Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1 Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới
2.1.1. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Mỹ:
Để tìm hiểu tình hình phát triển marketing điện tử tại các doanh nghiệp bán lẻ của Mỹ, trước tiên ta phải nghiên cứu các điều kiện để vận hành marketing điện tử ở đất nước này.
Hình 2.1: Tỷ lệ sử dụng Internet ở các vùng miền trên thế giới (tính đến cuối tháng 9/2023)
Nhìn chung, Mỹ là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới về lĩnh vực công nghệ thông tin. Internet ra đời và được ứng dụng sớm nhất tại Mỹ, điều này đã tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động thương mại điện tử tại quốc gia này. Mỹ đã chính thức mở cửa mạng internet cho công chúng vào tháng 1 năm 1991, đây thực sự là một bước ngoặt thúc đẩy cuộc cách mạng tin học, thương nghiệp và điều chỉnh ngành nghề tại Mỹ. Theo số liệu của liên minh viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union) ITU, năm 2023 có tới 74,1% dân số Mỹ sử dụng Internet và chiếm tới 90% số người dùng internet ở Bắc Mỹ. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Bảng 2.1: Sự tăng trưởng số lượng người dùng Internet trong dân số Mỹ giai đoạn 2014-2023
Với một thị trường rộng lớn như vậy, các công ty kinh doanh trên mạng của Mỹ đang mở rộng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Cụm tử “thương mại điện tử” không còn xa lạ gì với người Mỹ bởi từ lâu họ đã hình thành thói quen mua sắm trên mạng.
Tổng doanh thu thị trường bán lẻ trực tuyến tại Mỹ sẽ vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2023 bất chấp khủng hoảng kinh tế, nghiên cứu mới nhất của hãng Forrester Research cho biết.
Theo số liệu của các chuyên gia Forrester Research, tổng doanh số của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến năm 2023 sẽ có mức tăng trưởng là 11%, đạt 156 tỉ đôla. Đương nhiên, mức tăng trưởng này không thể sánh được với những năm trước, mà gần đây nhất là năm 2022 với 13% [17].
Chi tiêu trên mạng sẽ tiếp tục tăng phần nhiều là do khách hàng chuyển từ các cửa hàng ngoại tuyến sang các cửa hàng trực tuyến. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sẽ ngày càng nhiều khách hàng ưu tiên mua hàng qua mạng thay vì tại các cửa hàng truyền thống, bởi trên mạng họ có nhiều điều kiện so sánh giá cả và tìm được những món hàng thực sự cần thiết hơn.
Để tìm hiểu các việc áp dụng mô hình marketing điện tử trong ngành bán lẻ của Mỹ, chúng ta sẽ tìm hiểu hai nhà bán lẻ hàng đầu là Amazon và Walmart. Walmart là nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, còn Amazon lại là một kênh bán lẻ trực tuyến được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
Kinh nghiệm của Amazon.
Cơ hội
Jeff Bazos là người nhìn thấy cơ hội bán hàng qua Internet và đã lựa chọn sách là sản phẩm phù hợp nhất để bán qua mạng. Qua các năm, sản phẩm được liên tục mở rộng từ sách đến các sản phẩm khác, nâng cao dịch vụ khách hàng, bổ sung các dịch vụ và các đối tác chiến lược. Amazon.com phát triển từ cửa hàng sách lớn nhất thế giới thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới. Amazon.com đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện đơn hàng và kho vận. Công ty đã đầu tư hàng triệu USD vào xây dựng hệ thống kho hàng được thiết kế phù hợp với việc giao hàng bưu kiện nhỏ đến những đơn hàng lên tới vài trăm nghìn khách hàng. Thử thách lớn nhất của Amazon.com là làm thế nào để tiếp tục thành công trong khi hàng loạt công ty khác đã thất bại, làm sao thu được và duy trì lợi nhuận sau khi đã đầu tư một khoản vốn rất lớn vào mô hình kinh doanh này.
Hình 2.2. Giao diện trang chủ của Amazon
Công nghệ của Amazon.
Bên cạnh những cửa hàng trực tuyến, Amazon đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều hướng khác nhau như: cửa hàng chuyên dụng, ví dụ như cửa hàng kĩ thuật, đồ chơi… Amazon cũng mở rộng dịch vụ biên tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua mạng lưới các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Amazon cũng mở rộng danh mục sản phẩm thêm hàng triệu đầu sách đã qua sử dụng và không còn xuất bản nữa. Amazon cũng mở rộng sang các sản phẩm ngoài sách, liên kết với tập đoàn Sony năm 2016 để bán các sản phẩm Sony online. Những đặc điểm nổi bật của cửa hàng trực tuyến Amazon là dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng, nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều bài bình luận, đánh giá, nhiều giới thiệu, gợi ý hợp lí và chuyên nghiệp; danh mục sản phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống, hệ thống thanh toán an toàn và thực hiện đơn hàng chuyên nghiệp Amazon liên tục bổ sung các tính năng khiến quá trình mua sắm trên mạng trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Mục “gift Ideas” đưa ra các ý tưởng về quà tặng mới mẻ, hấp dẫn theo từng thời điểm trong năm. Mục “Community” cung cấp thông tin về sản phẩm và những ý kiến chia sẻ của khách hàng với nhau. Mục “E-card” cho phép khách hàng chọn lựa và gửi những bưu thiếp điện tử miễn phí cho bạn bè, người thân của mình. Amazon đã và đang liên tục bổ sung thêm những dịch vụ rất hấp dẫn như trên cho khách hàng của mình. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Amazon cũng mở rộng sang dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như sàn giao dịch và đấu giá điện tử, Amazon auctions cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu giá trực tuyến trên khắp thế giới. Dịch vụ Zshop cho phép các doanh nghiệp thue gian hàng trên Amazon với mức phí hợp lí hàng tháng, cho phép các doanh nghiệp nhỏ hiện diện trên mạng và có thể sử dụng hệ thống thực hiện đơn hàng đầu tiên của Amazon. Khách hàng có thể mua sắm trên Amazon bằng PCs, điện thoại di động, PDAs, máy tính bỏ túi và dịch vụ điện thoại 121 của AT&T.
Hệ thống CMR của Amazon hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động Marketing trực tiếp (one-to-one Marketing). Từ năm 2016 khi khách hàng vào trang web Amazon từ lần thứ hai trở đi, một file cookie đwocj sử dụng để xác định khách hàng và hiển thị dòng chào hỏi “welcome back, Tommy”, và đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên các hoạt động mua sắm trước đó của khách hàng. Amazon cũng phân tích quá trình mua hàng của khách hàng thường xuyên và gửi những email gợi ý về các sản phẩm mới cho khách hàng. Thống kê ý kiến đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm cho phép khách hàng đưa ra các lựa chọn chính xác và nâng cao lòng tin của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng.
Từ năm 1997, Amazon triển khai hoạt động liên kết với các công ty khác, đến năm 2016 Amazon đã có hơn 500.000 đối tác hợp tác giới thiệu khách hàng cho Amazon với mức hoa hồng 3-5% trên các giao dịch được thực hiện. Từ năm 2014, Amazon cũng triển khai hoạt động hợp tác với nhiều đối tác khác như Carsdirect, Health and Beauty với Drugstore, Toys RUs. Amazon cũng kí hợp đồng với tập đoàn Border group Inc., cho phép khách hàng mua hàng trênAmazonđến lấy hàng tại các cửa hàng của borders. Ngược lại Amazon cũng trở thành cửa hàng trên web của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu như Target và Circuit City. Amazon cũng có trang công cụ tìm kiếm của mình tại địa chỉ a9. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Theo nghiên cứu của Retail Forward, Amazon được xếp hạng số 1 thế giới về bán lẻ trên mạng. Theo đánh giá tình hình hoạt động của Amazon hiện nay đang có xu hướng tốt với chi phí đang giảm dần và lợi nhuận đang tăng dần. Amazon công bố lợi nhuận ròng quý 4/2023 tăng 715 lên mức 384 triệu USD tương đương 85 cent/cổ phiếu.Doanh thu tăng 42% lên mức 9,52 tỷ USD. Các chuyên gia phân tích dự báo lợi nhuận ròng chỉ ở mức 72 cent/cổ phiếu trên mức doanh thu đạt 9,04 tỷ USD.
Suy thoái kinh tế kéo dài có thể khiến người tiêu dùng đồng loạt cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, còn đối với Amazon, kết quả kinh doanh năm 2022-2023 cho thấy công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới gần như chưa hề trải qua suy thoái [18].
Bài học kinh nghiệm
Các ứng dụng của Amazon trong phát triển danh mục sản phẩm, dịch vụ bán hàng và khách hàng, chiến lược liên kết, hợp tác với các đối tác, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ là bài học điển hình trong ứng dụng Marketing điện tử.
Kinh nghiệm của Walmart Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Là tập đoàn bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 2971 cửa hàng tại Hoa Kỳ, khoảng trên 1500 cửa hàng trên khắp thế giới và 528 CLB Sam, Walmart tuyển dụng khoản 1,5 triệu nhân công. Khẩu hiệu của công ty là :” Ai là số 1? Khách hàng”. Công ty đã xây dựng được hình ảnh thông qua việc tổ chức hiệu qủa quá trình bán lẻ và quản lí hệ thống cung cấp, chiếc thắng đối thủ cạnh tranh bằng chiến lược giá thấp. Tuy nhiên Walmart gặp phải một số vấn đề trong quá trình bán hàng trực tuyến, đó là: Yếu tố nhân khẩu học của khách hàng. Thị trường mục tiêu là các gia đình với doanh thu 25.000 USD. Trong khi thu nhập trung bình của khách hàng là 60.000 USD.
Hình 2.3. Giao diện trang chủ của Walmart
Bất chấp sự khác biệt này từ việc bán hàng trực tuyến (chủ yếu là âm nhạc, du lịch và hàng điện tử qua website Walmart cũng đã chiếm 10% doanh số bán hàng của Walmart tại Hoa Kỳ. Đối thủ cạnh tranh lâu đời của Walmart là Kmart Inc cũng đang cố gắng thu hút khách hàng mua hàng tại website www.walmart bằng cách cung cấp dịch vụ Internet miễn phí. Kmart cũng tấn công bằng các chiêu thức giảm giá. Tuy nhiên, chiến lược này làm giảm lợi nhuận của Kmart nghiêm trọng và dẫn đến sự phá sản vào năm 2016.
Walmart cũng tăng cường hệ thống thương mại điện tử bằng việc liên minh với AOL vào năm 2015 để cung cấp internet cho vùng ngoại ô và nông thôn đặc biệt là những vùng chưa có cửa hàng của Walmart. Mục đích của Walmart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giám tác động đối với các cửa hàng hiện tại. Walmart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp kết hợp giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Vào năm 2016, Walmart đi vào giai đoạn ổn định cho phép khách hàng mua hàng, kiểm tra tình trạng đơn hàng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, trả lại hàng, tìm kiếm cửa hàng. Bên cạnh đó cung cấp một số dịch vụ nhằm xây dựng cộng đồng như chia sẻ ảnh v.v…
Dù Walmart mới chỉ cung cấp một số mặt hàng trực tuyến, nhưng số lượng các mặt hàng ngày càng tăng. Đối mặt với khủng hoảng tài chính, Walmart không những không giảm thiểu các mặt hàng kinh doanh trên mạng mà còn tăng thêm. Trong năm 2023, Walmart tăng cường thêm nhiều sản phẩm mới vào bán trực tuyến. Các khách hàng nước ngoài cũng có thể mua hàng trực tiếp từ website hoặc nhận hàng từ các đối tác tại nước đó. Ví dụ một khách hàng ở Anh có thể mua hàng tại Walmart nhưng nhận hạng tại ASDA (đặt tại Anh quốc).
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, Walmart thông báo đạt lợi nhuận 3,23 tỷ USD trong quý III/2023, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán hàng 98,6 tỷ USD, tăng 11%.Theo Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Wal-Mart, Mike Duke, trong năm 2023 vừa qua, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng lượng khách hàng đã tăng lên. Wal-Mart đã giành thêm thị phần, đặc biệt ở Mỹ, Anh và Mexico, khi vẫn giữ vững niềm tin của khách hàng trên toàn cầu về giá cả và chất lượng hàng hóa.
2.1.2. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại EU Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Trong thời gian qua, tất cả các số liệu đều ngày càng khẳng định vai trò chủ chốt của Internet trong thương mại đối với quảng đại công chúng. Thương mại bán lẻ trực tuyến sẽ tăng nhanh, ở châu Âu ngưỡng mang tính chất tượng trưng là 1% tổng doanh thu: tăng trưởng tri thức (Growth for Knowledge) đóng góp 2,8% vào doanh số bán lẻ ở châu Âu trong năm 2016, đạt mức tăng trưởng 23%/năm. Ở Pháp, kinh doanh điện tử cũng phát triển mạnh. Doanh thu của năm 2017 đạt 2,39 tỷ euro (tăng 65% so với năm 2015), năm 2017 đạt 3,5 tỷ euro theo đánh giá của hãng Benchmark Group. Quý 1 năm 2018, 31,4% số người sử dụng Internet (6,3 triệu người) cho biết đã sử dụng phương thức mua hàng trực tuyến, tăng so với năm trước đó là 27,9%. Tổ chức nghiên cứu và điều tra của Pháp Le Baromètre du e-commerce cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng: tháng 6 năm 2017, 36% số người sử dụng Internet của Pháp đã tiếp tục mua trực tuyến trong 6 tháng cuối, so với thời kỳ trước đó chỉ là 30%. Do tỷ lệ người sử dụng Internet tăng: từ 37% đến 44% số dân Pháp, tỷ lệ người mua trực tuyến trong dân số Pháp đã tăng từ 11,1% lên 15,8%.
Các nước thuộc liên minh châu Âu – EU đã đạt được khá nhiều thành tựu trong việc phát triển hoạt động marketing điện tử, nhờ có cơ sở kĩ thuật vững vàng và hệ thống viễn thông hiện đại. Hoạt động marketing điện tử ở các nước thuộc liên minh châu Âu có một số đặc điểm khác biệt so với Mỹ, chẳng hạn các website của các doanh nghiệp Châu Âu được thiết kế chủ yếu phục vụ trao đổi buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong khi ở Mỹ chủ yếu theo hướng tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hoạt động marketing điện tử ở ca được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghiệp ô tô, chế biến kim loại, điện tử, hoá chất… Riêng ngành công nghiệp ô tô, các hang ô tô của Đức tham gia tích cực vào hoạt động marketing điện tử nhất, trong đó có các hang tên tuổi như BMW, Daimler – Chrysler… Theo ước tính của eMarketer (một công ty chuyên nghiên cứu thị trường trên internet), trong năm 2021 có khoảng 136,1 triệu người Châu Âu nối mạng tại 5 quốc gia lớn nhất châu âu là Pháp, Ý, Đức, Anh, Tây Ban Nha. Theo phân tích của “Europe Online Advertising”, rất nhiều yếu tố đa dạng đã tác động tới tăng trưởng quảng cáo trên internet tại Châu Âu. Năm 2021, có tới 45% người sử dụng internet tại Châu Âu vào mạng hàng ngày, và mức sử dụng trung bình tới 11h20 phút lên mạng mỗi tuần.
Dân số trẻ Châu Âu là lực lượng quan trọng thúc đẩy internet phát triển, có hơn ¾ dân số từ độ tuổi 16-24 sử dụng internet hàng ngày. Khu vực Tây Âu cũng là khu vực dẫn đầu thế giới trong việc đăng kí sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng, 27% so với 24% của khu vực Bắc Mỹ. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Bảng 2.2. 20 tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu:
Trong số 20 tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu, 100% có website và 75% là có hình thức bán lẻ trực tuyến. Điều này cho thấy một thực tế là ở Châu Âu, kinh doanh bán lẻ trực tuyến không còn là mới mẻ và hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều phát triển hình thức này. Trong tương lai, 100% các cửa hàng bán lẻ của Châu Âu sẽ áp dụng hình thức bán lẻ trực tuyến [16].
Việc thực hiện chiến lược marketing điện tử ở Châu Âu không mở rộng ra thị trường toàn cầu như các doanh nghiệp Mỹ mà chú trọng phát triển thị trường nội bộ trong khối EU. Vì vậy, các nhà marketing chủ yếu nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong nội bộ khối và vận dụng lợi thế sân nhà là chính. Chiến lược marketing điện tử ở châu Âu không quá rầm rộ và phô trương, chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng sản phẩm. Đồng thời, dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp bán lẻ châu Âu cũng rất tốt, tạo tâm lý tin tưởng cho người tiêu dùng mỗi khi đi mua sắm.
2.1.3. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại một số quốc gia Châu Á Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Hiện nay, số lượng người sử dụng internet ở Châu Á là cao nhất thế giới, chiếm 42,6% tổng số người sử dụng Internet trên toàn thế giới. Vì vậy, có thể nói đây là một thị trường vô cùng tiềm năng của các doanh nghiệp bán lẻ.
Hình 2.4. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở các vùng miền trên thế giới
(tính đến cuối tháng 9/2023)
Nhờ vào sự phát triển của Internet, châu Á đang trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới. Loại hình bán lẻ trên internet đang ngày càng phổ biến ở châu Á do ba nguyên nhân chính sau: 1. Số lượng người sử dụng Internet tại Châu Á đang có xu hướng tăng nhanh; 2. Hạ tầng viễn thông được cải thiện; 3. Các phương thức thanh toán – từng được xem là một trở ngại chính đối với mua sắm trực tuyến – hiện đã trở nên an toàn hơn. Ngược lại, những tiến bộ của công nghệ internet và dấu hiệu ngày càng có nhiều người tiêu dùng lên mạng mua sắm ở châu Á cũng đang khuyến khích các nhà bán lẻ tận dụng kênh bán hàng này.
Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International dự báo rằng doanh số bán lẻ trực tuyến ở vùng châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng lên trên 71 tỉ USD vào năm 2012, gần gấp đôi so với năm 2021. Đáng chú ý là, theo các nhà phân tích tại Công ty KPMG, doanh số bán lẻ trực tuyến cũng đang tăng tại những thị trường chín muồi, như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Đài Loan, các giao dịch mua sắm trực tuyến tăng 32,3% lên 7,1 tỉ USD trong năm ngoái. Mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến cả hai kênh bán hàng truyền thống lẫn online, song giới phân tích tin rằng triển vọng của thương mại điện tử vẫn rất đáng khích lệ. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Tuy vậy, một số nhà phân tích nhận định thương mại điện tử ở châu Á vẫn chưa phát triển bằng một số thị trường khác trên thế giới như Mỹ hay châu Âu. Lý do một phần là các nhà bán lẻ đầu tư chưa nhiều vào những kênh bán hàng trực tuyến. Tại một số thị trường, tốc độ đường truyền và những lo ngại về vấn đề bảo mật trong quá trình thanh toán cũng là những yếu tố cản trở đáng kể đến thương mại điện tử. Marketing điện tử chỉ thực sự phát triển ở các nước châu Á (trừ Nhật Bản) trong một vài năm gần đây mà thôi. Vì vậy, việc áp dụng marketing điện tử trong lĩnh vực bán lẻ ở Châu Á thực sự chưa khởi sắc mà chỉ mới ở giai đoạn tiền đề.
Hình 2.5: 10 quốc gia đứng đầu Châu Á về số lượng người sử dụng Internet
Theo như số liệu của trung tâm số liệu Internet thế giới, Trung Quốc và Nhật Bản hiện là hai quốc gia đứng đầu châu Á về số lượng người sử dụng Internet, với 338 triệu người ở Trung Quốc và 94 triệu người ở Nhật Bản. Vì vậy, hai thị trường rộng lớn này cũng đầy tiềm năng cho các nhà bán lẻ qua mạng.
Trung Quốc
Theo nhiều chuyên gia dự đoán, đến năm 2010, dân số shopping trực tuyến của Trung Quốc sẽ đạt tới 480 triệu người, chiếm 58,6% dân số shopping online của cả châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, tỷ lệ này mới chỉ dừng ở ngưỡng 49,9% mà thôi. Khi ngày càng có nhiều người truy cập internet tại các nước như Trung Quốc, doanh số bán hàng trực tuyến ước tính tăng bình quân 20% mỗi năm. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Năm 2020, chỉ mới có 43,1 triệu người dân Trung Quốc sử dụng Internet vào mục đích mua sắm, với giá trị giao dịch đứng ở mức 31,2 tỷ NDT, Trung tâm Nghiên cứu Internet Trung Quốc cho biết. Người dân Trung Quốc đã chi tới 59,4 tỷ NDT (tương đương 8,2 tỷ USD) cho hoạt động mua sắm trên mạng trong năm 2021. Đây là mức “hầu bao” cao kỷ lục trong lịch sử nước này, đánh dấu mức tăng trưởng hơn 90% so với năm 2020. Theo hãng tin Tân Hoa xã, trong số 210 triệu người dùng Internet Trung Quốc, đã có hơn 55 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến. Taobao hiện là website thương mại điện tử được ghé thăm nhiều nhất, đồng thời cũng là cổng mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc tại thời điểm này. Doanh thu từ thương mại điện tử được dự báo là sẽ chiếm từ 5-8% tổng doanh thu bán lẻ của thị trường Trung Quốc vào năm 2012. Hiện nay, thị trường này mới chỉ chiếm một thị phần hết sức “tí hon” là chưa đầy 1% mà thôi.
Bên cạnh đó, tỷ lệ phổ cập Internet tại các quốc gia như Trung Quốc cũng đang tăng dần theo thời gian. Giới phân tích dự đoán, doanh thu từ bán hàng qua mạng có thể tăng trung bình tới 20% mỗi năm.
Nhật Bản
Có một thông tin khá thú vị là mặc dù người dân Nhật Bản rất chăm mua hàng qua mạng, song tổng số tiền mà họ bỏ ra lại không cao. Theo thống kê, có khoảng 83% người dùng Nhật Bản đã từng shopping trực tuyến, nhưng tính trung bình, mỗi người chỉ mua khoảng 581 USD mà thôi. Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia sở hữu tỷ lệ shopping trực tuyến cao nhất (83%).
Con số này cao hơn khá nhiều so với mức bình quân 63% của cả khu vực Tại một số thị trường, như Nhật, tỉ lệ tăng trưởng của doanh số bán hàng trực tuyến hàng năm có thể lên đến 40%. Bởi đối với người Nhật, lướt Net hiện đã là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngày càng nhiều hãng bán lẻ nhận ra đây chính là cơ hội kết nối trực tiếp với người tiêu dùng.
2.2. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Việt Nam Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
2.2.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử và marketing điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phải đến năm 2016, khái niệm thương mại điện tử (e-commerce) mới thật sự xuất hiện. Mặc dù cũng có không ít các Website tư vấn mua sắm trực tuyến ra đời, song tất cả chỉ dừng lại ở mức thông tin một chiều. Nội dung chuyển tải thì rất nghèo nàn và chậm cập nhật. Do không am hiểu thương mại điện tử, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xem Web site như là nơi để phát… các tờ bướm quảng cáo hoặc bảng báo giá sản phẩm (bản điện tử), thay cho phương thức tiếp thị truyền thống (bản in).
Ba năm sau, diện mạo của e-commerce mang thương hiệu Việt Nam bắt đầu thể hiện rõ nét và sinh động hơn. Chất lượng của nhiều Web site đã được cải thiện đáng kể, do chú trọng đầu tư về mặt công nghệ và nội dung số. Thông tin diễn ra hai chiều và được cập nhật một cách đều đặn. Mô hình chợ đầu mối, siêu thị và cửa hàng trực tuyến đã được người dùng biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, tổng khối lượng và giá trị giao dịch qua mạng là không đáng kể. Phương thức thanh toán chủ yếu vẫn là “cháo” phải múc trước, tiền mới trao sau (Cash On Delivery). Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng chưa có thói quen đi chợ trên mạng và sự non trẻ của hạ tầng bảo mật phục vụ thương mại điện tử. Đây cũng là giai đoạn mà e-commerce Việt Nam chuyển từ cách làm “ngẫu hứng”, “cầu may” sang cẩn trọng nhưng đầy quyết tâm.
Đến năm 2021, thị trường cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến đã ghi nhận sự bùng nổ về mặt số lượng các Web site e-commerce làm ăn nghiêm túc. Kĩ thuật tìm kiếm mà Việt Nam đang áp dụng không hề thua kém so với các cường quốc về CNTT-TT, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Nhật Bản. Xúc tiến giao dịch qua mạng diễn ra ở tốc độ cao và có chiều sâu. Phương thức thanh toán tỏ ra linh hoạt hơn trước đây rất nhiều. Người dùng đã có thể chi trả theo hình thức chuyển khoản cho những mặt hàng chọn mua qua mạng Internet. Lần đầu tiên, Việt Nam đã bắt đầu triển khai mô hình thông tin đa chiều, trong đó chủ nhân của Web site tư vấn mua sắm trực tuyến sẽ làm cầu nối liên kết doanh nghiệp với người tiêu dùng. Kết quả bước đầu cũng rất lạc quan. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Thành công của thương mại điện tử Việt Nam rất đáng được trân trọng và ghi nhận, dù rằng chỉ với ngần ấy sẽ chẳng là nhiều so với những cây “đại thụ” trong làng e-commerce hoàn vũ. Nó là kết quả rút tỉa kinh nghiệm từ bao giọt mồ hôi và nước mắt của doanh nhân Việt Nam. Những nguyên nhân khác cũng cần được kể ra đó là hạ tầng ICT, hành lang pháp lý, sự vào cuộc của các cơ quan hữu trách, nhận thức của người dùng và sự xuất hiện đúng lúc của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Mức độ phổ cập internet và thiết bị di động – những phương tiện cơ bản để tiếp cận ứng dụng thương mại điện tử và marketing điện tử trong những năm gần đây tại Việt Nam đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng.
- Theo số người sử dụng Internet
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân)
- Hình 2.6. Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet
Như vậy mặc dù mới chỉ tiến hành kết nối mạng toàn cầu cách đây hơn 10 năm, tốc độ phát triển internet tại Việt Nam đạt mức khá cao trong khu vực. Nếu cách đây 4 năm, tỉ lệ người dùng internet tại Việt Nam còn thấp so với khu vực (2,33% ở Việt Nam so với 54,43% của Singapore) thì đến cuối năm 2019 khi con số này ở các quốc gia Đông Nam Á đều ở mức khiêm tốn thì Việt Nam lại tăng rất cao, đứng thứ 5 trong danh sách những nước có số lượng người sử dụng internet trong khu vực. Đến năm 2021, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 với tỉ lệ 22%, chỉ đứng sau Indonexia, đất nước đông dân nhất Đông Nam Á.
Hình 2.7 : Tỉ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 2018-2022 Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Về mặt pháp lí, mặc dù chậm hơn yêu cầu nhưng môi trường pháp lí cho thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật Giao dịch Điện tử và Luật công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2021. Cùng một số văn bản được ban hành năm 2019 trở về trước, những văn bản ra đời trong 2 năm gần đây đã tạo nên một khung pháp lí tương đối toàn diện cho giao dịch điện tử và thương mại điện tử tại Việt Nam. Nếu luật Giao dịch điện tử là khung pháp lí cơ bản và đầu tiên cho toàn bộ các giao dịch điện tử trong xã hội, thì kế hoạch tổng thế phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2020-2010 được ban hành ngày 15-09-2019 theo quyết định số 222/2019/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ là chính sách vĩ mô đầu tiên của Nhà nước với những định hướng, giải pháp toàn diện và chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc. Kế hoạch này là nền tảng cho việc triển khai rất nhiều hoạt động liên quan tới thương mại điện tử, đặc biệt là marketing điện tử trong giai đoạn 5 năm, đồng thời góp phần đưa luật giao dịch điện tử vào cuộc sống thông qua những chính sách, giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Với việc chính thức thừa nhận thương mại điện tử thì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã tiếp tục được mở rộng ra những hình thức mới, trong đó tập trung đến việc cung cấp nội dung cho các phương tiện điện tử. Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua các thiết bị di động cũng tăng nhanh. Số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tâm lí và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức hiện đại. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Đối với sàn B2C, tính đến cuối năm 2023 VN đã có khoảng 200 doanh nghiệp kinh doanh sàn B2C. Trong khi một số sang B2B do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận hành với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử thì hầu như các sàn B2C đều do các doanh nghiệp kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận. Trong số những sàn thương mại điện tử B2C hiện nay, số đông là hoạt động theo dạng siêu thị điện tử, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là các mặt hàng có độ tiêu chuẩn hoá cao như hàng điện tử, thiết bị điện, đồ gia dụng, sách báo, văn phòng phẩm… Phần lớn các sàn này đều do các doanh nhân trẻ, năng động, sáng tạo và chấp nhận mạo hiểm đầu tư kinh doanh với tính toán chưa có lãi trong những năm đầu nhưng sẽ có lợi nhuận cao trong tương lai, khi thị trường bùng nổ, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiên với mô hình kinh doanh và chiến lược quảng bá bài bản, nhiều sàn thương mại điện tử B2C đã mang lại những doanh thu đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai nhiều ứng dụng thương mại điện tử và marketing điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp đã sử dụng email, điều đó được thể hiện qua tỉ lệ 86% doanh nghiệp thường xuyên sử dụng email trong giao dịch với đối tác năm 2021. Hơn nữa đã xuất hiện một số doanh nghiệp sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong giao dịch. Số doanh nghiệp có website cũng tăng nhanh, nếu như con số này vào cuối năm 2018 ước tính đạt khoảng 17.599, chiếm 19% tổng số doanh nghiệp, thì tỉ lệ doanh nghiệp có website vào cuối năm 2021 đã là 38%. Tỉ lệ website tăng nhanh chỉ trong vòng vài năm cho thấy doanh nghiệp đã thực sự bước vào giai đoạn triển khai các ứng dụng thực tế mà thương mại điện tử và marketing điện tử đem lại để cải tiến phương thức kinh doanh của mình. Bên cạnh việc thiết lập website, việc tích cực tham gia các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp cũng là một tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Trong bối cảnh nguồn nhân lực triển khai thương mại điện tử nói chung và marketing điện tử nói riêng của doanh nghiệp còn hạn chế và tài chính còn khiêm tốn, tham gia vào các sàn thương mại điện tử là một giải pháp mang tính chiến lược và hiệu quả cao. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
2.2.2. Thực trạng ứng dụng marketing điện tử tại một số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Đa phần các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay vẫn lựa chọn phương thức: “người mua đến nhận hàng tại các điểm đại lí” (trên 40% giao dịch) hoặc sử dụng đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp để giao hàng (trên 50% giao dịch). Các phương thức này chưa tận dụng được lợi thế của phân công lao động và nguồn lực các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay cũng chưa đủ mạnh để tổ chức tốt hoạt động này. Một số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ chuyển phát của bưu điện (khoảng 17-18% số giao dịch) tuy nhiên phương thức này có nhược điểm là chi phí còn cao so với giá trị giao dịch.
Hình 2.8: Các phương thức thanh toán được doanh nghiệp sử dụng qua các năm 2020-2022
Về dịch vụ thanh toán trong các giao dịch điện tử của ngành bán lẻ: đến năm 2023, nhiều hoạt động thanh toán điện tử đã được triển khai để góp phần hoàn thiện các giao dịch điện tử. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt cho các giao dịch điện tử đang giảm dần tử 75% năm 2020 xuống còn 67% năm 2021. Tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thanh toán trực tuyến tăng từ 3% lên 4% nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu thanh toán chung của thương mại điện tử và mặt bằng của thế giới.
Để tìm hiểu các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã thực hiện chiến lược Marketing điện tử như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu về một doanh nghiệp cụ thể. Đó là Pico Plaza – một trong những siêu thị bán lẻ trực tuyến áp dụng thành công nhất chiến lược marketing điện tử.
PICO PLAZA Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Khai trương ngày 01/07/2021, Pico Plaza là một trong những siêu thị điện máy có quy mô hàng đầu Việt Nam hiện nay. Pico Plaza là nhà bán lẻ chuyên nghiệp các sản phẩm Điện tử – Điện lạnh – Viễn thông – IT – Kỹ thuật số – Gia dụng của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Sony, Samsung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia, Motorola, Lenovo, HP, Acer…Sự phát triển của Pico Plaza đã được ghi nhận bằng giải thưởng Thương hiệu vàng – Golden Brand Award 2022. Đây là một vinh dự lớn mà khách hàng và các tổ chức đã dành tặng cho Pico Plaza, khẳng định vị trí tiên phong của Pico Plaza trên bước đường phát triển. Không chỉ là cửa hàng bán lẻ truyền thống, trong vài năm trở lại đây Pico đã phát triển dịch vụ bán lẻ trực tuyến và thu hút đông đảo khách hàng tham gia. Đây là một cửa hàng bán lẻ truyền thống kết hợp với trực tuyến, rất điển hình ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu chiến lược marketing điện tử của doanh nghiệp này cũng phần nào giúp chúng ta hiểu rõ thêm các mô hình kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam
Chiến lược marketing điện tử của Pico có thể được phân tích dựa trên 4 yếu tố chính là Product – Price – Place – Promotion. Đồng thời các yếu tố khác của marketing hiện đại cũng được doanh nghiệp áp dụng một cách hết sức linh hoạt, tăng cường hiệu quả của chiến lược marketing.
Sản phẩm (Product)
Pico có rất nhiều mặt hàng điện tử điện máy phong phú, đa dạng. Pico cam kết mang tới cho bạn những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, bằng cách cung cấp những sản phẩm của chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chế độ bảo hành bảo trì theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Được sự hỗ trợ và hợp tác với hàng trăm nhà sản xuất phân phối sản phẩm chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt nam, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao, Pico Plaza mang tới cho bạn hàng chục nghìn mặt hàng sản phẩm của nhiều nhóm ngành hàng, bạn sẽ có được sự lựa chọn vô cùng phong phú đa dạng của các nhóm ngành hàng như Điện tử, Điện lạnh, Gia Dụng, Thiết bị tin học, Thiết bị giải trí,Viễn thông. Mục tiêu của Pico là trở thành siêu thị bán hàng qua mạng với doanh số và độ tin cậy hàng đầu Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Ngoài ra thông qua trang Web, Pico còn cung cấp các thông tin mang tính chất tư vấn, định hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho khách hàng thông qua các chức năng thống kê một cách khách quan các sản phẩm được bình chọn bởi chính khách hàng. Mục tiêu cuối cùng là mang lại những thông tin thực sự khách quan, chính xác nhất và đem lại sự thoải mái và hài lòng cho Quý khách hàng khi lựa chọn mua hàng tại Pico Plaza.
Hình 2.9. : Giao diện trang chủ của Picoplaza
Giá (Price)
Những diễn biến về giá cả của từng sản phẩm có trên Pico Plaza được cập nhật một cách thường xuyên lên trang web hàng giờ liên tục.
Đồng thời Pico cũng bám sát các chương trình khuyến mại, giảm giá hay quà tặng của các nhà sản xuất và phân phối hàng đầu, do vậy cam kết mang đến cho khách hàng rất nhiều chương trình xúc tiến bán hàng hấp dẫn, với nhiều sự lựa chọn về sản phẩm với chính sách giá cả cực kỳ hợp lý, khả năng cung cấp kịp thời nhanh chóng các mặt hàng có tại Pico Plaza.
Ngoài ra Pico cũng thường xuyên trao đổi, lên kế hoạch và phối hợp với các nhà sản xuất, phân phối lớn để tổ chức các đợt khuyến mại, giảm giá hay quà tăng mang đến cho khách hàng Pico Plaza sự hài lòng tuyệt đối về giá cả của sản phẩm. Không những thế, Pico còn có tính năng lựa chọn các mặt hàng theo nhu cầu, túi tiền của từng khách hàng cụ thể.
Phân phối (Place) Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến thì không cần có một cửa hàng thật mà chỉ cần cửa hàng ảo (chính là website giao dịch). Điều này giúp tiết kiệm chi phí trung gian rất nhiều vì chỉ cần một cửa hàng ảo là doanh nghiệp có thể trao đổi mua bán với tất cả các người tiêu dùng ở mọi nơi. Đối với Pico, vì xuất thân từ một doanh nghiệp bán lẻ truyền thống nên Pico cũng có 2 siêu thị bán lẻ, được đặt ở những vị trí khá trung tâm, thuận lợi cho khách hàng. Đó là Siêu thị Pico Plaza 1 – Địa chỉ: 76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và Siêu thị Pico Plaza 2 – Địa chỉ: 35 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khách hàng chọn Pico có thể có 4 cách thức dễ dàng để đặt mua hàng tại PICO PLAZA:
- Truy nhập trang web http://www.picoplaza hoặc http://pico. và gửi đơn đặt hàng online – thời gian nhận đơn hàng Online 24/24 giờ.
- Truy nhập vào website in đơn đặt hàng và fax tới số Fax: +84.4 3557 5827 – thời gian online 24/24 giờ.
- Gọi tới số điện thoại: (04).62 859 95 từ 8h30 đến 17h30 – các ngày từ thứ 2 tới thứ 7 trong tuần.
- Mua hàng taị hệ thống siêu thị Pico Plaza
Các hình thức mua hàng phong phú đa dạng, thuận tiện cho khách hàng không chỉ ở các tỉnh thành phố mà còn ở các huyện, các địa phương khác nhau trên đất nước VIệT NAM. Đồng thời, khách hàng cũng có thể mua hàng của Pico vào bất cứ thời điểm nào. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mua hàng mà còn tạo tâm lí thoải mái, hài long cho mọi khách hàng của Pico. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Ngoài ra, Pico cho phép khách hàng tùy ý lựa chọn các hình thức dịch vụ vận chuyển, lắp đặt phù hợp với từng chủng loại mặt hàng, giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất có thể.
Chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh (Promotion)
Chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của Pico rất phong phú, đa dạng. Đầu tiên phải kể đến, đó là việc ban hành thẻ thành viên. Có 3 loại thẻ là 1/ Thẻ Member: Được cấp miễn phí cho mọi khách hàng Pico Plaza, nhận thẻ ngay sau khi đăng ký.2/ Thẻ Gold: Nếu Quý khách tích lũy được 50 điểm sẽ được cấp thẻ Gold. Thời gian tích lũy trong vòng 2 năm.3/ Thẻ Diamond: Nếu Quý khách tích lũy được 100 điểm sẽ được cấp thẻ Diamond. Thời gian tích lũy trong vòng 2 năm. Mỗi điểm trong thẻ tương đương với 500.000VND. Chủ thẻ có rất nhiều quyền lợi khi sở hữu thẻ. Đối với thẻ Member, chủ thẻ được giảm giá 1% khi thanh toán, Được tham gia chương trình “Tích điểm thưởng đổi quà” của SeaBank (Theo quy định của SeaBank – ngân hàng đối tác của Pico). Đối với Thẻ Gold, ngoài những quyền lợi của thẻ Member, còn được miễn phí tiền công sửa chữa, bảo dưỡng các sản phẩm điện máy trong gia đình của khách hàng VIP (Không bao gồm linh kiện thay thế), được tham gia các chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng VIP. Thẻ Diamond là loại thẻ có nhiều quyền lợi nhất. Ngoài những quyền lợi hấp dẫn của thẻ Gold, chủ thẻ Diamond còn được quyền tham gia chương trình dùng thử sản phẩm theo quy định của Pico Plaza.
Nhờ chương trình áp dụng Thẻ, khách hàng có thể tra cứu điểm tích lũy của mình cũng như nhận được những thông tin liên tục, kịp thời về các chương trình khuyến mại cũng như các mặt hàng mới của Pico. Điều này có tác dụng hai chiều, vừa giúp khách hàng có thêm thông tin và nắm bắt được các chương trình khuyến mại vừa giúp Pico thêm uy tín và củng cố mối quan hệ bền vững với khách hàng. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Ngoài việc phát hành thẻ, điểm thu hút nhất của Pico chính là Các chương trình khuyến mại, giảm giá. Ví dụ như vào tháng 3/2010, Pico đang áp dụng chương trình 10 ngày cao điểm trong chuỗi chương trình “Tháng vì người tiêu dùng”. Theo đó, khách hàng khi đến với Pico sẽ được miễn phí phí vận chuyển, được thêm 1 năm bảo hành, miễn phí bảo dưỡng và giảm giá đối với một số mặt hàng nhất định. Điều thú vị là các chương trình khuyến mãi thường rất đa dạng phong phú và khá thường xuyên, kích thích người tiêu dùng tìm đến Pico mỗi khi muốn mua hàng. Không chỉ có vậy, vào những thời điểm giao mùa, sản phẩm điện máy bán chạy hay vào những dịp lễ tết, khi số lượng người tiêu dùng đi mua sắm tăng lên, Pico lại có những chiêu thức khuyến mại giảm giá mới để thu hút khách hàng.
Dịch vụ khách hàng (Customer service)
Dịch vụ khách hàng của Pico không chỉ được người tiêu dùng ở siêu thị truyền thống mà còn được khách hàng mua sắm trực tuyến rất hài long. Đến với website www.picoplaza, khách hàng được hướng dẫn rất cụ thể, tỉ mỉ về cách thức mua sắm cũng như thanh toán, và các vấn đề có liên quan.
Ví dụ: Khi bạn chọn vào nhóm ngành hàng Viễn Thông thì sẽ xuất hiện các ngành hàng Điện thoại di động, Điện thoại để bàn, Điện thoại kéo dài, Máy Fax
Tiếp theo bạn Click trực tiếp vào ngành hàng mà bạn quan tâm, lúc này sẽ xuất hiện cửa sổ chi tiết của ngành hàng đó.
Chú ý: Tại phía cạnh bên trái của màn hình sẽ có các công cụ hỗ trợ để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mà mình theo một số thuộc tính như mức giá, hãng sản xuất, màu sắc, chức năng…
Khi đã tìm được sản phẩm quan tâm và muốn xem thêm thông tin của sản phẩm đó, bạn nhấn chọn trực tiếp vào sản phẩm đó để xem chi tiết hơn. Nếu muốn mua thì bạn chọn vào nút Cho vào giỏ để đưa sản phẩm vào giỏ hàng của mình
Ngay lập tức trong giỏ hàng của bạn sẽ xuất hiện sản phẩm bạn vừa chọn. Để xem lại sản phẩm trong giỏ hàng bạn nhấn chuột vào Xem giỏ hàng để xem lại các sản phẩm mình đã chọn, cập nhập số lượng nếu mua với số lượng lớn hơn 1.
Nếu bạn muốn tiếp tục chọn thêm sản phẩm khác, vui lòng nhấn vào nút Tiếp tục mua hàng. Nếu không, bạn chọn mục Gửi đơn hàng: 3 bước>> để tiếp tục quy trình mua hàng & thanh toán Khách hàng cũng có thể liên lạc với Bộ phận Bán hàng trực tuyến để nhận hỗ trợ: Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
- Hỗ trợ thông tin qua Email:
- Điện thoại : (04). 62 859 95
Tính năng hỗ trợ trực tuyến (chat Yahoo Messenger, điện thoại thường, điện thoại IP,…) cho phép kết nối khách hàng dù khách hàng đang ở bất kì đâu tới đội ngũ nhân viên kinh doanh, tư vấn bán hàng, các chuyên gia về dòng sản phẩm, ngành hàng đông đảo trên toàn quốc, có kiến thức chuyên sâu và được đào tạo bài bản có thể tư vấn, phân tích lựa chọn sản phẩm, linh phụ kiện đi kèm hoặc mua thêm, thay thế, các chương trình khuyến mại, giảm giá, quà tặng, cách thức mua hàng, đặt hàng…mà khách hàng không phải trả bất kì khoản phí nào…
Bảo mật (Security)
Pico cam kết Bảo mật thông tin của bạn khi mua hàng tại Pico Plaza, không cung cấp tên tuổi, các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản… của khách hàng cho người thứ 3, đồng thời Pico thiết lập một môi trường mua hàng an toàn khi bạn đưa thông tin lên trang Web, bảo mật thông qua các phương án mã hoá đường truyền, mã hoá dữ liệu , sử dụng mật khẩu và firewall ngăn chặn mất cắp thông tin, khách hàng sẽ không bao giờ phải lo nghĩ về việc bị lộ thông tin cá nhân.
Hạn chế
Tuy nhiên Pico còn một số điểm hạn chế là: Chưa có tính cá nhân hóa và cá biệt hóa cao. Pico chưa lưu trữ được thông tin về lịch sử mua hàng của khách hàng, do đó không áp dụng được giỏ mua hàng quen thuộc như các website bán hàng trực tuyến khác trên thế giới như Amazon… Mặt khác, các sản phẩm của Pico đa phần đều có sẵn, khách hàng chỉ có quyền lựa chọn chứ không thể thiết kế các mặt hàng theo thông số kĩ thuật hay màu sách, kích thước hình dáng mà mình mong muốn. Đây cũng là một bất lợi của Pico trong việc cá biệt hóa sản phẩm. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay cũng rất ít doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến làm được điều này. Khóa luận: Thực trạng marketing điện tử trong ngành bán lẻ.
Ngoài ra, tính cộng đồng của Pico là chưa cao. Các khách hàng mua hàng ở Pico không có sự tương tác với nhau, chưa tạo ra một cộng đồng ảo trên mạng Internet. Hầu hết khách hàng phải tự tìm kiếm thông tin về sản phẩm, giao dịch, giá bán…. Đây là một hạn chế mà website cần khắc phục để phục vụ khách hàng tốt hơn trong thời gian tới.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp marketing điện tử trong ngành bán lẻ

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com