Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một Số Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Vận Tải Và DVTM Quang Doanh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Đánh giá chung tình hình tài chính tại Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quag Doanh
Qua quá trình phân tích ở phần trước, ta có thể rút ra những ưu, nhược điểm về tình hình tài chính của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quang Doanh như sau:
3.1.1. Ưu điểm
- Doanh thu của công ty tăng lên rõ rệt qua các năm với tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên rất nhiều. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty có hiệu quả..
- Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính qui định, kịp thời sửa đổi, bổ sung theo những thông tư, chuẩn mực và luật kế toán mới.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách và các qui định tài chính, thuế của Nhà nước.
3.1.2. Nhược điểm Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Tuy nhiên bên cạnh những nhược điểm trên, tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng làm giảm lợi nhuận, công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và có phương hướng giải quyết.
- Khả năng thanh toán của công ty giảm, độ tự chủ về tài chính ngày càng giảm xuống.
- Khả năng thanh toán của Công ty ngày càng giảm do nợ ngắn hạn ngày càng tăng, đặc biệt phần vay và nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác. Điều này phần nào làm cho mức độ độc lập về tài chính của Công ty bị ảnh hưởng.
- Tình hình đầu tư chưa hiệu quả máy móc thiết bị, chưa đáp ứng được hết các đơn đặt hàng, nhu cầu mới.
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình tài chính như vậy
- Lượng hàng tồn kho trong công ty tăng dần trong các năm, năm 2021 là 1.857 triệu đồng, năm 2022 là 2.505 triệu đồng và năm 2023 là 3.104 triệu đồng dẫn đến vốn bị tồn đọng.
- Do nợ phải thu của công ty tăng mạnh từ 2021, 2022, 2023 lần lượt là 8.125 triệu đồng, 11.136 triệu đồng và 10.847 triệu đồng.
- Do chi phí quản lý kinh doanh tăng nhanh, năm 2021 là 4.254,1 triệu đồng, năm 2022 là 5.745 triệu đồng và năm 2023 là 6.225,8 triệu đồng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quang Doanh
3.2.1. Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc mới, thiết bị hiện đại
Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn, tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi, phương tiện giao hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khác hàng cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.2.2. Tăng cường năng lực tài chính cho Công ty Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Kinh doanh vận tải biển và đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác các dịch vụ hàng hải là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Để quản lý chặt chẽ mọi nguồn vốn đầu tư, vốn vay, đảm bảo sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Công ty cần có những giải pháp linh hoạt để tận dụng những khoản thu nhập từ vốn trong thời gian tạm thời nhàn rỗi, góp phần gia tăng các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính.
Lựa chọn cơ cấu tài chính để có sự phối hợp chặt chẽ giữa vốn tự có và vay nợ, còn xem xét khả năng thu lợi nhuận và mức độ rủi ro có thể gặp phải, chú ý tới mục tiêu phát triển của Công ty, ổn định doanh thu.
Dựa trên tình hình phát triển của Công ty có doanh thu và lợi nhuận tương đối ổn định thì việc sử dụng vốn vay có lợi nhiều hơn cho Công ty. Vì khi hệ số nợ cao, nếu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao hơn lãi vay thì sẽ cho Công ty mức doanh lợi vốn chủ sở hữu ở mức cao.
Để giảm thiếu nhu cầu vốn cho Công ty, cần khuyến khích và đẩy nhanh công tác quản lý hàng tồn kho, chính sách thương mại, có những biện pháp tích cực để thu hồi nhanh các khoản phải thu từ khách hàng.
Công ty nên cố gắng tìm kiếm những nguốn vốn tài trợ từ bên ngoài như vay các nhà cung cấp, yêu cầu khác hàng mua để ứng tiền trước hay có chính sách huy động từ các nguồn dư thừa trong Công ty, huy động nội lực để giảm bớt chi phí lãi vay, trả bớt nợ vay.
3.2.3. Bảo về lợi ích và quyền lợi cho các thành viên, nhà đầu tư
Ưu tiên cho hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ sống còn của Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quang Doanh. Tuy nhiên, Công ty cũng luôn cần nhận thức sâu sắc, đánh giá cao sự tin tưởng và hỗ trợ của các thành viên và nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của Công ty. Thể hiện trách nhiệm bảo vệ lợi ích của các thành viên và nhà đầu tư, Công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh việc công bố thông tin đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động và quản lý. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình đầu tư và sử dụng vốn, từ đó đánh giá và đưa ra các giải pháp kịp thời để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra những hướng giải quyết hợp lí tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng đúng một cách linh hoạt sẽ đem lại kết quả cao.
Với một doanh nghiệp thì khả năng tài chính là khác nhau, vấn đề đặt ra là đi sâu phát huy khả năng tài chính nào sẽ có tác dụng cụ thể và đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện vốn có của doanh nghiệp. Từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này kết hợp với việc tìm hiểu thực tế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng, với vốn kiến thức và thời gian còn hạn chế em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tài hình tài chính tại công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quang Doanh như sau:
- Biện pháp 1: Sử dụng hợp lý chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Biện pháp 2: Thu hồi công nợ (Giảm các khoản phải thu).
- Biện pháp 3: Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững.
3.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng hợp lý chi phí quản lý doanh nghiệp Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
3.3.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp
Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành để tăng lợi nhuận là việc mà các doanh nghiệp, các công ty luôn suy nghĩ để phát triển doanh nghiệp, công ty mình. Do đó, công tác quản lý chi phí doanh nghiệp là công tác hết sức quan trọng, nếu làm tốt công tác quản lý này thì doanh nghiệp chỉ mất một khoản chi phí thấp mà hiệu quả. Và ngược lại, nếu công tác quản lý chi phí kém thì chi phí sẽ cao và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được các loại chi phí và các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thể sử dụng hợp lý chi phí, sau cùng là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán và tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí. Do đó, kiểm soát và sử dụng hợp lý các khoản mục chi phí là một trong những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Qua các số liệu phân tích ở Công ty ta thấy chi phí bán hàng xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2022 chi phí bán hàng của Công ty là 952,4 triệu đồng, giảm 50,1 triệu đồng (giảm 5%) so với năm 2021 là 1.002,5 triệu đồng, và đến năm 2023 chi phí bán hàng là 1.025,6 triệu đồng, tăng 73,2 triệu đồng (tương đương tăng 7,7%) so với năm 2022.
Để hiểu rõ thêm về tình hình gia tăng các khoản mục trong chi phí bán hàng, ta xét bảng tổng hợp chi phí sau:
Bảng 3.1. Bảng báo cáo tổng hợp chi phí bán hàng Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Nhìn vào bảng ta thấy, nguyên nhân chính khiến chi phí bán hàng năm 2022 tăng mạnh mẽ so với năm 2021 là do chi phí bằng tiền khác, chi phí dịch vụ mua ngoài. Cụ thể, chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2022 so với năm 2021 tăng 7,5 triệu đồng (tương đương 5,4%), năm 2023 so với năm 2022 giảm đi 39,9 triệu đồng (tương đương 27%) và chi phí bằng tiền năm 2022 so với năm 2021 tăng 47,7 triệu đồng (tương đương tăng 40,3%), năm 2023 so với năm 2022 giảm 57,9 triệu đồng (tương đương 35%) mặc dù năm 2023 chi phí quản lý kinh doanh giảm so với năm 2022 nhưng số tiền chi trả chi phí vẫn ở mức cao.
Công ty cần tìm ra biện pháp giảm phù hợp để gia tăng lợi nhuận cho công ty.
3.3.1.2. Mục đích của biện pháp
- Tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Nâng cao trình đồ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
3.3.1.3. Nội dung của biện pháp
- Công ty cần nắm vững quan hệ trên thị trường, lựa chọn các giải pháp Marketing phù hợp để duy trì lượng khách hàng ổn định sẵn có bên cạnh đầu tư cho tìm kiếm và khai thác thị trường.
- Cần có sự phối hợp giữa lãnh đạo và các nhân viên kinh doanh để tìm ra những bất hợp lý trong chi tiêu. Từ đó phân loại chi phí và lập kế hoạch cụ thể để cắt giảm những chi phí không cần thiết phát sinh trong khâu này.
- Đối với các khoản chi cho dịch vụ mua ngoài, Công ty cần phải xây dựng một định mức sử dụng hợp lý bằng cách xác định rõ nội dung, phạm vi sử dụng từng loại chi phí.
- Đối với các khoản chi tiền mặt cho chi phí chào hàng, tiếp khách, giao dịch hội họp, chi đối ngoại, công tác phí, công ty cần xây dựng kế hoạch chỉ tiêu cụ thể theo từng thời lý. Các khoản chi phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinh doanh và phải được khống chế theo tỷ lệ tính trên tổng chi phí.
- Công ty cũng nên tổ chức các buổi nói chuyện nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm làm cho cán bộ công nhân viên tự nhận thấy rằng tiết kiệm chi phí cũng chính là đem lại lợi nhuận cho Công ty.
- Công ty cũng cần kiên quyết xử lý, qui trách nhiệm rõ đối với những cá nhân không hoàn thành trách nhiệm quản lý, để xảy ra những bất hợp lý trong chi tiêu. Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
3.3.1.4. Kết quả thực hiện
Sau khi thực hiện tốt biện pháp tiết kiệm chi phí, dự kiến doanh thu giữ nguyên, chi phí bán hàng sẽ giảm 21.4 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 10%. Đồng thời lợi nhuận trước thuế cũng tăng 1.9%.
Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp
Bảng 3.3. Bảng một số chỉ tiêu tài chính
Tác động của biện pháp sử dụng chi phí hợp lý đến tình hình tài chính là rất đáng kể. Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) tăng từ 0,118 lần lên 0,12 lần, tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA) tăng từ 0,109 lần lên 0,111 lần, tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ 0,25 lần lên 0,255 lần. Tức là tăng 1,9% so với khi chưa thực hiện giải pháp.
Tiết kiệm được một khoản chi phí và khoản chi phí này có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Công ty giảm một khoản tiền vay và không mất đi chi phí sử dụng vốn nếu là vốn vay, không mất đi chi phí cơ hội nếu là vốn chủ. Tạo được thói quen tiết kiệm cho công nhân viên và góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
3.3.2. Biện pháp 2: Quản lý các khoản phải thu, giảm giá trị khoản phải thu khách hàng Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Nội dung của quản lý các khoản phải thu là phải vừa tăng doanh số bán hàng mà không để bị chiếm dụng vốn qúa nhiều. Để thực hiện tốt điều này Công ty cần áp dụng những hoạt động sau:
- Công ty cần phải tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng thương mại (năng lực tài chính, khả năng trả nợ). Công ty cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích khách hàng thanh toán như: thực hiện triết khấu, giảm gia, có những ưu tiên, ưu đãi đối với những khách hàng trả tiền ngay.
- Theo dõi thường xuyên tình trạng của khách hàng, về thời gian các khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ quá lâu dẫn đến khó đòi.
- Bên cạnh đó Công ty cũng cần tăng cường công tác thu hồi nợ:
- Công ty cần lập bảng phân tuổi các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô các khoản phải thu, thời hạn của từng khoản và có biện pháp thu nợ đến hạn
- Trong công tác thu hồi nợ, Công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh như sử dụng hình thức chiết khấu cho khách hàng trả nợ trước thời hạn.
- Khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn trả Công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ
Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán Công ty có thể tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng
- Đối với các khoản nợ khó đòi: một mặt công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác Công ty có biện pháp xử lý khoản nợ khó đòi này một cách phù hợp như: gia hạn nợ, thậm chí giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất
Như vậy, để quản lý các khoản phải thu, kiến nghị với Công ty nên theo dõi các khoản phải thu như sau:
- Xác định kỳ thu tiền bình quân Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
- Sắp xếp tuổi thọ các khoản phải thu: chia các khoản nợ phải thu thành nợ quá hạn và nợ trong thanh toán, sau đó dựa vào thời gian đến hạn thanh toán của các khoản phải thu để tiến hành xắp xếp, và so sánh tỷ lệ của các khoản nợ phải thu so với tổng cấp tín dụng.
- Xác định số dư các khoản phải thu: chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được nợ tồn đọng của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi vốn, tránh tình trạng mở rộng mức bán chịu.
Thực hiện chính sách bao thanh toán nhằm giảm khoản phải thu
Cơ sở của biện pháp
Trong hoạt động kinh doanh thường không thể tránh khỏi việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp. Qua báo cáo tài chính ta nhận thấy các khoản phải thu của Công ty là khá lớn. Nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của Công ty. Việc này chứng tỏ Công ty đang rơi vào tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, từ đó sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn khi cần thiết và có rủi ro trong thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 3.4: Các khoản phải thu ngắn hạn
Theo bảng 3.1 chiếm chủ yếu trong khoản phải thu ngắn hạn là khoản mục phải thu của khách hàng với giá trị khá lơn là 7.672 triệu đồng. Khoản phải thu này rơi vào một số công ty có giá trị giao dịch khá lớn với công ty Quang Doanh như: Công ty vận tải thủy Hoàng Tiến, Công ty TNHH vận tải sông biển Trường Sơn, Công ty CP vận tải Á Đông. Do tính chất của hoạt động vận tải, dịch vụ thương mại và lĩnh vực kinh doanh rất linh hoạt nên việc mua bán chịu, trả chậm trả sau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các khoản phải thu dây dưa, kéo dài và có giá trị lớn sẽ làm cho vốn của công ty bị ứ đọng, tốn kém các chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chính vị vậy công ty cần kiểm soát và xử lý các khoản phải thu bị đọng, khó đòi, chậm thu hồi.
Nội dung của biện pháp Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, Công ty cần làm tốt công tác thu hồi nợ. Việc này sẽ giúp cho Công ty thu về một khoản tiền nhất định để trang trải các khoản vay nợ của Công ty. Công ty nên sử dụng một dịch vụ trong thu hồi công nợ hiện đại đó là “Bao thanh toán”. Bao thanh toán (factoring) là nghiệp vụ mà theo đó Công ty có công nợ phải thu sẽ bán lại những khoản phải thu của khách hàng cho một Công ty chuyên làm nghiệp vụ thu hồi nợ. Về phía Công ty bán nợ, sau khi bán các khoản phải thu sẽ khỏi phải bận tâm sẽ khỏi phải bận tâm đến việc thu nợ mà chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh.
Để quyết định có sử dụng bao thanh toán hay không công ty phải so sánh giữa việc thu hồi nguyên một khoản phải thu trong tương lai có kèm theo rủi ro và tốn kém chi phí với việc thu ngay ở hiện tại một số tiền bằng khoản phải thu trừ đi một khoản bao thanh toán. Để quyết định chắc chắn có sử dụng dịch vụ “bao thanh toán” hay tự mình thu hồi các khoản nợ cần thực hiện tuần tự các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, bao gồm:
- Lãi suất chiết khấu mà Công ty chuyên mua bán nợ yêu cầu, giả sử là rCK %/tháng.
- Phí bao thanh toán của Công ty mua bán nợ, giả sử là rTT %/giá trị hợp đồng bao thanh toán.
- Chi phí cơ hội vốn của doanh nghiệp, giả sử là rCH %.
Bước 2: Sử dụng các thông tin trên để tính toán trong 2 trường hợp
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bao thanh toán thì số tiền doanh nghiệp nhận được (VTH1) là:
VTH1 = VPT – VPT x rCK x n – VPT x rTT = VPT(1 – n x rCK – rTT)
Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ “bao thanh toán”, thì sau n tháng doanh nghiệp thu được (VPT) đồng. Nếu quy số tiền này về hiện tại thì thực chất doanh nghiệp chỉ thu được số tiền (VTH2) là:
Bước 3: Tiến hành so sánh VTH1 và VTH2 để đưa ra quyết định:
- Nếu VTH1 > VTH2 doanh nghiệp quyết định sử dụng
- Nếu VTH1 < VTH2 doanh nghiệp sẽ chờ đến hạn thanh toán
- Nếu VTH1 = VTH2 tùy theo tình hình thực tế để quyết định
Cụ thể Công ty hiện tại có khoản phải thu là 1.672 triệu đồng, thời gian thanh toán đến hạn gần 4 tháng, và khoản phải thu này là khoản phải thu đảm bảo, chắc chắn thanh toán được khi đến hạn. Công ty cần xem xét có nên sử dụng hình thức “bao thanh toán”: Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Các thông tin liên quan thu thập được như sau: Lãi suất chiết khấu khi ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh toán bằng 1,1%/tháng; Phí bao thanh toán của ngân hàng 0,5% trên giá trị hợp đồng bao thanh toán; Chi phí cơ hội của vốn của Công ty, giả sử 2%/ tháng. Ta có bảng tính toán như sau:
Bảng 3.5: Giá trị các khoản phải thu khi sử dụng bao thanh toán
Hiệu quả của biện pháp
Kết quả tính toán cho thấy nếu sử dụng dịch vụ bao thanh toán Công ty sẽ thu ngay được khoản tiền là 7.296,067 triệu đồng. Nếu không sử dụng dịch vụ bao thanh toán thì 4 tháng sau Công ty sẽ thu được 7.672 triệu đồng. Như vậy, khi xem xét đến chi phí cơ hội của vốn thì số tiền 7.672 triệu đồng 4 tháng sau Công ty mới thu được quy về hiện tại chỉ đáng giá 7.087,953 triệu đồng. Như vậy sử dụng dịch vụ bao thanh toán Công ty sẽ tiết kiệm được thêm 208,114 triệu đồng.
- Tình hình tài chính của Công ty được cải thiện rõ rệt, tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao được ý thức nhân viên của Công ty, sau đó còn làm tăng lợi nhuận sau thuế.
- Các khoản phải thu đã giảm đi rõ rệt làm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng mạnh, từ đó làm cho các chỉ số sau cũng tăng: Khả năng thanh toán tức thời, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đều tăng lên.
3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững
Trong tình hình kinh tế hiện nay, các Công ty vận tải ở Việt Nam đang có từng bước phát triển mạnh mẽ. Vì vậy cần phải xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ được thương hiệu mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Để xây dựng thương hiệu có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tôi nghĩ: Công ty cần phải có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên kể cả đội ngũ cộng tác viên của Công ty. Chiến lược xây dựng thương hiệu phải nằm trong một chiến lược marketing tổng thể, xuất phát từ nghiên cứu thị trường, kĩ lưỡng xác định đối tượng khách hàng là mục tiêu, kết hợp với các chiến lược phát triển sản phẩm, quảng bá, chính sách giá, chính sách phân phối hợp lí, nhằm tạo ra sản phẩm của Công ty có hình ảnh riêng, khác biệt, độc đáo tác động đến tâm lý và nhận thức của khách hàng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển mạng lưới đại lí đưa thương hiệu và sản phẩm của Công ty đến khách hàng. Khi tạo được thương hiệu doanh nghiệp cần quản lí chặt chẽ, đảm bảo uy tín và hình ảnh của Công ty không ngừng được nâng cao.
3.4. Một số kiến nghị về tài chính của Công ty TNHH vận tải Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, ngoài những biện pháp đưa ra, luận văn xin được nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tài chính của Công ty ở những nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Công ty phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế.
- Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phân tích tài chính và coi đó là hoạt động không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp.
- Phát huy tính hữu dụng của các thông tin trên báo cáo tài chính, là cơ sở cho việc kiểm soát tình hình tài chính cũng như việc đưa ra các quyết định đầu tư, phân chia cổ tức và nhận dạng các khả năng rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai.
- Tăng cường công tác quản lý, định kỳ kiểm tra kiểm soát tình hình thu chi và các chỉ tiêu tài chính cơ bản.
- Nâng cấp, sửa sang lại hệ thống kho những chỗ xuống cấp nâng cao hiệu quả cho việc bảo quản hàng hóa.
- Công ty nên đầu tư vào nghiên cứu khoa học, nhằm sản xuất và chế tạo được các chi tiết phụ tùng mới, nâng cao khả năng vận chuyển cà các dịch vụ để đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng, giúp nâng cao sức cạnh tranh làm cơ sở tăng doanh thu và lợi nhuận cũng như HQKD của Công ty.
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt được của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính củ a doanh nghiệp, chuẩn đoán một cách đúng đắn những mặt còn tồn tại cần giải quyết trong công tác tài chính. Việc phân tích không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà nó còn rất quan trọng với các nhà đầu tư và chủ nợ trong quyết định của họ, ý nghĩa với những người lao động trong doanh nghiệp, ngân hàng và Nhà nước. Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị ở ghế nhà trường cùng với hoạt động thực tiễn tại Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quang Doanh em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quang Doanh”. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Cao Thị Thu và sự nhiệt tình chỉ bảo của các cô chú, anh chị phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh doanh trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tài chính là một vấn đề rất rộng lớn, hơn nữa do những hạn chế về trình độ và thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như những đóng góp ý kiến của các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Thương Mại
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cty Vận Tải […]