Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội quận ngô quyền, Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội quận ngô quyền

3.1.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đến năm 2025

Tập trung huy động, khai thác nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để đầu tư quay vòng vốn.

  • Bảo đảm 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.
  • Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ chung cho các chương trình (bao gồm cả chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn) khoảng 30-35%/năm.
  • Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính.
  • Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, củng cố và hoàn thiện phương thức ủy thác cho vay từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội, tổ TK&VV, tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại phường.

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội quận Ngô Quyền Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Trên cơ sở những định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội quận Ngô Quyền đã đưa ra định hướng hoạt động cho giai đoạn 2020-2025

Tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách; vốn đầu tư phải đến đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các nghành liên quan, các tổ chức chính trị xã hội để gắn hoạt động tín dụng chính sách với chương trình phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của địa phương; giúp người nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả. Kiên trì triển khai mô hình quản lý, củng cố nâng cao chất lượng điểm giao dịch xã, tổ TK&VV; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giúp cơ sở chấn chỉnh kịp thời các tồn tại. Thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và các tổ chức hội làm uỷ thác; tiếp tục thực hiện chỉ thị 09/2004/CT-TTg của Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội.

Một số chỉ tiêu cụ thể:

  • Tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm từ 15 đến 20%.
  • Nợ qúa hạn dưới 1% trên tổng dư nợ.
  • Tỷ lệ thu lãi, giải ngân tại điểm giao dịch đạt 95% trở lên, tỷ lệ thu nợ tại điểm giao dịch đạt 85% trở lên.
  • Phấn đấu đạt 100% số tổ TK&VV hoạt động đảm bảo theo đúng quy định tại Quyết định số 783/QĐ-HĐQT về tổ chức và hoạt động của tổ TK& VV
  • Tỷ lệ thu lãi đạt trên 98% số lãi phải thu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Marketing

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội quận ngô quyền Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Thông qua việc phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội Quận Ngô Quyền, chúng ta thấy thực trạng tín dụng tại đây đang còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Để chất lượng tín dụng tại Sở trong thời gian tới thực sự hiệu quả thì Sở cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây

3.2.1 Xây dựng mô hình phòng giao dịch hoạt động hiệu qủa

3.2.1.1 Nội dung xây dựng phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội quận, huyện.

Phòng giao dịch có đầy đủ cơ cấu bộ máy: Giám đốc, phó giám đốc, tổ kế toán ngân quỹ, tổ tín dụng; có phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng cán bộ; các phòng làm việc. Tất cả cán bộ thực hiện đúng các quy định về thời gian lao động, nội quy cơ quan, cơ chế quản lý điều hành, quy định của pháp luật; mặc đồng phục, tinh thần, thái độ giao dịch với khách hàng, giao tiếp với đồng nghiệp văn minh, lịch sự, nhiệt tình, đảm bảo quy trình nghiệp vụ.

Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành của Ngân hàng cấp trên; tranh thủ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT, các nghành liên quan để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thực hiện giải ngân kịp thời chỉ tiêu kế hoạch tín dụng hàng năm, hệ số sử dụng vốn đạt trên 99%/ năm, vốn tồn đọng bình quân hàng tháng dưới 500 triệu đồng; thu nợ đến hạn đạt trên 95% kế hoạch, thu lãi đạt trên 98% kế hoạch; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%. Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế khoán tài chính đến từng bộ phận nghiệp vụ, từng cán bộ; tích cực thực hiện các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, đạt mức chênh lệch thu chi từ 100% trở lên so với kế hoạch Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố giao. Chấp hành đúng các quy định về chế độ kế toán tài chính, ngân quỹ, chế độ tiền lương, xây dựng cơ bản, quản lý mua sắm, sửa chữa tài sản.

Tổ chức thực hiện tốt chương trình kiểm tra, kiểm soát hàng năm; phối hợp với hội cấp quận kiểm tra hoạt động 100% hội cấp phường, 90% số tổ TK&VV; đơn đốc các tổ chức hội uỷ thác cấp xã tổ chức đối chiếu 100% dư nợ hộ vay, kiểm tra sử dụng vốn 100% số hộ vay trong năm.

Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động kế toán, ngân quỹ, tín dụng, kiểm tra, kiểm soát, thông tin báo cáo. Chấp hành đúng chế độ quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, khắc phục sự cố máy móc thiết bị.

Xây dựng điểm giao dịch phường đảm bảo công khai đầy đủ thông báo chính sách tín dụng ưu đãi, danh sách người vay và dư nợ hàng tháng, nội quy giao dịch, chế độ chi trả hoa hồng cho tổ TK&VV, phí uỷ thác cho các cấp của tổ chức chính trị xã hội.

3.2.1.2 Nội dung xây dựng tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ TK&VV thành lập theo cụm dân cư của địa phương hoặc theo địa giới hành chính của từng phường, khối phố; thực hiện nhiều chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, có từ 35 đến 50 hộ vay, dư nợ tối thiểu đạt 300 triệu đồng. Mỗi hộ vay gia nhập một Tổ TK&VV, một người đại diện hộ gia đình (đủ từ18 tuổi trở lên) làm chủ hộ vay vốn các chương trình tín dụng và trả nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Ban quản lý tổ cử từ 2 đến 3 người là những người có khả năng tính toán, ghi chép sổ sách, nhiệt tình, trách nhiệm do các thành viên trong tổ bầu ra, thời gian hoạt động liên tục tối thiểu là 5 năm. Ban quản lý tổ thực hiện được các nhiệm vụ theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng Chính sách Xã hội. Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Bảng 2.5: Công tác kiểm tra của cấp hội nhận ủy thác năm 2019 (cấp quận)

Năm 2019, ta thấy kết quả kiểm tra của cấp hội nhận ủy thác như sau:

  • Hội phụ nữ: Kiểm tra 18 lượt trên tổng 162 hộ được 7003 triệu đồng
  • Hội cựu chiến binh: qua kiểm tra 15 lượt trong 31 tổ có 146 hộ được triệu đồng
  • Đoàn thanh niên: số lượt kiểm tra là 7 lượt trên 20 tổ đạt 718 triệu đồng.

Bảng 2.6: Công tác kiểm tra năm 2019 tại các phường trong địa bàn Quận

Bảng trên cho ta thấy hiệu quả công tác kiểm tra, tổ TK& VV, phường Máy Chai với 11 tổ TK& VV đã cho vay đựoc 2878.4 triệu đồng chứng tỏ công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình đạt hiệu quả với nhiều thành viên tham gia.

3.2.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội là hộ nghèo và các đối tượng chính sách; Số lượng khách hàng vay vốn đông, do đó yếu tố con người ở đây luôn được đề cao, bởi vì nếu đội ngũ nhân viên không đủ về mặt số lượng và chất lượng, không có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng thì không thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Vì vậy chi nhánh cần tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho cán bộ để bổ khuyết những mặt còn hạn chế, gánh vác được những nhiệm vụ được giao. Đồng thời chi nhánh cũng phải phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ của Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV để họ nắm vững những quy trình nghiệp vụ cho vay hộ nghèo; các kiến thức; các nội dung được ủy thác để từ đó có đủ năng lực hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

  • Tăng cường đội ngũ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện phương tiện cần thiết cho công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
  • Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố và phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội phường phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, tham mưu cho trưởng ban đại diện HĐQT các cấp, tăng cường kiểm tra, giám sát của các thành viên đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
  • Nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, phúc tra của các đoàn kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc và kiến nghị đơn vị được kiểm tra khắc phục, chỉnh sửa những tồn tại.
  • Xử lý dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, không để khiếu nại, tố cáo vượt cấp; tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng và chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội.

3.2.4 Phòng chống rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức

3.2.4.1 Phòng chống rủi ro tín dụng

  • Tiến hành kiểm tra tất cả các loại hình tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60 hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với các khoản tín dụng lớn phải thường xuyên hơn.
  • Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra.
  • Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.

3.2.4.2 Phòng chống rủi ro đạo đức

Do đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện tín dụng chính sách, nên cần coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh để phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Chính sách Xã hội là quan trọng, là chiến lược con người nhằm đạt được mục tiêu của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức phải thực hiện tích cực và thường xuyên sẽ có tác động tích cực trong việc phòng chống rủi ro đạo đức của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.

3.2.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Do mới ra đời và đi vào hoạt động, nên công tác thông tin tuyên truyền phải được quan tâm đúng mức. Tổ chức tốt hơn các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Ngân hàng Chính sách Xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của chính quyền địa phương, các nghành, đoàn thể xã hội, về một chủ trương và mô hình đúng đắn, một địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách để thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời làm cho nhân dân hiểu rõ hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội là có vay, có trả cả gốc và lãi, xoá bỏ tư tưởng vốn cho, vốn trợ cấp của Nhà nước.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

  • NHCSXH nghiên cứu cơ chế khoán tài chính mang tính bền vững hơn để tăng cường tính chủ động cho đơn vị cơ sở, khuyến khích những đơn vị địa bàn khó khăn, quy mô dư nợ lớn.

3.3.2 Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố

  • Thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đưa các hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội vào nội dung báo cáo và giám sát của thành phố, Hội đồng Nhân dân và UBND thành phố.
  • Hàng năm bổ sung nguồn vốn Ngân sách địa phương để chuyển cho NHCSXH thực hiện cho vay giải quyết việc làm và các chương trình tín dụng chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn tại địa phương.

3.3.3 Đối với UBND, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội các quận.

Đề nghị UBND, Ban đại diện cấp quận chỉ đạo UBND phường:

Làm tốt công tác bình xét, xác nhận, phê duyệt danh sách các đối tượng chính sách đủ điều kiện vay vốn, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách của Nhà nước. Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện nghiêm túc lịch giao dịch định kỳ hàng tháng tại xã, bố trí vị trí thuận lợi để Ngân hàng giao dịch và công khai các nội dung theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành của huyện, thành phố như: Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Thi hành án, Tư pháp tham gia hỗ trợ cho Chính quyền cấp xã, các Hội đoàn thể nhận uỷ thác cho vay và Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện trong việc xử lý các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng, xử lý các hộ vay có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ cho nhà nước.

3.3.4 Đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác

Thực hiện đầy đủ các nội dung văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã ký kết: tăng cường công tác kiểm tra đơn vị trực thuộc cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo thực hiện tốt việc bình xét đối tượng cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn, tăng tỷ lệ thu lãi.

Chỉ đạo các Tổ TK&VV nêu cao ý thức phục vụ hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, không được xâm tiêu gốc lãi của hộ vay của hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, không được thu phí hộ vay; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ khi phát tiền vay đến khi sử dụng vốn và thu hồi nợ; hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, đưa ra những mô hình sản xuất hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Chương III khóa luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau đây:

Đề cập đến những định hướng xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, chiến lược của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025.Trên cơ sở đó đề cập đến định hướng hoạt động tín dụng chính sách tại chi nhánh PGD Ngân hàng Chính sách Xã hội quận Ngô Quyền.

Đề xuất 5 giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại chi nhánh PGD ngân hàng chính sách xã hội quận Ngô Quyền,thành phố Hải Phòng.

KẾT LUẬN

Ở nước ta, ngoài tác động của quy luật giá trị phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ, tình trạng nghèo đói còn do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến, của chiến tranh và thiên tai liên tiếp. Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chương trình xóa đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.Tín dụng đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo. Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

Việc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp các khoản tín dụng và thực hiện chính sách cho các đối tượng chính sách là một biện pháp tích cực, tại quận Ngô Quyền cho thấy mô hình này mới đi vào hoạt động còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bước đầu đã khẳng định được vai trò trách nhiệm cộng đồng giữa người nghèo rất thiết thực.

Qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội quận Ngô Quyền, khóa luận đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng các đối tượng chính sách trên địa bàn. Những kiến nghị, đề xuất trong đó chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội trên địa bàn quận Ngô Quyền. Em tin những giải pháp này sẽ phát huy tác dụng nếu có sự tham gia nỗ lực của bản thân ngân hàng cũng như nhận được sự ủng hộ phối hợp của các ban ngành liên quan trong quá trình thực hiện.

Với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế của mình để hoàn thành bản khoá luận, bản thân em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức của mình để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo, thực trạng và giải pháp vào việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương.

Tuy nhiên đây là vấn đề rất rộng, rất phức tạp và nhạy cảm, trong khi đó thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cũng như khả năng nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản khoá luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót, vì vậy bản thân em rất mong muốn nhận được sự góp ý của Ngân hàng cơ sở, các Thầy cô giáo và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để cùng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của đất nước. Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tín dụng tại ngân hàng chính sách […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993