Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại khu Du lịch quốc gia Tam chúc – Hà nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Định hướng .

3.1.1. Định hướng tổng quát

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thể hiện trong quan điểm Chiến lược phát triển du lịch theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức cạnh tranh, phát triển du lịch tâm linh dựa trên các quan điểm chủ đạo sau:

Thứ nhất, Du lịch tâm linh phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.

Thứ hai, Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lich tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Thứ ba, Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần.

Theo thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030.

Khu DLQG Tam Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và 3 thôn: Vồng, Khuyến Công và Khả Phong thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Diện tích vùng lõi ưu tiên tập trung phát triển Khu DLQG Tam Chúc là 4.000 ha.

Mục tiêu chung đến năm 2025, Khu du lịch Tam Chúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Tam Chúc trở thành Khu DLQG với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, hình thành thương hiệu khu du lịch, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cùng với các cụm du lịch phụ cận trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và cả nước.

Cụ thể, đến năm 2025 đón khoảng 3.700 ngàn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 470 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 6.000 ngàn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 750 nghìn lượt; năm 2025 tạo việc làm cho khoảng 2.400 lao động, trong đó có khoảng 900 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 4.500 lao động, trong đó có khoảng 1.800 lao động trực tiếp.

Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành), năm 2025 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 1.700 tỷ đồng. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Trong đó, thị trường khách khách du lịch nội địa tập trung khai thác thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc (Hưng Yên, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Từng bước mở rộng khai thác thị trường khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Thị trường khách du lịch quốc tế chú trọng thu hút thị trường khách du lịch đến từ Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…); các nước trong khu vực ASEAN; Tây Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Ấn Độ.

Về tổ chức không gian phát triển du lịch trên nguyên tắc khai thác hợp lý giá trị và sự phân bố của hệ thống di tích, các điểm cảnh quan; hình thành các mối liên hệ giữa các phân khu chức năng, giữa các điểm du lịch trong không gian quy hoạch nhằm hình thành không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa, bảo đảm mối liên kết với các điểm du lịch lân cận; hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp và di chuyển dân cư trong khu vực; giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường và đời sống của người dân trong khu vực quy hoạch.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Ngành Du Lịch

3.1.2. Các định hướng phát triển chủ yếu Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Phát triển thị trường khách du lịch

Thị trường khách du lịch nội địa: Tập trung khai thác thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc (Hưng Yên, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Từng bước mở rộng khai thác thị trường khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Thị trường khách du lịch quốc tế: Chú trọng thu hút thị trường khách du lịch đến từ Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…); các nước trong khu vực ASEAN; Tây Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Ấn Độ.

Phát triển sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch chính:

Du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội: tham quan các công trình kiến trúc Phật giáo; nghiên cứu Phật học; các biểu tượng điêu khắc; tham dự các lễ hội, tìm hiểu văn hóa lịch sử địa phương…;

Du lịch tham quan nghỉ dưỡng sinh thái hồ Tam Chúc: tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên, du lịch nghỉ dưỡng trong lòng hồ…;

Du lịch cộng đồng gắn với hệ sinh thái nông nghiệp: tìm hiểu nền văn minh lúa nước, nghỉ dưỡng và trải nghiệm đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương (homestay)…;

Du lịch golf: tham quan, tập luyện và tham dự các giải thi đấu golf…

  • Sản phẩm du lịch bổ trợ: Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Du lịch ẩm thực, mua sắm: thưởng thức những món ăn truyền thống của địa phương; mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống…;

Du lịch tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo (MICE): tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm giới thiệu sản phẩm…;

Du lịch thể thao: tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời và các hoạt động tập luyện, vui chơi giải trí trong nhà…

Tổ chức không gian phát triển du lịch

Nguyên tắc tổ chức không gian phát triển du lịch: Khai thác hợp lý giá trị và sự phân bố của hệ thống di tích, các điểm cảnh quan; hình thành các mối liên hệ giữa các phân khu chức năng, giữa các điểm du lịch trong không gian quy hoạch nhằm hình thành không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa, bảo đảm mối liên kết với các điểm du lịch lân cận; hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp và di chuyển dân cư trong khu vực; giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường và đời sống của người dân trong khu vực quy hoạch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Tập trung phát triển 06 khu chức năng du lịch chính bao gồm:

Khu trung tâm đón tiếp (tiếp giáp bờ Bắc hồ Tam Chúc): Là nơi đón tiếp và cung cấp thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về dịch vụ nghỉ dưỡng mua sắm, thưởng thức ẩm thực; tham quan, tham gia các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ, hội chợ, hoạt động vui chơi giải trí hiện đại.

Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc (chân núi Thất Tinh và Thung Vạc): Tham quan, hành hương, thực hành tín ngưỡng và chiêm bái các công trình tôn giáo; tham quan Bảo tàng văn hóa truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; tìm hiểu về đạo Phật; tổ chức sự kiện văn hóa văn nghệ, tổ chức các khóa học về Phật học ngắn hạn.

Khu bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc (Phía Tây giáp Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh lộ 74 đi chùa Hương và phía Nam là dãy núi Thất Tinh): Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và động thực vật đặc hữu; tham quan hồ Tam Chúc, các công trình tôn giáo; tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực, tham dự các lễ hội, các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe.

Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc (phía Tây Nam của hồ Tam Chúc): Nghỉ dưỡng cuối tuần, Điều dưỡng dài ngày phục hồi thể lực, tham gia các liệu trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của cư dân địa phương, nghỉ dưỡng và sinh hoạt cộng đồng (homestay).

Khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang: Tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và khu vực; tổ chức hội nghị hội thảo; nghỉ dưỡng, chơi golf, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch (tại Thị trấn Ba Sao): Cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng quy mô nhỏ xen kẽ trong khu dân cư và các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp.

Tổ chức tuyến du lịch

Tuyến du lịch liên vùng:

Tuyến du lịch đường bộ: Tuyến Hà Nội – Tam Chúc – Ninh Bình; tuyến Thái Bình – Nam Định – Tam Chúc; tuyến Thanh Hóa – Ninh Bình – Tam Chúc; tuyến Bắc Ninh, Vĩnh Phúc – Hà Nội – Tam Chúc; tuyến Quảng Ninh, Hải Phòng – Hải Dương – Hưng Yên – Tam Chúc.

Tuyến du lịch đường thủy: Phát triển tuyến du lịch văn hóa tâm linh và du lịch cộng đồng kết nối Khu DLQG Tam Chúc với chùa Hương (theo sông Đáy)

Tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch đường bộ: Tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Duy Tiên; tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Lý Nhân; tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Thanh Liêm. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Tuyến du lịch đường thủy: Tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Thanh Liêm.

Tuyến du lịch nội khu: Tuyến Trung tâm đón tiếp – Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc; tuyến Trung tâm đón tiếp – Khu Bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc; tuyến Trung tâm đón tiếp – Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc; tuyến Trung tâm đón tiếp – Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động Khu du lịch Thị trấn Ba Sao – Khu sân golf Kim Bảng – Khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, thể thao hồ Ba Hang.

Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Về cơ sở lưu trú:

Nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp với các khu nghỉ dưỡng biệt lập, biệt thự du lịch cao cấp được bố trí hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc phong cách truyền thống, sử dụng vật liệu tự nhiên, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cao cấp, trang thiết bị hiện đại và thân thiện với môi trường.

Khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú tại nhà dân với các công trình quy mô nhỏ, bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn, an ninh phục vụ khách du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Cơ sở phục vụ ăn uống: Tập trung phát triển tại Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động du lịch gồm mô hình nhà hàng, chợ ẩm thực, các quán bar được bố trí xen kẽ các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, tổ hợp khách sạn du lịch – thương mại.

Cơ sở vui chơi giải trí: Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí bao gồm vui chơi giải trí ngoài trời với các hoạt động giải trí trên cạn và dưới nước (công viên, sân golf, khu đua xe, du thuyền;..) và vui chơi giải trí trong nhà (câu lạc bộ thể thao, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ, nhà văn hóa cộng đồng…).

Hệ thống chợ, trung tâm thương mại:

Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị gắn với các tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng; chợ truyền thống tại Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch; hệ thống các siêu thị mini trong Khu vực du lịch cộng đồng Tam Chúc.

Xây dựng các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm tại Khu trung tâm đón tiếp; Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

Về giao thông

Tuyến giao thông đối ngoại: Nâng cấp quốc lộ 21A đoạn từ Tam Chúc đi thành phố Phủ Lý; nâng cấp tuyến tỉnh lộ 74 đoạn đi qua Khu DLQG Tam Chúc tới địa phận Hà Nội; xây dựng tuyến đường T3 từ Tam Chúc kết nối với quốc lộ 1A; xây dựng tuyến đường từ Tam Chúc – Chùa Hương; xây dựng, cải tạo các đoạn của tuyến đường từ quốc lộ 21A (khu vực gần dốc Ba Chồm đến cầu Khả Phong). Nghiên cứu kết nối giao thông với các tuyến đường bộ cao tốc như đường vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội, đường Hồ Chí Minh (giai đoạn sau 2030); nghiên cứu đầu tư tuyến Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính tạo nên hành lang du lịch văn hóa – tâm linh, kết hợp với các điểm danh lam thắng cảnh trong khu vực.

Tuyến giao thông đối nội: Hoàn chỉnh các tuyến giao thông nội bộ (đường bộ và đường thủy) kết nối các phân khu chức năng trong Khu DLQG Tam Chúc.

Đầu tư xây dựng hệ thống bãi đỗ xe; xây dựng cổng chính Khu DLQG Tam Chúc; cảng đường thủy, bến thuyền đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại khu vực ven sông Đáy đoạn gần cầu Khả Phong.

Về cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường: Theo định hướng phát triển chung của ngành và của địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch qua từng thời kỳ.

Định hướng đầu tư Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Giai đoạn trước 2025 tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật Khu DLQG Tam Chúc và các dự án thành Phần theo các khu chức năng nhằm tìm bước nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Khu DLQG Tam Chúc.

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Tam Chúc, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, vốn ODA, vốn FDI, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành Phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó, ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách Nhà nước ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ tài nguyên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

3.2. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Tam Chúc

3.2.1. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp các hạng mục của khu du lịch kết hợp công tác bảo tồn.

Tập trung nguồn lực, tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào các khu, điểm du lịch tâm linh dựa trên quy hoạch các khu, điểm du lịch tâm linh. Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc Việt Nam để thu hút khách du lịch; đầu tư vào hạ tầng tiếp cận điểm du lịch linh và hệ thống cơ sở dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiện nghi, hài hòa với không gian và tính chất khu, điểm du lịch tâm linh.

Nâng cấp đường giao thông đến khu di tích; đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các công trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Khu du lịch quốc gia Tam Chúc trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế; đầu tư, làm mới các biển chỉ dẫn, giới thiệu về ý nghĩa, giá trị của các di tích để người dân trong và ngoài nước tìm hiểu, nghiên cứu.

Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị Khu du lịch quốc gia Tam Chúc; khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch như: cung cấp dịch vụ ăn uống với các món ăn đặc sản địa phương; hướng dẫn du khách tham quan, tìm hiểu các di tích, lễ hội; sản xuất và cung ứng các mặt hàng lưu niệm; cung cấp dịch vụ lưu trú và các hình thức vui chơi giải trí…; cần mở lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để người dân hiểu biết hơn về lợi ích, trách nhiệm phát triển du lịch, về kỹ năng, nghiệp vụ, cách hướng dẫn, giao tiếp với du khách để họ thực sự là đối tượng hưởng lợi từ phát triển du lịch.

Thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại khu, điểm du lịch tâm linh; có cơ chế điều tiết, tái đầu tư vào quản lý điểm đến du lịch tâm linh bằng nguồn tài trợ, công đức, đóng góp tự nguyện của du khách. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, mang lại sự hưởng lợi tối đa cho cộng đồng dân cư tại điểm du lịch tâm linh.

3.2.2. Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Công tác đầu tư tu bổ, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, hệ thống chùa, đình, đền cơ sở thờ tự cũng như hạ tầng tiếp cận điểm du lịch tâm linh cần được quan tâm.

Nâng cao chất lượng hoạt động lưu trú, nâng cấp các khách sạn hiện có và khẩn trương tập trung đầu tư xây dựng khách sạn cao sao tại Trung tâm Phủ Lý; khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tại Phù Vân. Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn nhỏ, nhà nghỉ theo hướng sinh thái tại các cụm du lịch Kim Bảng, Lý Nhân, Duy Tiên. Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú trong tỉnh. Hướng dẫn, khuyến khích các nguồn đầu tư trong cộng đồng để xây dựng phát triển hệ thống các khách sạn mini, nhà nghỉ theo tiêu chuẩn quy định tại các trung tâm du lịch.

3.2.3. Phát triển dịch vụ du lịch

Tổ chức cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch tâm linh và tăng cường quản lý điểm đến du lịch tâm linh

Tăng cường nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh trong mối liên kết phát triển các loại hình du lịch khác đi liền với quản lý điểm đến trở thành thương hiệu du lịch nổi bật như Yên Tử, Hương tích, Bái Đính…

Thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại khu, điểm du lịch tâm linh; có cơ chế điều tiết, tái đầu tư vào quản lý điểm đến du lịch tâm linh bằng nguồn tài trợ, công đức, đóng góp tự nguyện của du khách.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý – tổ chức, quy hoạch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Cần kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh để tăng cường hiệu quả công tác quản lý phát triển du lịch tâm linh. Tiếp tục duy trì và phát triển các nghi lễ sinh hoạt tâm linh có ý nghĩa tích cực, nghiên cứu sưu tầm, chọn lọc phục dựng và phát triển các nghi lễ truyền thống có tác dụng tích cực tới nhận thức của người dân và du khách.

Đề xuất mô hình quản lý Khu du lịch quốc gia Tam Chúc theo quy định của Luật du lịch và các quy định pháp luật liên quan để thống nhất quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động khai thác, phát triển và vận hành khu du lịch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, thắng cảnh Tam Chúc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; ban hành Quy chế quản lý Khu DLQG Tam Chúc theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

Nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng Khu DLQG, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong Khu DLQG; giám sát các dự án được duyệt trong Khu du lịch quốc gia bảo đảm theo đúng định hướng quy hoạch.

Việc đầu tư xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng trong phạm vi Khu DLQG gia Tam Chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch xây dựng được duyệt, quy chế quản lý Khu du lịch và các quy định pháp luật khác có liên quan. Chấp hành đúng các quy định về tổ chức hoạt động du lịch tại những khu vực nhạy cảm liên quan tới an ninh quốc phòng.

Việc chuyển đổi các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp sang đất phục vụ Mục tiêu phát triển du lịch trong phạm vi Khu du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Bảo đảm hành lang bảo vệ nguồn nước; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng và các quy định pháp luật liên quan khác trong phạm vi quy hoạch.

3.2.5. Đào tạo và củng cố nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Các hướng dẫn viên hiện nay chủ yếu là người dẫn đường, yếu tố quan trọng là lịch sử, văn hóa các dân tộc… còn hạn chế. Chính vì vậy, hướng đào tạo cần mang tính chuyên sâu, có bài bản nhằm nâng cao kiến thức về các điểm du lịch tâm linh để truyền tải đến du khách. Cần có những khóa học ngắn hạn giúp hướng dẫn viên hoàn thiện kiến thức về dân tộc, văn hóa, lịch sử, địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử các ngôi đền, chùa.

Khai thác nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ là người địa phương để đào tạo nghề thông qua việc đào tạo trực tiếp, hợp tác đào tạo với các Trung tâm đào tạo nghề uy tín hoặc các khóa đào tạo nghề do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tổ chức và tài trợ để cung cấp nguồn nhân lực về lữ hành, hướng dẫn và nghiệp vụ khách sạn phục vụ trong Khu du lịch Tam Chúc. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về du lịch – dịch vụ cho đội ngũ lao động gián tiếp, người dân trong khu vực tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch – dịch vụ. Tuy nhiên, đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh và các địa phương, phù hợp và thống nhất lộ trình của các quy hoạch, kế hoạch liên quan đã được phê duyệt, đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch Hà Nam từng bước trở thành “Điểm đến hấp dẫn”, thu hút các nhà đầu tư, lực lượng lao động, du khách trong và ngoài nước đến sinh sống, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm du lịch”.

Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch nhằm gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo theo yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp sử dụng lao động.

Sử dụng một Phần nguồn nhân lực có chuyên môn từ các địa phương khác để hỗ trợ vận hành và chia sẻ kinh nghiệm cho các lao động địa phương. Trong giai đoạn tiếp theo cần hướng đến Mục tiêu chuyển đổi sang sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ để tối ưu hóa nguồn nhân lực địa phương.

3.2.6. Tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch

Để du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh được đông đảo du khách biết đến thì công tác tuyên tryền, quảng bá cần được triển khai đồng bộ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh dựa trên những đặc trưng riêng. Cùng đó, nâng cao nhận thức cho các cấp hoạch định đến người dân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng của du lịch văn hóa tâm linh. Từ nhận thức, các cấp chính quyền và người dân cùng vào cuộc tuyên truyền, hỗ trợ du khách trong thời gian tham quan, trải nghiệm trên địa bàn tỉnh. Như vậy, du khách sẽ thường xuyên quay trở lại. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Tăng cường phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, xây dựng chính sách và chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch theo đúng với định hướng của ngành và bảo đảm tính bền vững lâu dài.

Liên kết chặt chẽ với thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.

Tích cực tham dự hoặc đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ về xúc tiến quảng bá du lịch góp Phần đưa hình ảnh về Khu DLQG Tam Chúc đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng các tờ rơi, tờ gấp thông tin về sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh. Cùng đó, phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông trung ương và trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.

Mời các đài truyền hình địa phương và trung ương tới thực hiện các Chương trình phóng sự, phim tài liệu giới thiệu về Khu DLQG Tam Chúc tới đồng bào cả nước và kiều bào trên thế giới.

Tăng cường nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh trong mối liên kết phát triển các loại hình du lịch khác đi liền với quản lý điểm đến trở thành thương hiệu du lịch nổi bật.

3.2.7. Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Đời sống tinh thần ngày càng được chú trọng, dẫn tới nhu cầu du lịch ngày càng cao. Tâm lý người Việt lại trọng tín ngưỡng. Hoạt động du lịch tâm linh vừa đáp ứng nhu cầu thư giãn, vừa tìm hiểu các trang lịch sử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng thông qua các di tích và lễ hội. Hiện nay, Khách du lịch tới Tam Chúc vẫn chủ yếu để tham quan, vãn cảnh, cúng bái cầu nguyện. Loại hình du lịch tâm linh này mặc dù chưa thể hiện rõ được ý nghĩa của du lịch tâm linh nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài. Do đó cần đa dạng hóa các hoạt động du lịch tâm linh như loại hình du lịch tâm linh có mục tiêu giáo lý giúp con người trở nên thư thái trong tâm hồn nhờ đó cải thiện tình trạng sức khỏe và có cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng nhất chẳng hạn các hoạt động thể thao tinh thần trong du lịch tâm linh như thiền, yoga giúp con người trở nên thư thái và cân bằng nhờ đó tăng cường sức khỏe cũng như tạo nên sự thoải mái ở cả thể xác và tinh thần

Tăng cường gắn kết các địa phương trong việc hình thành các chương trình du lịch tâm linh, gắn du lịch tâm linh với các loại hình di tích khác nhằm tạo sự phong phú đa dạng của sản phẩm du lịch. Xây dựng các sản phẩm tạo sự thuận lợi, tiện nghi, thu hút sự tham gia trải nghiệm của khách tham quan như: nghi lễ thiền, ăn chay tại chùa, tình nguyện vì cộng đồng… Đặc biệt, chú trọng xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ tham quan, tìm hiểu, chiêm bái những giá trị tâm linh gắn với điểm du lịch.

Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành khai thác các tour văn hóa tâm linh đến Khu di tích Gò Tháp; kết hợp du lịch tâm linh với các loại hình khác như: du lịch sinh thái, homestay, du lịch ẩm thực… để chuyến tham quan thêm hấp dẫn. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

  • Một số chương trình du lịch tới chùa Tam Chúc. Tuyến du lịch liên vùng:

Tuyến du lịch đường bộ: Tuyến Hà Nội – Tam Chúc – Ninh Bình; tuyến Thái Bình – Nam Định – Tam Chúc; tuyến Thanh Hóa – Ninh Bình – Tam Chúc; tuyến Bắc Ninh, Vĩnh Phúc – Hà Nội – Tam Chúc; tuyến Quảng Ninh, Hải Phòng – Hải Dương – Hưng Yên – Tam Chúc.

Tuyến du lịch đường thủy: Phát triển tuyến du lịch văn hóa tâm linh và du lịch cộng đồng kết nối Khu DLQG Tam Chúc với chùa Hương (theo sông Đáy)

Tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch đường bộ: Tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Duy Tiên; tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Lý Nhân; tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Thanh Liêm.

Tuyến du lịch đường thủy: Tuyến Tam Chúc – Phủ Lý – Thanh Liêm.

Tuyến du lịch nội khu: Tuyến Trung tâm đón tiếp – Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc; tuyến Trung tâm đón tiếp – Khu Bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc; tuyến Trung tâm đón tiếp – Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc; tuyến Trung tâm đón tiếp – Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động Khu du lịch Thị trấn Ba Sao – Khu sân golf Kim Bảng – Khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, thể thao hồ Ba Hang.

TOUR CHÙA TAM CHÚC – CHÙA HƯƠNG 1 NGÀY

Tour Du Lịch Chùa Tam Chúc – Chùa Hương 1 ngày đưa quý khách đến với ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á , đươc coi là “Hạ Long trên cạn” sau khi khánh thành sẽ chở thành tour du lịch trọng điểm cùa Hà Nam.

Tour Du lịch Du Xuân Chùa Tam Chúc – Chùa Bà Đanh – Chùa Địa Tạng Phi Lai 1 ngày . Cách thủ đô Hà Nội 60km về hướng nam, có một địa danh phong cảnh hữu tình, núi non trùng điệp, hang động độc đáo nhưng không kém phần linh thiêng, đó là khu danh thắng – di tích lịch sử đền chùa Hà Nam. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Chùa Tam Chúc, đây là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh núi non hùng vĩ. Bởi thế, Tam Chúc được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Hà Nam

Chùa Bà Đanh nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn, ba mặt chùa có dòng sông Đáy bao quanh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, khu vực chùa Bà Đanh nằm cách xa khu dân cư. Tại đây, cây cối mọc um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc lên chùa vào buổi tối phải đốt đuốc, gõ chiêng trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy, dân gian mới truyền tụng nhau câu “Vắng như chùa Bà Đanh”

Địa Tạng Phi Lai Tự – Ngôi cổ tự nổi tiếng của Hà Nam. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Tiểu kết chương 3 

Chương 3 cung cấp một số giải pháp và định hướng nhằm phát triển du lịch tâm linh tại Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hà Nam. Những giải pháp này dựa trên quan điểm cá nhân của bản thân và tình hình thực tế tại Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hà Nam. Một số giải pháp đã được đưa ra tiêu biểu như tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp các hạng mục của khu du lịch kết hợp công tác bảo tồn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nâng cao hiệu quả công tác quản lý – tổ chức, quy hoạch ,….. Giúp Khu du lịch quốc gia Tam Chúc tiếp cận nhiều hơn đến với khách du lịch . Với mục tiêu chung đến năm 2025, Khu du lịch Tam Chúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Tam Chúc trở thành Khu DLQG với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, hình thành thương hiệu khu du lịch, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cùng với các cụm du lịch phụ cận trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và cả nước.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

Hoạt động du lịch tâm linh tự phát hình thành từ xa xưa trong lịch sử loài người, dưới phương diện trải nghiệm cá nhân, nhưng du lịch tâm linh với tư cách là một loại hình dịch vụ du lịch mới được đề cập gần đây. Con người sống không chỉ cần vật chất mà còn cần đến tinh thần lành mạnh, tâm hồn luôn trải rộng với những trải nghiệm tâm linh hướng đến chân, thiện, mỹ để làm cho cuộc sống của chính mình được thăng hoa, do đó họ cần đến nhu cầu tâm linh và du lịch tâm linh.

Du lịch tâm linh góp phần nâng cao tự nhận thức, tự tu dưỡng, tự gột rửa tâm hồn. Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh con người. Du lịch tâm linh cần thiết cho con người trong xã hội hiện đại. Ở nước ta có nhiều tiềm năng để du lịch tâm linh phát triển vì nhân dân ta có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Mặc dù hiện nay du lịch tâm linh của nước ta đang phát triển về số lượng du khách nhưng về chất lượng vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, ngành du lịch và cả hệ thống chính trị nước ta cần nhiều giải pháp đồng bộ và chuyên nghiệp để đưa du lịch tâm linh phát triển bền vững nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, quyết tâm đưa du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm sắp tới. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc.

XEM TIẾP NỘI DUNG TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại tam chúc

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993