Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Khai thác và phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển – xã thanh nưa – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

PHẦN MỞ ĐẦU

1, Lý do chọn đề tài

Theo kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo năm 2017, được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố: cả nước vẫn còn 1.642.489 hộ nghèo trên tổng số 24.511.255 hộ dân, chiếm tỷ lệ 6,7%. Trong đó, số hộ nghèo về thu nhập là 1.423.912 hộ, số hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là 212.229 hộ. [67] Thông qua những số liệu thống kê trên cho thấy thực trạng hộ nghèo ở Việt Nam hiện nay, và việc cần phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp để thoát nghèo, thay đổi đời sống. Đã có những nguyên nhân khách quan và chủ quan được chỉ ra về lý do dẫn đến nghèo đói như: dư thừa lao động nông thôn, kinh tế phát triển không bền vững, sự chênh lệch giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị… Và một trong số những nguyên nhân quan trọng đã được chỉ ra đó là người dân còn sống nhờ vào nông nghiệp, không chịu đổi mới và tự thoát nghèo. Từ những nguyên nhân đã được chỉ ra đó, trong những năm gần đây bên cạnh những chính sách của nhà nước hỗ trợ người nghèo, và những sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức, thì việc cùng hướng tới mục tiêu song hành, hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là định hướng người nghèo thay đổi đời sống, tạo ra công ăn việc làm, chuyển đổi nghành nghề lao động thu nhập thấp sang việc tạo ra kinh tế ổn định là một giải pháp quan trọng. Đồng hành và hỗ trợ người dân hướng tới mục tiêu đó, ngành du lịch đã tạo ra hướng đi mới trong việc xây dựng những mô hình du lịch như du lịch cộng đồng, kinh doanh du lịch từ các sản phẩm văn hóa truyền thống của người dân địa phương, hay là phát triển du lịch địa phương kết hợp với cộng đồng… Cũng với ý nghĩa đó, nhưng đi sâu, tập trung vào hỗ trợ người nghèo hơn cả đó là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Việt Nam – Du lịch Thiện nguyện. Du lịch Thiện nguyện ra đời, nhằm hướng đến giúp người dân thoát nghèo, mang đến cơ hội việc làm, là cầu nối giữa những sự giúp đỡ với những vùng khó khăn, cùng với đó gắn những hoạt động với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và gắn liền với giá trị con người.

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Âu, châu Mỹ, du lịch Thiện nguyện đã xuất hiện từ lâu và trở thành phong trào mạnh mẽ. Các quốc gia phát triển về du lịch nhanh chóng nắm bắt được xu hướng phát triển của du lịch và nhu cầu của thị trường để phát triển du lịch Thiện nguyện thành một dòng sản phẩm chuyên nghiệp, đa dạng trong hoạt động và đề cao yếu tố Thiện nguyện trong mỗi chuyến đi.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng khác nhau. Loại hình Du lịch Thiện nguyện hướng tới mục tiêu là khai thác du lịch ở những nơi mà có người dân còn nghèo, nhưng nơi đó cũng là nơi có tài nguyên thiên nhiên, giá trị nhân văn, lịch sử, nét văn hóa truyền thống của cộng đồng đặc sắc song chưa được khai thác phát triển du lịch. Việc thực thi loại hình du lịch này không chỉ phát triển du lịch địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người dân, từ đó giúp người dân thay đổi đời sống và thoát nghèo bền vững. Có thể nói, với những giá trị lịch sử đặc biệt, những tài nguyên du lịch mang giá trị cao, có thuận lợi về vị trí địa lý, và đặc biệt là cư dân các làng, bản ở đây còn gặp nhiều khó khăn, Điện Biên là một trong những nơi có điều kiện phù hợp để phát triển du lịch nói chung và du lịch Thiện nguyện nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở Điện Biên đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: chưa khai thác đúng các nguồn tài nguyên sẵn có, yếu trong khâu tổ chức các hoạt động, chưa có những sản phẩm du lịch đặc sắc… Nhận thấy được vai trò của việc khai thác các tài nguyên phục vụ cho du lịch sẽ giúp thay đổi đời sống của người dân và tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là ý nghĩa nhân văn của loại hình du lịch Thiện nguyện, người viết đã lựa chọn một bản của tỉnh Điện Biên để triển khai đề tài “Khai thác và phát triển loại hình du lịch Thiện nguyện tại bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn đem lại cái nhìn toàn diện về du lịch Thiện nguyện và góp phần phát triển loại hình du lịch này, qua đó góp phần thay đổi đời sống người dân theo hướng bền vững tại đây.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Du lịch Thiện nguyện, là loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nên việc nghiên cứu đề tài “Khai thác và phát triển loại hình du lịch Thiện nguyện ở bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên”, bước đầu đưa ra những tìm hiểu về cơ sở lý luận của loại hình du lịch Thiện nguyện, cung cấp thông tin, và đưa ra những đánh giá về mô hình du lịch Thiện nguyện đã được triển khai trên thế giới và ở Việt Nam.

Mục đích chính của đề tài là khai thác và phát triển loại hình du lịch Thiện nguyện ở bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên, trên cơ sở tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đánh giá tiềm năng khai thác du lịch Thiện nguyện và tình hình phát triển du lịch, từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch mới mẻ này, cũng góp phần tạo cơ hội việc làm, nâng cao đời sống, tạo điều kiện thoát nghèo cho cộng đồng địa phương. Đồng thời, thông qua đề tài này, người viết hy vọng từ những đánh giá và giải pháp đó sẽ là ý tưởng để xây dựng, phát triển loại hình du lịch mới, tạo ra được những giá trị từ hình thức du lịch này.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Loại hình du lịch Thiện nguyện tại bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên.

Phạm vi nghiên cứu: bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Là phương pháp được sử dụng nhiều trong bài khóa luận. Trên cơ sở thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, đài, tivi, tạp chí, internet… từ đó chọn lọc, xử lý các thông tin và đưa ra những đánh giá, nhận xét ban đầu về vấn đề nghiên cứu, cụ thể là loại hình du lịch Thiện nguyện tại bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên.

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được kết cấu làm ba chương:

  • Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch Thiện nguyện
  • Chương 2: Tìm hiểu về bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên và tiềm năng khai thác, phát triển du lịch Thiện nguyện
  • Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác, phát triển du lịch Thiện nguyện tại bản Mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN

1.1. Khái niệm Du lịch Thiện nguyện

1.1.1. Mối liên hệ giữa Du lịch và Thiện nguyện

Để đưa ra những đánh giá cũng như xây dựng và định hướng một mô hình du lịch đạt được tính hiệu quả cao, trước hết, cần phải chỉ ra được mối liên hệ giữa 2 yếu tố trong mô hình du lịch. Có thể nói giữa du lịch và Thiện nguyện có mối liên hệ tương tác, hỗ trợ chặt chẽ. Du lịch dựa vào Thiện nguyện và ngược lại Thiện nguyện cần có du lịch để phát triển, lan tỏa được những ý nghĩa tốt đẹp.

Đầu tiên, để thấy được mối liên hệ và tương tác đó, cần đưa ra được khái niệm cơ bản của 2 yếu tố Du lịch và Thiện nguyện:

Theo khoản 1 điều 3, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” [6]

Đối với khái niệm Thiện nguyện, không có định nghĩa cụ thể, vì thế ở đây sẽ đưa ra 2 trong số các quan điểm về vấn đề này. Theo thành viên của CLB Thiện nguyện Sống Xanh chia sẻ: “Bản chất cốt lõi của Thiện nguyện là “cho”. Phân tích theo khía cạnh kinh tế học, đây có thể xem như việc chúng ta đi phân bố lại các nguồn lực của xã hội. Đơn giản hơn, Thiện nguyện là việc chúng ta mang những giá trị vật chất và tinh thần, đến với các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.”. “Thiện nguyện là tự nguyện làm vì điều tốt. Hành động trợ giúp người yếu kém, thông qua nhiều những hình thức, xuất phát từ cá nhân, tập thể, hay cộng đồng” trích dẫn từ Wikipedia. [7,8] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Trên cơ sở định nghĩa, khái niệm về du lịch và Thiện nguyện, nhận định được mối liên hệ cơ bản ban đầu giữa 2 yếu tố. Có thể thấy được quy mô, các hoạt động của du lịch được đáp ứng rất đa dạng cho mọi nhu cầu của đối tượng khách từ tham quan, giải trí, khám phá, tìm hiểu… Từ cơ sở đó, giúp cho ngành du lịch có sự thay đổi, phát triển đáng kể, và tạo ra được các thành tựu rõ ràng trong nhiều năm qua. Song, trong xu thế phát triển du lịch mới của toàn cầu hiện nay, với hệ quả tất yếu của một xã hội không ngừng nghỉ, đòi hỏi việc thoát khỏi bản chất đồng nhất của các sản phẩm du lịch truyền thống và tìm kiếm sự trải nghiệm du lịch bản địa, và tạo ra cân bằng giữa du khách và cộng đồng địa phương, từ đó hỗ trợ, phát triển xã hội. Thông qua đây có thể thấy được mặt hạn chế, thiếu sót của các sản phẩm du lịch truyền thống: không thể đồng thời đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và khách du lịch; tập trung vào du khách, hạn chế phát triển cộng đồng. Vì vậy, để thay đổi, định hướng theo xu thế mới của du lịch, các cách thức du lịch khác được xây dựng. Trong số đó có việc kết hợp giữa du lịch và Thiện nguyện, đi du lịch để khám phá, tìm hiểu, tham gia trải nghiệm và làm công tác, hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng địa phương và điểm đến, từ đó, tạo ra loại hình du lịch Thiện nguyện, có sự tương tác với nhau. Thiện nguyện giúp cho du lịch phát triển kinh tế, tạo ra hướng đi mới, nắm bắt theo xu thế cho ngành du lịch, ngược lại, khi có du lịch thì các hoạt động Thiện nguyện được lan tỏa rộng rãi, hỗ trợ cộng đồng thay đổi đời sống, thoát nghèo, kinh tế phát triển ổn định.

Trong hướng phát triển du lịch của thế hệ mới đã được nhắc đến ở trên, tập trung vào xã hội, cộng đồng nhiều hơn. Những hướng đi đó thể hiện rõ trong loại hình du lịch Thiện nguyện, mang đến phát triển bền vững cho du lịch, tạo ra được tính trách nhiệm với việc bảo vệ sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất, hạ tầng, các giá trị văn hóa được bảo tồn. Thiện nguyện mang đến cho du lịch một hướng phát triển mới, song hành với cộng đồng địa phương và những yếu tố nhân văn, gắn kết cộng đồng nhiều hơn. Mang những giá trị sâu sắc của Thiện nguyện lan tỏa hơn thông qua du lịch theo một hướng riêng. Du lịch giúp phát triển hơn các hoạt động, ý nghĩa của Thiện nguyện từ trước đến nay, làm thay đổi Thiện nguyện, không chỉ là thụ động giúp đỡ, mà còn tạo ra sự chủ động cho những người được nhận sự giúp đỡ.

Phát triển du lịch Thiện nguyện mang đến cho những địa phương và vùng khó khăn có tài nguyên du lịch, nguồn lợi kinh tế, tạo ra cho người dân địa phương có thể thay thế từ các công việc nông nghiệp, với thu nhập bấp bênh, chuyển làm du lịch với nguồn thu nhập cao, thoát nghèo, phát triển bền vững, từ những dịch vụ phục vụ cho du lịch, như: lưu trú, ăn uống, kinh doanh sản phẩm truyền thống, đồ lưu niệm… Thêm nữa, thông qua công tác hoạt động Thiện nguyện giúp tìm kiếm, khai thác được những tài nguyên, điểm du lịch sẵn có của nhiều nơi, mà vẫn chưa được biết đến, và quảng bá hình ảnh về văn hóa, đời sống của người dân, các dân tộc còn lưu giữ lại được nét truyền thống.

1.1.2. Khái niệm Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Phong trào du lịch Thiện nguyện bắt nguồn rất từ rất sớm ở các nước châu Âu. Loại hình du lịch này là sự kết hợp của nhiều hoạt động song song tham quan, khám phá, giúp đỡ cộng đồng, bảo vệ môi trường… Do đó, khi nói đến loại hình du lịch này có không ít quan điểm không đồng nhất về khái niệm, phụ thuộc vào cách tiếp cận và cách thức tổ chức du lịch của từng quốc gia, công ty. Ban đầu người ta định nghĩa nó đơn giản là hình thức khách du lịch dành thời gian và tiền bạc đi tới những nơi mà người dân còn khó khăn hay các trung tâm bảo trợ xã hội để giúp đỡ và trải nghiệm cuộc sống ở nơi đó.

Trong tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ để chỉ du lịch Thiện nguyện như: Volunteer tourism, Voluntourism, Volunteer holidays, Volunteer vacation…Khi mà trào lưu du lịch Thiện nguyện phát triển mạnh mẽ thì nhiều tổ chức, cá nhân đã đưa ra những định nghĩa khác nhau, phát triển hơn định nghĩa ban đầu về loại du lịch này. Dưới đây là một số những định nghĩa tiêu biểu của du lịch Thiện nguyện:

Đầu tiên là một số những quan điểm của những nhà du lịch học phương Tây. Mc Gehee cho rằng: “Du lịch Thiện nguyện là những cá nhân sử dụng thời gian và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ cộng đồng khác đang gặp khó khăn”. Còn theo Stephen Wearing, trong bài nghiên cứu “Volunteer tourism – A experience that make a difirence”, định nghĩa rõ hơn “đó là những cá nhân với nhiều lý do khác nhau, có thể tham gia vào một tổ chức, hay nhóm (xã hội) sử dụng kỳ nghỉ của mình để giúp đỡ một cộng đồng, một nhóm xã hội nào đó cả về mặt vật chất hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai gây ra cho cộng đồng đó.” Ông cũng bổ sung thêm trong bài viết này “Du lịch Thiện nguyện là hiện tượng kết hợp du lịch với Thiện nguyện, áp dụng cho những du khách vì nhiều lí do, thực hiện các chuyến đi nhằm mục đích hỗ trợ hoặc giảm nghèo đói về vật chất cho các nhóm trong xã hội, bảo tồn một môi trường nhất định hoặc nghiên cứu các lĩnh vực xã hội và môi trường”. Lyons lại phân biệt giữa khái niệm tình nguyện và du lịch Thiện nguyện. Ông cho rằng tình nguyện viên là những người tự nguyện trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giúp đỡ những cư dân đang gặp khó khăn trong cộng đồng mình sinh sống và không vụ lợi, những Thiện nguyện viên được xem là những người đi du lịch Thiện nguyện khi họ trực tiếp tham gia công tác Thiện nguyện cho một cộng đồng nào đó ở một vùng khác trong quốc gia của mình sinh sống hay ở nước ngoài. [5,9] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Bên cạnh các nhà du lịch học phương Tây thì các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau cho du lịch Thiện nguyện. Theo từ điển Wikipedia: “Du lịch Thiện nguyện là cơ hội cho mọi người tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống của những người khác hoặc giúp cải thiện và đóng góp vào xã hội, văn hóa, hoặc môi trường khi đi du lịch. Nó cũng là cơ hội cho mọi người ở hầu hết các lứa tuổi hòa mình vào cuộc sống đầy thách thức, trải nghiệm nền văn hóa khác một cách trực tiếp và học hỏi nhiều hơn ở thế giới xung quanh.” [10]

Trong bài “A better understanding of the TV experience” của một học giả đến từ Đại học James Cook lại cho rằng: “Du lịch Thiện nguyện là loại hình du lịch dựa trên những người đi du lịch trả tiền, làm việc cho các dự án xã hội và bảo tồn trên toàn thế giới với mục đích du hành bền vững nhằm hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương, nghiên cứu khoa học và bảo tồn hệ sinh thái.” [10]

Trang web riêng về Du lịch thiên nguyện – Voluntourism.org cũng đưa ra một định nghĩa như sau: “Du lịch Thiện nguyện là sự lồng ghép giữa dịch vụ liên quan đến Thiện nguyện ở điểm đến với các yếu tố truyền thống của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, văn hóa, địa lý, lịch sử và giải trí khi đang ở điểm đến.” [10]

Tổ chức Peace Corps, tổ chức được coi là nhà sáng lập ra loại hình du lịch Thiện nguyện đưa ra định nghĩa về du lịch Thiện nguyện như sau: “Rất đơn giản, du lịch Thiện nguyện là sự kết hợp của hai từ du lịch và Thiện nguyện. Du lịch Thiện nguyện là sự tổng hợp những yếu tố tốt nhất của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, văn hóa, địa lý, các di sản, môi trường tự nhiên và giải trí với cơ hội để giúp đỡ và thúc đẩy điểm đến bao gồm cư dân, điểm tham quan và các yếu tố khác nữa.” [10]

Bên cạnh những quan điểm, ý kiến đưa ra của nhiều những nghiên cứu, nhà du lịch học và các trang web uy tín trên thế giới, thì ở Việt Nam, khi du lịch Thiện nguyện bắt đầu có xu hướng du nhập vào nước ta, đã có một số những quan điểm đưa ra cho vấn đề “du lịch Thiện nguyện là gì?”, để phù hợp với hình thức, xu thế phát triển ở đây. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Trong bài nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) Việt Nam, đưa ra khái niệm: “Du lịch Thiện nguyện là hình thức khách du lịch dành thời gian và tiền bạc cho trách nhiệm bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng”. Ba dòng sản phẩm chính của du lịch Thiện nguyện theo dự án Humani Tour của Trung tâm này đưa ra dự kiến là: “Du lịch sinh thái, Du lịch từ thiện và Du lịch Thiện nguyện. Trong đó Du lịch sinh thái là hình thức du lịch gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, phù hợp với những du khách yêu thích các hoạt động bảo vệ môi trường; Du lịch từ thiện là hình thức hình thức khách du lịch trực tiếp tới thăm các trung tâm bảo trợ xã hội và làm từ thiện dưới hình thức đóng góp tiền cho trung tâm; Du lịch Thiện nguyện là hình thức khách du lịch đi thăm và trải nghiệm hoạt động ở điểm vùng khó khăn, giúp đỡ dưới hình thức quyên đồ, dành thời gian tham gia, làm các hoạt động Thiện nguyện tại điểm đến.” Việc phân chia du lịch Thiện nguyện thành 3 dòng sản phẩm chính nhằm chỉ ra sự khác biệt, nhận định được rõ ràng khái niệm, định nghĩa về loại hình du lịch Thiện nguyện của trung tâm này. [11]

Bài viết “Mô hình du lịch Thiện nguyện thâm nhập Việt Nam” của trang web baodautu.vn, đưa ra quan điểm: “Du lịch kết hợp Thiện nguyện hay du lịch có trách nhiệm (responsible tourism) là một hướng đi mới trong những năm gần đây. Đó là các dự án Thiện nguyện vì thiên nhiên, vì cộng đồng có kết hợp với du lịch tại địa phương. Loại hình du lịch này đang được các cá nhân, tổ chức thực hiện. Du lịch kết hợp Thiện nguyện là một sản phẩm độc đáo, mang đến giá trị nhân văn trong xã hội, tạo sự gắn kết với cộng động.” [11] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Từ các quan điểm trên, người viết nhận thấy rằng quan điểm phù hợp, sát nhất với mô hình phát triển du lịch Thiện nguyện tại Việt Nam hiện nay là của tổ chức Peace Corps. Bởi vì, bản chất của du lịch Thiện nguyện là một lát cắt của ngành du lịch. Đây là loại hình du lịch mới được nảy sinh trong quá trình tham gia các hình thức du lịch khác của khách du lịch như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, du lịch tôn giáo… Hình thức Thiện nguyện chủ yếu tập trung vào hoạt động cứu tế an sinh, các hoạt động xã hội khác ít phát triển hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khác với hình thức này ở phương Tây, các Thiện nguyện viên ở Việt Nam thường phải thông qua một tổ chức “Du lịch Thiện nguyện” và khi muốn thực hiện các hoạt động sẽ phải bỏ kinh phí ra để mua một chương trình trong đó các dịch vụ, lịch trình, để có được một sản phẩm du lịch Thiện nguyện tùy theo yêu cầu của khách hàng. Các khách du lịch khi tham gia vào các chương trình du lịch Thiện nguyện đều có mục đích rõ ràng khi đến một nơi nào đó để giúp đỡ những cộng đồng khó khăn, những hình thức du lịch kết hợp khác được xem như nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, hiện nay hình thức du lịch Thiện nguyện ở Việt Nam được khai thác từ yếu tố du lịch như tự nhiên, văn hóa, các di sản… tại các điểm du lịch có người dân gặp khó khăn, tạo ra cho họ cơ hội việc làm, thúc đẩy thay đổi đời sống dân cư địa phương, tạo các điểm tham quan mới.

1.2. Sự hình thành và phát triển của du lịch Thiện nguyện Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

1.2.1. Trên thế giới

Trở lại giai đoạn đầu của du lịch trong lịch sử, vào thế kỷ 16, các hoạt động ngoại giao kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu học tập nâng cao hiểu biết phát triển mạnh tại các nước phát triển ở châu Âu. Nhiều gia đình quý tộc đã tham gia các tour du lịch dài tới 3 năm đến các thành phố nổi tiếng của châu Âu để nâng cao hiểu biết. Các hành trình này được gọi là Grand Tour. Hiện tượng “Grand Tour” này đã chứng minh một cách rõ ràng về sự phát triển thời kỳ đầu của du lịch quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính từ đây động cơ du lịch bắt đầu thay đổi. Cảnh đẹp và thiên nhiên ở những vùng họ đến đã khiến cho du lịch từ mục đích học tập và văn hóa đã dần dần nhường chỗ cho du lịch vì mục đích thư giãn và ngắm cảnh. [11]

Từ những năm 1770 của cách mạng công nghiệp, nhu cầu giải trí ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về phương tiện giao thông để thực hiện chuyến đi cũng tăng. Theo sau những tiến bộ, phát triển của giao thông như đường sắt, đường biển, đường bộ, bản chất của du lịch cũng thay đổi nhanh chóng. Ngay cả ngành hàng không được phục vụ rộng rãi vào mục đích du lịch, giải trí… du lịch nhanh chóng trở thành hàng hóa bị bán cho khách du lịch tiềm năng đang ngày càng gia tăng về số lượng. [11]

Thuật ngữ “du lịch đại chúng” (mass tourism) hay còn được gọi dưới cái tên là du lịch ồ ạt, được ra đời vào ngày 7-5-1941 khi chuyến đi bằng tàu hỏa đầu tiên do Thomas Cook thực hiện đã đi từ ga Leicester đến miền Bắc nước Anh. Từ thời điểm đó, du lịch đã phát triển từ chỗ dành riêng cho quý tộc trở thành hoạt động dành cho hàng chục người trên toàn cầu. Đến thế kỷ 19, du lịch ngày càng phát triển, khách du không còn phải đối mặt với khó khăn khi gặp và tiếp xúc với cộng đồng bản địa bởi họ có thể nhìn ngắm qua chiếc xe ô tô an toàn và ở trong khách sạn mà không ảnh hưởng gì đến cư dân. Quy mô các nhóm và tần suất các chuyến đi tăng lên, từ đó dần xuất hiện cụm từ “du lịch đại chúng”. Sự xuất hiện ồ ạt của du lịch quốc tế đã thể hiện qua lượng khách quốc tế toàn cầu tăng xấp xỉ 25,3 triệu năm 1950 đến 625 năm 1998 (UWTO,1999). Năm 1998, thu nhập từ du lịch đạt mức 445 triệu USD (UWTO,1999). Ngành du lịch thu hút 200 triệu lao động trên toàn thế giới, năm 1999 chiếm 11% tổng sản phẩm quốc nội cùa thế giới. [11] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Những ảnh hưởng của du lịch đại chúng đến môi trường sinh thái cũng như đời sống xã hội đó chính là một lý do cơ bản dẫn đến sự xuất hiện của du lịch thay thế (hay du lịch theo nhóm nhỏ). [11]

Du lịch thay thế (alternative tourism) còn gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như du lịch lựa chọn, du lịch cân nhắc… là đặc trưng của du lịch ở nửa sau thế kỷ 20 Du khách bắt đầu tìm kiếm loại hình du lịch mới, để thay đổi, bổ sung và đưa ra những lựa chọn để giải quyết vấn đề của du lịch đại chúng trong thời gian trước đó. Quan trọng hơn là xã hội đã nảy sinh nhu cầu cao hơn. Sự xuất hiện du lịch thay thế là tiền đề cho những loại hình khác phát triển, trong đó loại hình du lịch Thiện nguyện là một trong số mô hình du lịch này. Vào thời điểm khi du lịch thay thế phát triển, đã có sự đột phá định hình thay đổi hướng đi mới cho du lịch truyền thống, hay du lịch đại chúng sang việc phát triển du lịch đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết các vấn đề khó khăn của người dân, làm thay đổi xã hội tốt đẹp hơn. Xuất phát ban đầu của ý tưởng này, từ các hoạt động trong phong trào vị tha và truyền giáo của thế kỷ 19, lấy động lực chính của phong trào này để kiềm chế sự phân chia giai cấp rõ ràng trong xã hội. Theo thời gian, các tổ chức khác nhau được thành lập để giải quyết các vấn đề và tạo ra lợi ích xã hội. Để hưởng ứng phong trào này, trong thời điểm đó, nhiều công ty, tổ chức đã dành ra thời gian cho công nhân, nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động xã hội như Hội Chữ thập đỏ. Đến cuối thế kỷ 20, là thời gian mà thay đổi, định hình một cách rõ ràng cho ý tưởng kết hợp giữa Thiện nguyện và du lịch quốc tế. Manh nha ban đầu từ rất lâu trước đó, các nhà truyền giáo, bác sĩ, thủy thủ, nhà thám hiểm, vô số những người khác đã đi đến nhiều những nơi khác nhau, thực hiện hoạt động giúp đỡ cho người, địa điểm khó khăn, trong mỗi chuyến đi đó họ cũng sử dụng rất nhiều những dịch vụ như lưu trú, vận chuyển, ăn uống… Bước đệm tiếp theo cho việc phát triển du lịch Thiện nguyện trên thế giới là tổ chức Peace Corps (Mỹ), do thượng nghị sĩ, sau là tổng thống Mỹ John Kenedy vào năm 1960 đề ra. Kenedy đã kêu gọi các sinh viên của trường đại học Michigan phục vụ cho đất nước vì mục đích hòa bình bằng cách sống và làm việc tại các nước đang phát triển. Từ đó trở đi, tổ chức này đã trở thành cơ quan của chính phủ Liên bang cống hiến vì hòa bình và hữu nghị trên thế giới. [4,11] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Tổ chức này đã mở đầu rất nhiều các phong trào như theo học các ngành dịch vụ vào năm 1965, sự bùng nổ của du học nước ngoài vào thập niên 70, du lịch Thiện nguyện và trách nhiệm vào những năm 90. Hơn 139 quốc gia đã mời trên 190.000 tình nguyện của Peace Corp tới làm việc với các vấn đề như giáo dục về HIV – AIDS hay công nghệ thông tin và bảo vệ môi trường. Các thành viên của Peace Corp còn giúp đỡ cho vô số các cá nhân muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân họ, con cái và chính cộng đồng của họ nữa. [11]

Đến năm 1980, được coi là bước ngoặt quan trọng cho việc khẳng định rõ ràng loại hình du lịch Thiện nguyện. Ban đầu, là những khái niệm về du lịch đề cao tính trách nhiệm với xã hội như du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm và du lịch bền vững đã xuất hiện như là sự thay thế cho du lịch đại chúng. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc bắt đầu thực hiện các công tác khai thác tài nguyên và tìm hiểu về cộng đồng, những vấn đề khó khăn của họ, và kết hợp cùng với sự thành công của các sáng kiến quốc tế, như sự tiếp xúc toàn cầu của Band Aid Live Aid, tìm hiểu, quảng cáo cho công tác Thiện nguyện. Từ những hoạt động đó, sự chú ý ngày càng tăng cao đối với các hoạt động thiện chí, Thiện nguyện và các công việc kết hợp với du lịch khám phá, tìm hiểu, xây dựng các định nghĩa rõ ràng cho du lịch Thiện nguyện. Ban đầu, có nhiều hơn các tổ chức Thiện nguyện đã hợp tác với các công ty lữ hành để tạo ra những kỳ nghỉ vừa kết hợp gây quỹ, làm công việc tốt cho xã hội, cộng đồng và vừa phiêu lưu. [4]

Du lịch thiện nguyện chỉ thực sự trở nên phát triển với sự xuất hiện và ra đời hàng loạt mô hình hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận, điển hình như:

  • Tổ chức WWOOF Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Tên đầy đủ của tổ chức là “Working Weekends On Organic Farms”, có nghĩa là “Cuối tuần làm việc tại các trang trại hữu cơ”. WWOOF ra đời ở Anh, vào mùa thu năm 1971 do Sue Coppard sáng lập. WWOOF hiện tồn tại ở 132 quốc gia (và đang phát triển) trên toàn thế giới. Mục đích của tổ chức: Là để cung cấp cho các cá nhân từ khắp nơi trên thế giới cơ hội để có được trải nghiệm trực tiếp về canh tác và làm vườn hữu cơ, giúp đỡ bất cứ khi nào cần thiết; vào nông thôn và trải nghiệm; giúp phong trào hữu cơ, thường tốn nhiều công sức và không phụ thuộc vào phân bón nhân tạo và thuốc trừ sâu; liên lạc với những người khác trong phong trào hữu cơ; để trao đổi văn hóa với người dân địa phương. [17,18 ]

  • Tổ chức International Volunteer HQ

Tổ chức International Volunteer HQ (gọi tắt là IVHQ) được thành lập vào ngày 26 tháng 7 năm 2007, bởi Giám đốc điều hành Dan Radcliffe, sau một chuyến đi nước ngoài du lịch bụi và tình nguyện ở châu Phi. [20]

Kể từ khi ra mắt vào năm 2007, IVHQ đã trở thành tổ chức du lịch thiện nguyện hàng đầu trên thế giới, hoạt động tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Mục đích của tổ chức: Tổ chức IVHQ nỗ lực để tạo và chạy các chương trình đạo đức, ưu tiên nhu cầu của cộng đồng và bảo vệ trẻ em. Các thiện nguyện viên sẽ được phát triển nhận thức và hiểu biết đa văn hóa và thúc đẩy quyền công dân toàn cầu; cung cấp trải nghiệm hòa nhập văn hóa, thông qua cách sống và làm việc với người dân địa phương, cộng đồng, tổ chức và gia đình. [20,21] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Một số dự án của tổ chức đã thực hiện như: Dự án Giáo dục môi trường ở Ecuador, tập trung giáo dục cộng đồng địa phương, cả trẻ em và người lớn, về các kỹ thuật phục hồi và bảo tồn môi trường sống địa phương đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội; Dự án Phát triển Cộng đồng cung cấp cho các tình nguyện viên cơ hội hỗ trợ duy trì, dọn dẹp và cải tạo các trường học địa phương, dạy toán mầm non, viết, đọc và các bài học nghệ thuật…, trong những ngày cuối tuần (Thứ Bảy đến Thứ Hai), các tình nguyện viên có thời gian rảnh rỗi và thường chỉ thư giãn hoặc tận dụng cơ hội để khám phá các khu vực khác của bờ biển Ecuador, Guayaquil và Ecuador, các công viên quốc gia tuyệt vời, lặn biển Salango, tham quan Đảo Bạc và những bãi biển tuyệt đẹp của Los Frailes, các chuyến du ngoạn trong rừng…; Dự án Phát triển cộng đồng ở Brazil, bao gồm dạy tiếng Anh, chăm sóc trẻ em, phát triển cộng đồng, thể thao và các hoạt động du lịch phổ biến bao gồm: thư giãn trên các bãi biển của Copacabana, leo núi Corcovado, thăm tượng Chúa Cứu thế, bắt cáp treo lên núi Sugar Loaf, trekking ngựa và khám phá động vật hoang dã ở vùng đầm lầy Pantanal, khám phá thác Iguaçu và trekking qua Amazon; Dự án thiện nguyện ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, chương trình bắt đầu vào mỗi thứ Hai hàng tháng. Thiện nguyện viên có thể chọn tình nguyện trong khoảng thời gian từ 1 tuần đến 24 tuần. Với các hoạt động trong chương trình, bao gồm: dạy tiếng Anh cho sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động Chăm sóc nhu cầu đặc biệt – sẽ làm việc trong các bệnh viện và phòng khám cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ cho trẻ em và thanh thiếu niên, một số người bị ảnh hưởng bởi Chất độc Da cam…, cuối tuần dài có thể được thực hiện những chuyến đi du lịch xa như tham gia các tour du lịch lịch sử Việt Nam và thăm các ngôi đền và thăm đồng bằng sông Cửu Long. [20,21]

Theo tờ báo Marriott của Anh, trong 2 năm qua, các tour du lịch Thiện nguyện đã trở thành một trong những loại hình du lịch phát triển nhanh nhất của thị trường du lịch kỳ nghỉ ở đất nước này. Cùng với sự phát triển của thông tin liên lạc toàn cầu, báo chí và các phương tiện truyền thông thì du lịch Thiện nguyện phát triển hơn ở nhiều quốc gia. Hình thành nhiều hơn các mô hình du lịch từ các hoạt động Thiện nguyện trên thế giới. Theo cuộc thăm dò của msnbc.com và Condé Nast Traveler thì hơn phân nửa (55%) những người được phỏng vấn cho biết họ thích tham gia vào loại hình du lịch kết hợp này. Và tài liệu cũng thống kê được: trong số hơn 1,600 người được phỏng vấn thì 20% đã tham gia ít nhất một chuyến du lịch như vậy và trong số những người chưa tham gia lần nào thì hai phần ba (62%) nói có triển vọng họ sẽ tham gia một chuyến. Ngoài ra 95% người đã tham gia cho biết rất có thể họ sẽ lại tham gia nữa. [11]

1.2.2. Ở Việt Nam Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Du lịch Thiện nguyện xuất hiện từ khá sớm ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam gần chục năm trước đây khi xu hướng làm từ thiện phát triển mạnh, loại hình này mới bắt đầu được manh nha. Tiền đề của du lịch Thiện nguyện là đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ thướng Chính phủ phê duyệt của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch – đơn vị tham mưu cho Tổng cục Du lịch. Đề án bắt nguồn từ sáng kiến ST-EP của Tổ chức Du lịch thế giới, phù hợp với mục tiêu của quốc gia nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây được coi là một nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì để tiến tới cùng các Bộ ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống xã hội, bảo vệ môi trường. [11]

Từ năm 2001, để góp phần xóa đói giảm nghèo, Tổ chức Phát triển quốc tế của Hà Lan (SNV) phối hợp với sở du lịch một số tỉnh thực hiện “Chương trình du lịch bền vững vì người nghèo” và Sa Pa được lựa chọn làm thí điểm. Tại Thừa Thiên – Huế, SNV phối hợp với Sở Du lịch tỉnh đề ra nhiều chương trình thiết thực và cụ thể với những nội dung chính nâng cao nhận thức về du lịch bền vững, xóa đói giảm nghèo, quản lý Nhà nước về du lịch địa phương xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và quan hệ hợp tác giữa các bên liên đới trong du lịch. Với chương trình này, SNV hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho các đối tác cấp tỉnh, huyện và cộng đồng để xây dựng mô hình du lịch bền vững góp phần bảo tồn môi trường, văn hóa và phát triển sinh kế cho người nghèo. [11]

Từ đề án đó, các hãng lữ hành bắt đầu nghiên cứu phát triển du lịch Thiện nguyện. Một trong những doanh nghiệp lữ hành khai thác du lịch Thiện nguyện đầu tiên ở Việt Nam, hiện nay vẫn hoạt động rất tích cực trong các chuyến du lịch Thiện nguyện là “Saigon Star”. Thành lập vào năm 2006, ban đầu nhóm chỉ là một câu lạc bộ tiếng Anh với các thành viên chủ yếu là sinh viên. Hình thức du lịch Thiện nguyện được manh nha khi một số bạn nước ngoài sang Việt Nam tham quan nên nhóm tổ chức tour lẻ trong nội thành và ngoại thành Sài Gòn. Sau những chuyến đi này, nhóm bắt đầu thiết kế các tour đi xa hơn dành cho thành viên và những người bạn nước ngoài kết hợp với các công việc Thiện nguyện. Tiêu biểu là chuyến đi làng Lagray (Nha Trang), thăm và tặng quà cho 700 trẻ em dân tộc, trẻ khiếm thính và một số bạn bị nhiễm HIV. [11] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Nhận thấy ở Sài Gòn có nhiều nhóm, câu lạc bộ âm thầm đang làm những công việc Thiện nguyện, vì vậy nhóm du lịch Thiện nguyện Saigon Star đã thiết kế những chuyến du lịch kết hợp với Thiện nguyện ở xa trung tâm thành phố, nơi cần nhiều sự quan tâm hơn. Đây vừa là điều kiện để mọi người chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, vừa cùng có những trải nghiệm thú vị. Nét đẹp từ cách làm “2 trong 1” này đã được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do có nhiều vấn đề về lý luận, chính sách, sự cản trở từ phía địa phương, khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường và điểm đến, các công ty lữ hành tìm hiểu theo kiểu thăm dò…, do đó, số lượng không nhiều, hoạt động nghèo nàn và thiên về hoạt động Thiện nguyện. [11]

Dấu mốc đánh dấu cho sự chuyên nghiệp cách làm du lịch Thiện nguyện tại Việt Nam là vào năm 2010 khi mà dự án du lịch Thiện nguyện Humanitour do Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS), là tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam đã đăng ký tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) thành lập tại Hà Nội vào năm 2009, được nhận Giải thưởng Doanh nhân xã hội bởi CSIP với dự án HumaniTour. Từ thành công này, trung tâm phát triển mạnh du lịch theo hướng đa dạng hóa, song song hai mục đích tham quan, khám phá và chia sẻ cộng đồng. Song hành cùng với sứ mệnh giải quyết các vấn đề phát triển của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, trao quyền cho phụ nữ thông qua hỗ trợ sinh kế bền vững, hỗ trợ trẻ em thông qua hòa nhập xã hội, hỗ trợ phát triển thanh niên thông qua trao đổi quốc tế và giáo dục không chính quy. Về mặt cơ sở hoạt động, tổ chức phát triển ở các khu vực khác nhau như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định và Hải Dương. [11] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững đã phối hợp với nhóm tình nguyện viên đến từ nhiều trường đại học và tổ chức khác nhau thành lập Câu lạc bộ Vì sự Phát triển Bền vững (tên tiếng Anh là Sustaitable Development Club – SDC). SDC được thành lập, với mục đích sát cánh cùng tổ chức chủ quản CSDS, trong việc kết nối, hỗ trợ và nâng cao năng lực của các cá nhân, đặc biệt thanh niên tham gia công tác cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững. Qua quá trình phát triển, câu lạc bộ đã tổ chức được nhiều chương trình ấn tượng, thể hiện được tác phong làm việc năng động và chuyên nghiệp, không chỉ mang lại các cơ hội tình nguyện và phát triển bản thân cho các thành viên, mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Trong đó có các chương trình có thể kể tới, nổi bật nhất là các chương trình HumanTour (du lịch Thiện nguyện) diễn ra hàng tháng bắt đầu các hoạt động đầu tiên từ năm 2012, phát triển cho đến nay, tại nhiều địa điểm khó khăn của Việt Nam. Với mỗi người khi tham gia vào dự án đem đến những điều đặc biệt ý nghĩa, những trải nghiệm quý giá, với những tấm lòng hảo tâm suốt bao năm qua, đó là địa chỉ tin cậy để gửi gắm yêu thương qua những món quà, những sự quyên góp mà họ cho là không bao giờ đủ. Chủ đề các chuyến HumanTour từ năm 2012 đến nay là: Tết thiếu nhi, Giữ gìn vệ sinh thân thể, Chống buôn bán người, Chống đuối nước… đã được thực hiện tại các địa phương phía Bắc như Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai Với mỗi chuyến hành trình của Humanitour, SDC hỗ trợ đến nhiều nhất có thể những giá trị vật chất và tinh thần cho các em nhỏ và người dân địa phương xung quanh các điểm trường, thôn xã… mà dự án đi qua, có những địa điểm tổ chức nhiều chương trình với hy vọng tạo nên sự trợ giúp bền vững. Bên cạnh đó, một trong những mục đích quan trọng mà câu lạc bộ SDC hướng đến là trở thành cầu nối giữa những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ với các nhà hảo tâm trên khắp mọi miền đất nước. Trong mỗi chuyến đi như vậy, câu lạc bộ luôn kêu gọi trước sự đóng góp của bạn bè gần xa, các nhà hảo tâm cùng chung tay đóng góp, ủng hộ dự án Humanitour để lan tỏa các giá trị tốt đẹp đến cho cộng đồng. Đồ dùng quyên góp có thể là: quần áo trẻ nhỏ (mầm non, tiểu học); đồ chơi trẻ em (gấu bông), sách vở, đồ dùng học tập (bút màu…); tiền mặt. [12] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Tiếp nối sự thành lập của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững và thành công của dự án du lịch Thiện nguyện HumanTour, thời điểm sau đó có rất nhiều những tổ chức được ra đời, đưa loại hình du lịch Thiện nguyện đến gần hơn với ý nghĩa của nó, và gần hơn với khách du lịch. Vào năm 2013, một tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục đã được xây dựng ở Việt Nam. Ý tưởng thành lập ban đầu là của Nguyễn Huyền Phương, với công việc của một kiểm toán viên, chịu nhiều áp lực, cô đã dành thời gian để đi phượt xả strees. Trong các chuyến đi của mình, Phương đem rất nhiều đồ để tặng người nghèo nơi vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, sau đó Phương nhận ra, việc giúp đỡ người nghèo không phải chỉ mang cho họ những phần quà, mà phải giúp đỡ họ thay đổi công việc, tạo ra thu nhập ổn định hơn. Ý tưởng thành lập tổ chức Volunteer For Education đã được nhen nhóm từ đó. Khoảng 1 năm sau, Nguyễn Huyền Phương đã kết hợp cùng với thành viên khác gồm du học sinh và các bạn trong nước để thành lập tổ chức giáo dục Volunteer For Education (V.E.O). Tổ chức được thành lập với mục tiêu là kết hợp việc đi du lịch và làm tình nguyện, tập trung hướng đến mô hình vì cộng đồng, cùng với mong muốn triển khai các chương trình tình nguyện để mang lại những thay đổi về sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số, người yếu thế trong xã hội. Năm 2014, VEO chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Năm 2016, VEO mở rộng hoạt động sang hỗ trợ tổ chức sự kiện và cung cấp tình nguyện viên. Đến nay, VEO đã mở thêm được các dự án du lịch Thiện nguyện tại Bản Cỏi (Phú Thọ), Sa Pa, Thác Bà (Yên Bái), Hà Thành (Hà Giang), biển Quy Nhơn. [13,14]

Bên cạnh việc giúp đỡ người dân địa phương, một mục tiêu khác của V.E.O là tạo cơ hội cho các tình nguyện viên cơ hội trải nghiệm văn hóa đặc trưng của địa phương, trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất các tình nguyện viên đặt chân đến. Các hoạt động của tổ chức V.E.O chia ra làm 2 hình thức: một là hình thức du lịch Thiện nguyện, hai là hình thức Work Camp. Hình thức đầu tiên là các chương trình du lịch Thiện nguyện, với việc đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển cộng đồng lên hàng đầu, bằng việc được tham gia vào chuyến hành trình kết hợp giữa du lịch địa phương, tận hưởng dịch vụ giải trí, mua sắm và sau đó là giúp đỡ người dân hoàn thiện dịch vụ của mình. Một số chương du lịch Thiện nguyện của tổ chức V.E.O, bao gồm:

Chương trình Phát triển giáo dục hướng về điểm trường nhỏ, thời gian 2 ngày 3 đêm, địa điểm thực hiện Tuần Giáo, Điện Biên, số lượng người tối đa 60 người. Chuyến đi hướng đến mục tiêu, hỗ trợ phát triển giáo dục, đồng hành cùng với các em học sinh và thầy cô trong con đường mang con chữ đến những bản xa xôi. Hoạt động trong tour: đi thăm và tham gia vào các công việc tu sửa cơ sở vật chất tại các điểm trường khó khăn tại huyện Tuần Giáo; tổ chức lớp học tiếng anh và những hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh tại điểm trường mầm non và tiểu học Tỏa Tình; tham quan địa danh lịch sử đồi A1, hầm Đờ Các – Điện Biên Phủ. [30] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Chương trình Hỗ trợ phát triển cộng đồng người H’Mông tại bản Tả Van, điểm đến Tả Van, Sapa, Lào Cai, lịch trình 2 ngày 3 đêm, với tên gọi “Giáo Dục Hướng về Bản nhỏ”. Chương trình du lịch Thiện nguyện Sapa nhằm giúp đỡ trực tiếp các em nhỏ tại các bản làng xa xôi có một điều kiện sống tốt hơn tại ngay chính điểm trường, có được điều kiện học tập tốt hơn tại chính nơi mà tổ chức hỗ trợ. Bên cạnh mang lại môi trường học tốt hơn, các em còn được học về những kỹ năng sống, những bài học quý giá về trải nghiệm ước mơ và cùng được giao lưu với các bạn Tình nguyện viên đến từ nhiều nơi trên thế giới, chung sức xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp hơn cho cộng đồng người dân tộc thiểu số, đồng thời là cơ hội để trải nghiệm cảnh đẹp Sapa. [30]

Chương trình Giáo dục phát triển cộng đồng người Dao ở bản Cỏi, điểm đến: rừng quốc gia Xuân Thủy, Bản Cỏi, Phú Thọ, lịch trình 2 ngày 1 đêm. Chương trình là sự kết hợp tham gia của các tình nguyện Viên Việt Nam cùng với các chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế nhằm đóng góp hỗ trợ và xây dựng một nền móng vững chãi cho sự phát triển bền vững của đồng bào dân tộc Dao hiện đang còn đói nghèo và cuộc sống khó khăn tại Bản Cỏi. Đồng thời, tham gia vào chương trình, các tình nguyện viên có cơ hội trải nghiệm vào một cuộc sống giữa núi rừng với nền văn hóa đặc trưng của dân tộc Dao như: hoạt động trải nghiệm ẩm thực, giao lưu văn hóa địa phương, hoạt động trải nghiệm tập quán nông nghiệp, và những hoạt động sửa sang các công trình công cộng, khu nhà cộng đồng tại điểm bản; tham gia chương trình Teambuilding “Cuộc Đua Kỳ Thú” khám phá hang động với nhũ đá huyền bí, hồ nước trong veo được thiên nhiên tạo hóa trong hang, leo núi, thăm thác và trải nghiệm rừng cọ xanh trong thung lũng cạnh Bản Cỏi. [30] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Hình thức Thiện nguyện thứ hai đang được triển khai ở tổ chức V.E.O, là Work Camp, chương trình được thiết kế dành riêng cho các đối tượng là các bạn trẻ, học sinh sinh viên và người đi làm là người Việt Nam tham gia vào trong các hoạt động tình nguyện kết hợp trải nghiệm cùng các tình nguyện viên, chuyên gia quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Các tình nguyện viên tham gia chương trình, có cơ hội học được những kĩ năng mới cho cuộc sống và phát triển bản thân trong thời gian ngắn, làm việc trở thành một công dân toàn cầu trong tương lai. Một số các chương trình mà tổ chức V.E.O đang thực hiện, nhằm mang đến mục đích thực sự cho hình thức này, bao gồm: workcamp quốc tế tại Bản Lác 2 – Mai Châu, là chương trình phát triển kết nối giữa các tình nguyện viên, chuyên gia quốc tế với những tình nguyện viên Việt Nam thông qua các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng tại Mai Châu, tập huấn giáo dục kỹ năng mềm trong cuộc sống, tăng cường khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đồng thời, nhằm duy trì và phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người dân tộc Thái do Trung Tâm bảo trợ xã hội Thuận Hòa phát triển và sản xuất, định hướng cộng đồng người dân tộc Thái tại Mai Châu phát triển hoạt động homestay, sử dụng chính những ngôi nhà của người dân tộc Thái đưa vào hệ thống homestay đón khách trải nghiệm tại bản Lác II, mang lại nguồn sinh kế mới phát triển ổn định và bền vững. Một số các hoạt động nổi bật của chương trình: trải nghiệm hỗ trợ phát triển cộng đồng cùng chuyên gia quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng địa phương: trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm tập quán, trải nghiệm làm thổ cẩm truyền thống, trải nghiệm ẩm thực…; trải nghiệm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo trong các hoạt động tình nguyện của V.E.O; thử các trang phục truyền thống của Mai Châu: áo thổ cẩm , váy mèo, váy thái…; workcamp quốc tế tại Tả Van – Sapa, là chương trình phát triển kết nối giữa các tình nguyện viên, chuyên gia quốc tế với những tình nguyện viên Việt Nam thông qua các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng tại bản Tả Van, Sapa, Lào Cai. Bên cạnh đó, mang tới những điều kiện tiếp cận giáo dục tốt hơn dành cho các em nhỏ vùng sâu vùng xa, nâng cao chất lượng dạy và học tại các điểm trường nghèo, xa xôi nơi chưa có đủ các điều kiện học tập thông thường. [31]

Việc phát triển du lịch thiện nguyện ở Việt Nam còn được thực hiện thông qua các mô hình dự án du lịch Thiện nguyện của các cá nhân hoặc tổ chức. Là một trong các dự án được đánh giá cao tại Cuộc thi Khởi nghiệp 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Dự án mô hình du lịch Thiện nguyện (Responsible Travel) của nhóm tác giả các du học sinh đến từ Anh Quốc đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ bởi những giá trị nhân văn mà nó mang lại. Nhóm tác giả của dự án Responsible Travel cho biết, để phát triển cho mình một mô hình kinh doanh bền vững, họ đã xây dựng mô hình các chuyến đi

Thiện nguyện kết hợp với du lịch khám phá nét đẹp thiên nhiên Việt Nam. Người tham gia không chỉ đơn thuần là du khách trèo đèo lội suối, leo hang ngắm cảnh mà còn đóng vai trò là tình nguyện viên tham gia các hoạt động Thiện nguyện giúp đỡ đồng bào địa phương. [36] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Dự án nhắm tới hai đối tượng muc tiêu là khách nội địa và khách quốc tế. Trong đó, khách nội địa bao gồm các đối tượng học sinh sinh viên và trí thức trẻ, công ty, doanh nghiệp, trường học, đại học, cao đẳng. Khách quốc tế bao gồm các du khách nước ngoài hứng thú với du lịch trải nghiệm, đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau của người dân địa phương. [36]

Hiện nay, các chương trình của dự án đã và đang được thực hiện tại một số các bản vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nơi có những tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và văn hóa bản địa đặc sắc như bản Lác II, Mai Châu, Hòa Bình, Sapa, Lào Cai… [36]

Bên cạnh sự phát triển thành công của dự án Responsible Travel, đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án được xây dựng, đạt được những thành quả nhất định, hướng đến tối đa nhất vì cộng đồng. Trong số đó phải kể đến là dự án của Hội Việt Pháp CODEV đã xây dựng một hệ thống các dự án mà khách du lịch có thể tham gia như: dạy tiếng Pháp cho trẻ em, cải tạo vườn rau, xây dựng thu viện… Hội này đã nhân rộng mô hình du lịch kết hợp Thiện nguyện đến các vùng xã đang gặp khó khăn ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Thọ… Hiện nay, dự án vẫn còn hoạt động dưới hình thức khai thác các tour cộng đồng ở làng Phước Tích (Thừa Thiên – Huế), hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân địa phương tái tạo lại nghề gốm Phước Tích và phát triển dịch vụ homestay tại địa phương này. [37] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Tiếp nối hành trình của các dự án du lịch Thiện nguyện trong những năm vừa qua, đem đến sự thay đổi cho đồng bào nghèo khó, đó là dự án Việt Nam 3D, là dự án phát triển du lịch ở các tỉnh miền Tây. Dự án được bắt nguồn từ những ý tưởng: Du lịch sinh thái cộng đồng đang phát triển tỉnh miền Bắc; Sở thích du lịch theo hình thức trải nghiệm và khám phá du lịch như một người địa phương của người nước ngoài. Điểm khác biệt của Việt Nam 3D là dùng người trẻ để tạo ảnh hưởng lên xã hội và sẽ có sự tham gia của các bạn tình nguyện viên nước ngoài đến trải nghiệm dự án. Mục đích của dự án nhằm hướng tới nâng cao nhận thức của bạn học sinh ở địa phương về tiềm năng du lịch của địa phương mình, và thông qua thế hệ trẻ để khai thác tiềm năng du lịch và phát triển du lịch ở tỉnh nhà, tạo nên một nguồn thu nhập vững chắc cho người dân địa phương. [38]

Một dự án du lịch Thiện nguyện đã được triển khai từ năm 2017, do nhóm tình nguyện Mùa Đông Ấm phối hợp với Hội liên hiệp tình nguyện huyện Bát Xát triển khai. Nhằm mục đích xây nhà tắm kín gió cho học sinh các trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS tại Bát Xát, Lào Cai. Khởi nguồn của dự án này từ các vấn đề của trường học ở khu vực đang gặp phải, học sinh các trường dân tộc bán trú không có nhà tắm hay phải tắm trong các nhà tắm tạm bợ (quây bạt, dựng tạm bằng các tấm tôn…), đặc biệt trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt trên vùng cao Bát Xát, cùng vấn đề trẻ em gái lo ngại và ảnh hưởng tới tâm sinh lý khi phải tắm trong các nhà tắm tạm bợ, dẫn đến việc trẻ em hay phụ huynh không muốn con mình tới trường khi điều kiện học tập và sinh hoạt thiếu thốn. Giải pháp được người sáng lập dự án đề ra là xây dựng các nhà tắm ấm (có nước nóng) cho các khu bán trú, từ đó tạo ra được những tác động lâu dài học sinh được đảm bảo sức khỏe, vệ sinh cá nhân khi sử dụng nhà tắm ấm, cũng giảm thiểu tình trạng bất ổn tâm lý đối với học sinh nữ, đồng thời giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh vùng cao. Nguồn vốn kêu gọi tài trợ cho dự án Nhà tắm ấm 45.000.000 VND cho một nhà tắm 2 gian, cách thức tài trợ qua nhóm tình nguyện Mùa đông ấm tiếp nhận bằng hình thức chuyển khoản. [39]

Trong những năm gần đây, nhiều những công ty lữ hành bắt kịp được xu hướng phát triển du lịch trên toàn cầu, và có những bước đi ban đầu trong việc xây dựng các chương trình du lịch hướng tới thay đổi, phát triển cộng đồng, xã hội tốt đẹp hơn. Điển hình như các công ty lữ hành Vietravel, Khát vọng Việt, Fiditour… đã thiết kế và đưa các tour Thiện nguyện vào trong hành trình của mình. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Đi đầu trong số đó là công ty du lịch Viettravel, đứng đầu trong lĩnh vực lữ hành ở Việt Nam hiện nay, đã nắm bắt được nhu cầu du lịch của du khách thay đổi, xây dựng những chương trình du lịch không chỉ là những hành trình du lịch đơn thuần, Viettravel còn kết hợp các hoạt động Thiện nguyện vào trong tour nhằm gia tăng giá trị sau hành trình của du khách. Theo như ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Viettravel Hà Nội, du lịch Thiện nguyện được Viettravel phát triển từ năm 2012. Từ những hành trình đầu tiên, còn nhiều những khó khăn, trở ngại, đến những hoạt động thường niên đem đến niềm vui cho người dân, và những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách như hành trình “Áo ấm cho em” được tổ chức hàng năm của công ty. Tiếp nối ý nghĩa đó, năm 2014, công ty Viettravel đã phối hợp cùng đối tác là công ty Sai Travel tổ chức đoàn tham quan kết hợp Thiện nguyện cho 145 khách Nhật Bản tại Quảng Nam. Chuyến đi vừa là những hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ, trao tặng quà cho người dân địa phương, cũng vừa là quảng bá, giới thiệu cho du khách nước ngoài về những cảnh đẹp của Việt Nam. [40]. Ngoài Viettravel, có một số những công ty du lịch đã khai thác loại hình du lịch Thiện nguyện đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như công ty du lịch Khát vọng Việt với tour “du lịch Thiện nguyện Hà Nội – Mù Cang Chải 2 ngày”, các hoạt động phân phát, trao tặng quà cho học sinh nghèo ở điểm trường, tham gia tổ chức các lớp học giáo dục chăm sóc sức khỏe và tham quan các điểm du lịch ở đây. [36]

Sau Saigon Star cùng với thành công của dự án HumanTour và những tổ chức phi lợi nhuận như V.E.O hay công ty lữ hành như Viettravel, cho đến thời điểm hiện nay, một số các công ty lữ hành khác như Công ty Du lịch Việt (Vĩnh Phúc), Công ty Du lịch Đất Việt, Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Thiện nguyện (Hải Phòng), Hanoi Redtour… cũng đã khảo sát và đưa ra một số Tour. Đây cũng là tín hiệu khả quan cho việc hình thành thị trường mục tiêu của du lịch Thiện nguyện ở Việt Nam trong những năm tới.

Nhận xét:

Qua những sự phát triển du lịch Thiện nguyện ở cả Việt Nam và trên thế giới, người viết nhận thấy một số điểm như sau:

  • Sự hình thành, phát triển du lịch Thiện nguyện cho đến ngày nay đều xuất phát từ mục đích thay đổi đời sống người dân khó khăn, và phát triển cộng đồng, xã hội theo hướng tốt nhất.
  • Từ sự phát triển mô hình du lịch này tạo ra sự gắn kết cộng đồng, người dân trên thế giới một cách mạnh mẽ.
  • Khẳng định ý nghĩa mà loại hình du lịch Thiện nguyện mang đến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cho không chỉ người được giúp đỡ mà với cả những người tham gia vào các hoạt động du lịch Thiện nguyện.

1.3. Những đặc trưng của du lịch Thiện nguyện Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

1.3.1. Đặc điểm của du lịch Thiện nguyện

a). Đặc điểm khách du lịch:

Khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một loại hình du lịch. Để hiểu được tâm lý khách du lịch cần thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu những nhu cầu, mong muốn, sở thích… của họ khi tham gia vào các hoạt động du lịch. Xét được những yếu tố này, giúp xây dựng được các chương trình du lịch và các hoạt động phù hợp với họ, đồng thời giúp cho nhà kinh doanh và người phục vụ du lịch điều chỉnh và đáp ứng được nhu cầu của khách.

Đối với du lịch Thiện nguyện, các nhóm đối tượng khách thường rất đa dạng về lứa tuổi, nghề nghiệp và quốc gia; đó có thể là các bạn sinh viên, các bạn trẻ, các công ty hoặc tổ chức, du khách quốc tế, những người cao tuổi, hay những khách là nhà báo, nhà nghiên cứu. Mỗi nhóm khách lại có những đặc điểm, mong muốn khác nhau khi tham gia vào loại hình du lịch này. Đối với khách du lịch là các bạn sinh viên, những người trẻ, thanh niên thì họ thường là những người có sức khỏe tốt, ưa thích trải nghiệm, thường muốn đi du lịch cùng với bạn bè, muốn khám phá những điểm du lịch mới, nhu cầu đi du lịch tác động bởi các yếu tố khách quan bên ngoài như được truyền cảm hứng từ các bài review, giới thiệu về điểm đến, đối với yêu cầu về các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi như ăn uống là những món ăn lạ, độc đáo, đặc biệt đặc sản, hay các món ăn đặc trưng của điểm đến, với dịch vụ lưu trú thoải mái, trẻ trung, không có những yêu cầu quá cầu kỳ. Có thể nhận thấy, đây là nhóm đối tượng rất phù hợp với loại hình du lịch Thiện nguyện, bởi vì, có thể đáp ứng được sức khỏe, mong muốn trực tiếp trải nghiệm tối đa của du lịch này, thêm nữa, đây là mô hình du lịch cung cấp đầy đủ nhu cầu của nhóm đối tượng khách này.

Nhóm đối tượng khách là các công ty hoặc tổ chức, thường hạn chế về mặt thời gian, đối với các hoạt động vận động thường hạn chế hơn so với đối tượng trẻ, với những dịch vụ bổ sung như dịch vụ ăn uống, họ muốn sử dụng thử các món đặc sản, dịch vụ lưu trú, sẽ cao hơn so với các bạn trẻ ở trên, đó thường phải là những nơi cung cấp đầy đủ tiện nghi. Mong muốn tham gia du lịch Thiện nguyện với nhóm đối tượng này, là được tham quan, tìm hiểu về điểm đến, bên cạnh đó, sẽ có những điều kiện tốt hơn trong việc hỗ trợ người dân, cũng như các điểm đến gặp khó khăn mà họ đến. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Đối tượng khách quốc tế, phần lớn yêu cầu của họ khi tham gia du lịch Thiện nguyện, là được trải nghiệm nhiều hơn, có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động hỗ trợ người dân, từ đó có thể tìm hiểu nền văn hóa của nơi mà họ đến. Đặc biệt ở họ là ưa thích khám phá, và rất nhiệt tình trong các công tác hoạt động. Thêm nữa, khách nước ngoài khi tham gia tour này, thường là những người có một số kỹ năng như dạy học, xây dựng, y tế, công tác cộng đồng… Đây là nhóm đối tượng tiềm năng cho việc phát triển du lịch Thiện nguyện ở Việt Nam, bởi vì đã có nền tảng phát triển ở trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có mặt hạn chế với khách du lịch quốc tế về ngôn ngữ: các đồng bào dân tộc khó khăn, ít được tiếp cận, học hỏi tiếng Anh, nên sẽ khó khăn. Với các dịch vụ bổ sung, đối tượng khách này, thường khá thoải mái trong nơi lưu trú với loại hình du lịch Thiện nguyện, phần lớn họ thường thích được ở cùng với người dân và thưởng thức, tìm hiểu cách làm các đặc sản, sản phẩm sinh hoạt hàng ngày.

Khách du lịch là những người cao tuổi, thường rất ít khi tham gia vào loại hình du lịch này, tuy nhiên cũng sẽ có. Điểm đặc biệt của họ, thường rất thích được tham gia vào các công việc giúp đỡ xã hội, những hoàn cảnh khó khăn, đem đến những ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống. Song, cần có những lưu ý cho người cao tuổi khi tham gia vào chương trình du lịch Thiện nguyện, cần chọn những điểm đến không quá khắc nghiệt về thời tiết, điểm di chuyển không gây nhiều khó khăn, những tour này được thiết kế lịch trình không quá dày, các hoạt động Thiện nguyện là các công việc nhẹ nhàng, tránh vận động nhiều.

Bên cạnh những yêu cầu, đặc điểm riêng của từng đối tượng của loại hình du lịch Thiện nguyện, cũng có đặc trưng mà đòi hỏi du khách khi tham gia các chương trình này phải đáp ứng được về sức khỏe, tâm lý. Du khách tham gia tour Thiện nguyện cần đảm bảo sức khỏe và chuẩn bị tâm lý bởi điều kiện ăn, nghỉ trong chuyến đi Thiện nguyện không thể như các tour thuần túy. Để đề phòng điều kiện khí hậu ở vùng cao, du khách luôn được khuyến cáo đồ dùng, trang phục và thuốc khi đăng ký tour. Thêm nữa, với mỗi khách du lịch khi muốn tìm một chương trình Thiện nguyện để tham gia cần cân nhắc để phù hợp với những mục tiêu đề ra. Một đặc điểm của du khách trong tour Thiện nguyện khác với các tour khác nữa là việc chuẩn bị cho mỗi chuyến đi, du khách có thể mang những đồ đạc cũ của mình dùng như: quần áo cũ, chăn màn, sách vở…làm thiện nguyện cho người dân nơi sẽ đến. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Thông qua, một số phân tích về những nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng với loại hình du lịch Thiện nguyện ở trên, có thể thấy được mỗi khách lại có những yêu cầu, sự khác nhau trong chuyến đi. Tựu chung lại đều hướng đến mong muốn khám phá, trải nghiệm và giúp đỡ cho những người khó khăn tại nơi họ sẽ đến. b). Đặc điểm về điểm đến:

Việc khai thác các điểm đến phục vụ cho du lịch Thiện nguyện hiện nay, đặc thù hơn so với các loại hình du lịch khác. Thông thường, những công ty, hoặc tổ chức trước khi thực hiện một tour du lịch này cần phải khảo sát tiền trạm, nghiên cứu để tìm ra những điểm có đủ tiêu chí: điểm có khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí phát triển; có thể đảm bảo cho được phương thức di chuyển an toàn cho người và quà tặng, hỗ trợ đến các điểm; được các cơ quan chức năng như ban lãnh đạo, UBND huyện, xã cho phép tổ chức các hoạt động. Những điều kiện tại điểm đến sẽ tác động và là yếu tố quan trọng đóng góp trong việc xây dựng hình thức hoạt động. Do tính đặc thù nên các chương trình du lịch Thiện nguyện được tập trung triển khai tại một số vùng khó khăn trên đất nước, tại các tỉnh, huyện còn nhiều khó khăn nên đường sá đi lại, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu chính của khách du lịch là được nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên những điểm được lựa chọn cần là nơi có sự hấp dẫn, lôi cuốn du khách bởi các yếu tố về mặt tự nhiên cũng như các nét văn hóa độc đáo và đặc sắc. Mặt khác, những nơi trong thành phố cũng là điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch này, ví dụ như: nhưng ngôi làng thuộc phạm vi ngoại thành… có phong cảnh đẹp và di tích nổi tiếng.

c). Đặc điểm về các hoạt động trong chương trình:

Khác với các hoạt động ở những loại hình du lịch khác, du lịch Thiện nguyện thường xây dựng và đem đến du khách những trải nghiệm nhiều hơn. Việc xây dựng các hoạt động cho từng nhóm đối tượng, để phù hợp với ý nghĩa, các giá trị của hoạt động đem lại, cũng phù hợp với nhu cầu, mong muốn của họ. Các nhóm nhỏ, nhóm trẻ, thường có hoạt động với tính chất thành phần đoàn, quà gọn nhẹ. Hình thức này phù hợp với những người trẻ tuổi, có sức khỏe tốt, sẵn sàng tham gia vào các công tác, vận động giúp đỡ trực tiếp ở điểm đến, có thể di chuyển đến các điểm bẳng phương tiện như xe máy, đi bộ nhiều cây số mang vác vào những nơi đường sá, đi lại khó khăn. Các nhóm hội hưu trí, cựu chiến binh, người già, nhóm gia đình… có tấm lòng Thiện nguyện, sẽ được xây dựng, và lựa chọn các chương trình đảm bảo phù hợp với điều kiện thể lực, các điểm do xã, huyện giới thiệu nên chắc chắn là các điểm trong diện cần hỗ trợ, được thu xếp chỗ ăn, ngủ hợp lý, có phương tiện vận chuyển tới các điểm. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Bên cạnh những hoạt động phù hợp với từng đối tượng, các chương trình du lịch Thiện nguyện xây dựng tăng cường những hoạt động trải nghiệm, du khách tự tìm hiểu, tham gia vào cuộc sống ở nơi mà mình đến, và cũng được khám phá các cảnh đẹp, tài nguyên của mỗi điểm đến.

1.3.2. Những điều kiện để phát triển du lịch Thiện nguyện

Các điều kiện về tài nguyên và các yếu tố khác có ý nghĩa quan trọng quyết định phát triển du lịch Thiện nguyện.

1.3.2.1. Điều kiện chung

a). Điều kiện về thời gian:

Mỗi loại hình du lịch để có thể phát triển được thì điều kiện về thời gian đóng vai trò rất quan trọng. Điều kiện về thời gian được xét trên nhiều yếu tố. Thời gian rảnh rỗi của khách du lịch, yếu tố thời vụ đặc trưng của từng loại hình du lịch, thời gian của một chương trình du lịch, thời gian lưu trú của khách,… Thông qua các yếu tố về thời gian các nhà quản lý, và công ty du lịch họ sẽ xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với các đối tượng khách, từ đó cũng sẽ đáp ứng được điều kiện, và nhu cầu đi du lịch của họ. Cùng với đó sẽ thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch hơn.

Đối với du lịch Thiện nguyện, khi xây dựng chương trình du lịch cần chú trọng yếu tố thời gian. Ý tưởng để thiết kế các tour này cần xác lập quỹ thời gian dài, chẳng hạn các tour có thể kéo dài một tuần hoặc một tháng tùy thuộc vào thời gian du khách tham gia. Trong khoảng thời gian đó, có thể đan xen giữa các hoạt động tham quan các điểm đến, với các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa người dân địa phương. Với mỗi hoạt động cần có thời gian thích hợp, sẽ không gây nhàm chán cho du khách, từ đó tạo ra được hứng thú hơn khi tham gia chương trình. Bên cạnh đó, về thời gian di chuyển đến các điểm đến. Vì những nơi khai thác cho du lịch có thể là những điểm mà khó khăn cho di chuyển, còn là những điểm mới. Để không gây khó chịu cho khách cần cân nhắc về thời gian di chuyển và thông báo trong lịch trình. Về thời gian lưu trú của khách tại điểm lưu trú, để chọn những nơi lưu trú phù hợp. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

b). Điều kiện về an ninh chính trị và an toàn xã hội:

Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Du lịch chỉ được phát triển trong một bầu không khí hòa bình, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Có thể nhận thấy được, ở một số quốc gia ít xảy ra các biến cố chính trị như: Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển… đều là nơi hấp dẫn, thu hút đông đảo lượng khách du lịch. Khi có tình hình chính trị ổn định và hòa bình thì sẽ cho du khách cảm giác an toàn và tính mạng được coi trọng. Những nơi không có sự phân biệt chủng tộc hay tôn giáo du khách có thể giao lưu và làm quen với phong tục, tập quán của người dân địa phương, sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn so với những nơi họ bị cô lập với người dân sở tại.

Như vậy điều kiện để du lịch phát triển, bên cạnh những yếu tố khách quan chúng ta cần có một nền chính trị và an toàn xã hội ổn định. Hơn nữa, an toàn xã hội cũng là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, bởi lẽ thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng lớn đến du lịch.

Từ những cơ sở về điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, xét riêng đối với điều kiện phát triển du lịch Thiện nguyện. Mục đích cơ bản của du lịch Thiện nguyện như đã đề cập ở phần trước trong bài, hướng đến sự phát triển ổn định của cộng đồng địa phương và những ý nghĩa nhân văn, cũng như trải nghiệm cho du khách trong mỗi chương trình du lịch. Vì vậy, khi xây dựng chương trình du lịch Thiện nguyện hướng tới yếu tố cộng đồng và khách du lịch như du lịch Thiện nguyện, thì điều kiện này là một trong những yếu tố được coi trọng hàng đầu. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Những điểm đến được xây dựng trong chương trình du lịch cần đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Cùng với đó điểm đến không có những thiên tai, hay các yếu tố bệnh dịch trong thời gian hoạt động du lịch. Để đảm bảo những điều kiện đó cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa công ty du lịch, chính quyền ở điểm đến, và cộng đồng địa phương.

c). Chính sách phát triển du lịch:

Bất cứ một nơi nào trên thế giới dưới hình thức này hay hình thức khác đều tồn tại một bộ máy xã hội nhất định. Có thể nói bộ máy này có vai trò quyết định đến các hoạt động của cả cộng đồng và du lịch cũng không nằm quy luật chung đó. Chính sách phát triển của chính quyền ở điểm đến sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt động du lịch ở địa phương đó. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không hỗ trợ cho hoạt động du lịch thì các hoạt động này cũng khó có thể phát triển được.

Như vậy, việc phát triển du lịch Thiện nguyện có phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách du lịch tại nơi khai thác du lịch. Bên cạnh những điều kiện ở trên, khi làm chương trình du lịch Thiện nguyện cần kết hợp với chính sách phát triển du lịch của từng địa phương. Từ đó đưa ra những định hướng du lịch Thiện nguyện đúng đắn, mà cũng không làm mất đi mục đích, ý nghĩa ban đầu của du lịch Thiện nguyện.

1.3.2.2. Điều kiện đặc trưng Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Những điều kiện đặc trưng tác động lên sự phát triển du lịch chỉ ở từng chỗ, từng vùng hoặc từng đất nước.

a). Điều kiện tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia. Tài nguyên du lịch chia ra làm hai nguồn tài nguyên chính: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta khá phong phú, đa dạng và độc đáo. Đó là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá… Do vậy chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch nên trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên. Những yếu tố cấu thành lên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. [6]

Xét về điều kiện tài nguyên du lịch để phát triển loại hình du lịch Thiện nguyện: trong các yếu tố cấu thành du lịch tự nhiên yếu tố vị trí địa lý là nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch. Điều kiện về vị trí địa lý với du lịch Thiện nguyện, cần thuận lợi cho việc khai thác các điểm du lịch, các yếu tố vận chuyển phục vụ cho các hoạt động du lịch, từ đó, không gây mất thời gian cho du khách khi di chuyển trong chuyến du lịch.

Bên cạnh vị trí địa lý thì địa hình cũng là một trong những yếu tố đóng góp vào việc phát triển du lịch. Địa hình là một những yếu tố góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng tại nơi đến. Khi xét yếu tố địa hình vào xây dựng du lịch Thiện nguyện, cần những điểm có địa hình độc đáo, mới mẻ, tính thu hút khách cao. Đối với du lịch Thiện nguyện thông thường sẽ là khai thác những điểm chưa được khai thác, hoặc đã khai thác nhưng chưa được khai thác hết. Vì thế, có thể tìm được những điểm có địa hình độc đáo. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Điều kiện về khí hậu đóng vai trò then chốt trong việc phát triển du lịch. Trong việc khai thác du lịch Thiện nguyện với yếu tố khí hậu cần, chú trọng vào những nơi có khí hậu ôn hòa, tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng khô. Đặc trưng với các hoạt động du lịch Thiện nguyện sẽ thường có những trải nghiệm nhiều, tham gia vào những hoạt động cùng với cộng đồng, nên điều kiện khí hậu cũng cần chú trọng.

Bên cạnh các yếu tố điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên thì các văn hóa trong tài nguyên nhân văn cũng đóng vai trò lớn trong phát triển du lịch Thiện nguyện.

“Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.” (Theo luật du lịch, năm 2017). [6]

Nếu như tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút du khách bởi tính phong phú, đa dạng và tính truyền thống cũng như tính địa phương. Các đối tượng văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở tạo nên nhiều loại h́ình du lịch truyền thống. Mặt khác, nhận thức về văn hóa cũng là yếu tố thúc đẩy du khách. Đối với du lịch Thiện nguyện, yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên nét riêng của loại hình du lịch này. Vì vậy, cần có các điều kiện để xây dựng được loại hình du lịch.

Những nơi có tài nguyên có giá trị lịch sử, văn hóa sẽ có sức hút với nhóm đối tượng du khách có sự am hiểu. Khi khai thác yếu tố này nào du lịch Thiện nguyện, tạo nên những hoạt động có ý nghĩa lớn, vừa có thể tuyên truyền, khơi dậy lịch sử với khách du lịch, kết hợp với các hoạt động của Thiện nguyện. Thêm vào đó, các điểm vùng dân tộc có giá trị văn hóa độc đáo. Từ đó xây dựng những hoạt động tìm hiểu văn hóa người dân, và cùng trải nghiệm với cộng đồng địa phương.

b). Điều kiện cộng đồng dân cư địa phương: Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Với du lịch cộng đồng, dân cư là một trong những yếu tố đóng góp vào sự phát triển của du lịch. Đặc biệt là với một số những loại hình du lịch có tính đặc thù về cộng đồng lớn, thì đòi hỏi về sự cần thiết của cộng đồng tại nơi khai thác du lịch là càng quan trọng. Đây cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch ưa thích được tìm hiểu và trải nghiệm, cũng như được tiếp cận với người dân bản địa.

Đối với du lịch Thiện nguyện, yếu tố cộng đồng dân cư đóng vai trò cấu thành nên loại hình du lịch này. Những điều kiện khi khai thác du lịch Thiện nguyện với yếu tố này thường là những vùng có điều kiện kinh tế còn hạn chế, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Người dân địa phương, sử dụng các hoạt động du lịch làm kinh tế, giúp đỡ giải quyết một phần khó khăn trong cuộc sống lao động, học tập và sinh hoạt, bên cạnh đó, cộng đồng địa phương là người trực tiếp tuyên truyền, phát huy được các nét văn hóa độc đáo của địa phương mình đến du khách.

1.3.3. Ý nghĩa của du lịch Thiện nguyện

1.3.3.1. Đối với du lịch

Du lịch Thiện nguyện góp phần không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và du lịch thế giới nói riêng. Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra vào ngày 16/5/2012 tại Mexico, đã công bố, riêng ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP của thế giới (theo Phạm Quang Hưng, trong bài viết trên trang web Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Tổng cục du lịch “Đóng góp của du lịch vào GDP). Với các quốc gia phát triển mạnh về du lịch con số đóng góp vào GDP cao hơn nhiều. Họ không ngừng nghiên cứu thị trường để ngày càng đa dạng các hình thức và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Tại Việt Nam, đóng góp của du lịch trong GDP toàn quốc năm 2010 là 5,8%, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của ngành. Chính vì vậy việc xây dựng, nghiên cứu mô hình du lịch Thiện nguyện sẽ làm đa dạng các hình thức du lịch; tìm hiểu, mở rộng điểm đến và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các địa phương, làm phong phú sự lựa chọn cho du khách. Từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. [11] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Du lịch Thiện nguyện hướng sự quan tâm tới việc chia sẻ cộng đồng, do vậy, tuy lợi nhuận thu được từ loại hình du lịch này không cao so với tổ chức các hình thức du lịch khác, nhưng cách làm này sẽ tận dụng được tối đa thị trường khách, tạo điều kiện tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng hơn, nhất là nhóm đam mê trải nghiệm thực tế và hoạt động công tác xã hội. [11]

Những năm gần đây loại hình du lịch này đã mở ra hướng đi mới cho ngành “công nghiệp không khói”, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững khi gắn liền với sự phát triển xã hội. Sự hài lòng của du khách là mục tiêu cao nhất thì du lịch Thiện nguyện đã làm được tốt điều đó. Những chuyến du lịch ngắn ngày của du lịch đem lại lợi ích cho cả du khách và cho những người được giúp đỡ. Khi tham gia vào hình thức du lịch này, du khách sẽ cảm thấy được thoải mái và niềm vui cũng được nhân đôi, vì họ có thể vừa du lịch vừa có thể trực tiếp giúp đỡ những người khó khăn. [11]

Du lịch Thiện nguyện cũng đồng thời là phương thức quảng bá hình ảnh đất nước, con người tới du khách quốc tế, giúp khách du lịch am hiểu hơn về mảnh đất họ đến, những điểm đến thú vị, những con người thân thiện. Và tương lai không xa, họ sẽ quay lại để tìm hiểu thêm về miền đất mới lạ ấy. Với những người làm du lịch, du lịch Thiện nguyện là loại hình du lịch mang tính thử thách rất cao. Khảo sát, thiết kế, xây dựng và thực hiện những tour du lịch này đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực cao nhất, tư duy cụ thể, nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng làm việc toàn diện, chu đáo. Làm tốt công việc ấy, lao động du lịch sẽ thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển tất yếu. [11]

Du lịch Thiện nguyện giúp tăng cường giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với người nước ngoài, hòa chung xu thế hội nhập đang diễn ra tất yếu trên thế giới ngày nay. Hiện nay, xu hướng du lịch phượt hay du lịch ở cùng với người dân đang lan rộng. Điều này chứng tỏ du lịch tìm hiểu khám phá thế giới, tìm hiểu các trải nghiệm văn hóa của người trẻ đang tăng cao, hòa theo xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Do vậy, việc xây dựng và phát triển mô hình du lịch Thiện nguyện sẽ mang lại một kênh du lịch tiện ích, giúp tiến trình hội nhập diễn ra nhanh hơn, tăng cường sự thấu hiểu, sự giao thoa văn hóa xã hội của con người Việt Nam với nước ngoài. Vừa giúp giới trẻ Việt có lối sống tích cực khi tham gia các hoạt động Thiện nguyện ngay tại nước nhà. Vừa giúp du khách đi sâu vào tìm hiểu văn hóa Việt mà không chỉ dừng lại ở bề nổi như các chuyến du lịch thông thường. [11]

1.3.3.2. Đối với cộng đồng Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Những năm gần đây, du lịch Thiện nguyện đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói”. Không chỉ vượt cả đoạn đường dài để “thay đổi không khí” mà sau mỗi chuyến hành trình, du khách còn tìm thấy ý nghĩa và mục đích thực sự của cuộc sống. Khác với những chương trình tour thông thường, hành trình tour du lịch Thiện nguyện chính là nhịp cầu kết nối những trái tim, những con người ở mọi miền Tổ quốc cùng xích lại gần nhau. Cũng từ ước vọng có nhiều bàn tay cùng chung sức, nhiều ngọn lửa cùng thắp sáng, du lịch Thiện nguyện hướng đến cộng đồng là một loại hình du lịch mới được triển khai và có thể áp dụng tại các vùng sâu vùng xa, nơi đời sống của người dân còn khó khăn và điều kiện học tập của trẻ em còn hạn chế. [11]

Du lịch Thiện nguyện làm lan tỏa tính cộng đồng cao, đề cao tinh thần nhân đạo trong giới trẻ và cả xã hội Việt Nam, mang hình ảnh hòa bình, thân thiện, lối sống chan hòa tương thân tương ái của người Việt đến với thế giới. Các du khách tham gia mô hình du lịch Thiện nguyện không chỉ hòa mình vào vẻ đẹp của sông nước hữu tình mà còn có cơ hội tham gia các hoạt động Thiện nguyện, ấm áp tinh thần dân tộc vốn là đặc trưng của con người Việt Nam như phát gạo, tặng quần áo sách vở cho trẻ em nghèo, các hoạt động đắp đê xây cầu cho người dân, khám và cấp phát thuốc chữa bệnh cho các bệnh nhân nghèo,…góp phần đề cao giá trị nhân bản tạo nên làn sóng lan tỏa trong cộng đồng, khắc họa được hình ảnh về một đất nước tươi đẹp cả về tự nhiên và tình người. [11]

Góp phần cải thiện đời sống kinh tế – xã hội – văn hóa của người dân địa phương. Với mô hình du lịch Thiện nguyện, người dân và địa phương tham gia có được khoản thu nhập từ du khách từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch: ăn, ở, các hoạt động giải trí và vật phẩm du lịch. Ngoài ra người dân nghèo còn được hỗ trợ từ các hoạt động từ thiện mà du khách tham gia. Đời sống người dân được cải thiện, hoạt động văn hóa cũng được đào sâu phong phú đa dạng hơn để thu hút khách. Mọi mặt đời sống xã hội đều nhận được những tác động tích cực. [11] Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

1.4. Đánh giá về các chương trình du lịch Thiện nguyện đã thực hiện ở Việt Nam

1.4.1. Nhận xét chung

Bắt đầu từ khi các hình thức du lịch Thiện nguyện du nhập vào Việt Nam, đã được xây dựng dưới nhiều các hình thức như tổ chức phi chính phủ, các dự án Thiện nguyện, cũng đã đạt được bước tiến quan trọng trong ngành du lịch, khẳng định được giá trị và ý nghĩa loại hình này trong cộng đồng. Đồng thời, cũng trở thành xu hướng mới, đi đầu trong việc phát triển du lịch hướng đến du lịch trách nhiệm, đặt sự giúp đỡ cộng đồng lên hàng đầu. Song hành cùng hướng đi này, các công ty lữ hành ở Việt Nam trong những năm gần đây đã nghiên cứu để xây dựng những chương trình du lịch Thiện nguyện, mang ý nghĩa nhân văn của mô hình này.

Ý tưởng để thiết kế các tour này cần xác lập quỹ thời gian dài, chẳng hạn các tour Thiện nguyện có thể kéo dài một tuần hoặc một tháng tùy thuộc vào thời gian du khách tham gia. Trong khoảng thời gian đó, khách du lịch có thể dành một nửa thời gian để tham quan các danh lam thắng cảnh, một nửa là kết hợp làm một dự án Thiện nguyện. Khách tham gia tour kết hợp làm Thiện nguyện thường là du khách nước ngoài, họ có một số kỹ năng như dạy học, xây dựng, y tế, công tác cộng đồng… Các đoàn bác sĩ tham gia khám bệnh, đoàn giáo viên tham gia dạy ngoại ngữ, các bạn sinh viên tham gia các dự án như sơn tường, quét vôi lớp học, chăm sóc động vật tại các trung tâm bảo tồn động vật quốc gia, chăm sóc trẻ em tật nguyền… Tất cả đối tượng khách đó đều là những người giàu lòng nhân ái, có trách nhiệm với cộng đồng và sau chuyến đi họ không chỉ khám phá đất nước, cảnh quan, con người ở những vùng đất mới mà còn có được những trải nghiệm giúp đỡ cho những người kém may mắn. Bên cạnh đó, với các hoạt động của chương trình du lịch Thiện nguyện khác với các mô hình du lịch khác trước đó, là việc du khách sẽ được ngủ tại các nhà sàn của đồng bào dân tộc miền núi, những thiếu thốn, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người dân ở những nơi chưa đủ nước sinh hoạt, phải đi bộ vượt núi để có thể đến được các bản làng khác. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Về phía những người tổ chức, việc điều hành các tour kết hợp Thiện nguyện không đơn giản như các tour thông thường mà họ còn phải tham gia vào rất nhiều công việc cùng với du khách, nhưng trên hết những người làm du lịch có trách nhiệm là một việc làm có ích lợi cho cộng đồng. Khi xây dựng sản phẩm tour Thiện nguyện, những đơn vị lữ hành đóng vai trò là người kết nối những du khách có lòng hảo tâm đến với những bản làng vùng sâu, vùng xa để cùng giao lưu và mang đến sự giúp đỡ cho người dân nghèo. Mặt khác, những người đóng vai trò điều hành và tổ chức tour cũng đem đến những chương trình du lịch Thiện nguyện, thông qua các bước nghiên cứu điểm đến, khách du lịch, những đối tượng cần hộ trợ, để tạo nên được hiệu ứng tốt cho cộng đồng.

Dù chưa thực sự phát triển nhưng du lịch Thiện nguyện ở nước ta đã bước đầu nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng. Với ý nghĩa nhân văn, tour Thiện nguyện đặc biệt này vừa thể hiện văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương, đồng thời cũng tạo thêm nhiều ý nghĩa, tính hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch. Ở Việt Nam hiện nay, ngày càng nhiều hãng lữ hành lớn như: Buffalo Tours, Lửa Việt, Saigontourist, Viettravel, Hanoi Redtours… bên cạnh đó cũng có nhiều chương trình của các địa phương, xây dựng các tour kết hợp làm Thiện nguyện với nhiều hình thức phong phú góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Công ty Viettravel, là công ty lữ hành đi đầu trong việc xây dựng những chương trình du Thiện nguyện phục vụ cho khách du lịch. Từ ngày 14 đến 16/4/2014 Vietravel đã tổ chức đưa đoàn khách là nhân viên của hãng mỹ phẩm Elsereine Nhật đến thăm và thực hiện hoạt động từ thiện tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh, du lịch Thiện nguyện dành cho các khách du lịch nước ngoài, thì Viettravel đã tạo ra chương trình với hoạt động thường niên, mang ý nghĩa nhân văn cao cả là hành trình “Áo ấm cho em”. Ban đầu, khi xây dựng mỗi chương trình, công ty đã gặp nhiều khó khăn, bởi hành trình thông thường của một chương trình du lịch Thiện nguyện sẽ là trao quà tặng, tổ chức các hoạt động vừa học vừa chơi lý thú tại một điểm trường khó khăn và kết hợp khám phá, thưởng ngoạn vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên vùng miền, tìm hiểu văn hóa địa phương. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất với một chương trình Thiện nguyện, đó là tìm được điểm trường tổ chức phù hợp. Thông thường, ban tổ chức sẽ phải đi khảo sát tiền trạm để tìm ra điểm trường có đủ tiêu chí: trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức ăn ở bán trú cho học sinh; có thể đảm bảo được phương thức di chuyển an toàn cho người và quà tặng tới điểm trường; được cơ quan chức năng như ban lãnh đạo nhà trường, UBND huyện, xã cho phép tổ chức chương trình. Phương thức tổ chức chương trình từ thiện cũng thường được chia theo đối tượng tham gia. Các nhóm nhỏ, nhóm bạn trẻ thường tự tổ chức chương trình với tính chất thành phần đoàn, quà gọn nhẹ. Hình thức này phù hợp với những người trẻ tuổi, có sức khỏe tốt, sẵn sàng đi xe máy, đi bộ nhiều cây số mang vác quà vào tận điểm trường lẻ. Các nhóm hội như hưu trí, cựu chiến binh, Phật tử, nhóm gia đình… có tấm lòng Thiện nguyện sẽ thường lựa chọn các chương trình tổ chức thông qua công ty lữ hành, để được đảm bảo lịch trình phù hợp với điều kiện thể lực, điểm trường do các xã, huyện giới thiệu nên chắc chắn là các điểm trường trong diện cần hỗ trợ, được thu xếp chỗ ăn, ngủ hợp lý, có xe vận chuyển quà tặng tới điểm trường. Do tính chất đặc thù nên các chương trình du lịch từ thiện được tập trung triển khai tại một số vùng khó khăn trên đất nước ta, như vùng Đông Tây Bắc, Tây Nguyên…Tổ chức tại các tỉnh, huyện còn nhiều khó khăn nên đường sá đi lại, cơ sở hạ tầng tại đây còn rất nhiều hạn chế. Rất ít điểm trường nằm tại khu vực đường quốc lộ hay tuyến đường chính, mà thường nằm ở các vùng sâu vùng xa, chỉ những bác tài lái xe cự phách mới dám luồn lách trên cung đường vào 2 xe ngược chiều chỉ cách nhau gần 10cm.

Khắc phục được những khó khăn đó, công ty du lịch Viettravel đã khai thác, đem đến cho những nơi này sự giúp đỡ và trải nghiệm. Bắt đầu từ năm 2012, Vietravel Hà Nội đã kết hợp cùng những khách hàng thân thiết triển khai hành trình du lịch từ thiện mang tên “Áo ấm cho em” thành công tại nhiều điểm trường vùng Đông Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Nguyên…, trực tiếp trao tặng hàng ngàn bộ áo ấm, chăn đêm, đồ dùng học tập, thực phẩm…, mang tới niềm vui cho những học trò nghèo vùng cao. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động Thiện nguyện, du khách vẫn có thời gian nghỉ ngơi, tham quan những danh thắng tại địa phương. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Cùng với công ty lữ hành Viettravel, có một số những công ty, tổ chức khác nhau, đã xây dựng nên các tour du lịch Thiện nguyện, và đạt được những thành tựu nhất định trong việc hỗ trợ, thay đổi đời sống người dân, cùng với đó là việc trải nghiệm, khám phá tại mỗi điểm đến, phải nhắc đến ở đây là công ty du lịch Buffalo Tours – Công ty đã nhận được giải thưởng Công ty lữ hành xuất sắc nhất về du lịch có trách nhiệm với cộng đồng của tạp chí danh tiếng ở Anh “Conde Nast Traveler magazine”. Hàng năm, Công ty đã trích ra 3% đến 5% lợi nhuận để làm các dự án Thiện nguyện cho cộng đồng. Một số chương trình của công ty: Dự án cải thiện dinh dưỡng cho các em mồ côi ở trại trẻ mồ côi Bình Lục (Hà Nam); Dự án xây dựng lớp mẫu giáo, tu sửa trại trẻ mồ côi cho các trẻ em nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, điển hình tại huyện miền núi vùng cao Mai Châu (Hòa Bình); Tour du lịch khám bệnh mỗi năm khám bệnh cho khoảng 1000 người dân tại các bản nghèo nhất thuộc huyện miền núi vùng cao Mai Châu…

Bắt đầu từ năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập, công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist đã chính thức phát động chương trình “Thắp sáng niềm tin” với hai nội dung chính là bảo trợ sách nói du lịch trên cơ sở hợp tác với Thư viện sách nói TP.Hồ Chí Minh (thuộc Hội Phụ nữ từ thiện thành phố) và tổ chức các tour du lịch trong nước cho học sinh khiếm thị. Song song với các chương trình du lịch, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã kết hợp tổ chức tour tham quan của các em khiếm thị với các tour của du khách quốc tế đến Việt Nam tham quan và làm công tác xã hội. Vào cuối tháng 3/2005, đoàn khách gồm các bác sĩ Mỹ và hội Dove đã cùng tham gia hai tour tham quan Bình Châu – Hồ Cốc (2 ngày) với các em học sinh khiếm thị thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Cũng từ ước vọng có thật nhiều bàn tay cùng chung sức, nhiều ngọn lửa cùng thắp sáng, ngay từ đầu năm 2012, Công ty Du lịch HanoiRedTours đã xây dựng chùm tour kết hợp hoạt động Thiện nguyện đến các tỉnh vùng cao như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… Với mục đích cao nhất của chương trình là làm Thiện nguyện nên điểm khác biệt cơ bản của tour Thiện nguyện so với các tour thông thường là hoàn toàn không tính lãi. Chính vì vậy, mức phí tour mà du khách phải chi trả sẽ thấp hơn nhiều so với phí tour thông thường.

Không triển khai thành một sản phẩm chuyên đề nhưng Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam (Vietran Tour) cũng đưa chương trình Thiện nguyện vào chùm tour từ Hà Nội đi các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên…

Vietran Tour khuyến khích khách hàng mang theo quần áo cũ, sách truyện giáo dục, bút màu vẽ, bánh kẹo để sẵn sàng phát tặng. Mô hình du lịch kết hợp với các hoạt động Thiện nguyện đang tạo ra được nhiều hiệu ứng tích cực trong cộng đồng. Hiện nay, các tour này thu hút khá đông du khách đăng ký, bởi tham gia tour, ngoài việc được trực tiếp tặng quà, thăm hỏi đời sống bà con các dân tộc miền núi khó khăn, khách du lịch vẫn có thể tận hưởng những ngày nghỉ thư giãn.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch Thiện nguyện đã phát triển và là một trong những loại hình du lịch thu hút được lượng khách tham gia nhiều. Không chỉ bởi những giá trị ý nghĩa mà nó mang lại, mà còn bởi sự đa dạng trong việc phát triển các mô hình từ loại hình du lịch này. Cùng với sự đặc sắc, khác biệt của mỗi hình thức tham gia đã đem lại sức hút không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với việc những chiến lược phát triển, và những yếu tố khác thì việc thu hút, cũng như tạo dấu ấn từ loại hình du lịch này ở Việt Nam vẫn còn gặp một số những khó khăn nhất định. Có thể nhận thấy đầu tiên đó là về thời gian thành lập của các tổ chức ở trên thế giới, phần lớn xuất hiện từ khá sớm. Những tổ chức ra đời sớm, là bước tiền đề, nền móng cho sự phát triển của du lịch thiện nguyện trên thế giới như tổ chức WWOOF được thành lập từ năm 1971, và là tổ chức du lịch thiện nguyện đầu tiên trên thế giới. So với các tổ chức này, thì các mô hình tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, hiện nay còn khá trẻ, còn thiếu nhiều kinh nghiệm, và hạn chế cần học hỏi từ các tổ chức trên thế giới để hoàn thiện. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Về mục đích tổ chức, với các tổ chức trên thế giới, họ mở rộng mục đích phát triển của mình ra toàn cầu, nhằm hướng tới nhiều các vấn đề, và đa dạng các đối tượng khác nhau. Điểm đặc biệt, mục tiêu hướng tới của họ cho các hoạt động của mình là thường mở, cho mọi thành viên, mọi quốc gia, tất cả các thành viên trên toàn cầu có thể tham gia, không có sự hạn chế nào. Và một trong những yếu tố để lan tỏa, phát triển quy mô mô hình du lịch của các tổ chức phi lợi nhuận hướng về Thiện nguyện ở trên thế giới đó là việc họ tạo ra sự liên kết với các tổ chức phi lợi nhuận khác cùng hướng phát triển, thêm vào đó là việc kêu gọi, tập hợp các nhóm tình nguyện viên ở nhiều nước trên thế giới cùng tham gia. Từ đó sẽ tạo ra được vòng kết nối không chỉ của một tổ chức, một nhóm Thiện nguyện, hay một đất nước mà có thể xây dựng mô hình Thiện nguyện của nhiều đất nước, nhiều tổ chức, và nhiều người cũng có mong muốn tham gia. Đó cũng là điều mà các mô hình du lịch Thiện nguyện ở Việt Nam hiện nay cần học hỏi.

Với các mô hình du lịch Thiện nguyện ở trên thế giới họ phân bố điểm hoạt động khá rộng. Cử các tình nguyện viên đến các điểm cần được hỗ trợ, không chỉ ở một vùng mà có thể ở các đất nước khác, ví dụ như với tổ chức WWOOF họ hiện hoạt động trên 132 quốc gia, đến những nông trại cần giúp đỡ; hay như dự án hướng dẫn viên du lịch châu Âu cho hãng du lịch HF Holidays khi tham gia đi du lịch các điểm ở châu Âu, học hỏi và trải nghiệm,… Đây là cũng là một điểm cần học hỏi cho du lịch Thiện nguyện ở Việt Nam, bởi vì, hiện nay các điểm hoạt động của loại hình du lịch này ở Việt Nam còn khá hạn chế, mới chỉ tập trung chủ yếu ở các vùng cao ở phía Bắc, còn ở miền Nam hay miền Trung còn ít, dẫn đến việc hạn chế tham gia cho những người ở khu vực đó. Không chỉ có vậy, đối với các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, phần lớn đều gặp phải vấn đề khó khăn trong việc giữ được các thành viên tham gia lâu dài, chưa có sự liên kết với các tổ chức khác trong nước, trên thế giới, giữa những thiện nguyện viên, để nhân rộng các chương trình của tổ chức. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Khi xây dựng một tổ chức, hay một dự án Thiện nguyện thì những người điều hành họ sẽ thường đưa ra những mục đích rõ ràng cho các hoạt động đó. Và từ đó các hoạt động cũng sẽ được xây dựng dựa trên mục đích, ý nghĩa của chương trình. Những điều đó cũng sẽ làm hài lòng hơn đối với mỗi người khi họ tham gia bởi vì, họ nhận biết được việc họ cần làm, làm nó với ý nghĩa gì. Tuy nhiên, do còn khá mới trong việc phát triển ở Việt Nam với mô hình này nên có một số người khi tham gia vào du lịch Thiện nguyện, họ nhận thấy rằng khó có thể nhận biết được mục đích xây dựng chương trình du lịch Thiện nguyện của các tổ chức, và công ty lữ hành. Các hoạt động trong chương trình không được xây dựng rõ ràng với mục đích của du lịch Thiện nguyện, và không tạo ra được những thứ mà cộng đồng cần. Nói cách khác, mô hình các chương trình du lịch thiện nguyện, phát triển muộn hơn so với những mô hình tổ chức phi lợi nhuận và Dự án du lịch thiện nguyện, tuy nhiên đây là hình thức phổ biến và dễ tiếp cận nhất đối với khách du lịch khi muốn tham gia vào chương trình du lịch này. Do đó việc nắm bắt được xu hướng, việc các công ty lữ hành đã làm được cho đến nay, nghiên cứu, tìm hiểu được những khó khăn trong bước đầu khi mà khai thác du lịch thiện nguyện ở những nơi vùng cao, người dân còn nghèo, để từ đó đưa ra những giải pháp tiếp cận, hỗ trợ và xây dựng những chương trình du lịch thiện nguyện có giá trị chính là xương sống để loại hình du lịch này sớm phát triển trong tương lai.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, người viết đã đưa ra những cơ sở lý luận về mối liên hệ du lịch và Thiện nguyện, cũng đưa ra được những đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của du lịch Thiện nguyện, những điều kiện để hình thành và phát triển du lịch Thiện nguyện; giới thiệu một số những mô hình du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận xét, chỉ ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển hơn nữa loại hình du lịch này ở Việt Nam.

Du lịch Thiện nguyện trong những năm gần đây là xu hướng phát triển mới của ngành du lịch. Cùng với ý nghĩa và giá trị mà nó mang lại đã phần nào tạo nên được sức hút đối với mỗi du khách khi tham gia, không chỉ giúp thay đổi đời sống người dân khó khăn, mà còn tạo ra sự liên kết cộng đồng, tạo ra giá trị nhân văn.

Cùng với tiền đề và ý nghĩa của loại hình du lịch này, thì với điểm đến giàu những giá trị văn hóa lịch sử, và phong tục, tập quán truyền thống phong phú như bản Mển của tỉnh Điện Biên – đây chính là một trong những nơi phù hợp để xây dựng, phát triển mô hình du lịch Thiện nguyện. Khóa luận: Phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản mển.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Tổng quan về tỉnh Điện Biên và bản Mển

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993