Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo bộ luật dân sự 2015 dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu đề tài

Mục đích của pháp luật khởi nguồn chính từ những nhu cầu thường ngày của mỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội của Nhà nước. Nảy sinh từ nhu cầu sản xuất, nhu cầu kinh doanh cũng như các nhu cầu khác, Nhà nước thấy cần thiết phải có những phương tiện pháp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người.

Giao dịch dân sự chính là một trong những phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ, nghĩa là giao dịch dân sự tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào đời sống pháp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi phục vụ cho những mục đích nhất định từ cuộc sống con người. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế – xã hội, giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thiết thực của giao dịch dân sự, BLDS nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết và tương đối hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và từng loại giao dịch dân sự cụ thể. Việc này đã tạo một hành lang pháp lý thông thoáng và an toàn cho các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự, tạo sự ổn định của các quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu vẫn còn nhiều vướng mắc. Các quy định có phần còn cứng nhắc, chưa đầy đủ, có quy định còn chồng chéo, gây nên cách hiểu không thống nhất. Về phía các cơ quan nhà nước, do tính phức tạp của các giao dịch dân sự, những quy định không rõ ràng của pháp luật đã tạo cho họ rất nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác xét xử có liên quan tới giao dịch dân sự vô hiệu. Nói cách khác, chính điều đó làm hạn chế năng lực của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự. Và trên thực tế, cũng không ít trường hợp giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu do một bên giao kết hợp đồng lợi dụng các quy định của pháp luật để “bội ước”, nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là một trong những loại giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay.

Với tư cách là một người nghiên cứu pháp luật, tôi thấy rằng cần nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do lừa do giả tạo để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Việc xây dựng các quy định pháp lý về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn không những là yêu cầu chính đáng của người dân để họ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình mà còn là điều kiện để cơ quan nhà nước hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Với mong muốn nghiên cứu có tính hệ thống từ lý luận, quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng để từ đó phát hiện những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, tác giả chọn đề tài “Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo” để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Khóa Luận Ngành Luật

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định giao dịch dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ dưới những góc độ khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về giao dịch dân sự vô hiệu, trong đó có đề cập đến giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối như các bài giảng trong giáo trình luật dân sự của Trường Cao đẳng Kiểm sát, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia, trong một số ấn phẩm như: Bình luận BLDS của Bộ Tư pháp và trong một số bài viết của một số tác giả ở góc độ hẹp, đó là: TS. Bùi Đăng Hiếu: Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Trong bài viết này tác giả chủ yếu phân tích, so sánh và đưa ra sự khác biệt chung thể hiện bản chất của khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối, theo đó, vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối được tác giả đề cập dưới hình thức là một giao dịch vô hiệu tương đối. Lừa dối – Yếu tố vô hiệu hợp đồng kinh tế của thạc sỹ Lê Thị Bích Thọ – Trong giới hạn bài viết này tác giả đã lần lượt đề cập đến vấn đề cơ bản về yếu tố lừa dối trong giao kết hợp đồng, Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu do lừa dối Việt Nam. “Xử lý hợp đồng vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam” năm 2011 của thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh – Ở bài viết này tác giả đã phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hợp đồng vô hiệu, cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam. Lược sử quá trình điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu qua các thời kỳ và quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này, làm nổi bật sự phát triển của các quy định pháp luật dân sự về vấn đề này. Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định về hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Nghiên cứu thực tiễn xử lý hợp đồng vô hiệu và đánh giá về hiệu quả của những quy định pháp luật hiện hành thông qua việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước. Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Theo đó, vấn đề hợp đồng vô hiệu do lừa dối được tác giả đề cập dưới hình thức là một trường hợp của hợp đồng vô hiệu. Và cũng có công trình nghiên cứu cụ thể hơn như luận án tiến sỹ Luật học năm 2005 của tác giả Nguyễn Văn Cường: “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu” – ở tác phẩm này tác giả đã nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về giao dịch dân sự vô hiệu, làm rõ các căn cứ pháp lý xác định giao dịch dân sự vô hiệu, phân tích thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối được tác giả đề cập dưới hình thức là một trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu với hậu quả pháp lý đặc biệt. Luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Bùi Thị Thu Huyền : “Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí chủ thể” năm 2010 – ở công trình này tác giả chủ yếu nghiên cứu về các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí như hợp đồng vô hiệu do giả tạp, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa…dựa trên các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể. Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Nhàn : “Ý chí của chủ thể trong giao dịch dân sự” chủ yếu nghiên cứu khái niệm ý chí chủ thể, các trường hợp vi phạm ý chí chủ thể trong giao dịch dân sự, nguyên nhân và thực trạng tranh chấp về giao dịch dân sự có vi phạm ý chí, tác giả cũng đề cập đến giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối dưới tính cách là một giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí của Nhà nước.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đã nêu và phân tích những vấn đề có tính khái quát nhất về giao dịch dân sự trong Luật Dân sự, đưa ra những điều kiện cơ bản về việc xác định giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, tất cả chỉ đề cập đến vấn đề ở dạng khái quát và vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối chỉ là một phần nhỏ trong các công trình này. Việc nghiên cứu hoàn chỉnh và cụ thể về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối chưa được khai thác một các triệt để.

Bởi vậy tác giả cho rằng việc nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống chi tiết về giao dịch dân sự do lừa dối theo quy định của BLDS 2005 và các văn bản liên quan là cần thiết và không bị trùng lặp với các công trình khác đã công bố.

3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Mục đích nghiên cứu của khoá luận là muốn phân tích, làm rõ hơn quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Việc nghiên cứu đó dựa trên cơ sơ nghiên cứu một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo. Từ đó, tác giả mong muốn tìm ra những hạn chế, bất cập để đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hơn về vấn đề này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận đó là:

  • Đề cập một số nội dung lý luận về giao dịch dân sự vô hiệu, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
  • Tập trung những vấn đề pháp lý có liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
  • Đề cập tới thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về giao dịch dân sự do giả tạo.

Đánh giá chung về các vấn đề nêu trên, đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch dân sự do giả tạo.

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận: Trong khuôn khổ khoá luận này, tác giả sẽ tập trung vào giới hạn các nội dung nghiên cứu sau: Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Thứ nhất, nghiên cứu chủ yếu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự do giả tạo. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, tác giả sẽ lồng ghép đề bình luận, đánh giá quy định của các Bộ luật Dân sự trước đó với Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá một số loại giao dịch được xác định là vô hiệu do giả tạo trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nội dung nghiên cứu và mục tiêu mà đề tài đặt ra, Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách: nhằm nghiên cứu các cơ sở lí luận về giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu…..

Phương pháp phân tích luật viết: đặc biệt là nghiên cứu những quy định của pháp luật điều chỉnh về giao dịch dân sự vô hiệu, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định trong các đạo luật và các văn bản có liên quan.

Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: nhằm tìm ra những điểm chung, khác biệt khi tiếp cận các vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn.

Phương pháp sưu tầm số liệu thực tế: bằng cách tìm trên mạng Internet, giáo trình, tìm kiếm số liệu ở các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự… để giúp cho người viết có nguồn thông tin chính xác đối với các trường hợp về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

6. Kết cấu khóa luận

Khóa luận “Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo quy định của bộ luật dân sự 2015” có kết cấu gồm 4 phần: Lời mở đầu; Nội dung; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:

  • Chương 1: Khái quát chung về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
  • Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
  • Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO

1.1 Khái niệm và đặc điểm của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giao dịch dân sự

1.1.1.1. Khái niệm

Khái niệm giao dịch dân sự được các nhà khoa học Việt Nam đề cập trong nhiều tài liệu với góc độ khác nhau. Theo đó, “giao dịch dân sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả trở thành hiện thực” hay còn được hiểu là “một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương (hợp đồng) làm phát sinh hậu quả pháp lý”. Theo từ điển Tiếng Việt giao dịch là có quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc nhau. Trong quan hệ dân sự, việc gặp gỡ, tiếp xúc nhau được diễn ra để thể hiện ý chí của các bên trực tiếp và công khai. Cũng có quan điểm cho rằng “Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý hợp pháp biểu hiện ý chí của một hoặc nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, giao dịch dân sự dù được nhìn nhận dưới góc độ nào cũng đều bao gồm hợp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Hợp đồng dân sự: Được hiểu là một loại giao dịch phổ biến nhất, thông dụng nhất. Phát sinh thường xuyên trong đời sống hằng ngày của chúng ta và giữ vị trí quan trọng trong điều tiết các quan hệ tài sản, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: Hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho…

Hành vi pháp lý đơn phương: Là hoạt động thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩ vụ dân sự mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Ví dụ: Một người chết đi, trước khi chết có lập di chúc để lại cho người khác di sản của mình cho người khác, việc lập di chúc này hoàn toàn dựa vào ý chí của bên người để lại di sản mà không có ý chí của bên nhận di sản và người được nhận di sản có quyền sở hữu tài sản theo di chúc. Như vậy, ý chí của người để lại di chúc không phụ thuộc vào ý chí của người khác, nhưng bằng hành vi lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật đã làm phát sinh một quan hệ pháp luật thuộc giao dịch dân sự.

1.1.1.2. Đặc điểm Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Giao dịch dân sự dù là hợp đồng dân sự hay hành vi pháp lý đơn phương đều có những đặc điểm chung sau:

Thứ nhất, Giao dịch dân sự phải thể hiện ý chí đích thực của các bên khi tham gia giao dịch.

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, giao dịch dân sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết các mối quan hệ xã hội, chi phối nhu cầu của con người. Khi tham gia giao dịch dân sự, các chủ thể đều đạt được mục đích nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng. Để đạt được mục đích, các chủ thể phải thể hiện ý chí của mình, “sự thể hiện ý chí là hành vi có ý chí nhằm thu một kết quả nhất định và là yếu tố bắt buộc của giao dịch pháp lý”. Như vậy, tuy hành vi là có ý chí, nhưng không làm phát sinh hậu quả pháp lý hoặc có làm phát sinh hậu quả nhưng các bên chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra thì cũng không làm phát sinh giao dịch dân sự. Sự thể hiện ý chí phải diễn ra theo một hình thức nhất định và là yếu tố bắt buộc của giao dịch pháp lý”. Sự thể hiện ý chí phải diễn ra theo một hình thức nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật, mới làm phát sinh hậu quả pháp lý.

Quan niệm về tự do ý chí trong giao dịch được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong khoa học pháp lý của Pháp từ thế kỉ XVIII. Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí. Nguyên tắc này cho phép các chủ thể tham gia giao dịch (chủ yếu là hợp đồng), được tự do thể hiện ý chí của mình mà không bị phụ thuộc hoặc cản trở bởi bất kì một yếu tố nào khác, kể cả pháp luật. Quy định này xuất phát từ những lợi ích cá nhân và cho rằng nếu để các chủ thể tham gia giao dịch thì sẽ bảo đảm sự công bằng và bình đẳng cho các chủ thể. Khi giao dịch đã được xác lập thì không có ai có quyền thay đổi, thậm chí cả Nhà nước cũng không có quyền can thiệp và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia. Nếu có sự thay đổi thì chỉ có thể do sự thỏa thuận của chính các chủ thể đã xác lập giao dịch đó. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Bên cạnh đó, đối với khái niệm “ngay tình”, ban đầu nó được hiểu là sự thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung, điều kiện trong giao dịch cũng như trong pháp luật quy định. Các bên không được có hành vi cản trở nhau thực hiện nghĩa vụ này. Nhưng càng về sau, cùng với sự phát triển ngày càng cao của giao dịch dân sự, cách hiểu này không còn phù hợp. Lúc này, người ta hiểu “ngay tình” không đơn thuần chỉ là không có hành vi cản trở nhau thực hiện nghĩa vụ nữa, mà còn được hiểu theo nghĩa hợp tác cùng nhau thục hiện nghĩa vụ. Tức là, ngoài việc các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã có trong giao dịch, còn phải tạo điều kiện cũng như cung cấp thông tin cho các bên tham gia, sao cho đạt hiệu quả nhất.

Thứ hai, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.

Người tham gia giao dịch ở đây bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

Đối với cá nhân, những đối tượng sau đây được coi là có năng lực hành vị dân sự được quyền tham gia giao dịch:

Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vị, hạn chế năng lực hành vi).

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi các lập, thực hiện giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch …nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Đối với pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác tham gia giao dịch thông qua người đại diện của họ (đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền). Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Hộ gia đình chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, đến hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác chỉ tham gia các giao dịch dân sự liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ được xác định trong hợp đồng hợp tác. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Mục đích của GDDS là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch.

Nội dung của GDDS là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch” (những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhắm đạt được mục đích nhất định và muốn đạt được mục đích đó, họ phải cam kết, thỏa thuẩn về nội dung. Ví dụ: trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bên A (bên chuyển nhượng) và bên B (bên nhận chuyển nhượng), mục đích của hai bên là quyền sử dụng đất (bên A muốn chuyển quyền cho bên B muốn chuyển quyền). Để đạt được mục đích này, hai bên tham gia ký kết về những điều khoản của hợp đồng (giá chuyển nhượng, diện tích đất chuyển nhượng, thời gian chuyển nhượng….) Mục đích chỉ đạt được khi hai bên tuân thủ đúng nội dung các điều khoản của hợp đồng.

Tóm lại, để GDDS có hiệu lực thì mục đích và nội dung của giao dịch không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật cũng là những giao dịch có nội dung và mục đích không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Thứ tư, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Cơ sở để hình thành giao dịch dân sự là ý chí của các bên chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của chủ thể và phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Tuy nhiên, ý chí này phải được kiểm soát bởi lý trí của chủ thể. Khi nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong được thể hiện ra bên ngoài đúng như ý chí đích thực thì khi đó chủ thể có sự tự nguyện.

Tự nguyện là nguyên tắc tối thượng trong GDDS, vì chính nó là sự phản ánh tính thống nhất ý chí của các bên khi tham gia giao dịch dân sự. Trong giao dịch dân sự, các bên khi tham gia giao dịch nhằm mục đích nhất định phục vụ cho nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ. Để đạt được mục đích này, người tham gia giao dịch vì thế phải có năng lực hành vi dân sự. Những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự chỉ được tham gia một số giao dịch dân sự nhất định, hoặc phải có người đại diện, người giám hộ. Những người này khi tham gia giao dịch phải trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì có nhiều chủ thể cùng tham gia một giao dịch dân sự nên khó có thể đạt được điểm trùng nhau về ý chí và mục đích. Vì vậy, nhất thiết các bên tham gia giao dịch dân sự dàn xếp với nhau, để các bên đều đạt được mục đích của mình và đi tới cam kết cùng nhau thực hiện giao dịch. Tự nguyện trong giao dịch dân sự được thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Vì vậy, các chủ thể tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí của các bên đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch. BLDS năm 2015 đã xác định một số giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu, đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa, do xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Thứ năm, hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật. Hình thức của giao dịch là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch Bằng lời nói (hình thức miệng): Hình thức này được coi là phổ biển nhất. – Hình thức văn bản, người tham gia GDDS phải ký kết với nhau bằng văn bản và đây là căn cứ xác định chủ thể đã tham gia vào giao dịch. Có hai loại văn bản: 1) Văn bản thường (văn bản chỉ cần chữ ký xác nhận của các bên chủ thể); 2) Văn bản có công chứng chứng nhận, UBND cấp có thẩm quyển chứng thực (Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng bán nhà….).

Hình thức hành vị: GDDS có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: Gọi điện thoại, chụp ảnh bằng tự đồng….

Đối với những giao dịch mà pháp luật quy định hình thức thể hiện bắt buộc, nếu các chủ thể không tuân thủ thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, bốn điều kiện về nội dung và hình thức trên là những điều kiện tiên quyết để giao dịch được coi là hợp pháp, từ đó làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định.

1.1.2.  Khái niệm và đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu

1.1.2.1.  Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý.

Xuất phát từ bản chất của giao dịch dân sự vô hiệu, chúng ta có thể hiểu: “ Giao dịch dân sự vô hiệu là loại giao dịch dân sự mà khi xác lập các bên (hoặc chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương) đã có vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý là không làm phát sinh bất kỳ một quyền hay nghĩa vụ dân sự nào thỏa mãn mục đích theo mong muốn của người tham gia giao dịch. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Việc quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định trong giao lưu dân sự, đồng thời giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự.

1.1.2.2.  Đặc điểm

Thứ nhất: GDDS vô hiệu không đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với GDDS có hiệu lực. Cụ thể:

Người tham gia GDDS không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi một phần, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà pháp luật không cho phép vi dân sự hoặc không đủ nhưng khi tham gia giao dịch có sự đồng ý của người giám hộ. Trường hợp ngược lại, GDDS sẽ vô hiệu. Ví dụ: Những người mắc bệnh tâm thần (có xác nhận của cơ sở y tế), nghiện ma túy….nếu xác lập giao dịch một cách độc lập không thông qua người giám hộ yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS đó vô hiệu.

  • Mục đích và nội dung của giao dịch không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.

Tự do ý chí và bày tỏ ý chí là nguyên tắc được tuân thủ khi các chủ thểtham gia giao dịch, tuy nhiên sự tự do đó chỉ mang tính tương đối bởi lẽ nó bị ràng buộc trong khuôn khổ của pháp luật. Trong giao dịch, sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí được thể hiện thông qua mục đích và nội dung của GDDS không được phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. GDDS không tuân thủ điều kiện này đồng nghĩa với việc GDDS đó vô hiệu. Ví dụ: Hợp đồng mua bán ma túy, chất cháy nổ là những hợp đồng có nội dung và mục đích vi phạm điều cầm của pháp luật, vì vậy những hợp đồng này đương nhiên vô hiệu.

  • Chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Sự tự nguyện tham gia giao dịch là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu được trong GDDS. Tự nguyện thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí, bày tỏ ý chí hoặc hai yếu tố này không thống nhất với nhau thì không thể có tự nguyện, điều này đồng nghĩa với việc GDDS không có hiệu ứng pháp luật. Ví dụ: Ông A bị con là B ép buộc lập di chúc, B đe dọa nếu không lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho B thì B sẽ giết cả nhà và tự sát luôn. Như vậy, giao dịch được xác lập nhưng không có sự tư nguyện ông A, trong trường hợp này ông A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do đe dọa. BLDS 2015 quy định một số trường hợp giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do bị lừa dối, do bị nhầm lẫn, bị đe dọa, do xác lập tại thời điểm không làn chủ được hành vi của mình.

Hình thức của giao dịch không đúng với quy định của pháp luật.

Thứ nhất: các giao dịch được xác lập mà không tuân thủ các quy định về hình thức do luật định thì giao dịch đó vô hiệu. Ví dụ: hình thức bắt buộc đối với hợp đồng chuyển nước và sự an toàn của người tham gia giao dịch. Mặt khác, quy định này còn là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyển kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tài sản.

Thứ hai: các bên tham gia GDDS vô hiệu phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.

Khi GDDS vô hiệu, quay lại tình trạng ban đầu, các bên tham gia giao dịch hoàn trả nhau những gì đã nhận. Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên, vì các bên không đạt được mục đích như đã mong muốn đó là xác lập giao dịch để đáp ứng nhu cầu vật chất hoặc tình thần của mình mà phải quay lại tình tràng như trước khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố giao dịch vô hiệu, có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại.

1.2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

1.2.1. Khái niệm giả tạo

Giả tạo là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia nhầm lẫn về đối tượng, nội dung của giao dịch mà họ tham gia giao dịch đó, được thể hiện thông qua từ những lời lẽ gian dối hoặc những mánh khóe, xảo trá, để khiến đối tượng tham gia vào giao dịch mà lẽ ra bình thường họ không tham gia.

1.2.2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, từ điển Luật học giải thích như sau: “Giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch dân sự giả tạo, các chủ thể không có nghĩa vụ xác lập các quyền và nghĩa vụ với nhau1. Trong trường hợp này về mặt chủ thể, chủ thể kiểm soát được thể hiện ý chí ra bên ngoài, không bị tác động bới yếu tố khách quan nào nhưng vẫn không được pháp luật thừa nhận.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, các nhà làm luật nước ta quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Với quy định này bản chất của giao dịch giả tạo đó là: giao dịch mang tính hình thức nhằm che dấu một hoạt động khác và nó được thiết lập không dựa trên ý chí đích thực của các bên. Trên thực tế các bên không có ý định xác lập quyền, nghĩa vụ với giao dịch này. Thông thường, nó được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc với người khác, hoặc để che dấu một hành vi bất hợp pháp. Như vậy, giao dịch dân sự giả tạo được hiểu là:

Bộ luật Dân sự năm 2015 sử dụng thuật ngữ giả tạo nhưng lại không nêu rõ thuật ngữ này được sử dụng như thế nào, mà chỉ quy định: giao dịch giả tạo là một giao dịch được xác lập nhằm che giấu một giao dịch khác mà giao dịch đó mới thể hiện ý chí đích thực của chính các bên hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Theo một số nhà bình luận Bộ luật Dân sự thì: “Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ra bên ngoài khác với ý chí nội tâmkết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch”.

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải thể hiện đúng ý chí đích thực của các bên, nếu các bên lợi dụng việc tham gia giao dịch dân sự nhằm che giấu mục đích đích thực của mình thì pháp luật quy định đó là giao dịch giả tạo.

Giao dịch giả tạo được xác lập trên cơ sở hành vi gian dối và thực hiện khi các bên xác lập giao dịch đó. Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che giấu việc thực hiện một hợp đồng khác mà các bên thật sự mong muốn thực hiện. Nói cách khác, giao dịch giả tạo là giao dịch mang tính hình thức, các nội dung được thiết lập không phải bới ý chí đích thực của các bên. Trên thực tế các bên không có ý định tạo lập quyền, nghĩa vụ pháp lý qua giao dịch này. Thông thường, nó được thiết lập để trốn tránh nghĩa vụ đối với xã hội, như nghĩa vụ nộp thuế hoặc để che giấu một hành vi bất hợp pháp và hành vi đó phải thực hiện khi xác lập giao dịch. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Giao dịch mà các bên “tự nguyện” tham gia nhưng mục đích giao dịch được thể hiện không phù hợp với mục đích các bên thật sự quan tâm, hướng tới, mong muốn đạt được. Yếu tố giả tạo được biểu hiện thông qua dấu hiệu các bên thông đồng với nhau để tạo nên sự thiếu thống nhất giữa ý chí và tuyên bố ý chí của các bên xác lập giao dịch.

Có hai dạng giao dịch dân sự giả tạo, đó là giao dịch dân sự nhằm che giấu một giao dịch khác và giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

Giữa hai dạng này có điểm chung là nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nhưng đối tượng trốn tránh lại khác nhau. Đặc điểm chung của những giao dịch này đó là sự thông đồng, nhất trí giữa các bên xác lập giao dịch nhằm tạo nên nhận thức sai lầm cho người khác đối với giao dịch đó. Trong ý chí đích thực, các bên thỏa thuận với nhau hợp đồng giả tạo coi như không tồn tại.

1.2.3. Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Giao dịch dân sự vô hiêu do giả tạo là một trong những trường hợp của giao dịch dân sự vô hiệu cho nên giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo mang những những đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu.

Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, khi tham gia giao dịch các bên chủ thể đều mong muốn đạt được mục đích nhất định và pháp luật bảo hộ cũng như tạo điều kiện để mục đích này trở thành hiện thực. Vì thế, để được pháp luật bảo hộ người tham gia giao dịch phải tuân theo những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người tham gia giao dịch, cũng như góp phẩn nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội.

Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo quy định của pháp luật. Khi giao dịch vô hiệu, các bên phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định, có thể bất lợi về vật chất hay tinh thần, không đạt được mục đích đã xác định khi xác lập giao dịch, nếu chưa thực hiện giao dịch thì sẽ không được thực hiện giao dịch, còn nếu đang thực hiện giao dịch thì phải chấm dứt việc thực hiện giao dịch, quay lại trạng thái ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015). Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

  • Giao dịch được xác lập không phải ánh đúng ý chí đích thực của các bên.

Về nguyên tắc, giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo đáp ứng tất cả các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, giao dịch dân sự xác lập do giả tạo được xác định là vô hiệu do không đảm bảo được yêu cầu về tính tự nguyện của các bên chủ thể tham gia khi xác lập giao dịch. Theo Từ điển Tiếng Việt, tự nguyện được hiểu là “tự mình muốn làm, không phải bị thúc ép, ép buộc”. Tình tự nguyện trong giao dịch là khả năng về ý chí và sự biểu lộ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia giao dịch, là phạm trù chủ quan thuộc khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật công nhận và cho phép. Sự tự nguyện tham giao giao dịch là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu trong giao dịch dân sự. Pháp luật nước ta quy định các chủ thể khi tham gia giao dịch phải thể hiện được ý chí đích thực của mình ra bên ngoài. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí đích thực của các bên đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch. Trên thế giới, pháp luật của các nước hầu hết đều đòi hỏi các bên chủ thể tham gia phải thể hiện ý chí đích thực của mình, việc thể hiện ý chí là vô cùng cần thiết.

Lợi ích mà các bên hướng tới không phù hợp với quy định của pháp luật. Mục đích của giao dịch là lợi ích hợp pháp mà các bên hướng tới khi xác lập. Các giao dịch dân sự đều có lợi ích vật chất hoặc tinh thần khi được xác lập. Tuy nhiên, đối với giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo, các bên trong quan hệ này hướng tới các lợi ích không phù hợp với quy định của luật. Điều này được thể hiện rõ ở việc họ che giấu sự thật, che giấu mong muốn của họ hoặc không hướng đến việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba. Tất cả các lợi ích này đều không đúng với quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

Dựa trên sự phân tích những công trình nghiên cứu đã có từ trước, ở chương này tác giả khái quát những vấn đề chung nhất của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu trên cơ sở tiếp thu và tổng hợp những tài liệu trước đó. Bên cạnh đó, phân tích khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo để nhằm làm cơ sở phân tích đề tài.

Tại chương này Khoá luận đã triển khai được một số nội dung chính sau đây:

  • Dựa trên kết quả của việc nghiên cứu các góc nhìn khoa học, pháp lý, tác giả đã nêu được khái niệm cũng như đặc điểm của giao dịch dân sự.
  • Dựa trên kết quả của việc phân tích thuật ngữ giả tạo, các quan điểm khoa học về giao dịch dân sự do giả tạo, tác giả đã nêu và phân tích được khái niệm, đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, ý nghĩa đối với quy định của pháp luật về giao dịch dân sự do giả tạo. Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>>  Khóa luận: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo luật dân sự […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993