Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Định hướng và giải pháp khai thác, phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển – Xã Thanh Nưa – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên và phương hướng xây dựng sản phẩm du lịch Thiện nguyện ở bản Mển

3.1.1. Định hướng của nhà nước đối với du lịch tỉnh Điện Biên

Theo định hướng phát triển du lịch Điện Biên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch Điện Biên. Để nắm bắt những vận hội mới, hòa nhập với khu vực, trên cơ sở đánh giá về vị trí, tiềm năng và khả năng khai thác phát triển du lịch của tỉnh, du lịch Điện Biên thời kỳ mới phát triển với những định hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, xây dựng du lịch Điện Biên trở thành trung tâm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng; điểm đến hấp dẫn, tạo sự khác biệt, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực Tây Bắc và cả nước.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển lượng khách du lịch nội địa và tăng cường thu hút khách quốc tế gần (ASEAN, Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ); phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Điện Biên đón 870 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 220 nghìn lượt. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Thứ ba, tập trung khai thác phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao gắn với đặc trưng văn hóa Tây Bắc và các giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ để tạo dựng thương hiệu cho du lịch Điện Biên; đa dạng hóa bằng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch biên giới để góp phần thu hút khách du lịch, mở rộng thị trường.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao để tăng khả năng cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu du lịch Điện Biên góp phần thu hút khách du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội”. Như vậy có thể thấy việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng xuyên suốt của du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương trong đó có Điện Biên nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ những đánh giá đặc điểm tài nguyên cũng như trên cơ sở việc xác định nhu cầu thị hiếu của khách du lịch, có thể xác định được 2 sản phẩm du lịch đặc thù mà du lịch Điện Biên cần tập trung khai thác phát triển: Khu du lịch Điện Biên Phủ – Pá Khoang là sản phẩm du lịch có thể tạo nên sự khác biệt, có sức cạnh tranh cao, tạo thương hiệu cho du lịch Điện Biên. Phát triển sản phẩm khu du lịch Điện Biên Phủ – Pá Khoang không chỉ dừng lại ở mức độ tham quan, tìm hiểu, giáo dục mà cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm có tính trải nghiệm cao gắn với hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ, với Chiến sỹ Điện Biên (như kéo pháo, xe đạp thồ…), tạo cho du khách có cảm giác thực sự như được tham gia Chiến dịch; Du lịch biên giới gắn với cột mốc A Pa Chải nơi tiếp giáp của 3 quốc gia là sản phẩm có sự khác biệt, có sức hấp dẫn nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau góp phần mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, cần đề cao yếu tố tâm linh, nghiên cứu kết hợp du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm, caravan… Việc tập trung phát triển 2 dòng sản phẩm du lịch trên sẽ đẩy mạnh được du lịch nội địa và mở rộng được thị trường quốc tế.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Điện Biên để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, kéo dài thời gian du lịch cũng như mở rộng thị trường. Bên cạnh việc tập trung phát triển sản phẩm đặc thù làm chủ lực, thì việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng là vấn đề đặt ra cấp thiết cho du lịch Điện Biên. Các dòng sản phẩm mới nhằm đa dạng thêm được xác định bao gồm các dòng sản phẩm du lịch gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc và du lịch các sự kiện (như lễ hội Hoa ban, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, lễ hội Đền Bản Phủ…). Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch: Ngoài việc phát triển sản phẩm du lịch cho riêng mình, du lịch Điện Biên cần thực hiện tốt việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch vừa khẳng định chất lượng và khả năng cạnh tranh cho du lịch Điện Biên. Các hướng liên kết phát triển sản phẩm du lịch Điện Biên được đặt ra như sau: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Tây Bắc để phát triển dòng sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc; Liên kết phát triển dòng sản phẩm du lịch về lại chiến trường xưa với mục tiêu Khu du lịch Điện Biên Phủ – Pá Khoang vừa là điểm đầu, vừa là điểm nhấn, mốc son trong chuỗi sản phẩm du lịch gắn với lịch sử chiến trường.

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm hàng hóa lưu niệm, đặc sản tự nhiên của tỉnh để góp phần thu hút khách du lịch. Cùng với việc phát triển sản phẩm du lịch, ngành du lịch Điện Biên cần thiết phải đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng lưu niệm mang dấu ấn Điện Biên; các đặc sản tự nhiên (như rượu chít, tỏi 1 nhánh, gạo nương…) tại các làng nghề, các cơ sở dịch vụ du lịch cộng đồng; các vườn cây, hoa chuyên đề (như hoa ban, dã quỳ, anh đào…) tại các khu, điểm du lịch để góp phần làm hấp dẫn thêm cho chương trình du lịch và thu hút du khách đến với địa phương. [67]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

3.1.2. Định hướng của tỉnh Điện Biên Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Điện Biên có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái. Trong đó, nổi bật nhất là quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ – một trong mười Di tích Quốc gia đặc biệt được công nhận lần đầu tiên trong cả nước. Đồng thời có tiềm năng lớn về hệ sinh thái rừng, sông, suối, hang động, hồ nước, điểm nước khoáng nóng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng.

Để phát huy được những thế mạnh sẵn có của tỉnh, cùng với hướng phát triển đã xây dựng cho du lịch của nhà nước, Cơ quan, chính quyền địa phương tỉnh Điện Biên cũng cần có những định hướng rõ ràng để đẩy mạnh ngành du lịch của tỉnh. Tỉnh xác định sẽ từng bước đưa Điện Biên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Trong Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã xác định: xây dựng Điện Biên trở thành 1 trong 3 địa bàn trọng điểm phát triển du lịch (Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn) của Vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch lịch sử, gắn với quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ. Đồng thời, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc gắn liền với các giá trị của các Di tích quốc gia đặc biệt như Chiến trường Điện Biên Phủ, Hồ Pá Khoang và Rừng văn hóa lịch sử Mường Phăng để đưa khu du lịch quốc gia này trở thành điểm nhấn, mốc son trên tuyến du lịch qua miền Tây Bắc, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế – xã hội tỉnh Điện Biên, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ và cả nước một cách bền vững.

Hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, đồng thời phối hợp với. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Tổng cục Du lịch và các tỉnh trong khu vực để thực hiện các chương trình xúc tiến đến các thị trường du lịch trọng điểm trong và ngoài nước. [67]

Một trong những định hướng quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển là việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Về cơ sở lưu trú: ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các điểm du lịch cộng đồng; phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 02 – 03 dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (khách sạn xếp hạng 3 sao đến 5 sao). Về cơ sở ăn uống: mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống dân tộc vùng Tây Bắc, các đặc sản tự nhiên của khu vực; chú trọng phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng, quán bar, chợ văn hóa du lịch… góp phần phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của địa phương. Về cơ sở vui chơi giải trí: tăng cường và mở rộng phát triển các hoạt động vui chơi giải trí kết hợp giữa hiện đại và thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, chú trọng khai thác các giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ và văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc theo hướng hình thành các công viên chuyên đề, các tổ hợp vui chơi giải trí, thể thao… [67]

Thêm vào đó, tỉnh cũng nỗ lực định hướng cho người dân địa phương tại các bản trong tỉnh tham gia vào du lịch. Thông qua đó đem đến được những lợi ích tích cực không chỉ cho cho người dân mà còn cho cả khách du lịch, cả điểm đến, và ngành du lịch của tỉnh Điện Biên. Một số hoạt động được đẩy mạnh triển khai như giáo dục, tuyên truyền về các giá trị văn hóa – lịch sử, bảo tồn các tài nguyên, gắn kết cộng đồng; hoặc thông qua các hoạt động như tìm hiểu văn hóa địa phương, trải nghiệm, tham gia vào cuộc sống của người dân địa phương. Những hoạt động này cũng đồng thời mang đến lợi ích nhiều mặt khác như: thu hút nguồn đầu tư vào du lịch, bảo tồn, phát huy các nét văn hóa truyền thống, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, hỗ trợ vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

3.1.3. Định hướng của xã Thanh Nưa Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Xã Thanh Nưa là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch lịch sử thăm viếng đến với các Nghĩa trang liệt sỹ Độc Lập và Nghĩa trang liệt sỹ Tông Khao. Cùng với các giá trị đặc trưng văn hóa truyền thống còn lưu giữ được của người Thái đen như các điệu múa, tục thờ cúng, nhà ở, các món ăn đặc sắc… là tiền đề quan trọng để cùng với sự hỗ trợ và định hướng của nhà nước nói chung và của tỉnh Điện Biên nói riêng, về phía xã cần có những hướng đi đúng đắn để phát triển du lịch, đem lại lợi ích cho người dân địa phương tại xã. Trước mắt, xã Thanh Nưa đang tập trung vào những hoạt động như sau:

Tuyên truyền, tập trung hướng dẫn để người dân giữ gìn được những giá trị văn hóa dân tộc của địa phương mình, ở bản mình; Tăng cường hoạt động giúp đỡ người dân hiểu về cách hoạt động, phục vụ du lịch tốt hơn. Chính quyền xã chú trọng công tác quản lý thực hiện nếp sinh hoạt văn hóa tiên tiến, đẩy lùi hủ tục và tệ nạn xã hội; Xây dựng đời sống văn hóa, từng bước đẩy mạnh chất lượng cuộc sống của người dân.

Làm mới các sản phẩm du lịch của địa phương: Để tạo ra sức hút, điểm đặc trưng cho sản phẩm du lịch của bản ở xã, cần có sự kết hợp từ chính quyền địa phương và chủ yếu là từ người dân; Đưa ra những ý tưởng thay đổi các hoạt động, và các chương trình tạo ra những sự trải nghiệm mới cho du khách khi đến với địa phương, từ đó tạo ra được điểm đặc trưng nổi bật riêng cho sản phẩm du lịch tại xã Thanh Nưa.

Trong thời gian tới, tiếp tục tuyên truyền, kêu gọi người dân góp đất, góp công, góp sức xây dựng, chỉnh trang đường xá, giao thông để tạo điều kiện cho việc đi lại, thuận lợi cho du khách khi đến với các điểm du lịch, các bản làng, cũng như việc tham gia, tìm hiểu của khách. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

3.1.4. Phương hướng xây dựng sản phẩm du lịch Thiện nguyện ở bản Mển

3.1.4.1. Xây dựng sản phẩm du lịch Thiện nguyện ở bản Mển

Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh của lĩnh vực du lịch, xu hướng tâm lý khách cũng có những thay đổi rõ rệt, tác động đáng kể tới nhu cầu cụ thể cho chuyến đi du lịch của mình. Họ không chỉ thực hiện chuyến tham quan, trải nghiệm điểm đến du lịch một cách thụ động mà còn chủ động đóng vai trò là chủ thể sáng tạo trong các hoạt động du lịch. Điều này có nghĩa là khách du lịch luôn mong muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính sáng tạo, nhằm sinh động hóa thêm những trải nghiệm của mình tại nơi họ tới tham quan. Thông qua quá trình tương tác này, vô hình chung họ cũng đã góp phần đáng kể vào làm giàu thêm bản sắc của sản phẩm du lịch tại điểm đến. Với đặc điểm này, khi so sánh với các loại hình du lịch khác, có thể thấy du lịch văn hóa là loại hình có ưu thế hơn hẳn trong việc bắt nhịp tốt với xu thế thay đổi của các dòng khách du lịch hiện nay. Sự phát triển của du lịch văn hóa còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hóa, xã hội cho cộng đồng địa phương lẫn du khách. Du lịch và văn hóa ngày nay đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa sâu sắc, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo.

Từ xu thế phát triển sản phẩm du lịch từ việc kết hợp với các yếu tố văn hóa truyền thống của điểm đến, khi xây dựng những định hướng cho dòng sản phẩm Thiện nguyện này tại bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên, cần phải nhận định được những điểm lợi thế mà điểm đến này có được. Thứ nhất, như các số liệu ở phần trên đã nhắc đến, tại tỉnh Điện Biên dân tộc Thái là dân tộc có dân số đông nhất với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số của toàn tỉnh. Ở bản Mển, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái đen – là một trong số ít bản người Thái còn lưu giữ được đầy đủ những nét đặc trưng của dân tộc mình, từ các tín ngưỡng, lễ hội thể hiện được nét văn hóa tâm linh của đồng bào như lễ hội Hạn khuống – mong muốn ấm no, hạnh phúc, hay như lễ hội Hoa Ban – thế hiện sự tôn kính và nhớ ơn công lao của các vị nhân thần tiền bối, cũng như cầu mong điều tốt lành đến điểm đặc sắc trong các món ăn của đồng bào như món rêu đá, pa pỉnh tộp, chẩm chéo… Và cả nếp nhà sàn truyền thống, cùng với những bài hát dân ca Thái, hay điệu múa xòe của những người dân còn lưu giữ lại được. Điểm lợi thế thứ 2 của bản khi phát triển sản phẩm du lịch này, đó là nghề truyền thống dệt, thêu thổ cẩm. Với những người có tay nghề, và sự học hỏi của người phụ nữ trong bản thì đến nay nghề truyền thống này vẫn được lưu giữ và phát triển. Điểm đặc biệt của sản phẩm thổ cẩm ở đây, là những sản phẩm ngày một đa dạng, và kỹ thuật, cách thêu cũng được người dân ở đây chia sẻ trực tiếp. Đây cũng là yếu tố sẽ giúp tạo nên sức hút cho điểm đến. Điểm lợi thế thứ 3 được nhắc đến, là nơi gần với các điểm đến gắn với với giá trị lịch sử nổi bật. Đây cũng là một trong những tiềm năng to lớn mà Điện Biên có được và cần được phát huy một cách hiệu quả trong các sản phẩm du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Dựa vào những lợi thế và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên đã được nêu ra ở mục trên, cần phải xây dựng mục tiêu, và phương hướng phát triển cho dòng sản phẩm du lịch Thiện nguyện gắn với các giá trị văn hóa truyền thống; tập trung vào 3 yếu tố chính là: giới thiệu các nét văn hóa truyền thống; tạo sự trải nghiệm tối đa cho du khách; bổ sung đa dạng các hoạt động hỗ trợ.

Yếu tố đầu tiên là giới thiệu các nét văn hóa truyền thống. Đặc trưng của sản phẩm du lịch này chính là được khai thác từ các giá trị trong đời sống, tín ngưỡng, tôn giáo, các nét ẩm thực và điểm du lịch văn hóa của bản. Đây cũng là một trong những vấn đề mà đã được nhắc đến trong định hướng phát triển du lịch của Nhà nước, của tỉnh Điện Biên và cả xã Thanh Nưa. Hướng tới phát triển du lịch bản Mển, điểm đến với các giá trị truyền thống của người dân tộc Thái. Muốn thực hiện được cần phải xây dựng được những hoạt động có tính thu hút, tạo cảm hứng cho du khách muốn tìm hiểu. Thông qua đây đưa ra một số những gợi ý cho các hoạt động trong mô hình du lịch này như sau: người dân tại bản đóng vai trò là hướng dẫn viên cho du khách; hay để du khách có cảm giác mới, có thể cho du khách thời gian tìm hiểu về sinh hoạt, nét ẩm thực, tín ngưỡng từ người dân, sau đó có những cuộc thi cho du khách về những điều đã tìm hiểu được. Hay các chương trình buổi tối để giao lưu các hoạt động văn nghệ như các điệu múa, bài hát của người Thái, và sử dụng nhạc cụ của họ với khách du lịch. Trong các chương trình có thể kết hợp dựng lại một số những mốc lịch sử quan trọng thông qua các bài hát, điệu nhảy, vở kịch; qua đó tạo ra cho khách ấn tượng mới, không gây lặp lại với các hoạt động chỉ giới thiệu thông thường như trước đây.

Phương hướng được định hình tiếp theo cho dòng sản phẩm du lịch này chính là tạo tối đa sự trải nghiệm cho du khách. Đây cũng là một trong những xu thế mới nhất của nghành du lịch hiện nay. Dựa trên khảo sát năm 2017, có tới khoảng 32,9% trên tổng số người được khảo sát nói rằng mục đích đi du lịch là để học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và được tìm hiểu văn hóa mỗi điểm đến. Tại Việt Nam, theo thống kê của SocialHead thu thập được từ tháng 3 đến tháng 5/2016 có khoảng 28% người cho rằng lý do họ muốn đi du lịch bởi họ muốn khám phá và trải nghiệm cuộc sống, muốn bước ra khỏi những bộn bề lo âu của thường ngày. Từ thực tế trên cho thấy nhu cầu du lịch của con người đã thay đổi, từ việc hưởng thụ, tìm hiểu một cách thụ động điểm đến, đến nay đã trở thành mong muốn có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống trong những môi trường mới. Hoạt động hòa mình vào các thực tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua việc tìm hiểu thông tin và tham gia các hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên trực tiếp của văn hóa và cộng đồng bản địa vừa giúp tạo ra được những trải nghiệm khác biệt trong môi trường mới vừa giúp du khách tích lũy thêm được những tri thức và kiến thức về văn hóa của những nơi họ đến. Một điểm tích cực mà yếu tố trải nghiệm trong du lịch mang lại đó là giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xã hội và môi trường nhân văn, thể hiện được sự tôn trọng đối với mỗi nền văn hóa khác nhau.

Nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch, với sản phẩm du lịch Thiện nguyện gắn với các giá trị văn hóa truyền thống cũng xây dựng trên phương hướng đó. Đòi hỏi du khách phải hoạt động nhiều hơn, tương tác với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, cũng sẽ có sự hỗ trợ từ người dân bản địa. Có thể là các hoạt động như trải nghiệm ẩm thực, giao lưu văn hóa địa phương, tham gia vào công việc nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm từ thổ cẩm… Từ đây du khách sẽ sử dụng tất cả các giác quan để cảm nhận và tạo ra được những câu chuyện về văn hóa của bản Mển trong chuyến đi của mình. Tất nhiên, những điều đó sẽ mang đến ấn tượng đặc biệt cho mình trong chuyến đi. Và chính là điểm để gắn kết sâu sắc nhất giữa du khách và người dân địa phương. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Cuối cùng, hướng tới được sự hỗ trợ của sản phẩm du lịch này mang lại. Với du lịch Thiện nguyện việc hỗ trợ không phải quan trọng là vật chất, tiền bạc mà còn là tạo ra được thay đổi cho con người, điểm đến từ chính những hoạt động của mỗi du khách khi đến nơi nào đó. Với du lịch Thiện nguyện gắn với các giá trị văn hóa truyền thống này, khi gắn kết 3 phương hướng chính để xây dựng nên sản phẩm du lịch sẽ giúp hỗ trợ rất nhiều. Khi du khách có những trải nghiệm thực tế từ đời sống, tín ngưỡng, ẩm thực… cùng với người dân bản địa sau mỗi chuyến đi, họ sẽ có những cảm nhận thực tế nhất, với cuộc sống nơi mà họ đến. Từ đó, hỗ trợ trong việc quảng bá điểm đến, cũng như nét văn hóa mà họ đã được trải nghiệm. Cũng tạo ra được tính trách nhiệm trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên, cũng như nét đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Như ở bản Mển tham gia vào các hoạt động như ủng hộ các sản phẩm dệt, thêu thổ cẩm của bản; giúp người dân sửa sang các công trình như văn hóa bản… từ đó tạo ra nguồn kinh tế phát triển du lịch và cũng hỗ trợ người dân thay đổi đời sống.

Từ những phương hướng đưa ra ở trên để phát triển sản phẩm du lịch Thiện nguyện ở bản Mển, dựa vào đó đưa ra được định hướng cụ thể hơn. Khai thác và sử dụng các yếu tố sẵn có của bản để xây dựng các sản phẩm du lịch Thiện nguyện, mang tính đặc trưng riêng, tạo ra các sản phẩm du lịch theo hướng chuyên đề. Xuất phát điểm của ý tưởng, để đưa ra giải pháp cho các sản phẩm Thiện nguyện này, bắt nguồn từ thực trạng mà các tour Thiện nguyện của các hãng lữ hành đã triển khai còn tồn tại, và những khó khăn của du khách, thứ nhất, vấn đề nhiều chương trình du lịch đã bị thương mại hóa, dẫn đến du khách khi tham gia không hiểu được mục đích thực sự của các tour này, và nó có thực sự giúp ích gì được cho người dân và điểm đến hay không, vấn đề thứ 2, nhiều khách du lịch loay hoay trong việc tìm ra các sản phẩm du lịch thực sự phù hợp với mong muốn và mục đích cá nhân của bản thân. Thứ ba, là những sản phẩm này được xây dựng, triển khai và thức hiện công tác quảng bá tốt nhất, sẽ là một định hình mang tính đặc trưng riêng biệt của du lịch thiện nguyện ở bản Mển, so với các tour này ở những nơi khác.

Hai sản phẩm du lịch chuyên đề chính phát triển dòng sản phẩm du lịch Thiện nguyện ở bản Mển, được xây dựng và nghiên cứu, đó là: thứ nhất, sản phẩm gắn với giá trị văn hóa truyền thống; thứ 2, sản phẩm nâng cao đời sống người dân địa phương.

Đầu tiên, sản phẩm chuyên đề là gắn với giá trị văn hóa truyền thống, tập trung khai thác những giá trị đặc trưng về ẩm thực, lễ hội, đời sống sinh hoạt của người Thái đang sinh sống tại bản Mển. Đối với sản phẩm này tập trung vào khai thác về các hoạt động trong chương trình. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Tiếp đến với dòng sản phẩm chuyên đề nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương, xây dựng dựa trên những yếu tố để phát triển cộng đồng tại bản và tăng nguồn thu nhập từ du lịch Thiện nguyện, và hỗ trợ từ khách du lịch khi tham gia vào các chương trình. Mục tiêu của tour du lịch chuyên đề này hướng tới, dùng chính những khó khăn, những sự mong muốn được giúp đỡ của công đồng người dân tại bản Mển, để tạo ra sự gắn kết, sự thấu hiểu, cùng hỗ trợ từ cộng đồng, mỗi chương trình sẽ tập trung vào một sự trợ giúp, một hỗ trợ từ khách du lịch. Với loại hình này, khai thác dựa trên yếu tố về đối tượng khách du lịch. Tùy thuộc vào đối tượng khách du lịch, sẽ đưa ra các hoạt động trong chương trình một cách phù hợp. Ví dụ: Tour du lịch “Chia sẻ để gắn kết”, dành cho nhóm đối tượng là khách du lịch học sinh, sinh viên, mục đích của chuyên đề này là lấy từ chính khả năng của đối tượng khách du lịch, là những người trẻ, am hiểu về công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Đây cũng chính là điểm hạn chế của người dân ở vùng cao như bản Mển, ít được tiếp xúc với những điều đó, mà việc muốn phát triển được du lịch tại bản đòi hỏi việc truyền thông, quảng bá qua các mạng xã hội lớn. Vì vậy, xây dựng các hoạt động để khách du lịch hỗ trợ hướng dẫn cho người dân địa phương về cách thức sử dụng cơ bản về máy tính, cách lập được các trang web, facebook… Hay các bạn sinh viên học sinh, quay các video, làm công tác hỗ trợ quảng bá cho du lịch tại bản. Qua những hoạt động đó cũng đem đến sự giao lưu, gắn kết giữa khách du lịch và người dân tại điểm đến. Đối với nhóm đối tượng là khách du lịch nước ngoài, xây dựng các chương trình, hướng dẫn cho người dân về ngoại ngữ, bằng cách mở các lớp học nhỏ, và đồng thời cho họ trải nghiệm các văn hóa ẩm thực của bản địa.

Song song trong công tác xây dựng này, thì người làm du lịch và cộng đồng địa phương cần luôn hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nhau. Để xây dựng những sản phẩm của bản với chất lượng tốt nhất, cũng như có thể hỗ trợ cho đời sống của người dân địa phương tại bản. Bằng cách thức, sau mỗi chương trình của du khách, các công ty lữ hành sẽ có những biểu mẫu, bảng câu hỏi điều tra khảo sát, thăm dò về sự hài lòng, cảm nhận của du khách, từ đó cung cấp cho địa phương, để hoàn thiện các sản phẩm văn hóa của mình. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

3.1.4.2. Xây dựng mô hình cộng đồng địa phương tham gia làm du lịch

Mô hình cộng đồng địa phương làm du lịch hay du lịch dựa vào cộng đồng là cách thức phát triển mà ở đó người dân địa phương được tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, quản lý, điều hành các hoạt động du lịch, trực tiếp tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch và được nhận thu nhập từ những hoạt động đó. Việc phát triển hình thức du lịch người dân tham gia làm du lịch đang trở thành xu hướng tất yếu trong lĩnh vực du lịch tại những khu vực có giá trị văn hóa truyền thống. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cũng đã có những loại hình du lịch mà người dân tham gia vào du lịch được triển khai.

Các thành phần chủ yếu tạo nên một loại hình du lịch này là cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp du lịch và chính quyền địa phương. Trong đó cộng đồng địa phương là người dân sinh sống trong khu vực diễn ra các hoạt động du lịch. Đây cũng là thành phần trung tâm, trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch, là đối tượng triển khai, tạo ra được sự sáng tạo cho sản phẩm du lịch, và là yếu tố quyết định sự hài lòng của khách.

Trong việc xây dựng phương hướng cho sản phẩm du lịch Thiện nguyện tại bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên cũng xác định lấy người dân làm trung tâm. Do đó, cần tạo nguồn nhân lực địa phương, giúp người dân làm dịch vụ du lịch, phát triển các ngành nghề vừa phục vụ du lịch, vừa có thu nhập. Mục tiêu chính của việc xây dựng mô hình du lịch Thiện nguyện ở bản Mển là tạo thêm công ăn việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho người dân địa phương, từ đó giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, yêu cầu đào tạo và sử dụng người dân địa phương ở đây làm du lịch là việc làm cần thiết.

Theo số liệu điều tra xã hội học tháng 7/2016 của nhóm nghiêm cứu cho thấy, việc người dân muốn tham gia vào các hoạt động du lịch nhưng nhận thức của họ về loại hình du lịch này còn rất thấp. Họ ủng hộ phát triển du lịch Thiện nguyện tại địa phương nhưng phần lớn trong số họ chưa biết đến nhiều, cũng chưa tham gia hay tổ chức du lịch Thiện nguyện và đơn vị công tác ít biết về việc tổ chức tour du lịch này. Từ đây, đầu tiên cần là đào tạo nguồn năng lực của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Theo như định hướng phát triển du lịch của nhà nước với du lịch Điện Biên, và định hướng du lịch của tỉnh Điện Biên nhấn mạnh vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Vì vậy, việc cần đào tạo năng lực cho cộng đồng địa phương tại bản là cần thiết. Khi có kiến thức, và hiểu biết về loại hình du lịch Thiện nguyện là cơ sở tiền đề cho việc cộng đồng tạo ra những sản phẩm du lịch Thiện nguyện mới, có tính sáng tạo cao. Phương hướng phát triển này cũng xuất phát từ thực trạng tại bản Mển hiện nay. Mô hình du lịch cộng đồng đã được thực thi ở bản từ lâu, và cũng thu lại được những thay đổi và lợi ích nhất định cho người dân ở đây. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần hiện trạng, do các hoạt động lặp đi lặp lại không có sự đổi mới, cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa được tu sửa, thay đổi, việc lưu trú lâu dài ở bản cho khách còn nhiều hạn chế nên mô hình này chưa thu được hiệu quả như mong muốn. Một phần nguyên nhân quan trọng cũng là do người dân chưa được đào tạo, hướng dẫn cụ thể về loại hình du lịch và cách làm du lịch. Do vậy, để tạo ra sự thay đổi, phát triển du lịch lâu dài, gây ấn tượng cho du khách và sự hứng thú cho người dân tham gia vào làm du lịch Thiện nguyện ở bản, cần có những giải pháp cụ thể cho việc đào tạo kiến thức, năng lực cho người dân.

Cấp huyện Điện Biên sẽ lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch của huyện mình, phía chính quyền xã Thanh Nưa có nhiệm vụ đề cử những thành viên, người có năng lực của bản tham gia vào các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ, như: bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ phục vụ, lớp học ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Muốn loại hình du lịch này ở bản Mển, gây ấn tượng, phát triển lâu dài trong tương lai, việc chú trọng tới đào tạo những người dân trong công tác phục vụ, tham gia vào các lớp học bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mềm, cách ứng xử khi giao tiếp với khách đảm bảo có thái độ chuyên nghiệp, gây ấn tượng đến với du khách khi đến lưu trú, tham quan, và tham gia các hoạt động ở bản là rất cần thiết.

Hiện nay, với bất cứ loại hình du lịch nào thì ngoại ngữ, là yếu tố quan trọng, đóng vai trò phát triển, giúp giao lưu văn hóa, mở rộng được đối tượng khách hơn. Đặc biệt, với du lịch Thiện nguyện lại càng cần thiết, bởi vì thị phần khách du lịch nước ngoài chiếm lượng không nhỏ trong quá trình tham gia, phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam. Vì thế, để du lịch ở bản không chỉ hạn chế trong khuôn khổ khách du lịch nội địa, mà còn hướng sang thị phần khách du lịch quốc tế, thì đòi hỏi bản Mển sẽ có thể lựa chọn ra những người phù hợp ở bản, như các bạn thanh niên trẻ, chăm chỉ, cố gắng, cử đi học ở các lớp giao tiếp tiếng Anh, để bổ sung kiến thức, phục vụ cho du lịch ở nơi mình sống. Về phía chính quyền địa phương, tạo ra những nhóm ở bản, sử dụng những người đã được cử đi học để tham gia vào, nhóm này chuyên phục vụ khách du lịch nước ngoài, giới thiệu, hướng dẫn viên cho du khách ở các nước khi đến tham gia loại hình du lịch Thiện nguyện ở bản. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Với đặc thù phát triển du lịch tập trung vào các hoạt động của cộng đồng địa phương tại bản, lấy lực lượng này làm trung tâm trong việc phục vụ cho du lịch, do đó, việc sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm là người dân bản là lực lượng chính. Việc ở bản cần thiết phải thành lập một đội hướng dẫn viên tại bản, phục vụ trực tiếp cho du khách khi đến bản là bởi vì họ là người hiểu rõ nhất những gì mà bản mình có, nên họ chính là cầu nối giữa khách du lịch với điểm du lịch, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo thú vị cho du khách trong chuyến tham quan. Vì vậy, các cấp tại xã, huyện đặc biệt là bản cần tạo điều kiện cho đội ngũ này có thể tham gia vào các lớp học nghiệp vụ, cùng với đó cần củng cố thêm các hiểu biết sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa của bản mình có, bằng cách quan sát, tìm hiểu trong đời sống thực tế cũng như những công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người nói chung và người Thái đen nói riêng.

Phát triển mô hình du lịch Thiện nguyện phải được thực hiện theo hướng tập trung, để tránh việc mỗi người làm một hướng, không có tính thống nhất, không có mục đích, hướng đi đồng nhất; gây ra khó khăn cho cả người làm, và người tham gia vào hoạt động du lịch Thiện nguyện. Cấp chính quyền cần tập hợp được người dân, vừa cùng làm, cùng hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động, giúp tạo ra được tình hình cả bản cùng nhau chung mục tiêu phát triển và cùng nỗ lực thay đổi cuộc sống.

Thậm chí ngay cả khi người dân địa phương không tham gia trực tiếp vào đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch, cũng cần nghiên cứu các chính sách để chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng thông qua các nguồn thu từ hoạt động du lịch và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Việc chia sẻ lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương chính là một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch Thiện nguyện với mô hình cộng đồng. Nhận được lợi ích xứng đáng sẽ là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy người dân tập trung tham gia vào làm du lịch một cách chuyên nghiệp hơn.

Việc chia sẻ lợi ích kinh tế với người dân địa phương phải được tiến hành ở cả 2 phương diện: trực tiếp và gián tiếp. Chia sẻ lợi ích trực tiếp là việc trích một phần doanh thu từ hoạt động du lịch để đầu tư cho cộng đồng người dân. Đối với bản Mển nằm ở khu vực vùng cao, mặc dù từ khi mô hình du lịch cộng đồng được thực thi ở bản đã có sự giúp đỡ ít nhiều từ cấp chính quyền trong việc hỗ trợ đường xá, đi lại dễ dàng hơn trước, kéo theo việc tiếp cận với những sự thay đổi về đời sống khá hơn trước nhiều; tuy vậy, vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Việc sửa chữa, đổi mới các thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho du lịch tốt hơn còn rất hạn chế. Từ hạn chế của mô hình du lịch cộng đồng, nếu muốn du lịch Thiện nguyện ở đây phát triển cần ưu tiên chú trọng đầu tư các hạng mục công trình mang tính phúc lợi cho cộng đồng, cụ thể là ở xã Thanh Nưa và bản Mển là nơi khai thác loại hình du lịch này. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Chia sẻ lợi ích kinh tế gián tiếp bằng cách tạo ra cơ hội làm việc cho người dân thông qua việc đào tạo tay nghề để họ tham gia vào phục vụ du lịch. Để họ làm các công việc từ chính những tài nguyên, văn hóa truyền thống của dân tộc mà họ vốn có như hướng dẫn viên du lịch địa phương; nấu các món ăn đặc trưng của dân tộc Thái, đón tiếp phục vụ nhu cầu lưu trú của khách tại nhà sàn truyền thống; nhân viên bán đồ lưu niệm như đồ thổ cẩm tự người dân làm ra; tham gia biểu diễn các loại hình nghệ thuật như dân ca Thái, múa xòe…; vận chuyển khách du lịch…, thậm chí đối với những người dân có điều kiện kinh tế hoặc thời gian, cũng có thể tham gia các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện cùng với chính bản thân những du khách đến bản, điều đó sẽ giúp cho hoạt động tình nguyện được sâu sát và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn.

Tất cả những yếu tố trên nhằm mục đích chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương, giúp người dân tăng thêm thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, từ đó tạo hứng thú, thu hút người dân tập trung vào làm du lịch, nhằm phát triển mô hình du lịch Thiện nguyện ở bản.

3.2. Giải pháp khai thác, phát triển du lịch Thiện nguyện ở bản Mển Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

3.2.1. Nâng cao nhận thức về du lịch Thiện nguyện

Du lịch Thiện nguyện trên cơ sở còn là loại hình du lịch mới mẻ, những hiểu biết và thông tin còn khá ít, chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt tại các bản, xã ở vùng cao như là bản Mển – xã Thanh Nưa – dẫn đến việc sẽ có những khó khăn và thách thức trong việc khai thác, thực thi loại hình du lịch này tại đây. Mặt khác, mô hình du lịch cộng đồng đã được triển khai ở bản từ thời gian lâu trước đó, nên ít nhiều người dân đã quen với việc làm, định hướng sẵn có. Do đó, khi tiếp xúc với loại hình du lịch mới không tránh khỏi sẽ gây ra những hoang mang trong tâm lý của người dân, hoặc khó khăn như không biết bắt đầu từ đâu và ý nghĩa thực sự khi phát triển loại hình du lịch này là gì? Vì vậy, việc phải cần thiết xây dựng những giải pháp cụ thể để nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về loại hình du lịch Thiện nguyện là tiền đề, là bước đà quan trọng cho việc phát triển du lịch ở bản Mển.

Bước đầu, cần xây dựng các lớp học đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, giao tiếp ứng xử và ngoại ngữ cho người dân và chính quyền cơ sở nhằm định hình theo phương hướng mô hình người dân làm du lịch Thiện nguyện của bản, cũng như giải quyết vấn đề về nhận thức của họ đối với du lịch mới này. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cung cấp cho họ về những kiến thức cơ sở, thông qua các lớp học Du lịch, du lịch Thiện nguyện, điều kiện, nguyên tắc và các vấn đề lý luận liên quan đến loại hình du lịch Thiện nguyện; lưu ý đối với người dân địa phương, nội dung này cần được truyền đạt một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về việc phát huy, bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch. Đối với bản Mển, cần có những lớp học để giới thiệu về giá trị tài nguyên du lịch của địa phương, cách khai thác các giá trị đó và yêu cầu về việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các tài nguyên du lịch cho hiện tại và cho tương lai. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Thứ ba, nâng cao hiểu biết về khách du lịch, tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của các tập khách du lịch khác nhau, trước tiên tập trung vào một số những quốc gia là đối tượng tiềm năng với du lịch của tỉnh Điện Biên và của hoạt động du lịch cộng đồng của bản trước đó; cung cấp cho cộng đồng về truyền thống văn hóa của các quốc gia đó; tìm hiểu sự mong đợi và thói quen của khách du lịch; cung cấp cho họ những sở thích khác nhau của một số nhóm khách với loại hình du lịch Thiện nguyện như: sinh viên, những người đi du lịch theo nhóm, cá nhân, nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội…

Thứ tư, đào tạo về kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch tập trung chủ yếu vào việc tạo dựng môi trường trong và ngoài tổ hợp du lịch nhằm đảm bảo tính hài hòa, nồng nhiệt, an toàn, thân thiện đối với du khách. Người dân địa phương cần được đào tạo về cách nói trong giao tiếp, thái độ và hành động đón tiếp khách du lịch một cách vừa than thiện vừa chuyên nghiệp.

Thứ năm, cung cấp một số những kiến thức về việc kinh doanh du lịch, giúp cho người dân biết cách xây dựng và cải thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; xác định mức giá phù hợp cho các sản phẩm truyền thống của bản mình; chú trọng vào việc phát triển các đặc trưng sẵn có của bản để phát triển như nghề truyền thống thêu, dệt thổ cẩm. Đối với chính quyền địa phương cần trang bị về khả năng phân tích thị trường; xây dựng được vị trí sản phẩm du lịch Thiện nguyện của bản trên thị trường; cách thức phân phối các sản phẩm du lịch truyền thống của bản như thổ cẩm; ký kết hợp đồng hoặc quan hệ đối tác với các công ty du lịch và các đối tác liên quan.

Thứ sáu, đào tạo cơ bản cho người dân về ngoại ngữ. Nội dung này chủ yếu nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân địa phương nhằm tạo điều kiện để họ có thể giao tiếp trực tiếp được với du khách, tạo ra được đặc trưng, ấn tượng cho khách du lịch về bản, về người dân so với những nơi khác. Lớp học này cần được đào tạo cả cho cả người dân và cho cán bộ địa phương. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Thứ bảy, đào tạo về các cách thức, phương thức xúc tiến, quảng bá trong du lịch. Nội dung này cần được đào tạo cho cả cộng đồng và chính quyền nhằm giúp bản biết cách xây dựng tài liệu phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá về du lịch Thiện nguyện như tờ gấp, sách, báo, sổ tay hướng dẫn du lịch. Đặc biệt là tiến tới thành lập website riêng cho du lịch của bản nói chung và du lịch Thiện nguyện nói riêng. Đồng thời đưa ra những hình thức tuyên truyền cơ bản thông qua các cơ quan báo chí, các hãng lữ hành, hệ thống các văn phòng du lịch, các văn phòng đại diện của các công ty du lịch nước ngoài…

Việc cần làm tiếp theo, là xây dựng được những hình thức đào tạo để triển khai được các mô hình lớp học trên, có những giải pháp cụ thể cho các hình thức đó. Hình thức đào tạo có 2 hình thức chính là: đào tạo tại chỗ và đào tạo tại các cơ sở. Đối với hình thức đào tạo tại chỗ: cần mời các chuyên gia mở các lớp học chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ du lịch ngay tại nơi sống của người dân. Với hình thức này, ở bản Mển ngành du lịch của tỉnh, cũng như xã đang tập trung phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Vì vậy, để thực hiện được công tác đào tạo tại chỗ này, khó khăn đặt ra là nguồn vốn. Trước hết chính quyền ở xã cần có những vốn ban đầu gọi là vốn cho phát triển du lịch Thiện nguyện. Các cán bộ xã, cùng với người dân xin hỗ trợ từ cấp tỉnh để thực hiện công việc mở lớp và mời chuyên gia, cùng với đó cần kêu gọi sự trợ giúp từ các cá nhân, tổ chức.

Để tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí bước đầu trong quá trình xây dựng mô hình du lịch Thiện nguyện, người viết đề xuất giải pháp hỗ trợ thứ 2 trong hình thức đào tạo tại chỗ. Hiện nay, một số những tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam, đã có những chương trình du lịch Thiện nguyện hỗ trợ tại Điện Biên. Một trong số đó là tổ chức V.E.O, mục tiêu vốn có của họ là đặt việc hỗ trợ cho cộng đồng lên hàng đầu. Trong đó họ có hoạt động xây dựng và thực hiện quy trình đào tạo nghề cho người dân địa phương gắn liền với mô hình du lịch Thiện nguyện và tổ chức các lớp học cộng đồng bồi dưỡng kỹ năng về dịch vụ du lịch, các lớp học tiếng Anh dành cho người dân địa phương. Do đó, chính quyền xã Thanh Nưa có thể liên hệ với tổ chức V.E.O và xây dựng chương trình liên kết, đề xuất phương án xin hỗ trợ hoặc trợ giúp từ phía tổ chức, để giúp đỡ địa phương trong công tác đào tạo trực tiếp tại bản. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Cùng với các giải pháp ở trên, để đạt được hiệu quả tốt nhất cho công tác này chính quyền cơ sở cần kết hợp với các đơn vị như một số tổ chức phi lợi nhuận khi thực hiện hình thức đào tạo tại chỗ. Các lớp đào tạo chia thành các đợt khác nhau, mỗi đợt đào tạo sẽ có các bài học chuyên đề với mục đích khác nhau, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia hướng dẫn về thời gian, cũng như tránh gây tâm lý chán nản cho người được đào tạo như cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương.

Hình thức thứ 2 là đào tạo kết hợp thông qua việc gửi con em của người dân địa phương tới các trường học có đào tạo về du lịch. Phần lớn các cán bộ, cũng như người dân ở bản đã bắt tay làm về du lịch nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn một cách nghiêm trọng. Phần lớn hiện nay chỉ làm theo bản năng, và làm việc theo phương cách làm đến đâu học đến đó, đồng thời chưa có cơ hội học hỏi, tìm hiểu cách thức làm du lịch ở những nơi khác để rút kinh nghiệm cho địa phương mình. Cách làm như vậy chỉ đáp ứng sự phát triển du lịch trên qui mô nhỏ, hơn nữa không tạo ra được môi trường cạnh tranh, sự đổi mới hay sức hấp dẫn riêng của địa phương, về lâu dài sẽ khiến dẫn đến tình trạng co cụm, manh mún và không níu chân được du khách. Giải pháp đặt ra ở đây, bản sẽ cử ra những người trẻ đến học tập tại các cơ sở đào tạo về du lịch, tham gia vào các khóa học dài hạn hoặc ngắn hạn, sau khi kết thúc các học viên sẽ trở về địa phương để làm việc và phổ biến, truyền đạt lại cho những người khác. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn trẻ sau khi theo học về, tạo cơ hội việc làm cho họ, để họ trở thành lực lượng nòng cốt trong việc phát triển du lịch Thiện nguyện tại bản.

Song song cùng với việc đó, những người điều hành công tác ở địa phương kết hợp ký kết hợp đồng với các cơ sở đào tạo theo thực tế phục vụ du lịch tại bản, ngoài ra kết hợp với các ban ngành khác tổ chức những buổi đi tham quan, học tập tại các điểm có hoạt động du lịch Thiện nguyện phát triển.

3.2.2. Tạo sự liên kết với chính quyền và các công ty du lịch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nơi tập trung của rất nhiều những bên liên quan. Các bên liên quan chính trong hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch, nhà cung ứng sản phẩm du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Hiệu quả của hoạt động du lịch, cũng như khả năng phát triển bền vững tại một điểm du lịch phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa các bên liên quan của hoạt động du lịch. Trước khi đưa ra những giải pháp, cần tìm hiểu về mối quan hệ giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch, cụ thể ở đây là giữa chính quyền và công ty du lịch.

Mối quan hệ giữa công ty du lịch và chính quyền địa phương có tính tương tác từ hai phía. Nếu như địa phương tại địa điểm du lịch là nguồn cung ứng nguồn nhân lực và một phần các nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thì xét từ phía ngược lại, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là nơi tạo công ăn việc làm cho người dân tại điểm du lịch, tiêu thụ một phần sản phẩm được tạo ra bởi cộng đồng dân cư tại bản địa. Tại các nơi mà cộng đồng dân cư sống đan xen với các tài nguyên du lịch thì hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ có những tác động trực tiếp đến cộng đồng dân cư. Ngược lại, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân tại điểm du lịch cũng sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Cần nhìn lại thực trạng về mối liên hệ này ở Điện Biên, cũng như bản Mển. Cho đến nay, cũng đã hình thành và phát triển một số những hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với chính quyền địa phương như các hoạt động trong du lịch cộng đồng địa phương, tạo nguồn kinh tế từ việc để khách sử dụng một số dịch vụ… Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp du lịch cũng chưa thực sự có ý thức cao trong hỗ trợ chính quyền địa phương phát triển du lịch địa phương.

Thông qua những phân tích và thực trạng ở trên, đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể trong mối liên kết giữa chính quyền địa phương tại bản Mển – xã Thanh Nưa và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, từ đó tạo ra lợi ích, phát triển du lịch Thiện nguyện tại đây. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Du lịch Thiện nguyện là loại hình du lịch mới. Vì thế nên bước đầu, các cán bộ địa phương cần làm công tác xác định, tìm hiểu về thông tin của những doanh nghiệp có ý định đầu tư cho loại hình du lịch này ở bản. Việc làm này giúp hiểu rõ, chọn ra được những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển được du lịch ở đây, cũng như những doanh nghiệp có thể hợp tác lâu dài. Sau đó, liên hệ với doanh nghiệp, có buổi gặp gỡ, trao đổi cởi mở. Trong buổi gặp đó doanh nghiệp sẽ chia sẻ mục đích, cách thức sơ lược mà họ định tiến hành cho du khách đi du lịch ở bản. Còn phía chính quyền sẽ chia sẻ về định hướng phát triển loại hình du lịch này của mình. Đây là cơ sở cho việc liên kết lâu dài giữa cả 2 bên.

Để có thể liên kết lâu dài, hạn chế khó khăn của cả 2 bên cần tạo ra những kênh thuận lợi cho việc chia sẻ, gắn kết tốt hơn như việc thường xuyên đối thoại và tiếp xúc trực tiếp. Trong khoảng thời gian nhất định được sắp xếp từ 2 phía, chia sẻ những khó khăn trong việc phát triển mô hình này những việc làm đã đạt được. Việc quan trọng nhất cả 2 bên cần chia sẻ rõ lợi ích mà mình sẽ nhận được từ hoạt động du lịch này. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Theo như chia sẻ của một số doanh nghiệp khi khai thác du lịch ở bản Mển, có những khó khăn gặp phải khi khai thác hoạt động du lịch ở đây. Đó là việc thiếu các thông tin, việc lưu trú ở lại cho khách hạn chế, điều kiện đường sá, khả năng tiếp cận khó khăn và cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Vì vậy, giải pháp được đặt ra ở đây là chính quyền sở tại cần có công tác hỗ trợ người dân trong việc nghiên cứu, cụ thể là cung cấp những thông tin đầy đủ tới các công ty du lịch bằng các phương tiện xúc tiến như tập gấp, báo, hoặc các tài liệu gửi trực tiếp. Trong đó, chính quyền địa phương cung cấp thông tin cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất của bản Mển, để các đơn vị khi muốn tìm hiểu đã có những thông tin về hiện trạng khó khăn, thiếu thốn của bản.

Mặt khác, để khắc phục vấn đề thiếu thông tin, khi mới đi vào hoạt động, các cán bộ địa phương cần phải tổ chức các buổi gặp gỡ với công ty du lịch để giới thiệu, quảng bá, đồng thời tranh thủ ý kiến của họ về sản phẩm du lịch và dịch vụ tại địa bàn.

Từ những thông tin đã được phía chính quyền tại bản cung cấp, các công ty lữ hành hay các nhóm, các tổ chức Thiện nguyện cũng sẽ có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện một dự án du lịch kết hợp Thiện nguyện ở bản Mển.

3.2.3. Giải pháp quảng bá và xúc tiến du lịch

Du lịch Thiện nguyện ở bản Mển là một mô hình mới, do vậy càng cần thiết hơn phải áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến khác nhau để giới thiệu về mình.

Mặt khác, không có những cách thức giới thiệu, đẩy mạnh khâu quảng bá nên du lịch ở bản chỉ nằm ở mức quy mô nhỏ so với các địa điểm du lịch khác ở tỉnh. Vì vậy, bước xúc tiến, quảng bá du lịch Thiện nguyện là vô cùng quan trọng.

Trong thời buổi công nghệ thông tin, truyền thông phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay, mọi thông tin, các hoạt động, con người chỉ cần lên mạng tìm kiếm là có ngay mọi thứ cần. Điều đó đòi hỏi, bước đầu tiên trong khâu quảng bá du lịch Thiện nguyện ở bản Mển, khâu đầu tiên cần làm đó là, chính quyền địa phương tại bản xem xét thành lập ra một nhóm phụ trách các hoạt động quảng bá, xúc tiến, và quản lý trực tiếp các hình thức truyền thông. Các thành viên này có thể là cán bộ văn hóa, du lịch của xã cũng có thể là chính những người trẻ của bản – những người con đang sinh sống trên mảnh đất quê hương này. Yêu cầu đặt ra với nhóm này là phải hiểu, vận hành các hình thức công nghệ thông tin mới, có thể tạo điều kiện cho họ đi học tập. Và nhóm phụ trách này sẽ thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin cần thiết nhất ở mọi lúc mọi nơi.

Bên cạnh đó, việc xây dựng phương thức truyền thông một cách bài bản cho phát triển du lịch Thiện nguyện ở bản Mển, không loại trừ một trong những cách là phổ biến hiện nay là tạo lập một website về hình thức phục vụ du lịch bao gồm: các tuyến điểm du lịch hấp dẫn; các hoạt động trải nghiệm cùng người dân địa phương; các công tác hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn; các cơ sở lưu trú và ăn uống trong đó công khai địa chỉ và niêm yết giá. Các thông tin cần kèm theo hình ảnh hấp dẫn, sinh động để khách du lịch có thể hình dung được, tạo sự thu hút cho website hơn. Bên cạnh đó, trang web này cần được hỗ trợ dịch sang một số thứ tiếng như Anh, Trung, Nhật… nhắm tới các thị trường khách quốc tế quan tâm đến loại hình du lịch Thiện nguyện. Một điều quan trọng không kém là cần thường xuyên cập nhật thông tin cho website và vận hành website một cách liên tục, bài bản và chuyên nghiệp, tạo sự tương tác và liên kết với hệ thống website liên quan đến quản lý du lịch của tỉnh Điện Biên và kết nối đến website của các công ty du lịch, khách sạn, lữ hành… Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Tiếp nối với việc tạo lập trang web, cần tạo ra một cẩm nang chia sẻ kinh nghiệm, cảm nhận về du lịch Thiện nguyện ở bản Mển dành riêng cho khách du lịch. Cẩm nang này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: Một trang web riêng, một page trên facebook, hoặc các trang mạng xã hội. Du khách sau khi đã đến bản sẽ được người dân hướng dẫn đăng ký vào cẩm nang đó, việc cần làm của du khách là sau khi đã tham gia du lịch Thiện nguyện của bản họ sẽ vào đó chia sẻ cảm nhận, đánh giá, kinh nghiệm khi du lịch ở đây.

Để gây ấn tượng cho du khách về loại hình du lịch ở bản, chính quyền cần thảo luận cùng với người dân xây dựng thông điệp riêng cho sản phẩm du lịch Thiện nguyện tại bản Mển.

Chính quyền cơ sở liên kết với doanh nghiệp kinh doanh du lịch có công tác xúc tiến du lịch ở bản, thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo chia sẻ về giá trị, nghĩa của du lịch Thiện nguyện mang lại cho cộng đồng. Chính quyền xã và người dân trong bản có thể kết hợp mở những buổi hội chợ hoặc triển lãm qui mô nhỏ, ở đó khách du lịch vừa có thể thưởng thức ẩm thực của bản, cùng với các sản phẩm từ thổ cẩm, vừa thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc như mùa xòe, các nhạc cụ độc đáo của dân tộc Thái đen. Bên cạnh đó, khi tham gia khách sẽ hiểu thêm được đời sống của người dân nơi đây, cũng như biết được những khó khăn của họ. Vào các dịp đặc biệt, tổ chức những chương trình ở nhà văn hóa của bản, các cuộc triển lãm, gian hàng bán đồ lưu niệm, những sản phẩm thổ cẩm độc đáo của người dân, đặc sản ẩm thực mà người dân tự tay chế biến.

Đầu tư, sửa chữa lại nhà văn hóa của bản Mển, ở đó treo tranh, ảnh về những hoạt động sinh hoạt của người Thái đen và các chương trình du lịch thiện nguyện mà khách đến tham gia ở bản. Tạo ra mô hình thu nhỏ của bản, để khi du khách đến có thể tìm hiểu trước về bản, trước khi trực tiếp trải nghiệm bằng cách, xây dựng khu ẩm thực bao gồm các món ăn truyền thống của người Thái ở bản, một khu trưng bày các món quà lưu niệm là sản phẩm thủ công truyền thống của người dân làm ra, một khu là các trang phục truyền thống của người Thái đen, và ở đây sẽ có những thuyết minh viên trực tiếp của bản, giới thiệu cho du khách khi họ đến đây. Bên cạnh đó, vào các dịp lễ hội, dịp đặc biệt, có những chương trình được tổ chức tại ngay nhà văn hóa.

Khách du lịch biết đến Điện Biên với các chiến tích lịch sử, hay với các điểm tham quan như hang động, suối khoáng nóng… Để đa dạng hơn cho du khách biết về loại hình du lịch Thiện nguyện mới mẻ, cũng như hiểu sâu về những ý nghĩa tốt đẹp mà loại hình này hướng tới dành cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn thì địa phương bản Mển, cần đầu tư trong công tác phương tiện thông tin đại chúng: quay các video về bản, các hoạt động của người dân để đăng lên website du lịch của bản và cả cổng thông tin du lịch của tỉnh Điện Biên; kết hợp bài báo, ảnh đăng lên báo chí Trung Ương và địa phương. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

3.2.4. Xã hội hóa đầu tư và kêu gọi nguồn vốn đầu tư cho du lịch Thiện nguyện

Điều kiện phát triển du lịch Thiện nguyện ngoài yếu tố tài nguyên du lịch, sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng thì cần phải đảm bảo các điều kiện: cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải và các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch.

Thực trạng hoạt động du lịch ở bản Mển còn bộc lộ những hạn chế trong dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ bổ sung. Điều đó đòi hỏi cần đưa ra được những giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng cho du lịch ở bản nói chung và du lịch Thiện nguyện nói riêng. Những giải pháp này kết hợp cùng các công tác đào tạo như ở trên để nâng cao các dịch vụ cho người dân ở bản Mển

Mặt hạn chế khác, hiện nay với quy mô nhỏ bản vẫn chưa có những điểm để tập trung các xe với không gian lớn, gây ra trở ngại, khó khăn cho du khách, cũng như việc đón tiếp những đoàn khách lớn. Vì vậy chính quyền địa phương cần nghiên cứu, xúc tiến xây dựng bến đỗ riêng dành cho xe du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dễ dàng tiếp cận điểm du lịch.

Cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút du khách. Đặc biệt với các loại hình du lịch gắn với cộng đồng hiện nay, thì việc du khách sống cùng với người dân, được tìm hiểu văn hóa, đời sống sinh hoạt của họ là việc tạo nên ấn tượng với du khách trong mỗi điểm đến. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những mặt hạn chế lớn nhất hiện nay của du lịch tại bản Mển. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các công trình phục vụ du lịch không được quan tâm tôn tạo hàng năm, nên các bản văn hóa du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và tìm hiểu văn hóa của du khách. Thêm nữa, khó khăn nhất của bản Mển khi thực hiện dịch vụ homestay là đối với người nước ngoài. Do bản nằm trong khu vực biên giới, nếu khách nước ngoài lưu trú qua đêm, sẽ phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính thông qua Sở Ngoại vụ, Phòng Xuất nhập cảnh (Công an tỉnh), Bộ đội Biên phòng, công an xã… Tất cả những thủ tục này nằm ngoài khả năng của bản. Trong khi đó nhu cầu du lịch homestay đối với du khách nước ngoài là rất lớn. Vấn đề này bản đã ý kiến lên cấp trên, trong các buổi hội thảo, nhưng đến nay vẫn chưa được tháo gỡ. Vì thế, du khách nước ngoài khi đến bản Mển, vẫn chỉ dừng lại ở thưởng thức ẩm thực và giao lưu rồi rời đi.

Chính quyền cơ sở cần phải làm công tác rà soát lại toàn bộ các cơ sở hạng tầng bị xuống cấp của bản. Sau đó, đưa ra những giải pháp để tu sửa, thay mới và giải quyết các vấn đề tồn tại. Trong đó cần tập trung xây dựng lại hệ thống cấp thoát nước và hoàn thiện lại mạng lưới điện trên địa bàn và các khu vực xung quanh. Với vấn đề này, có thể kêu gọi các chính quyền cấp cao cử chuyên gia giúp người dân lọc nước từ suối, hay kêu gọi hỗ trợ vốn cho người dân xây bể chứa nước mưa. Những công trình này có thể phát động khách quyên góp; Hướng dẫn, trợ giúp người dân bổ sung thêm các dịch vụ trong cơ sở lưu trú như trưng bày các đồ lưu niệm ngay trong nhà, chế biến các món ăn, thức uống cho du khách xem để đảm bảo về vệ sinh và an toàn nhằm phục vụ nhu cầu tại cơ sở lưu trú của du khách. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các cơ sở nhà dân phục vụ du khách sửa sang, xây mới nhà vệ sinh, phòng tắm đủ điều kiện phục vụ khách du lịch và bản thân những người trong gia đình, cải thiện điều kiện lưu trú vừa thu hút thêm khách, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về vấn đề các thủ tục để du khách nước ngoài có thể lưu trú lại tại địa bàn: Các cán bộ cấp cơ sở, cần có những đơn, hoặc tạo điều kiện trình bày trực tiếp với các cấp trên, nhấn mạnh về yếu tố cần thiết, lợi ích của việc trong phát triển du lịch của địa bàn, giảm thiểu tối đa các thủ tục để tạo điều kiện cho du khách ở lại, từ đó tháo gỡ vướng mắc.

Đã nhiều năm nay, bản Mển và các bản văn hóa du lịch của tỉnh mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Ngoài phục vụ các món ăn dân tộc và một số tiết mục văn nghệ truyền thống, các dịch vụ vui chơi giải trí và tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng bào hầu như chưa có. Cả một kho tàng văn hóa phi vật thể của đồng bào Thái như: Phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, nghề truyền thống, kho tàng văn học dân gian… vẫn chưa được khai thác. Thực tế cho thấy, với điều kiện cơ sở hạ tầng của bản Mển nói riêng và các bản văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay, để mở mang thêm các dịch vụ khác là khá khó khăn.

Chính quyền địa phương cần kết hợp với các công ty du lịch để có công tác nghiên cứu, khai thác các giá trị khác của bản Mển. Ngoài tập trung vào yếu tố ẩm thực, xây dựng được những hoạt động trải nghiệm cho du khách về các sinh hoạt của người dân, hay tham gia vào học, tìm hiểu nghề truyền thống dệt thổ cẩm của bản. Và để làm tốt được khâu này các cấp chính quyền cần liên kết với nhà kinh doanh du lịch, cung cấp cho họ những tài nguyên mà bản có, cơ sở vật chất, hạ tầng, để dễ dàng trong khâu khai thác. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Tiếp tục đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động đang thực hiện nhằm đa dạng cho du lịch ở bản. Đây cũng là trong những nguồn tăng thêm thu nhập cho cuộc sống của người dân. Trải nghiệm các hoạt động hàng ngày cùng dân bản như: chế biến các món ăn truyền thống; chăm sóc gia súc, gia cầm; lên rừng lấy củi; xuống suối bắt cá; dệt, thêu thổ cẩm hay tham gia các hoạt động văn nghệ cộng đồng. Bản Mển đã thành lập một tổ ẩm thực gồm 10 người có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn địa phương và một đội văn nghệ gồm 15 người chuyên biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống phục vụ du khách. Đặc biệt, đến đây, du khách sẽ được chính trưởng bản dẫn đi tham quan và tìm hiểu một số phong tục, tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái bản địa.

Bên cạnh giải pháp trên, chính quyền các cấp cần tập trung đầu tư phát triển cơ sở vận chuyển như xe máy, xe đạp… phục vụ du khách tham quan tại bản. Thêm nữa cần thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn gồm các cột mốc, bảng chỉ dẫn, thùng rác, bảng nội quy và thông tin hướng dẫn dành cho du khách.

Đối với công tác kêu gọi nguồn vốn đầu tư cho du lịch Thiện nguyện: Chính quyền Trung ương và địa phương cần quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này bằng cách cho người dân vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, dài hạn. Mặt khác, các hộ gia đình dân cư có thể tự huy động vốn, vay ưu đãi tại ngân hàng với lãi suất thấp, dài hạn để phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo.

Ngoài sự đầu tư của vốn ngân sách Nhà nước, Trung ương và chính quyền địa phương, việc đầu tư xây dựng mô hình du lịch Thiện nguyện cũng cần nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức phát triển quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng và xóa đói giảm nghèo tại các nước phát triển: như Cơ quan phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC) và tập đoàn ngân hàng quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã đầu tư phát triển các làng nghề tại Thái Lan, trong đó tập trung phát triển chương trình du lịch nhà dân. Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và cơ quan hợp tác phát triển Bỉ đã bước đầu hỗ trợ phát triển du lịch cộng nhằm xóa đói giảm nghèo tại Mai Châu (Hòa Bình) và Huế. Trong tương lai, tổ hợp du lịch Thiện nguyện ở bản Mển có thể kêu gọi sự hỗ trợ đầu tư của các cơ quan, tổ chức như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức du lịch Thiện nguyện trên thế giới, thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo về kinh nghiệm phát triển du lịch Thiện nguyện…

3.2.5. Xây dựng một số chương trình du lịch Thiện nguyện tại bản Mển Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

3.2.5.1. Dành cho đối tượng sinh viên

Tour 1: Bản Mển – Hành trình trải nghiệm – 3 ngày 2 đêm

Ngày 1: Hà Nội – bản Mển (Điện Biên)

Sáng: 7h: Xe đón khách tại điểm đã hẹn trước

7h30: Đoàn sẽ xuất phát khởi hành đi đến bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên.

Trưa: 13h30: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng ở thành phố Sơn La.

Chiều: 14h30: Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, đoàn tiếp tục hành trình đi bản Mển, trên đường đi, khách có thể ngắm cảnh của Đèo Pha Đin – 1 trong “tứ đại đỉnh đèo” và được xem là một trong 6 đèo ấn tượng nhất Việt Nam – cung đường đèo gắn với những chiến tích anh hùng trong lịch sử. Nằm trên quốc lộ 6 chạy dọc các tỉnh Tây Bắc, Pha Đin có độ dài 32km. Từ km số 360 đến km số 392 trên quốc lộ 6, Pha Đin là nơi tiếp giáp theo hướng Đông -Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn Tây. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển và tại đây có một tháp truyền hình khối lượng khoảng 70 tấn, chịu sức gió 200 km/h. Đoàn sẽ được dừng chân tham quan khu du lịch Pha Đin Pass, được xây dựng vào năm 2016, nơi du khách ngắm cảnh, chụp ảnh với vườn hoa rực rỡ, ngọn đồi chong chóng, đến đây du khách có thể ủng hộ cho kinh tế người dân bằng việc thuê các trang phục dân tộc, thưởng thức các món ăn.

17h30: Có mặt tại bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên, nhận homestay, và nghỉ ngơi.

Tối: 19h20: Quý khách sẽ ăn tối Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Buổi tối, đoàn sẽ có thời gian tự do. Có thể giao tiếp, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của người dân ở tại homestay mà mình sinh sống. Hoặc nghỉ ngơi chuẩn bị cho lịch trình của ngày hôm sau.

Ngày 2: Hoạt động Thiện nguyện

Sáng: 7h30: Đoàn sẽ tập trung ăn sáng, chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày

8h: Bắt đầu tham gia vào các hoạt động Thiện nguyện

Chia thành các nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ, công việc khác nhau.

Nhóm làm các hoạt động giúp đỡ người dân địa phương như: tìm hiểu về các gian hàng, quầy lưu niệm của người dân. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân trang trí lại gian hàng, tạo ra sự thu hút và bắt mắt.

Nhóm sẽ mang những phần quà đến thăm và giúp đỡ những hộ nghèo trong bản.

Nhóm thực hiện công việc giúp thúc đẩy và hỗ trợ truyền thông qua các hoạt động: chụp ảnh, trải nghiệm, quay video, viết các bài cảm nhận, chia sẻ về điểm đến, đánh giá về dịch vụ địa phương. Các công tác này sẽ được thực hiện trong cả quá trình của chuyến đi. Những thông tin và hình ảnh sẽ được chia sẻ trên trang web về du lịch Thiện nguyện của bản, và các bạn sẽ chia sẻ lên trang facebook, cũng như các trang mạng xã hội của mình để bạn bè cùng biết.

Nhóm hướng dẫn, truyền đạt kỹ năng giao tiếp ứng xử và kỹ năng ngoại ngữ cho trẻ em trong bản, kết hợp tổ chức các hoạt động đoàn thể, teambuilding.

Sau khi các nhóm kết thúc công việc se tập hợp lại, cùng nhau chia sẻ công việc mà nhóm mình đã làm được, và những trải nghiệm. Từ đó giúp gắn kết các thành viên trong đoàn.

11h30 – 12h: Sau khi đã hoàn thành hết các công việc của buổi sáng. Đoàn sẽ tập trung ăn trưa và nghỉ ngơi. Chuẩn bị cho hoạt động của buổi chiều.

14h: Mọi người bắt đầu tham gia vào hoạt động của buổi chiều.

Buổi chiều đoàn sẽ tập trung vào hoạt động phát triển sản phẩm du lịch của địa phương: tìm hiểu, và trải nghiệm văn hóa ẩm thực, được người dân hướng dẫn nấu các món ăn của bản. Sau đó giới thiệu và làm nghề truyền thống thêu thổ cẩm.

17h: Sau khi hoạt động của buổi chiều kết thúc. Tập trung lại nhà sàn để ăn tối, thưởng thức ẩm thực của bản, chính tay các bạn đã làm vào hoạt động buổi chiều như: chẩm chéo, pa pỉnh tọp… Sau khi ăn sau mọi người nghỉ ngơi và chuẩn bị cho giao lưu văn nghệ vào buổi tối. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

19h: Mọi người tập trung tại nhà văn hóa cộng đồng để tham gia giao lưu văn nghệ. Các hoạt động trong chương trình: người dân sẽ hát các bài hát dân ca Thái, các bạn sinh viên trong đoàn biểu diễn các tiết mục để giao lưu với người dân bản, đốt lửa trại cùng người dân và nhảy múa theo điệu nhảy truyền thống của bản.

Sau khi kết thúc chương trình giao lưu văn nghệ, đoàn sẽ về để nghỉ ngơi.

Ngày 3: Hoạt động trải nghiệm

7h: Đoàn thức dậy, làm vệ sinh cá nhân, và ăn sáng

7h45: Di chuyển lên thành phố Điện Biên

8h30: Đoàn sẽ có mặt ở thành phố Điện Biên và đi tham quan một số điểm du lịch ở Điện Biên như: bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, đồi A1, nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ. Khu du lịch sinh thái Him Lam.

12h: Ăn trưa và nghỉ ngơi ở nhà hàng tại thành phố Điện Biên

13h: Đoàn khởi hành về Hà Nội

22h30: Cả đoàn về đến Hà Nội, kết thúc chuyến hành trình.

3.2.5.2. Chương trình Tour dành cho khối cơ quan, tổ chức

Tour 2: Du lịch Thiện nguyện Bản Mển – Gắn kết yêu thương: 3 ngày 2 đêm

Ngày 1: Hà Nội – Sơn La

Sáng 6h: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Sơn La. Trên đường đi Quý khách dừng chân nghỉ ăn sáng. Sau đó tiếp tục hành trình đi Sơn La.

Trưa 11h30: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng địa phương với những món đặc sản Tây Bắc. Sau bữa trưa Quý khách lên xe về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Chiều 13h30: Xe đưa Quý khách đi tham quan Thác dải yếm – tên gọi khác là “thác Nàng”, “thác Bản Vặt” là thác trên suối Bó Sập tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .Tên gọi “Dải Yếm” liên quan đến truyền thuyết, thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ. Tham quan rừng thông bản Áng – thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, rộng 43 ha với sự kết hợp của hai loại thông là thông địa phương và thông Đà Lạt, và 5 ha hồ nước tự nhiên. Người ta ví nơi đây như Đà Lạt thu nhỏ của Tây Bắc, với rừng thông xanh cao vút, thẳng đứng mạnh mẽ trải dài bạt ngàn trên dãy đồi đất feralit đỏ nâu tạo nên cảnh quan tự nhiên đẹp mê hồn.

Sau khi tham quan Quý khách lên xe để về khách sạn nghỉ ngơi.

Tối 19h Quý khách ăn tối thưởng thức các món ăn ngon đặc sản ẩm thực Tây Bắc, tự do dạo chơi hoặc nghỉ ngơi, nghỉ đêm tại khách sạn ở Sơn La.

Ngày 2: Sơn La – bản Mển

Sáng 7h Quý khách ăn sáng, trả phòng khách sạn. Sau đó tiếp tục hành trình đi bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên.

Trên đường đi Quý khách sẽ ngắm cảnh của đèo Pha Đin – một trong “ Tứ Đại Đỉnh Đèo” mang tên Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin. Có độ dài 32km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên). Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Dọc đường đi, chiêm ngưỡng những cánh hoa ban khoe sắc hai bên đường.

10h30 Đoàn sẽ đến bản Mển. Nhận homestay và nghỉ ngơi. Tìm hiểu đời sống người dân tại homestay mà Quý khách ở.

Trưa 11h30 Quý khách ăn trưa. Chuẩn bị cho các hoạt động buổi chiều.

Chiều 13h Quý khách tham gia vào các hoạt động tại bản Mển

  • Tham gia vào hoạt động khảo sát, hỗ trợ trang trí, tu sửa cơ sở vật chất cho hộ gia đình
  • Làm công tác vệ sinh môi trường tại bản
  • Hỗ trợ đóng góp những quỹ nhỏ nhằm giúp người dân ở bản phát triển du lịch và giải quyết những vấn đề như nguồn nước… Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.
  • Tham quan, tìm hiểu về nghề truyền thống thêu thổ cẩm

Sau khi tham gia các hoạt động tại bản vào buổi chiều. Quý khách sẽ về điểm lưu trú nghỉ ngơi. Quý khách sẽ được hướng dẫn làm các món ăn đặc sản của bản để cho bữa tối của mình.

Tối 19h Quý khách sẽ tập trung để thưởng thức đặc sản, các món ăn của người dân tộc Thái ở bản Mển

20h Quý khách tham gia vào buổi giao lưu cùng với người dân. Mọi người sẽ cùng nhau chia sẻ, đoàn khách sẽ được lắng nghe chia sẻ về đời sống của dân để hiểu được họ. Kết hợp sẽ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ địa phương như dân ca Thái, nghe và giới thiệu về nhạc cụ truyền thống. Bên bình rượu cần đặc sản của bản, cả khách và người dân sẽ hiểu nhau hơn, gắn kết cộng đồng hơn, thông qua buổi giao lưu đậm đà tình nghĩa.

Sau khi kết thúc buổi giao lưu, Quý khách trở về nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lịch trình ngày hôm sau.

Ngày 3: Bản Mển – thành phố Điện Biên – Hà Nội

Sáng 7h Quý khách sẽ ăn sáng ở cơ sở lưu trú. Và sau đó có thể mua các sản phẩm tự làm từ thổ cẩm của người dân về làm quà lưu niệm

8h Quý khách tham gia hoạt động trao các món quà như sách vở, quần áo cho những trẻ em, người gặp khó khăn ở bản. Các món quà này đã được đoàn khách chuẩn bị, quyên góp sẵn ở cơ quan, gia đình trước khi bắt đầu chuyến hành trình.

8h40 Đoàn sẽ lên xe khởi hành đi thành phố Điện Biên.

Quý khách được tham quan một số những điểm di tích lịch sử gắn với các chiến tích lịch sử Điện Biên Phủ: bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ – bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề: Vị trí chiến lược, Tập đoàn cứ điểm của địch, Đường lối chỉ đạo của Đảng, Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ và Điện Biên Phủ ngày nay; Viếng Nghĩa trang liệt sỹ A1, đồi A1 – Nơi đây có 644 ngôi mộ là những chiến sỹ quân dân ta đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ

11h30 Quý khách sẽ ăn trưa tại nhà hàng ở thành phố Điện Biên và nghỉ ngơi.

12h30 Bắt đầu lên xe và khởi hành về Hà Nội

Tối 21h30 Xe sẽ về đến Hà Nội và kết thúc chuyến hành trình. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Trên đây là đề xuất xây dựng thí điểm một số chương trình du lịch Thiện nguyện ở bản Mển. Mỗi chương trình được xây dựng dựa trên từng đối tượng khách khác nhau, cũng như yêu cầu và đặc điểm riêng. Điểm chung là đều kết hợp được hoạt động Thiện nguyện, tạo ra những sự giúp đỡ cho cộng đồng địa phương ở bản, và giúp đỡ, hỗ trợ cho hoạt động du lịch đồng thời vẫn kết hợp được tìm hiểu các điểm du lịch hấp dẫn, giàu giá trị lịch sử của Điện Biên. Thông qua việc triển khai các chương trình du lịch như thế này, góp phần lưu giữ được những giá trị truyền thống trong đời sống sinh hoạt, văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái đen sinh sống ở bản Mển và cải thiện đời sống của đồng bào cư dân địa phương.

Tiểu kết chương 3

Trong chương ba, đã đưa ra được những định hướng của nhà nước, tỉnh và xã nhằm hướng đến phát triển du lịch ở Điện Biên và xã Thanh Nưa – dựa trên định hướng, xây dựng phương hướng và giải pháp để phát triển mô hình du lịch Thiện nguyện ở bản Mển. Đó là các giải pháp: đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là cộng đồng địa phương; Giải pháp cụ thể trong việc liên kết chính quyền cấp cơ sở với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhằm tạo ra sự tương tác, phát triển cùng có lợi.; giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch Thiện nguyện ở bản bước đầu, khắc phục những hạn chế mà thực trạng đã nêu ra… Những giải pháp trên có phát huy tốt, đạt được mục đích hay không phụ thuộc rất lớn trong việc phối hợp giữa các cấp chính quyền, và giữa chính quyền cấp cơ sở với người dân.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

Trên thế giới, mô hình du lịch Thiện nguyện đã phát triển từ rất lâu, với những ý nghĩa mà loại hình này mang lại, đã tạo ra được một chỗ đứng nhất định trong ngành du lịch của nhiều nước, cũng là một phần song hành, hỗ trợ nhiều người, nhiều nơi còn khó khăn; tạo ra cơ hội thay đổi cuộc sống, bảo vệ, giữ gìn nhiều giá trị; đem đến lợi ích, ý nghĩa thông qua hoạt động của các Thiện nguyện viên.

Tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình du lịch Thiện nguyện mới chỉ phát triển khoảng chục năm trở lại đây. Ở những điểm vùng cao, nơi mà người dân họ vẫn còn nhiều những khó khăn, cần được hỗ trợ, thường là những lựa chọn tiêu biểu mà loại hình du lịch này hướng tới. Với bài nghiên cứu này, chọn ra bản vùng cao ở Tây Bắc của Điện Biên, là bản Mển bởi vì ở đây có những mặt lợi thế về tài nguyên cho phát triển du lịch, cùng với những nét đặc sắc trong phong tục tập quán và những giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái đen đang sinh sống tại bản và điều quan trọng nhất là tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn đang tồn tại. Tuy nhiên, những bước đầu để xây dựng, phát triển mô hình này ở bản còn đối mặt với nhiều khó khăn và hạn chế. Trong bài khóa luận đã cố gắng chỉ ra phần nào những mặt hạn chế trong phát triển du lịch ở bản từ trước đến nay, từ đó cũng đề xuất được một số giải pháp nhất định nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung và du lịch Thiện nguyện nói riêng ở bản Mển – Xã Thanh Nưa. Hy vọng rằng đây sẽ là tiền đề để hình thành, xây dựng được mô hình du lịch Thiện nguyện ở bản Mển, góp phần giúp cho người dân ở đây xóa đói giảm nghèo, thay đổi đời sống, có việc làm ổn định và tăng mức thu nhập từ du lịch. Hy vọng trong tương lai không xa, bên cạnh chương trình tour của các công ty du lịch đưa khách đến đây, bản Mển cũng sẽ đón nhận được sự ghé thăm và hỗ trợ của các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các dự án du lịch Thiện nguyện quốc tế để nơi đây thực sự trở thành một mô hình tiêu biểu cho quá trình xây dựng và phát triển loại hình du lịch mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp này. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993