Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Đánh giá post

Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Bạn đang chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nghề nghiệp, hay bạn đang làm đồ án tốt nghiệp, nhưng các bạn lại chưa biết lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với trường hợp của bạn, giờ đây các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, vì dưới đây Dịch Vụ Viết Luận Văn sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài Đồ Án Tốt Nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – tỉnh BĐ các bạn có thể tham khảo thử nhé.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP B

1.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUI HOẠCH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ cấp thiết trong tình hình thực tế của đất nước ta hiện nay. Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần nhân công lao động như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp giấy, công nghiệp giày da, công nghiệp dệt, công nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị công nông nghiệp để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy công nghiệp.

Dựa trên cơ sở đó khu công nghiệp B được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đồ án phát triển mạng lưới cụm cụm công nghiệp B đã được duyệt, tỉnh BĐ dự kiến quy hoạch KHU CÔNG NGHIỆP B”

1.2. MỤC TIÊU LẬP QUI HOẠCH Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp hoàn chỉnh từ cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ, kiến trúc cảnh quan.

Nghiên cứu mối liên hệ giữa các khu, cụm công nghiệp sẳn có trong khu vực nhằm tạo nên sự phát triển hài hoà, bền vững.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng tại cụm, tạo quỹ đất cho các dự án.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nâng cao đời sống kinh tế cư dân địa phương.

1.3. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

1.3.1. Vị trí

Khu công nghiệp B nằm trên địa phận giáp thành phố QN, khu đô thị mới NH, khu HT. Đây là một vị trí rất thuận lợi trong mối quan hệ phát triển kinh tế vùng. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp nằm trên mạng lưới các cụm công nghiệp trên toàn tỉnh BĐ là rất cần thiết và phù hợp. Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là 420ha. Có các mặt tiếp giáp

  • – Phía Đông: Giáp núi PM
  • – Phía Tây: Giáp sông MP, có tuyến đường đi trung tâm thành phố QN chạy qua
  • – Phía Nam: Giáp tuyến đường đi Khu HT.

1.3.2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện khí hậu thời tiết

Khu quy hoạch có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

Nhiệt độ:

  • + Nhiệt độ trung bình : 26,7 0C.
  • + Nhiệt độ lớn nhất trung bình : 34,2 0C(tháng 8)
  • + Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 25,8 0C(tháng 1)
  • + Độ ẩm tương đối trung bình : 80%

Chế độ mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm : 2000 mm Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Tổng số ngày mưa trong năm : 120 – 140 ngày mưa, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều nhất vào tháng 10, tháng 11.

  • – Chế độ nắng:
  • Giờ nắng trung bình đạt 6,6 giờ/ngày, nắng nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7.
  • – Chế độ gió:
  • + Gió mùa: vận tốc trung bình 3,7 m/s
  • Điều kiện địa hình
  • Phần lớn diện tích khu vực quy hoạch là đất hoang hoá, bãi cát và dải đồi thấp ven  thuận lợi cho xây dựng.
  • Địa hình tương đối bằng phẳng, cốt hiện trạng chênh nhau không lớn và thấp dần về phía Tây .
  • Khu vực có địa hình không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
  • Kinh tế – xã hội
  • c.1. Dân số và lao động:
  • Dân số của khu qui hoạch hiện tại sống thưa thớt .

Ngành nghề:

  •    + Nông nghiệp, thuỷ sản: 40%.
  •    + Các ngành nghề khác: 40%.
  •    + Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: 20%.

c.2. Y tế :

Khu vực quy hoạch nằm gần khu đô thị mới và tuyến đường đi thành phố nên việc khám chữa bệnh có thể nói là được đảm bảo.

c.3. Giáo dục dân trí: 

Trong khu vực đã có trường cấp 1, 2, 3. Vì xuất phát điểm trình độ dân trí trong khu vực là tương đối nên việc xây dựng khu vực phát triển theo hướng đô thị hóa sẽ ít gặp những rào cản về trình độ nhận thức của dân địa phương.

1.4. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

1.4.1. Hiện trạng đất sử dụng

1.4.2. Hiện trạng kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật

Kiến trúc

  • – Công cộng: Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có công trình công cộng
  • – Nhà ở: Hiện nay có một số dân cư sinh sống .

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

– Giao thông:

  •  Hiện tại chỉ có 1 tuyến đường cấp phối còn phần lớn là đường mòn, đường đất.
  • Địa chất xây dựng:
  • Đa phần là đất hoang hoá, là những dải cát và dải đồi thấp ven biển thuận lợi cho công tác xây dựng.

– Thoát nước mặt:

Hiện tại  KCN B chưa có mạng lưới thoát nước. Nước chảy trên địa hình tự nhiên sau đó chảy ra sông MP.

– Cấp điện:

Hệ thống cấp điện trong khu vực đảm bảo cho nhu cầu hiện tại.

– Cấp nước:

  • Chưa có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt công cộng.
  • Hiện tại dân cư trong vùng sử dụng nguồn nước giếng tự đào là chính.

1.5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUI HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG

1.5.1. Mục tiêu thiết kế Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Quy hoạch tổng mặt bằng KCN B phải đáp ứng được các mục tiêu:

  • – Khai thác triệt để ưu thế của khu vực: vị trí địa lý, địa hình, địa chất.
  • – Nghiên cứu kỹ hiện trạng, phân tích các nhu cầu phát triển.
  • – Đề xuất các giải pháp bố trí các khu chức năng hợp lý, đặc biệt chú trọng ưu tiên cho các khu làng nghề truyền thống, gìn giữ và phát triển để tạo tiềm năng thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, khu trung tâm với đầy đủ các chức năng của một khu công nghiệp hiện đại trong tương lai và phân bố diện tích sử dụng đất cho các khu chức năng một cách hợp lí.
  • – Có giải pháp bảo vệ môi trường.
  • – Tổ  chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ cho tất cả các khu 

1.5.2. Giải pháp quy hoạch

Tổng mặt bằng

Tổng diện tích khu công nghiệp là 420 ha, đất thuận lợi cho xây dựng là chủ yếu, đất bị ngập úng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Trong khu vực có đường dây điện cao thế 35kV và 110kV chạy qua, khoảng cách ly an toàn theo quy định được sử dụng cho cây xanh, các tiểu công viên, hồ nước. . . nhằm cải thiện khí hậu cho khu vực.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP B – TỈNH BĐ Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

2.1. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI

2.1.1. Nguyên tắc vạch tuyến

  • – Nghiên cứu và triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước tự chảy, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải nhanh nhất, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm. Vạch tuyến các đường ống bám sát độ dốc địa hình của khu vực.
  • – Vạch tuyến cống phải hợp lý để sao cho tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh trường hợp nước chảy ngược và chảy quanh co và giảm độ sâu chôn cống.
  • – Đặt cống thoát nước phải phù hợp với tình hình địa chất thuỷ văn, tuân theo các qui định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các công trình ngầm hiện có khác.
  • – Hạn chế đặt đường ống thoát nước qua các công trình xây dựng, sông hồ, đường sắt, đê đập.
  • – Trạm xử lý phải đặt thấp hơn so với địa hình, nhưng không quá thấp để tránh ngập lụt, phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp. Trạm xử lý đặt cuối nguồn nước, tránh hướng gió thổi vào khu dân cư, nhà máy xí nghiệp xung quanh.

Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trên, căn cứ thực tế mặt bằng, cao trình san nền, địa hình KCN B và qui hoạch phân chia các lô đất mà ta đề xuất phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Đồ Án Tốt Nghiệp

2.1.2. Tính toán lưu lượng nước Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Nước thải sản xuất

  • – Nước thải sản xuất từ các nhà máy đều phải trải qua công đoạn xử lý sơ bộ trước khi thải vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp.
  • – Nguyên tắc của trạm xử lý nước thải nói chung là hoạt động ổn định 24/24.
  • – Mỗi nhà máy có chế độ làm việc 2 hoặc 3 ca/ngày tùy thuộc
  •  Lưu lượng nước thải sản xuất của từng nhà máy được tính như sau:
  • – Lưu lượng ngày đêm:
  • Qsx = q0 × F × 1,2  ( m3/ngđ) (2.1)

Trong đó :

  • q0 : Tiêu chuẩn thải (m3/ngđ.ha đất nhà máy).
  • F : Diện tích của mỗi nhà máy (ha).
  • 1,2 : Hệ số an toàn.

– Lưu lượng từng ca:

  • Qca =  (m3/ca) (2.2)
  • Trong đó:
  • n : số ca làm việc trong 1 ngày
  • – Lưu lượng trung bình giờ của từng ca:
  • Q =    (m3/h) (2.3)

Ghi chú: Xem ký hiệu loại hình công nghiệp –Phần phụ lục 1

Xem diện tích và loại hình sản xuất lưu lượng nước thải sản xuất công  nghiệp các tiểu khu trong KCN  – Phần phụ lục 2.

Nước thải sinh hoạt và tắm của công nhân Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Theo dự án mật độ công nhân trong KCN là 40 người/ha, mật độ nhân viên trong KCN là 10người/ha.

  • – Tuỳ từng loại hình công nghiệp mà tỷ lệ số công nhân làm việc trong xưởng nóng và phân xưởng nguội là khác nhau.
  • – Số công nhân xưởng nóng có tắm là 80%.
  • – Số công nhân xưởng nguội có tắm là 30%.
  • – Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nóng: 35 l/ng.ca, Kh = 2,5.
  • – Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nguội: 25 l/ng.ca, Kh = 3.

b.1. Nước thải sinh hoạt

– Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất:

(m3/ca) (2.4)

Trong đó:

  • N1  : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nguội.
  • N2  : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng.
  • 35, 25: Tiêu chuẩn thải nước thải sinh hoạt tại nơi làm việc trong các phân xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca).
  • Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lớn nhất giờ được tính :

(m3/h) (2.5) Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Trong đó :

  • K1h = 3 : Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nguội.
  • K2h = 2,5: Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nóng.
  • T : Thời gian làm việc của ca (giờ).

Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân từng nhà máy – Phần phụ lục 3.

  • b.2 lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy và khu hành chính.
  • Lưu lượng cấp nước cho nhân viên là 15l/ cán bộ.ngđ-[6]
  • Tiêu chuẩn thải:
  • Khu hành chính : q0= 0,8×15=12  (l/cánbộ.ngđ)
  • Lưu lượng thải :
  • Qsx = q0 × N    ( m3/ngđ) (2.6)

Trong đó :

  • q0 : Tiêu chuẩn thải nhà hành chính.( l/ cán bộ.ngđ).
  • N : Số cán bộ trong khu hành chính.

Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên- Phần phụ lục 4

  • b.3. Lưu lượng nước tắm của công nhân
  • – Lưu lượng nước tắm của công nhân:
  • (m3/ca) (2.7)

Trong đó: Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

  • N3 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nguội.
  • N4 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nóng.
  • 60, 40 : Tiêu chuẩn nước tắm của công nhân tại nơi làm việc trong các phân xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca).

Ghi chú: Xem chi tiết lưu lượng nước tắm của công nhân từng nhà máy trong – Phần phụ lục 5.

2.1.3. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải

– Căn cứ vào các bảng tính toán cho từng đoạn cống ở trên ta tiến hành tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống để xác định được: đường kính cống (D), độ dốc thuỷ lực (i), vận tốc dòng chảy (v), độ đầy dòng chảy trong cống (h/D). Sao cho phù hợp với các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính toán, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường cống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong quy phạm.

  • – Tuy nhiên trong quá trình tính toán ở một số đoạn cống đầu tiên một số có một số điều kiện không được đáp ứng, lúc đó ta phải xét một số trường hợp ưu tiên điều kiện nào.
  • – Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước – trường ĐHXD” và phần mềm Hwase 3.1. và Flowhy 1.2

Độ sâu chôn cống ban đầu, đường kính nhỏ nhất

Thông thường cống thoát nước phải đặt sâu để đảm bảo cho nó không bị phá hoại do tác động cơ học gây nên, đồng thời cũng nhằm đảm bảo một độ dốc cần thiết. Quy định về độ sâu chôn cống ban đầu như sau: Độ sâu nhỏ nhất tính từ đỉnh cống là 0,3 m đối với đường ống D300 ở khu vực không có xe cơ giới qua lại, là 0,7 m ở khu vực có xe cơ giới qua lại (Điều 6.2.5 – [1])

Đường kính cống thoát nước trong  khu công nghiệp được quy định tối thiểu là 200 mm, ứng với vật liệu là bê tông cốt thép (Điều 4.5.1 – [1]).

Tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Sau khi xác định được lưu lượng của từng đoạn cống và chiều sâu chôn cống ban đầu, tiến hành tính toán thuỷ lực của từng đoạn cống. Căn cứ vào lưu lượng chọn đường kính cống D, xác định độ dốc i hợp lý rồi xác định độ đầy h/D và tốc độ nước chảy trong cống. Trong quá trình tính toán thuỷ lực cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • – Điểm tiếp nhận nước thải của nhà máy và các điểm ngoặc là những điểm tính toán.
  • – Đường kính cống lớn hơn đường kính cống tối thiểu là D200.
  • – Độ đầy phải nhỏ hơn độ đầy tối đa, ứng với mỗi loại cống có đường kính khác nhau sẽ có độ đầy tối đa khác nhau.
  • – Vận tốc nước chảy lớn hơn hoặc bằng vận tốc tối thiểu và nhỏ hơn vận tốc nước chảy tối đa, mỗi loại cống có đường kính khác nhau sẽ có vận tốc tối đa khác nhau.
  • – Tốc độ dòng chảy ở trong cống đoạn sau lớn hơn đoạn cống trước. Tuy nhiên quy phạm cũng quy định, trong trường hợp vận tốc nước chảy lớn hơn 1,5 2 m/s thì cho phép tốc độ đoạn sau nhỏ hơn đoạn trước nhưng không được vượt quá 15 20%.
  • – Tốc độ của cống nhánh không được kìm hãm tốc độ của tuyến chính và mực nước trong cống không dềnh.
  • – Độ dốc của cống phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng độ dốc tối thiểu ứng với từng đường kính và cố gắng theo sát độ dốc mặt đất.

Bên cạnh đó, xác định cách nối cống cũng là một việc rất quan trọng. Có 2 cách nối cống: nối ngang mực nước và nối ngang đỉnh cống. Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

– Các đoạn đầu của mạng lưới thoát nước vì phải theo qui định về đường kính nhỏ nhất, nên mặc dù lưu lượng không lớn cũng phải dùng cống cỡ 200 mm. Đối với trường hợp này không đảm bảo được điều kiện về vận tốc tối thiểu (v > 0,7 m/s) của dòng nước. Vì vậy muốn đảm bảo cho đoạn cống không bị lắng cặn thì phải thường xuyên tẩy rửa, bố trí thêm giếng rửa trên những đoạn cống này.

– Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước tại một số điểm tính toán của mạng lưới có độ sâu chôn cống quá lớn (H > 6 m), do vậy để đảm bảo yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật trong xây dựng và vận hành ta bố trí các bơm chuyển tiếp tại những vị trí đó.

– Trên các đoạn cống thẳng phải bố trí các giếng thăm

  • + D 150-300 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 20-30 m.
  • + D = 400 – 600 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 40 m.
  • + D = 700 – 1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 60 m.
  • + D >1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 100 m.

+ Tại những nơi ống nhánh góp vào cống chính ở những độ sâu khác nhau (theo nguyên tắc khi chiều cao chuyển bậc h > 0,5 m), những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng chảy và tại những chỗ yêu cầu cốt cống vào và cốt cống ra chênh lệch nhau nhiều thì ta bố trí các giếng chuyển bậc.

– Trên mạng lưới thoát nước cần phải xây dựng các miệng xả dự phòng để thải nước vào hệ thống thoát nước mưa hoặc sông, hồ khi có sự cố.

– Trên mạng lưới ngoài tổn thất dọc đường còn có tổn thất cục bộ, thường xảy ra ở các nơi: giếng chuyển hướng dòng chảy, giếng chuyển bậc… Tổn thất cục bộ thường gây ra hiện tượng dềnh nước – là hiện tượng không cho phép trong cống thoát tự chảy. Tuy nhiên tổn thất này không đáng kể so với tổn thất dọc đường nên ta có thể bỏ qua.

Ghi chú: Xem chi tiết phân bố lưu lượng nước thải công nghiệp trong – Phần phụ lục 6.

Xem chi tiết tính toán thủy lực nước thải công nghiệp trong – Phần phụ lục 7.

2.1.4.  Những công trình trên mạng lưới Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Cống

Sử dụng cống bêtông cốt thép, đây là loại đường cống chịu được tải trọng lớn, dễ chế tạo và giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, loại cống này có một số nhược điểm như độ rỗng lớn, chịu xâm thực yếu.

Sử dụng cống bêtông cốt thép là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

Mối nối cống

Để cống thoát nước không bị thấm và sử dụng được lâu dài, khi lắp đặt mối nối phải làm thật thận trọng.

Tuỳ theo hình thù và cấu tạo cống mà người ta phân biệt hai kiểu nối cống chủ yếu: Nối miệng bát và nối bằng cống lồng. Nối miệng bát áp dụng cho loại cống một đầu trơn và một đầu loe. Nối bằng cống lồng dùng cho cả hai đầu trơn. Công việc chèn khe hở giữa hai cống gọi là xảm cống.

Có ba kiểu xảm: Xảm kiểu miệng bát, xảm kiểu cống lồng, xảm ghép bằng vữa xi măng cát.

Nền và bệ cống

Để đảm bảo cho cống không bị lún gãy thì cống phải được đặt trên nền đất ổn định. Tuỳ theo kích thước, hình dạng vật liệu làm cống, tuỳ theo điều kiện địa hình và địa chất… mà cống có thể đặt trực tiếp lên nền đất tự nhiên hoặc trên nền nhân tạo.

Cống  đặt trên nền đất có ảnh huởng rất lớn đến độ bền vững của nó. Nếu cống được đặt trên nền đất khoét lỗ với góc ôm ống 90o thì sẽ chịu được áp lực lớn hơn 30 40% so với cống đặt trực tiếp trên nền đất không được khoét lỗ. Nền nhân tạo, bọc cống ở phía dưới có thể tăng lực chống đối của cống lên 1,5 2,5 lần. Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Giếng thăm

Giếng thăm dùng để xem xét thăm nom, kiểm tra chế độ công tác của mạng lưới một cách thường xuyên, đồng thời dùng để thông rửa trong trường hợp cần thiết.

Giếng thăm là một cái hố xây trên cống thoát nước, bên trong cống được nối liền với nhau bằng máng hở. Giếng được xây dựng trên những chỗ cống thay đổi hướng, thay đổi đường kính, thay đổi độ dốc, có cống nhánh nối vào và trên những đoạn cống dài theo khoảng cách quy định để tiện lợi cho việc quản lý.

Do tính chất sử dụng, người ta phân biệt: Giếng thăm trên đường thẳng, giếng vòng, giếng nối, giếng kiểm tra, giếng tẩy rửa và giếng đặc biệt.

  • – Giếng vòng : Xây dựng ở những nơi cống thay đổi hướng.
  • – Giếng nối : Xây dựng ở những nơi có ống nhánh nối vào ống chính.
  • – Giếng kiểm tra: Xây dựng ở cuối hệ thống sân nhà hoặc tiểu khu, nhà máy trước khi đổ vào cống đường phố.
  • – Giếng tẩy rửa: Để tẩy rửa cống thường được đặt đầu mạng lưới.
  • – Giếng đặc biệt: Xây dựng với kích thước lớn để đưa các dựng cụ nạo vét vào cống.

Cấu tạo của giếng gồm các phần sau: Lòng máng, ngăn công tác, tấm đan hoặc phần co thắt, cổ và nắp đậy giếng. Kích thước mặt bằng của giếng tuỳ thuộc vào đường kính ống, với D 600mm – đường kính giếng 1000mm.

Giếng chuyển bậc Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Giếng chuyển bậc hay còn gọi là giếng tiêu năng, được xây dựng trên mạng lưới thoát nước tại những chỗ cống nhánh nối với cống góp chính ở độ sâu khác nhau, những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng chảy và tại những chỗ  yêu cầu cốt cống vào và ra chênh lệch nhau nhiều…

Phân loại giếng: Dựa vào chiều cao chuyển bậc, hình dáng xây dựng, người ta chia giếng chuyển bậc thành nhưng loại sau:

  • – Theo chiều cao chuyển bậc.
  • – Theo hình dáng và kết cấu.
  • – Giếng chuyển bậc kiểu đập tràn mặt cắt thực dụng có hố tiêu năng.
  • – Giếng chuyển bậc kiêu tự do với tường tiêu năng.
  • – Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng không có hố tiêu năng.
  • – Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng  có hố tiêu năng.
  • – Giếng chuyển bậc kiểu nhiều bậc.

Trạm bơm nước thải

  • – Nhiệm vụ của trạm bơm là bơm nước từ cống đặt sâu lên cống đặt nông hoặc lên trạm xử lý.
  • – Quá trình bơm nước thải có 2 giai đoạn:
  • + Giai đoạn thứ nhất là lọc rác ra khỏi nước để tránh cho máy bơm không bị tắc hỏng.
  • + Giai đoạn thứ hai là bơm nước thải.

2.2. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

2.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến

Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi KCN một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố. Để đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc sau:

  • – Nước mưa được xả vào nguồn (sông, hồ) gần nhất bằng cách tự chảy. Trên các tuyến mương thoát nước mưa ta bố trí hố tách cát và song chắn rác.
  • – Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa.
  • – Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và qui trình sản xuất.
  • – Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát, vào các ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn.

2.2.2. Phương hướng thoát nước mưa KCN B Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

  • Hệ thống tuyến mương thoát nước:
  • Có 21 tuyến cống thoát nước chính, chạy dọc theo chiều Bắc xuống Nam.

Xác định lưu lượng tính toan

Lưu lượng nước mưa được xác định theo công thức sau:

Qtt =  qv × F×C   (4.2.1-[1])  (l/s) (2.8)

Trong đó: Đồ án: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

  • C :  Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán.
  • qv : Cường độ mưa tính toán theo thể tích (l/s.ha).
  • F :  Diện tích thu nước tính toán (ha).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993