Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại buôn mê thuột – Đăk Lăk dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Tổng quan về Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk

2.1.1. Vị trí địa lý – tên gọi

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, độ cao 536 mét, cách Hà Nội khoảng 1300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Nẵng khoảng 647 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Krông Pắc
  • Phía đông nam giáp huyện Cư Kuin
  • Phía tây giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
  • Phía nam giáp huyện Krông Ana
  • Phía bắc giáp các huyện Cư M’gar và Buôn Đôn.

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích 377,18 km², dân số năm 2019 là 375.590 người[3], mật độ dân số đạt 996 người/km².

Thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm Văn hóa, Kinh tế, Chính trị của tỉnh Đắk Lắk, mà còn là thành phố trung tâm cấp Vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước. Tên gọi Buôn Ma Thuột được bắt nguồn từ tiếng Ê-đê: Buôn Ama Y Thuot (Buôn: làng, Ama: cha), gọi tắt là Buôn Ma Thuột, có nghĩa là làng của cha Thuột, tên vị tù trưởng có công lập ra buôn làng đầu tiên bên bờ suối Ea Tam. Buôn Ma Thuột là đầu mối huyết mạch giao thông tỏa ra các hướng, nối với thành phố Đà Lạt qua huyện Lăk bằng quốc lộ 27, nối liền với Khánh Hòa qua Ninh Hòa bằng quốc lộ 26, nối với TP.HCM bằng quốc lộ 14 qua Đăk Nông, Bình Phước, nối liền với Yok Đôn Buôn Đôn bằng tỉnh lộ số 1 và nối với Pleiku, Kontum bằng quốc lộ 14.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Ngành Du Lịch

2.1.2. Điều kiện tự nhiên : Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).

Địa hình

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, địa hình dốc thoải 50 – từ Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều như vậy khiến cho hệ sinh thái động thực vật biến đổi phong phú.

Quỹ đất tại thành phố Buôn Ma Thuột phần lớn đã được khai thác và đưa vào sản xuất trong nhiều năm nay với những thế mạnh chính về cây công nghiệp, đặc biệt cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá là ngon nhất Việt Nam

Thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm 13 phường và 8 xã. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Khí hậu

Loại hình khí hậu chủ yếu của TP Buôn Mê Thuột đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, Buôn Mê Thuột cũng chịu ảnh hưởng lớn của tiểu vùng khí hậu cao nguyên ở phía Tây Trường Sơn. Vì vậy, khí hậu ở thành phố này có nhiều đặc điểm đặc thù riêng khác biệt. Nói chung là Buôn Mê Thuột một năm có chia thành 2 mùa rõ rệt đó là:

Mùa mưa: Vì chịu ảnh hưởng của khí hậu phía Tây Trường Sơn nên ở Buôn Mê Thuột thường có lượng mưa rất lớn, kéo dài đến 6 tháng – từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Khoảng thời gian này lượng mưa trung bình đã chiếm đến khoảng 87% lượng mưa của cả năm. Trong đó tháng 8 và tháng 9 là hai tháng có lượng mưa lớn nhất, đạt đến 300mm / tháng.

Mùa còn lại trong năm là mùa khô. Mùa khô ở Buôn Mê Thuột cũng kéo dài 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này rất ít mưa. Lượng mưa trung bình chỉ chiếm khoảng 13% lượng mưa của cả năm. Nếu có mưa thì hầu như chỉ xuất hiện vào đầu và cuối mùa khô, cường độ mưa thấp chỉ dưới 10mm / tháng và chỉ mưa trong khoảng vài ngày lúc giao mùa. Thời gian còn lại trong mùa khô hầu như không có mưa.

Với những đặc điểm, điều kiện của khí hậu như trên thì mùa khô là mùa thuận lợi nhất để khai thác và phát triển du lịch. Thời điểm này được coi là giai đoạn cao điểm du lịch ở Buôn Mê Thuột vì rơi vào giai đoạn thu đông (đặc biệt là tầm tháng 10 đến tháng 11) và TP Buôn Mê Thuột nói riêng hay cả vùng đất cao nguyên nói chung bước vào mùa vụ thu hoạch cà phê nên có rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ du lịch liên quan đến cà phê.

Với những đặc điểm của khí hậu như trên, thuận lợi để du lịch thành phố Buôn Ma Thuột khai thác thị trường du khách quốc tế (inbound). Đây được xem là giai đoạn cao điểm vì rơi vào giai đoạn thu đông, đặc biệt là khoảng tháng 10 trở đi đến khoảng tháng 11 vùng đất cao nguyên bước vào mùa thu hoạch cà phê, tổ chức các dịch vụ du lịch liên quan đến cà phê.

Sinh vật

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong lõi hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, đây là lợi thế rất lớn trong khai thác và gia tăng sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Mạng lưới khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đặc hữu sau:

2.1.3.  Điều kiện văn hóa – xã hội Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Buôn Ma Thuột từ thị xã nhỏ bé 1975 đã phát triển lên thành phố năm 1995 ( đô thị loại 3) và sau 10 năm xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại 2 (2005), hiện nay là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Đầu mối giao thông quốc gia quan trọng

Với vị trí đặc biệt, giao thông đối ngoại gắn kết Buôn Ma Thuột với các vùng phụ cận gồm có giao thông đường bộ và đường hàng không.

Giao thông đường bộ:

Gắn kết về phía Bắc thông qua quốc lộ 14 nối 2 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum. Nối kết tiếp lên phía Bắc và vào hệ thống tuyến ngang ra các tỉnh duyên hải miền Trung.

Gắn kết về phía Đông thông qua quốc lộ 26 nối tới Nha Trang – Khánh Hòa, đây là trung tâm du lịch biển quốc gia và là đầu mối giao thông biển quốc tế với cảng nước sâu khu kinh tế Vân Phong, được xem là 1 cửa ngõ biển quan trọng của Tây Nguyên.

Gắn kết về phía Đông Bắc thông qua quốc lộ 29 nối tới Phú Yên.

Gắn kết về phía Đông Nam thông qua quốc lộ 27 tới Đà Lạt – Lâm Đồng, đây là đô thị du lịch Tây nguyên điển hình, là đô thị đối trọng hỗ trợ cho Buôn Ma Thuột phát triển. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Gắn kết về phía Nam thông qua đoạn cuối quốc lộ 14 tới Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, đô thị trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế sôi động nhất của cả nước.

Giao thông đường hàng không: Sân bay Buôn Ma Thuột là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C, được nâng cấp có khả năng đáp ứng 1 triệu khách/năm. Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, vị trí của sân bay thuận lợi gắn kết về đường hàng không với các trung tâm du lịch lớn của quốc gia như Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam và ngược lại.

Dân cư và văn hóa

Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai,…

Các dân tộc bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột thờ thần linh, những vị thần được cho là bảo vệ họ. Một bộ phận khác theo đạo Thiên Chúa, Tin lành, Phật giáo,… Sự có mặt của đông đảo người Kinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột góp phần tạo nên một bộ mặt văn hóa mới trong những nét văn hóa truyền thống, tuy nhiên do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nền văn hóa hiện đại đã làm cho nét đặc trưng văn hóa nhà dài tại các buôn làng mai một dần.

Lao động Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Do sự gia tăng về dân số đã kéo theo sự tăng nguồn lao động trong các ngành kinh tế… vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề lớn và cần chú trọng của thành phố Buôn Ma Thuột. Tổng lao động của Thành phố tham gia các ngành kinh tế chiếm khoảng 50% dân số toàn thành phố Buôn Ma Thuột, đây là chỉ số rất tích cực.

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong những năm gần đây thay đổi không đáng kể trong khi tăng trưởng kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ lệ nông lâm nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhẹ nhưng cơ cấu lao động chưa chuyển biến mạnh. Tỷ lệ lao động nông nghiệp lại có xu hướng giảm rất chậm, điều này phản ánh những hạn chế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo việc làm cho người lao động. Việc chuyển đổi ngành nghề đào tạo nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt đối với khu vực nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như ở thành phố Buôn Ma Thuột là vấn đề rất khó khăn.

2.2 Tiềm năng phát triền du lịch tại thành phố Buôn Mê Thuột – Daklak Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên khí hậu

Thời tiết của vùng này Việt Nam mang tương phản rõ rệt khí hậu nhiệt đới phía Nam với thời tiết khô cằn, đồi núi trập trùng và bầu trời xanh biếc. Mùa mát ở Tây Nguyên xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 1 với nhiệt độ khoảng 12 đến 15 độ C. Vào tháng 2, 3 và 4 nhiệt độ tăng vọt lên đến 30 độ C. Cho đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 mới xuất hiện những trận mưa và nhiệt độ giảm một chút cho đến gió mùa kết thúc vào tháng 10. Tháng 7 và 8 là những tháng ẩm nhất trong năm. Do địa hình cao của mảnh đất này nên nhiệt độ quanh năm thường mát hơn so với các khu vực gần biển. Ngay cả trong mùa nóng, buổi sáng và tối có thể se se lạnh và chuyển lạnh ngay về đêm. Khi thời tiết nóng dần, những tháng khô từ tháng 2 cho đến tháng 4, nơi đây có thể bị khô cằn và không thoải mái để du lịch. Vào tháng 4, bụi và sương mù trở thành vấn đề lớn khi mà có thể gây ra cháy. Những con sông giảm mực nước và cảnh quan không được đẹp như những tháng khác trong năm. Trong mùa mưa, những cơn mưa xối xả có thể gây lũ quét. Bụi, đất biến thành bùn xung quanh, chủ yếu là những con đường nhỏ, khiến tốc độ chậm lại đáng kể. Qua tháng 7 và đầu tháng 8, mưa dường như tiếp tục. Và nếu như những điều này không làm bạn thấy phiền, đây là thời điểm tốt trong năm để tới vùng đất này khi nó đẹp nhất.

Địa hình: Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

– Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, địa hình dốc thoải 50 – 100 từ Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều như vậy khiến cho hệ sinh thái động thực vật biến đổi phong phú.

Địa hình cao nguyên ưu đãi cho thành phố Buôn Ma Thuột cùng với bàn tay con người qua thời gian đã hình thành mạng lưới hồ thiên nhiên, nhân tạo gắn với những khu rừng, đồn điền cà phê, cao su, các buôn dân tộc tạo nên các không gian thoáng đãng, trong lành, là nơi khai thác du lịch rất hấp dẫn và sinh động như hồ Ea Kao (di tích danh thắng cấp tỉnh), hồ Ea Chư Cáp, hồ Ea Nao, hồ Đạt Lý,…

Tài nguyên rừng

Cảnh sắc mơ mộng, không gian yên tĩnh bên trong khu rừng khộp ở Đắk Lắk thu hút du khách ghé thăm. Rừng khộp hay rừng thưa lá rộng, rụng lá vào mùa khô đặc trưng của Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Tây Nguyên là nơi duy nhất có loại rừng này, tập trung nhiều ở khu vực Đắk Lắk. Bên cạnh đó còn có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn như: VQG Chư Yang Sin, VQG Yok Don,KBTTN Ea Sô, KBTTN Nam Ka, khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk.

Tài nguyên sinh vật Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Buôn Ma Thuột nổi tiếng có nhiều loại trái cây, khoai sắn, rau củ, đặc biệt là cà phê Buôn Mê đã từ lâu chiếm lĩnh trên thị trường và cho đến nay chưa có nơi đâu sánh bằng. Buôn Ma Thuột luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng và chất lượng cà phê. Với lợi thế là vùng đất ba gian màu mỡ trù phú bậc nhất Tây Nguyên, Ban Mê luôn cho những hạt cà phê có hương vị đậm đà và thơm ngon.

Sản vật nông nghiệp rất phong phú, đa dạng như cà phê, tiêu, ca cao, bơ, ngô, các loại đậu tương,… nổi bật nhất là cà phê, từ lâu đã nổi tiếng toàn thế giới, thành phố Buôn Ma Thuột được coi là “Thủ phủ cà phê” của Việt Nam. Cà phê Buôn Ma Thuột với hương vị và chất lượng độc đáo đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, nổi tiếng thế giới. Từ cà phê có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch như tham quan các trang trại cà phê; Tham quan quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê;… Từ cà phê cũng có thể chế tác các sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch như tranh bằng hạt cà phê, các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê,…

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, là cơ hội để Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng xúc tiến quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của mình phục vụ phát triển du lịch. Đây là lễ hội thường niên vô cùng quan trọng trong việc phát triển thương hiệu Tây Nguyên nói chung và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, là tiền đề tốt thúc đẩy phát triển du lịch. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Tài nguyên nước

Đến với Đắk Lắk du khách không chỉ bị thu hút bởi núi rừng bạt ngàn mà còn bị thu hút bởi những con thác vô cùng hùng vĩ và các hồ nước ngọt tự nhiên đây chính là điểm đặc biệt tạo nên cảnh quan của thiên nhiên Đắk Lắk. Các thác nước nổi tiếng như: Thác Đray Nur, Thác Đray Sáp, Thác Trinh Nữ, Thác Thủy Tiên, Thác Krông Kmar, Thác Gia Long. Các hồ tự nhiên như: Hồ Lawsk, Hồ Eakar, Hồ Ea Súp Thượng.

Một số điểm du lịch tự nhiên nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột

Khu du lịch Ko Tam: Khu du lịch này cách trung tâm thành phố 9km về phía Đông Nam, thuộc phường Tân Hòa và xã Ea Tu. Với không gian rộng rãi, thoáng mát và mang vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng, khu du lịch Ko Tam là địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi và thưởng thức các đặc sản của núi rừng.

Khu du lịch Đồi Thông

Cách trung tâm thành phố khoảng 7km, thuộc thôn 1 xã Hòa Thắng, đây là một khu nghỉ dưỡng và giải trí với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành. Đến đây, ngoài thưởng thức các món ăn ngon du khách còn được tham gia nhiều lễ hội truyền thống của Tây Nguyên.

Hồ Ea

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 12km. Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, thảm thực vật, cây xanh, nguồn nước … khu du lịch hồ Ea Kao là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, tận hưởng sự trong lành của thiên nhiên. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Vườn cảnh Trohbư: Vườn cảnh Troh Bư với những tiểu cảnh khá đẹp, trông như Nhật Bản hay Hàn Quốc

Vườn cảnh Trohbư là một khu vườn cảnh đẹp ở Đắk Lắk nằm tại Buôn Niêng, xã Ea Nuôl. “Trohbư”, theo tiếng Ê Đê, có nghĩa là “lũng cá lóc suối” (là loại cá lóc nhỏ chỉ bằng chuôi dao, đen chùi chũi, sống trong các suối đá). Hiện tại Trohbư là một khu vườn cảnh với những con đường đi dạo quanh co uốn lượn theo các triền dốc, bờ hồ. Ở đây có cả một bộ sưu tập phong phú và đa dạng về cây, cỏ, hoa và lan rừng; có những ngôi nhà nhỏ đơn sơ mang đậm màu cổ tích nằm ẩn giữa tàn cây; có những tiểu cảnh đẹp làm điểm nhấn.

Thác Đray Nur

Thác Đray Nur hay còn viết là Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kuốp gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m nối liền đôi bờ 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Thác Đray Sáp

Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng (thực chất thác này thuộc địa phận Đắk Nông nhưng lại nằm không xa thác Đray Nur). Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap có nghĩa là “thác khói” (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói.

Hồ Lắk Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Hồ Lắk cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của người M’Nông bản địa.

Đá Voi Yang-tao

Đá Voi Mẹ là một điểm check-in với phong cảnh xung quanh rất hùng vĩ (Ảnh – thaobigi) Đá Voi Yang-tao gồm một cặp hòn đá Voi Cha và hòn đá Voi Mẹ, nổi tiếng với truyền thuyết là “hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo đường quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang-tao. Đá Voi Yang-tao thuộc loại đá granit. Kích thước rất lớn: theo ước lượng thì đá voi mẹ có chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và cao khoảng hơn 30m. Đá Voi Cha có kích thước nhỏ hơn: chiều dài khoảng 70m và chu vi khoảng 180m. Đá Voi Mẹ nằm sát chân núi, là một dãy núi thuộc vườn quốc gia Chư Yang Sin. Còn đá Voi Cha cách đó khoảng 5 km về hướng Nam, nằm giữa một cánh đồng.

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Thành phố Buôn Ma Thuột có 05 di tích lịch sử, văn hoá được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 04 di tích cấp quốc gia, gồm Nhà đày Buôn Ma Thuột, Đình Lạc Giao, Biệt Điện Bảo Đại số 04 Nguyễn Du, Bia tưởng niệm 100 chiến sỹ Nam tiến và 01 di tích cấp tỉnh là di tích Tượng đài Mậu thân 1968,… Đây là những chứng tích hào hùng của truyền thống lịch sử lập nước, giữ nước của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Các di tích văn hoá lịch sử của thành phố Buôn Ma Thuột đều có giá trị phục vụ du lịch cao. Những di tích lịch sử văn hoá nêu trên, tuy chưa phải là tất cả, song cũng đủ để chứng minh rằng, giá trị nhân văn được thể hiện đậm nét qua các di tích lịch sử, văn hoá và có thể khai thác một cách có hiệu quả trong việc phục vụ du lịch của thành phố Buôn Ma Thuột

Các Lễ hội truyền thống mang nét văn hoá đặc trưng riêng biệt đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Hầu như ở khắp các địa phương trên cả nước đều khuyến khích, đầu tư tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Lễ hội trở thành một phần quan trọng của du lịch, có sự thu hút kỳ diệu đối với du khách trong và ngoài nước. Nhiều lễ hội lớn trở thành ngày hội của du lịch đối với vùng, miền địa phương đó. Thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều di tích lịch sử gắn với nhiều lễ hội truyền thống. Hàng năm, thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức long trọng và trang nghiêm các lễ hội đặc trưng của địa phương đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, đồng thời còn để phục vụ mục đích phát triển du lịch như Lễ giỗ tổ Hùng Vương; Lễ tưởng niệm 100 chiến sỹ Nam tiến; Lễ tế Đình Lạc Giao; Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe, Lễ cưới của đồng bào dân tộc Ê đê; Tết của người Thái ở xã Hòa Phú …

Một số lễ hội tiêu biểu:

Lễ hội đua voi Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Đua voi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức vào tháng 3 dương lịch với hai năm một lần, Buôn Đôn là cái nôi của việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, vì thế lễ hội thường được tổ chức ở đây.

Những đàn voi từ các buôn xa, gần kéo về dự hội rất náo nhiệt. Sân đua là một bãi đất rộng chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều rộng đủ cho 30 con voi đứng xếp hàng.

Lễ đâm trâu của người Bana

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên lại mở lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đêm. Vị tộc trưởng, thầy cúng hoặc già làng làm chủ lễ hiến tế. Hết ngày thứ nhất, sang ngày thứ hai, một dàn chiêng 8, 10, 12 chiêng đồng tấu lên giai điệu trầm hùng cùng với trống lớn Bnưng. Những trai tráng trong làng cởi trần, đóng khố, tay cầm gậy múa Kơ-tếch, giành riêng cho lễ hội đâm trâu. Những thanh niên khoẻ mạnh, đầu chít khăn đỏ, tay cầm chiên gươm sáng loáng lao ra, vừa múa vũ khí, vừa đi vòng tròn để lừa dịp đâm trâu.

Lễ cúng lúa sắp trổ bông của đồng bào Ê Đê

Đây là nhóm lễ nghi nông nghiệp phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê ở huyện Krông Bông với ước muốn mong các thần linh phù hộ cho lúa trổ bông đều, dài, đầy hạt và đạt năng suất cao. Để thực hiện nghi lễ này lễ vật cúng gồm 4 ché rượu cần, 2 con gà trong đó có 1 con gà lông trắng, 2 con heo. Thời gian tiến hành lễ cúng kéo dài trong 2 giờ.

Lễ bỏ mả Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Người dân Tây Nguyên không có tục thờ cúng tổ tiên nên khi người chết được một năm hay đến ba năm thì người thân trong gia đình làm lễ bỏ mã. Ngôi mộ được xây cất kỹ lưỡng, dựng lên một ngôi nhà đẹp để che mưa che nắng, quanh mồ được trang trí bằng các tượng gỗ có hàng rào xung quanh.

Thực chất của lễ bỏ mả là sự tuyên bố đoạn tuyệt của người sống và người chết. Sau lễ này, linh hồn người chết sẽ siêu thoát chuyển sang kiếp khác và mộ người chết trở nên vô chủ.

Lễ cưới cho voi của dân tộc M’nông

Người M’nông không thích cho voi đẻ, có lẻ vì trước đây voi con có sẵn trong rừng, chỉ cần đi săn bắt về thuần dưỡng. Cho nên việc voi đực và voi cái “quan hệ” với nhau có con phải kiêng cữ, là vi phạm luật. Nếu chúng đã lỡ với nhau rồi thì chủ voi phải làm lễ cho voi.

Đây là một lễ nghi trong vô số những lễ nghi cúng thần voi của dân tộc M’nông. Lễ cưới này thể hiện cư xử và tình cảm của đồng bào cho con voi chẳng khác nào một thành viên thực thụ của cộng đồng.

Lễ cúng cắt ngà voi của người M’Nông

Người M’nông thích nuôi voi đực hơn voi cái. Tưởng rằng nuôi voi cái đẻ ra voi con, nhưng theo phong tục, đồng bào rất kiêng cữ khi voi cái đẻ. Nuôi voi đực cắt được ngà, vài ba năm cắt được cặp ngà, một cặp ngà đổi được một con voi con. Một đời voi đực cắt được hàng chục lần ngà, có thể cho chủ nhiều của cải, đổi lấy nhiều con voi. Chưa kể nó còn tham gia đi săn bắt voi rừng và vận chuyển giúp thay sức người. Một công dụng nữa của ngà voi là dùng làm đồ trang sức. Nhiều dân tộc ở Tây Nguyên rất thích đeo bông tai ngà voi, phổ biến nhất là người M’nông. Mạ, Xtiêng…

Ngà voi để mọc dài không cắt, hai đầu ngà giáp nhau voi rất khó giơ vòi lấy thức ăn. Những con voi rừng thường bẻ bớt chút đầu nhọn nơi ngà để cho thoáng. Nếu voi nhà nuôi, tự nhiên ngà bị gãy ở giữa hoặc sát môi thì người ta cho là có chuyện, gia đình chủ voi phải cúng lợn hoặc trâu.

Lễ cúng bến nước của dân tộc Ê đê Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Ê đê là Lễ cúng Bến nước. Lễ cúng được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch với mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Ê đê.

Sau đó cả buôn làng lại quây quần bên nhau để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí của lễ hội với âm vang rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên – một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê

Theo các già làng thì Lễ ăn cơm mới của người Êđê diễn ra như sau: Khi lúa trên rẫy đã được gùi về đổ đầy các kho lúa, chủ nhà bắt tay vào việc tổ chức lễ cúng cơm mới. Lễ không tổ chức cho toàn buôn một lúc, mà lần lượt từng nhà. Phụ nữ lo việc bếp núc, nấu nướng. Đàn ông thì lo rượu cần, chuẩn bị heo, gà để giết thịt; vào rừng chặt cây, đẽo cột gơng để buộc ché rượu cần; đi mời khách, họ hàng từ các buôn gần xa. Con trai lo chặt củi, con gái lo giã gạo; tiếng chày trong buôn vọng lên từ sáng sớm đến lúc mặt trời lặn. Đám trẻ con háo hức chơi đùa, hoặc vây quanh các phụ nữ đang sửa soạn những áo, váy, khố đẹp, những tấm chăn đen, đỏ rực rỡ dùng cho ngày lễ. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Lễ ăn cơm mới của người Êđê mang đậm nét dấu ấn của tục ăn năm, uống tháng, nhàn hạ trong không khí mùa xuân núi rừng. Họ vui say thoả thích, ca hát thâu đêm, để rồi sau đó lại hăng hái chuẩn bị cho mùa trồng tỉa mới với nhiều hy vọng mới. Lễ hội cồng chiêng

Cồng chiêng không chỉ để giao lưu với thần linh, thông tin đến mọi người trong buôn làng, mà còn là tâm hồn của người Tây Nguyên đầy trữ tình và khát vọng yêu cuộc sống. Cồng chiêng Tây Nguyên bao giờ cũng có bộ, mỗi dân tộc có một bộ chiêng khác nhau, dàn chiêng Ê đê có từ 7-10 chiếc. Chỉ cần nghe âm điệu là biết ngay nơi đó có việc gì đang diễn ra, chiêng bỏ mả chầm chậm như tiếc thương; chiêng đám cưới rộn ràng; chiêng cúng bái trang trọng ngân nga… Cồng chiêng đã trở nên thân quen trong cuộc sống của đồng bào dân tộc. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại (25-11-2005).

Lễ cúng sức khỏe cho voi

Lễ cúng sức khỏe cho voi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện lòng yêu thương quý trọng của con người đối với vật nuôi có giá trị và qua đó nhắn nhủ mọi người hãy chăm sóc và bảo vệ đàn voi. Lễ cúng sức khoẻ cho Voi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy

Khai thác các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch. Đây là một hướng đi đúng được triển khai tích cực ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thu hút du khách đến tham quan và mua sản phẩm. Các nghề được tập trung đầu tư như nghề dệt thổ cẩm, nghề điêu khắc, nghề mộc,… Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, thành phố Buôn Ma Thuột còn có Bảo tàng tỉnh với trên 10.000 đơn vị hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý giá như: Đồ gốm, đồ đá, đồ đồng của người tiền sử và các hiện vật lịch sử cách mạng, hiện vật văn hóa dân tộc là nơi thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa về tỉnh Đắk Lắk; bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch như văn hoá phi vật thể với các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc khá độc đáo, như: hát Kuưt, Ay ray, Kông tuôr (trao vòng), múa mời rượu, múa khiêng,… hướng về ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu lứa đôi, giáo dục cuộc sống gia đình – xã hội. Đặc biệt, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” ngày 25/11/2005. (Bảo tàng Đắk Lắk)

Đối với ngành Du lịch Đắk Lắk, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đặc biệt có giá trị cao, có khả năng kết hợp với các tài nguyên du lịch khác nhau tạo thành những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch.

Từ những đặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã tạo cho Buôn Ma Thuột một nét văn hóa đặc sắc. Từ ngàn xưa, vùng đất Tây Nguyên đã là cái nôi của nhiều nhóm sắc tộc thiểu số, như: Jrai, Bahnar, Ê-đê, Giẻ, Raglai, Sê-đăng, Xtiêng, Mạ, Brâu, Churu, Mnông…

Nhắc đến Buôn Ma Thuột, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản trường ca hào hùng, đến những lễ hội còn ít nhiều nét lạ thường, đến những ngôi nhà sàn, những bức tượng, những lán nhà mồ, nhưng văn hóa ẩm thực cũng là một trong những tài nguyên du lịch độc đáo không thể không nói đến.

Một số món ăn nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột

Bún đỏ Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Thoạt nhìn nhiều người sẽ lầm tưởng món bún đỏ rất giống với bún riêu hay món canh bún thường bán ở Sài Gòn, nhưng hoàn toàn khác bởi bún đỏ của người Buôn Ma Thuột được ăn kèm rau cần nước và giá cùng một số phụ gia như mỡ hành, tóp mỡ rán giòn và nhất là trứng cút luộc.

Bún chìa

Bún chìa, đặc sản nổi tiếng Buôn Ma Thuột, có vị khá giống bún bò Huế, song món ăn này không sử dụng thịt bò làm thành phần chính. Bún chìa có nước dùng thanh, đượm vị mắm ruốc, hấp dẫn bởi phần giò chìa thơm ngậy.

Bánh canh cá dầm:Bánh canh cá dầm là món ăn có tiếng với người dân ở Buôn Ma Thuột. Trời se lạnh, chỉ cần cho một thìa nước dùng vào miệng là bạn đã có cảm giác được sưởi ấm với vị cay the thé của món ăn.

Bánh bột lọc Đạt Lý

Bánh bột lọc là một loại bánh được từ bằng bột sắn (phương ngữ miền Nam gọi là khoai mỳ) được lọc lấy tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt heo. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy.

Bò nhúng me Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Là một món ăn lạ, đặc sắc của Tp Buôn Ma Thuột. Thịt bò kèm với nước sốt me được chuẩn bị trên một khay nóng trông hơi giống với món bò bít tết thường ăn ở Hà Nội. Vị chua chua, ngọt ngọt của nước me kèm miếng thịt bò thái mỏng, thêm vị thơm của tỏi phi sẽ khiến bạn ăn hoài không ngán. Món này ăn kèm bánh mì thì khỏi phải chê.

Bánh ướt thịt nướng

Dù là khách phương xa hay người dân bản xứ, dù là người Việt Nam hay du khách nước ngoài đã từng thưởng thức món Bánh ướt thịt nướng kiểu Ban Mê sẽ không thể quên cảm giác thú vị của món ăn tuy quen mà lạ này. Không giống bánh ướt thịt nướng được cuốn sẵn và ăn với tương đã được nấu lên của Huế mà món bánh ướt kiểu Ban Mê bạn sẽ phải tự mình “vật lộn” và xoay vần với từng miếng bánh trước khi được thưởng thức.

Bánh Khọt

Cái tên bánh khọt xuất phát từ âm thanh “khọt khọt” vang lên khi chảo bánh bắt đầu sôi. Nhưng cũng có người cho rằng, ngày xưa những người dân nghèo khó không đủ tiền ăn cao lương mỹ vị nên mới chế biến ra loại bánh chỉ toàn bột chứ không có thịt cá gì. Người ta gọi nó là bánh khọt, theo tiếng Hán có nghĩa là nhọc nhằn, cơ cực. Bánh khọt ở Y jut chỉ đơn giản là bánh trắng thêm chút lá hẹ và hành.

Cơm tấm

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Sài Gòn . Hiện nay loại cơm làm từ hột gạo bể này đã có mặt ở một số nơi thuộc miền Trung, miền Bắc trong đó có Buôn Ma Thuột. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Cơm gà

Cơm gà là món ẩm thực quen thuộc của người Việt Nam ,nhưng ở Buôn Ma Thuột lại được chế biến một cách độc đáo và có nét đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nguyên này . Cơm được chiên với mỡ gà nên ăn rất béo và dòn ,bên trong hạt cơm rất mềm, có mùi thơm đặc trưng , gà mềm và dai ,ăn vào có hương vị béo không làm cho người dùng cảm giác gây ngán.

Bánh bèo chén

Được chế biến với bí quyết riêng, món bánh bèo chén ở đây đã mê hoặc không biết bao nhiêu thực khách gần xa. Không giống như những nơi khác, bánh bèo khay ở đây còn được ăn kèm với chả nem và nước chấm, vì vậy đã tạo nên một hương vị riêng biệt cho món bánh bèo khay và sẽ rất khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất Buôn Ma Thuột.

Rau tập tàng

Rau tập tàng là cách gọi tổng hợp các loại rau hoang dã thường mọc ở các khu vườn. Rau tập tàng có quanh năm nhưng ngon nhất là mùa mưa. Bởi, mùa mưa rau phát triển rất mạnh và tươi, nấu canh ăn ngon hết ý.

Một số điểm du lịch nhân văn ở Buôn Mê Thuột Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi chùa lần đầu tiên được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu. Chùa được xây bắt đầu từ năm 1951 trên đường Phan Bội Châu thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và thứ phi Mộng Điệp trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến. Chùa hiện tại đã được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn chính điện cũ và vẫn là một nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk và là một điểm du lịch tham quan không thể bỏ qua ở thành phố Buôn Ma Thuột.

Đình Lạc Giao: Đình Lạc Giao nằm trong địa phận phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, với diện tích 700m2, phía Nam giáp đường Y Jút, phía Tây và phía Bắc giáp chợ Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp đường Phan Bội Châu. Đình Lạc Giao là di tích lịch sử về công cuộc khai khẩn đất đai của những người Kinh đầu tiên trên Cao Nguyên Đắk Lắk, là nơi thờ thần hoàng và những người có công với nước, là nơi cầu mong sức khỏe và làm ăn phát đạt.

Nhà đày Buôn Ma Thuột: Nhà đày Buôn Ma Thuột do thực dân Pháp thiết lập trong thời kỳ 1930 – 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột: Tòa giám mục có thiết kế đẹp theo kiểu nhà dài người Ê Đê. Đây là một công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, tọa lạc ở 104 Phan Chu Trinh. Đây là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng hầu hết bằng chất liệu gỗ, lợp ngói vảy cá, có quy mô rất lớn. Tòa nhà có kiến trúc đẹp và mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người Ê Đê bản địa nằm giữa một khuôn viên rộng với nhiều giống cây cỏ hoa lá lạ và được thiết kế và xây dựng bởi các nghệ nhân Công giáo Ê đê xưa với bàn tay khéo léo rất rất công phu.

Bảo tàng cà phê: Với không gian mở chia thành nhiều khu khác nhau, bảo tàng thế giới cà phê được thiết kế theo kiến trúc nhà dài của đồng bào Tây Nguyên. Không gian triển lãm tương tác với khách tham quan qua những trải nghiệm nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm. Các hiện vật được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới, bài trí ngay trên lối đi, không đóng trong tủ kính, tạo cảm giác chân thực và gần gũi.

Làng cà phê Trung Nguyên: Làng cà phê Trung Nguyên hay còn được gọi là Làng Cà phê là một cụm công trình kiến trúc có diện tích lớn nằm ở phía Tây Bắc Thành phố, tọa lạc tại ngã ba Lý Thái Tổ – Nguyễn Hữu Thọ. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên với không gian kiến trúc độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc và không gian cà phê đặc sắc.

Buôn Tuôr: Nằm trên QL14 thuộc xã Hòa Phú, buôn Tuôr là một trong những buôn của người Ê Đê còn lưu giữ những ngôi nhà dài và duy trì tập quán sinh hoạt cổ xưa như chế độ mẫu hệ, sống quần cư, ở nhà sàn, những ngôi nhà không có cổng hay hàng rào

Buôn Kmrơng Prông: Thuộc xã Ea Tu, buôn vẫn lưu giữ những truyền thống, tập tục kỳ lạ như giữ rừng và bảo vệ nguồn nước. Bến nước là nơi gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, tại đây bến nước vẫn giữ được kết cấu tổ ong nguyên thủy. Bên trên là những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn với các cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi khiến cho không khí ở buôn luôn trong lành, mát mẻ. Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch, người dân trong làng đều tổ chức lễ cúng bến nước để tạ ơn thần linh đã cho một mùa bội thu và cầu nguyện cho dân làng có mùa rẫy tiếp theo được mưa thuận gió hòa, mọi người đều bình an. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Nhà sàn cổ

Ngôi nhà lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa. Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. Đây là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi. Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ tốt của rừng già Buôn Đôn như Hương, Căm xe, Cà chít…đặc biệt nhất là ngay cả mái ngói cũng được đẽo gọt công phu từng viên bằng tay từ gỗ Cà Chít.

Trong nhà còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị vua voi Bản Đôn và những người kế tục. Giá của ngôi nhà khi xây dựng là 10 con voi lớn và mất gần 3 năm để hoàn thành.

Mộ vua Voi

Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Vua Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N’ Thu K’ Nul, người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần dưỡng voi. Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên. Cầu treo Buôn Đôn: Cầu treo Buôn Đôn là một hệ thống các đoạn cầu được kết nối với nhau để du khách có thể di chuyển giữa các điểm. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn. Cầu được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằm trên cây.

Ngã 6 Ban Mê    nơi mà du khách đến Buôn Ma Thuột đều tò mò ghé qua. Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.

Cây Kơ Nia: Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.

Buôn AKô Đhông: Buôn Cô Thôn là một buôn làng khá bình yên nằm ngay trong lòng thành phố. Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thà phố. Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật. Đây là một buôn được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.

Bảo tàng Đắk Lắk: Bảo tàng Đắk Lắk là một trung tâm bảo tồn và trưng bày về lịch sử và văn hoá các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Du khách đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa dân tộc và các lĩnh vực chuyên ngành khác ở Đắk Lắk. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Khu Biệt điện Bảo Đại: Biệt Điện này với tuổi thọ trên 80 năm đã trở thành một công trình kiến trúc cổ. Khuôn viên Biệt Điện rất đa dạng về chủng loại và kích thước,là nơi duy nhất trong thành phố có nhiều cây nguyên sinh và cây cổ thủ với tuổi thọ hàng trăm năm. Sau năm 1977, tòa nhà được sử dụng làm nhà khách và một phần làm bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk

Tóm lại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú được khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, văn hóa, cộng đồng, du lịch tham quan dã ngoại, vui chơi giải trí… đã hình thành một số khu, điểm du lịch nổi bật như Khu Du lịch thác Dray Sáp Thượng, Khu Du lịch Văn hóa sinh thái Buôn Đôn, du lịch cầu treo buôn Trí – Buôn Đôn; Du lịch hồ Lắk; làng du lịch văn hoá Buôn Jun – huyện Lăk; điểm Du lịch thác Bảy nhánh – Buôn Đôn; du lịch Vườn quốc gia Yok Đôn; Công viên nước Đắk Lắk… Với tiềm năng khai thác du lịch hiện nay, ngành Du lịch đã thu hút được các doanh nghiệp lữ hành trong khu vực và trên cả nước kết nối tour đưa khách du lịch đến Đắk Lắk tham quan, nghỉ dưỡng.

2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

2.2.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Là trung tâm của Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột có khoảng hơn 30 khách sạn nhà nghỉ tập trung hầu hết các khách sạn nhà nghỉ của tỉnh với công suất có thể phục vụ hàng nghìn du khách cùng một thời điểm. Tuy chưa có nhiều cơ sở lưu trú cao cấp như nhiều địa phương khác nhưng nhìn chung các cơ sở lưu trú tại đây khá đầy đủ tiện nghi với giá cả phù hợp và khá đa dạng với nhiều loại hình lưu trú. Buôn Ma Thuột có rất nhiều địa điểm lưu trú đẹp, phù hợp với giới trẻ thích check-in.

Một số khách sạn ở Buôn Ma Thuột:

  • Khách sạn Dakruco Buôn Ma Thuột gần trung tâm

Dakruco Hotel là khách sạn 4 sao của mảnh đất Tây Nguyên. Nơi đây mang đậm vẻ đẹp của bạt ngàn cao su, cà phê và âm thanh của cồng chiêng Tây Nguyên. Tọa lạc trên môt diện tích rộng lớn, Dakruco Hotel bài trí và thiết kế theo phong cách hiện đại. 2. Khách sạn Sài Gòn – Ban Mê

Khách sạn Sai Gon Ban Me Hotel cũng là khách sạn gần trung tâm thành phố

Đến đây du khách sẽ được mua quà lưu niệm địa phương và dễ dàng di chuyền đến chợ, Bảo tàng Đắk Lắk cũng như Làng Akothon. Cũng như thưởng thức các món ăn Châu Á và phương Tây tại các nhà hàng trong khuôn viên.

  • Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Khách sạn có hồ bơi ngoài trời và tầm nhìn rộng toàn thàng phố. Quý khách thỏa sức chơi thể thao với hệ thống sân chơi đẹp. Mỗi phòng được trang bi đầy đủ thiết bị giúp bạn thoải mái tận hưởng không gian sống,…

Bên cạnh những khách sạn tiện nghi, sang trọng, Buôn Mê Thuột còn có nhiều cơ sở lưu trú homestay thực sự ấn tượng.

Zan HomeStay: Zan Homestay sở hữu hệ thống phòng nghỉ không chỉ đẹp mà còn gây ấn tượng mạnh với mọi du khách nhờ không gian được trang trí rực rỡ sắc màu.

Lee’s House Homestay Buôn Ma Thuột: Lee’s House được chia thành hai khu vực riêng với đủ những căn bungalow nhỏ có cửa kính, có rèm, có ghế mây đặt sẵn trước hiên nhà cùng muôn vàn những điều thú vị khác.

An Homestay Buôn Ma Thuột: Chỉ là một căn nhà bé bé xinh xinh nằm trong hẻm thôi, ấy thế mà An Homestay vẫn đẹp, vẫn gây thương nhớ tới mọi du khách nhờ không gian được décor theo lối trẻ trung, gợi mở.

Trên địa bàn thành phố có trên 10 nhà hàng nổi tiếng mang nhiều phong cách kiến trúc đa dạng từ Âu sang Á đặc biệt mang hơi hướng của núi rừng tây nguyên chính là điểm đặc biệt của các nhà hàng nơi đây như Nhà hàng Hoa Mai, nhà hàng Buôn Ma Thuột Hoa Lư, Nhà hàng Hoàng Gia BBQ, Thaideli BMT

Các cơ sở vui chơi trên địa bàn tỉnh còn mang nhiều những yếu tố thiên nhiên giúp cho người dân và khách du lịch có thể giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau những giờ làm việc mệt mỏi để hòa mình với thiên nhiên trong lành như: Công viên Nước Đắk Lắk, Khu Du lịch hồ Lắk, Trung tâm Du lịch Buôn Đôn, Thác Bảy Nhánh, Trung tâm Dịch vụ Du lịch Sinh thái và Giáo dục môi trường Yok Don, Bảo tàng Thế giới Cà phê…

2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng: Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Đắk Lắk có vị trí quan trọng trong khu vực Tây Nguyên, nhưng hạ tầng giao thông của tỉnh chưa phát triển đồng bộ và đó là điểm nghẽn cho sự phát triển và thu hút đầu tư của địa phương này. Các phương thức vận tải trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào đường bộ, chiếm 95% phương thức vận chuyển, đường hàng không chỉ đảm bảo vận chuyển 5% còn lại.

Hệ thống mạng lưới quốc lộ (giao thông đối ngoại) qua địa bàn tỉnh gồm 7 tuyến, chiều dài đang khai thác là 678 km, bao gồm: đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), Quốc lộ 26, Quốc lộ 27, Quốc lộ 29, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 19C và đường Trường Sơn Đông. Trong những năm qua, tỉnh đã được đầu tư xây dựng và mở rộng nhiều tuyến đường giao thông quan trọng. Trong đó, các dự án lớn đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng trên các tuyến giao thông trọng điểm. Trước năm 2015, đường Hồ Chí Minh qua địa bàn Đắk Lắk luôn là nỗi ám ảnh với người dân, tài xế khi lưu thông qua đây. Tại những cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức ở các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk, hàng trăm ý kiến của cử tri đã bày tỏ mong muốn tuyến đường được đầu tư, xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông do đường hư hỏng, xuống cấp. Cuối năm 2013, các dự án trên tuyến chính thức được khởi công và đến năm 2015 hoàn thành đưa vào sử dụng. Đây được xem là “dấu mốc” quan trọng trong xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Cùng với hệ thống tỉnh lộ, các công trình cầu treo, cầu dân sinh trên đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk cũng được triển khai xây dựng. Theo thống kê, toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 433 cầu dân sinh, trong đó đã hoàn thành 9 cầu theo Đề án xây dựng cầu treo dân sinh của Bộ GTVT. Hiện nay, Bộ GTVT đang tiếp tục triển khai Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý đường địa phương (dự án LRAMP) thực hiện trong giai đoạn từ năm 2017 – 2020 và kéo dài qua năm 2021, với tổng số 112 cầu… Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Đường không: Sân bay Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về phía Đông Nam theo đường quốc lộ 27 đi Đà Lạt – Lâm Đồng. Hiện tại đây toàn bộ các hãng hàng không ở Việt Nam đều thiết lập đường bay đến, xuất phát từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh và Sài Gòn. Giá vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội vào khoảng 1500-2000k, từ Sài Gòn vào khoảng 1000-1500k tùy hãng.

Đường bộ: Với hệ thống đường bộ dày đặc, hầu hết từ khắp mọi miền các bạn đều có thể mua vé xe khách để tới Buôn Ma Thuột. Từ Sài Gòn và các tỉnh miền Nam, Trung xe sẽ chạy hàng ngày do quãng đường ngắn. Từ Hà Nội, do quãng đường dài nên số lượng xe sẽ không nhiều bằng và lịch chạy xe thường cách ngày.

2.2.3 Lao động trong du lịch

Do hoạt động kinh doanh du lịch mới được phát triển trên địa bàn Tỉnh trong những năm gần đây nên đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Năm 2010, toàn Tỉnh có 1.800 lao động trong ngành Du lịch, số lao động tăng gần 2 lần so với năm 2005 (năm 2005, số lao động là 920 người). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,10%/năm (giai đoạn 2006-2010). Mặc dù, tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, song chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điểm yếu. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm hơn 55% (khoảng 1.000 người), tác động trực tiếp đến chất lượng của hoạt động du lịch của Tỉnh.

Đến năm 2020, lao động trong lĩnh vực du lịch13.000 người, trong đó lao động trực tiếp 4.080 người; Dự kiến đến năm 2030: 34.800 người, trong đó lao động trực tiếp 11.000 người; Tốc độ tăng trưởng lao động trực tiếp đạt 0,40%/năm (giai đoạn 2016 – 2020) và 10,31%/năm (giai đoạn 2021 – 2030). Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

UBND tỉnh đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch Đắk Lắk giai đoạn 2017 – 2020 nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Kế hoạch trên đã nhận được sự quan tâm, triển khai tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng làm du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ cuối năm 2017 đến nay, phòng Quản lý du lịch ngoài hàng chục lớp đào tạo ngắn hạn của các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp làm du lịch, sở chủ quản còn kết hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức được 18 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, phục vụ du lịch cho gần 1.400 học viên đến từ các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch trên địa bàn trọng điểm. Nhờ vậy, chất lượng (sản phẩm, chương trình cũng như cung cách phục vụ) tại hầu hết điểm đến du lịch ở đây được cải thiện và nâng cao so với trước.

Theo đánh giá của Phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT-DL), nếu như trước năm 2017, nguồn nhân lực phục vụ du lịch có gần 70% chưa qua đào tạo thì đến nay chỉ còn khoảng 20%. Có nghĩa là hơn 3.000 lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các kênh của Trung tâm Thông tin – Xúc tiến du lịch tỉnh, Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk, cộng đồng doanh nghiệp tự thân kết nối chương trình đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề du lịch trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Đứng trước nhu cầu về nguồn lao động lớn để đáp ứng tổ chức các hoạt động du lịch thì ở 1 số địa điểm du lịch đã sử dụng trực tiếp nguồn lao động là người dân địa phương để giải quyết các nhu cầu về việc làm.

2.2.4 Các điều kiện khác: Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Chính sách đầu tư ,giữ gìn, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hoá vật thể, phi vật thể của tỉnh Đắk Lắk và Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch

Trong giai đoạn 2016 – 2020, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc; phối hợp với các tỉnh khu vực Tây Nguyên triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể như sau:

Hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, phát huy một số lễ hội truyền thống như: lễ hội của dân tộc Brâu, lễ hội của dân tộc Xơ Đăng, lễ hội của dân tộc Gia rai, tỉnh Kon Tum; hỗ trợ bảo tồn 02 lễ hội dân tộc Cơ Ho, tỉnh Lâm Đồng; hỗ trợ bảo tồn 02 lễ hội truyền thống dân tộc M’Nông, tỉnh Đắk Nông; lễ hội dân tộc Ba Na, tỉnh Gia Lai.

Hỗ trợ bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống: làng dân tộc Mạ tại buôn P’Tông, Xã Đắk Plao, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông; làng dân tộc Gia Rai tại làng Plơi Ơi, xã Yaun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai; làng dân tộc Chu Ru tại xã P’róh, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông.

Hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội Biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, ven biển, hải đảo. Phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm cho đồn Biên phòng các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Hàng năm, hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên sản xuất và cung cấp sản phẩm văn hoá, thông tin phù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã khu vực III, các trường dân tộc nội trú, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Về hoạt động tổ chức Ngày hội, Giao lưu văn hóa nghệ thuật: trong năm 2019, 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam 02 lần với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ”. Lễ hội đã thu hút hơn 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng là đồng bào các dân tộc thiểu số ở 17 tỉnh, thành phố và một số đoàn khách quốc tế tham gia.

Ngày 25 tháng 01 năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 357/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Kon Tum đã có Công văn đề nghị tạm dừng tổ chức Ngày hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum và các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức Ngày hội vào thời điểm thích hợp. Về hoạt động truyền dạy văn hóa phi vật thể, xây dựng các mô hình văn hóa truyền thống và tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, bài trừ hủ tục lạc hậu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa xã, già làng, trưởng thôn bản, nghệ nhân thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên; xây dựng mô hình câu lạc bộ Cồng chiêng dân tộc K’ho gắn với bảo tồn, phát huy phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng; xây dựng câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian cho các dân tộc có số dân ít người tại huyện Đắk Hà. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I, từ năm 2021- 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên cơ sở thực trạng và đề xuất của các địa phương, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương như: Đề án “Đưa các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số”, Đề án “Tổ chức định kỳ Ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; Đề án “Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”

  • Về đề nghị có phương án đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch tại tỉnh Đắk Lắk phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương

Việc tăng cường đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm để nâng cao sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch là một định hướng đúng đắn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẵn sàng hỗ trợ về định hướng loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh Đắk Lắk phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu thị trường, cũng như phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư để giới thiệu, thu hút các nhà đầu tư quan tâm.

  • Về đề nghị thông qua du lịch có thể quảng bá các sản phẩm nông nghiệp:

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tham gia, phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ, tư vấn và đồng hành với Đắk Lắk phát triển loại hình du lịch mới và tiềm năng này. Đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thống nhất triển khai chương trình phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn. Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch tại buôn mê thuột.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Phát triển du lịch tại thành phố buôn mê thuột

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993