Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1.Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy
Định hướng nhằm bước đầu cần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái và đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái để đáp ứng nhiều hơn các mong muốn đa dạng của du khách, cuốn hút họ bằng nhiều hoạt động du lịch sinh thái khác nhau được tổ chức trong khu vực Vườn với chất lượng các sản phẩm phục vụ du lịch đạt chuẩn. Một khi các hoạt động du lịch ở đây được phát triển phong phú từ quy mô đến thứ hạng thì Ban quản lý cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm thúc đẩy nhanh chóng công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho khách du lịch khi đến tham quan tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho du khách như chỗ ăn, chỗ ở, đường xá, phương tiện đi lại cho du khách thì du lịch phải đa dạng hóa các cơ sở dịch vụ, các khu vui chơi giải trí cho khách, tạo điều kiện cho khách có thể lưu trú dài ngày và giúp tăng doanh thu cho khu du lịch. Hoạt động khai thác và phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, môi trường sinh thái và các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn, không làm mất cảnh quan của khu du lịch sinh thái. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Đầu tư phát triển và khai thác phải gắn liền với hoạt động tôn tạo, bảo tồn. Tăng cường đầu tư để khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy phát triển mạnh trở thành trọng điểm du lịch của tình Nam Định để thông qua đó tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, có những chính sách thỏa đáng và chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch cho cộng đồng địa phương, phát huy được tinh thần và ý thức làm chủ của người dân địa phương, giúp cho người dân nhận thức được lợi ích từ du lịch và làm những việc có ích cho sự phát triển của du lịch. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh Vườn quốc gia Xuân Thủy đến các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến và muốn đến tham quan du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân địa phương, khách du lịch và thông qua đội ngũ hướng dẫn viên. Xây dựng các tuyến, tour du lịch ngoại tỉnh và nội tỉnh kết nối với Vườn quốc gia Xuân Thủy nhằm làm đa dạng điểm tham quan cho các tour du lịch, tăng số lần khách đến tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy từ các tour du lịch tham quan khác diễn ra nhiều hơn từ các mảng thị trường khách du lịch khác nhau. Hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các ngành khác.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.2.Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
3.2.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái và đa dạng hóa các hoạt động du lịch sinh thái.
Để thu hút được khách du lịch đến Vườn quốc gia Xuân Thủy, Ban quản lý cần tạo lập các sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo. Với đặc điểm của Vườn quốc gia Xuân Thủy có thể phát triển các hoạt động du lịch sinh thái sau:
Săn bắt câu cá, câu cua: Ban quản lý có thể tổ chức loại hình du lịch này dựa trên sự quy hoạch cụ thể ở các khu vực câu cá được khoanh vùng giành riêng cho du khách. Việc vừa câu cá, câu cua vừa được tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên nơi Vườn quốc gia, tận hưởng các luồng gió mát từ biển vào, được phóng tầm mắt chiêm nghưỡng vẻ đẹp kì vĩ tươi đẹp của Vườn quốc gia cũng như được tận hưởng niềm vui khi câu thành công được những con cá, con cua mà khó khăn lắm mới câu được hứa hẹn sẽ là trải nghiệm hấp dẫn khó quên cho du khách.
Du lịch làng nghề: Hiện nay, Ban quản lý mới chỉ tổ chức chuyến tour tới làng nghề nước mắm Sa Châu chứ chưa tổ chức các tour du lịch đến các làng nghề mới xuất hiện như các trang trại nuôi ong, trồng nấm sò. Đây là hai mặt hàng mới độc đáo mang đậm dấu ấn địa phương và đã mang lại thu nhập lớn giúp cải thiện cuộc sống người dân. Du khách đến đây có thể tham quan được mô hình nuôi ong, trồng nấm quy mô lớn của người dân địa phương, được người dân địa phương kể về quy trình sản xuất và được mua trực tiếp các sản phẩm đó để làm quà lưu niệm cho mình hoặc cho người thân, bạn bè. Ngoài ra có thể tổ chức chuyến đi tham quan làng nghề muối Bạch Long thuộc xã Bạch Long trong cùng huyện Giao Thủy- đây là cánh đồng muối rất nổi tiếng với dân nhiếp ảnh khi họ thường tới đây vào buổi chiều để ghi lại hình ảnh diêm dân thu hoạch muối trong ánh hoàng hôn, đồng thời, Bạch Long còn là xã độc canh sản xuất muối lớn nhất huyện Giao Thủy với tổng sản lượng muối hằng năm ước đạt hàng chục ngàn tấn-đến đây du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sự bao la của cánh đồng muối và tận mắt theo dõi quy trình làm muối, từ việc dẫn nước biển vào lạch, tưới nước lên sân cát, phơi cát, gom cát đưa vào bể lọc làm ra nước chạt, rồi từ nước chạt làm ra hạt muối. Kết hợp với việc tham gia một số tuyến điểm khác sẽ tạo sự hấp dẫn đa dạng cho du khách. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí: Vườn quốc gia Xuân Thủy có hệ động thực vật đa dạng dưới cánh rừng bao la và nền văn hóa độc đáo đặc sắc của cư dân địa phương sẽ là nơi phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng giải trí. Loại hình du lịch này có thể thu hút viên chức, doanh nhân quốc tế cũng như nội địa sau những ngày làm việc căng thẳng đến nghỉ dưỡng.
Du lịch lễ hội: Các xã vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy có nền văn hóa đặc sắc của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng. Cần chú trọng khai thác các lễ hội của cư dân bản địa như: đấu vật, đi cà kheo, tham gia lễ hành hương tôn giáo, bơi chải…Du khách được tham gia loại hình này để họ có thể cảm nhận được chính họ là thành viên của cộng đồng để họ ra về và còn nhớ mãi đến Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Trồng cây lưu niệm: Các hãng lữ hành, cộng đồng địa phương sẽ tổ chức cho du khách tham gia trồng cây lưu niệm, cụ thể là trồng rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển vừa để bảo tồn tài nguyên rừng tại đây vừa để tạo cho du khách ấn tượng đối với điểm du lịch và nâng tinh thần trách nhiệm của du khách với điểm du lịch sinh thái.
Du lịch kinh doanh: Là loại hình kết hợp trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh. Trong thời gian tới, Các cấp chính quyền tại huyện Giao Thủy cũng như Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy cần đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại đây. Khi khách đến du lịch thì hoạt động kinh tế sẽ tăng theo, đây là nguồn du khách giúp tăng thu ngân sách địa phương một cách đáng kể. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Bên cạnh đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái thì cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vườn quốc gia Xuân Thủy có hệ sinh thái động thực vật phong phú vì vậy mọi công trình khi được xây dựng ở đây cần được tính đến việc không làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái khu vực. Các cơ sở lưu trú du lịch ở đây phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tiện nghi và có không gian đẹp. Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch cần nhiệt tình, lịch sự, niềm nở để tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách, khiến cho khách có thể quay trở lại nhiều lần hơn. Hoạt động phục vụ du lịch cần được quản lý chặt chẽ, thường xuyên được thanh kiểm tra để có được chất lượng phục vụ tốt nhất cho du khách.
Các món ăn được chế biến trong các nhà hàng cần đa dạng, phong phú từ các món ăn bình dân mang đậm chất địa phương như thủy hải sản hoặc các món ăn khác theo yêu cầu riêng của từng khách đến nét độc đáo của món ăn đặc sản địa phương như nem nắm Giao Thủy chấm nước mắm Sa Châu nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách. Chất lượng thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho du khách. Tàu thuyền phục vụ chuyên chở khách du lịch trong Vườn quốc gia cần phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách trên tàu. Trên tàu thuyền phải sạch sẽ, có đầy đủ áo phao cung cấp cho khách du lịch và chở vừa đủ khách để tránh tình trạng chìm tàu gây nguy hiểm cho cả đoàn. Lượng xe đạp, xe máy phục vụ các chuyến du khảo đồng quê của Ban quản lý cho du khách thuê cần phải được kiểm tra tình trạng hao mòn nhằm sửa chữa kịp thời, nếu cần có thể tăng số lượng xe cho các đoàn khách lớn trong các mùa du lịch cao điểm nhằm tình trạng thiếu xe khi khách quá đông. Các mặt hàng lưu niệm trong khu du lịch cần mang đậm nét địa phương, do người dân địa phương sản xuất , các sản phẩm cần đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của phần đông du khách nhằm tạo ấn tượng khó quên cho du khách từng du lịch đến đây và họ cũng sẽ dùng những sản phẩm đó để cho bạn bè, người thân họ biết đến Vườn quốc gia Xuân Thủy và lượng khách du lịch đến đây nhờ đó có thể tăng lên. Giá cả các mặt hàng lưu niệm cũng phải hợp lý với mẫu mã, hình dáng và chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng chèo kéo, chặt chém khách du lịch.
3.2.2.Cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trong tương lai, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy cần có chính sách đầu tư thông thoáng, kiến tạo và hoàn thiện thêm một số cơ sở pháp lý, kinh tế ổn định để thu hút các doanh nghiệp , người dân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch tỉnh. Cần khuyến khích đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước (cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân) tham gia đầu tư xây dựng phát triển du lịch theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Địa phương quy hoạch chi tiết từng dự án du lịch. Tổ chức đấu thầu kinh doanh du lịch cho tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia và xây dựng quy hoạch chung. Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, hình thành các công ty cổ phần đại chúng trong hoạt động du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư lớn của cộng đồng dân cư để khai thác tiềm năng du lịch sẵn có. Cổ phần hóa có tính xã hội cao và sự quan tâm lợi ích cộng đồng là hai đặc trưng cơ bản mang tính nguyên tắc của sự phát triển bền vững.
Cần đầu tư nâng cấp các hệ thống nhà hàng khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí để thu hút lượng khách du lịch ở Vườn quốc gia Xuân Thủy nhiều hơn. Các khách sạn cần được nâng cấp thêm các dịch vụ tiện ích như spa, bể bơi, …nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh lưu trú cần nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp các quy chuẩn kinh doanh trong hoạt động du lịch. Tăng cường tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như bãi đậu xe, nhà khách, các biển chỉ dẫn, các trạm điện thoại công cộng,tăng cường vốn đầu tư phát triển cho du lịch như xây dựng phát triển hệ thống nhà hàng, quán ăn bình dân, quán cà phê, các dịch vụ karaoke, khu vui chơi giải trí, quán bar, các trung tâm thương mại phục vụ việc mua sắm của khách để thu hút khách đến nhiều hơn. Các công trình này cần được xây dựng theo lối kiến trúc hòa hợp với cảnh quan tự nhiên của vùng và được quy hoạch cẩn thận để không được làm xấu cảnh quan của vùng và không gây ra tác động xấu đến môi trường xung quanh (tiếng ồn, rác thải…). Hệ thống các món ăn trong các hệ thống nhà hàng cần đa dạng, phong phú, từ các món ăn bình dân đến các món ăn đặc sản địa phương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực đa dạng của du khách. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Trong các cơ sở phục vụ du lịch có thể sử dụng các mặt hàng thủ công truyền thống của địa phương để tạo cho khách sự thân thiện, thoải mái, ấn tượng với văn hóa địa phương, tạo ra sự độc đáo với các vùng khác. Đầu tư xây dựng thêm hệ thống đường xá để tăng sự thuận lợi và rút ngắn khoảng cách đến Vườn, xây sửa lại các con đường đã xuống cấp, hạn chế đến mức thấp nhất việc bê tông hóa các con đường trong khu du lịch sinh thái. Cần chú trọng tới việc xây dựng hệ thống công trình vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch để đáp ứng cho khách tham quan.Với quy mô của huyện Giao Thủy thì có thể xây dựng thêm một resort đẳng cấp quốc tế để phục vụ lưu trú cho khách du lịch với hệ thống lưu trú gần gũi, hòa hợp với tự nhiên, thưởng thức thêm nhiều dịch vụ và có được cơ hội giao lưu văn hóa bản địa, tham dự các lễ hội văn hóa với người dân địa phương được tổ chức trong resort…
Tại khu du lịch, tất cả những dịch vụ phục vụ khách du lịch như những quầy hàng lưu niệm, những quán bán bánh kẹo, nước uống, các quán ăn nhỏ phục vụ gần điểm du lịch phải được quy hoạch thành một khu bán hàng riêng, chia ra thành từng gian hàng giống như những quán nhỏ, tránh tình trạng bán rải rác tại các điểm đơn lẻ gây mất mĩ quan và như vậy sẽ tạo cảm giác không chuyên nghiệp khi phục vụ khách du lịch. Khi xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng cũng phải đảm bảo tính khoa học, có khoảng cách thích hợp nhất định để không làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên của khu du lịch và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
Khu vực cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí cho khách cần được đầu tư xây dựng vì thiếu hạng mục này thì khu du lịch sẽ không thể phát triển được. Có thể tổ chức các khu bơi thuyền cho khách, các khu bến thuyền của người địa phương phục vụ hoạt động chèo thuyền chở khách đi thăm quan, quy hoạch các khu dành cho khách câu cá, câu cua, các khu cho thuê thuyền để khách tự chèo tham quan, xây dựng làng văn hóa địa phương để tổ chức các hoạt động văn nghệ văn hóa địa phương như hát ca biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian…nhằm giúp du khách có cơ hội giao lưu và hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống và văn hóa của người dân bản địa… Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Trong tương lai, nếu các cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều hơn để phục vụ du lịch trong vùng thì nên xây dựng thêm một hai trạm điện gần khu du lịch khi mùa cao điểm du lịch đến nhằm tránh tình trạng sử dụng điện quá tải gây cắt điện luân phiên, gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của du khách và hoạt động phục vụ của người dân địa phương. Cần thiết có thể lắp thêm một hai máy phát điện dự phòng với công suất lớn hoặc các thiết bị sử dụng năng lượng thiên nhiên góp phần tiết kiệm điện. Như vậy nếu khu du lịch được xây dựng với quy mô lớn hơn thì sẽ luôn hoạt động bình thường, không bị gián đoạn, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.
Mở rộng bộ phận làm dịch vụ phục vụ khách du lịch tại trụ sở Vườn quốc gia Xuân Thủy để phục vụ nhu cầu của du khách. Xây dựng bến cập tàu du lịch đón khách du lịch đi tàu biển từ Quất Lâm, phát triển đội tàu khách tiêu chuẩn tới tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn; xây dựng hệ thống nhà sàn, chòi quan sát, bãi cắm trại du lịch làm điểm dừng chân cho khách ở Cồn Lu.
Cần tiếp tục duy trì và mở rộng loại hình du lịch cộng đồng và Bảo tàng Đồng Quê tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với cộng đồng dân cư địa phương và những nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống đặc sắc của nền văn minh lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng kết hợp với hàng trăm công trình tôn giáo có kiến trúc độc đáo là những điểm tham quan đầy thú vị cho du khách. Cần đầu tư xây dựng các trang thiết bị phục vụ cho du khách, những hoạt động cho hoạt động cộng đồng, ca múa…; quy hoạch tuyến, điểm du lịch sinh thái cộng đồng cụ thể; hỗ trợ cộng đồng trong việc điều phối khách, phân khu lưu trú, ăn uống, bán hàng… Cần thu hút thêm nhiều hộ dân tham gia hoạt động phục vụ du lịch homestay đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc tế với nguồn vốn đầu tư lớn từ nhà nước, chính quyền các cấp nhằm xây dựng “khách sạn gia đình” để phục vụ du khách từ các thị trường khác nhau, tăng thêm các trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách và giúp tăng cường giao lưu văn hóa giữa khách du lịch với văn hóa địa phương. Khuyến khích , hỗ trợ các hộ nông dân đầu tư phát triển các làng nghề thủ công truyền thống để du khách có thể trải nghiệm với công việc của người dân nơi đây. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Khi hoạt động du lịch phát triển thì cần chú ý đến bảo vệ môi trường. Xây dựng các nhà vệ sinh công cộng, lắp đặt các thùng rác công cộng tránh tình trạng du khách vứt rác bừa bãi khi tham quan. Sau mỗi ngày cần có nhân viên môi trường thu gom rác chuyển đến nơi khác xử lý nhằm đảm bảo môi trường du lịch sinh thái luôn trong lành. Hệ thống cung cấp nước phải được xử lý sạch theo công nghệ sinh học (tránh dùng hóa chất). Các nguồn nước thải phải qua xử lý trước khi thải vào môi trường xung quanh.
3.2.3.Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
Các cấp chính quyền địa phương cần chỉ đạo ngành chức năng tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Từ đó, ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực tại địa phương (người dân bản địa) phục vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm trong khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo.
Các cấp chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái. Người dân địa phương là những người sống ở trong khu du lịch sinh thái cho nên họ là những người hiểu biết rõ nhất về môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương . Nếu thiếu sự tham gia của cộng đồng này thì các hoạt động tổ chức và phát triển du lịch sinh thái sẽ không có hiệu quả.
Một là, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia phát triển du lịch
Một trong những nguyên nhân căn bản cản trở sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động phát triển du lịch là do họ không có cơ hội,điều kiện tham gia. Do vậy, cần công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch để các cộng đồng dân cư trong vùng chủ động tham gia.
Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần tổ chức các diễn đàn để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Cần duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên, giúp cho các thành viên cộng đồng và các bên liên quan thấy được họ chính là chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình ra quyết định cho đến quá trình thực hiện các dự án du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tiễn của khu du lịch sinh thái Xuân Thủy, tạo thuận lợi cho người dân tham gia phát triển du lịch
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa cá nhân với tập thể, tổ chức.
Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn thiên nhiên, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề… phục vụ phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia đầu tư phát triển các ngành nghề gắn với chương trình phát triển du lịch của địa phương.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển du lịch: Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và khách du lịch cũng như việc gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức, hiệp hội du lịch, công ty du lịch trong việc quản lý tại các khu du lịch nhằm ngày càng hoàn thiện môi trường du lịch bền vững.
Ba là, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của cư dân địa phương quanh khu Vườn quốc gia Xuân Thủy Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Việc khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm độc đáo, đậm chất văn hóa địa phương sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào phát triển du lịch. Chẳng hạn, du lịch trở nên hấp dẫn, cuốn hút du khách bởi họ được thưởng thức những đặc sản theo cách chế biến độc đáo của các dân tộc và mua sắm những sản phẩm gắn với văn hóa và sản vật thiên nhiên. Có thể gợi mở cách làm sau:
Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch. Ví dụ, có thể sắp xếp, bố trí không gian bán hàng, dịch vụ phục vụ du khách cho các hộ dân ngay trong khu du lịch để tạo ra sức hấp dẫn du khách đến với điểm du lịch.
Có thể đề cao sự khác biệt và chất lượng cho các nhóm sản phẩm và dịch vụ khác nhau nhằm tạo đặc trưng riêng ở các xã vùng lõi.
Thông qua sự tham gia của cộng đồng địa phương để phát triển những ngành nghề và lễ hội truyền thống, làm hàng thủ công mỹ nghệ,… để khách du lịch được thưởng thức và mua sản phẩm. Các lễ hội, phong tục tập quán cần được bảo tồn và phát huy những nét đặc trưng riêng, là điểm nhấn để thu hút du khách; tổ chức biểu diễn nghệ thuật dân gian, tôn tạo di tích văn hóa-lịch sử, nâng cấp các công trình kiến trúc…
Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ ngân sách trong công tác bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, tôn vinh các nghệ nhân; khuyến khích đóng góp từ thu nhập du lịch của các doanh nghiệp cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về văn hóa, sinh thái. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những người làm du lịch
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch đối với lao động địa phương bằng các chính sách hỗ trợ trong đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, vận động các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch ưu tiên sử dụng nguồn lao động này.
Khảo sát đội ngũ cán bộ, nhân viên và lao động tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, từng địa phương. Từ đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm thông qua các hội nghị, hội thảo khoa học, hội chợ du lịch ở các nước, các địa phương có ngành du lịch phát triển.
Nhân rộng mô hình “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch” nhằm tạo bước chuyển biến mới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững du lịch trong thời gian tới.
Năm là, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch
Cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch chính nơi họ sinh sống, để vừa thu hút các nguồn vốn đầu tư vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập.
Các hỗ trợ ban đầu, như chuyên chở khách, hướng dẫn du lịch, sản xuất và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cung cấp lương thực, thực phẩm v.v.. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Xu thế phát triển du lịch cộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp. Do đó, cần có sự hỗ trợ ban đầu đối với những người mới tham gia làm du lịch, như: tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật sản xuất – kinh doanh, tổ chức tập huấn; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng… giúp họ có các kỹ năng cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng một cách tốt nhất.
Sáu là, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích giữa các chủ thể khi tham gia hoạt động du lịch
Khai thác hiệu quả tài nguyên phát triển du lịch cần quan tâm chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, bảo đảm phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, nếu phát triển du lịch mà thiếu sự quan tâm đến phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn, không chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương mà chỉ chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa để thoả mãn nhu cầu của du khách và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch sẽ làm gia tăng mâu thuẫn, dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bên. Như vậy, rất cần xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý, hài hòa giữa các chủ thể, đối tác cùng tham gia làm du lịch và dân cư trên địa bàn.
3.2.4.Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Cũng như những ngành kinh tế khác, con người – cụ thể là lực lượng lao động là yếu tố then chốt giúp cho du lịch phát triển bền vững. Du lịch là ngành đòi hỏi sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách, do đó trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ của các cán bộ nhân viên trong ngành là rất cao. Nếu nguồn nhân lực này đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết thì sẽ đảm bảo được sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch trong khu vực. Lực lượng lao động du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế cả về số lượng và chất lượng cần phải được cải thiện để đáp ứng đủ tiêu chuẩn phục vụ du lịch. Và để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra về nguồn nhân lực thì Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp cần có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể.
Nhà nước cần chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tổ chức quản lý khu du lịch, định kỳ tổ chức thi tay nghề…để họ có thể nâng cao trình độ quản lý, đưa ra những quyết định đúng đắn trong mọi hoạt động của khu du lịch và truyền đạt lại những người dân địa phương kinh nghiệm làm du lịch. Nhà nước có thể tiến hành các phân loại trình độ của cán bộ, nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy. Kết quả điều tra sẽ đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể của các cấp trình độ chuyên ngành đắp ứng yêu cầu phát triển hiện nay tại khu du lịch từ đó có thể tổ chức các lớp học ngắn hạn được tổ chức định kỳ, mời các chuyên gia, giảng viên trong ngành du lịch đến tập huấn cho đội ngũ trên. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao từ các địa phương khác về làm việc tại tỉnh. Đảm bảo trả lương cao để thu hút những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và trả lương theo việc làm chỉ không chỉ theo trình độ học vấn.
Chú trọng nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ giảng viên; đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm mở rộng quy mô, hình thức đào tạo nhằm huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đáp ứng yêu cầu về kinh phí đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp phối hợp với các trường tổ chức đào tạo tại chức các nghiệp vụ du lịch.
Chính quyền địa phương cần quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, công tác đào tạo lại nguồn nhân lực và đào tạo mới nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho tương lai vì ngành du lịch đòi hỏi chất lượng dịch vụ không ngừng nâng cao.
Nhà nước nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho doanh nghiệp, người dân từ nguồn ngân sách địa phương và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Địa phương giành một phần kinh phí hỗ trợ cho học sinh theo học các nghề du lịch. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên người địa phương là nhân tố tích cực bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái du lịch.
Giáo dục nâng cao trình độ dân trí, cách ứng xử của người dân địa phương đối với khách du lịch, có thể tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện với nhân dân vùng đệm hoặc mở các lớp đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học trong khu vực Vườn quốc gia .
Cần tăng cường đào tạo những người dân địa phương có năng lực để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái trên chính nơi ở của họ nhằm hạn chế tình trạng thiếu hướng dẫn viên địa phương trong mùa du lịch cao điểm. Những lợi thế về các kỹ năng và kiến thức hiểu biết qua kinh nghiệm thực tiễn của người dân địa phương dễ dàng hấp dẫn khách du lịch hơn là những hướng dẫn viên từ những nơi khác đến. Nếu được đào tạo tốt, họ còn trở thành những tuyên truyền viên giáo dục môi trường tích cực trong cộng đồng, đó là một cách lôi kéo hiệu quả người dân địa phương cùng tham gia bảo tồn. Đội ngũ hướng dẫn viên địa phương cần được cung cấp những kiến thức, kỹ năng mềm và ngoại ngữ cơ bản. Ngoài ra hướng dẫn viên cần bồi dưỡng những kiến thức về bảo vệ môi trường du lịch sinh thái, vì trong việc đưa khách tham quan du lịch thì việc nhắc nhở , giải thích cho du khách về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ hướng dẫn viên này. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Ngoài ra cần đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn. Đây là đội ngũ thường xuyên phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách nên phải có những kỹ năng cần thiết và cơ bản trong cách ứng xử với du khách. Sự nhiệt tình, chu đáo, văn minh, lịch sự của những người phục vụ là yếu tố quan trọng tạo ấn tượng tốt và quyết định khách có quay trở lại hay không. Cách thức đào tạo cụ thể như sau:
Bộ phận quản lý nhân sự và đào tạo sẽ dựa trên mục tiêu kinh doanh của khách sạn để xác định nhu cầu đào tạo và thiết kế các chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng bộ phận.
Số lần tổ chức đào tạo: Nhân viên của các bộ phận được tham gia các chương trình đào tạo 3 – 4 lần/ năm.
Thời lượng các chương trình : Thời gian tổ chức các chương trình đào tạo ngắn, thường chỉ diễn ra từ 1-2 tuần, mỗi buổi 3 tuần, mỗi buổi 1,5 giờ. Nhân viên được đào tạo được bố trí học tập vào những thời gian ngoài giờ làm việc.
Hình thức tổ chức đào tạo: Đối với nhân viên các bộ phận trực tiếp phục vụ khách như lễ tân, buồng, phục vụ bàn-bar, bếp…các chương trình đào tạo sẽ được tổ chức ngay tại khách sạn. Đối với nhân viên các bộ phận gián tiếp và các bộ phận bổ trợ khác như an ninh bảo vệ, tiếp thị bán hàng, kĩ thuật…sẽ được cử đi tham gia các chương trình bên ngoài khách sạn.
Hướng dẫn đào tạo: Đối với các chương trình được tổ chức tại các bộ phận thì sẽ do trưởng các bộ phận đó trực tiếp hướng dẫn; các chương trình đào tạo được tổ chức chung cho nhân viên khách sạn thì có thể do nhân viên bộ phận nhân sự và đào tạo hoặc do các chuyên gia có kinh nghiệm của khách sạn tham gia hướng dẫn. Các chương trình tổ chức bên ngoài do các chuyên gia của cơ quan hữu quan trình bày. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Phương pháp đào tạo: Các chương trình đào tạo khác nhau sẽ sử dụng các phương pháp đào tạo khác nhau. Trưởng các bộ phận trong khách sạn sử dụng các băng video do Tổng cục du lịch Việt Nam với tiêu chí đạt chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS ban hành, kết hợp với một số tài liệu hướng dẫn đào tạo cho các bộ phận trong khách sạn của Viện nghiên cứu Giáo dục thuộc Hiệp hội khách sạn và motel Hoa Kỳ (AH&MA Education Institution) xuất bản để tiến hành việc đào tạo cho nhân viên trong bộ phận của mình.
Đánh giá chương trình: Việc đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo tại các bộ phận được trưởng bộ phận trực tiếp đánh giá thường xuyên theo mẫu chung của khách sạn. Việc đánh giá lãi sẽ do trưởng phòng nhân sự tiến hành dựa trên việc đánh giá xếp loại lao động hai lần trong một năm. Đó là căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo cũng như đánh giá về chất lượng chương trình đào tạo đã thực hiện để có biện pháp khắc phục kịp thời.
3.2.5.Tăng cường tuyên truyền quảng bá giới thiệu về du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy
Du lịch tại vườn quốc gia Xuân Thủy nếu muốn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì cần sự chỉ đạo về chủ trương, chính sách thông suốt từ các cấp có thẩm quyền, sự hoạt động hiệu quả của cơ quan chuyên môn, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành liên quan và sự nhập cuộc tích cực của doanh nghiệp và sự hiệu quả của hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.
Công tác thông tin xúc tiến du lịch là một trong những công tác quan trọng cần được ưu tiên, quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch. Để thu hút du khách đến Vườn quốc gia Xuân Thủy ngày càng nhiều trong giai đoạn tới, nhiệm vụ công tác thông tin quảng bá xúc tiến du lịch của Du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy cần có một kế hoạch cụ thể dài hơi và phân theo từng giai đoạn. Phải xây dựng được hình ảnh thương hiệu riêng cho Du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy. Chủ động tìm kiếm và khai thác các thị trường du lịch lớn và tiềm năng, chất lượng sản phẩm dịch vụ cần được nâng cao, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Từ những yêu cầu đòi hỏi trên, để nâng cao hiệu quả công tác thông tin quảng bá và xúc tiến du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Một là: Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò ý nghĩa của bảo tồn môi trường sinh thái cho hoạt động phát triển du lịch bền vững
Giải pháp về gìn giữ, tôn tạo, phát triển tài nguyên và môi trường du lịch sinh thái:
Đảm bảo sự phát triển về nhịp độ, quy mô và loại hình không làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hóa – xã hội khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy. Điều này đòi hỏi cần có những phương án quy hoạch tốt có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm địa phương. Đảm bảo không phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên, đảm bảo lượng khách du lịch trong khu vực chỉ ở mức vừa đủ, không gây ra tình trạng vượt quá sức chứa của khu du lịch. Khuyến khích đa dạng kinh tế – xã hội bằng việc lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương.Chia sẻ những lợi ích thu được góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa xã hội. Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp nhằm giám sát và ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức tài nguyên của du khách. Khuyến khích sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên và hạn chế chất thải.
Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái với phát triển bền vững tự nhiên và môi trường:
Trong thời gian qua các chương trình, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy từng bước dần được thể chế hóa. Vì vây công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo của vùng cần được quan tâm. Đồng thời tăng cường công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đặc biệt, việc phối kếp hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan báo, đài, tạp chí chuyên ngành ở Trung ương cũng như địa phương nhằm tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức cộng đồng về tiềm năng, lợi thế, vai trò của việc khai phác tiềm năng để phát triển du lịch cũng như những tiêu cực của nó nếu như không được xây dựng, phát triển và quản lý đúng hướng. Đồng thời , thông qua những chương trình giáo dục và tuyên truyền sớm đưa các khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái vào chương trình dạy học ở các bậc học: tiểu học, trung học, trung học chuyên nghiệp…Đưa nội dung bảo vệ đa dạng sinh học vào chương trình chính khóa hoặc lồng ghép với các môn học khác trong chương trình giảng dạy của các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp…Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư cần tôn trọng tính đa dạng của thiên nhiên và văn hóa xã hội tại các khu du lịch.Khuyến khích cộng đồng địa phương vào công tác quản lý khu du lịch sinh thái này để đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong đó có du lịch sinh thái.
Xây dựng các chương trình thông tin, tuyên truyền:
Cùng với các thông điệp truyền thông về nhận thức môi trường sinh thái cho cộng đồng địa phương, tổ chức kinh doanh lữ hành, khách du lịch sinh thái. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Nâng cao nhận thức khách du lịch sinh thái: Thông qua giải thích, thuyết phục. Thông tin, giáo dục được xem là việc làm thường xuyên của các nhà kinh doanh. Bởi vì cách ứng xử và thái độ của du khách là chìa khóa dẫn đến du lịch sinh thái bền vững, biểu hiện trình độ nhận thức của du khách: Du khách chọn những doanh nghiệp nào có uy tín về tinh thần trách nhiệm đối với môi trường; Du khách có thể học hỏi và tôn trọng các di sản nhân văn và văn hóa của cộng đồng nơi họ đến thăm. Việc nâng cao nhận thức cho du khách về công tác bảo vệ môi trường sinh thái nơi được đến tham quan là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này sẽ giúp cho công tác quản lý môi trường du lịch nhẹ nhàng, thuận lợi hơn.
Hai là: Tăng cường quy mô và phạm vi hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
Về tuyên truyền:
Phối hợp với báo nói, báo hình, báo viết trung ương và các tỉnh bạn để giới thiệu sản phẩm du lịch sinh thái rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng để nâng cao nhận thức về du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan và văn minh trong giao tiếp thông qua các cấp hành chính quyền, đoàn thể, ban, ngành ở địa phương và các trường học…
In ấn:
Xây dựng bản đồ du lịch với các thông tin về Vườn quốc gia Xuân Thủy . In tờ rơi, các tập ảnh bưu thiếp giới thiệu về những nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa nơi Vườn quốc gia Xuân Thủy. Xuất bản sách hướng dẫn du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy, sách về các lễ hội dân gian truyền thống của cư dân các xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Quảng cáo: Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Sản xuất đĩa CD-ROM giới thiệu về du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy. Không ngừng hoàn thiện trang web thông tin du lịch về Vườn quốc gia Xuân Thủy để quảng cáo trên mạng Internet. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cần được mở rộng cả về phạm và quy mô, trong đó cần chú trọng tham gia các chương trình, sự kiện Thương mại – Văn hóa – Du lịch lớn như: Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội -Việt Nam (VITM); Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE); Tổ chức Hội nghị xúc tiến giới thiệu điểm đến du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy tại các thị trường trọng điểm như: Hà Nội, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông cửu long. Ngoài ra tham gia Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế thường niên World Travel Market (WTM) và các chương trình xúc tiến của Tổng cục Du lịch; tham gia liên kết các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch tại các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài hàng năm để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tăng cường công tác liên doanh liên kết, tổ chức cho các hãng lữ hành trong nước và quốc tế khảo sát và cùng giới thiệu các sản phẩm du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Sản xuất các mặt hàng nông nghiệp đặc trưng của vùng như nấm sò, mật ong, ngao vạng, tôm mang thương hiệu Vườn quốc gia Xuân Thủy trên sản phẩm để tặng cho du khách.
Ba là: Tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường khách du lịch:
Công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện, vì vậy còn thiếu cơ sở cho việc định hình thị trường để xúc tiến quảng bá cũng như việc phát triển thương hiệu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy. Việc triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch thiếu chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm và chưa đáp ứng được yêu cầu theo đuổi thị trường mục tiêu. Cần nghiên cứu thị trường khách tiềm năng để đưa ra những kế hoạch hợp lý, mang lại hiệu quả cao.
Trước hết, ban quản lý khu du lịch cần thành lập một bộ phận marketing chuyên phụ trách các hoạt đồng quảng cáo, tiếp thị hình ảnh cả khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng nhiều hình thức khác nhau. Bộ phận này cần để ra một chiến lược cụ thể, thực hiện một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Nghiên cứu sản phẩm du lịch, nghiên cứu thị trường khách tiềm năng để đưa ra những kế hoạch hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Có thể lựa chọn 1 trong 3 chiến lược sau:
Chiến lược xâm nhập thị trường: Mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng lượng khách của thị trường hiện tại, tăng thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách. Để thực hiện được mục tiêu này, cần phải tăng chất lượng sản phẩm: dịch vụ ăn, ngủ, đi lại, giải trí, thái độ phục vụ…; xây dựng giá cả hợp lý: chính sách một giá, giá theo mùa…; cải thiện môi trường văn hóa xã hội, không để tệ nạn cò mồi chèo kéo, ăn chặn du khách…; cải thiện thủ tục hành chính, tạo môi trường du lịch thông thoáng.
Chiến lược phát triển thị trường: Mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng thêm lượng khách du lịch từ các thị trường khách nước ngoài và thị trường truyền thống. Để đạt mục tiêu này, Ban quản lý cần tiếp thị sản phẩm ở những thị trường truyền thống như Bắc Âu, Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Ngoài ra cần mở rộng thị trường sang các khu vực Mỹ La-tinh, Nam Á, Đông Âu, Nam Âu…
Chiến lược phát triển sản phẩm: Mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng chi tiêu của du khách, tăng thời gian lưu trú và tăng lượng du khách đến Vườn quốc gia Xuân Thủy lần thứ 2, thứ 3…để đạt mục tiêu này thì cần đa dạng sản phẩm các loại hình du lịch như: thiết kế nhiều tour du lịch hấp dẫn, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho du khách lần thứ 2,3…tổ chức các chương trình vui chơi giải trí, đồng thời sản phẩm du lịch không ngừng đổi mới, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Bốn là: Đẩy mạnh liên kết, huy động nguồn lực tham gia xúc tiến du lịch
Hoạt động phối hợp liên ngành trong việc thực hiện tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện, song các cấp, các ngành chưa thực sự coi đó là trách nhiệm liên quan trực tiếp của mình; Sự phối kết hợp giữa các ngành trong hoạt động xúc tiến quảng bá chưa thật chặt chẽ, hiệu quả. Trong khi để đáp ứng một trong những đòi hỏi cơ bản của hoạt động xúc tiến du lịch là tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao.
Để thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động quảng bá xúc tiến hình ảnh của khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy trong điều kiện nguồn kinh phí quảng bá còn hạn chế, Ban quản lý có thể liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Nam Định cùng chung tay góp sức với nhà nước làm quảng bá du lịch. Từ đó các doanh nghiệp có thể đóng góp kinh phí để mở rộng thuê thêm dung lượng sử dụng trên trang website, đóng góp kinh phí in ấn thêm nhiều ấn phẩm du lịch, sự cộng tác của các đơn vị, doanh nghiệp làm du lịch trong việc tiếp đón các đoàn làm phim tuyên truyền quảng bá về du lịch. Đặc biệt , các doanh nghiệp có thể phối hợp cùng Ban quản lý tham gia tuyên truyền quảng bá tại các hội chợ du lịch tại các địa phương trên toàn quốc. Hoạt động đó có thể thu hút được sự tham gia của các công ty du lịch, hãng lữ hành, cơ quan báo chí, truyền thông. Sự nhiệt tình, hiếu khách của người dân, vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên vườn quốc gia cùng với các sản phẩm du lịch độc đáo có thể gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, từ đó có thể họ sẽ tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch của Vườn đến bạn bè, người thân, người quen và việc đó sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn đến với Vườn quốc gia. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Năm là: Tập trung phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch
Phát triển website www.vuonquocgiaxuanthuy.org.vn trở thành địa chỉ chuyên cung cấp, hỗ trợ thông tin du lịch. Đây là công cụ hiệu quả của ngành du lịch tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn trong việc cung cấp thông tin, quảng bá, tiếp thị sản phẩm dịch vụ, đáp ứng công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch nhanh chóng, kịp thời . Ngoài song ngữ Việt – Anh thì trang nên được viết thêm bằng các ngôn ngữ khác như Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha…để có thể tiếp cận và quảng bá thông tin hình ảnh du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy cho nhiều thị trường khách du lịch quốc tế khác nhau.
Liên kết với các website của các tỉnh lân cận trong cùng vùng đồng bằng Đông Bắc Bộ, của Tổng cục Du lịch và các địa phương khác trong nước để đặt logo hoặc banner để tạo đường dẫn kết nối về website du lịch của tỉnh nhằm tối ưu hóa việc chuyển tải thông tin điểm đến du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy đến các thị trường du lịch trong điểm trong nước và nước ngoài. Nghiên cứu và phát triển khả năng quảng bá trên các trang mạng xã hội và các hình thức quảng bá khác qua mạng internet; phát triển các tiện ích quảng bá du lịch cho các thiết bị cầm tay (điện thoại di động thông minh, máy tính bảng v.v…)
Sáu là: Bổ sung kinh phí cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch
Trong quản lý và phân bổ ngân sách Nhà nước về Du lịch, cần đảm bảo cân đối tỷ lệ chi ngân sách hợp lý cho công tác tuyên truyền quảng bá ở địa phương. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, tập thể và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch.
3.2.6.Xây dựng các tour, tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh kết nối với Vườn quốc gia Xuân Thủy Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Cùng với sự phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên, khu vực phụ cận của huyện Giao Thủy có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị có thể kết hợp trong các tour du lịch. Trước hết, trên đường đi đến thành phố Nam Định du khách có thể ghé thăm Phủ Dầy (Một di tích lịch sử nổi tiếng – nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh ở huyện Vụ Bản – cách thành phố Nam Định khoảng 15 km). Đến thành phố Nam Định du khách tham quan cụm di tích lịch sử : Đền Trần, Chùa Tháp, Đền Bảo Lộc – là nơi lưu giữ những chứng tích hào hùng về một triều đại hưng thịnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Du khách cũng có thể ghé thăm tượng đồng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn uy nghi bên hồ Vị Xuyên. Trước khi rời thành phố Nam Định đến với mảnh đất Giao Thủy để có dịp tìm hiểu thêm về đất và người của mảnh đất ngàn năm văn hiến này, du khách hãy ghé thăm làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê – Nam Điền (ở ngoại thành thành phố Nam Định). Đến đây du khách sẽ gặp những bất ngờ hết sức thú vị khi chứng kiến những cỏ cây hoa lá tự nhiên vô tri vô giác những dưới những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành sinh vật có hồn, đẹp mắt và sống động lạ thường.
Xuôi tiếp xuống phía nam du khách có thể ghé thăm chùa Keo – Cổ Lễ, nơi gắn liền với các truyền thuyết về Thánh sư Khổng Minh Không và những điển tích của Phật giáo kì thú, cùng với lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp huyền bí, chùa Keo như đưa con người về với cội nguồn của tiêu chí “Chân, Thiện, Mỹ”. Đi xuôi xuống đất Xuân Trường du khách có thể ghé thăm một điểm văn hóa- lịch sử khác cũng rất có ý nghĩa, đó là tượng đài bằng đồng và nhà lưu niệm của Cố Tổng bí thư Trường Chinh tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng. Cách làng Hành Thiện không xa là tòa thánh Phú Nhai và Trường dòng Bùi Chu. Đây còn là 1 trung tâm lớn của Thiên Chúa giáo.Trường dòng Bùi Chu cùng với nhà thờ Phát Diệm là hai cái nôi đầu tiên của Thiên Chúa giáo ở miền Bắc Việt Nam và cũng là nơi cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển và ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo ở khu vực. Trên đường đến với Giao Thủy, du khách có thể ghé thăm Tòa thánh Phú Nhai – là nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng từ những năm 30 của thế kỉ trước. Giao Thủy là khu vực giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều tập tục sinh hoạt khác nhau (đi theo đạo Thiên Chúa có xã chiếm 80% dân số). Trên địa bàn huyện có rất nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo trong đó có 15 nhà thờ lớn nằm rải rác ở các khu vực trong huyện. Điều này vừa tạo nên những khó khăn cho công tác quản lí, song đồng thời cũng tạo nên một đặc điểm hấp dẫn đối với việc phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Giá trị văn hóa bao trùm của huyện Giao Thủy là văn hóa vùng biển. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương rất chú trọng việc đầu tư nâng cấp lễ hội truyền thống của cư dân. Ngoài ra ở vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy còn có bảo tàng tổng hợp và bảo tàng đồng quê là hai nơi sẽ giúp du khách hiểu được nhiều hơn về mọi giá trị thiên nhiên và nhân văn của khu vực Vườn quốc gia. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Tour du lịch nội tỉnh Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Biển Quất Lâm ( 2 ngày 1 đêm)
Ngày 1: Hà Nội – Vườn quốc gia Xuân Thủy – Biển Quất Lâm (ăn trưa, tối)
7h00: Xe và hướng dẫn viên của công ty đón đoàn tại điểm hẹn khởi hành đi Vườn quốc gia Xuân Thủy
11h30: Quý khách tới Vườn quốc gia, đoàn nghỉ trưa, ăn trưa
13h00: Quý khách lên thuyền thăm quan ( 4 tiếng) tuyến du lịch thăm quan rừng ngập mặn Xuân Thủy và chiêm ngưỡng sự kỳ thú của các loài chim trong vườn quốc gia này. Điểm xuất phát từ trụ sở vườn quốc gia Xuân Thủy đi theo sông Vọp ra cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng). Trên đường đi, du khách có thể ghé thăm ngọn Hải Đăng – Tiền Hải, đài quan sát Cồn Ngạn và thăm Cồn Xanh – một đảo cát pha mới bồi. Sau đó du khách thăm đảo Cồn Lu và quay về thăm các cánh rừng ngập mặn ở cửa sông. Nếu may mắn, du khách có thể được ngắm nhìn những đàn chim di trú đang bình thản kiếm ăn ở ngay đầu sông Trà. Tàu quay về bến. Xe đưa đoàn về bãi biển Quất Lâm (cách 15 km). Quý khách ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn bãi biển Quất Lâm. Ngày 2: Quất Lâm – Hà Nội (ăn sáng , trưa)
7h00: Sau bữa sáng, đoàn tự do tắm biển tại bãi biển Quất Lâm. Đoàn ăn trưa tại khách sạn, trả phòng.
13h00: Quý khách lên xe khởi hành về Hà Nội.
17h00: Quý khách về đến Hà Nội. Chia tay quý khách, kết thúc chuyến đi tốt đẹp.
Tour du lịch liên tỉnh Chùa Keo- Vườn quốc gia Xuân Thủy- Bảo tàng Đồng Quê 1 ngày
Sáng: Hà Nội- Chùa Keo- Vườn quốc gia Xuân Thủy (Ăn trưa)
6h00: Xe và hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn và khởi hành đi Thái Bình trên đường đi đoàn tự túc bữa sáng tại Thành phố Phủ Lý. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Tiếp tục hành trình đoàn khởi hành đi huyện Vũ Thư- Thái Bình, Quý khách thăm quan và làm lễ dâng hương tại chùa Keo- một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam . Ngôi chùa được khởi dựng từ thời Lý và đến nay được xem là một trong những kiến trúc tiêu biểu của Chùa Bắc Bộ. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và được các nghệ nhân điêu khắc thời Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Sự độc đáo không chỉ bởi ngôi chùa được kiến tạo bởi hàng trăm gian nhà với kích thước hoàn toàn khác nhau, ngôi chùa còn sở hữu một Gác chuông lớn bậc nhất, có kiến trúc độc đáo nhất cả nước. Tiếp tục hành trình đoàn lên xe đi Vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định.
Trưa: Đến vườn quốc gia Xuân Thủy Nam Định đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng.
Chiều: Vườn quốc gia Xuân Thủy – Bảo tàng Đồng Quê – Hà Nội
Chiều: Đoàn nghe giới thiệu về những loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ quốc tế như: Cò thìa, Cò lao Ấn Độ, Cò trắng Trung Quốc, Choắt chân màng lớn, Choắt mỏ thìa, Choắt mỏ vàng, Bồ Nông, Mòng bể mỏ ngắn. Riêng Cò thìa và Choi choi mỏ thìa trên toàn lãnh thổ Việt Nam hầu như chỉ còn bắt gặp ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. Đây là “sân ga” của hàng vạn con chim di cư tránh rét phương Bắc về phương Nam bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa xuân, khi thời tiết ấm áp hơn chúng lại bay trở về nơi sinh sản, nghe giới thiệu về hệ sinh thái động thực vật phong phú tại Vườn quốc gia. Đoàn di chuyển qua đài quan sát cao 15 m ngắm nhìn toàn cảnh vườn quốc gia Xuân Thủy và hệ thống rừng sinh thái tại vườn quốc gia. Tiếp tục hành trình đoàn ngắm cảnh cánh đồng nuôi trồng các loại thủy sản như Tôm, Ngao, tìm hiểu quy trình làm muối của bà con ngư dân. Đến Bảo tàng Đồng Quê một dự án văn hóa do nhà giáo Ngô Thị Khiếu sáng lập, công trình được xây dựng ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đây là một trong số hiếm hoi Bảo tàng về văn hóa Đồng quê mà lại do tư nhân thành lập. Nơi đây sẽ tái hiện lại cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay. Với nhiều hiện vật đơn sơ những rất đa dạng, phong phú, có ý nghĩa sâu sắc về bảo tồn văn hóa dân tộc.
16h30: Lên xe về Hà Nội. Về tới Hà Nội. Chia tay, kết thúc chương trình hẹn gặp lại quý khách.
3.2.7.Tăng cường công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
Cần xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường; các dự án tại khu bảo tồn cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được giám sát môi trường. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, đây là biện pháp đề phòng hiện tượng ô nhiễm đối với khu du lịch, trong đó chú trọng chất thải, nước thải của các cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng dân cư dọc sông.
Thực hiện giải pháp kỹ thuật môi trường cho các dự án quy hoạch: xây dựng các công trình kỹ thuật về thu gom, xử lý cho khu vực Vườn ; khuyến khích các dự án áp dụng các phương pháp, công nghệ ít tác động đến môi trường trong quá trình thi công hoặc vận hành các dự án sau này.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất có chất thải. Khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện tốt trong việc bảo vệ môi trường…Tăng cường các hình thức và mức độ xử phạt những vi phạm về môi trường, nhất là các hành động xả thải làm ô nhiễm cảnh quan, ô nhiễm môi trường không khí, nước. Đưa ra các mức phạt nếu du khách không tuân thủ những nguyên tắc của khu du lịch về bảo vệ môi trường như xả rác bừa bãi , đi vệ sinh không đúng quy định, …
Các cơ sở lưu trú du lịch cần nâng cấp cả về thứ hạng và đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường như nhà vệ sinh cho người khuyết tật, trang bị đồng bộ hệ thống tiết kiệm điện, nước, sử dụng năng lượng tái tạo…
Đặt các thùng rác công cộng trên đường vào khu du lịch, đặt thùng rác tại khu trung tâm và các khu khách dừng chân tham quan, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại mỗi điểm tham quan để tránh tình trạng du khách đi vệ sinh bừa bãi.
Thành lập đội vệ sinh môi trường làm công tác thu gom rác thải, làm sạch môi trường nước, hàng ngày thu gom và đưa rác thải đến nơi khác xử lý. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Đối với các dự án đầu tư mới, cần đánh giá tác động môi trường và thực hiện nghiêm túc các quy định về xả thải trong quá trình vận hành. Với những dự án đã được đầu tư, cần rà soát lại các hạng mục công trình, quy trình xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đúng quy định. Các xã vùng đệm của Vườn cần quan tâm và có kế hoạch, lộ trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, không thải trực tiếp xuống biển, sông ngòi…
Cần hình thành mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phần như ban quản lý Vườn, chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, khách du lịch…Mô hình này cần có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia và quy chế thực hiện cụ thể để các thành phần tham gia căn cứ thực hiện. Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước mà còn có vai trò không nhỏ của du khách – những người trực tiếp thụ hưởng dịch vụ du lịch. Do đó cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến những quy tắc ứng xử khi tham gia du lịch.
Cần tăng cường năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; tạo công ăn việc làm cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với cuộc sống và đối với du lịch, tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động du lịch nâng cao đời sống của họ để họ thấy được lợi ích của việc phát triển du lịch từ đó họ có ý thức làm du lịch và có ý thức với môi trường. Đào tạo cho họ những kỹ năng trong giao tiếp ứng xử với khách để họ có thể tuyên truyền cho du khách bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái. Cần sự vào cuộc của các hệ thống hành chính với sự gắn kết của gia đình, nhà trường, hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, từ đó đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể liên quan, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường du lịch cho Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Ban quản lý dự án cần xác định sức chứa của khu du lịch, đảm bảo tuân thủ những yêu cầu về sức chứa để không phá vỡ cảnh quan và không gây sức ép với môi trường.
Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường tại khu du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Tiểu kết chương 3
Qua phần trình bày ở chương 3 tác giả đã căn cứ vào những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy và thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái tại đây để có thể đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại đây gồm: Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái và đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái; Cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch; Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch; Tăng cường tuyên truyền quảng bá giới thiệu về du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy; Xây dựng các tour, tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh kết nối với Vườn quốc gia Xuân Thủy; Tăng cường công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp này có thể sẽ giúp cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy đạt hiệu quả tốt hơn trong tương lai không xa, nhờ đó giúp cho kinh tế địa phương phát triển, cải thiện đời sống người dân, nguồn tài nguyên du lịch được gìn giữ bảo tồn , giúp thay đổi bộ mặt nông thôn của một vùng quê Giao Thủy còn nhiều khó khăn và hoạt động du lịch ở đây nếu phát triển hơn trong tương lai có thể đóng góp lớn cho tỉnh Nam Định và cho đất nước.
KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ, gắn với văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái có tính giáo dục môi trường cao và phải có trách nhiệm với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho cư dân địa phương và phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Để hoạt động du lịch sinh thái phát triển thì rất cần những giải pháp tích cực cụ thể được đưa ra căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh thực tế để đảm bảo phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng cho toàn khu.
Du lịch sinh thái phải hoạt động tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn;
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái;
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng;
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Vườn quốc gia Xuân Thủy là quần thể rừng ngập mặn nằm ở cửa sông Hồng, nơi có hệ sinh thái phong phú và là sân chim của các loài chim di cư từ thế giới đổ về, chủ yếu là từ Bắc bán cầu để nghỉ ngơi trong hành trình di cư về phía Nam tránh rét, trong đó có nhiều loài chim quý được ghi trong sách đỏ thế giới. Nơi đây còn có nền văn hóa đặc sắc của cư dân địa phương hình thành trong suốt lịch sử khai phá và sinh sống tại đây. Nơi đây còn là điểm Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á và duy nhất ở Việt Nam. Điều kiện tự nhiên và nền văn hóa địa phương đặc sắc là điều kiện phù hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Hiện nay, trong quá trình khai thác Ban quản lý đã có nhiều thành công trong công tác bảo tồn hệ sinh thái và gìn giữ các nét văn hóa của cư dân địa phương, đảm bảo cho các yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên việc nâng cấp các cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng du lịch ở đây vẫn còn hạn chế. Hiện Vườn mới chỉ đáp ứng các nhu cầu tham quan du lịch chứ chưa đáp ứng được nhiều các nhu cầu vui chơi giải trí cho khách. Bài khóa luận đã phân tích những điểm tích cực và hạn chế trong công tác phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy . Để hoạt động du lịch tại đây phát triển hơn trong tương lai thì rất cần đến sự chung tay của các cấp quản lý cũng như của người dân địa phương. Để từ đó có các giải pháp hợp lý, đồng bộ nhằm phát triển du lịch tại Vườn trong tương lai như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, nâng cao tay nghề của đội ngũ làm du lịch tại địa phương, …Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Vườn quốc gia Xuân Thủy có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Vì vậy chúng ta cần quy hoạch và phát triển du lịch ở đây với tính toán hợp lý, đúng mức, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch nhằm đặt mục tiêu phát triển bền vững lâu dài cho khu du lịch, nhờ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao, để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy […]