiên và kèm theo từ viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề hoặc những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu có quá nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC). Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các đơn vị đo lường không cần trình bày. Ví dụ về trình bày danh mục từ viết tắt như dưới đây: Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
1.3.2 Phần nội dung chính của luận văn
- Đối với những nghiên cứu theo hướng phân tích định lượng, phần nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 5 chương: Chương 1. Giới thiệu, Chương 2. Tổng quan tài liệu, Chương 3. Phương pháp nghiên cứu, Chương 4. Kết quả và Thảo luận, Chương 5. Kết luận và đề xuất.
- Đối với nghiên cứu theo hướng phân tích định tính (thường được thực hiện nhiều ở những nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn như: nghệ thuật, văn hóa học, ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, Luật, Kinh tế…), luận văn có thể thiết kế theo yêu cầu cụ thể của đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu. Phần nội dung chính của luận văn nghiên cứu theo hướng phân tích định tính yêu cầu phải bao gồm đầy đủ nội dung về cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thực trạng (thực tiễn) liên quan đến đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp, kiến nghị liên quan đề tài nghiên cứu.
1.4 Bố cục phần nội dung chính theo hướng Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
Phần nội dung chính của luận văn theo hướng phân tích định lượng gồm các phần được cấu trúc theo 05 chương. Các phần chính của luận văn gồm:
Chương 1: Giới thiệu (tiêu đề in hoa, in đậm, đặt giữa trang, cỡ chữ 14)
Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và chỉ ra tầm quan trọng, sự tác động và cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu để tìm giải pháp/phương pháp đóng góp cho sự cải tiến và phát triển của khoa học về lý thuyết và ứng dụng thực tế trong phạm vi không gian và thời gian và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Nội dung chính của phần này bao gồm mô tả bối cảnh, đặt ra các giả thuyết và mục tiêu mà nghiên cứu sẽ đạt được. Các tiểu mục của chương có thể bao gồm: mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết (nếu có), giới hạn và phạm vi nghiên cứu, …
Chương 2: Tổng quan tài liệu (tiêu đề in hoa, in đậm, đặt giữa trang, cỡ chữ 14)
Phần này rất quan trọng, Chương này mô tả lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu, lược khảo được các tài liệu có liên quan về cơ sở lý thuyết, ứng dụng lý thuyết và các phương pháp/kinh nghiệm cách giải quyết vấn đề của các nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề (1 vấn đề) nghiên cứu của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung và thí nghiệm của nghiên cứu. Tài liệu tham khảo phải cập nhật, viết có tính phân tích và tổng hợp chứ không phải làm tóm tắt và liệt kê các kết quả nghiên cứu từ tài liệu tham khảo.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu (tiêu đề in hoa, in đậm, đặt giữa trang, cỡ chữ 14)
Chương này mô tả chi tiết các phương pháp, kỹ thuật và mẫu vật, thiết bị chính dùng trong nghiên cứu. Có thể viết theo từng nội dung của từng mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Mô tả chi tiết phương pháp bố trí thí nghiệm, các số liệu đã thu thập và phương pháp thu thập, phương pháp phân tích mẫu thu, phương pháp xử lý số liệu…
Trong trường hợp đề tài điều tra thì cần làm rõ số mẫu sẽ điều tra, cách chọn mẫu, cấu trúc bảng câu hỏi, phương pháp phân tích số liệu… (Lưu ý: nên đưa bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu vào phụ lục). Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
Chương 4: Kết quả và thảo luận (tiêu đề in hoa, in đậm, đặt giữa trang, cỡ chữ 14)
Chương này trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng số liệu, hình, mô tả (text), sử dụng phép thống kế đánh giá kết quả,… sao cho các kết quả chính của nghiên cứu được nổi bật.
Chương này có thể được viết thành hai dạng (i) trình bày kết quả và thảo luận chung hay (ii) tách trình bày kết quả và thảo luận riêng. Người viết chọn cách viết sao cho phù hợp với khả năng của mình cũng như đặc điểm của kết quả nghiên cứu.
Nội dung thảo luận phải làm nổi bật mối quan hệ của kết quả đạt được của nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu. Thảo luận làm rõ những kết quả chính, ý nghĩa, các vấn đề có liên quan; dùng tài liệu tham khảo để biện minh kết quả nghiên cứu. Bài viết phải tạo được sự gắn kết của kết quả nghiên cứu với nội dung, nội dung với mục tiêu, và mục tiêu với chủ đề nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề xuất (tiêu đề in hoa, in đậm, đặt giữa trang, cỡ chữ 14)
Căn cứ vào các kết quả chính của nghiên cứu để đưa ra các kết luận trong mối liên hệ với mục tiêu của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo (nếu có). Lưu ý: ở phần kết luận học viên chỉ nêu những điểm chính về kết quả tìm được không giải thích thêm và bàn luận lại như đã làm ở chương Thảo luận; đồng thời, nêu lên ý nghĩa hay hàm ý muốn chuyển tải từ các kết quả đó. Việc trình bày các đề xuất phải có liên quan với chủ đề của luận văn.
1.4.1 Bố cục phần nội dung chính của luận văn theo hướng phân tích định tính
Đối với nghiên cứu theo hướng phân tích định tính, nội dung chính của luận văn có thể được kết cấu thành 03 phần: phần mở đầu; phần chính; phần kết luận và đề xuất. Cấu trúc tham khảo cho phần nội dung chính của luận văn theo hướng phân tích định tính:
Phần Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết cấu luận văn
Phần chính
Phần chính của luận văn theo hướng phân tích định tính phải bao gồm đầy đủ nội dung về cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thực trạng (thực tiễn) liên quan đến đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp, kiến nghị liên quan đề tài nghiên cứu. Nếu phần chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương:
- Chương 1: Trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Đánh giá thực trạng của đề tài nghiên cứu
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp
Trong trường hợp phần chính của luận văn theo hướng phân tích định tính được kết cấu khác 03 chương thì đơn vị đào tạo quyết định.
Phần kết luận và đề xuất
1.4.2 Phần cuối
1.4.2.1 Tài liệu tham khảo
Liệt kê tất cả những tài liệu đã được trích dẫn trong bài viết, cần phải viết chính xác tên và họ để người đọc có thể truy tìm tài liệu khi cần.
1.4.2.2 Phụ lục (nếu có)
- Phụ lục có thể bao gồm các bảng biểu thống kê (Phụ bảng), hình ảnh, sơ đồ… cần được đánh số theo quy ước nhất định để người xem tiện theo dõi. Do Phụ lục không thuộc phần chính của luận văn nên việc đánh số trang của Phụ lục phải thực hiện theo quy ước riêng hoặc đánh số lại từ đầu (đánh từ số 1). Đối với luận văn có từ hai Phụ lục trở lên thì các Phụ lục phải đánh số thứ tự bằng chữ số. Từ “Phụ lục” và số thứ tự của Phụ lục phải được trình bày thành một dòng riêng, canh giữa, chữ in thường, cỡ chữ 14 và kiểu chữ đứng đậm. Tên Phụ lục (nếu có) được trình bày canh giữa, chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng đậm. Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Hiến Pháp
- Phụ lục được lập ra nhằm minh họa, bổ trợ, minh chứng cho các nhận định trong phần nội dung luận văn. Nếu luận văn sử dụng những thông tin dữ liệu về phần trả lời của người được điều tra cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần được nêu trong phụ lục của luận văn.
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com