Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận:  tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Thùy Trâm – Quảng Ngãi dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Ngành Du Lịch

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo các nhà Sử học cũ thì vị trí miền Ấn – Trà ngày nay, xưa kia đời vua Thuỷ Hoàng nhà Tần, thuộc đất Tượng quận, đời Hán vua Võ Đế năm thứ 111 thuộc quận Nhật Nam. Cuối đời Đông Hán năm 192, viên Công Tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên, nhân trong xứ có loạn, giết quan huyện lệnh, tự lập làm vua, dựng nước Lâm Ấn. Đời Tuỳ, vua Tùy Dương đế Đại nghiệp năm đầu, bình định quân Lâm Ấn, chia làm 3 châu Quảng Châu, Xung Châu, Nông Châu sau đổi quận Hải Âm; đời Đường đổi thuộc Sơn Châu; đời Tống (960 – 1278) thuộc Cổ Lũy động của Chiêm Thành.

Năm 1400, Hồ Quý Ly sai Hành Khiển Đỗ Mãn làm thuỷ quân Đô tướng đem 15 vạn quân đi đánh Chiêm Thành, gặp mùa nước lũ các cánh quân không liên lạc được, hết lương thực, năm 1401 phải rút quân về.Tháng 3 năm 1402, Hồ Hán Thương lên ngôi, tháng 7 lại phong Đỗ Mãn làm Đỗ tướng, Nguyễn Vị làm Chiêu dụ sứ đem đại binh đánh Chiêm Thành.Vua Chiêm – Ba Đích Lại sai tướng Chế Sất Nan cầm quân chống cự bị thua, sai cậu là Bố Điền dâng một con voi trắng, một voi đen và phẩm vật xin dâng Chiêm động (phần phía nam Quảng Nam ngày nay).Vua nhà Hồ ép sứ giả phải đổi tờ biểu, buộc Chiêm Thành nạp cả động Cổ Luỹ nữa (phần phía bắc Quảng Ngãi ngày nay). Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Năm 1406 quân Minh sang xâm lược và thống trị nước ta: Hồ Hán Thương thua chạy. Nhân cơ hội này, Chiêm Thành đem quân chiếm lại Chiêm động và Cổ Lũy động. Đời Minh thuộc (1407-1427) dưới quyền cai trị của Trương Phụ và Mộc Thanh, phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan nhưng Chiêm Thành vẫn còn Trưởng lộ, nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi.

Đầu nhà Lê (1428) 2 châu Tư và Nghĩa tuy thuộc nhà vua nhưng chỉ trên danh nghĩa, không bị trực tiếp cai trị, vẫn ở ngoài vòng pháp chế. Để ngăn chận những vụ cướp phá của người Chiêm, triều Lê phải nghĩ đến việc đem đại binh chinh phạt. Tháng giêng năm 1446, vua Nhân Tông sai Đô đốc Lê Thọ, Tổng quản Lê Khả, Thiếu phó Lê Khắc Phục đem hơn 60 vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Quân nhà Lê thừa thắng kéo đến Thị Nại. Tháng 4, quân Nhà Thọ đánh Trà Bàn thắng lớn, bắt vua Chiêm là Bí Cai, phi tần, bộ thuộc, ngựa voi, võ khí và hàng tướng đem về. Cháu của vua Bố Đề là Ma Ha Qui Lai đã hàng, sai bề tôi dâng biểu xưng thần nên được lập làm vua (1446-1449). Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Năm 1467, vua Chiêm Trà Toàn đem quân quấy nhiễu Hoá Châu. Tháng 8 năm 1470 tiếp tục đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ, voi, ngựa, ra đánh Hoá Châu lần thứ hai. Kinh lược sứ Thuận Hoá là Phạm Văn Hiển chống cự không nổi phải cấp báo triều đình. Vua Lê Thánh Tông quyết định thân chinh, trưng 26 vạn tinh binh, ban 24 điều lệnh, sai Thái sứ Định Liệt Thái bảo Lê Niệm làm Chánh lỗ tướng quân lãnh thuỷ quân đi trước. Ngày Tân Tỵ, vua cáo Thái miếu, thân xuất đại quân đi theo, đến miền Thiết Sơn (Nghệ An) gặp nhau. Năm 1471 vua đóng quân ở Thuận Hóa.Đại quân đến cửa biển Tân Ấp (hiện Đại Ấp Tam kỳ). Ngày 5 tháng 2 vua Chiêm Trà Toàn sai em đem 6 viên tướng và 5.000 quân, voi lẻn đến bức dinh trại. Vua Lê mật sai Tả du kích tướng quân Lê Hy Cát, Hoàng Nhân Thiểm và Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái đem hơn chiến thuyền, 3 vạn tinh binh ban đêm vượt biển vào cửa Sa Kỳ (thuộc Bình Sơn Quảng Ngãi) lập đồn lũy để chận đường về của quân Chiêm. Ngày hôm sau, vua đem hơn 1.000 chiến thuyền và 7 vạn tinh binh ra biển gióng cờ, đánh trống hò reo tiến tới, mặt khác tướng quân bộ binh Nguyễn Đức Trung đã đem quân chiếm các đường ven núi. Quân Chiêm liệu chống cự không nổi giày xéo nhau, tan vỡ bỏ chạy về Trà Bàn, đến núi Mộ Nộ ở phía tây cửa Sa Kỳ gặp quân Lê Hy Cát, quân Chiêm hoảng hốt chạy ngang lên núi cao, bỏ lại người, ngựa, lương thực đầy đống. Bấy giờ vua Lê Thánh Tông đến Thể Cần (cửa Sơn Trà hiện nay, đông bắc quận Bình Sơn) cho binh tiến đánh, chém hơn 300 đầu, bắt sống hơn 60 người. Được tin em thua, Trà Toàn sai một người trong hoàng gia đến xin hàng. Vua Lê cũng sai sứ giao thiệp nhưng vẫn tiến binh. Ngày 27, vua thân xuất đại quân đánh Thị Nại, chém hơn 100 người. Ngày 28, vua tiến binh đến Trà Bàn, ngày 29 đến dưới thành, vây mấy vòng, sai quân làm thang leo lên. Ngày Mồng 1 tháng 3 hãm thành Trà Bàn, sai quân leo thang vào phía cửa Đông chém hơn 4 vạn, bắt Trà Toàn và hơn 3 vạn người, ngày mùng 2,ban sư. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Năm Hồng Đức thứ 2 (1471), tháng 6, vua Thánh Tông lấy đất Chiêm Thành vừa chiếm lại đặt đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Đạo Thừa tuyên nầy là 1 trong số 13 đạo thừa tuyên trong nước, thống lãnh 3 phủ, 9 huyện trong đó có phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện: Bình Dương (sau đổi thành Bình Sơn), Mộ Hoa, (đời Thiệu Trị đổi Mộ Đức) và Nghĩa Giang (năm Thành Thái chia đất Nghĩa Giang nhập vào huyện Nghĩa Hành và phủ Tư Nghĩa).

Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) vua Thánh Tông cải chia nước làm 13 xứ, đổi Thừa Tuyên làm xứ, mỗi xứ đặt sở Thủ ngữ Kinh lược sứ.Xứ Quảng Nam lãnh 3 phủ, 9 huyện trong đó có phủ Tư Nghĩa gồm có 3 huyện: Nghĩa Giang 12 tổng, 93 xã; Bình Sơn 6 tổng, 70 xã; Mộ Hoa 6 tổng, 5 xã. Tháng 10 năm Mậu Ngọ 1558 đời vua Anh Tông, Đoạn quận công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hoá, năm 1570 kiêm lãnh trấn Quảng Nam.

Năm Hoằng Định thứ 5 (1604) cải đặt và đổi tên các khu vực hành chánh Thuận Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa thành Quảng Nghĩa phủ đặt chức tuần vũ, khám lý nhưng cũng thuộc Quảng Nam dinh.

Đời Nguyễn Tây Sơn (1788-1802) cải đặt và đổi tên các khu vực hành chánh Thuận Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa thành Hoà Nghĩa phủ Năm 1802, vua Gia Long khôi phục Hoà Nghĩa phủ đặt tên là Quảng Nghĩa dinh, các chức quan cai trị gọi là Lưu thủ, Cai bộ, Ký lục. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) chia đặt tỉnh hạt, đổi trấn làm tỉnh. Trấn Quảng Nghĩa đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa và đặt 2 ty Bố án (Bố chánh và Án sát) thống thuộc với Quảng Nam. Năm 1834 lại gọi là Nam trực tỉnh.

Năm Thành Thái thứ 2 (1890) ngoài 3 huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa và Mộ Đức thuộc phủ Tư Nghĩa thời Nguyễn, thực dân Pháp đặt thêm 3 châu: Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Đức Phổ thuộc Nghĩa Định Sơn Phòng. Năm 1900 triệt bãi Sơn Phòng, đổi 3 châu ấy làm 3 huyện do tỉnh kiêm quản đặt chức Tuần vũ, bổ chức Bố chánh, cai trị 1 phủ : phủ Tư Nghĩa, Bình Sơn, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Đức Phổ gồm tất cả 24 tổng, 426 xã, thôn ấp, trại.

Từ 1909 đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi được chia thành 4 phủ : Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức : 2 huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4 nha : Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ với 27 tổng, 199 “nóc”; miền Trung duyên hải có nha Lý Sơn 2 làng.

Từ ngày 9-3-1945 đến 19-8-1945 tổ chức hành chánh không đổi mấy, chỉ thay đổi trên danh từ: Tuần vũ gọi là tỉnh trưởng, ở huyện gọi là huyện trưởng, chức Chánh, Phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách.

Từ ngày 19-8-1945 đến ngày 1-11-1954 (ngày hội nghị trung giả quyết định chuyển giao quyền cai trị trong khuôn khổ hiệp định chuyển giao quyền cai trị trong khuôn khổ hiệp định Genève (ngày 20-7-1954)

Thời kỳ đầu của cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v… Về tổ chức, lập liên xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là huyện, gồm tất cả 10 huyện, tổng, 124 liên xã. Đảo Lý Sơn nhập vào huyện Bình Sơn nhưng năm 1952 bị quân Pháp chiếm đóng sát nhập hải đảo vào thị xã Đà Nẵng. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Năm 1947, uỷ ban hành chánh các cấp đổi tên là uỷ ban kháng chiến hành chánh có thêm hai uỷ viên chỉ định ngang, tất cả 7 người. Ngoài ra ở cấp tỉnh có các cơ quan chuyên môn và quân sự:

Từ 1 tháng 11 năm 1954 đến nay (1971) Tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 10 quận: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ (quận trung châu); Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ (quận thượng). Số xã trong toàn tỉnh có thay đổi, năm 1968 có 158 xã; năm 1970 theo sự sát nhập của Bộ Nội Vụ 122 xã, 319 ấp. Hai xã ở hải đảo Lý Sơn sát nhập quận Bình Sơn lấy tên Bình Vĩnh, Bình Yến. Xã Cẩm Thành nằm giữa tỉnh lỵ, trước kia thuộc quận Tư Nghĩa hiện đã tách rời, trực thuộc Toà Hành Chánh tỉnh. Ranh giới Quảng Ngãi lúc còn là phủ Tư Nghĩa dưới đời vua Lê Thánh Tông, từ năm Hồng Đức thứ 2 (1471) giáp phủ Hà Đông (Tam Kỳ) phái nam sông Bến Ván tới đèo Bình Đê.

Hiện nay ranh giới Quảng Ngãi chạy từ phía Nam dốc Sỏi, xã Bình Thắng (Bình Sơn) đến giữa đèo Bình Đê thuộc xã Phổ Châu (Đức Phổ).

Trải qua nhiều thế kỷ, dân tộc Chiêm từng lấy miền đất nầy làm thành lũy ngăn chận cuộc Nam tiến của dân tộc Việt.Hiện nay tại địa phương còn vài di tích lịch sử, thỉnh thoảng đồng bào vẫn còn đào được nhiều tượng đá với nét khắc tuyệt mỹ, tiêu biểu cho nền văn minh Chiêm Thành. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Đến Quảng Ngãi, du khách vẫn còn nghe một số tên địa phương chỉ tên sông như: Trà Khúc, Trà Bồng, chỉ cửa biển: Sơn Trà. Những tên nầy có giọng Chiêm vì tiếng Trà do chữ Phạn Jaya, một dòng họ vua Chiêm trong 4 họ chính thống On, Ma, Trà, Chế. Hiện ở xã Tư Hòa, quận Tư Nghĩa còn nhiều gia đình mang dòng họ Chế với ngôi mộ tiền hiền của họ. Nhà thờ họ Chế ở thôn Đông Mỹ (ấp Mỹ Viên) còn giữ được sắc phong của Triều Nguyễn (Bảo Đại).

Phong trào di dân vào Quảng bắt đầu từ nữa thế kỷ 15 khi Hồ Quý Ly ra lệnh cho dân có của mà không có ruộng ở Nghệ An đem vợ con vào ở để khai khẩn, lại mộ người có trâu đem nạp, cấp cho phẩm tước để lấy trâu cấp cho dân cày. Đời Lê Thánh Tông, sau khi thắng Chiêm về cũng có xuống chiếu mộ dân và đã có những người dân ở vùng Nghệ vượt biển di cư vào Quảng.Ngoài những phần tử tình nguyện trên còn có hạng bị bắt buộc phải di cư vào đất Quảng. Ấy là những tù nhân bị kết án lưu đày, tù xử tội lưu đi cận châu thì sung vệ quân ở Thăng Long, đi ngoài châu thì sung vệ quân ở Tư Nghĩa.

1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Vị trí địa lý

  • Diện tích: 5.135,2 km2
  • Dân số : 1.231.697 người (tính đến 01/04/2019)
  • Tỉnh lỵ : Thành phố Quảng Ngãi

Các đơn vị hành chính: 01 thành phố; 13 huyện. Trong đó có 01 huyện đảo (Lý Sơn), 06 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 06 huyện miền núi ( Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long); 180 xã phường, thị trấn (8 phường, 10 thị trấn và 162 xã). Dân tộc: Kinh, Hrê, Cor, Ca-Dong.

Nhiệt độ trung bình năm : 25,5°C – 26,3°C, nhiệt độ cao nhất lên đến 41°C và thấp nhất là 12°C

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn, hướng ra biển Đông (với chiều dài bờ biển 144 Km), phía Bắc giáp Quảng Nam (với chiều dài đường địa giới 98 Km), phía Nam giáp Bình Định (với chiều dài đường địa giới 83 Km), phía Tây Nam giáp Kon Tum (với chiều dài đường địa giới 79 Km). Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Bờ biển với nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở toạ độ địa lý: Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

  • Từ 14°31’50” đến 15°25’30” vĩ độ Bắc.
  • Từ 108°14’05” đến 109°05’00” kinh độ Đông.

Điều kiện tự nhiên

Sông ngòi

Quảng Ngãi có 04 con sông chính:

Sông Trà Bồng: dài 55 km, phát nguyên từ nguồn Thanh Bồng (Trà Bồng), chảy xuyên qua huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn, đến thôn Giao Thuỷ (xã Bình Dương) lại chảy về hướng Đông Bắc, đổ ra cửa Sa Cần. Sông Trà Bồng có các phụ lưu như: Sa Thin, Trà Pốt, Trà San, Bán Điền. Nước sông cạn, về mùa nắng thuyền bè từ 3 đến 5 tấn không đi lại được.

Sông Trà Khúc: dài 120 km, phát nguyên từ núi Đac Tơrôn với đỉnh cao 2.350m do hợp nước của 4 con sông lớn là sông Rhe, sông Xà Lò, sông Rinh, sông Tang, chảy xuống hướng Đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa biển Cổ Luỹ (cửa Đại). Sông Trà Khúc còn có các phụ lưu như Đac Lang, Nước Lác, Đăc Sêlơ, Tam Dinh, Xã Điệu, Tầm Rao, sông Giang, sông Phước…

Sông Vệ: dài khoảng 80km, phát nguyên từ vùng rừng núi phía Bắc huyện Ba Tơ, thượng nguồn là sông Liên chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa và đổ ra cửa Lở (An Chuẩn, Đức Lợi, Mộ Đức) và cửa Cổ Luỹ. Sông vệ có các phụ lưu: Trà Nu, sông Lã, sông La Châu… Chi lưu của sông Vệ là sông Thoa chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tưới cho đại bộ phận đồng lúa Mộ Đức.

Sông Trà Câu: dài 40 km, phát nguyên từ vùng Hồng Thuyền, Vực Liêm (phía Nam đèo Đá Chát) chảy xuyên qua huyện Đức Phổ để ra cửa biển Mỹ Á. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Ngoài 04 con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như Trà Ích (Trà bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức Phổ).

Về mùa nắng, một phần do lượng mưa ít, nước sông lại rút nhanh, sông cạn, hạn chế việc đi lại bằng đường thuỷ. Do vậy, thường nước chỉ đủ tưới khoảng 70% đến 80% diện tích vụ Đông Xuân và 50% diện tích vụ mùa. Công trình thuỷ lợi Thạch Nham được xây dựng nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước này.

Biển và bờ biển

Bờ biển Quảng Ngãi dài hơn 130 km chia thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1 từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An (còn gọi là Ba Tân Gân).
  • Đoạn 2 từ mũi Ba Làng An đến mũi Sa Huỳnh.
  • Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng.

Đoạn 1 và đoạn 3 của bờ biển Quảng Ngãi lồi lõm, gấp khúc, nhiều mũi đá cứng nhô ra biển, chia cắt bờ thành những vũng, vịnh lớn nhỏ như vũng Dung Quất (Bình Sơn). Đoạn 2 tương đối phẳng và thẳng dần về phía Nam.

Bờ biển Quảng Ngãi có những cửa biển thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến: Cửa Sa Cần (còn có tên gọi là Thái Cần, Thể Cần, Sơn Trà) ở phía Đông Bắc huyện Bình Sơn. Phía Bắc có vũng Dung Quất.

Cửa Sa Kỳ nằm lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông – Đông Bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã: Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài khoảng hơn 1 km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh.

Cửa Cổ Lũy (còn có tên gọi là cửa Đại) nằm giữa các xã: Nghĩa Phú, Nghĩa An (Tư Nghĩa) và xã Tịnh Khê (Sơn Tịnh), nơi hai con sông lớn Trà Khúc và sông Vệ đổ về. Cửa biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được.Thời Pháp thuộc, đây là cửa biển chính của tỉnh. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

  • Cửa Lở nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức). Cửa biển hẹp và cạn.
  • Của Mỹ Á: ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ. Cửa biển hẹp, tàu thuyền khó đậu.
  • Cửa Sa Huỳnh: ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp.

Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp hai dòng hải lưu nóng và lạnh, có lượng phù du – thức ăn của cá – tương đối phong phú nên có nhiều loại cá và hải sản như cá chuồn, cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích, cá cơm, mực, tôm hùm, cua, hải sâm, rau câu… Các loại cá nổi, cá đáy thường tập trung cách bờ biển từ 130 đến 150 km, nhưng khu vực khai thác không tập trung. Tiềm năng hải sản ở Quảng Ngãi cho phép khai thác hàng năm từ 30.000 đến 32.000 tấn.

Vùng nước triều thuộc địa bàn các huyện ven biển đều có điều kiện nuôi trồng hải sản, trồng rừng nước mặn (sú, vẹt) để bảo vệ bờ biển, bảo vệ môi trường, nuôi tôm, đáp ứng chất đốt và giải quyết việc làm cho dân ven biển. Vùng ven biển còn có nhiều đầm, phá nước ngọt có khả năng nuôi tôm và cá nước ngọt.

Vùng ven biển Quảng Ngãi có một số cánh đồng muối với diện tích khoảng 348 ha.Nổi tiếng là các cánh đồng muối Sa Huỳnh (Đức Phổ), Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn).

Cách bờ biển 25 km có đảo Lý Sơn. Đảo có chiều dài 5,5 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 2,5 km, diện tích của đảo khoảng 15 km2. Dân số trên đảo có hơn 20 ngàn người, chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, trồng hành tỏi, khai thác san hô trắng để làm vôi, san hô đỏ để xuất khẩu. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Đảo Lý Sơn, mũi Ba Tân Gân, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Sa Huỳnh… có điều kiện để khai thác

Địa hình

Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng có những cánh đồng lúa, mía và biển cả chia làm các miền riêng biệt:

Miền núi : Rộng gần bằng 2/3 diện tích toàn tỉnh. Miền nầy thuộc loại đất núi có nhiều đá, khả năng khai thác kém.Núi cao hiểm trở, rừng rậm bao la nơi có lâm sản dồi dào, đặc biệt có quế Trà Bồng, một lâm sản quý. Quảng Ngãi có nhiều núi cao như núi Cà Đam tục gọi “Hòn Ông, Hòn Bà” cao độ 1.600m ngăn cách Sơn Hà và Trà Bồng; về phía tây bắc có núi Đá Vách (Thạch Bích) cao độ 1.500m ngăn cách Sơn Hà và Minh Long, núi U Bò cao độ 1.200m. Núi cao trung bình 700m như núi Cao Môn ở ngoài Trường Luỹ phía tây Huyện Đức Phổ.

Các núi ở Quảng Ngãi có một số liệt vào hạng danh sơn, được vịnh làm thắng cảnh như : Thiên Ấn, Thiên Bút, Thạch Bích, Vân Phong … Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Núi Thiên Ấn được ghi vào từ điển, hình núi được chạm vào di đỉnh, hiện trên núi còn di tích cửa Tam Quan của ngôi Tổ Đình.Núi Thiên Bút còn dấu tích nền ngôi chùa cổ, núi Thạch Bích (tục danh núi Đá Vách) được vịnh là Thạch Bích Tà Dương.

Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên thành phần cát khá cao của đất với sự xói mòn huỷ phá do thời tiết mưa nắng đặc biệt ở Quảng Ngãi, người ta thấy rằng chất đất ở đây tương đối nghèo, sự thoát thuỷ lại khá nhanh, thêm vào đó sự khô hạn kéo dài chứng tỏ một sự thiếu nước trong nhiều tháng của năm, một mầu sắc nhạt ở bề mặt đất cho biết sự thiếu chất bùn. Tuy nhiên, Quảng Ngãi còn có nhiều vùng ruộng rộng, thích hợp cho việc cày cấy, nhờ thế nước của các sông lớn phát nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuyên qua đồng bằng rồi ra biển.

Lưu lượng của các dòng sông biến đổi theo mùa. Về mùa nắng, lòng sông khô cạn, trái lại mùa mưa, những cơn mưa dầm nặng hạt trên dãy Trường Sơn làm cho nước đổ xuống các dòng sông khiến mực nước dâng cao, đột ngột lan tràn vào các vùng đất xung quanh.

Hải đảo Lý Sơn : Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Về phía Đông Bắc Quảng Ngãi, cách đất liền 24 km, vĩ độ bắc 15’40 và kinh độ 19′ có hải đảo Lý Sơn tục gọi là Cù Lao Ré vì trước kia có nhiều cây Ré dùng làm dây rất dai và bền.

Hải đảo hình đa giác không đều cạnh, chiều dài lớn nhất 7 km, chiều ngang 3 km, diện tích ước chừng 19 km2, hình ảnh nổi bật của hải đảo này là con đường dài 2 bên có những hàng rào bông bụt đổ nhô lên giữa lá xanh, những khoảnh đất bồi nhưng được phủ cát trắng, trên máy bay trông nhưng rộng muối; mầu xanh bãi biển hòa với màu xanh của rừng chuối bao la dưới chân 5 quả núi gọi là Ngũ Linh : Hòn Tai, Hòn Tiên, Hòn Vung, Hòn Sỏi, núi Thái Lới cao hơn hết ước 100m, đêm đêm có ánh đèn pha của hải đăng rọi thành chữ X sáng cả vùng chân núi.

Núi chiếm 1/4 diện tích của đảo, bốn phái cao, ở giữa trũng thấp, có đồi rẫy nằm vào khoảng giữa núi.

Khí hậu và thủy văn

Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25° đến 26,9°C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 34°C, thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 18°C.

  • Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa: mưa, nắng rõ rệt.
  • Mùa nắng: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch.
  • Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch.
  • Gió mùa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến tháng 8 âm lịch, gió thổi từ Đông Nam qua Tây Bắc, hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm.
  • Khí hậu Quảng Ngãi có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, hơn nữa do thế núi địa phương tạo ra.

Quảng Ngãi có mưa đặc biệt.vũ lượng trung bình hằng năm 2.198 mm nhưng chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các tháng khác thì khô hạn.

Trung bình hằng năm mưa 129 ngày, nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12. Sự phân phối vũ lượng không đều cũng như sự kéo dài mùa khô hạn rất có hại cho cây cối, đất đai và gây khó khăn cho việc dẫn thoát thuỷ. Đặc biệt ở Quảng Ngãi các trận bão chỉ thể xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch nhất là hai tháng 10 và 11.

1.3 Điều kiện kinh tế xã hội, tài nguyên du lịch Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

1.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội

Năm 2019 được tỉnh Quảng Ngãi xác định là năm tăng tốc với mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết của HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT- XH) 5 năm 2016- 2020. Tỉnh đã tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01 và chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT- XH năm 2019. Nhờ vậy, hầu hết các chỉ tiêu KT- XH, quốc phòng an ninh trong 6 tháng đầu năm của Quảng Ngãi đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Theo đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 26.082 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, công nghiêp – xây dựng tăng 3,5%; dịch vụ tăng 6,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%.Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thu hút đầu tư được duy trì, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao. Việc đối thoại giữa chính quyền vơi doanh nghiệp được tăng cường nên kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.

Trong 6 tháng đầu năm, Quảng Ngãi đã cấp mới 2 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 28 triệu USD. Lũy kế đến ngày 10/6/2019, toàn tỉnh có 63 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 1,8 tỷ USD. Riêng đầu tư trong nước, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 52 dự án với tổng vốn đăng ký 13.500 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 10/6/2019, có 562 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 250.212 tỷ đồng.Cũng trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 480 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2018 với tổng vốn đăng ký 2.685 tỷ đồng. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi, rộng khắp; công tác bảo tồn di tích được chú trọng. Hoạt động du lịch có bước chuyển biến tích cực, lượng khách đến tham quan tại tỉnh tăng mạnh: ước đạt khoảng 1 triệu lượt người, tăng 23% so với năm 2017; doanh thu ước đạt 950 tỷ đồng, tăng 33%.Từ sự khởi sắc trong phát triển KT-XH 6 tháng qua, trong thời gian còn lại của năm 2019, UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục khắc phục những hạn chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

1.3.2 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Quảng Ngãi là sự hòa hợp của những dòng song xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ, di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Mỹ Sơn,… và với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như : Thiên Ấn niêm hà, Cổ Lũy Cô thôn…Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức Phổ), Tân Định (Mộ Đức),…Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, tài nguyên du lịch Quảng Ngãi được chia theo 2 vùng sau :

Thứ nhất là tài nguyên du lịch vùng đồi núi và trung du, với diện tích vùng đồi núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh)tài nguyên du lịch vùng đồi núi tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú: khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ, hệ thống các thác nước như Thác Trắng, Thác nước Trịnh, các thắng cảnh như núi Thiên Ấn, núi Long Đầu.

Thứ hai là tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo, với đừng bờ biển dài gần 130km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành như: bờ biển Sa Huỳnh, bờ biển Mỹ Khê, đảo Lý Sơn. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch thiên nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và đa dạng, nếu được đầu tư khai thác một cách hợp lý thì đây sẽ là nguồn tài nguyên mang lại lợi ích cho không chỉ nền kinh tế mà còn góp phần thỏa mãn nhu cầu du lịch của người dân tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để phát triển loài hình du lịch văn hóa, một trong những loại hình du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Để đóng góp vào sự phát triển thành công của một vùng thì sự kết hợp giữa hai loại tài nguyên: tự nhiên và nhân văn là hết sức quan trọng. Hơn nữa, nằm trong cùng một quần thể thì sự hỗ trợ bổ sung cho nhau của hai loại hình du lịch: sinh thái và văn hóa là thực sự cần thiết, tạo nên sức hấp dẫn và sự đa dạng cho sản phẩm du lịch của một vùng.

Các di tích khảo cổ học

Tiêu biểu là nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh, nhóm di tích này phân bố tại các địa phương Long Thạnh, thuộc huyện Đức Phổ, Bình Châu và Sa Huỳnh. Đây là nền văn hóa khá đặc sắc đã cho thấy vào buổi đầu công nguyên chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ phát triển cao trong khu vực. Đặc biệt là đồ gốm Sa Huỳnh với những hoa văn song nước rẩ độc đáo và tinh tế có giá trị cao không những đối với khoa học, mà còn thu hút sự quan tâm của du khách.

Các di tích lịch sử Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

Khu di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, khu di tích núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng, di tích địa đạo Đám Toái (huyện Bình Sơn, bán đảo Ba Làng An),…Đặc biệt, khu chứng tích Sơn Mỹ (thuộc xã Tịnh Khuê), là nơi 504 đồng bào ta bị giặc Mỹ sát hại ngày 16/03/1968 – một vụ thảm sát đãm máu gây chấn động cả thế giới ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ quân Mỹ chiếm đóng miền Nam Việt Nam. Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận và là di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Hiện nay tại đây có một tượng đài và một nhà chứng tích trưng bày một số hiện vật và hình ảnh về những tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta ở đây trong ngày 16/03/1986.

Các di tích kiến trúc

Di tích kiến trúc phải kể đến là chùa Thiên Ấn và chùa Ông. Chùa Thiên Ấn lúc đầu mới chỉ là một am nhỏ, chùa được xây dựng trên đỉnh núi Thiên Ấn (Sơn Tịnh), trước mặt là song Trà Khúc, dưới chân núi phía tây là dãy Long Đầu, xung quanh chùa có nhiều cây xanh, khung cảnh đẹp, đặc biệt chùa có 2 di vật giá trị là chuông đồng cao 2m được gọi là “Chuông Thần” và giếng nước sâu 15m được gọi là “giếng Phật”.

Lễ hội

Quảng Ngãi có một số lễ hội tiêu biểu là lễ hội Cầu Ngư hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10 âm lịch với nhiều nghi lễ dân gian, thể hiện niềm tin và lòng tôn kính của những ngư dân với thần Nam Hải, cùng ước vọng cho một mùa biển mới bội thu. Lễ hội đua thuyền tứ linh rất đặc sắc và đông đảo nhân dân tham gia kéo dài từ ngày mồng 4 đến mồng 8 tết âm lịch để tri ân,tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn, mở mang bờ cõi, cầu mong các vị thần linh phù hộ cho dân làng được bình an, mùa màng tươi tốt. Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Tổng quan chung về khu du lịch Đặng Thùy Trâm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>>  Khóa luận: Khái quát tổng quan chung về Quảng Ngãi […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993