Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số kiến nghị hoàn thiện đối với pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Những điểm tiến bộ của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể mà không phụ thuộc vào hợp đồng. So với BLDS năm 2005, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS năm 2015 có những điểm tiến bộ đáng chú ý như sau:
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người nào có hành xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, theo BLDS năm 2015, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH là “hành xâm phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy định trước đây tại Điều 604 BLDS năm 2005, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. BLDS năm 2015 đã quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm BTTH phát sinh khi có các điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Nếu như BLDS 2005 quy định đối với cá nhân có phạm vi áp dụng trách nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân thì chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy tín, tài sản (khoản 1 Điều 604) thì tại Điều 584, BLDS 2015 quy định đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm BTTH của cá nhân và pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác”.
Ngoài ra, BLDS năm 2015 đã quy định phạm vi điều chỉnh trong trường hợp đối tượng tài sản gây ra thiệt hại. Các quy định của BLDS 2015 đã khái quát các trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài sản đó là súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng và nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu gây ra thiệt hại thì trách nhiệm BTHT sẽ được áp dụng dựa trên căn cứ là tài sản gây thiệt hại chứ không phải là hành vi trái pháp luật.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
Về nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nếu như BLDS năm 2005 nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản về BTTH ngoài hợp đồng, được quy định tại Điều 605 thì BLDS năm 2015 chỉ ra 5 nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc:
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân.
So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 quy định độ tuổi để cá nhân phải tự bồi thường vẫn là từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra được thay đổi về chủ thể chịu trách nhiệm khi BLDS 2005 quy định ngoài trường học, bệnh viện thì có các tổ chức khác; còn ở BLDS 2015 có trường học, bệnh viện và tổ chức khác thì được thay thế bằng pháp nhân khác.
BLDS 2015 đã quy định phạm vi của chủ thể chịu trách nhiệm trong trường hợp này hẹp hơn, pháp nhân là một chủ thể cụ thể, được thành lập hợp pháp và có đủ điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật này. Trong khi đó, tổ chức khác có thể là bất cứ một tổ chức đông người, có cùng mục đích, hoạt động cùng nhau và có thể không có sự ràng buộc giữa cá nhân với tổ chức. Quy định này có thể được coi là một thay đổi tích cực vì với những tổ chức không có quy mô, cơ cấu rõ ràng thì tài sản của tổ chức có thể không cố định, không đảm bảo được việc chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra, gây có khó khăn khi phải chịu trách nhiệm và có thể thiệt thòi cho những người bị thiệt hại. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 586 BLDS 2015 quy định thêm đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Đây cũng được coi là sự thay đổi tích cực khi quy định thêm đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mặc dù là một trong những chủ thể bị hạn chế thực hiện các giao dịch dân sự nhưng cũng không thể loại bỏ trách nhiệm khi người này gây ra thiệt hại và phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định.
Về thời hiệu yêu cầu BTTH.
Theo Điều 588 BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 607, BLDS năm 2005 quy định thời hiệu yêu cầu bồi thường là 2 năm).
Về bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm hại.
BLDS năm 2015 đã bổ sung nhiều điểm mới. Đặc biệt đáng chú ý là việc tăng mức trần bồi thường tổn thất về tinh thần. BLDS 2015 dùng cụm từ “mức lương cơ sở” thay cho “tháng lương tối thiểu” để tính mức bù đắp tổn thất về tinh thần.
Về nguyên tắc, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận được sẽ theo quy định của pháp luật. BLDS 2005 quy định nếu không thỏa thuận thì mức tối đa bù đắp tồn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm hại là không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Điều 590 BLDS 20015). BLDS 2005 quy định mức bù đắp về tinh thần trong trường hợp này là 30 tháng lương tối thiểu.
Mức tối đa bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015); mức cũ tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005). Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Đối với việc bù đắp về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Điều 592 BLDS 2015 quy định: Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền
Về bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm hại.
Mức tối đa bù đắp tồn thất về tinh thần cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015); mức cũ tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Đối với việc bù đắp về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Điều 592 BLDS 2015 quy định: Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền.
3.2. Những điểm hạn chế, tồn tại trong quá trình áp dụng luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thời gian qua, tôi nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc, cần được tháo gỡ. Mặc dù Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC mới có hướng dẫn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp mới phát sinh cần có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn cụ thể như về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra khi người thi công có lỗi; về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra; về bồi thường thiệt hại do phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Dưới đây là một số tồn tại trong quá trình áp dụng luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015 đều quy định về một căn cứ phát sinh nghĩa vụ là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Ngoài ra, tại Mục II.A.2 của Thông tư số 173-TANDTC ngày 23/3/1972 của TANDTC hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ban hành ngày và Mục I.1.1.2 của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đều có quy định rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải dựa trên hành vi trái pháp luật. Nhận thấy, tại các văn bản pháp luật nêu trên đều không có định nghĩa về “hành vi trái pháp luật” mà chỉ liệt kê các hành vi cụ thể như xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ thể khác mà gây thiệt hại. Việc quy định mang tính liệt kê nêu trên được các nhà làm luật diễn giải là với mục đích hướng tới hậu quả của hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định tính trái pháp luật cần được xem xét trong bản chất của chính hành vi đó. Sự xâm phạm nêu trên (đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác) là một yếu tố riêng rẽ với yếu tố “trái pháp luật”, và chỉ nên xem xét sự xâm phạm đó khi bàn về thiệt hại. Điều này thể hiện ở việc các yếu tố xâm phạm trong Nghị quyết chỉ được nhắc đến những quy định về thiệt hại mà không phải ở các quy định về “hành vi trái pháp luật”.
Gây thiệt hại thực tế. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Một nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Tuy nhiên, Bộ luật dân sự hiện nay không có hướng dẫn cụ thể thế nào là thiệt hại thực tế và cơ sở để xác định thiệt hại thực tế dựa trên nguồn nào, tuy nhiên tùy từng vụ án thì Tòa án thường có những đánh giá chứng cứ khác nhau.
Gây thiệt hại về tinh thần.
Trong khi thiệt hại vật chất là yếu tố khách quan có thể dễ dàng nhận biết và đo lường thì thiệt hại về tinh thần lại thiên về mặt chủ quan, trừu tượng, rất khó xác định và quy đổi thành giá trị kinh tế. Tại các điều 590, 591, 592, 606, 607 của BLDS năm 2015 đã đặt ra một số mức trần về thiệt hại tinh thần trong những trường hợp có sự xâm phạm các giá trị nhân thân: xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể, mồ mả. Tại Điều 592 BLDS năm 2015 chỉ đưa ra mức bồi thường tối đa cho trường hợp này là mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, mà không có hướng dẫn chi tiết về cơ sở để xác định mức bồi thường. Tuy nhiên, việc chỉ đưa ra mức trần sẽ dẫn đến sự lúng túng, không thống nhất khi xét xử của Tòa án trong việc xác định mức độ thiệt hại và mức bồi thường tương xứng. Bên cạnh đó, tại Mục I.1.1. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn Tòa án cần xem xét đến các tình tiết cụ thể chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, mức độ giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Quy định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm giữa Bộ BLDS năm 2015 và Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 có sự khác nhau dẫn đến vướng mắc trong công tác xét xử. Cụ thể là tại khoản 2 Điều
BLDS năm 2015 quy định “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”; khoản 4 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 quy định mức bồi thường cao hơn nhiều: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.” Do có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật dân sự và Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước nên trong một vụ án có cả cá nhân, tổ chức dân sự và cả nhà nước cùng có trách nhiệm liên đới thì việc xác định mức thiệt hại và phân bổ trách nhiệm bồi thường sẽ khó khăn. Mặt khác, đối với các vụ án mà có một bên là cơ quan Nhà nước thì phía cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thường yêu cầu áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước để được hưởng mức bồi thường lớn tuy nhiên lại gây lúng túng cho Tòa án trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa.
Về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà một bên là người tiêu dùng, mặc dù quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã khá toàn diện, tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa thì bên thua kiện thường là người tiêu dùng – bên yếu thế trong quan hệ, chẳng hạn như việc chứng minh lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện, do đó họ thường chủ động đưa ra các chứng cứ và giải thích các thuật ngữ chuyên ngành theo hướng có lợi cho họ.
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện đối với luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Về vấn đề Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Qua thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua tồn tại những cách hiểu khác nhau về tính trái pháp luật có thể dẫn đến sự không thống nhất trong xét xử khi đánh giá các chứng cứ liên quan đến hành vi trái pháp luật. Về mặt luật thực định và tính thống nhất của BLDS, tôi cho rằng giữa hai cách hiểu trên thì nên áp dụng cách diễn giải thứ nhất, tính trái pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hướng tới hậu quả sẽ phù hợp với chức năng của chế định từ góc nhìn lý thuyết bù đắp thiệt hại trong trường hợp chủ thể bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp.
Về vấn đề bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Trước hết chúng ta cần khẳng định khoản tiền “bù đắp tổn thất về tinh thần” không phải là đại lượng để xác định những thiệt hại về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc người thân thích của họ bị tổn thất. Bởi lẽ, những tổn thất về tinh thần không thể xác định được một cách chính xác hoặc tương đối chính xác như thiệt hại về vật chất; mức độ tổn thất về tinh thần nhiều hay ít không phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm và cũng không phụ thuộc vào hình thức lỗi của người xâm phạm (cố ý hay vô ý), mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, con người của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân. Mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm cũng là vấn đề khó xác định, chúng ta không thể đưa ra các tiêu chí chung, đối tượng bị thiệt hại hoặc loại bị thiệt hại cho mọi trường hợp, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định. Do đó, khi xác định mức độ tổn thất tinh thần, trên thực tế mỗi Thẩm phán, mỗi Tòa án đánh giá một khác nên dẫn đến tùy nghi khi áp dụng mức bồi thường tổn thất tinh thần; có Tòa án quyết định mức bồi thường về tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm thấp hơn cả tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chính vì vậy, ta cần xem xét kỹ hơn về vấn đề này để có thể đưa ra những mức bồi thường công bằng và hợp lý hơn cho tất cả các bên.
- Tiếp đó, luật nên quy định rõ hơn về việc người bị thiệt hại về danh dự, nhân phẩm … có quyền yêu cầu cha, mẹ của người chưa thành niên gây tiệt hại phải công khai xin lỗi, cải chính. Có nhiều ý kiến đề nghị nên bổ sung điều 586 BLDS 2015 như sau: “Nếu thiệt hại về tinh thần do người dưới 15 tuổi gây ra thì trách nhiệm công khai xin lỗi, cải chính thuộc về cha, mẹ hoặc người giám hộ nếu người giám hộ có lỗi.”
- Một vấn đề nữa đó là luật cũng nên quy định rõ trách nhiệm của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại trong trường hợp họ không có tài sản để bồi thường thì người đại diện của họ có phải bồi thường không.
- Cuối cùng, đối với trường hợp người gây thiệt hại đã thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng sau khi gây thiệt hại khi bị kiện ra tòa lại bị mất năng lực hành vi dân sự thì trường hợp này Luật nên quy định rõ cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại để nhằm bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại.
Trong thực tế xã hội hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 đã và đang được áp dụng rất hiệu quả và giải quyết được đa số những vấn đề, tình huống. Tuy nhiên, cần quan tâm nhiều hơn đến những điểm hạn chế và tìm phương hướng tháo gỡ, hoàn thiện các vướng mắc như: Khoản thiệt hại nào là thiệt hại thực tế; bồi thường thiệt hại cho cộng đồng; bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong sự kiện bất ngờ; mức độ trách nhiệm cụ thể (toàn bộ, một phần…) của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi họ không có lỗi gây ra thiệt hại; bồi thường tổn thất tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm nhưng người gây thiệt hại có thời gian được cứu chữa trước khi chết và quy định rõ ai là người được nhận khoản bồi thường phát sinh khi người bị thiệt hại chưa chết; cơ sở để phân biệt giữa thiệt hại phát sinh do hành vi thi công công trình nhà cửa…với thiệt hại phát sinh do nhà cửa…gây ra trong thời gian thi công.
Cơ quan thẩm quyền cần tiếp tục đánh giá hiệu quả, tính khả thi của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tiếp thu ý kiến phản hồi từ các cá nhân, tập thể liên quan trong xã hội để kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn phát sinh vướng mắc của Bộ luật dân sự 2015. Trong đó, cần quan tâm đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho cộng đồng và bổ sung quy định chuyên ngành, riêng, cụ thể (trong Bộ luật dân sự hoặc luật, nghị định chuyên ngành) về bồi thường thiệt hại do sử dụng mạng xã hội gây ra.
KẾT LUẬN Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể. Theo đó, bên có hành vi trái pháp luật phải bồi
thường cho bên bị thiệt hại. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra.
Sau khi được đưa vào áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đạt được những thành tựu đáng kể như: Điều chỉnh kịp thời vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng phổ biến; Đưa nền Tư pháp quốc tế Việt Nam bắt kịp với xu hướng thế giới; Góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội; Răn đe, giáo dục việc tuân thủ pháp luật về vấn đề tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác,… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên thì quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài vẫn còn bộc lộ một vài bất cập. Bài viết đã phân tích và đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thiệt hại xảy ra trên thực tế có thể là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường không phải chịu một sự tổn thất tương tự về sức khỏe, tính mạng, … mà thiệt hại phải bồi thường luôn được xác định bằng một lượng tài sản nhất định, người phải bồi thường chỉ phải chịu tổn thất về tài sản. Về nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận về phương thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật, phải thực hiện một công việc, … Tuy nhiên, việc bồi thường dù có được thực hiện bằng phương thức nào đi chăng nữa thì cũng hướng tới việc bù đắp những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Tức là người có trách nhiệm bồi thường phải bù đắp những thiệt hại được tính toán bằng một lượng tài sản nhất định (phải chấp nhận mất đi một lợi ích nhất định).
Trên thực tế, luật pháp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã giúp giải quyết đa số những vướng mắc trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả của luật pháp, mỗi người dân cần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của chính bản thân và cộng đồng, gia đình, những người xung quanh chúng ta. Có được vốn kiến thức về pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và pháp luật dân sự nói chung, đặc biệt là bồi thường thiệt hại về tinh thần, … Qua đó giúp bản than và gia đình có được sự đối xử công bằng của pháp luật và nhận được bồi thường thích đáng từ người bồi thường.
Hơn thế, để tránh xảy ra những tình trạng như vụ án điều tra không chính xác, qua loa, chưa cụ thể hay chưa có bằng chứng rõ ràng, tìm hiệu cặn kẽ nguồn gốc, nguyên nhân mà đã đi đến kết luận gây thiệt hại cả về tài sản, vật chất lẫn tinh thần của người bị kết án, Các tổ chức thực hiện pháp luật trong các cơ quan chức năng của nhà nước nói chung và tổ chức thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, tất cả cần nâng cao trình độ chuyên sâu của các cán bộ. Việc hướng dẫn của TAND tối cao về việc tiếp nhận, điều tra, giải quyết các vụ việc cũng cần được cụ thể, kỹ càng và đầu tư nhiều hơn về chất lượng để có thể xử lý vụ án, cũng như đưa những kết luận, mức án hợp lý và công bằng nhất cho người dân. Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Kiến nghị pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng […]