Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Vận Tải Biển Thành Đạt dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại vận tải biển Thành Đạt

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

  • Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI BIỂN THÀNH ĐẠT
  • Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : THANHDAT COMMERCIAL
  • SHIPPING COMPANY LIMITED
  • Mã số thuế 0201311693 (Cấp lần 1) Ngày cấp: 17/09/2013
  • Cơ quản thuế quản lý Chi cục Thuế thành phố Hải Phòng
  • Địa chỉ: Số 99N/110 Bùi Thị Từ Nhiên, Phường Đông Hải 1, Quận Hải An, TP Hải Phòng.
  • Giấy phép kinh doanh số 0202236167 (Cấp lần 2)
  • Ngày cấp: 29-07-2021
  • Nơi cấp: Thành phố Hải Phòng

Thực hiện chương trình phát triển kinh tế của biển của Tỉnh, huyện và địa phương chú trọng nghề vận tải biển là lĩnh vực giải quyết nhiều công ăn việc làm và mang lại thu nhập cao cho người lao động. Công ty thành lập từ năm 2013, giám đốc là người có thâm niên trong ngành vận tải biển, các thành viên Công ty là những người làm nghề vận tải biển có kinh nghiệm sản xuất và thực tế đi biển lâu năm. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Với một đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, thuỷ thủ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm nghề biển, có sức khoẻ tốt, thông thạo luồng tuyến, đảm bảo an toàn phương tiện tài sản. Công ty sẽ chú trọng việc nâng cấp thiết bị phương tiện với mục tiêu không ngừng nâng cao khối lượng hàng hoá vận chuyển an toàn, quan tâm tới việc đào tạo nâng cao tay nghề của đội ngũ thuyền viên và sỹ quan điều khiển kỹ thuật, cụ thể có 04 người qua Đại học Hàng Hải, 10 người qua trung cấp Hàng Hải và 20 người đã qua các khoá cập nhật sỹ quan đã thu hút được nhiều khách hàng, đối tác trong và ngoài quốc doanh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Marketing

2.1.2. Nhiệm vụ hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Thương mại Vận tải biển Thành Đạt

2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh

  • Vận tải biển và viễn dương bằng tàu biển.
  • Kinh doanh dịch vụ thương mại.
  • Liên doanh liên kết trên cơ sở hợp đồng kinh tế với các tổ chức vận tải, các chủ hàng, các ga cảng các tổ chức dịch vụ giao nhận kho, bãi…
  • Nhận uỷ thác của chủ hàng và chủ phương tiện tổ chức thực hiện các dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng hoá, hàng Bắc – Nam, hàng nặng, thiết bị toàn bộ, dịch vụ giao nhận xếp dỡ, đóng gói, bảo quản và bãi gửi hàng trong quá trình tiếp nhận, vận tải.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

  • Cung ứng, vận chuyển và đại lý vận chuyển hàng hoá, vận tải hàng khách liên tỉnh và du lịch.
  • Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ hàng hoá, khai thác bến đỗ và trông giữ xe, hàng hoá dịch vụ ăn uống nhà nghỉ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
  • Cung cấp lao động cho thị trường Hải Phòng.
  • Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tổ chức khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải giữa hai đầu cảng đi và cảng đến. Do vậy, tất cả các bộ phận trong công ty hoạt động như một dây chuyền thống nhất liên tục. Mỗi phòng ban đại diện là một mắt xích không thể tách rời. Vì vậy việc xây dựng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cũng mang tính thống nhất, không thể tách rời.

2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

  • Mối quan hệ chỉ huy:
  • Mối quan hệ làm việc:

Nhiệm vụ của các phòng ban:

  • Ban giám đốc:

Ban giám đốc bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc công ty là người đứng đầu, lãnh đạo toàn công ty và có trách nhiệm lớn nhất đối với các hoạt động kinh doanh do đó có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn hệ thống. Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và các cơ quan Pháp luật về hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý, tổ chức điều hành chung tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các Phó giám đốc kinh doanh, kỹ thuật có trách nhiệm giúp đỡ và chia sẻ nhiệm vụ với Giám đốc.

  • Phòng tổ chức hành chính:

Chức năng: là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức triển khai thực hiện các công tác về tổ chức sản xuất, nhân sự, hành chính và thực hiện chính sách đối với người lao động.

Nhiệm vụ: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

  • Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động.
  • Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, nâng bậc lương hàng năm cho người lao động.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho người lao động.
  • Tổ chức thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ và các chế độ liên quan khác.
  • Lập hồ sơ trình hội đồng kỉ luật công ty xét xử đối với những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế công ty đã ban hành.
  • Quản lý lực lượng quân dân tự vệ, quân dân dự bị và công tác thăm hỏi các gia đình chính sách.
  • Làm công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, kiến thiết cơ bản nhỏ cho công ty.
  • Quản lý môi trường, tổ chức chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.

Kế toán thống kê:

Chức năng: là phòng tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong công tác quản lý tài chính, tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thống kê kế toán. thông tin kinh tế và hạch toán sản xuất trong công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển các nguồn vốn được giao.

Nhiệm vụ: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

  • Lập và đôn đốc thực hiện kế hoạch tài chính trong từng kỳ kế hoạch, cuối kỳ có quyết toán.
  • Tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến các quy định về tài chính. Ghi chép các chứng từ, sổ sách theo quy định hiện hành. Luôn phản ánh đầy đủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ tài chính cho các đơn vị hạch toán nội bộ trong công ty, thực hiện chế độ tiền lương, BHXH- BHYT và các chế độ tài chính tín dụng …
  • Kiểm tra thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản các chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, sử lý các thiếu hụt mất mát và các khoản nợ khó đòi khác …
  • Tổ chức hệ thống thông tin, tin học trong công tác kế toán, thống kê và quản trị kinh doanh.
  • Quyền hạn, có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp các chứng từ, sổ sách, tài liệu cần thiết cho công tác hạch toán và kiểm tra theo chức năng. Có quyền từ chối không thi hành việc thu, chi về tài chính nếu xét thấy việc đó vi phạm luật pháp Nhà nước và các quy định hiện hành về tài chính nhưng sau đó phải báo cáo ngay cho lãnh đạo công ty biết ngay để xử lý.

Định biên gồm 5 cán bộ:

  • 1 trưởng phòng phụ trách chung.
  • 1 kế toán tổng hợp.
  • 2 kế toán nhân viên.
  • 1 thủ quỹ.

Phòng kế hoạch đầu tư:

Chức năng: là phòng tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo công ty trong công tác lập kế hoạch, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh và theo dõi quản lý các trang thiết bị, hệ thống điện và phương tiện có trong toàn công ty.

Nhiệm vụ: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

  • Lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng kỳ kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn). Giữa kỳ và cuối kỳ có báo cáo hồ sơ, tổng kết đánh gía mức độ hoàn thành của kế hoạch và đề xuất các biện pháp thực hiện.
  • Chủ động phối hợp giữa các phòng ban, các đơn vị sản xuất kinh doanh để xây dựng hoàn thiện các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật áp dụng cho các mô hình sản xuất kinh doanh công ty hiện có.
  • Tham mưu cho lãnh đạo công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với tổ chức cá nhân có nhu cầu. Kiểm tra giám sát và quyết toán các hợp đồng đã ký phù hợp với pháp lệnh kinh tế Nhà nước ban hành.
  • Nghiên cứu chủ động phối hợp với các đơn vị xây dựng các dự án tiền khả thi.
  • Quản lý theo dõi tình trạng kỹ thuật của thiết bị và phương tiện công ty có. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đối với công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị và phương tiện.
  • Quyền hạn: có kiểm tra và yêu cầu các đơn vị cung cấp số liệu, chứng từ và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình trạng các trang thiết bị. Có quyền yêu cầu cá nhân, đơn vị nghiêm chỉnh thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa đối với trang thiết bị, phương tiện theo quy định hiện hành.

Phòng có 5 cán bộ:

  • 1 trưởng phòng phụ trách chung.
  • 1 cán bộ theo dõi về vận tải.
  • 1 cán bộ theo dõi dịch vụ.
  • 1 cán bộ theo dõi dự án.
  • 1 cán bộ tổng hợp kiêm phụ trách kỹ thuật.

Phòng bảo vệ, thanh tra:

Chức năng: là phòng chuyên trách công tác tuần tra canh gác bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ trong phạm vi toàn công ty. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Nhiệm vụ:

  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức phòng tra canh gác bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong phạm vi toàn công ty.
  • Xây dựng kế hoạch và đôn đốc thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong phạm vi toàn công ty. Có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong từng kỳ kế hoạch.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ các đơn vị nằm ngoài trụ sở chính, trụ sở công ty.

Bến dịch vụ 1

Nhiệm vụ: trông giữ ô tô tải của các tỉnh thành đến Hải Phòng nhận trả hàng có nhu cầu đỗ qua đêm. Ngoài ra còn có các dịch vụ phụ hỗ trợ, phục vụ người và phương tiện gồm:

  • Tổ chức quầy, quán giải khát, ăn uống cho lái phụ xe.
  • Tổ chức nhà trọ cho chủ hàng và lái phụ xe ngủ qua đêm.
  • Tổ chức kho trông giữ hàng hoá.
  • Tổ chức cửa hàng mua bán vật tư, dầu mỡ, phụ tùng ô tô.
  • Khai thác và vận chuyển hàng hoá lưu thông giữa các tỉnh thành.

Bến dịch vụ 2 Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Các dịch vụ bến bãi, nhà nghỉ,… là một bộ phận thành viên thuộc công ty có nhiệm vụ khai thác, tổ chức sửa chữa những phương tiện vận tải của công ty cũng như của các đơn vị ngoài. Hàng tháng nộp khoán doanh thu về công ty.

  • Trung tâm khai thác vận chuyển hàng hoá.

Là bộ phận thành viên thuộc công ty, có trách nhiệm tổ chức, quản lý điều hành phương tiện vận tải, khai thác vận chuyển hàng hoá, hàng tháng quyết toán, nộp khoán lên công ty

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn

2.1.3.1. Những thuận lợi

Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới chứng kiến những chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế hàng hoá phát triển, hàng hoá ngày một được tạo ra nhiều hơn và tiêu dùng mạnh mẽ, cùng với sự chuyên môn hoá ngày càng cao, giao lưu hàng hoá ngày một nhiều kéo theo nhu cầu vận tải hàng hoá ngày càng phát triển không chỉ trong lãnh thổ của một nước, trong khu vực mà trên toàn thế giới.

Việt Nam là một trong số ít nước được thiên nhiên ưu đãi với chiều dài bờ biển từ Bắc chí Nam. Cùng với chính sách mở cửa hiện nay của Đảng, nhà nước và địa phương là những yếu tố rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngành công nghiệp đường biển với chức năng không chỉ phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của chính mình mà còn tham gia cung cấp dịch vụ cho hoạt động đường biển. Ngành đường biển Việt Nam đã tích luỹ được một số cơ sở vật chất, phương tiện, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh ban đầu, rất có giá trị để bước vào một giai đoạn phát triển mới theo hướng “chuyên môn hoá – hiện đại hoá”.

Thực hiện chương trình phát triển kinh tế biển của tỉnh, huyện và địa phương chú trọng nghề vận tải biển là lĩnh vực giải quyết nhiều công ăn việc làm và mang lại thu nhập cao cho người lao động. Lãnh đạo Thành Phố Hải Phòng cũng có những chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho ngành vận tải và đóng mới tàu biển.

Công ty thành lập từ năm 2013, giám đốc là người có thâm niên trong ngành vận tải biển, các thành viên công ty là những người làm nghề vận tải biển có kinh nghiệm sản xuất và thực tế đi biển lâu năm.

Khai thác vận tải hàng hoá bằng đường biển sử dụng phương tiện vận tải là tàu biển với nguồn nhiên liệu đầu vào chính yếu là nhiên liệu dầu DO và LO sẵn có trên thị trường ở bất cứ cảng nào trên lãnh thổ Việt nam và quốc tế. Giá nhiên liệu tại Việt Nam hiện đang được chính phủ ổn định bằng thuế nhập khẩu nên khả năng ổn định giá là rất lớn, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp cân đối thu chi và lập phương án kinh doanh, sản suất.

  • Thiết bị dành cho tàu biển là thiết bị chuyên dùng cho môi trường làm việc khắc nghiệt nên ít hỏng hóc.
  • Cảng biển của Việt Nam phù hợp với các tàu có trọng tải trung bình và rải khắp chiều dài lãnh thổ.
  • Nhân công lao động trong nước dồi dào và có giá trị không cao.

2.1.3.2. Những khó khăn Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Ngành đường biển là một ngành kinh tế đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường cũng như các rủi ro thiên nhiên. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật luôn đòi hỏi nhu cầu đầu tư vốn khá lớn nhưng thời hạn thu hồi vốn thường kéo dài hơn so với các ngành kinh doanh dịch vụ khác.

Về khai thác, kinh doanh dịch vụ: Xu thế chung của các doanh nghiệp lớn là tổ chức kinh doanh trọn gói, nghĩa là tổ chức riêng các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, bốc xếp, giao nhận để phục vụ cho mình và cạnh tranh lôi kéo khách hàng. Các tập đoàn lớn hình thành cùng với sự phát triển ồ ạt của các tổ chức kinh doanh vận tải đã dần làm cho thị trường trở nên bị thu hẹp, cạnh tranh ngày một gay gắt. Đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp dịch vụ làm cho một số doanh nghiệp bị mất việc làm hoặc kinh doanh thua lỗ.

Về lao động: Nguồn lao động trong nước dồi dào nhưng vẫn thiếu những lao động có chuyên môn và tay nghề cao, khả năng đáp ứng công việc còn hạn chế, tính kỷ luật lao động còn chưa cao.

Chính sách kinh tế biến động, nguồn vốn đầu tư hạn chế, Ngân hàng thắt chặt vốn vay, tình hình lạm phát gia tăng khiến ngành khai thác vận tải biển, đóng tàu gặp trở ngại. Doanh nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn vay để kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù chính phủ và các cơ quan quản lý chuyên ngành đã quan tâm tháo gỡ một số vướng mắc về cơ chế chính sách, nhưng vẫn chưa có một chế độ ưu tiên bảo hộ thích đáng với ngành đường biển như một số nước khác vẫn làm.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH thương mại vận tải Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

2.2.1. Phân tích tổng quát các Báo cáo tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép công ty thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo trước khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu.

Khi tiến hành phân tích thực trạng tài chính tại Công ty cần đánh giá khái quát tình hình qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Để có nhận xét đúng đắn về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty trong những năm gần đây, ta lập bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty để không những có thể thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn mà còn theo dõi được sự thay đổi của các khoản mục.

Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu Tài sản theo chiều ngang

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2022 tăng 283.088 triệu đồng so với năm 2021 (tăng 66,9%); năm 2023 là 695.991 triệu đồng, giảm 10.009 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,4% so với năm 2022.

Tài sản ngắn hạn năm 2022 tăng so với năm 2021 là 48.196 triệu đồng (tăng 46,5%); năm 2023 tăng so với năm 2022 là 10.082 triệu đồng (tăng 6,6%). Tài sản dài hạn năm 2022 tăng so với năm 2021 là 234.892 triệu đồng (tăng 73,6%); năm 2023 giảm so với năm 2022 là 20.091 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,6%.

Số liệu trên cho ta thấy sự thay đổi của tổng tài sản chủ yếu là do giá trị của tài sản ngắn hạn tăng lên theo từng năm. Việc tài sản ngắn hạn tăng là một biểu hiện tốt. Tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu, cụ thể:

Khoản phải thu năm 2022 giảm 3.293 triệu đồng so với năm 2021 (giảm 9,7%), năm 2023 tăng 7.786 triệu đồng (tương ứng với 25,5%) so với năm 2022, như vậy khoản phải thu của công ty đã không đồng đều qua các năm. Các khoản phải thu năm 2023 tăng là do phải thu của khách hàng tăng 11.104 triệu đồng (tăng 52,8%), trả trước cho người bán cũng đã tăng 458 triệu đồng (tương ứng với 24,9%), và các khoản phải thu khác giảm 3.776 triệu đồng (giảm 49%) so với năm 2022. Số liệu cho ta thấy khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh, có thể công ty đã cho khách hàng nợ tiền và công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả tốt. Công ty cần có biện pháp để cải thiện khả năng thu hồi nợ. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Ngoài ra, vốn bằng tiền của công ty năm 2022 là 66.841 triệu đồng (tăng 27.983 triệu đồng tương đương 72%) so với năm 2021, năm 2023 giảm 5.044 triệu đồng (tương đương giảm 7,5%) so với năm 2022. Vốn bằng tiền trong năm 2023 giảm nhẹ do khoản phải thu tăng, cụ thể là phải thu của khách hàng năm 2023 tăng đột biến.

Bảng cân đối kế toán cho ta thấy hàng tồn kho của công ty năm 2022 tăng 6.097 triệu đồng so với năm 2021 (tương đương với tỷ lệ tăng 20,6%), và tiếp tục tăng 8.691 triệu đồng (tăng 24,3%) so với năm 2022. Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sự thiếu hụt hay dư thừa trong hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Qua số liệu ta có thể thấy công ty chưa làm tốt trong việc giải phóng hàng tồn kho qua các năm, đây là điều không có lợi cho doanh nghiệp vì sẽ làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho, cũng như làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa gây ra sự tốn kém. Nhưng cũng không thể làm thiếu hụt hàng tồn kho, có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Xét cả về giá trị và tỷ trọng thì hàng tồn kho đang có nhu cầu tăng lên qua 3 năm.

Bên cạnh đó, tài sản dài hạn của công ty có sự thay đổi qua các năm. Tài sản dài hạn tăng 234.892 triệu đồng vào năm 2022 (tương ứng với 73,6%), nhưng đến năm 2023 tài sản dài hạn lại giảm 20.091 triệu đồng so với năm 2022 (giảm 3,6%). Giá trị của tài sản dài hạn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên của tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Cụ thể tài sản cố định năm 2022 tăng 209.194 triệu đồng (tăng 69,2%) so với năm 2021; năm 2023 giá trị của tài sản dài hạn là 533.980 triệu đồng, đã giảm đi 20.091 triệu đồng (tương ứng 3,6%) so với năm 2022. Công ty đầu tư cho tài sản cố định trong việc đầu tư cho đội tàu vận tải, vật kiến trúc cũng như mua sắm sửa chữa máy móc, trang thiết bị khác.

Tuy nhiên việc phân tích tình hình tài sản theo chiều ngang chỉ cho ta thấy biến động của các chỉ tiêu qua các năm mà chưa thấy được tỷ trọng tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu chiếm trong tổng tài sản. Do vậy để phân tích kỹ hơn về cơ cấu tài sản ta cần phân tích cơ cấu tài sản theo chiều dọc. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu Tài sản theo chiều dọc

Biểu đồ 2.1: Biến động của Tài sản theo thời gian

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy trong tổng tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản dài hạn. Cụ thể như sau: năm 2021 tài sản ngắn hạn chiếm 24,5%, tài sản dài hạn chiếm 75,5% trong tổng tài sản; năm 2022 tài sản ngắn hạn chiếm 21,5%, tài sản dài hạn chiếm 78,5% trong tổng tài sản; năm 2023 tài sản ngắn hạn chiếm 23,3%, tài sản dài hạn chiếm 76,7% trong tổng tài sản. Có thể thấy tài sản ngắn hạn năm 2023 đã tăng lên so với cả hai năm 2021 và năm 2022, tăng khá đồng đều nhưng tốc độ tăng tương đối chậm và tài sản dài hạn dù có sự giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Điều này là hợp lý với một công ty vận tải biển như Công ty TNHH và thương mại vận tải biển Thành Đạt, khi luôn phải đầu tư vào tàu biển, cũng như tăng cường hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa máy móc trang thiết bị, đoàn phương tiện vận tải cũ nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho công ty.

Trong tài sản ngắn hạn: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. Năm 2021 chiếm 9,2% trong tổng tài sản, năm 2022 chiếm 9,5% trong tổng tài sản và giảm xuống còn chiếm 8,9% trong tổng tài sản vào năm 2023. Vì kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển nên công ty cần một khoản tiền sẵn có nhất định để có thể ứng phó kịp thời khi những sự cố xảy ra đối với các bến bãi, nhà xưởng, trang thiết bị và cả cho việc dự trữ cho hoạt động thanh toán của mình.

Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm phần không nhỏ trong tài sản ngắn hạn. Năm 2021 khoản phải thu chiếm 8% trong tổng tsfi sản, năm 2022 giảm xuống còn 4,3% trong tổng tài sản và đến năm 2023 tỷ trọng là 5,5% trong tổng tài sản. Như vậy ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu là không đồng đều qua các năm, chủ yếu là do phải thu của khách hàng tăng lên. Vì vậy công ty cần tìm hiểu và nâng cao khả năng thu hồi nợ của mình, tránh việc bị gặp khó khăn khi khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu.

Hàng tồn kho tăng về giá trị tuyệt đối (năm 2021: 29.641 triệu đồng, năm 2107: 35.737 triệu đồng, năm 2108: 44.428 triệu đồng), nhưng giá trị tỷ trọng trong hai năm 2022 (7,0% trong tổng tài sản) và năm 2023 (5,1% trong tổng tài sản) lại có sự giảm so với năm 2021 (6,4% trong tổng tài sản). Công ty vẫn đang xử lý quay vòng được hàng tồn kho, không để ứ đọng quá nhiều nhưng cũng không gây ra khó khăn khi không đủ hàng tồn kho để duy trì sản xuất.

Tài sản ngắn hạn tăng về tỷ trọng trong tổng tài sản đã khiến cho tài sản dài hạn, chủ yếu là tài sản cố định giảm nhẹ về tỷ trọng trong tổng tài sản. Năm 2021 tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 75,5% trong tổng tài sản, năm 2022 chiếm 78,5% trong tổng tài sản và giảm còn chiếm 76,7% trong tổng tài sản vào năm 2023. Tuy nhiên giá trị đầu tư của tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty và chủ yếu là các phương tiện vận tải, vận chuyển và các máy móc trang thiết bị. Vì sự tăng lên hoặc giảm đi của tài sản cố định về cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng là cùng chiều qua các năm nên chứng tỏ công ty vừa mua thêm tài sản cố định mới vừa bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cũ.

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu Nguồn vốn theo chiều ngang

Nhận xét: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty năm 2022 tăng so với năm 2021 là 283.088 triệu đồng (tăng 66,9%); năm 2023 giảm so với năm 2022 là 10.009 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 1,4%). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tổng nguồn vốn là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đồng thời tăng vào năm 2022 và giảm vào năm 2023.

Nợ phải trả là số tiền nợ các cá nhân hay công ty khác, khi họ đã bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại. Nợ phải trả của công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt năm 2022 tăng 181.276 triệu đồng (tăng 82,1%) chủ yếu do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tăng; năm 2023 giảm 6.948 triệu đồng so với năm 2022 (tương ứng với 1,7%) chủ yếu do nợ dài hạn giảm.

  • Nợ ngắn hạn tăng do vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán tăng. Vay và nợ ngắn hạn dùng để phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp trong vòng 12 tháng.
  • Phải trả người bán tăng chứng tỏ công ty năm 2023 nợ một khoản tiền tương đối lớn trong khoản mục này.

Khoản mục người mua trả tiền trước biến động trong ba năm, cụ thể năm 2022 khoản thu này tăng đột biến 2.100 triệu đồng (tương ứng 149,9%) cho thấy công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng, khiến khách hàng đặt thêm nhiều hàng hóa hơn. Người mua trả tiền trước là khoản tiền mà công ty chiếm dụng của khách hàng mà không phải trả chi phí sử dụng, không những giảm rủi ro trong việc thu tiền từ người mua mà còn cho công ty một lượng tiền ngay để có thể sử dụng ngay vào việc sản xuất.

Ngoài ra, phải trả người lao động vào năm 2022 tăng cao thêm 2.330 triệu đồng (tăng 97,7%), phải trả người lao động quá lớn cho thấy rằng công ty đang còn nợ lương công nhân viên và điều đó là điều thực sự cần phải xem xét. Nhưng đến năm 2023, phải trả người lao động giảm được 2.610 triệu đồng (tương đương 55,4%), trở về mức ổn định so với năm 2021; việc hoàn trả nợ lương là việc làm hết sức đúng đắn, vừa thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống người lao động, vừa tạo động lực để nâng cao năng suất lao động. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Vốn chủ sở hữu là một số liệu quan trọng phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp; với công ty TNHH, vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp, do đó các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2022 tăng so với năm 2021 là 101.812 triệu đồng (tương đương với 50,4%), năm 2023 giảm 3.061 triệu đồng (tương đương 1%) so với năm 2022. Sự giảm này là không đáng kể nên nhìn chung vốn chủ sở hữu tăng, chủ yếu do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng. Bên cạnh đó thì nguồn kinh phí khác cũng tăng lên nhanh, năm 2022 tăng 187,7% so với năm 2021, năm 2023 tăng 9,1% so với năm 2022; nguồn kinh phí khác tăng là do quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng. Điều này chứng tỏ công ty luôn luôn quan tâm và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.

Có thể thấy giai đoạn năm 2022 Công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt khá bất ổn về nguồn vốn. Công ty có những khoản nợ mới gia tăng trong năm này nhưng đồng thời cũng có sự đầu tư mạnh, chứng tỏ công ty có sự phát triển đột phá trong năm 2022. Đến năm 2023, các khoản nợ vay của công ty giảm, nguồn vốn đầu tư có sự giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn đạt mức đầu tư ổn định với năm 2022.

Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu Nguồn vốn theo chiều dọc

Biểu đồ 2.2: Biến động của Nguồn vốn theo thời gian

Nhận xét:

Nợ phải trả năm 2021 chiếm 52,2% và vốn chủ sở hữu chiếm 47,8% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm 2022 và năm 2023 thay đổi ít. Năm 2022 và năm 2023 nợ phải trả thay đổi không đáng kể, lần lượt là 56,9% và 56,8%; vốn chủ sở hữu lần lượt chiếm 43,1% và 43,2% trong tổng nguồn vốn. Đây là một biểu hiện tốt cho công ty vì chứng tỏ tình hình tài chính của công ty trong mức ổn định, nhất là hai năm 2022 và 2023. Công ty đã chủ động nhiều hơn trong việc đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của công ty cũng đang giảm đi.

Bảng 2.5: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang

Nhận xét: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Lợi nhuận tăng qua các năm, cụ thể năm 2022 lợi nhuận tăng 92.973 triệu đồng (tăng 22.6%) so với năm 2021, năm 2023 lợi nhuận tăng 3.097 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2.2% so với năm 2022. Điều này cho ta thấy năm 2023 vừa qua doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả.

Lợi nhuận tăng chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Năm 2022 tăng so với năm 2021 là 186.627 triệu đồng (từ 460.576 triệu đồng lên 647.203 triệu đồng), tương ứng với tỷ lệ tăng 40,5%; năm 2023 tăng so với năm 2022 là 252.308 triệu đồng (từ 647.203 triệu đồng lên 899.511 triệu đồng), tương ứng với tỷ lệ tăng là 39,0%.

Bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng. Năm 2022 giá vốn hàng bán tăng so với năm 2021 là 93.654 triệu đồng (tăng 22,6%); năm 2023 giá vốn hàng bán tăng so với năm 2022 là 249.211 triệu đồng (tăng 49,0%). Giá vốn hàng bán tăng lên là do sự tăng của giá vốn dịch vụ đã cung cấp, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và tiến hành mở rộng thị trường hơn, có nhiều khách hàng hơn. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu tăng lên, mặt khác do doanh thu tăng cũng làm cho giá vốn hàng bán tăng lên theo.

Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng lên. Năm 2021 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 21.861 triệu đồng, chỉ số này tăng lên thành 25.861 triệu đồng vào năm 2022 (tương đương tăng 18,3%) và tăng lên đến giá trị 40.778 triệu đồng vào năm 2023 (tăng 57,7% so với năm 2022). Điều này cho thấy công ty chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp của mình, ngoài ra còn do chi phí tiền lương chiếm một phần trong chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty.

Chi phí tài chính năm 2023 tăng so với các năm về trước. Cụ thể, năm 2022 chi phí tài chính tăng 3.938 triệu đồng (tương đương 72,5%) so với năm 2021, năm 2023 tăng 7.377 triệu đồng (tăng 78,7%) so với năm 2022. Chi phí tài chính tăng chủ yếu do chi phí lãi vay tăng. Tuy nhiên con số này chỉ góp một phần tương đối nhỏ vào tổng chi phí của công ty.

Chi phí bán hàng của công ty có xu hướng tăng nhanh trong năm 2022. Năm 2022 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5.775 triệu đồng (tương ứng 118,8%) so với năm 2021, nhưng đến năm 2023 thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm 4.485 triệu đồng (giảm 42,2%) so với năm 2022. Dù cho doanh thu của công ty tăng cao vào năm 2023 cũng sẽ kéo theo các chi phí tăng theo nhưng chi phí bán hàng tăng đột biến cũng là một điểm công ty cần lưu ý.

Bảng 2.6: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc

Nhận xét: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Qua bảng phân tích trên ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thuần và có xu hướng tăng lên từ năm 2022 đến năm 2023. Cụ thể năm 2021 giá vốn hàng bán chiếm 90,1%, năm 2022 giá vốn hàng bán chiếm 78,6% và năm 2023 là 84,2%. Năm 2022 tỷ trọng này đã giảm xuống so với 2021 điều này thể hiện một hiệu quả quản lý tốt trong nỗ lực giảm chi phí của công ty. Năm 2023 tỷ trọng giá vốn trên doanh thu tăng từ 78,6% lên 84,2% làm cho lợi nhuận giảm, nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu và chi phí nhân công đều tăng.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022 chiếm 15,6% trong tổng tỷ trọng của doanh thu thuần, nhưng đến năm 2023 tỷ trọng này giảm xuống còn 10,7%. Điều này cho thấy năm 2023 công ty kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm đi gây lỗ cho công ty.

Bảng 2.7: Bảng cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, Công ty TNHH Thương mại vận tải biển Thành Đạt chủ yếu đầu tư vốn vào tài sản dài hạn, trong 3 năm đều chiếm tỷ lệ từ 76% đến 79%. Trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ chiếm tỷ lệ không cố định dao động từ 21% đến 25% và có xu hướng giảm dần. Điều này là phù hợp với loại hình công ty vận tải biển cần nguồn đầu tư lâu dài cho tàu và các cơ sở vật chất như bến bãi, nhà xưởng. Các nguồn đầu tư ngắn hạn chủ yếu sẽ được sử dụng cho máy móc, trang thiết bị khác và khoản phải trả cho công nhân viên.

Đầu tư dài hạn là hình thức đầu tư vào một lĩnh vực nào đó trong khoảng thời gian kéo dài nhiều năm (thông thường từ 3 năm trở lên), đầu tư dài hạn giúp các nhà đầu tư tránh được nhiều biến động từ thị trường ngắn hạn. Nhìn chung tài sản dài hạn của Công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt được đầu tư phần lớn nhờ vốn dài hạn và một phần nhỏ từ vốn ngắn hạn. Việc dùng vốn dài hạn đầu tư cho tài sản dài hạn của công ty là rất có lợi, vì nếu sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đi đầu tư cho tài sản dài hạn sẽ tạo ra áp lực thanh toán lớn hơn rất nhiều cho công ty vì thời gian đáo hạn ngắn và lãi suất cao hơn, từ đó gây ra rủi ro về mặt thanh toán rất lớn.

Bảng 2.8: Vốn lưu động ròng

Nhận xét: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Vốn lưu động ròng:

  • VLĐR năm 2021 = -22.218 triệu đồng < 0
  • VLĐR năm 2022 = -47.211 triệu đồng < 0
  • VLĐR năm 2023 = -47.627 triệu đồng < 0

Vốn lưu động ròng âm thể hiện công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, điều này thể hiện sự mất cân đối tài chính do tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải đáo hạn trong thời gian ngắn, tức là sự mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồn nợ vay. Vốn lưu động ròng âm đẩy công ty vào tình trạng thường xuyên phải đảo nợ ngắn hạn (vay nợ mới trả nợ cũ) tạo ra tình trạng căng thẳng tài chính và nếu thị trường tài chính bị đóng băng, ngân hàng từ chối cho vay thì điều này sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cạn kiệt tiền mặt và có thể phải dừng hoạt động do thiếu vốn lưu động.

2.2.2. Phân tích các nhóm chỉ số tài chính

2.2.2.1. Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán

Nhận xét: Từ bảng biểu 2.9: Các hệ số khả năng thanh toán ta nhận thấy

Khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua 3 năm lại giảm dần. Cụ thể năm 2022 chỉ số này bằng 1,756 lần, giảm 0,16 lần (tương ứng 8,3%) so với năm 2021. Khả năng thanh toán tổng quát của năm 2023 bằng khả năng thanh toán tổng quát của năm 2022, như vậy tổng giá trị tài sản của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của công ty.

Khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm dần, năm 2022 chỉ số này là 0,763 lần, giảm 0,06 lần (tương ứng 7,4%) so với năm 2021. Năm 2023 chỉ số này là 0,773 tăng 0,01 lần (tương ứng 1,3%) so với năm 2021.

Điều này cho thấy việc thanh toán công nợ của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn do vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khả năng chi trả các khoản nợ của công ty không tốt do các khoản nợ của công ty lớn hơn nhiều so với tài sản hiện có. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty bằng 1 là lí tưởng nhất. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm đều nhỏ hơn 1. Cụ thể năm 2022 là 0.43 lần, giảm 0,111 lần (tương ứng 34,6%) so với năm 2021. Năm 2023 chỉ số này là 0,378, giảm 0,052 lần (tương ứng 12,1%) so với năm 2022. Tỷ lệ tăng của các khoản nợ thấp hơn so với tỷ lệ tăng của tổng tài sản. Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Các khoản nợ của công ty rất lớn trong khi đó tài sản của công ty không đáng kể để đảm bảo cho các khoản vay đó.

Bảng 2.9: Các hệ số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2022 là 14,4 lần, tăng 10,2 lần (tương ứng 243,6%) so với năm 2021. Năm 2023 là 7,1 lần, giảm 7,3 lần (tương ứng 50,7%) so với năm 2022.

Cả 3 năm vốn vay của công ty đã được sử dụng hợp lý, đem lại 1 khoản lợi nhuận lớn và thừa đủ để bù đắp lãi vay.

Nguyên nhân sự tăng lên của chỉ tiêu này là do khoản mục tiền và tương đương tiền cuối năm 2022 đã tăng chủ yếu là do công ty đã thu hồi được một lượng lớn nợ của khách hàng. Mặt khác tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn năm 2023 so với năm 2022 tăng trong khi đó tốc độ tăng của nợ ngắn hạn giảm. Tuy hệ số này cuối năm 2023 đã tăng so với cuối năm 2022 nhưng hệ số thanh toán hiện thời của công ty còn thấp, công ty cần quan tâm và có biện pháp để cải thiện hệ số này.

2.2.2.2. Phân tích các chỉ số về hoạt động Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Nhận xét: Qua bảng phân tích các chỉ số về hoạt động ta thấy:

  • Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản lý hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán.

Bảng 2.10: Bảng phân tích các chỉ số về hoạt động

Số vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2023 tăng so với năm 2022, năm 2022 công ty có 15,6 vòng quay hàng tồn kho và đến năm 2023 tăng lên là 18,9 vòng. Việc hàng tồn kho quay được nhiều vòng trong kỳ rất tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.

Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm đi, năm 2022 số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 23,1 ngày thì năm 2023 giảm xuống còn 19 ngày. Đây là một biểu hiện tốt chứng tỏ khả năng giải quyết hàng tồn kho của công ty năm 2023 đã nhanh hơn so với năm 2022.

  • Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng, chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Năm 2022 số vòng quay khoản phải thu là 20,1 vòng, năm 2023 số vòng quay khoản phải thu tăng lên 26,1 vòng.

Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ. Cụ thể năm 2022 cứ 17,9 ngày công ty thu được các khoản phải thu, và đến năm 2023 thì công ty cứ 13,8 ngày là thu được khoản phải thu của khách hàng.

  • Vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động:

Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp, chỉ số vòng quay vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả trong kinh doanh; đối với chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng tốt vì nó là con số chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng vốn lưu động tốt. Năm 2022 vòng quay vốn lưu động là 5,06 vòng tức là bình quân 1 đồng vốn lưu động bình quân đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu về 5,06 đồng doanh thu thuần ứng với số ngày một vòng quay vốn lưu động là 71,1 ngày; tới năm 2023 vòng quay vốn lưu động tăng lên 5,73 vòng tức là bình quân 1 đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra thì thu về 5,73 đồng doanh thu thuần làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 62,8 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty có tốc độ tăng nhanh hơn vốn lưu động bình quân, trong khi doanh thu thuần tăng được 39% thì vốn lưu động bình quân chỉ tăng được 22,8%.

  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty đã tăng lên. Năm 2022 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là 1,482 tức là 1 đồng vốn cố định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,482 đồng doanh thu thuần; năm 2023 hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng lên 1,653 tức là cứ 1 đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1,653 đồng doanh thu thuần. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn.

  • Vòng quay toàn bộ vốn: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng, qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn thể hiện hiệu quả càng cao. Năm 2022 vòng quay toàn bộ vốn là 1,147 vòng tức là trung bình cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân bo vào sản xuất kinh doanh thi thu được 1,147 đồng doanh thu thuần và đến năm 2023 đã thu tăng lên thành 1,283 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân, doanh thu thuần tăng 39% trong khi vốn kinh doanh bình quân chỉ tăng được 24,2%.

2.2.2.3. Phân tích các hệ số cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư

Bảng 2.11: Bảng phân tích các hệ số về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Hệ số nợ của công ty: năm 2021 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,522 đồng vay nợ, năm 2022 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,569 đồng vay nợ, năm 2023 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,568 đồng đi vay. Việc hệ số nợ tăng lên và gần như giữ nguyên trong hai năm 2022 và 2023 dẫn đến kết quả tất yếu là tỷ số tự tài trợ của công ty sẽ giảm đi, hay nói cách khác là công ty không sử dụng vốn tự có của mình được và công ty còn phải phụ thuộc vào các chủ nợ, chịu ít sức ép từ các khoản nợ vay và rủi ro tài chính cũng đáng lo ngại.

Tỷ suất tự tài trợ: trong năm 2021 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,478 đồng là vốn chủ sở hữu, năm 2022 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,431 đồng là vốn chủ sở hữu, năm 2023 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,432 đồng là vốn chủ sở hữu. Kết quả này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty còn thấp và cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty thấp. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty năm 2021 trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,245 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, có xu hướng giảm vào năm 2022 (giảm 12,3% so với năm 2021, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,215 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn) và tăng vào năm 2023 (tăng 8,2% so với năm 2022, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,233 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn). Như vậy mức độ quan trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản mà công ty sử dụng đã tăng lên trong giai đoạn năm 2023.

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: tỷ suất đầu tư vào tài sản ngược chiều với tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn, năm 2021 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,755 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn, cũng có nghĩa vào năm 2022 tỷ suất đầu tư vào tài sản của công ty tăng so với năm 2021 (tăng 4,0%, cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,785 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn), và năm 2023 tỷ suất này giảm đi 2,2% so với năm 2022 (cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,767 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn).

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn: tỷ suất tự tài trợ của công ty có xu hướng giảm vào năm 2022 nhưng lại tăng lên vào năm 2023, tỷ suất nầy cho biết năm 2021 cứ 1 đồng vốn đầu tư cho tài sản dài hạn thì có 0,633 đồng là vốn chủ sở hữu, năm 2022 cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản dài hạn thì có 0,549 đồng là của vốn chủ sở hữu, năm 2023 đã tăng lên 0,563 đồng. Năm 2023 mặc dù đầu tư vào tài sản dài hạn bị giảm xuống 0,036 lần nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu chỉ giảm 1% nên tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn vẫn tăng so với năm 2022. Điều đó cho thấy phần lớn tài sản của công ty đều được đầu tư từ vốn tự có của doanh nghiệp.

Nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty là hợp lý vì công ty đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ thương mại. Vì vậy tài sản dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và được đầu tư phần lớn từ vốn chủ sở hữu. Tài sản dài hạn đó là vật kiến trúc, kho bến bãi, phương tiện vận tải. Còn tài sản ngắn hạn chủ yếu là tiền và các khoản phải thu để phục vụ ngày càng tốt trong quá trình giao dịch với các bạn hàng.

2.2.2.4. Phân tích chỉ số sinh lời Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Nhận xét: Từ Bảng 2.12 ta thấy:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm. Năm 2022 cứ 1 đồng doanh thu thì có 0,157 đồng lợi nhuận trước thuế và tạo ra 0,123 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2023 cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0,091 đồng lợi nhuận trước thuế và tạo ra 0,085 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế. Cụ thể năm 2023 doanh thu thuần tăng 39% so với năm 2022, mà lợi nhuận trước thuế lại giảm 19,9% và lợi nhuận sau thuế giảm 4,4% so với năm 2022. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động chưa hiệu quả.

Bảng 2.12: Phân tích chỉ số sinh lời

Tỷ suất sinh lời của tài sản: năm 2022 là 11,3% và năm 2023 tỷ suất sinh lời là 10,9% (giảm 0,3% so với năm 2022). Năm 2022 bình quân cứ 1 đồng giá trị tài sản làm ra 0,113 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, năm 2023 bình quân cứ 1 đồng giá trị tài sản chỉ còn làm ra được 0,109 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy công ty đã sử dụng tài sản ngày càng không hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh bình quân: năm 2022 bình quân cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân đưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại cho công ty 0,18 đồng lợi nhuận trước thuế và 0,141 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2023 cứ 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0,116 đồng lợi nhuận trước thuế và 0,109 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty bị giảm qua các năm, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm do công ty đang trong giai đoạn phát triển nên các chi phí tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu. Đôi khi công ty phải hi sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm. Năm 2022 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào sản xuất kinh doanh đã tạo ra được 0,262 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng năm 2023 chỉ tạo ra được 0,253 đồng lợi nhuận sau thuế. ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặc dù tỷ suất ROE giảm nhưng vẫn duy trì được mức trên 15% trong 3 năm thì công ty vẫn được đánh giá là làm ăn hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm là do vốn chủ sở hữu của công ty có tốc độ giảm chậm hơn mức giảm của lợi nhuận sau thuế, cụ thể vốn chủ sở hữu bình quân năm 2023 chỉ giảm 1% so với năm 2022 nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2023 lại giảm 4,4% so với năm 2022.

2.2.2.5. Tổng hợp các chỉ số phân tích tài chính cơ bản

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp các chỉ số phân tích tài chính cơ bản

Qua phân tích các chỉ số tài chính cho thấy Công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên có một số hạn chế về tiềm lực tài chính và đang tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro ở mức trung bình, khả năng tự chủ tài chính chưa cao, các khoản bán chịu thu hồi chậm gây ra khả năng thanh toán các khoản nợ còn thấp. Hệ số nợ cao dẫn đến rủi ro khả năng chi trả yếu. Công ty cần có chính sách quản lý các khoản thu hồi chặt chẽ, đồng thời chú trọng điều hòa nguồn vốn hợp lý để giảm bớt rủi ro về khả năng chi trả các khoản vay nợ.

2.2.3. Phương trình phân tích Dupont

Bản chất của phương pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của các chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.

Phương pháp Dupont dựa trên cơ sở kiểm soát các chỉ tiêu phân tích tài chính khá là phức tạp.

Với mỗi chỉ tiêu lại phản ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số. Mỗi tỷ số tài chính lại chịu ảnh hưởng từ các quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Dựa vào đó, việc thiết lập các mối quan hệ của mỗi tỷ số tài chính cùng các nhân tố ảnh hưởng cần theo một trình tự logic chặt chẽ. Cần nhìn nhận rõ ràng hơn các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Việc tác động vào các nhân tố cũng cần thực hiện sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.

  • Trước hết ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) với tỷ số doanh lợi tài sản (ROA)
  • ROA2022  = 12,32% × 0,918 = 11,3%
  • ROA2023  = 8,5% × 1,292 = 10,9%

Tỷ số ROA cho thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào hai yếu tố:

  • Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu
  • Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
  • Doanh lợi tài sản của công ty năm 2023 thấp hơn năm 2022, cho thấy năm 2023 công ty đã sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn so với năm 2022. Từ đẳng thức trên ta thấy bình quân cứ đưa ra 100 đồng giá trị tài sản vào sử dụng trong năm 2022 tạo ra được 11,3 đồng lợi nhuận sau thuế và đến năm 2023 giảm xuống còn 10,9 đồng.

Có hai hướng để có thể tăng chỉ số ROA là tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (ROS) hoặc tăng vòng quay vốn kinh doanh:

  • Tăng ROS bằng cách tiết kiệm chi phí.
  • Tăng vòng quay vốn kinh doanh bằng cách tăng doanh thu và giảm giá bán, cùng với tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.
  • Tiếp theo, ta xem xét tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE):
  • Lợi nhuận sau thuế
  • ROE =
  • Vốn chủ sở hữu
  • Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
  • Nếu tài sản của doanh nghiệp chỉ được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu bằng nhau vì khi đó Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
  • Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho các tài sản của mình thì ta có mối liên hệ giữa ROA và ROE:
  • Tổng tài sản
  • ROE =  Vốn chủ sở hữu  × ROA
  • Kết hợp (1) & (3) ta có:
  • ROE2022 = 12,32% × 0,918 × 1 – 56,9% = 26,2%
  • ROE2023 = 8,5% × 1,292 × 1 – 56,8% = 25,3%
  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ năm 2023 giảm xuống so với năm 2022 chủ yếu là do tỷ suất doanh lợi trên doanh thu của năm 2023 bị giảm còn 8,5%. Ta thấy bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh thì năm 2022 tạo ra được 26,2 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2023 tạo ra được 25,3 đồng lợi nhuận sau thuế.
  • Có hai hướng để có thể giúp công ty tăng ROE: tăng ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu:
  • Tăng ROA như phương pháp đã nêu trên.
  • Tăng tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu bằng cách giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng theo do đó nên công ty sẽ phải hết sức thận trọng khi sử dụng nợ. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Vận Tải.

Với Rd = Nợ / Tổng tài sản là hệ số nợ và phương trình này gọi là phương trình Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn chủ sở hữu vào doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ.

Từ đây ta thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càng cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính ở công ty Vận Tải

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993