Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về “quấy rối tình dục tại nơi làm việc” – những vấn đề lý luận và thực tiễn dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quấy rối tình dục (QRTD) là một trong những vấn đề xảy ra rất thường xuyên trong xã hội con người không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác về tình trạng này, một phần do chưa có một hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh; mặt khác do tâm lý của người Á Đông thường giấu kín, ngại công khai, không dám phản kháng hoặc tố cáo sự việc khi mình bị quấy rối.

Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Có thể thấy rằng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội; tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội nói chung và hành vi phạm tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng ngày càng tinh vi, phức tạp. Chính vì thế mà yêu cầu hệ thống Pháp luật nước ta phải ngày càng hoàn thiện tốt hơn để có thể phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các khách thể bị xâm phạm. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

QRTD nói chung và QRTD nơi làm việc nói riêng là hành vi suy thoái về tư tưởng, đạo đức, nhận thức lệch lạc trong lối sống, gây ảnh hưởng lớn đến nền tảng văn hóa của dân tộc; nạn nhân của quấy rối tình dục phải hứng chịu tổn thương về tâm lý, bao gồm cảm giác bị xỉ nhục, giảm động lực phấn đấu, mất đi sự tôn trọng bản thân mình. Bên cạnh đó, nạn nhân có thể bị thay đổi các hành vi, như: Tự cô lập mình; huỷ hoại các mối quan hệ, có nguy cơ bị mắc những bệnh về thể chất và tinh thần liên quan đến trầm cảm, bao gồm lạm dụng đồ uống có cồn, thậm chí tự tử.

Tại khoản 9 Điều 3 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.”

Tuy nhiên, hiện pháp luật hình sự nước ta chưa có chế tài đối với các hành vi QRTD nơi làm việc. Một số ý kiến cho rằng pháp luật Việt Nam chưa đưa tội danh QRTD vào Bộ luật Hình sự, bởi lẽ đây là hành vi chưa đến mức phải xử lý hình sự; là hành vi khó chứng minh, hầu như không để lại sự thương tổn vật lý. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc lấy chứng cứ để chứng minh hành vi QRTD là hoàn toàn thực hiện được (thông qua ghi âm, tin nhắn, hình ảnh, camera…).

Nhận thức được tầm quan trọng và với tất cả các lý do trên, tác giả sẽ phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam về “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật qua đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật Việt Nam về “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc” – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

2. Kết cấu của đề tài Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 03 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc
  • Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc
  • Chương 3: Một số định hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC.

1.1. Khái quát về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

1.1.1. Khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Năm 1992, Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ của Liên hợp quốc trong khuyến nghị chung số 19 đưa ra định nghĩa: “Quấy rối tình dục bao gồm hành vi tình dục không được mong muốn như đụng chạm và tán tỉnh về thể xác, những bình luận mang sắc màu gợi dục, đưa cho xem sách báo khiêu dâm và bày tỏ đòi hỏi tình dục, dù bằng lời nói hay hành động. Hành như vậy có thể là hành vi làm nhục và có thể tạo thành một vấn đề về an toàn và sức khỏe; hành vi này là phân biệt đối xử khi một phụ nữ có những lý do hợp lý để tin tưởng rằng sự phản đối của người phụ nữ đó sẽ gây bất lợi cho mình liên quan tới việc của mình, bao gồm cả tuyển dụng và thăng tiến hoặc khi hành vi này tạo ra một môi trường làm việc thù địch”.

Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng châu Âu (COE) coi quấy rối tình dục là hành vi bất hợp pháp. Ủy ban châu Âu của EU định nghĩa quấy rối tình dục là: “Hành vi không mong muốn của một bản chất tình dục, hoặc những hành vi khác dựa vào giới tính ảnh hưởng đến nhân phẩm của phụ nữ và nam giới trong công việc. Điều này bao gồm hành vi, bằng lời hoặc không lời không mong muốn” Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Không giống như định nghĩa quốc tế khác về quấy rối tình dục, Ủy ban châu Âu cũng phân biệt ba loại quấy rối tình dục: Quấy rối tình dục thể chất, lời nói, và không lời và nói rằng đó là một loạt các hành vi không thể chấp nhận. Hành được xem là quấy rối tình dục nếu đó là không mong muốn, không đúng, gây khó chịu; nếu sự từ chối của nạn nhân hoặc chấp nhận các hành vi quấy rối gây ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến việc làm của mình hoặc tiến hành tạo ra một môi trường làm việc đáng sợ, thù địch hay nhục nhã cho người nhận.

Theo Ủy ban chuyên gia (CEACR) của ILO thực hiện Điều tra đặc biệt năm 1996 về Công ước 111 (không phân biệt đối xử trong nghề nghiệp và việc làm) và Điều tra chung 1988 về Bình đẳng trong Việc làm và Nghề nghiệp, nhận định: “Quấy rối tình dục được xác định là một hình thức của phân biệt đối xử dựa trên giới tính; và quấy rối tình dục phá hoại sự bình đẳng tại nơi làm việc bằng cách gây ra vấn đề về đạo đức của cá nhân, phúc lợi của người lao động; quấy rối tình dục gây thiệt hại cho doanh nghiệp bằng cách làm suy yếu những nền tảng theo đó các mối quan hệ làm việc được xây dựng và làm giảm sút năng suất”.

Ủy ban cũng cho rằng, để được xác định là quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì hành vi quấy rối phải là một điều kiện để làm việc hoặc điều kiện tiên quyết cho quyết định tuyển dụng hoặc ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Từ đó, CEACR khuyến nghị các quốc gia đề cập quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong phạm vi của Công ước.

Tóm lại, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hình thức quấy rối tình dục trong hoàn cảnh riêng biệt về thời gian, địa điểm:

Thứ nhất, về địa điểm của quấy rối tình dục là: “tại nơi làm việc”.

Phạm vi “tại nơi làm việc”, ta không giới hạn ở nơi làm việc theo nghĩa của một không gian vật lý, trong đó công việc trả lương diễn ra trong tám tiếng mỗi ngày mà có thể được hiểu theo nghĩa rộng là phòng làm việc, nhà ăn tập thể, phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng họp, phòng học, thư viện, câu lạc bộ của doanh nghiệp, cơ quan…Trong trường hợp công tác xa thì có thể là trên tàu, xe, nhà nghỉ, khách sạn nơi đến công tác… Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ngoài ra, quấy rối tình dục tại nơi làm việc không nhất thiết phải xảy ra tại nơi làm việc mà có thể xảy ra bất cứ đâu liên quan đến công việc hoặc các mối quan hệ công việc. Ví dụ, nó có thể diễn ra ở một sự kiện do công ty tổ chức, trong các chuyến công tác, tại cơ sở của khách hàng, tại các khóa tập huấn, ăn trưa hoặc tối mang tính chất công việc, các chiến dịch quảng bá hoặc sự kiện quan hệ công chúng, khách hàng, đối tác hoặc đối tác tiềm năng, trong các cuộc điện thoại hoặc những hình thức giao tiếp khác trên mạng máy tính…

Như vậy, có thể xác định địa điểm có thể xảy ra quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm :

  • Cơ quan, phòng làm việc, phân xưởng, công ty…

Tất cả địa điểm liên quan đến công việc như: Nơi diễn ra hội nghị, hội thảo, tập huấn; các khu vực công cộng của cơ quan, doanh nghiệp: Bếp ăn, nhà tắm, khu vệ sinh, hội trường, sân, vườn; khu vực chức năng: Phòng chuyên đề, phòng thể thao; địa điểm thực hành, diễn tập; trên ô tô, máy bay, tàu, khách sạn (các chuyến công tác); nhà, phòng riêng của kẻ quấy rối hoặc người bị quấy rối; quán cà phê, quán ăn…nơi ăn tối, ăn trưa vì mục đích công việc; các cuộc nói chuyện điện thoại và giao tiếp qua phương tiện thông tin điện tử.

Thứ hai, về thời gian quấy rối tình dục tại nơi làm việc không nhất thiết phải diễn ra trong thời giờ làm việc. Nó có thể xảy ra trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc, là thời gian có liên quan đến công việc của những chủ thể thực hiện hoặc bị quấy rối tình dục. Nó là khoảng thời gian mà người bị quấy rối ở các địa điểm kể trên mà người lao động ở đó vì công việc hoặc liên quan đến công việc.

Qua những phân tích trên về khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, tác giả rút ra khái niệm, cụ thể như sau: “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là bất kỳ hành vi mang tính bản chất tình dục hoặc gợi dục của một người, bao gồm bằng lời nói, không bằng lời nói, thị giác, cử chỉ và hành động nhằm vào một người khác mà người đó không mong muốn hoặc thấy khó chịu tại địa điểm là nơi làm việc, lao động công cộng. Hành vi như vậy có thể là hành vi làm nhục, tạo thành một vấn đề về an toàn và sức khỏe, gây bất lợi cho người tiếp nhận liên quan tới những lợi ích từ việc làm của người đó, gồm cả trong quá trình tuyển dụng và thăng tiến hoặc khi hành vi này tạo ra một môi trường làm việc ghê sợ; và tại nơi làm việc là bất kỳ địa điểm nào xảy ra hành vi quấy rối mà người lao động ở đó vì liên quan đến vị trí công việc đảm bảo nhận hoặc để thực hiện nhiệm vụ được giao.”

1.1.2. Các biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

1.1.2.1. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bằng hành vi mang tính thể chất

Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất là những hành động của con người như tiếp xúc hay cố tình động chạm thể xác nhất là vị trí nhạy cảm, sờ mó cơ thể, cấu véo, ôm ấp hay tìm cách hôn không được người kia cho phép hay mong muốn, hành vi nhìn trộm qua cửa nhà tắm, nhà vệ sinh, cho tới hình thức tồi tê nḥất của hành vi quấy rối tình dục và tấn công tình dục là cưỡng dâm, hiếp dâm.

Những hành vi mang tính thể chất với mục đích là quấy rối tình dục phải đảm bảo yếu tố do con người thực hiện khi có đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình với mục đích để thỏa mãn những nhu cầu về tình dục của cá nhân người thực hiện hành vi. Những hành vi này đều không nhận được sự đồng thuận, gây khó chiụ, có khi là hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị quấy rối.

1.1.2.2. Quấy rối tình dục nơi làm việc bằng lời nói

Trong môi trường làm việc, giao lưu, trao đổi đôi khi là chia sẻ những vấn đề trong cuôc sống là hành vi thông thường, có những lời khen mang tính khích lệ và phù hợp với văn hóa tuy nhiên nhiều câu bông đùa, cợt nhả của đồng nghiêp,̣ tán tỉnh tình dục, bày tỏ các yêu cầu về tình dục, kể nghe phim gợi dục,̣khiêu dâm hay những cuộc hẹn đi picnic, đi tắm hơi mang mục đích xấu về tình duc.̣ Đó chính là những ví dụ cụ thể cho hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bô quỵ tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã liệt kê cụ thể một số trường hơp là hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói bao gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như truyên cười gợi ý về tình duc,̣những nhân xét về trang phục hay cơ thể của môt người nào đó khi có mặt họ hoăc hướng tới họ.

Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính chất cá nhân môt cách liên tục.

Tuy nhiên, về pháp lý thì hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói rất khó xác định, rất khó có thể quy kết lời nói mang tính chất quấy rối tình dục, do những hành vi này thường không đươc nhân biết đầy đủ hoăc không đươc hành giá đúng mức độ hoặc đánh đồng những lời nói đó là quan tâm, trêu đùa với nhau. Ngoài ra với tâm lý e ngại, sơ ̣bi ̣liên lụy hay vì môt số lý do, hoặc lợi ích tư lơi riêng nên hành vi quấy rối dễ bi ̣bỏ qua, không đươc làm rõ ràng minh bạch nên rất ít người bị quấy rối có thể can đảm tố giác hành vi quấy rối trên dù thực tế việc quấy rối tình dục bằng hình thức nêu trên xảy ra rất phổ biến, gây tâm lý khó chịu, bức xúc cho người bị quấy rối.

1.1.2.3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bằng hành vi khác

Quấy rối tình dục bằng tại nơi làm việc hành vi khác gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay…Hình thức này cũng bao gồm viêc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, đồ vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, gửi tin nhắn có chứa những nội dung gợi dục, dâm dục, khiêu dâm.

Không phải lúc nào con người ta cũng dùng lời nói hay hành động để diễn đạt suy nghĩ, từ việc liệt kê hàng loạt các hành vi là quấy rối tình dục, ta có thể thấy hành vi phi lời nói bao gồm các cử chỉ, ám hiệu, ánh mắt, vẻ mặt.

1.1.3. Ảnh hưởng của hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc ảnh hưởng rất lớn đến nạn nhân trước tiếp bị quấy rồi, nơi làm việc của nạn nhân và cả xã hội. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nạn nhân của quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ chịu những tổn thương rất lớn về tinh thần. Quấy rối tình dục có thể làm đảo lộn đời sống tinh thần của họ, sự chịu đựng, ấm ức, buồn tủi kéo dài khiến đầu óc họ bị căng thẳng dẫn đến trầm cảm và những sang chấn tâm lí khác. Sự thương tổn về mặt tinh thần, cảm thấy mình bị xúc phạm đến nhân phẩm, các nạn nhân của quấy rối tình dục có thể mắc các hội chứng suy nhược, đau đầu, mệt mỏi… Cộng thêm với sự im lặng, không phản ứng lại, thậm chí thỏa hiệp, để lại những ấm ức không được giải tỏa nên những hội chứng trên càng thêm trầm trọng.

Thứ hai, người lao động bị quấy rối tình dục còn có nguy cơ bị tai nạn lao động do tâm lí luôn lo lắng, sợ hãi nên không tập trung trong công việc. Đối với người sử dụng lao động, khi trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục, họ sẽ chịu nhiều áp lực trong việc quản lý nếu như vì tâm lý xấu hổ, sợ ảnh hưởng đến danh tiếng mà không kiên quyết với hành vi của kẻ quấy rối tình dục. Người sử dụng lao động có thể bị uy hiếp, doạ dẫm làm mất đi sự khách quan trong các quyết định liên quan đến công việc của họ.

Bên cạnh đó, quấy rối tình dục cũng có thể gây ra những tổn hại về tài chính cho nạn nhân. Nạn nhân thường cố gắng né tránh những hành vi quấy rối bằng cách nghỉ ốm, hoặc nghỉ không lương; thậm chí thôi việc hoặc chuyển tới làm công việc khác. Điều này đem lại hậu quả là mất mát về tài chính. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Thứ ba, quấy rối tình dục tại nơi làm việc khiến cho người lao động không yên tâm làm việc, năng suất lao động giảm sút từ đó ảnh hưởng đến năng suất chung của cả doanh nghiệp. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nhiều trường hợp còn làm giảm sút uy tín của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.

Không những thế, quấy rối tình dục tại nơi làm việc còn tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh. Quấy rối tình dục không những tác động tiêu cực đến nạn nhân mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh bởi lẽ những người lao động trong quá trình lao động sản suất đều có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là môi trường lao động, hay nói cách khác là bầu không khí tập thể tại nơi làm việc. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể.

Thứ tư, Quấy rối tình dục còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến xã hội. Là một trong những nguyên nhân khiến các gia đình đổ vỡ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Quấy rối tình dục còn là sự phân biệt đối xử về giới làm khắc sâu thêm hủ tục “trọng nam khinh nữ”, sự kì thị đối với những nạn nhân bị quấy rối tình dục, đặc biệt là phụ nữ, nhất là trong thời kì công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì dễ dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực lây lan trong xã hội.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sự chấp nhận các hành vi quấy rối tình dục đánh đổi của một bộ phận người để được thăng tiến trong công việc hay được nhận những lợi ích khác đã và đang làm suy giảm các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Nó cổ vũ lối sống chạy theo vật chất, sẵn sàng đánh đổi nhân phẩm để có được lợi ích và sẽ gây ra những tác động xấu đến thế hệ trẻ.

1.2. Nội dung pháp luật và thực thi pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

1.2.1. Chủ thể liên quan đến quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Chủ thể quấy rối tình dục tại nơi làm việc:

Các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau, chủ thể quấy rối thông thường có người có quyền hạn và chức vụ cao hơn so với nạn nhân hoặc nắm trong tay một quyền hạn có thể đáp ứng nhu cầu công việc của nạn nhân, cũng có thể là đồng nghiệp, khách hàng, đối tác…Vậy nên bất cứ ai cũng có thể trở thành chủ thể quấy rối tình dục.

  • Chủ thể bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc:

Giống như chủ thể quấy rối thì chủ thể bị quấy rối cũng rất đa dạng từ người lao động là cấp dưới, người lệ thuộc….Tuy nhiên sự đa dạng của hành vi quấy rối còn thể hiện do các chủ thể này không thể giới hạn hay mặc định về giới tính, độ tuổi và đặc thù công việc.

1.2.2. Cơ chế khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quấy rối tính dục tại nơi làm việc Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Khiếu nại là một trong những biện pháp hữu hiệu, để người bị hại hoặc người bị xâm hại đến quyền và lợi ích có thể bảo vệ mình và đảm bảo tính đúng đắn của của pháp luật. Khiếu nại là việc một người yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các đề nghị của mình khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể bị xâm phạm vì mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn bao hàm sự phê phán các chủ thể : những người có chức vụ, các chủ thể mà hành động hoặc không hành động của họ theo quan điểm của người khiếu nại là đang xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người bị quấy rối hoặc các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có thể khiếu nại, tố cáo đến doanh nghiệp, người có trách nhiệm quản lí điều hành doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

1.2.3. Chế tài xử lí đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử xử chung được ghi nhận trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tình chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: Chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự….Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào nhưng đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác khi có liên quan (có ý nghĩa đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài). Chế tài gồm có các hình thức: Chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hóa.

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong pháp luật và thực thi pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc của một số quốc gia trên thế giới Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

1.3.1. Pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc tại Singapore

Tại Singapore thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc được coi là một vấn nạn giấu mặt. Trong giai đoạn những năm 90 của thế kỉ trước, quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã là một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Một cuộc điều tra rộng rãi trong phạm vi các công ty có vốn đầu tư Nhật Bản vào Singapore năm 1993 đã cho kết quả như sau: Trong số 389 người được khảo sát, khoảng 50% xác nhận đã từng trải qua một số hình thức của quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trong đó 47,3% cho biết họ đã trải qua một hoặc nhiều hình thức quấy rối bằng lời nói hoặc thị giác; và 27,8% cho biết họ bị quấy rối về đụng chạm thể xác.

Mặc dù Singapore có sự quan tâm từ rất sớm đến tình hình quấy rối tình dục trong môi trường lao động, nhưng phải đến tận năm 2014, quốc gia này mới có một đạo luật riêng về chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ngày 13 tháng 3 năm 2014, Quốc hội Singapore đã thông qua Luật Bảo vệ chống Quấy rối, nhằm tăng cường các hình phạt sẵn có, đồng thời cũng cung cấp một loạt các biện pháp để người bị quấy rối tình dục có thể tự bảo vệ chống quấy rối; các biện pháp dân sự và các chế tài hình sự liên quan đến quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Phần 3 của Đạo luật Bảo vệ chống Quấy rối năm 2014 quy định:

  • Không ai được phép, với mục đích gây quấy rối, sợ hãi hoặc phiền muộn cho người khác, bởi bất kì phương tiện nào dưới đây:
  • Sử dụng bất kỳ từ ngữ hoặc cử chỉ đe dọa, lăng mạ hoặc xúc phạm; hoặc
  • Thực hiện bất kỳ hành vi đe dọa, sỉ nhục hoặc xúc phạm;

Do đó gây ra cho người khác hoặc cho những người khác (mỗi người bị hướng tới như mục đích của những hành vi này được coi là nạn nhân) sự quấy rối, sợ hãi hoặc phiền muộn. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Phần 4 của luật này quy định:

Không người nào được phép, bằng bất kỳ phương tiện nào:

  • Sử dụng bất kì hành vi đe dọa nào, sỉ nhục hoặc xúc phạm;
  • Thực hiện bất kì lời nói đe dọa, sỉ nhục hoặc xúc phạm;

Mà được nghe thấy, nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy bởi bất kì người nào (người bị hướng tới bởi mục đích của hành vi được coi là nạn nhân) có thể gây ra quấy rối, sợ hãi hoặc phiền muộn.

Như vậy, các quy định này của Luật Bảo vệ chống Quấy rối mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra chính sách chống quấy rối tình dục.

Theo đó thì pháp luật Singapore nghiêm cấm tất cả các hành vi quấy rối hoặc gây cho người khác sự sợ hãi, phiền muộn bất kể là bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Điều luật có liệt kê rất cụ thể những hành vi nào, những ngôn ngữ nào bị cấm, do đó việc áp dụng pháp luật là rất dễ dàng, đồng thời nó cũng dễ hiểu đối với người lao động – những người có nguy cơ cao bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật để họ nâng cao nhận thức, tự bảo vệ mình.

Điều 509 của Bộ luật hình sự Singapore cũng tội phạm hóa những lời nói, hay cử chỉ có thể xúc phạm sự khiêm nhường của một người phụ nữ. Điển hình việc chụp hình dưới váy của người phụ nữ cũng có thể bị truy tố theo tội phạm này. Theo đó, Điều 509 quy định: Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bất kì ai, có ý định xúc phạm sự khiêm nhường của bất kì người phụ nữ nào, thốt ra bất kì lời nói nào, tạo ra bất kì âm thanh hoặc cử chỉ nào; hay phô bày ra bất kì vật thể nào; cố ý để những từ ngữ, âm thanh, vật thể đó có thể nghe thấy, nhìn thấy bởi người phụ nữ; hoặc xâm phạm quyền riêng tư của người phụ nữ; có thể bị phạt tù đến 1 năm; hoặc bị phạt tiền; hoặc cả hai.

Điều 354 quy định:

Bất cứ ai tấn công hay sử dụng vũ lực với bất kỳ người nào, có ý định xúc phạm hoặc biết có khả năng là sẽ xúc phạm sự khiêm nhường của người đó, sẽ bị phạt với hình phạt tù có thời hạn có thể kéo dài đến 2 năm, hoặc với tiền phạt, hoặc có đánh đòn, hoặc với bất kỳ sự kết hợp của những hình phạt như vậy.

Bất cứ ai phạm tội theo khoản (1) đối với bất kỳ người nào dưới 14 tuổi sẽ bị phạt với hình phạt tù có thời hạn có thể kéo dài đến 5 năm, hoặc phạt tiền, hay có đánh đòn, hoặc với bất kỳ sự kết hợp của những hình phạt như vậy.

Như vậy, Singapore cũng đã đi đến quy định một tội phạm riêng biệt đối với tội danh quấy rối tình dục. Chế tài phạt tù đến 01 năm tù là mức phạt hợp lý. Mức tù giam này đảm bảo được tính răn đe đối với những kẻ đang hoặc đang có ý định thực hiện hành vi quấy rối tình dục. Nếu như hành vi quấy rối tình dục được thực hiện với những tình tiết tăng nặng hơn, kẻ quấy rối có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền bên cạnh hình phạt tù. Sự áp dụng song song này làm tăng tính cảnh cáo, răn đe, đồng thời cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật Singapore vẫn còn có hạn chế, đó là tội phạm này quy định nạn nhân của nó chỉ là phụ nữ. Ở một xã hội Tây hóa như Singapore, quan niệm này quả thực lỗi thời, do đó dẫn đến một quy định chưa hoàn toàn bao quát. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Có thể thấy mặc dù Singapore mới thông qua đạo luật riêng về chống quấy rối tình duc ̣chống quấy rối tình dục trong thời gian gần đây, nhưng đây là đạo luật chung trong tất cả mọi lĩnh vực chứ không chỉ trong lĩnh vực lao động. Do đó nó chưa hoàn chỉnh, chưa có các chế tài xử lý kỷ luật lao động, cũng như chưa có các quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; chưa có các quy trình pháp lý về khiếu nại, tố cáo, giải quyết vụ việc quấy rối tình dục trong phạm vi doanh nghiệp… một thực trạng cũng đáng chú ý từ các cuộc khảo sát được thực hiện ở quốc gia này cho thấy: Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp chưa được chú trọng hoặc chưa có các biện pháp hợp lý và hiệu quả. Mà việc nâng cao nhận thức cho những người này lại là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ người lao động chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, vì không ai bảo vệ mình tốt hơn bản thân mình.

Mặc dù vậy, các quy định hiện tại của Singapore chống quấy rối tình dục cũng có tác dụng bao quát chung , ngăn ngừa và phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc . Với các chế tài dân sự, hình sự và các hình phạt bổ sung…thì tính răn đe cũng được đẩy lên mức khá cao, nhưng hình phạt không phải là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn triệt để vấn nạn quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Singapore cần xây dựng những quy định riêng về vấn đề này.

1.3.2. Pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc của Nhật Bản

Đối với vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Nhật Bản là một trong số những quốc gia đưa các quy định chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc vào pháp luật rất sớm. Bởi lẽ những nghiên cứu và khảo sát được thực hiện trên toàn quốc gia, hoặc những khảo sát có tính khu vực đều đã chỉ ra những thực trạng nhức nhối về quấy rối tình dục trong môi trường lao động của nước này.

Nhìn chung, theo khảo sát ở Nhật Bản, các nhà nghiên cứu ước tính rằng: Cứ trong số 3 phụ nữ và 01 trong số 10 người đàn ông đã trải qua một hoặc một số hình thức quấy rối tình dục hay các hành vi tình dục không mong muốn trong cuộc đời làm việc của mình. Trong một khảo sát mới đây trên toàn lãnh thổ Nhật Bản thì con số thống kê được: 17% phụ nữ từng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; con số này ở nam giới là 1% (tuy nhiên khảo sát trên nam giới chỉ bó hẹp ở phạm vi 32 người đàn ông tham gia khảo sát nên tính chính xác tương đối) Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Trước thực trạng như vậy, chính phủ Nhật Bản đã có những hành động quyết liệt nhằm ngăn chặn và phòng chống, xử lý các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, mà một trong những hành động thiết thực, hiệu quả nhất là tiến hành luật hóa các quy định về chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Quốc gia này cũng là một trong số các quốc gia có hệ thống pháp luật về chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc rất cụ thể và chi tiết.

Nhật Bản có hệ thống pháp luật rất đầy đủ, bao quát hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phát triển tự nhiên. Về kĩ thuật lập pháp, trong lĩnh vực lao động, Nhật Bản không ban hành Bộ luật lao động như một số quốc gia khác, mà ban hành các luật riêng lẻ. Ưu điểm của việc này là đi sâu hơn, quy định đầy đủ, chi tiết hơn về các quan hệ lao động phát sinh.

Vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc được Chính phủ Nhật Bản đưa vào đạo Luật bình đẳng nam nữ – Luật về các cơ hội bình đẳng năm 1991. Khác với một số quốc gia khác, như Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng giới hướng tới bảo đảm các quyền bình đẳng nam – nữ trong mọi lĩnh vực, thì đạo luật này của Nhật Bản chỉ nhằm thúc đẩy các quyền bình đẳng nam – nữ liên quan đến lao động, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc, cũng như các điều kiện lao động khác và các cơ hội bình đẳng để phát triển nghề nghiệp. Mục tiêu chính của luật này là hoàn thiện các điều kiện môi trường lao động của lao động nữ.

Qua các quy định được ghi nhận trong luật này, ta có thể thấy Nhật Bản đã có những quy định rõ ràng về quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Theo như số liệu điều tra, số người lao động bị quấy rối tình dục trong môi trường làm việc tại Nhật Bản tuy không cao như một số quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ…nhưng cũng không phải là nhỏ. Vậy sự ra đời của các quy định này là vô cùng cần thiết. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Theo đó, tại Điều 6 đã đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục như sau:

“Người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và loại bỏ việc người lao động bị quấy rối tình dục hoặc bị quấy rối do đã phản ứng về việc bị phân biệt đối xử về giới. Quấy rối tình dục là hành vi ngoài ý muốn về tình dục hoặc hành vi ngoài ý muốn có tính chất tình dục, xâm phạm đến nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc”.

Định nghĩa này đã nêu được tính chất của hành vi, là “trái ý muốn” và “có tính chất tình dục”. Bên cạnh đó, nó nêu được hậu quả của hành vi là “xâm phạm nhân phẩm của người lao động”; và địa điểm của hành vi là “tại nơi làm việc”. Đây là một định nghĩa khá ngắn gọn, nhưng đã bao quát được hành vi như thế nào thì bị coi là quấy rối tình dục. Tuy định nghĩa này có ưu điểm là tính khái quát cao, linh hoạt trong áp dụng, nhưng nó cũng chưa thực sự rõ ràng, chưa chỉ ra được chính xác những dạng hành vi nào là hành vi quấy rối. Việc này dẫn đến những khó khăn khi áp dụng trên thực tế bởi lẽ quấy rối tình dục có những dạng hành vi rất đa dạng, phức tạp và khó để chứng minh nó là hành vi quấy rối tình dục hành vi chuẩn được quy định sẵn.

Trên cơ sở nhận thức được sự nghiêm trọng của quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Luật bình đẳng nam nữ – Luật về các cơ hội bình đẳng năm 1991 của Nhật Bản cũng đưa ra một quy định cấm tại Điều 22:

Điều 22: “Nghiêm cấm việc quấy rối và các vấn đề khác. Người sử dụng lao động không được gây phiền toái người lao động trên cơ sở cho rằng người đó đã từ chối những yêu cầu về tình dục hoặc đã báo cáo việc người sử dụng lao động có sự phân biệt đối xử về giới khi áp dụng các quy định theo đoạn 1 điều này, người có quyền được xác định những điều kiện làm việc thay cho người sử dụng lao động cũng được coi là người sử dụng lao động.”

Theo đó, điều luật cấm các hành vi làm phiền người lao động vì bị từ chối hoặc bị tố cáo. Nghĩa là Nhật Bản không cấm hành vi đề nghị đáp ứng về tình dục, nhưng nếu đề nghị đó bị từ chối thì người đưa ra đề nghị bị cấm tiếp tục có sự gây phiền toái như vậy. Quy định này cho thấy quan niệm cởi mở của Nhật Bản về vấn đề tình dục ngoài hôn nhân. Một người có thể tán tỉnh, đề nghị tình dục với người khác tại nơi làm việc, tuy nhiên, nếu người được đề nghị tỏ ý không thích, phản đối thì lập tức phải chấm dứt các hành vi kể trên. Nếu còn tiếp tục thì người kia có thể khiếu nại hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Một điểm quan trọng nữa mà chúng ta cần nhắc tới, đó là vấn đề trách nhiệm của người sử dụng lao động. Trong luật này, trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định khá rõ ràng và cụ thể. Ngay tại Điều 6, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa và loại bỏ quấy rối tình dục . Ở đây, các nhà làm luật đã quy trách nhiệm cho người sử dụng LĐ – người có quyền mà gần gũi nhất với một môi trường lao động cụ thể. Các cơ quan nhà nước hay cán bộ, công chức nhà nước nếu được giao trách nhiệm sẽ không thể làm hiệu quả bằng chính người sử dụng lao động tại đơn vị sử dụng lao động đó.

Điều 22a luật này cũng nhấn mạnh thêm: “Khi người sử dụng lao động biết được việc người lao động cho rằng mình đã bị người lao động khác quấy rối tình dục, người sử dụng lao động sẽ điều tra, xem xét các tình tiết thực tế liên quan đến việc được cho là bị quấy rối tình dục và nếu như sự việc này là có thật, người sử dụng lao động sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý theo yêu cầu để ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục tiếp diễn” Như vậy, luật đã quy định về trách nhiệm điều tra, xử lý tại cấp cơ sở trước hết thuộc về người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trường hợp chính người sử dụng lao động có hành vi quấy rối tình dục đối với người lao động thì lại chưa có quy định nào để xử lý. Bên cạnh đó, các biện pháp ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục ở đây là những biện pháp được người lao động yêu cầu. Quy định này còn chưa cụ thể, chưa thể hiện rõ yêu cầu như thế nào thì được coi là hợp lý và có thể áp dụng; hơn nữa, trong những trường hợp bị quấy rối tình dục giống nhau mà áp dụng các biện pháp xử lý không giống nhau dễ gây ra tình trạng bất công bằng trong môi trường làm việc. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Để đảm bảo thực thi tốt những quy định này về chống phân biệt đối xử, trong đó có chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Nhật Bản có thành lập một cơ quan riêng biệt để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật. Thanh tra về cơ hội bình đẳng và Ủy ban về cơ hội bình đẳng được thành lập vì mục đích này. Cơ chế thanh tra giám sát vì thế được thực hiện khá tốt.

Bên cạnh những quy định trong Luật bình đẳng nam – nữ, trong luật về môi trường lao động của Nhật Bản cũng có những quy định về đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động. Cụ thể tại Điều 2 của luật này quy định: “Công việc được lập kế hoạch và sắp xếp để có thể thực hiện trong một môi trường an toàn và lành mạnh”. Mặc dù tinh thần chung của luật này là bảo đảm về an toàn lao động, nhưng quy định này đã cho thấy ngoài vấn đề an toàn, thì sự lành mạnh của môi trường lao động cũng được quan tâm ở một mức độ nào đó.

Như vậy, đối với thực trạng vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc diễn ra ở Nhật Bản, việc chính quyền nước này thiết lập một mạng lưới các quy định về chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trong đạo luật về bình đẳng giới và luật về môi trường làm việc là hành động rất thiết thực. Nó tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ những người tham gia quan hệ lao động, tuy nhiên vấn đề chế tài xử lý cũng như trình tự, thủ tục khiếu nại, cơ quan giải quyết khiếu nại

khi người sử dụng lao động không có trách nhiệm…chưa được đề cập trong luật này. Những vấn đề về mức bồi thường thiệt hại cũng vẫn rất chung chung, chưa cụ thể. Xét về con số thực tế trong các cuộc khảo sát về quấy rối tình dục tại nơi làm việc tại Nhật Bản, con số này tuy cao, nhưng so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì khá là thấp. Vậy nên vấn đề hoàn thiện luật có lẽ chưa đặt ra ở mức độ cấp thiết đối với quốc gia này.

1.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn đối với pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Quấy rối tình dục là hành vi nghiêm cấm trong một số pháp luật quốc tế như Công ước về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ (CEDAW) của Liên Hiệp Quốc; Cương lĩnh hành động tại Hội nghị Thế giới lần thứ IV về phụ nữ của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Bắc Kinh năm 1995; Công ước về Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp) năm 1958 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO… Kể từ khi hành vi QRTD được ghi nhận ngày càng nhiều nước trên thế giới thông qua các quy định pháp luật về QRTD. Có khoảng 50 quốc gia đã trực tiếp cấm QRTD trong hệ thống pháp luật quốc gia như Argentina, Australia, áo, Costa Rica, Canada, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine… ở các nước này, quấy rối tình dục bị cấm toàn diện ở cấp quốc gia hoặc liên bang.

Ở rất nhiều nước các điều khoản QRTD được đưa vào pháp luật về bình đẳng và phân biệt về giới như Australia, áo, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Một số nước khác lại sử dụng pháp luật lao động để đấu tranh chống QRTD tại nơi làm việc như Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc, Pháp… Ba nước là Canada, Fiji và New Zealand lại đưa vấn đề QRTD vào các pháp luật quốc gia về quyền con người. Trong khi ở một số nước thì QRTD cũng bị cấm theo luật hình sự như Bangladesh, Costa Rica, Tây Ban Nha, Sri Lanca, Venezuela, Israel.

Tuy nhiên, quấy rối tình dục có thể được các quốc gia giải quyết bằng những pháp luật khác nhau trong cùng một hệ thống tư pháp, ví dụ như ở Canada và New Zealand QRTD bị cấm cả trong pháp luật lao động và pháp luật về quyền con người. Hầu hết các quốc gia cấm QRTD đều có định nghĩa về QRTD trong pháp luật của mình. Một số quốc gia đã đưa ra những định nghĩa tương đối cô đọng, trong khi một số khác chỉ nêu một số nguyên tắc chung và trao quyền cho những nhà lập pháp địa phương định nghĩa thế nào là QRTD. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Trên cơ sở đánh giá và phân tích các pháp luật và chính sách quốc tế và các nước trên thế giới về QRTD tại nơi làm việc, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm để giải quyết vấn đề QRTD tại nơi làm việc ở Việt Nam, cụ thể là: phải có một định nghĩa rõ ràng về QRTD tại nơi làm việc; cần quy định rõ ràng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với việc ngăn ngừa và giải quyết QRTD tại nơi làm việc. Các thủ tục giải quyết phải đảm bảo công bằng, minh bạch và bảo vệ chống trả thù được thực hiện rõ ràng, đơn giản và hiệu quả sẽ giúp cho nạn nhân của QRTD dám đứng lên báo cáo và khiếu kiện người quấy rối, và các biện pháp khắc phục và trừng phạt cần hiệu quả.

Trong đó chú trọng vào 3 khía cạnh liên quan, cụ thể đó là:

Thứ nhất, liên quan đến việc thực hiện các Điều có liên quan trong Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP về QRTD tại nơi làm việc như: nâng cao nhận thức về sự tồn tại các hình thức QRTD tại nơi làm việc; cần thiết phải có một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc thực hiện các Điều có liên quan trong Bộ luật Lao động 2019 về QRTD tại nơi làm việc; tăng cường các hoạt động tập huấn về QRTD và cung cấp tài liệu hoặc cẩm nang về ngăn ngừa và giải quyết; thực hiện nghiên cứu xã hội học về phạm vi và mức độ của QRTD tại nơi làm việc với quy mô cấp quốc gia để có cơ sở dữ liệu làm căn cứ cho xây dựng văn bản pháp quy phạm pháp luật nêu ở trên. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Thứ hai, liên quan đến biện pháp giải quyết QRTD tại nơi làm việc ở cấp cơ quan và doanh nghiệp bao gồm việc cân nhắc xây dựng những chính sách cấm QRTD tại nơi làm việc, chủ động tuyên truyền về quyền của người lao động cần được “tôn trọng danh dự, nhân phẩm” và giữ gìn môi trường làm việc trong sạch. Các cán bộ quản lý các cấp của cơ quan/doanh nghiệp cần phải được tập huấn để giúp họ có những kỹ năng và sự nhạy cảm trong xử lý QRTD tại nơi làm việc.

Thứ ba, và liên quan đến vai trò của các tổ chức của người lao động và các tổ chức khác trong giải quyết QRTD tại nơi làm việc, ví dụ như các tổ chức công đoàn đóng vai trò thương lượng và đàm phán với người sử dụng lao động để đưa nội dung ngăn ngừa và giải quyết QRTD tại nơi làm việc vào các thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế lao động của doanh nghiệp; các tổ chức của người sử dụng lao động nên phối hợp với các cơ quan nhà nước triển khai tập huấn về QRTD…; các tổ chức phụ nữ và tổ chức quần chúng với vai trò xúc tác thúc đẩy và hỗ trợ những nạn nhân QRTD tại nơi làm việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu khái niệm về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, phát hiện trên thế giới nhưng hiện nay ở Việt Nam có duy nhất khái niệm được đưa ra một cách chính thống nhất trong một Bộ quy tắc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì giới thiệu đến người sử dụng lao động và khuyến khích áp dụng vào nội quy, quy chế của đơn vi nḥằm thực tiễn hóa các điều khoản về quấy rối tình dục đã đươc quy định trong các Bộ luật có liên quan.

Tác giả cũng đã liệt kê các hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc như hành động, lời nói cho đến phi lời nói. Viêc liệt kê môt số hành động mang tính quấy rối tình dục sẽ giúp cho người lao động nhìn nhận cụ thể hơn và hướng tới những người lao động có trình độ văn hóa thấp mà đây là đối tượng thường xuyên trở thành nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục phòng ngừa và tố giác những hành vi lệch lạc về đạo đức nêu trên.

Đồng thời tác giả đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của hành vi quấy rối tình dục để nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của người lao động nhằm đề cao sự cảnh giác và tự bảo vệ mình của người lao động khi mà các chế tài của pháp luật chưa thể hiện được tác dụng nhằm hạn chế quấy rối tình dục tại nơi làm viêc.̣

Trọng tâm trong chương 1, tác giả xây dựng một số lý luận về nội dung pháp luật và thực thi pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc để làm căn cứ phân tích thực trạng tại Việt Nam ở chương 2.

Việc nghiên cứu pháp luật các nước trên thế giới để từ đó nhìn nhận và học tập để tiếp thu chọn lọc các quy định pháp luật, hình thức chế tài nhằm xây dựng các quy định pháp luật về quấy rối tình dục tại nơi làm việc để phù hợp với văn hóa, quan niệm và đặc điểm của môi trường làm việc tại Việt Nam trong chương 2 và 3. Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Thực trạng pháp luật về quấy rối tình dục tại công ty

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993