Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện

Đánh giá post

Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện. Bạn đang chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nghề nghiệp, hay bạn đang làm đồ án tốt nghiệp, nhưng các bạn lại chưa biết lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với trường hợp của bạn, giờ đây các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, vì dưới đây Dịch Vụ Viết Luận Văn sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện các bạn có thể tham khảo thử nhé.

Lời nói đầu

Công nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của công nghệ chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của nghành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta.

Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.

Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất. (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

Môn học công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực …vv

Sau một thời gian tìm hiểu và với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo :

Nguyễn Thế Đạt đến nay Em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp công nghệ chế tạo máy. Trong  quá trình thiết kế và tính toán tất nhiên sẽ có những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ chế tạo máy và sự đóng góp ý kiến của các bạn để lần thiết kế sau và trong thực tế sau này được hoàn thiện hơn .

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Đồ Án Tốt Nghiệp

I – PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ CỦA BĂNG MÁY TIỆN: (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

Từ bản vẽ cho thấy:

  • – Các lỗ khoan, taro trên hộp đều là lỗ đặc
  • – Hộp số dao có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng, có thể dùng ở chế độ cắt cao, đạt năng suất cao.
  • – Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh.
  • – Bề dày của thành băng máy không nên mỏng quá để tránh biến dạng khi gia công.

Điều kiện kỹ thuật :

  • – Độ không song song cho phép giữa mặt đáy và mặt trên của băng máy tiện  =< 0,02mm
  • – Độ không song song cho phép giữa 2 sống trượt của băng máy tiện  =< 0,01mm
  • – Độ không vuông góc cho phép giữa sống trượt mặt trên của băng máy tiện =< 0,02mm
  • – Băng máy gia công tất cả các bề mặt đạt cấp nhẵn bóng Ra=2,5mm, chân đế bề mặt đạt cấp nhẵn bóng Rz = 40mm, phay rãng chữ T đạt cấp nhẵn bóng Rz=20mm, và gia công bề mặt trên của băng máy tiện đạt cấp nhẵn bóng Ra=0,63mm  (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

II- XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT :

Tính trọng lượng chi tiết ( Kg )

Trong đó :

  • g : trọng lượng riêng của gang  g = 7,4 ( Kg/dm3 )
  • V : thể tích chi tiết.
  • V = V1 + V2 + V3 + V4 – 4V5 – 4V6

Víi :

  • V1– Thể tích khối hình trụ F 220
  • V2– Thể tích khối hình trụ F 245
  • V3– Thể tích khối hình trụ F 220
  • V4– Thể tích khối hình trụ F 220
  • V5– Thể tích khối hình trụ F 20
  • V6– Thể tích khối hình trụ F 8
  • V= 1,87 ( dm3 ).

Trọng lượng chi tiết là 🙁 Kg )

Xác định dạng sản lượng :

  • Theo đề bài cho sản xuất hàng loạt vừa tra bảng 2 “ Cách xác định dạng sản xuất ” trong sách “ Thiết kế đồ án CNCTM ”
  • Sản lượng hành năm của chi tiết N = 500 ( chiết/năm )

III- CHỌN PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO PHÔI: (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

Chọn phôi được xác định theo nhiều yếu tố :

  • + Kết cấu của chi tiết là chi tiết dạng hộp.
  • + Vật liệu của chi tiết là GX 21-40.
  • + Điều kiện làm việc chịu va đập và ứng suất thay đổi
  • + Dạng sản xuất hàng loại vừa.

Cơ tính và độ chính xác của phôi đúc tuỳ thuộc vào phương pháp đúc và kỹ thuật làm khuôn. Tuỳ theo tính chất, vật liệu của chi tiết đúc, trình độ kỹ thuật đúc để chọn các phương pháp đúc khác nhau.

Chọn phôi hợp lý chẳng những đảm bảo tốt những tính kỹ thuật của chi tiết mà còn có ảnh hưởng tốt đến năng suất và giá thành sản phẩm . Chọn phôi tốt sẽ làm cho quy trình công nghệ đơn giản đi nhiều và phí tổn về vật liệu cũng như chi phí gia công giảm đi. Phôi được xác định hợp lý phần lớn phụ thuộc vào việc xác định lượng dư gia công. Dựa vào các yếu tố trên ta đưa ra các phương pháp chế tạo phôi sau :

Phương án 1:

Chọn phôi đúc được thực hiện trong khuôn kim loại, mẫu gỗ

Ưu điểm:

  • – Có thể tạo hình dáng của phôi gần với hình dáng chi tiết.
  • – Lượng dư gia công bên ngoài của phôi tương đối đồng đều, lượng dư gia công nhỏ  à Chế độ cắt ổn định

Nhược điểm: (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

  • – Giá thành chế tạo khuôn kim loại tương đối đắt.
  • Phương pháp này không hợp lý vì đây là dạng sản xuất hàng loạt vừa sản lượng 500 chi tiết/1 năm.

Phương án 2:

Chọn phôi đúc được thực hiện trong khuôn cát.

Ưu điểm:

  • – Giá thành chế tạo phôi rẻ.
  • – Có thể tạo hình dáng của phôi gần với hình dáng chi tiết.
  • – Lượng dư gia công bên ngoài của phôi tương đối đồng đều à Chế độ cắt ổn định

Nhược điểm:

  • – Thời gian gia công chuẩn bị phôi tương đối mất nhiều công sức.
  • Phương pháp này phù hợp với sản xuất hàng loạt vừa sản lượng 500 chi tiết/1 năm.

IV-  LẬP THỨ TỰ CÁC NGUYÊN CÔNG, CÁC BƯỚC :

IV.1  LẬP SƠ BỘ CÁC NGUYÊN CÔNG: (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

  • – Nguyên công 1 : Đúc chi tiết.
  • – Nguyên công 2 : Ủ chi tiết.
  • – Nguyên công 3 : Khử ứng suất dư.
  • – Nguyên công 4 : Phay mặt đáy.
  • Phay thô ( 2 lần)
  • Phay bán tinh đạt Rz = 40
  • Phay tinh đạt Ra = 2,5

– Nguyên công 5 : Phay mặt A ở bên.

  • Phay thô ( 2 lần)
  • Phay bán tinh đạt Rz = 40
  • Phay tinh đạt Ra = 2,5

– Nguyên công 6 : Phay mặt B đối điện mặt A.

  • Phay thô ( 2 lần)
  • Phay bán tinh đạt Rz = 40
  • Phay tinh đạt Ra = 2,5

– Nguyên công 7 : Phay mặt C ở bên.

  • Phay thô ( 2 lần)
  • Phay bán tinh đạt Rz = 40
  • Phay tinh đạt Ra = 2,5

– Nguyên công 8 : Phay mặt D đối điện mặt C.

  • Phay thô ( 2 lần) (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)
  • Phay bán tinh đạt Rz = 40
  • Phay tinh đạt Ra = 2,5

– Nguyên công 9 : Phay mặt E ở chân đế.

  • Phay thô ( 2 lần)
  • Phay tinh đạt Rz = 40

– Nguyên công 10 : Phay mặt F ở chân đế đối điện mặt E.

  • Phay thô ( 2 lần)
  • Phay tinh đạt Rz = 40

– Nguyên công 11 : Phay mặt trên, phay rãng chữ T.

  • Phay thô mặt 1 (2 lần)
  • Phay tinh mặt 1
  • Phay thô mặt 2 (2 lần)
  • Phay tinh mặt 2
  • Phay thô mặt 3 (2 lần)
  • Phay tinh mặt 3
  • Phay thô mặt 4 (2 lần)
  • Phay thô mặt 5 (2 lần)
  • Phay tinh mặt 4
  • Phay tinh mặt 5
  • Phay rãng F12
  • Phay rãng chữ T
  • – Nguyên công 12 : Khoan 4 lỗ M10 thủng, 18 lỗ M4 sâu 20 mặt trên.
  • – Nguyên công 13 : Khoan 6 lỗ F10,5 mặt đế.
  • – Nguyên công 14 : Khoan, taro 4 lỗ M4 sâu 20 trên mặt C.
  • – Nguyên công 15 : Khoan,taro 2 lỗ M8 thủng, khoan 2 lỗ F 9 thủng trên mặt D.
  • – Nguyên công 16 : Khoan, taro 4 lỗ M6 sâu 20 trên mặy B.
  • – Nguyên công 17 : Mài các mặt trên.

IV.2.THIẾT KẾ CÁC NGUYÊN CÔNG CỤ THỂ: (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

  1. Nguyên công 1: Đúc chi tiết.
  2. Nguyên công 2: Ủ chi tiết.
  3. Nguyên công 3: Khử ứng suất dư.
  4. Nguyên công 4: Phay mặt đế
  5. Chọn máy : Máy phay 6M83Ц

Có các thông số kỹ thuật:

  • + Khoảng cách từ trục chính của đầu quay đến đường trượt thẳng đứng thân máy : 250 – 900mm
  • + Kích thước làm việc của bàn máy : 400×1600 mm2
  • + Số rãng chữ T : 3 (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)
  • + Chiều rộng rãng chữ T : 18mm
  • + Khoảng cách giữa các rãng chữ T : 90 mm
  • + Số cấp tốc độ : 9
  • + Phạm vi tốc độ trục chính :
  • 90 – 1400 ( thẳng đứng )
  • 34,5 – 1600 ( ngang)

+ Dịch chuyển lớn nhất của bàn:

  • dọc :900
  • ngang : 300
  • thẳng đứng 420

+ Số cấp bước tiến của bàn : 18

+ Phạm vi bước tiến của bàn (mm/p):

  • dọc :25 – 1250
  • ngang : 25 -1250
  • thẳng đứng: 8,3 – 416,6

+ Công suất động cơ truyền động chính : 10 ( kW )

Dụng cụ : (Đồ Án: Công nghệ của băng máy tiện)

Dao phay mặt đầu có gắn mảnh hợp kim cứng BK6, dao phay có đường kính 250mm, số răng Z = 20 răng

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993