Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp khác nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại VNPT Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông
Các bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đảm bảo chất lượng dịch vụ chủ yếu thể hiện ở một số khía cạnh như: Sự phù hợp với thực tiễn sử dụng của người sử dụng dịch vụ; Sự phù hợp với thực tiễn hoạt động cung cấp và đảm bảo chất lượng dịch vụ giữa doanh nghiệp viễn thông và khách hàng; Xử lý vi phạm về đảm bảo chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông,… Dưới đây trình bày một số bất cập và giải pháp kèm theo:
3.1.1. Sự phù hợp với thực tiễn sử dụng của người sử dụng dịch vụ Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
3.1.1.1. Quy định về chỉ tiêu Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến của dịch vụ điện thoại di động.
Quy chuẩn hiện hành (QCVN 36:2015/BTTTT), chỉ quy định việc đo kiểm trong nhà đối với các vị trí công cộng như nhà ga, bến xe, sân bay,… đây là các vị trí có địa thế rộng và doanh nghiệp viễn thông khá dễ dàng trong việc đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Tuy nhiên trên thực tế ta thường thấy chất lượng dịch vụ không đảm bảo ở các khu vực dân cư có nhiều nhà cao tầng hoặc một số địa điểm ở vùng xa vùng sâu (sóng yếu, chập chờn hoặc mất sóng). Trong bối cảnh nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc số hóa mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, với yêu cầu tiên quyết là mỗi người dân ở độ tuổi đi làm đều sử dụng điện thoại thông minh, việc đảm bảo phủ sóng di động nói chung và di động truyền dữ liệu (2G, 4G và sắp tới là 5G) nói riêng là yêu cầu tất yếu. Vì vậy quy định này hiện nay là không đảm bảo với yêu cầu thực tiễn.
Đề xuất giải pháp: cần bổ sung quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ điện thoại di động mặt đất theo hướng mở rộng các điểm đo để đánh giá được toàn diện hơn nhu cầu sử dụng thực tế của người sử dụng dịch vụ.
3.1.1.2 Quy định về chỉ tiêu Mức chiếm dụng băng thông trung bình của dịch vụ truy nhập internet cáp quang
Quy chuẩn hiện hành (QCVN 34:2019/BTTTT) cho phép kết nối tại cổng đi quốc tế có mức chiếm dụng băng thông trung bình đến 90%, tức là sẽ có khoảng thời gian mức chiếm dụng lên trên 90% và cổng kết nối lúc này sẽ ở trạng thái nghẽn, đồng nghĩa với dịch vụ không đảm bảo chất lượng. Thực tế người sử dụng internet thường sử dụng các dịch vụ nghe-nhìn (livetream, video), trong tình huống này sẽ không sử dụng được dịch vụ (các dịch vụ như download file, đọc tin tức trên web sẽ ít ảnh hưởng hơn).
Đề xuất giải pháp: cần tăng mức chất lượng đối với chỉ tiêu này, đồng thời với bổ sung các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với việc sử dụng dụng dịch vụ (livetream, xem TV, video) và các kỹ thuật và công nghệ liên quan đến dịch vụ truyền hình, video, như Tỷ lệ mất gói tin, Độ ổn định luồng dữ liệu,… Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
3.1.2. Sự phù hợp với thực tiễn hoạt động cung cấp và đảm bảo chất lượng dịch vụ giữa doanh nghiệp viễn thông và khách hàng
Quy định về thời gian chờ sửa chữa sự cố dịch vụ, thời gian chờ thiết lập dịch vụ internet cáp quang là nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dùng và buộc doanh nghiệp viễn thông phải phải thực hiện trách nhiệm để đảm bảo quy định. Thực tiễn quy định này còn bất cập do chưa có quy định về thời gian theo yêu cầu của khách hàng. Thực tế khách hàng ngày nay thường bận nhiều việc và việc vắng nhà là thường xuyên do công việc làm ăn thường ngày. Điều này dẫn đến không thể ở nhà để nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp viễn thông thực hiện các công việc về sửa chữa bảo hỏng, thi công, lắp đặt dịch vụ cũng như các hỗ trợ khác, tức là phía doanh nghiệp viễn thông trong nhiều trường hợp, có muốn làm nhanh cũng không được do phụ thuộc vào thời gian của khách hàng.
Đề xuất giải pháp: Bổ sung thêm quy định về thời gian chờ sửa chữa, chờ thiết lập dịch vụ theo yêu cầu của người dùng dịch vụ.
3.1.3. Xử lý vi phạm khi doanh nghiệp viễn thông không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì mức phạt cao nhất dành cho doanh nghiệp viễn thông có nhiều hơn một chỉ tiêu chất lượng không đạt là từ 50 đến 70 triệu đồng (khoản 5 Điều 53). Mức phạt này là thấp, chưa tương xứng với quy mô kinh doanh dịch vụ (số lượng thuê bao, doanh thu,…) của một doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam.
Đề xuất giải pháp: Cần có các nghiên cứu sát thực tiễn để tăng mức phạt cho phù hợp.
3.2. Đề xuất bổ sung quy định của Luật viễn thông Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
Hiện nay, nhờ sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, ngành viễn thông đang diễn ra những thay đổi lớn, nhiều dịch vụ mới ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ chạy trên nền tảng mạng viễn thông (gọi là doanh nghiệp ứng dụng viễn thông) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực viễn thông-công nghệ thông tin nói riêng và kinh tế nói chung.
Tình hình đó, đòi hỏi quản lý nhà nước về viễn thông cũng như chất lượng dịch vụ cần có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển. Cụ thể cần có các quy định mới về các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ điện toán đám mây. Ngoài ra cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp ứng dụng viễn thông trong bối cảnh sự hợp tác giữa hai loại tổ chức này ngày càng phát triển, đa dạng và có tác động đến người dùng dịch vụ cũng như kinh tế, xã hội.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại VNPT Hải Phòng
3.3.1. Giải pháp đối với chất lượng dịch vụ di động Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
Hiện nay chất lượng sóng di động (dịch vụ điện thoại di động và truy nhập internet di động) chưa được tốt ở một số khu vực trong nội thành, một số khu công nghiệp, nơi tập chung rất đông công nhân có hiện tượng bị nghẽn. Hiện tượng này chủ yếu là khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng trạm thu phát sóng di động. Ở khu dân cư là việc người dân cản trở do lo ngại ảnh hưởng của sóng di động đến sức khỏe; Ở khu công nghiệp là do khó khăn trong việc tiếp cận đơn vị quản lý, đám phán giá thuê, phương án xây dựng hệ thống cống bể cáp, thi công đường truyền cho các trạm thu phát sóng. Đối với khu dân cư cần kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, chỉnh quyền các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương, tổ dân phố, trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn đối với thiết bị BTS để người dân biết và tin tưởng về tính an toàn của thiết bị BTS. Đối với các khu công nghiệp, cần tận dụng sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý chuyên ngành (bộ và sở TTTT) trong việc thực hiện chính sách chung về môi trường đầu tư, phát triển sản xuất-trong đó có hạ tầng dịch vụ viễn thông trong các khu công nghiệp. Đồng thời, đối với đơn vị quản lý khu công nghiệp, cần thống nhất là việc đảm bảo cơ sở hạ tầng dịch vụ về viễn thông phục vụ khách hàng của VNPT cũng đồng thời là khách hàng của khu công nghiệp (các công ty và công nhân trong khu công nghiệp).
Ngoài ra, cần tăng cường sử dụng các giải pháp kỹ thuật để có thể đảm bảo độ phủ sóng với các thiết bị nhỏ mà không cần thi công công trình BTS. Đồng thời tăng cường phối hợp với các nhà mạng khác sử dụng chung cơ sở hạ tầng, như quy định lại Điều 45 Luật Viễn thông. (rào cản là sự cạnh tranh giữa các nhà mạng và giá thuê).
3.3.2. Giải pháp đối với chất lượng dịch vụ internet cáp quang
Tăng cường việc tiếp nhận ý kiến từ khách hàng để lắng nghe và kịp thời đáp ứng yêu cầu khách hàng (qua mạng xã hội, qua tổng đài chăm sóc khách hàng,…).
Bổ sung và quản lý tốt các quy định về đảm bảo CLDV, chăm sóc khách hàng trong trường hợp bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống thiết bị-mạng hoặc khi xảy ra sự cố (sự cố cục bộ và sự cố liên quan đến kết nối internet quốc tế như các sự cố cáp quang biển).
Bổ sung quy định về đảm bảo CLDV phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế của khách hàng (thường xuyên livestream, thường xuyên truy nhập ra quốc tế, youtube, facebook,…) Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
Tăng cường hướng dẫn khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ đảm bảo an toàn và hạn chế sự cố trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Quản lý tốt việc đảm bảo các chỉ tiêu về thời gian sửa chữa, thiết lập dịch theo quy định của Nhà nước đồng thời đáp ứng đúng theo yêu cầu về thời gian của khách hàng.
Ngày nay tại phía khách hàng (hộ gia đình, tổ chức) thường có nhiều người dùng với các yêu cầu khác nhau nên tại phía khách hàng cũng có thể hình thành một “mạng máy tính” nhỏ. Việc xử lý các vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh các yếu tố kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải có trình độ và kinh nghiệm nhất định. Vì vậy cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực về kỹ thuật và cũng đồng thời nâng cao ý thức phục vụ khách hàng trong đảm bảo chất lượng dịch vụ cho nhân viên kỹ thuật trực tiếp xử lý kỹ thuật phía khách hàng.
KẾT LUẬN Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
Trao đổi thông tin, nhất là trao đổi thông tin từ khoảng cách xa có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt lịch sử loài người. Từ thế kỷ 19, khi các phát minh về máy điện báo, máy điện thoại ra đời nhờ ứng dụng các thành tựu của khoa học trước đó về các hiện tượng điện từ, đưa con người vào thời đại mới trong việc trao đổi thông tin, với thời gian gần như lập tức và không gian nửa vòng trái đất. Ngành viễn thông ra đời là một trong những đòn bẩy nâng nền văn minh con người lên tầm cao mới, làm thay đổi cơ bản rất nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tự nó cũng là một ngành kinh tế quan trọng hàng đẩu cho đến hiện nay và chắc chắn về mai sau.
Ở nước ta, Luật Viễn thông được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông đã thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, phát triển thị trường viễn thông với đa dạng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
Vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông được chú trọng trong các quy định cụ thể cũng như trong cơ chế thị trường cạnh tranh trong ngành viễn thông. Quy định quản lý chất lượng viễn thông được cụ thể hóa theo Thông tư 08/2013/TT-BTTTT ngày 26/3/2013 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của Bộ thông tin và truyền thông, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 33/2020/TT-BTTTT ngày 04/11/2020.
Tập đoàn VNPT, đơn vị kế thừa sự nghiệp vẻ vang của ngành Bưu điện là một tập đoàn chủ lực trong nền kinh tế, đã triển khai các biện pháp, công việc cụ thể đến các đơn vị thành viên, trong đó có VNPT Hải Phòng. Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật, VNPT nói chung và VNPT Hải Phòng nói riêng luôn lấy chất lượng làm trung tâm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và coi việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ là vũ khí lợi hại trong môi trường cạnh tranh.
Do sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghệ về viễn thông-công nghệ thông tin, các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi các quy định của luật chuyên ngành về viễn thông và các văn bản dưới luật cần có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tại cũng như tương lai, phù hợp với định hướng số hóa của Đảng và Nhà nước ta hướng tới thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông […]