Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng áp dụng pháp luật về công ty cổ phần tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ THÁI BÌNH
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1000808141 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp lần đầu ngày 30 tháng 11 năm 2010, đăng ký thay đổi lần thứ tám ngày 16 tháng 09 năm 2020.
- Địa chỉ: số 545, Đường Trần Lãm, p. Trần Lãm, Tp Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.
- Số điện thoại: 02273 833 552 – số fax: 02273 838 757.
- Website: www.pvoilthaibin
- Email: pvoilthaibinh@pvoil
- Mã cổ phiếu: POB
Logo: Sử dụng Logo chung của Tổng Công ty Dầu Việt Nam –PV OIL nghĩa biểu tượng Logo: Với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và màu đỏ của ngọn lửa hai nhánh thể hiện thành quả hoạt động tìm kiếm thăm dò-khai thác và các lĩnh vực hoạt động khác để khai thác tài nguyên dầu khí từ lòng đất, lòng thềm lục địa Việt Nam phục vụ đất nước. Ngọn lửa đỏ hai nhánh được bắt đầu từ trong lòng chữ V (chữ đầu của từ Việt Nam) được cách điệu tạo cho khoảng trống ở giữa hai ngọn lửa giống hình đất nước. Nhánh màu đỏ cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng PETROVIETNAM – tên giao dịch quốc tế Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình – PV Oil Thái Bình là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trước đây Công ty có tên là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Thái Bình-PTSC Thái Bình, trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí-PTSC. Với số lao động của toàn Công ty là 170 lao động, ngành nghề kinh doanh chủ yếu lúc đó là Kinh doanh các sản phẩm đồ uống do Nhà máy Nước khoáng Tiền Hải của Công ty sản xuất và kinh doanh bán lẻ Xăng dầu với hệ thống 05 cửa hàng bán lẻ.
Tháng 6 năm 2009 do xu hướng chuyên môn hóa cho các Tổng Công ty của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PTSC Thái Bình được sát nhập về Tổng Công ty Dầu Việt Nam- PV Oil với tên Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xăng dầu Dầu khí Thái Bình-PV Oil Thái Bình. Với việc trở thành Công ty thành viên của PV Oil đã mở ra một giai đoạn mới cho chiến lược phát triển kinh doanh của PV Oil Thái Bình. Do được sự quan tâm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam, PV Oil Thái Bình đã có những lợi thế nhất định trong việc kinh doanh Xăng dầu. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các hoạt động kinh doanh của PTSC Thái Bình, PV OIL Thái Bình đã xác định mũi nhọn của Công ty là đầu tư kinh doanh xăng dầu, đồng thời kịp thời chuyển hướng đầu tư từ xin cấp phép, xây mới các cửa hàng xăng dầu sang mua, thuê các cửa hàng đã nằm trong quy hoạch. Từ đó tốc độ đầu tư nhanh hơn và thương hiệu, thị trường của PV OIL Thái Bình ngày một mở rộng. Chỉ trong vòng hơn 1 năm, PV Oil Thái Bình từ chỗ có 5 cửa hàng, đến nay đã phát triển lên 15 cửa hàng và thiết lập được một hệ thống phân phối xăng dầu tại một số tỉnh miền Bắc. Doanh thu từ 184 tỷ năm 2009 tăng lên 780 tỷ năm 2010, đánh dấu sự phát triển vượt bậc và đưa PV OIL Thái Bình vào Top 3 doanh nghiệp lớn mạnh có đóng góp hàng đầu cho ngân sách tỉnh Thái Bình. Thu nhập bình quân của CBCNV tăng nhanh qua các năm, như năm 2009 là 5, 655 triệu đồng, năm 2010 lên 7, 9 triệu đồng. PV OIL Thái Bình còn là đơn vị tiêu biểu trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, các hoạt đoàn thể xã hội như Công đoàn, Đoàn thanh niên… vững mạnh toàn diện, luôn luôn quan tâm đến các hoạt động văn nghệ thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội cùng các hoạt động nhân đạo từ thiện.
Thực hiện chiến lược đầu tư phát triển của Công ty, lại được sự quan tâm sự đầu tư của Tổng Công ty Dầu, sau một thời gian đầu tư xây dựng, tháng 4- 2011, PV OIL Thái Bình đã đưa vào khai thác giai đoạn 1 Kho trung chuyển xăng dầu Thái Bình tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư với dung tích 6.000m3. Về việc đầu tư cơ bản, trọng điểm này đã tạo cho PV Oil Thái Bình sự chủ động và tiềm lực mới về nguồn hàng trong thị trường xăng dầu khu vực, góp phần quan trọng trong kết quả kinh doanh của Công ty năm 2011 cũng như các năm tiếp theo. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Từ việc chỉ có 05 cửa hàng Xăng dầu bán lẻ, từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010, PV Oil Thái Bình đã có thêm 03 cửa hàng bán lẻ Xăng dầu và thiết lập được một hệ thống phân phối Xăng dầu tại một số tỉnh miền Bắc, đưa doanh thu từ 103 tỷ năm 2008 lên 184 tỷ năm 2009 và con số này đã tăng lên gấp nhiều lần, 780 tỷ năm 2010 với 45.000m3 Xăng dầu bán ra trên thị trường, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Doanh nghiệp và đưa Doanh nghiệp vào Top 3 Doanh nghiệp lớn mạnh và có đóng góp hàng đầu cho Ngân sách tỉnh Thái Bình.
Thực hiện Nghị quyết số 1878/NQ – DKVN 06/8/2010 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Nghị quyết số 87/NQ – DVN ngày 10/8/2010 của Tổng công ty Dầu Việt Nam về việc tái cấu trúc tổng thể PV OIL, ngày 20/10/2010 HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Nghị quyết số 2764/NQ – DKVN về việc phê duyệt phương án thành lập các Công ty cổ phần kinh doanh xăng dầu thuộc PV OIL trong đó có Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (PV OIL Thái Bình). Ngày 15/11/2010, Đại hội đồng cổ đông đã thành lập Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình, và đơn vị đã tiến hành hoàn tất các thủ tục hồ sơ pháp lý, bộ máy nhân sự để đi vào hoạt động theo pháp luật kể từ ngày 01/12/2010.
Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Dầu Việt nam về việc tái cấu trúc Công ty (chia tách Công ty) ngày 01/4/2016 Công ty đã hoàn thành việc chia tách Công ty thành 2 Công ty đó là: Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (PV OIL Thái Bình) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Thái Bình (Thái Bình PSC). Kể từ đó cho đến nay mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã phát triển cả chiều sâu và chiều rộng rất đa dạng, hệ thống các cửa hàng xăng dầu từ 8 CHXD năm 2010 đến nay tăng lên là 13 CHXD; doanh thu tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại là: 109.000.000.000 tỷ đồng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả trong phát triển các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tăng lợi tức cho các cổ đông, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty.
Xây dựng chính sách bán hàng của đơn vị phù hợp với chính sách chung của Tổng công ty và tình hình kinh doanh của đơn vị để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của Tổng công ty, của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu; Xây dựng chính sách tạo nguồn xăng dầu ngoài nguồn hàng của Tổng công ty phù hợp với các quy định của Tổng công ty, của Nhà nước.
Đẩy mạnh công tác triển khai đề án 1114 “Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại CHXD”, đề án 808 về “Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Kho trung chuyển xăng dầu” của Tổng công ty Dầu Việt Nam trên toàn hệ thống.
Phát triển mạnh hệ thống phân phối, hệ thống CHXD tại các thị trường được phân công.
Tập trung nguồn lực cho việc phát triển khách hàng công nghiệp lớn, phấn đấu phát triển và duy trì cung cấp từ 4- 5 khách hàng để giữ ổn định sản lượng.
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Kho trung chuyển xăng dầu, các CHXD đảm bảo an toàn, sạch đẹp và chuyên nghiệp theo nội dung Đề án 808 của Tổng công ty. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư CHXD bán lẻ theo các hình thức (đầu tư mới, mua, thuê, hợp tác) phấn đấu năm 2021 phát triển thêm được 01 CHXD hoạt động hiệu quả.
Phối hợp với nhà đầu tư PETROTECH Thái Bình và Tổng công ty vận hành an toàn và khai thác hiệu quả 02 dự án tại Kho: dự án xử lý Condensate Thái Bình và dự án Pha chế Xăng E5… nhằm tăng vòng quay và hiệu quả khai thác Kho.
Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bao gồm: Quản trị hàng tồn kho, kiểm soát dòng tiền và quản lý công nợ.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí, nguồn vốn đầu tư để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn – phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cho con người và tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác được Đại hội đồng cổ đông Công ty giao.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công ty cổ phần tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
2.1.1. Thực hiện các quy định chung của pháp luật về vốn, quản lý vốn của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty và tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn Điều lệ của Công ty là 109.000.000.000 đồng; tương đương 10.900.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng.
- Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 74.120.010.000 đồng.
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành cổ phần do nhiều cổ đông lớn nắm giữ theo bảng tổng hợp sau:
- Tổng số cổ phần: 10.900.000 cổ phần.
- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu.
Giá trị vốn cổ phần đã góp: 109.000.000.000 đồng, Hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 68% cổ phần tại POB thông qua Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và 11% cổ phần thông qua Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm 100% vốn). Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình trong năm 2021 gồm: Ngày 08/09/2021 Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thăng Long trở thành cổ đông lớn của Công ty sở hữu 1.626.200 Cổ phần (tỷ lệ 14,92%). Tới ngày 21/12/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thăng Long tăng tỷ lệ sở hữu lên 1.827.100 Cổ phần (tỷ lệ 16,76%). Hợp đồng hoặc giao dịch với cổ đông nội bộ là không có.
Tại thời điểm 31/12/2021 tổng giá trị tài sản của công ty là 154.000.299.019 VNĐ, tăng 20.953.276.223 VNĐ so với năm 2020. Về phần tài sản ngắn hạn, chủ yếu là giá trị hàng tồn kho (26.572.501.596 VNĐ) và các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng (39.228.580.362 VNĐ). Đối với phần tài sản dài hạn, chiếm chủ yếu là tài sản cố định (70.060.130.192 VNĐ). Nợ phải trả tại 31/12/2021 của công ty là 42.149.052.349 VNĐ, chủ yếu là nợ ngắn hạn (41.524.552.349 VNĐ, chiếm 98,5%). Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn là khoản thuế phải nộp cho Nhà nước và tiền hàng mua của Tổng công ty Dầu Việt Nam – Công ty cổ phần.
2.2.2. Tổ chức quản lý công ty Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Về cơ bản, Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình có quy chế quản trị và cơ cấu tổ chức tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật doanh nghiệp.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) có thẩm quyền cao nhất Công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ do luật pháp, Điều lệ Công ty quy định;
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát (BKS) thực hiện nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá công tác quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc theo quy định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và các văn bản pháp luật;
Ban Giám đốc (BGĐ) điều hành hoạt động của Công ty trong đó đứng đầu là Giám đốc. Ban giám đốc công ty hiện có 3 người. Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính cho năm tài chính, kiểm soát nội bộ.
Tại Thái Bình, công ty có 4 phòng ban gồm phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch đầu tư và phòng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm quản lý các sự vụ liên quan đến các công việc hành chính, kế toán, kinh doanh, kế hoạch. Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm quản lý và điều hành sự hoạt động của cửa hàng xăng dầu rải rác trên toàn tỉnh. Công ty có kho trung chuyển xăng dầu lớn đặt tại Thái Bình, đó có tổ kỹ thuật và tổ giao nhận phụ trách hoạt động và đảm bảo an toàn của kho trung chuyển. Ngoài ra, công ty có thêm một chi nhánh đặt tại tỉnh Hưng Yên.
2.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Xét về khía cạnh tổ chức và kiểm soát các cơ quan trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình áp dụng Luật Doanh nghiệp 2020 về quy định hợp lý thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, cách thức trình tự triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, quyền dự họp, điều kiện, thể thức họp và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu, công khai thông tin và minh bạch hoá cơ chế quản trị công ty, các quyền của Hội đồng quản trị và cơ chế giám sát Hội đồng quản trị của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của HĐCĐ Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình hiện nay.
Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình đã thiết lập các thủ tục để thực hiện quyền của cổ đông và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông. Thông qua định hướng phát triển của công ty và quyết định một số vấn đề quan trọng trong Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình. Đại hội đồng cổ đông cũng đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty và kiểm soát các giao dịch tư lợi Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do Hội đồng quản trị lập và gửi Ban kiểm soát để thẩm định. Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo cáo tài chính, Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để Đại hội đồng cổ đông đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty, quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/TGĐ, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này. Xét về tổng thể, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật đã được tuân thủ trên thức tế. Các quyền như tham dự họp Đại hội đồng cổ đông, bầu và bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, chuyển nhượng cổ phần, quyền ưu tiên mua trước, quyền nhận cổ tức… đã được thực hiện tương đối đầy đủ. Quyền của cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số trong việc yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc trực tiếp triệu tập họp theo thẩm quyền đã phát huy được hiệu lực thực tế. Về quyền được cung cấp thông tin thì hầu hết các công ty cổ phần, cổ đông đã được nhận không chỉ tóm tắt Báo cáo tài chính, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, mà còn nhận được cả thông báo về quyết định của Hội đồng quản trị, và thậm chí cả của Giám đốc. Như vậy, cổ đông trên thực tế đã được cung cấp thông tin nhiều hơn so với quy định của Luật doanh nghiệp.
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần. Hiện tại, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình đang có 3 cổ đông, trong đó có 1 cổ đông là tổ chức nắm giữ 79% cổ phần. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình hiện tại là 3 người. Trong đó chủ tịch Hội đồng quản trị hiện tại không phải là người đại diện theo Pháp luật, được Đại hội đồng cổ đông bầu ra trong số thành viên của Hội đồng quản trị. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Về cơ chế thông tin cho các chủ thể bên ngoài công ty (cơ chế công khai báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh); quy định về việc kiểm soát các hợp đồng với người có liên quan, công ty áp dụng nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng như thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty…phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Tại công ty, các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên thường thảo luận và quyết định về ba vấn đề: (i) báo cáo hàng năm tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo; và (iii) mức cổ tức được chia. Các cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông thường kéo dài nửa ngày. Diễn biến cuộc họp thường theo công thức định sẵn là: (1) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc trình bày báo cáo đã chuẩn bị sẵn; (2) Ban kiểm soát đọc báo cáo đánh giá “thẩm tra” đã chuẩn bị sẵn từ trước; (3) thảo luận và chất vấn. Ảnh hưởng của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số, là không đáng kể đối với những quyết định đã chuẩn bị trước của Hội đồng quản trị. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông của đại bộ phận (khoảng 96%) các công ty cổ phần thường họp (thường niên) mỗi năm một lần. Một số khá lớn (khoảng từ 50-40%) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông mỗi quý một lần. Về việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, đa số công ty (khoảng 60%) nhìn chung tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
2.2.2.2. Hội đồng quản trị
Kết quả SXKD năm 2021 đạt được trong bối cảnh đại dịch COVID 19 ảnh hưởng chung tới nền kinh tế trong nước đã góp phần giữ vững ổn định, củng cố niềm tin của người lao động, khách hàng của Công ty. Có được kết quả này là nhờ Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý đã chủ động trong công tác điều hành, có nhiều giải pháp hiệu quả ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch và giá cả xăng dầu trong nước; hoạt động điều hành SXKD của Công ty theo đúng nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và chỉ đạo của Hội đồng quản trị.
Trong quá trình điều hành hoạt động của Công ty, Hội đồng quản trị đã tuân thủ theo đúng phân cấp tại Điều lệ và các quy định nội bộ của Công ty; tổ chức triển khai đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Công ty không có các tiểu ban thuộc hội đồng quản trị.
HĐQT Công ty triển khai các hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Công ty và các văn bản pháp luật hiện hành. Trong năm 2021, căn cứ các Tờ trình và Phiếu lấy ý kiến của các Thành viên, Hội đồng quản trị đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động của Công ty. Cụ thể như bảng 2.3.
Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức đến từ môi trường khách quan đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, PVOIL Thái Bình vẫn luôn bám sát các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện sản xuất kinh doanh. Cụ thể như: Vận hành an toàn và hiệu quả dự án “Xử lý và pha chế condensate Thái Bình” và pha chế xăng E5 tại kho trung chuyển xăng dầu Thái Bình. Giữ vững ổn định thị phần, hệ thống phân phối, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu, tập trung gia tăng tỷ trọng kênh bán lẻ qua CHXD. Tăng cường cơ hội tìm kiếm đầu tư phát triển cửa hàng xăng dầu phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Tăng cường công tác quản lý chi phí, quản trị hệ thống và phát triển thương hiệu Công ty. Bằng những cố gắng và nỗ lực của hệ thống, việc hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều chỉ tiêu trong năm 2021 của Công ty tạo cơ sở tiền đề tốt cho việc thực hiện năm 2022. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
2.2.2.3. Giám đốc/Tổng Giám đốc
GĐ Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình có quyền và nhiệm vụ điều hành công việc quản lý kinh doanh thường nhật của công ty, là cán bộ quản lý cao cấp của công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm để trợ giúp Hội đồng quản trị điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Cũng giống như trách nhiệm pháp lý của các thành viên Hội đồng quản trị, trách nhiệm pháp lý của Giám đốc chủ yếu là trách nhiệm dân sự mà nội dung cơ bản là bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm này bao gồm trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới. Trách nhiệm cá nhân của Giám đốc được quy định tại khoản 4 điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu làm trái mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Ngoài ra, Giám đốc còn phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc xử lý các cổ phần mua lại, theo đó cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu gây ra đối với công ty.
Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021 phản ánh một cách trung thực và hợp lý, tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty. Trong việc lập báo cáo tài chính này, Ban Giám đốc được yêu cầu phải:
Tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính;
Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó một cách nhất quán;
Đưa ra các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;
Nêu rõ các nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không, có những áp dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong báo cáo tài chính hay không;
Thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và gian lận; và Lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ trường hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sổ kế toán được ghi chép một cách phù hợp để phản ánh một cách hợp lý tình hình tài chính của Công ty ờ bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng báo cáo tài chính được lập và trình bày tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. Ban Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản của Công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và sai phạm khác.
Ban Giám đốc xác nhận ràng Công ty đã tuân thủ các yêu cầu nêu trên trong việc lập và trình bày báo cáo.
Quyền hạn của Giám đốc Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình xuất phát từ sự ủy quyền của Hội đồng quản trị, cho nên bản chất pháp lý của quyền hạn Giám đốc là quyền đại diện. Tạo điều kiện thuận lợi cho Giám đốc thực hiện quyền điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày và xử lý các vấn đề đối ngoại kịp thời. Giám đốc có các quyền bao gồm: (i) Quyền kiến nghị lên Hội đồng quản trị về phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh và phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; (ii) Quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, quyết định mức lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc, tuyển dụng lao động.
Quyền hạn chủ yếu trong nội bộ công ty là quyền quyết định xuất tiền, ký văn bản và đối xử với nhân viên. Trong công ty, Chủ tịch có quyền quyết định chi một số tiền lớn hơn Giám đốc, nên có quyền cao hơn Giám đốc; nhưng quyền nhiều hơn ở đây chỉ là quyền được quyết định chi tiền nhiều hơn chứ không phải là quyền ràng buộc công ty với bên ngoài – quyền ràng buộc công ty với bên ngoài phụ thuộc vào người đại diện theo pháp luật của công ty. Sự phát triển của các Công ty cổ phần phụ thuộc rất lớn vào đạo đức kinh doanh, kiến thức và khả năng cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ những người quản lý, điều hành doanh nghiệp, có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích của cổ đông và công ty theo nguyên tắc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty theo đúng quy định của Luật.
2.2.2.4. Ban kiểm soát Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung nhiều quy định với nội dung tương đối chi tiết và rõ ràng về địa vị pháp lý, cơ cấu, quyền và nhiệm vụ, cách thức hoạt động của Ban kiểm soát. Mục đích của sự thay đổi đó là nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Ban kiểm soát trong kiểm soát nội bộ công ty. Tuy vậy, thực tế cho đến nay có thể nói, kiểm soát nội bộ trong Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình vẫn còn hình thức và kém hiệu lực. Ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông bầu ra để giám sát và kiểm soát nội bộ, trực tiếp giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty. Ban kiểm soát có vai trò và địa vị ngang bằng với Hội đồng quản trị, cùng chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm có 3 thành viên. Thành viên Ban kiểm soát này là người được Hội đồng cổ đông tin tưởng, tín nhiệm bầu ra để giám sát các hoạt động của công ty. Thành viên và cơ cấu của Ban kiểm soát công ty Cổ phần dầu khí Thái Bình được bầu như bảng 2.5.
Trong năm 2021, Ban kiểm soát đã lập kế hoạch hoạt động và triển khai kiểm tra giám sát các mặt hoạt động của Công ty. Ngoài ra, Ban Kiểm soát được mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Trong năm 2021, Ban kiểm soát thực hiện công tác kiểm soát theo các nội dung chính như sau:
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp việt Nam theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
Kiểm tra tính hợp lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính thống nhất, phù hợp với công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác trong công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tài chính năm, sáu tháng, các quý trong năm, phân tích đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng bảo toàn và phát triển vốn, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Lương, thưởng, thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát không chuyên trách trong năm 2021 là 144 triệu đồng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Không có các giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ và giao dịch với cổ đông nội bộ. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế. Quy định này tạo điều kiện cho các giám sự tìm hiểu, theo dõi và giám sát chi tiết hoạt động quản lý kinh doanh của Hội đồng quản trị một cách thiết thực và lâu dài hơn. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định gồm: (i) Triệu tập cuộc họp Ban kiểm soát và hoạt động với tư cách là Trưởng Ban kiểm soát; (ii) Yêu cầu Công ty cung cấp các thông tin liên quan để báo cáo các thành viên của Ban kiểm soát; (iii) Lập và ký báo cáo của Ban kiểm soát sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để trình lên Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị, đồng thời việc Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngày bằng văn bản với Hội đồng quản trị; có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình bày báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
2.2.3. Phân chia lợi nhuận và rủi ro
2.2.2.1. Kết quả kinh doanh
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 về phương hướng hoạt động trong năm. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 nhưng PVOIL Thái Bình luôn chủ động bám sát thị trường xăng dầu trong và ngoài nước nên hoạt động kinh doanh của đơn vị đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Năm 2021 tập thể Ban lãnh đạo và Người lao động trong Công ty đã không ngừng cố gắng, nỗ lực bằng nhiều hình thức, nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được kết quả:
Sản lượng bán hàng xăng dầu năm 2021 đạt 75.052 m3, hoàn thành 119% kế hoạch năm 2021, tăng 130% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận trước thuế thực hiện 3,2 tỷ đồng hoàn thành 128% kế hoạch được giao. Thu nhập bình quân trong năm đạt 9.220.000 đồng/người/tháng, Công ty duy trì ổn định về đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV và Người lao động.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021, POB đạt 547,57 tỷ đồng doanh thu, lãi gộp đạt 32,86 tỉ đồng. Trong năm 2021, POB đạt 440 triệu đồng doanh thu tài chính. Trong kỳ, chi phí tài chính của POB là 50 triệu đồng, chi phí bán hàng 26,75 tỉ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 7,07 tỉ đồng. Với kết quả kinh doanh được ghi nhận trong năm, POB đã hoàn thành 73,26% kế hoạch doanh thu. Tại ngày 31.12.2021, tổng tài sản của POB đạt 133,05 tỉ đồng. Chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của POB là tài sản cố định (75,54 tỉ đồng). Tài sản ngắn hạn của POB ở mức 51,45 tỉ đồng, trong đó, chiếm một nửa là các khoản phải thu ngắn hạn (25,55 tỉ đồng), tiếp đến là hàng tồn kho 21,32 tỉ đồng. Tiền và tương đương tiền là 4,17 tỷ đồng. Về nguồn vốn, kết thúc năm 2021, vốn chủ sở hữu của POB là 109,17 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 23,88 tỉ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn (23,41 tỷ đồng). Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Công tác đầu tư trong năm 2021, Công ty cũng đã rất cố gắng hoàn thành chỉ tiêu phát triển hệ thống đạt 01 CHXD hoàn thành kế hoạch giao; công tác mua sắm trang thiết bị theo đúng kế hoạch được Tổng công ty phê duyệt. Công tác sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc… được tiến hành thường xuyên và đúng quy định đảm bảo cho hoạt động SXKD cho toàn hệ thống. Công ty đã áp dụng và thực hiện có hiệu quả Đề án 1114, 808 và chương trình Khách hàng thành viên (PVOIL EASY) của Tổng công ty; kết quả đã có những chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
Theo kết quả chấm điểm và đánh giá của tổ 1114 Công ty và Tổng công ty trong năm: toàn bộ hệ thống cửa hàng đều đạt kết quả cao theo bộ tiêu chí đánh giá. Hoạt động SXKD đảm bảo hiệu quả và an toàn về vốn; không để phát sinh công nợ xấu, công nợ khó đòi. Nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước: số đã nộp trong kỳ là 208 tỷ đồng. 2.2.2.2. Xử lý lỗ, phân chia lợi nhuận
Tình hình tài sản tại thời điểm 31/12/2021 tổng giá trị tài sản của công ty là 154.000.299.019 VNĐ, tăng 20.953.276.223 VNĐ so với năm 2020. Trong đó tài sản ngắn hạn là 74.546.252.656 VNĐ, chiếm 48,41%; tài sản dài hạn là 79.454.046.363 VNĐ, chiếm 51.59%. Về phần tài sản ngắn hạn, chủ yếu là giá trị hàng tồn kho (26.572.501.596 VNĐ) và các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng (39.228.580.362 VNĐ). Đối với phần tài sản dài hạn, chiếm chủ yếu là tài sản cố định (70.060.130.192 VNĐ), trong đó tài sản cố định hữu hình là 67.242.187.924 VNĐ, tài sản cố định vô hình 2.817.942.268 VNĐ.
Tình hình nợ phải trả tại 31/12/2021 của công ty là 42.149.052.349 VNĐ, chủ yếu là nợ ngắn hạn (41.524.552.349 VNĐ, chiếm 98,5%). Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn là khoản thuế phải nộp cho Nhà nước và tiền hàng mua của Tổng công ty Dầu Việt Nam – Công ty cổ phần.
Căn cứ các nội dung về kế hoạch phân chia lợi nhuận năm 2021 tại Nghị quyết số 1129/NQ-ĐHĐCĐ ngày 19/05/2021 và kết quả hoạt động SXKD năm 2021, Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua xem xét phê duyệt phương án phân chia lợi nhuận năm 2021 như bảng sau: Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Đơn vị đề xuất mức trích quỹ Khen thưởng, Phúc lợi ở mức 80% LNST (bằng mức trích năm 2020) còn lại chưa phân phối năm 2021 là 1.837.532.740 đồng với lý do:
Tổng mức chi KTPL theo Thỏa ước LĐTT của đơn vị năm 2021 cho các khoản chi như; sinh nhật CBNV, trợ cấp nhân các dịp lễ trong năm, chỉ hiếu, hỉ… là 3,78 tỷ đồng. Trong đó: Trực tiếp qua Quỹ KTPL: 2,38 tỷ đồng, Chỉ qua chi phí HĐSXKD: 1,4 tỷ đồng. Mức trích 1,838 tỷ đồng theo đề xuất trích bằng 46% so 1 tháng lương thực hiện theo kế hoạch 2021 (1,838/4 tỷ đồng) và chỉ đảm bảo 48,6% mức chi tối thiểu trên.
Bên cạnh, ngoài việc đảm bảo nguồn chi theo thỏa ước LĐTT, Công ty còn phải chỉ trả một sổ khoản chi có tính chất phúc lợi khác từ quỹ KTPL như; trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thâm niên ngành, trợ cấp tử tuất…, ước chỉ các khoản trên cho năm 2021 khoảng 200 triệu đồng; Mức trích trên của đơn vị thấp hơn theo quy định mức tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Lợi nhuận * 03 tháng lương thực hiện (<3,6 tỷ).
2.2.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về công ty cổ phần tại doanh nghiệp
Thuận lợi
Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức đến từ môi trường khách quan đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, PVOIL Thái Bình vẫn luôn bám sát các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Vận hành an toàn và hiệu quả dự án “Xử lý và pha chế condensate Thái Bình” và pha chế xăng E5 tại kho trung chuyển xăng dầu Thái Bình. Giữ vững ổn định thị phần, hệ thống phân phối, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu, tập trung gia tăng tỷ trọng kênh bán lẻ qua hàng xăng dầu. Tăng cường cơ hội tìm kiếm đầu tư phát triển cửa hàng xăng dầu phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Tăng cường công tác quản lý chi phí, quản trị hệ thống và phát triển thương hiệu Công ty. Bằng những cố gắng và nỗ lực của hệ thống, việc hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều chỉ tiêu trong năm 2021 của Công ty tạo cơ sở tiền đề tốt cho việc thực hiện năm 2022. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Được sự quan tâm và chỉ đạo của Tổng công ty thông qua dự án hợp tác đầu tư trạm xử lý Condensate Thái Bình và dự án đầu tư hệ thống pha chế Xăng E5 tại Kho đã giúp PVOIL Thái Bình giảm bớt khó khăn trước tình hình kinh doanh do dịch bệnh diễn biến phức tạp. PVOIL Thái Bình đã xây dựng được hệ thống cửa hàng xăng dầu ổn định với 18 cửa hàng trực thuộc, đồng thời áp dụng nghiêm túc và hiệu quả Đề án 1114 trong toàn bộ hệ thống hàng xăng dầu. Thương hiệu PVOIL được Người tiêu dùng tin dùng và ủng hộ góp phần gia tăng sản lượng bán lẻ cho đơn vị. Nguồn Condensate cung cấp cho trạm chưng cất xử lý Condensate tại Kho Trung chuyển Thái Bình khá ổn định, đảm bảo theo Kế hoạch năm nên trong năm 2021 công tác sản xuất kinh doanh các mặt hàng từ Condensate của PVOIL Thái Bình tương đối thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
Sự đoàn kết và quyết tâm cố gắng của ban chỉ huy Đảng bộ, Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể người lao động trong Công ty đã tạo ra sức mạnh để phấn đấu hoàn thành tốt nhất kế hoạch năm 2021. Vượt qua những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, đồng thời tranh thủ tốt các thuận lợi của thị trường khi giá dầu có xu hướng tăng, PVOIL Thái Bình một số chỉ tiêu chính hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, đặc biệt là chỉ tiêu sản lượng, lợi nhuận trước thuế. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 đạt được trong bối cảnh đại dịch COVID 19 ảnh hưởng chung tới nền kinh tế trong nước đã góp phần giữ vững ổn định, củng cố niềm tin của người lao động, khách hàng của Công ty. Có được kết quả này là nhờ Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát và các cán bộ quản lý đã chủ động trong công tác điều hành, có nhiều giải pháp hiệu quả ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch và giá cả xăng dầu trong nước; hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Trong quá trình điều hành hoạt động của Công ty, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát đã tuân thủ theo đúng phân cấp tại Điều lệ và các quy định nội bộ của Công ty; tổ chức triển khai đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình, có thể nhận thấy thêm một số ưu điểm như là, hệ thống cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình đã hình thành cơ bản các yếu tố đòn bẩy khuyến khích những người trong nội bộ doanh nghiệp; hạn chế những hành vi lợi dụng quyền hạn và chức vụ để thu lợi cho cá nhân tổn hại tới lợi ích chung; tạo điều kiện để những người trong nội bộ bao gồm cả chủ sở hữu thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình góp phần tiết kiệm chi phí, thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Một số nội dung nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định về tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình có viện dẫn các vụ việc thực tế để chứng minh cho các lập luận và qua đó phân tích nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần. Luật Doanh nghiệp 2020 đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công ty như Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc/GĐ điều hành.
Khó khăn
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng giảm. Trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, Công ty đã quyết liệt triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo sức khỏe cho người lao động; vừa chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ xăng dầu; Nguồn hàng một số thời điểm trong năm khan hiếm, mức chiết khấu thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Đứng trước những khó khăn trên. BCH Đảng bộ, Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình vẫn luôn luôn đoàn kết gắn bó cùng nhau vượt qua những thử thách đi lên, cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty Dầu Việt Nam, PVOIL Thái Bình đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về công ty cổ phần xăng dầu
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com