Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An thành phố Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1 Giới thiệu khái quát về Quận Kiến An – Thành Phố Hải Phòng.

Quận Kiến An là một quận thuộc thành phố Hải Phòng. Kiến An là quận duy nhất của thành phố có cả đồng bằng , đô thị , rừng núi , rất thuận lợi cho đầu tư phát triểu nông nghiệp , công nghiệp , giao thông , nhất là du lịch. Ngày 29/8/1994 thành lập quận kiến an đã trải qua 20 năm xây dựng và phát triển , với tinh thần đoàn kết , nỗ lực vượt qua khó khăn phấn đấu vươn lên , đảng bộ , chính quyền , quân và dân quận kiến an đã đạt được thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội , giữ vững được an ninh – quốc phòng và xây dựng hệ thống chinh trị vững mạnh .

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố , được ôm trọn trong dòng chảy của 2 con sông Lạch Tray , Đa Độ và 2 dãy núi Thiên Văn và Cột Cờ . Kiến An , một đô thị hội tụ vị thế núi sông , nơi giao hòa của những miền văn hóa , nơi có đầy đủ tiềm năng và quyết tâm để trở thanh một vùng kinh tế quan trọng của thành phố. Với diện tích tự nhiên 29,6 km2 địa thế đô thị cửa ngõ thành phố , đầu mối giao thông , quỹ đất rộng lớn , người dân Kiến An anh dũng trong kháng chiến , cần cù , chịu khó trong lao động . Kiến An có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội . Cùng với những lợi thế và kinh tế .

Kiến An còn là vùng đất có bề dày lịch sự cách mạng , trong các cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và chống đế quốc mỹ xâm lược . Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Đây là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần Hưng Đạo năm 1288 … mà đến nay, các chiến tích đó vẫn còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị. Cho nên đến với Quận Kiến An , Thành Phố Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp các di tích, các lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của Hải Phòng. Những di tích, lễ hội này chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được quan tâm bảo vệ tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch.

Khí hậu của Q. Kiến An , TP. Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân.

Quận kiến An , Thành Phố Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Giá Viết Thuê Khóa Luận Ngành Du Lịch

2.2 Khái quát về thân thế , sự nghiệp của 5 vị Thần Tướng Thành Hoàng Đình Đẩu Sơn. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Đời vua Trần Thánh Tông , quân nguyên xâm lược nước ta ba lần , nhưng chúng đều bị thất bại . Lần thứ hai và lần thứ ba Văn Đẩu đã có những người con của quê hương tham gia lập chiến công , bảo vệ nước Đại Việt . Đó là Trần Nhội , Trần Phương , Nguyễn Chính , Tô Phong và Trần Văn Bích . Các vị đã được nhà vua ban chiếu chỉ cho địa phương có trách nhiệm tôn thờ .

2.2.1 Danh Tướng Trần Nhội và Trần Phương.

Sinh ngày 03 tháng giếng năm Đinh Hơi (1251)

Hóa thân 20 tháng chạp năm Nhâm tý ( 1312 )

Trần Nhội , Trần Phương người làng Văn Đẩu là hai anh em sinh đôi , cùng sinh cùng hóa một ngày . Cha là Trần Đức Thái , mẹ là Vũ Thị Huề (làng Văn Đẩu) . Cửa nhà thanh bạch , ông bà mở quán nước dưới gốc cây Nhội , ngã ba Văn Đẩu , giáp rừng Bàng (kha Lâm) . Ông bà sinh đôi hai con trai và đặt tên là Nhội (gốc cây Nhội) và Phương ( cành lá thơm) . Năm 14 tuổi , cha mẹ chết cả , hai anh em ở với nhau . Ông Nhội làm con rể cụ già họ Nguyễn ( Kha Lâm) . Năm 18 tuổi , hai ông nổi tiếng là học giỏi , đức độ và võ nghệ tinh tường . Năm Kỷ Mão , Thiệu Bảo thứ nhất , đời Thánh Tôn , hai ông đi thi . Nhội đậu Thái học sinh ( Tiến Sĩ) . Phương đậu Võ cử . Thấy Nhội là người học vấn uyên thâm , Thượng Hoàng cử làm quan ở viện Hàn Lâm . Phương là người võ nghệ cao cường , Thượng Hoàng cử làm Quản vệ Triều Đình , được quyền luận bàn về quân sự . Năm 34 tuổi , hai ông cùng tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông .

Chiến công của Trần Nhội , Trần Phương trong trận Hàm Tử – Đại Thắng quân Nguyên lần thứ hai ( 1285)

Quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1257) đã bị thất bại . Đến tháng giêng năm Nhâm Ngọ (1285) , tiếp tục đanh nước ta lần thứ hai . Thoát Hoan và Toa Đô Dẫn 50 vạn quân theo hai đường thủy , bộ ồ ạt tiến vào nước ta , lập thế trận gọng kìm nhằm bắt sống vua tôi nhà Trần. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Biết tinh hình ấy , vua Trần triệu tập Hội Nghị Bình Than (1282) và Hội Nghị Diêm Hồng (1284 ) động viên toan dân đanh giặc . Quân sĩ thích vào cách tay hai chữ “ Sát thát” để biểu lộ quyết tâm giết giặc cứu nước. Khi giặc đến , vua bàn chư tướng bàn kế đanh giặc . Trần Nhội tâu vua “ Bọn giặc cỏ nhung nhúc chẳng đáng quan tâm , thần xin đem quân đánh thẳng vào đồn giặc , chêm tướng đoạt cờ , dâng công dưới thềm vua”.

Vua thấy lời ông Nhội hùng tráng , khẳng khai nên phong chức Hữu Quản Binh , thống linh 500 thủy quân và 1000 quân tinh nhuệ . Trần Phương là Chánh Phó Thừa Tuyên , cùng với Chiêu Văn Vương – Trần Duật tiến đanh Hàm Tử quan .

Ông Nhội và ông Phương về Văn Đẩu tuyển 100 đinh tráng làm quân nội đao . Tiến cử các em họ vợ là Nguyễn Lộc , Nguyễn Bình và Nguyễn Mẫn ( Kha Lâm) để cùng theo đanh giặc . Tướng Ô- Mã –Nhi bại trận ở Hàm Tử , thao chạy về Thiên Mạc . Quân ta đuổi đến Đại Mang , dàn thế trận giáp chiến 5 đợt . Các trận chiến diễn ra vô cùng dũng cảm , Nguyễn Bình múa thanh đao trường , tả xung hữu đột , ra vào trận địa như thần.

Chương Dương , Thoát Hoan thất trận chạy về sông sách (Kiếp Bạc) , Trần Hưng Đạo cùng Trần Nhội , Trần Phương , dàn thế trận đanh quân Nguyên tả tơi . Lý Hằng chết tại trận . Phàn Tiếp đưa Thoát Hoan chạy về Tư Minh . Ông Phương dẫn quân đuổi theo , dùng cung tên bắt dữ dội . Thoát hoan phải chui vào ống đồng cho quân kéo chạy về nước . Toa Đô từ Nghệ An tiến ra Tây Kết , Thất trận và bị chém đầu . Ô – Mã – Nhi từ Thanh Mai vội vàng chạy trốn. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Sau chiến thắng , nhà vua mừng thắng lợi định công khen thưởng , mở tiệc khao quân . Trân Nhội được phong là quan Phục hậu , Trần Phương là kỵ hầu . Làng Vẳn Đẩu được hưởng chế độ ưu đãi “Dân hộ nhi sở tại”, giảm thuế thân 50 % . Từ đó nhân dân người Văn Đẩu được nhờ công ơn của ông và nhân dân Kha Lâm cũng được hưởng lộc tương tự.

Chiến công của Trần Nhội , Trần Phương trong trận Thủy chiến Bạch Đằng Lần Thứ Ba ( 1287 – 1288)

Bị thất bại nặng lần thứ 2 (1285) , Hốt Tất Liệt đanh nước ta lần (Đinh Hợi ). Thoát Hoan và Ô – MÃ -Nhi dẫn quân thủy , bộ ồ ạt tiến vào và hội quân tại Vạn Kiếp . Biết Trần Khánh Dư chiến thắng ở Vân Đồn , Trần Hưng Đạo bố trí kế hoạch tổ chức trận thủy chiến Bạch Đằng. Được Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ , Trần Nhội , Trần Phương tìm hiểu về con nước thủy triều , xây dựng bãi cọc , điều khiển quân sĩ đóng cọc ở bãi cát ngầm , lấy cỏ phủ lên đầu cọc , bố trí trận địa mai phục chờ giặc đến .

Mùa xuân năm Mậu Tý (1288) , (có tư liệu nói là tháng ba năm Nhân Tuất , Trùng Hưng thứ hai ) , quân nguyên thất trận và hết lương thực. Thoát Hoan sai Ô-Mã-Nhi dẫn quân theo sông Bạch Đằng rút về nước . Ngày 8 tháng 3 năm Mậu Tý (9-4-1288) nước thủy triều dâng cao . Trần Phương mang 50 thuyền nhẹ dẫn quân ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy . Quân giặc đuổi theo đến bãi cọc , Trần Nhội tung quân mai phục , Nguyễn Chính , Tô Phong , Trần Bích cùng Nguyễn Lộc , Nguyễn Bình và Nguyễn Mẫn xông ra chặn đanh . Thuyền giặc vấp cọc , đại bại . Máu đỏ cả khúc sông Bạch Đằng . Ô- Mã – Nhi bị bắt sống . Ngày 18-4-1288 , Nhà vua làm lễ mừng đại thắng và khen thưởng công lao cho các Tướng Sĩ .

Những ngày cuối đời của Danh Tướng Trần Nhội và Trần Phương.

Đất nước thanh bình , Trần Nhội và Trần Phương về thăm quê , mở tiệc chiêu đãi dân làng . Trong bữa tiệc các bô lão Đẩu Sơn nói : “ Lúc sống dân được nhờ ơn các ông như cha mẹ. Khi thác đi dân xin thờ các ông làm Phúc Thần để ghi nhớ công đức mãi mãi cho đời sau” . Ông Nhội cười và nói rằng: Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

“ Nếu dân thực có lòng tốt , ta sẽ cho vài trăm quan tiền đồng  , mở mang ruộng đất , dùng vào việc sau này” . Từ đấy dân Đẩu Sơn có điều kiện mở mang đồng áp xuống ven sông Cửu Biều .

Quân Ai Lao quấy nhiễu Nghệ An , Thượng Hoàng triệu Ông Nhội , Ông Phương về triều đình cùng vua ngự giá thân chinh , Vua giao cho ông Nhội , ông Phương đôn đốc hậu quân , chặn đường tiếp tế của giặc . Ở miền rừng núi , ông Nhội và ông Phương nhiễm độc phát bệnh . Ông Nhội bị viêm gan cổ chướng . Ông Phương bị đau xương thấp khớp . Sau đó hai ông xin dưỡng bệnh tại quê nhà . Thượng Hoàng ban cho mỗi ông 10 tấm áo bào màu lục và 10 hốt bạc . Giao cho đình thần mang xe ngựa đưa tiễn hai ông về bản quán , gốc cây Nhội . Sau hai ngày , hai ông cùng hóa thân và ngày 20 tháng chạp năm Nhân Tý (1312)- đời vua Trần Anh Tông . Thi hài của ông Nhội bị mối xông dưới gốc cây Nhội . Dân Đẩu Sơn đưa thi hài của ông Phương về an táng tại phai nam Long Khê núi Đẩu ( Xây dựng mộ tại đây nên gọi là Giếng Làng ).

Thượng Hoàng thương tiếc hai ông là bậc Công thần trong quá trinh giữ nước chống giặc ngoại xâm . Vì cùng ngày sinh ngày hóa tại gốc cây Nhội nên phong cho ông là “ Lâm Linh Cây Nhội Quan phục Hầu Đại Vương”. Ông Phương là “ Bách Kỵ Hầu Đại Vương”. Bạn cho 100 quan tiền . Chiếu truyền Văn Đẩu sắc chỉ , Thần Hiệu về Đẩu Sơn lập Miếu Đình phụng sự . Nhà vua cũng xuống chiếu cho xứ Đông Hải lập bia ghi công đức hai ông trong trận thủy chiến Đằng Giang .

2.2.2. Tướng Quân Nguyễn Chính. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

(Đản sinh 2-8 –Húy nhật 21-10)

Nguyễn Chính người làng Văn Đẩu , cha là Nguyễn Văn Thanh , mẹ là Vũ Thị Hương . Cha mẹ chết sớm , ông ở với chú ruột tại Đẩu Sơn . Năm 15 tuổi , ông là người giỏi văn chươmg , hùng mạnh và có tài võ nghệ . Năm 17 tuổi chú nuôi chết , ông tìm thầy học đạo . Ông thụ giáo Đạo sĩ Tô Phong để học nghiệp sư .

2.2.3. Tướng quân – Đạo sĩ Tô Phong.

( Đản sinh 6-7 – Húy nhật 10-10)

Tô Phong tự là Huyền Thanh , quê ở Nam Sách – Chí Linh . Cha là Tô Uy gia thế Đạo Sĩ , làm quan Trung Lang ở Triều đinh . Mẹ là Trần Thị Tú , người phúc hậu . Năm 16 tuổi cha mẹ chết cả , ông lên núi đạt phép màu và được Nguyễn Chính xin thụ giao. Hai thầy trò tâm đầu ý hợp . Nguyễn Chính mời Tô Phong về Văn Đẩu Hoằng khai đạo pháp , chữa bệnh cho dân . Năm Giáp Tý (

Thiệu phong thứ 7 ) , vua Thánh Tôn lâm bệnh nặng , hai ông kịp thời đến chữa khỏi bệnh cho nhà vua . Nguyễn Chính được phong là Tả hanh khiến , Tô Phong là Hữu hanh khiến , cùng làm việc Nho Thánh trong triều . Vốn có năng khiếu văn chương , Nguyễn Văn Chính kết bạn Văn lâu với Trần Văn Bích .

2.2.4. Tướng Quân Trần Văn Bích. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

( Đản sinh 10-2-Húy nhật 25-10)

Trần Văn Bích quê ở An Sinh , Đông Hải . Cha là Trần Văn Ban , mẹ là Ngô Thị Tâm . Thuở nhỏ ông ham học và được tiến cử làm quan trong triều . Thấy ông là người hiếu học , thông minh , vua Trần Anh Tông gà Công chúa Thiên Chân cho Trần Văn Bích và phong làm Phò mã Đô úy . Là bạn Văn lâu với Nguyễn Chính , ông về thăm quê hương Văn Đẩu . Thấy Văn Đẩu là nơi mỹ tục thuần phong , trọng đạo nghĩa nên ông xin làm Thần tử tại Văn Đẩu .

  • Chiến công của Nguyễn Chính , Tô Phong , Trần Văn Bích trong quá trinh kháng chiến chống giặc ngoại xâm . 21
  • Khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285) , các ông Nguyễn Chính , Tô Phong , Trần Bích được nhà vua cho đi cùng Thượng tướng Trần Quang Khải tiến đánh quân giặc ở Chương Dương . Quân giặc đại bại ở Chương Dương , các ông đã cùng Trần Quang Khải tiến vào Thang Long .
  • Khi Quân Nguyên xâm Lược nước ta lần thứ ba ( 1287-1288) , trong trận thủy chiến sông Bạch Đằng , dưới sự lãnh đạo , điều khiển của Trần Nhội . Thuyền giặc vướng cọc , các ông đã xông ra đanh lớn làm cho quân giặc đại bại.
  • Ngày 18- 4- 1288 , nhà vua mở tiệc mừng công ban thưởng phong Nguyễn Chính làm Trung Lang . Tô Phong làm Thiếu Úy , Trần Bích là Thượng vị Hầu .
  • Đất nước thanh binh , các ông về thăm quê hương ở Văn Đẩu . Được ít lâu , Tô Phong lâm bệnh , từ trần ngày 10 -10 Âm Lịch , an táng tại đẩu áp , sau cải táng đưa hài cốt về Chí Linh . Tiếp sau ngày 21- 10 Âm Lịch , Ông Nguyễn Chính cũng từ trần . An táng tại Thuần Mỹ , còn gọi là Miếu Đẩu Sơn .

Nhà vua xuống chiếu phong ông Tô Phong là “ Truy Chiêu Đạo Sỹ Tiên Sinh Đại Vương”. Phong cho Nguyễn Chính là “ Ly kỳ hành quỷ , tiếp kỵ , ngùy nga, tả giai Đại Vương”. Nhà vua xuống chiếu cho Văn Đẩu đón sắc chỉ và Thần hiệu hai ông về lập Miếu thờ tại địa phương . Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Khi quân Ai Lao quấy nhiễu nước ta , Vua giao cho Trần Bích hợp quân cùng Nguyễn Trung Ngạn đanh giặc . Đại quân đến Kiền Châu (Nghệ An), quân Ai Lao bỏ chạy . Khi quân rút về đến Bến Chắn (Nghệ An) thì gặp quân giặc phục kích . Bị đanh bất ngờ , quân ta thương vong quá nửa . Ông Trần Bích bị tử thương 25- 10 Âm lịch tại Bến Chắn . Thượng Hoàng xuống chiếu phong cho ông là : “ Phò mã Đô Úy nguy kỳ Bến Chắn Uy giản thượng vị Hầu Đại Vương”. Chiếu truyền Văn Đẩu đón sắc chỉ và Thần Hiệu về địa Phương phụng sự .

Từ những chiến công của các ngài , vua bao tặng phong sắc chiếu truyền cho xã Văn Đẩu rước về thờ phụng Các vị Nhân Thần Trần Nhội , Trần Phương , Tô Phong , Nguyễn Chính , Trần Văn Bích thờ tại Đình Đẩu Sơn là những người nêu cao lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của Quê Hương, của Dân Tộc .

  • Tóm tắt tiểu sử của Ngũ Vị đại Vương Thành Hoàng Làng Văn Đẩu.

Ngài Tô Phong quê ở Chí Linh , Hải Dương , Cha họ Tô tên là Thành, mẹ là Trần Thị Tú – sinh ngày 05 tháng 07 hóa ngày 10 tháng 10 . Sắc phong – Tùy Triệu Đạo Sỹ Tô Phong Tiên Sinh Đại Vương ( tự Huyền Thanh ) (tên húy là phong )

Ngài Nguyễn Chính quê ở Tổng Văn Đẩu , cha họ Nguyễn tên Thành , mẹ là Vũ Thị Hương , sinh ngày 02 tháng 08 , hóa ngày 21 tháng 10 . Sắc phong – Ly Kỳ Hành Quỷ , Lở lả Nguy Nga Tả Giai Đại Vương , tên Húy là Nguyễn Chính

Ngài Trần Văn Bích – quê ở Chí Linh , Hải Dương , cha họ Trần tên Ban , mẹ là Ngô Thị Tâm , sinh ngày 10 tháng 02 năm Giáp Tý , hóa thân ngày 25 tháng 10 Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Sắc phong – Phò mã Đô Úy ngôi cả bến chắn , uy giảm thượng vị hầu đại vương , tên thường gọi là phò mã , tên Húy là Bích.

Và 5 : Ngài Trần Nhội và Trần Phương là hai anh em sinh đôi cùng ngày và cùng hóa một ngày , quê ở làng Văn Đẩu , Kiến An , Hải Phòng . Cha là Trần Công Lai mẹ là Vũ Thị Huề .

Sắc phong ngai Trần Nhội là Lâm Linh Cây Nhội Đại Vương.

Ngài Trần Phương là Bách Kỵ hầu Đại Vương .

Hai anh em sinh ngày 03 tháng 01 cùng hóa ngày 20-12 , sinh và hóa đều tại gốc cây Nhội . Thi hài ngai Trần Nhội mối xông đắp thanh mộ dưới gốc cây, nay không còn di tích . Thi hài ngài Trần Phương nhân dân an táng tại phai Đông Nam núi Đẩu ( giếng Lăng ) nay vẫn còn lăng mộ .

Đình Đẩu Sơn bị thiêu hủy năm 1946 để tiêu thổ kháng chiến , ngày nay nhân dân đã xây dựng lại toan bộ khuôn viên đinh trên nền đất cũ khang trang và to đẹp . Hàng năm giỗ chạp Ngũ Vị Thành Hoàng vào ngày 25/10 âm lịch có tổ chức phần lễ và phần hội . Những người con quê hương ở gần, hoặc xa đều về dâng hương tưởng nhớ công đức của các ngài đã bảo vệ tổ quốc, hộ dân, rất đông vui như một ngày hội lớn.

2.3. Di tích lịch sử Đình Đẩu Sơn. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Đình Đẩu Sơn là ngôi đình chung của làng Văn Đẩu xưa, nay thuộc địa bàn phường Văn Đẩu, quận Kiến An. Đình Đẩu Sơn còn được gọi là đình Cả để phân biệt với các ngôi đình khác của làng được xây dựng sau này như: đình Đẩu Sơn hạ, đình Yến Vũ, đình Phượng Trì… Đình nằm ở dìa làng, mặt quay hướng Nam, xa xa Cửu Biểu giang (sông Đa Độ) quanh năm lưu thuỷ nhập điền. Từ “nội xóm ngõ” đến “ngoại đồng điền”, ở đâu người ta cũng dễ dàng nhận ra ngôi đình Đẩu Sơn nhờ mái ngói rêu mốc, đầu đao cong vút cứ lấp ló ẩn hiện sau những tán đa, đề, bàng…cổ thụ xanh um, u tịch. Trước đình là hồ bán nguyệt soi ánh Thiên quang, các vì tinh tú, đưa đất trời, hồn nước vào lòng người.

Ngôi đình Đẩu Sơn to, rộng, sừng sững soi bóng dưới mặt hồ bán nguyệt – điểm tụ thuỷ tích phúc cho thế đất, với mái ngói nặng trĩu, khối hình “nội công ngoại quốc” chắc lẳn, la đà trong không gian…chỉ còn đọng lại hình bóng không bao giờ phai mờ trong ký ức của các bậc cao niên mà thôi. Căn cứ vào nội dung bia “Lập khoán bia ký” dựng năm Chính Hoà thứ 20 (1699) và dấu vết vật chất hiện tồn như: cổng (gồm các cột gạch bốn mặt, vững chãi vươn lên vun vút, càng cao càng thu vào, chỗ nào cạnh cũng sắc nét, đỉnh là bốn con chim phượng chụm lại hất đuôi lên như một bông hoa xoè nở), sân đình, nền đình, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, con giống)…cho thấy phó mặc 47 điều giáo hoá của Trịnh Tạc mới ban hành vào năm 1663, dân làng Văn Đẩu dám bỏ tiền của, công sức dựng ngôi đình Cả nguy nga, gồm nhiều toà ngang dãy dọc quả là táo bạo.

Xưa kia, Văn Đẩu là một làng lớn, đứng đầu tổng Văn Đẩu, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Theo hồ sơ thần tích khai năm 1938, làng Văn Đẩu có 11 thôn: Đẩu Sơn, Đông Linh, Tân Đức, Xuân Biểu, Tu Văn, Thuần Mỹ, Phương Trì, Đẩu Bính, Đẩu Quang, Văn Đẩu, Yển Vũ. Theo cổ lệ, làng cũ Văn Đẩu tôn thờ cả thảy 11 vị thành hoàng ở các thôn riêng. Riêng đình Đẩu Sơn (tức đình Cả của làng) thờ 5 vị thành hoàng – Ngũ tướng huân danh lưu sử sách là Trần Nhội, Trần Phương, Nguyễn Chính, Tô Phong và Trần Văn Bích, đều là người trang Văn Đẩu, có công đánh giặc và mở mang xóm làng

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát chuyển của ngôi đình. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Đình Đẩu Sơn được xây dựng vào thời vua Trần Anh Tông năm kỷ Dậu 1309 . Trong lịch sử phong trao cách mạng của đẳng bộ và nhân dân phường văn đẩu . Đình Đẩu Sơn gắn liền với hoạt động cách mạng . Năm 1930 , hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Yên Bái , Việt Nam quốc dân đẳng tập hợp tại Đình Đẩu Sơn để tiến công tỉnh lỵ Kiến An. Cuối năm 1943, Xứ ủy Bắc Kỳ ra chủ trương xây dựng phong trào cách mạng ở nông thôn, chờ thời cơ đánh chiếm đô thị. Cuối năm 1944, các đồng chí Trần Thành Thóa và Trần Thành Ngọ chọn đình Đẩu Sơn là cơ sở bí mật để xây dựng và phát triển phong trào Việt Minh, tổ chức đội tự vệ cứu quốc. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, đình Đẩu Sơn là nơi tập hợp lực lượng cách mạng, giương cao ngọn cờ khởi nghĩa tiến lên thị xã, cùng các lực lượng cách mạng khác của tỉnh Kiến An giành chính quyền.

Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Đẩu Sơn là trụ sở của Ủy ban hành chính kháng chiến của xã Văn Đẩu (nay là phường Văn Đẩu). Đình làng còn là địa điểm thường xuyên tổ chức lớp huấn luyện cán bộ cốt cán của Ủy ban hành chính liên tỉnh Hải Kiến. Trong thời kỳ địch tạm chiếm, khuôn viên đình có hầm bí mật cất giấu tài liệu. Khu vực nóc miếu thổ thần trong khuôn viên sân đình là chỗ trú chân của cán bộ nằm vùng, sân đình là nơi tập trung quần chúng nhân dân để tuyên truyền, vận động về chủ trương, đường lối kháng chiến của cách mạng. Máu của nhiều chiến sĩ cách mạng đã tô thêm truyền thống của di tích. Tại cửa đình, đồng chí Đặng Văn Bệ, chiến sĩ cách mạng bị địch vây bắt. Đồng chí Trần Thị Nguyên bị địch sát hại tại gốc cây cậy ở sân đình. Đồng chí Bùi Đức Sếp bị bắn ngay dưới gốc cây đa đình làng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình Đẩu Sơn là địa điểm đóng quân của đơn vị bộ đội thông tin ra – đa phòng không. Sân đình là nơi thường trực chiến đấu của đơn vị dân quân. Một số đơn vị sản xuất như HTX mỳ sợi Kiến An sơ tán về đình, gây dựng cơ sở sản xuất tại đây. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Đình Đẩu Sơn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân rất lâu đời . Gắn liền với người dân trong chiến tranh và hòa bình .

Đình Văn Đẩu tồn tại nguyên vẹn trong thời gian dài cho đến năm 1946-1947 thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cổ đình bị hạ giải, chỉ còn hai toàn giải vũ. Và trong thời kỳ địch tạm chiếm, cơ sở cách mạng tiến hành đào một căn hầm bí mật dưới toà miếu thờ thổ thần bên gốc đề cổ thụ để che giấu cán bộ, bộ đội về địa phương hoạt động…Cây đề già hàng trăm năm tuổi vẫn còn uy nghị soi bóng bên hồ.

Sau đó được tái thiết năm 1676 – 1705 thuộc niên hiệu Chính Hòa đời Lê , Đình Đẩu Sơn trên địa bàn phường Văn Đẩu, quận Kiến An là công trình kiến trúc văn hóa vật thể uy nghiêm, mang tính nghệ thuật cao. Đặc biệt, đình làng còn ghi dấu lịch sử kháng chiến trong nhiều thế kỷ qua.

Với giá trị tự thân, năm 2006, phế tích đình Đẩu Sơn đã được UBND thành phố công nhận là di tích lịch sử – kháng chiến cấp thành phố. Và năm 2011, thành phố đã quyết định đầu tư 100 triệu đồng cho việc chống xuống cấp, tôn tạo di tích đình Đẩu Sơn. Nhân dịp này, chính quyền và nhân dân địa phương thành tâm kêu gọi những tấm lòng hằng tâm hằng sản, bà con xa quê phát tâm công đức vào việc phục dựng đình xưa miếu cũ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bảo tồn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc trên quê hương cách mạng.

2.3.2 Khu di tích Đình Đẩu Sơn

Khu Di Tích Đình Đẩu Sơn là di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố đình Đẩu Sơn được trùng tu, tôn tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân, bảo tồn các giá trị kiến trúc, lịch sử truyền thống.

Ông Trần Thành Thẩn, Trưởng Ban trị sự, Ban quản lý di tích đình Đẩu Sơn cho biết, được sự quan tâm của thành phố, quận Kiến An và phường Văn Đẩu, sự chung sức đóng góp tiền của, công sức của người dân, con em xa quê và khách thập phương, đình Đẩu Sơn hoàn thành trùng tu xây mới tòa nhà đại bái, nhà tả vu, hữu vu, phương đình khang trang hơn với kinh phí gần 2 tỷ đồng. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Theo đó, khuôn viên đình được quy hoạch trên diện tích 1.500 m2, giữ nguyên hệ thống cây xanh lâu năm, liền kề với khu hai ngôi miếu cổ, nhà bia, nhà hậu cung, cổng tam quan, hồ bán nguyệt và tiểu cảnh.

2.4. Giá Trị Kiến Trúc, không gian cảnh quan.

Đình Đẩu Sơn là di tích lịch sử kháng chiến cấp thanh phố năm 2006.Đình Đẩu Sơn với diện tích 1.500 m2 , Đình vẫn giữ được nét cổ kính, giữ nguyên hệ thống cây xanh có từ lâu đời , dưới gốc cây cổ thụ còn có hai ngôi miếu cổ , nhà bia , nhà hậu , cổng tam quan, hồ bán nguyệt.

Cảnh quan của đình uy nguy tráng lệ , phong thủy hữu tinh , sự kết hợp hài giữa ngôi đình với thiên nhiên .

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và chiến tranh, đình Đẩu Sơn bị thiêu hủy, song vẫn giữ được một số di vật quý. Trong đình hiện còn 7 sắc phong và hương ước làng từ thời cổ, nhiều đồ thờ tự có niên đại từ thế kỷ 18. Đặc biệt, trong khuôn viên đình còn giữ được 3 tấm bia cổ, có khắc tên “Đẩu Sơn thôn đình”. Bên sân đình, cây bồ đề xòe tán rộng che phủ toàn bộ hai ngôi miếu thổ thần ở góc sân đình và một cây bàng cổ thụ có niên đại hơn 100 năm. Với bề dày truyền thống lịch sử, đình Đẩu Sơn được công nhận là di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố năm 2006.

Hình ảnh Cây đa – Bến nước – Sân Đình đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ từ hàng ngàn năm, một không gian bình dị gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Không gian và Kiến trúc Đình làng là minh chứng cho tài nghệ xây dựng của ông cha ta, từ việc chọn địa điểm, quy hoạch hòa lẫn với thiên nhiên, dưới bóng mát rặng cây, soi bóng nước bên hồ, tận dụng hết ưu việt tự nhiên cho đến hình thức kiến trúc, tỉ lệ, vật liệu, màu sắc phù hợp với thẩm mỹ, điều kiện xây dựng địa phương.

2.5 Nội dung Lễ Hội thờ Ngũ Vị Thành Hoàng Đình Đẩu Sơn. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Đình Đẩu Sơn trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tinh thần của dân làng. Các cụ cao niên và Ban quản lý di tích lịch sử thường xuyên hội họp tại đình làng, bàn việc chung của địa phương. Vào dịp lễ hội, dân làng tổ chức nhiều hoạt động như tế thần rước kiệu, tái hiện trận chiến Bạch Đằng giang, bơi chải, thi nấu cỗ, hát chèo, hát đúm, hát văn, đấu cờ, đấu vật, chọi gà, kéo co, đi cầu thùm và các trò chơi dân gian khác. Để xứng tầm di tích lịch sử cấp thành phố, địa phương vận động nhân dân tiếp tục gìn giữ, tôn tạo di tích, bảo tồn những di vật quý của đình.

2.5.1. Lễ Hội.

Lễ hội thường diễn ra vào cuối năm được người dân long trọng tổ chức trong vòng hai ngày từ ngày 24 – 10 đến hết ngày 25-10 với nhiều hoạt động long trọng theo đúng truyền thống xưa xen lẫn với nét hiện đại ngày nay. Ban tổ chức lễ hội đã rất cẩn thận chuẩn bị một bẳng đen để báo cáo yết nội dung cho bà con xóm phố biết . Chúng tôi xin trích lại nội dung “ Chương trình lễ dâng hương ngày Thánh hóa 2 ngày như sau .

Ngày 24 – 10 Tân Sửu

  • Sáng : Cúng Tế Yết
  • Chiều : Nhân dân dâng hương
  • Tối:Tổ chức ăn uống và Văn Nghệ. Ngày 25_10 Tân Sửu
  • Sáng : Cúng Thành Hoàng làng.
  • Chiều: Lễ Mạc. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

So với hội Đình Đẩu Sơn ngày xưa thì từng được các cao niên kể lại kéo dài trong vòng một tuần thì lễ hội Đình Đẩu Sơn ngày nay chỉ còn có 2 ngày . Nếu nhìn vào chương trinh lễ hội ngày nay chúng ta vẫn thấy có một số mẫu chung như nhiều lễ hội dân gian truyền thống như hiện nay , nhưng khi đi sâu vào cũng có nhiều điểm khác biệt .

Công tác chuẩn bị cho lễ hội đã có từ trước đó cả tháng , với những phần việc như . Riêng đêm trước hội bao giờ cũng có lễ mộc dục hay lễ tắm tượng. Nghi lễ này tượng trưng cho việc báo cáo với thần linh về việc mở hội. Tượng thần được lau bằng nước thơm và khăn đỏ. Người chủ đền, ông chủ tế và những người có liên quan trong ban tổ chức được làm tham gia và đây không phải nghi lễ dành cho mọi người chứng kiến.

Ngày 24 tháng 10 buổi sáng làm lễ tế yết . Nghĩa của tế lễ là cuộc lễ vật một cách long trọng lên những vị Thần lớn như: Trời, Đất, Mùa Màng, Đức Khổng Phu Tử, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, các vị Thần Thành Hoàng của làng xã… Tế lễ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ và phẩm phục. Phẩm vật tế lễ là vật tam sinh: bò, dê, heo.

2.5.2 Thành phần ban Tế: Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

  • Chủ tế (còn gọi là Tế chủ, hay Chánh tế): Chủ tế chủ trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của làng… hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn.
  • Bồi tế: Hai (hoặc bốn) người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy
  • Đông xướng, Tây xướng: Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ. Vai trò này có thể được xem như là một hình thức “em xi (MC)” – người điều khiển chương trình – của buổi lễ.
  • Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng. Nhiều trường hợp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông Xướng và Tây xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm luôn thể…
  • Chấp sự: Những người chấp sự (vai trò “tà loọc”) đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc …)
  • Đồng văn: Người lo việc đánh chiêng trống.

Nghi thức tế trải qua bốn giai đoạn :

  • 1- Nghênh thần: chủ tế lễ 4 lễ
  • 2- Hiến lễ: dâng lễ 3 lần, mỗi lần chủ tế và bồi tế đều quỳ để hiến lễ, đọc văn tế (đọc chúc)
  • 3– Ẩm phúc và thu tộ: Chủ tế nhận lộc thần linh ban
  • 4- Lễ tạ: Chủ tế lễ 4 lễ. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm nhang vào lư hương. Khi quì lạy, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quì xá xuống đất. Khi lạy xuống thì quì gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên. Cũng có nơi quì hai gối xuống và lên cùng một lúc. Phật giáo khi lạy thì chấp hai bàn tay lại rồi xá xuống, còn Đạo giáo thì nắm bàn tay như trên, hai bên có hình thức khác nhau.

Ngày xưa, người ta lấy hình thức “bốn lần quì thực hiện tám lần xá” gọi là “lễ kính tối cao.” Nữ cư sĩ thì lạy có khác với nam cư sĩ, hai gối quì một lượt, nắm tay chỉ cần đưa ngang cổ rồi xá xuống một cách nghiêm cẩn là được.

Tư thế thắp hương lễ bái là, tay phải cầm nhang, tay trái bao ngoài tay phải, đưa lên ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai lông mày hoặc lên khỏi đầu). Đầu nhang hơi nghiêng xéo một chút, nếu xá cao cũng không đưa nhang quá hai lông mày, nếu xá thấp thì từ ngực xá xuống, giống như vẽ thành một nửa vòng tròn.

Nếu không cầm nhang thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi xuống thành nửa vòng tròn

Chiều ngày 24 tháng 10 dân làng vào dâng hương theo gia đình , theo đoàn , theo nhôm , theo xóm một cách long trọng .

Tối ngày 24 tháng 10 kết thúc xong cũng là lúc các mâm cơm lễ Thánh được hạ xuống, tất cả mọi người được mời ở lại thụ lộc. Bữa ăn cộng cảm trong lễ hội làng là thời điểm để mọi người trong làng được giao lưu, chia sẻ tình cảm với nhau. Miếng ăn ở làng không phải vì nó ngon hay nhiều, mà vấn đề ở cái danh dự, vị trí và vai vế của người được ăn. Các cụ xưa đã dạy rằng “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, ngồi ăn ở nhà vẫn không là gì so với được ngồi ăn ở ngoài đình làng trong dịp có lễ trong làng. Chỉ cần nhìn vào vị trí ngồi ăn trong ngày hội ở đình làng người ta sẽ biết ngay người này cao tuổi hay ít tuổi trong làng. Cỗ được sắp xếp từ trong ra ngoài, cao nhất là mâm của người có tuổi thọ nhất làng, kế đến là người có số tuổi thấp dần. Vì vậy không cần biết rằng ngày thường người đó ở ngoài làm đến những quyền cao chức trọng nào, khi về làng, ngồi vào mâm cỗ cũng chỉ bằng vai phải lứa với người đi cấy ruộng hàng ngày thôi chẳng hạn. Cái gọi là tiến thân theo lớp tuổi chính là điều đó. Người ta thấy mình được bao bọc, che chở, tôn trọng trong cộng đồng, được an ủi trước những khó khăn của cuộc sống và ít ra được “lóe sáng” trong phút chốc để ngày mai hết hội lại trở về cuộc sống lam lũ đời thường. Vì vậy, họ có thể hy sinh tất cả để bảo vệ cái cộng đồng mà họ đang là một thành viên, mà họ được tôn trọng, yêu mến. Chính vì vậy, cộng đồng làng càng được củng cố hơn sau mỗi lần sinh hoạt hội hè đình đám. . Mọi người cùng nhau ăn uống, trò chuyện vui vẻ. Họ nói với nhau câu chuyện về sự tự hào, hãnh diện khi đã tổ chức xong một lễ hội chú đáo, trang trọng, có sự tham gia của cả chính quyền và nhân dân. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Sau khi ăn uống xong mọi người thường tổ chức văn nghệ , các thanh niên các bà thi nhau hát bài quan họ đối đáp nhau thật náo nhiệt . Mọi người còn có những câu đối qua đối lại . Các cụ bà thường đứng lên kể những câu chuyện của ngày xưa , những câu chuyện lịch sử của 5 vị Thành Hoàng . Những câu chuyện gắn với Đình Đẩu Sơn để nhắc và ngợi lại những kí ức của quá khứ để thế hệ sau này nhớ và biết đến , những câu chuyện thật ý nghĩa .

Ngày 25 tháng 10 sáng Cúng Thành Hoàng làng , người trong ban tổ chức lễ hội đã làm cỗ dâng Thánh và làm các nghi thứ tế lễ và đọc chức văn truyền thống.

Chức Văn Truyền Thống Cúng Ngũ Vị Đại Vương Thần Hoàng của Đình Đẩu Sơn.

(Một hồi ba tiếng trống)

  • Tương truyền rằng.
  • Tư thuở khai thiên lập địa.
  • Một ngọn núi cao trong quần thể phai Đông.
  • Có thiên tinh Bắc đẩu ửng hồng.
  • Núi đó mệnh danh là núi Đẩu.
  • Đẩu Sơn từ đó tên yêu dấu.
  • Của nhôm cư dân buổi hoang sơ.
  • Cùng phai Nam hai nhôm.
  • Phượng Trì , Yển Vũ hợp thanh làng.
  • Văn Đẩu địa danh ghi hồng sử.
  • Thuộc dương tuyền bộ , nước Văn Lang.
  • Cư dân núi Đẩu dần chuyển dịch
  • Khai hoang mở đất cận Biều Giang.
  • Cùng nhau đoan kết và tranh đấu
  • Làm nên truyền thống thật vẻ vang. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Thần phả Đình Đẩu Sơn ghi rằng. Thời Hưng Đạo Vương đanh giặc Nguyên Mông. Làng Văn Đẩu có các ông. Trần Nhội – Trần Phương – Nguyễn Chính Cùng bạn văn lâu Trần Bích và đạo sĩ To Phong. Trí dũng song toan căm thù giặc.

  • Tòng chinh sát thát cứu non sông.
  • Tây kết vang lừng trận đanh oai hùng.
  • Tướng Toa Đô rơi đầu nơi trận tuyến.
  • Hàm Tử Chương Dương kiếp bạc Lừng lẫy chiến công.
  • Thoát Hoan thua chạy chui ống đồng.
  • Bạch Đằng trận thế giăng bãi cọc.
  • Thuyền chiến giặc Nguyên chim đáy sông.
  • Đằng Giang ca khúc dậy sóng hồng.
  • Rồi biên giới ai Lao có biến.
  • Lại tiến quân dẹp giặc giữ non sông.
  • Những trận địa xưa có chiến tích của các ông.
  • Đã góp công chung cùng quân dân Đại Việt.
  • Đánh thắng Nguyên Mông – một – kẻ – thù – hung bạo nhất.
  • Xã tắc đến hồi yên giặc giã.
  • Giang sơn một thuở vững âu vàng.
  • Danh tướng ngàn đời phong vương hiệu.
  • Tam thôn nghinh phụng ngũ thanh hoàng.
  • Đình Cả Đẩu Sơn ngôi chinh diện.
  • Lưu truyền thần tích chiến công vang.
  • “Sát thát luu truyền hậu giác tòng tiên Nam quốc sơn Hà Tráng Lệ
  • Đằng giang cổ thế khai lai kế vãng , đông thừa nhật nguyệt văn minh”
  • “Thánh đức thần uy phù quốc ấp
  • Đằng Giang chiến tích tự điển tồn”
  • “Hương hỏa quang đằng Văn vật địa.
  • quan sắc lệ Đẩu Ngưu thiên”.
  • Địa linh thần khí sinh nhân kiệt.
  • Con châu nối dông tiếp bước cha ông.
  • Tiền nhân gây dựng lên truyền thống.
  • Hậu thế điểm tô nét sử hồng.
  • Nhớ ngày đầu giặc Pháp vào xâm lược.
  • Đem quân đanh chiếm đất Hà Thành.
  • Trần Thành Hộc thủ linh Cần Vương.
  • Gốc Đa Yên nêu gương sử sách.
  • Cửa Đông Hà Nội ghi chiến tích.
  • Cụ Bùi Bá Bồng đội suất giữ thành tử thủ mãi lưu danh
  • Mặt trận Cần Vương dương cờ hiệu.
  • Kêu gọi quốc dân diệt ác trừ gian.
  • Cụ Bùi Đức Ấm chiêu binh đanh giặc.
  • Diệt giang đoan quân Pháp tại Biều Giang.
  • Tiếp đến phong trao Mạc thiên binh.
  • Bao phen giặc Pháp phải hoảng kinh.
  • Gương thần cụ Trần Thành Ghi – cờ lệnh cụ
  • Bùi Bá Hải , cụ Nguyễn Văn Kít đốc quân.
  • Trước quân thù chẳng ngại tử sinh.
  • Rồi đảng quốc dân ông Thái Học.
  • Tổ chức tuyên truyền chống giặc ngoại xâm.
  • Chị bộ Đảng quốc dân làng Văn Đẩu.
  • Hội điểm Đẩu Sơn buổi ban đầu.
  • Cụ Bùi Đức Chủ Trần Thành Hách người đứng đầu dũng cảm
  • Là tấm gương cho con châu mai sau.
  • Từ ngày có Đẳng , Bác Hồ Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.
  • Quê Hương theo ngọn cờ cách mạng.
  • Gian khổ hi sinh lòng không nản.
  • Tù đầy chêm giết trí vẫn bền.
  • Cùng đất nước độc lập tự do.
  • Để muôn dân được ấm no hạnh phúc.
  • Những tấm gương kiêng cường bất khuất.
  • Sổ vàng truyền thống mãi ghi công.
  • Tự hào thay Trần Thành Ngọ liệt sĩ anh hùng.
  • Trần Thành thoát lão thanh cách mạng.
  • Người đầu tiên của quê hương vào Đảng.
  • Người có chức xóa bỏ chinh quyền thực dân phong kiến.
  • Xây dựng cách mạng chính quyền ở quê hương.
  • Bùi Bá Sinh thiếu tướng quân đội nhân dân .
  • Chiến đấu các chiến trường dũng cảm.
  • Trần Thành Hợi , Phạm Tiến Chấp , Trần Thành Lâm.
  • Chủ tịch Bí thư buổi ban đầu.
  • Phạm Tiến Biểu cán bộ tiền khởi nghĩa.
  • Nguyễn Thị Kén, Trần Thị Ết mãi mãi lưu truyền.
  • 56 liệt sỹ hy sinh khắp mọi miền.
  • Các dông họ đều có con hy sinh cho Tổ Quốc.
  • Hơn 30 thương binh qua hai cuộc chiến.
  • 35 người bị giặc bắt tù đầy.
  • 24 gia đinh cơ sở kháng chiến.
  • Trên 300 gái trai ra trận qua hai cuộc chiến chinh.
  • Dân tộc toan thắng Tổ Quốc hòa binh.
  • Nhà nước tặng 1500 huân huy chương các loại.
  • Đình Cả Đẩu Sơn – địa linh nhân kiệt.
  • Được cấp bằng di tích lịch sử kháng chiến.
  • Là công nhận truyền thống vẻ vang.
  • Niềm tự hào của nhân dân Văn Đẩu .
  • Rồi những tháng năm dựng xây và phát triển.
  • Trải qua biết bao gian khổ thăng trầm.
  • Già trẻ gái trai chung sức chung lòng.
  • Đưa quê hương ngày thêm đổi mới.
  • Đồng ruộng thanh công trường nhà máy.
  • Đầm sâu thanh trang trại thả cá nuôi tôm.
  • Đời đổi thay đô thị hóa Quê Hương.
  • Đường thẳng táp phố phường xanh – sạch – đẹp
  • Thế mới biết Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.
  • Qua hoạn nạn mới thấm sâu tinh làng nghĩa xóm.
  • Trải cuộc đấu tranh thấy sức mạnh kết đoàn.
  • Thương biết bao bầu bí chung giàn.
  • Quý biết mấy em nâng khi chị ngã.
  • Tình làng nghĩa nước là cao cả.
  • Nguồn cội quê hương chốn thâm sâu.
  • Thế kỷ 21 thiên niên kỷ mới.
  • Đảng chỉ đường dẫn lối đi lên.
  • Nước mạnh dân giàu xã hội công bằng dân chủ văn minh.
  • Công nghiệp hóa – hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa
  • Chung sống hòa bình.
  • Vận hội mới chân trời sang nạm.
  • Đường đi tới còn nhiều gian nan thử thách.
  • Nguyện cùng nhau giữ vững khối kết đoàn.
  • Đem sức mạnh Việt Nam cùng truyền thống vẻ vang.
  • Làm hanh trang đi vào thiên – niên – kỷ – mới .
  • Nay nhân ngày húy chạp ngũ vị Thần Hoàng.
  • Nhị Thập Ngũ nhật thập nguyệt ……niên.
  • Con cháu gần xa khắp mọi miền.
  • Về Đình làng dâng hương chiêm bái.
  • Tưởng nhớ ơn công đức Thành Hoàng
  • Các dông họ chung ngày đại lễ.
  • Tại Đình làng lớp lớp cháu con.
  • Kính xin chư vị Thành Hoàng
  • Độ trì cho nhà nhà an khang thịnh vượng.
  • Xin cúi niệm
  • Nhớ ơn tiền nhân công dựng nghiệp
  • Hậu thế noi theo đức Tiền Công.
  • Trang sử quê hương lưu sáng mãi.
  • Ngàn năm viết tiếp nét – son – hồng
  • Điểm một hổi trống . Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

Chiều ngày 25 các đoàn dâng hương cũng là lúc làm lễ bế mạc kết thúc ngày lễ 5 vị Thành Hoàng làng . Sau khi kết thúc lễ hội trong lòng mọi người ai cũng vui mừng và hạnh phúc vì đã được tham gia lễ hội một cách trang nghiêm và mọi người đều bày tỏ được mọi thứ trong lòng minh tới các ngài . Sau khi kết thúc lễ mọi người về nhà quay lại với công việc thường ngày , lo cơm áo gạo tiền .

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Di tích Đình Đẩu Sơn là di tích cấp thành phố di tích kháng chiến , thường diễn ra hàng năm vào hai thời điểm tháng giêng và mùa xuân. Lễ hội mùa thu vào ngày 25- 10 âm lịch là ngày Thánh hóa . Dịp lễ hội mùa thu là thời điểm nhân dân làm lễ tưởng nhớ, dâng hương, tri ân về vị Thánh có công với làng xã xưa, nay đã gia nhập vào đời sống đô thị. Quy mô lễ hội tuy nhỏ, nhưng về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân . Thánh đã từng sinh sống cùng thân mẫu, được tổ chức một cách chu đáo, thiêng liêng, thể hiện tấm lòng thành kính của những dân trên mảnh đất hương ông. Hai ngày hội ngày nào cũng có phần tế lễ, dâng mời Thánh thưởng thức những thứ vật phẩm ngon nhất, tinh túy nhất mà con người đã chuẩn bị từ lâu. Đến tối là phần múa hát phục vụ nhân dân đến xem hội. Các hoạt động vừa linh thiêng vừa trần tục hòa quyện vào nhau, tượng trưng cho mối giao cảm giữa thần linh và con người.

Trong chương 2 đã khai quát được sự nghiệp thân thế của các ngai , những dấu ấn lịch sự , những chiến công của các ngài . lưu truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác , để giúp cho con châu nhớ đến biết ơn các ngài , giáo dục lòng yêu nước , biết ơn những người đi trước để cho thế hệ sau có được độc lập tự do như ngày hôm nay . Ngoài ra còn biết về kiến trúc cảnh quang thiên nhiên những tấm bia , những hương ước cây di tích có hàng trăm năm được công nhận. Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An.

XEM THÊM NỘI DUNG TẠI ĐÂY:

==== >>> Khóa luận: Bảo tồn di tích và lễ hội Đình Đẩu Sơn ở Quận Kiến An

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ==== >>> Khóa luận: Di tích lịch sử và lễ hội đình đẩu sơn ở quận Kiến An […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993