Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực tiễn áp dụng luật hàng hải trong hoạt động của cảng vụ Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Sơ lược về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Cảng vụ Hải Phòng
2.1.1 Sơ lược sự phát triển của Cảng vụ Hải Phòng
Cảng vụ Hải Phòng (MA – Maritime Administration of HaiPhong nay là Cảng vụ hàng hải Hải Phòng) được thành lập theo Quyết định số 598/QĐ-TCCB-LĐ ngày 06/4/1991 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện; Tiền thân là Công ty Cảng vụ – Hoa tiêu, được tách ra theo Quyết định chuyển giao số 354/TCCB ngày 15/5/1991 của Giám đốc Cảng Hải Phòng. Những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhân lực chỉ có 17 người. Trải qua 27 năm trưởng thành và phát triển, đến nay Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đã có 103 công chức, viên chức, người lao động.
Cảng vụ Hải Phòng trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam (VIETNAM MARTIME ADMINISTRATION – VINAMARINE – viết tắt là VMR) là cơ quan thực hiện chức năng quản lí nhà nước về vận tải biển tại khu vực cảng Hải Phòng. Giám đốc Cảng vụ là người thực hiện lệnh cao nhất của MA. Bộ GTVT sẽ xác định tổ chức hoạt động của Cảng vụ hải Phòng.
Cảng vụ hải Phòng có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu riêng và có thể mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, tên giao dịch bằng tiếng Anh là Maritime Administration of HaiPhong, viết tắt là MA của Hải Phòng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2 Vai trò, chức năng của Cảng vụ Hải Phòng Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
Chức năng, nghiệm vụ của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng được giao quản lý như sau:
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển, công nghiệp tàu thủy và tổ chức giám sát thực hiện trong khu vực quản lý sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải, công trình hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển và các lực lượng hữu quan trong phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển; hướng dẫn các doanh nghiệp cảng biển đánh giá an ninh cảng biển; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt.
- Phê duyệt và tổ chức giám sát thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đối với các cơ sở đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển theo thẩm quyền.
- Thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển trong khu vực quản lý.
- Tổ chức kiểm tra giám sát việc duy tu, kiểm định cầu, bến cảng biển.
- Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời, hoạt động tại cảng biển và khu vực quản lý; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thực hiện xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải; thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạm giữ tàu biển theo quy định. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hàng hải đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển, các lực lượng hữu quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cảng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cảng biển.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
- Triển khai kiểm soát tải trọng, tốc độ phương tiện tại cảng biển; kiểm tra an toàn Container tại các cảng biển trong khu vực quản lý.
- Thực hiện giám sát giá dịch vụ hàng hải; quản lý vận tải biển; tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các đảo được giao.
- Kiểm tra nhà nước cảng biển đối với tàu biển nước ngoài, kiểm tra an toàn đối với tàu biển Việt Nam và phương tiện thủy nội địa hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý; điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển, khu vực quản lý và tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải và phối hợp thực hiện quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Thực hiện công bố thông báo hàng hải và xử lý tài sản chìm đắm theo thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng hải theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Cảng vụ hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thu các loại phí, lệ phí hàng hải theo quy định của pháp luật; được sử dụng kinh phí từ nguồn thu phí hàng hải, từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế tự chủ tài chính, dự toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm và tổ chức thực hiện; quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được cơ quan có thẩm quyền giao.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảng vụ hàng hải gồm có:
Phòng an toàn và an ninh hàng hải là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại cảng biển và khu vực quản lý.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tham gia xây dựng dự thảo văn bản quy phạm phát luật về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải.
Chủ trì tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiêm môi trường trong hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
Chủ trì tổ chức thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Chủ trì công tác điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Chủ trì công tác kiểm tra an toàn container tại các cảng biển trong khu vực quản lý.
- Chủ trì xử lý tài sản chìm đắm theo thẩm quyền.
- Chủ trì tổ chức công tác phòng chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải; tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển và phối hợp thực hiện quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển và các lực lượng hữu quan trong phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển; hướng dẫn các doanh nghiệp cảng biển đánh giá an ninh cảng biển; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển và các lực lượng hữu quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cảng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cảng biển.
- Phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực được giao trình cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; phối hợp, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng thủ tục tàu thuyền là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc cấp phép, điều động cho tàu thuyền đến, rời, hoạt động tại cảng biển; tiếp nhận, xử lý các thông tin cấp cứu khẩn cấp, trợ giúp y tế, tìm kiếm cứu nạn tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tổ chức thường trực 24/7 thực hiện thủ tục hành chính để cấp phép tàu thuyền và lập kế hoạch điều động cho tàu thuyền đến, rời, hoạt động tại cảng biển và khu vực quản lý; tiếp nhận, xử lý thông tin tàu thuyền trước khi đến, rời và hoạt động tại cảng biển, các thông tin cấp cứu khẩn cấp, trợ giúp y tế, tìm kiếm cứu nạn;
Thực hiện trực, tiếp nhận, theo dõi thông tin đường dây nóng, báo cáo lãnh đạo Cảng vụ hàng hải xử lý theo thẩm quyền.
- Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cảng vụ hàng hải theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
- Tham gia phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hàng hải đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thực hiện xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
- Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạm giữ tàu biển theo quy định.
- Đề xuất kế hoạch điều động tàu thuyền đi tránh bão, tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường trong vùng nước cảng biển. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Đề xuất việc thu hồi các tài liệu, giấy chứng nhận không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện thu hồi tài liệu, giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực được giao trình cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; phối hợp theo dõi và đôn đốc việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng tổ chức hành chính là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, quân sự và bảo vệ chính trị nội bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác thuộc chức năng tham mưu của phòng.
Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác sắp xếp, bố trí nhân sự của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, Đại diện, Trạm thuộc Cảng vụ hàng hải. Xây dựng kế hoạch biên chế, tiền lương, công tác tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì xây dựng trình Giám đốc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, các Đại diện Cảng vụ hàng hải và các Trạm trực thuộc; tham mưu, đề xuất thành lập, giải thể các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, các Đại diện, Trạm theo quy định.
- Thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định và phân cấp quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan; công tác tiền lương, nâng bậc lương, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu, thôi việc cho công chức, viên chức và người lao động.
- Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động.
- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan theo quy định; thực hiện công tác quốc phòng an ninh; huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và khám sức khỏe định kỳ cho công chức, viên chức và người lao động.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc nhận xét, đánh giá công chức, viên chức và người lao động; kê khai tài sản, công khai tài sản hàng năm.
- Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ
- Thực hiện công tác hành chính, quản trị của cơ quan,
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng tài vụ là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về công tác tài chính, kế toán theo quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác thuộc chức năng tham mưu của Phòng.
Chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm của đơn vị.
Tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát việc sử dụng tài sản được nhà nước giao, kinh phí do nhà nước cấp; thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính, ghi chép sổ sách kế toán theo quy định.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về thu, chi tài chính và các nghĩa vụ thanh toán công nợ.
- Thực hiện việc tính, chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ngoài giờ và các khoản thanh toán khác cho người lao động của đơn vị theo quy định hiện hành.
- Thực hiện việc lập dự toán để đảm bảo cho các hoạt động quản lý của cơ quan theo quy định pháp luật hiện hành và theo hướng dẫn của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Thực hiện theo quy định về dự toán thu, chi, nộp ngân sách Nhà nước, thanh toán các chế độ, chính sách khác về tài chính trong nội bộ đơn vị.
- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, Đại diện, Trạm thuộc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng thực hiện chế độ kiểm kê, giám sát mua sắm, thanh lý tài sản của cơ quan theo quy định hiện hành; phối hợp thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng thanh tra là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Chủ trì tham gia góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra chuyên ngành hàng hải, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, báo cáo Giám đốc trình Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành hàng hải, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về hàng hải
Chủ trì công tác kiểm soát tải trọng phương tiện tại cảng biển.
Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện kết luận của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp có thẩm quyền đối với các nội dung liên quan đến trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính cơ quan.
- Tổ chức tiếp công dân; chủ trì tham mưu xử lý, giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan; kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan.
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra; xử lý vi phạm hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Chủ trì công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
- Tham gia giải quyết, tranh chấp khiếu nại hàng hải.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng pháp chế là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về pháp chế hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng.
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế về hàng hải, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển, công nghiệp tàu thủy và tổ chức giám sát thực hiện trong khu vực quản lý sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hàng hải theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và xây dựng các văn bản về quản lý hoạt động hàng hải thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
- Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải, công trình hàng hải, các công trình vượt sông; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Tổ chức thực hiện cảnh giới, đảm bảo không để xảy ra các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và ô nhiễm môi trường.
- Chủ trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đối với các cơ sở đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển theo thẩm quyền.
- Chủ trì thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển trong khu vực quản lý.
- Tổ chức kiểm tra giám sát việc duy tu, kiểm định cầu, bến cảng biển.
- Kiểm tra an toàn cầu cảng, bến bãi, kho bãi, hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải, dịch vụ hậu cần sau cảng.
- Chủ trì phê duyệt và tổ chức giám sát thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì thực hiện giám sát giá dịch vụ hàng hải; quản lý vận tải biển; tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các đảo được giao. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Chủ trì thực hiện công bố thông báo hàng hải theo thẩm quyền.
- Phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực được giao trình cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; phối hợp, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Kỹ thuật Hệ thống điều phối lưu thông hàng hải (Kỹ thuật VTS) tham mưu giúp Giám đốc Cảng vụ hàng hải về công tác bảo trì, sửa chữa và lắp đặt, vận hành các trang thiết bị, phần mềm trong hệ thống VTS để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục, an toàn của toàn bộ hệ thống VTS.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Phối hợp tham gia xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị của Hệ thống VTS.
Chủ trì xây dựng các quy trình kỹ thuật, quy định về vận hành, khai thác trang thiết bị Hệ thống VTS; quy trình thủ tục về đầu tư, sửa chữa thay thế trang thiết bị để đảm bảo Hệ thống VTS hoạt động thường xuyên, liên tục, an toàn và hiệu quả.
Tổ chức trực ca 24/24 giờ hàng ngày để theo dõi, giám sát liên tục về tình trạng hoạt động của thiết bị tại các Trung tâm điều hành, các Trạm Radar, camera xử lý kịp thời các lỗi về kỹ thuật để đảm bảo các thiết bị hoạt động theo khung tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật như đã thiết kế; không để xảy ra các sự cố về an toàn điện, phòng chống cháy nổ, an toàn an ninh tại các Trung tâm điều hành, các Trạm Radar, camera.
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị của Hệ thống VTS theo yêu cầu của nhà sản xuất, tài liệu kỹ thuật về vận hành bảo dưỡng và theo quy định pháp luật hiện hành.
- Lưu trữ, bảo quản, trích xuất các dữ liệu, thông tin theo quy định, phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và các công việc khác có liên quan khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
- Xử lý giải quyết những vấn đề kỹ thuật (kiểm tra, bảo trì, sửa chữa…) các trang thiết bị khác được kết nối với Hệ thống VTS.
- Phối hợp xây dựng đề xuất kế hoạch đào tạo, đề xuất cử cán bộ kỹ thuật đi đào tạo theo yêu cầu và chuyên ngành cần thiết để kịp thời nắm bắt công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước làm chủ công nghệ của Hệ thống VTS. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.
Phòng Điều phối lưu thông hàng hải là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc quản lý, khai thác Hệ thống điều phối lưu thông hàng hải (sau đây gọi tắt là Hệ thống VTS); hỗ trợ nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực được giao quản lý.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Chủ trì xây dựng quy trình khai thác thông tin, dữ liệu Hệ thống VTS và tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc phê duyệt.
Chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, huấn luyện nhân sự khai thác Hệ thống VTS theo các tiêu chuẩn hiện hành, tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc phê duyệt.
Tổ chức thường trực 24/7 thực hiện các nhiệm vụ sau:
Giám sát, điều tiết tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển theo kế hoạch điều động; cảnh báo các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và ô nhiễm môi trường;
Cung cấp và hỗ trợ thông tin cho tàu thuyền trong hoạt động hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại cảng biển;
Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển;
Phát hiện, ngăn chặn và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng hải của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển.
- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, Đại diện, Trạm đề xuất với Giám đốc trong việc lập kế hoạch điều động, vị trí neo đậu, tránh trú bão của tàu thuyền. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, Đại diện, Trạm thuộc Cảng vụ hàng hải trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, xử lý các thông tin cấp cứu khẩn cấp, trợ giúp y tế, tìm kiếm cứu nạn; công tác điều tra tai nạn, sự cố hàng hải, ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với các Phòng chuyên môn nghiệp vụ để góp ý, đề xuất sửa đổi Định mức kinh tế – kỹ thuật vận hành, duy tu, bảo dưỡng Hệ thống VTS; kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các trang thiết bị của Hệ thống VTS.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hàng hải và các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.2 Thực tiễn triển khai luật Hàng hải trong một số lĩnh vực cụ thể tại Cảng vụ Hải Phòng Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
2.2.1 Công tác kiểm tra tàu biển:
Từ khi triển khai bộ luật Hàng hải 2015, Nghị định 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Bộ giao thông vận tải về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, thực hiện nghiêm thông tư số 07/2018/TT-BGTVT ngày 07/02/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra tàu biển; Công văn số 1792/ CHHVN-ATANHH ngày 10/5/2018 của Cục Hàng hải Việt Nam về công việc kiểm tra tàu biển. Từ năm 2015 đến nay, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng tiến hành kiểm tra 1.669 tàu biển nước ngoài. Đối với tàu biển Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động trực tuyến nội địa, 335 tàu biển Việt Nam hoạt động trực tuyến quốc tế, 261 phương tiện thủy mang VR-SB. Đối với tàu phải kiểm tra, Cảng Hàng hải Hải Phòng đã bổ sung các bộ kiểm tra nhiều kinh nghiệm, tăng cường khi tiến hành kiểm tra các biển hoạt động trên tuyến quốc tế; phối hợp với cơ quan Đăng kiểm yêu cầu tàu chủ, thuyền viên phục vụ cho phép trắng xóa bỏ khuyết tật trước khi hoạt động tại các tàu biển nước ngoài, góp phần duy trì công việc trên biển Việt Nam là danh sách của Tokyo MOU .
2.2.2 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải khác
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải trong khu vực biển Hải Phòng được duy trì và thực hiện thường xuyên Cảng Hàng hải Hải Phòng đã tổ chức kiểm tra một toàn bộ kỹ thuật hầu hết các phương tiện thủy trước khi tham gia thi công vét cạn, xây dựng hải quan hàng hóa. Qua công việc kiểm tra chỉ ra những tồn tại của các hãng, yêu cầu khắc phục sự tồn tại để bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác. Đồng thời, Cảng hàng hải Hài Phòng đã tăng cường phân phối với các cơ quan, liên kết kiểm tra, đơn vị giám sát hoạt động đào, phá bùn, đất vét đúng vị trí, bố trí có mặt thường xuyên tại hiện trường để theo dõi, giám sát hoạt động này.
Chủ trì, phân hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan như: Cảnh Sát Đường thủy, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Biên phòng Cửa khẩu cảng, chính quyền địa phương để kiểm tra việc chấp hành luật pháp của các phương tiện thủy nội địa trên luồng, phương tiện neo đậu không đúng quy định gây cản trở mất an toàn giao thông, các hoạt động đăng đáy lấn chiếm luồng hàng hải, hoạt động của các bến thủy nội địa, bến phà, đò, bến hành khách; các phương tiện vận tải khách hàng trong vùng nước biển Hải Phòng, v.v .. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
Từ năm 2015 đến nay, đơn vị phê duyệt 116 phương pháp bảo đảm an toàn hàng hải của các công trình trong vùng nước cảng biển. Các phương án đã được Chủ đầu tư, nhà thầu triển khai, phát huy hiệu quả, góp phần cho công việc bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, phòng ô nhiễm môi trường trong hoạt động thi công, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu hoàn thành dự án tiến độ. Tổ chức thường trực 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần giám sát tàu biển, rời, di chuyển trong vùng nước biển Hải Phòng; xác định các nguy hiểm, rủi ro gây mất an toàn, an ninh hàng hải và môi trường ô nhiễm, đồng thời đưa ra cảnh báo các khả năng có thể xảy ra va chạm hoặc đi xa ngoài luồng qua VTS hệ thống.
Thường trực 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần tại Cảng Đại diện Hàng hải Hải Phòng tại Bạch Long Vỹ, Trạm Đại diện Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng tại Phà Rừng để hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng hải, tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn hàng hải cho các tàu hoạt động trên các tuyến đặc biệt trong mùa mưa bão và lễ tết. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát tàu khách Bạch Long hoạt động trên tuyến Hải Phòng – Bạch Long Vỹ đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.
2.2.3 Xử phạt vi phạm hành chính Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã lập biên bản các vi phạm hành chính, trình giám đốc và cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định. Các hành vi vi phạm liên quan đến trật tự đậu đỗ của tàu thuyền, thiếu trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu, thực hiện không đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt, vi phạm trong quá trình dẫn tàu của Hoa tiêu hàng hải.
Cảng hàng hải Hải Phòng đã nhắc nhở và xử lý các vi phạm thiếu trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu của tàu, bằng cấp chuyên môn của thuyền viên không phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2.4 Công tác giám sát quy hoạch, đầu tư phát triển biển, luồng hàng hải
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã thiết lập kế hoạch kiểm tra, giám sát xây dựng cảng biển được duyệt về vị trí, quy mô để đảm bảo công tác an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nghiễm môi trường. Qua kiểm tra, giám sát vị trí, quy mô xây dựng các cầu bến cảng đều phù hợp với văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, không có trường hợp nào trong vi phạm các quy định hiện hành.
Ngoài ra, để bảo đảm trật tự giao thông thông suốt, thuận lợi và an toàn trong quá trình thi công, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hàng hải của đơn vị thi công và người điều khiển các phương tiện khi tham gia thi công công trình, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng có Kế hoạch kiểm tra công việc thực hiện Phương án Bảo đảm an toàn hàng hải trong thi công cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Dự án cầu Bạch Đằng, Dự án cầu Hoàng Văn Thụ và các công trình hàng hải khác trong khu vực tàu cảng biển Hải Phòng.
2.2.5 Công tác điều tra tai nạn Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã điều tra và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn đúng thời hạn và kịp thời đưa ra các bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế các vụ tai nạn, đồng thời phổ biến cho các cơ quan liên quan để tránh phòng.
2.2.6 Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tàu và tài sản liên quan hoạt động hàng hải trong khu vực, với phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và phương châm “chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời,khắc phục nhanh và có hiệu quả “, Hàng năm Cảng Hàng hải Hải Phòng đã được xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các nội dung chính như sau: Kiện toàn Ban Chi huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp khai thác cảng, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu biển xây dựng Phương án PCTT & TKCN trước mùa mưa bão; tiến hành kiểm tra trật tự vùng neo đậu, các tàu neo đậu dài ngày, các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ô nhiễm môi trường đối với các cảng, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu biển trong khu vực trước mùa mưa bão.
Khi nhận thông tin TKCN, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng chủ động phối hợp với Trung tâm PHTKCN hàng hải khu vực I, Công an thành phố Hải Phòng, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng và các đơn vị liên quan khác xác minh thông tin, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời để ứng cứu một cách nhanh nhất, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
2.2.7 Công tác xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án
Cảng Hàng hải Hải Phòng đã tích cực tham gia góp ý Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là Dự thảo sửa đổi bộ luật hàng hải 2015; Dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải;hoạt động nạo vét trong vùng nước biển; Dự thảo sửa đổi Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT và Thông tư số 12/2011/TT-BGTVT; Dự thảo chỉnh sửa, bổ sung Thông tin số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về điều kiện thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam; Dự thảo ban hành thông tin định mức kinh tế- kỹ thuật tiêu hao phương tiện thủy của Cảng vụ Hàng hải; Dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 41/2016/TT-BGTVT ngày 14/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu công vụ, tàu ngầm , tàu lặn, kho chứa nổi,giàn di động Việt Nam; Dự thảo sửa đổi nghị định, bổ sung một số điều chỉnh của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về việc đăng ký, xóa đăng ký và mua bán đóng mới tàu biển ..
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 là một bộ luật được đánh giá rất cao về thể thức và nội dung, tại thời điểm đó bộ luật đã cập nhật được những vấn đề vô cùng cấp thiết của quốc gia và của thế giới về lĩnh vực hàng hải tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động hàng hải tại Việt Nam trong thời gian qua đã dẫn đến các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động hàng hải cũng trở nên phức tạp và đa dạng. Đứng trước thực tế này pháp luật hàng hải Việt Nam và các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã bộc lộ các điểm bất cập đòi hỏi phải được bổ sung và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam trong yêu cầu phát triển mới. Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Kiến nghị việc tổ chức thực hiện luật Hàng Hải
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực tiễn luật hàng hải trong hoạt động cảng […]