Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phát triển du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất cả nước. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương, được xếp loại đô thị đặc biệt cùng với thủ đô Hà Nội.

2.1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°22′ – 11°22′ Bắc và 106°01′ – 107°01′ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp biển Đông và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí gần tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực: Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Địa hình, địa chất

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình từ 10 đến 25m. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32m như đồi Long Bình ở Quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1m, nơi thấp nhất là 0,5m. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình khoảng 5 tới 10m.

Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng là đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi… hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là “giồng” cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.

Thủy văn

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch rất đa dạng. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Sông  Ðồng Nai bắt  nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20 – 500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225m đến 370m, độ sâu tới 20m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt như: Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ – Kênh Đôi, Tàu Hủ,… Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt nhưng vẫn được khai thác, chủ yếu ở ba tầng: 0 – 20 m, 60 – 90 m và 170 – 200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60 -90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.

Thời tiết, khí hậu Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam Bộ khác, Thành phố Hồ Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ,thu, đông. Nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng/tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

Với những biến đổi khí hậu, Hồ Chí Minh thuộc danh sách 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa vì nguy cơ mực nước biển dâng cao. Theo dự tính của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2050 nước biển sẽ dâng 26 cm và 70% khu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt. Ngân hàng Phát triển Á châu ước lượng hậu quả là thiệt hại kinh tế lên đến hàng tỷ USD.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2.1.2. Lịch sử hình thành – tổ chức hành chính và kinh tế – xã hội. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

2.1.2.1. Lịch sử hình thành

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698,Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời của thành phố. Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố được thành lập với tên gọi Sài Gòn và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887 – 1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ nước ta được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2.1.2.2. Tổ chức hành chính

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.

2.1.2.3. Kinh tế Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Sau khi các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong tháng 12/2018 để chuẩn bị hàng dự trữ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết dương lịch và Tết nguyên đán, sang tháng 01/2019 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính chỉ bằng 92,39% so với tháng trước. Trong đó, hoạt động khai khoáng giảm 59,93%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 7,44%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,47%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,94%. Tuy nhiên, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của năm 2018. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 7,51%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,1%; ngành sản xuất và phân phối điện có mức tăng trưởng cao nhất 10,82%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,25%.

Về 4 ngành công nghiệp trọng điểm: Chỉ số sản xuất công nghiệp của 4 ngành trọng điểm tháng 1 tăng 1,23% so với tháng trước và tăng 5,13% so với tháng cùng kỳ, cao hơn chỉ số chung toàn ngành. Ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống có mức tăng 3,91% so với cùng kỳ, trong đó sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa; sản xuất sản phẩm mì, phở, bún, miến cháo ăn liền tăng cao. Ngành hóa dược tăng chậm 1,37% so với cùng kỳ vì một số công ty sản xuất hóa chất đã chuyển nhà máy khỏi thành phố hoặc thu hẹp sản xuất để chuyển sang các tỉnh khác, mặt khác công ty ngành dược gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngành cơ khí tăng 3,55% so với cùng kỳ. Ngành sản xuất hàng điện tử tăng 17,73%, là ngành có chỉ số sản xuất tăng cao nhất do có thị trường tiêu thụ ổn định và các doanh nghiệp thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại. Trong đó nổi bật là những loại sản phẩm điện tử sử dụng chip thương hiệu Việt (bo mạch điều khiển chiếu sáng đường, khóa xe container…) và một số sản phẩm đầu cuối đã được đưa vào sản xuất đại trà được các công ty khu công nghệ cao của thành phố thực hiện. Ngoài ra vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách thành phố tháng 1/2019 ước thực hiện 415,6 tỷ đồng, bằng 93,3% so với cùng kỳ năm trước. Cấp thành phố ước thực hiện 329,2 tỷ đồng, chiếm 79,2%; cấp quận huyện ước thực hiện 185,4 tỷ đồng, chiếm 20,8%. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Từ ngày 1/1/2019 đến ngày 20/1/2019, trên địa bàn thành phố đã có 68 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 32,7 triệu USD. Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có 59 dự án, vốn đầu tư 20,9 triệu USD, liên doanh 9 dự án, vốn đầu tư 11,8 triệu USD. Điều chỉnh vốn đầu tư có 11 dự án (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), số vốn tăng 4,7 triệu USD. Tổng vốn đầu tư cấp phép mới và điều chỉnh vốn đến ngày 20/1/2019 đạt 37,4 triệu USD, bằng 39,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thành phố đã có 191 dự án góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp là 452,7 triệu USD, tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu bao gồm dầu thô ước thực hiện tháng 01/ 2019 đạt 2.848,7 triệu USD, tăng 2,2% so tháng trước và giảm 7,4% so cùng kỳ. Loại trừ dầu thô ước tính tháng 1 đạt 2.619,7 triệu USD, giảm 7,6% so cùng kỳ. Chia ra: Thành phần kinh tế nhà nước đạt 359,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,6%, tăng 15,9%. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước đạt 892,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 31,3%, giảm 17,6%. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.596,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56,0%, giảm 5,1%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: đứng đầu là Trung Quốc với 558,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19,6%, giảm 0,6% so cùng kỳ; vị trí thứ 2 là Hoa Kỳ với 498,8 triệu USD, chiếm 17,5%, giảm 6,0%; vị trí thứ 3 là Nhật Bản với 282,5 triệu USD, chiếm 9,9%, tăng 3,0%; vị trí thứ 4 là Hồng Kông với 135,3 triệu USD, chiếm 4,7%, giảm 12,4%; vị trí thứ 5 là Hàn Quốc với 130,3 triệu USD, chiếm 4,6%, giảm 13,2% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 01/2019 ước đạt 3.838,7 triệu USD, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 7,9% so cùng kỳ. Chia ra: Thành phần kinh tế nhà nước đạt 126,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,3%, giảm 22,0%. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.079,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 54,2%, tăng 3,7%. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.632,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 42,5%, tăng 17,4%; Thị trường nhập khẩu chủ yếu: đứng đầu là Trung Quốc với 1.363,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 35,5%, tăng 30,0% so cùng kỳ; vị trí thứ 2 là Singapore với 352,4 triệu USD, chiếm 9,2%, giảm 3,8%; vị trí thứ 3 là Hàn Quốc với 289,5 triệu USD, chiếm 7,5%, giảm 8,7%; vị trí thứ 4 là Thái Lan với 239,5 triệu USD, chiếm 6,2%, giảm 16,4%; vị trí thứ 5 là Hoa Kỳ với 197,3 triệu USD, chiếm 5,1%, tăng 16,0% so cùng kỳ.

2.1.2.4. Dân cư – Xã hội Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Theo kết quả tổng hợp sơ bộ do Ban chỉ đạo Tổng điều tra thành phố công bố, dân số của thành phố đến thời điểm 23/01/2019 là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu dân số của thành phố đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Như vậy trong thời kỳ khoảng 10 năm 2009 – 2019 tốc độ tăng dân số bình quân của thành phố là 2,15% năm. Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người. Trong các thập niên gần đây, thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ Chí Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam. Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải tình trạng quá tải dân số, tạo áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống người dân.

Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận như 4, 5, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành như Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km.

Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm gần đây,dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống.

Những khu vực tập trung nhiều người nước ngoài hay Việt kiều sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thành một nét rất riêng đó là những khu chợ, cửa hàng,dịch vụ, món ăn đặc sản của nước đó. Có thể kể đến: Phố Mã Lai tập trung người Mã Lai, người Chăm tại đường Nguyễn An Ninh; phố Hàn Quốc tại đường Hậu Giang đến các đường lân cận thuộc Phường 4, quận Tân Bình; phố Nhật Bản tại giao lộ Thái Văn Lung – Lê Thánh Tôn thuộc phường Bến Nghé, quận 1, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Năm 2018, Phú Mỹ Hưng có trên 30.000 người sinh sống, chiếm hơn 50% là người nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia, đông hơn cả vẫn là công dân các nước và vùng lãnh thổ châu Á, nhiều nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,…)

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3.1. Tài nguyên vật thể

Cho đến tháng 5/2017, thành phố đã có 172 di tích được xếp hạng gồm: 56 di tích quốc gia, trong đó có 24 di tích lịch sử, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích quốc gia đặc biệt và 114 di tích cấp thành phố. Trong đó tiêu biểu là các công trình, di tích sau đây: Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Di tích Giồng Cá Vồ

Giồng Cá Vồ là một di tích khảo cổ nằm ở ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây nằm trên một giồng đất đỏ, có diện tích khoảng 7.000 mét vuông, cao hơn khoảng 1,5 mét so với mặt đất hiện tại, phần chân giồng thường xuyên bị ngập mặn.

Cách cửa biển 5km, Cần Giờ có nhiều gò nổi, người dân địa phương gọi là Giồng. Một số Giồng có diện tích lớn như: Giồng cá vồ, Giồng phệt, Giồng cá trăng,… Cá Vồ là một Giồng đất đỏ rộng 7. 000m2, cao 1,5m nằm tả ngạn sông Hà Thanh, cách bờ sông chừng 100m. Các nhà khảo cổ đã phát hiện năm 1993. Đến năm 1994, tiến hành khai quật 230m2 diện tích. Tầng văn hoá dày đến 1,50m, gồm 4 lớp: đất canh tác đến độ sâu 0,3m; đất đỏ bazan từ 0,3-0,7m; đất đen xốp lẫn nhiều gốm than tro từ 0,7 -0,9m; đất đỏ vàng nhiều gốm từ 0,9m-1,5m. Qua 2 lần đào thám sát và khai quật, các nhà khảo cổ bước đầu xác nhận đây là di chỉ cư trú sản xuất gốm là khu mộ táng của người xưa và phát hiện có 38 ngôi mộ chum trong đó 23 mộ có di cốt người. Bên cạnh đó còn phát hiện được nhiều đồ tùy táng bằng gốm, đá, thủy tinh, vỏ nhuyễn thể, sắt,… hiện vật chủ yếu là đồ trang sức. Ngày 2 tháng 4 năm 1994, Bộ Văn hóa Thông tin đã ban ban hành giấy phép số 181/VHQĐ để kịp thời bảo vệ di tích trước sự phá hủy của tự nhiên và quá trình canh tác ở địa phương. Từ ngày 26 tháng 4 năm 1995 đến ngày 21 tháng 6 năm 1995, các nhà Khảo cổ học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật di tích này. Hiện đã tìm thấy gần 350 mộ chum và 10 mộ đất. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Di vật trong mộ là hài cốt người, đặc biệt trong các mộ chum còn khá nguyên vẹn. Phần lớn di cốt trong chum được người cổ mai táng theo tư thế ngồi bó gối. Chum mai táng ở Giồng Cá Vồ có hai loại mộ cổ và mộ đất, trong đó mộ đất chiếm ưu thế trên 90% và hai loại này đều chưa thấy trong bất kỳ một di tích mộ chum nào ở Đông Nam Á. Số lượng chum nhiều, với sự thống nhất của phương thức và đồng nhất của loại hình chum mai táng cho thấy táng thức của cư dân Giồng Cá Vồ đã tồn tại khá lâu dài và ổn định như một truyền thống độc đáo ở khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ xác định: đây là khu mộ táng thuộc văn hoá tiền khảo cổ học Sa Huỳnh, chủ nhân là cư dân bản địa, thể hiện rõ nét của chủng Mongoloid. Hiện nay, các di vật từ cuộc khai quật khảo cổ di tích ở nơi đây đang được lưu giữ và trưng bày tại một số bảo tàng lớn như Bảo tàng Lịch sử quốc gia ở Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử-Văn hóa Nam bộ thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giới thiệu về lịch sử Việt Nam trong giai đoạn tiền sơ sử trong những thế kỷ cuối TCN.

Ngày 13 tháng 4 năm 2000, giồng Cá Vồ được công nhận là di tích khảo cổ học cấp quốc gia theo Quyết định số 06/2000-QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin.

Dinh Thống Nhất Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Đây là một trong những di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến định hướng phát triển của thành phố. Dinh Độc Lập (tên gọi trước đây là dinh Norodom, ngày nay còn gọi là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nó từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, nó đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Công trình được thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², trên khuôn viên đất rộng 120.000 m², gồm: 1 tầng nền, 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, 1 tầng hầm kiên cố gồm 100 phòng: phòng làm việc của Tổng thống, phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,… Ngoài tòa nhà chính, dinh còn có hồ sen bán nguyệt, bồn hoa, vườn cây cảnh. Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (khoảng 150.000 lượng vàng).

Địa đạo Củ Chi

Đây là một trong những di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược của quân và dân ta. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 70km về hướng tây-bắc, nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống bí mật này được đào từ năm 1948 với khoảng 17km. Sau năm 1960, hệ thống tiếp tục được củng cố và phát triển dài hơn 200 km. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép thành đồng”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn. Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 – 10m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu. Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là các vị lãnh đạo Đảng, nguyên thủ Quốc gia của Việt Nam và các nước cùng nhiều cựu chiến binh,… thường chọn điểm tham quan này khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

Bưu điện Thành phố Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng vào năm 1886 đến năm 1890 thì khánh thành với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.Nếu hệ thống cửa sổ của khối nhà hai bên đều có hình vòm cung hoặc hơi vòm thì riêng tại khối nhà giữa, các cửa sổ lại có hình chữ nhật. Trên các có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Những đường viền, đường chỉ hay hoa văn chạy ngang như muốn kéo thấp tòa nhà Bưu điện Trung tâm Thành phố, tạo thành những đường trang trí khỏe khoắn và đăng đối, gợi nhớ đến những nhà ga xe lửa ở châu Âu. Vào phía trên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs, 1892Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936.Tại đây hiện có 35 quầy phục vụ khách hàng với đủ các dịch vụ bưu phẩm cùng mạng lưới điện báo rộng khắp đến các địa phương trong nước và các nước trên thế giới. Trần nhà hình vòm cung tương ứng với cửa ra vào được nâng đỡ bởi hai hàng trụ và hệ thống vĩ kèo bằng sắt, nổi bật với thiết kế công phu có các đấu nối là những hoa văn đẹp. Hệ thống cột, trụ của phần mặt tiền đều có kết cấu hình khối vuông vắn, trên đầu trụ có gắn những mảng phù điêu với hoa văn đắp nổi rất công phu. Riêng ở phần trụ khoảng giữa tầng hai và tầng trệt của tòa nhà Bưu điện Trung tâm Thành phố, các mảng phù điêu lại ôm trọn phiến đá hình chữ nhật, trên mỗi phiến đá ghi tên một nhà khoa học đã có những đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại trong lĩnh vực điện và điện tín.

Trải qua hơn trăm năm tồn tại, tòa nhà Bưu điện Trung tâm Sài Gòn hiện vẫn là một công trình kiến trúc đẹp và ấn tượng, tạo nên điểm nhấn độc đáo cho thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Đức Bà Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn – tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo đối với du khách trong và ngoài nước.

Công trình được khởi công xây dựng ngày 7/10/1877 và được khánh thành vào ngày 11/4/1880 với tổng kinh phí là 2,5 triệu Phờ-răng. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của tháp là 57 m, sáu đại hồng chung nặng 25,850kg đặt dưới 2 lầu chuông. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ về các thánh (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ 14 chặng Đàng Thánh Giá làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại. Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Bức tượng cao 4,6 m và nặng 8 tấn, làm bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình.

Chùa Giác Lâm Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế Tông ở miền Nam Việt Nam.

Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thông tin) công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau: chính điện, giảng đường và nhà trai. Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá. Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu,…Trong chính điện bày trí theo kiểu “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”. Phía trước chính điện thờ các tượng A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc. Hai bàn thờ hai bên phải trái, có tượng Quan Thế Âm và Thế Chí. Ngoài ra, ở đây còn có tượng Cửu Long, dọc hai bên tường có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và tượng Long Vương. Đằng sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương.Ở gian này, vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành. Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm bảy tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Bên trái của chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây, trong số ấy có tháp Tổ Phật Ý-Linh Nhạc, tháp Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang. Ngoài ra, trước sân chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Cây do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng vào ngày 18 tháng 6 năm 1953. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Trên các cột chính của chùa đều có khắc câu đối (gồm 86 câu) thếp vàng công phu. Đáng chú ý có câu đối của Hiệp trấn Trịnh Hoài Đức (treo ở gian thờ Tổ) và câu đối của Mộc Ân đệ tử phụng cúng vào năm Gia Long thứ 3 (1804).

Khu du lịch văn hóa Đầm Sen

Công viên Văn hoá Đầm Sen là công viên giải trí nằm trên đường Hòa Bình, quận 11. Công viên có diện tích 50 hecta gồm 20% là mặt hồ và 60% cây xanh và vườn hoa, giáp đường Lạc Long Quân và Hòa Bình. Toàn công viên trải dài trên một diện tích rộng gồm 30 khu vực: Khu trò chơi điện tử, Sân khấu cổ tích, Lâu đài cổ tích, Sân khấu quảng trường, Hồ Tây thu nhỏ, Nam tú thượng uyển, Non bộ – thủy cung, Ðảo khiêu vũ, Khu trò chơi thiếu nhi, Ðèn tạo hình, Cầu cửu khúc, Nhà ga Monorail,…

Hòn non bộ cao 22m với nhiều thác ghềnh mà tầng hang động lớn nhất được bố trí thành thủy cung với đủ các loài cá nhiều màu. Rồi Nam tú thượng uyển với một hệ thống vườn phong lan phong phú và đa dạng. Với đối tượng thiếu niên ưa hiếu động trong công viên có khá nhiều sân chơi hấp dẫn: sân trượt patanh, xe ô tô điện, tàu trượt cao tốc, công viên nước… Ngồi trên tàu chạy trên cao 5m so với mặt đất và với chiều dài gần 2.000m du khách có thể quan sát toàn bộ cảnh trí công viên Ðầm Sen với góc nhìn đẹp nhất. Công trình gây ấn tượng nhiều nhất có lẽ là vườn châu Âu – Quảng trường La Mã: đây là hệ thống vườn hoa kiểu châu Âu được tạo dáng bằng các bồn hoa hồng nhiều màu sắc, các cột trụ La Mã uy nghi, những tượng đá duyên dáng và sân khấu nhạc nước gồm 3.000 chỗ ngồi.

Sân khấu Laser Nhạc Nước được xây dựng năm 2005 với số vốn đầu tư 12 tỷ đồng, vị trí nằm phía sau vườn hoa châu Âu, sân khấu có mái che với sức chứa 3.000 chỗ ngồi. Sân khấu Laser Nhạc Nước là một loại hình nghệ thuật độc đáo, hiện đại duy nhất tại Việt Nam mà các kỹ sư Đầm Sen đã học được từ mô hình nhạc nước ở đảo Sentosa (Singapore). Đây là sự kết hợp giữa chương trình ca nhạc với sân khấu thiết kế chuyên biệt có hệ thống phun nước và đèn laser, chiếu phim trên màn hình nước cao 28m. Phối hợp yếu tố nghệ thuật với kỹ thuật, những vòi phun nước chuyển động huyền ảo với ánh sáng, màu sắc và âm nhạc. Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn đặc sắc nhất nước Việt Nam. Kiến trúc được kết hợp một cách hoàn mĩ nền văn hóa Đông – Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đầm Sen là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

2.1.3.2. Tài nguyên phi vật thể

Nghệ thuật đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề án nhằm bảo tồn giá trị của Nghệ thuật Đờn ca tài tử về bài bản cũng như phong cách trình diễn, sinh hoạt và mục đích hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân, tài tử. Đồng thời thử nghiệm, tìm tòi xây dựng những hình thức trình diễn mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – văn hóa và du lịch của Thành phố, phát huy các hình thức sinh hoạt, truyền nghề, thi đua sáng tạo, tranh tài nghệ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng đờn ca và sáng tạo ra các giá trị mới cho Đờn ca tài tử. Sở Văn hóa và Thể thao sẽ triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền về nghệ thuật Đờn ca tài tử đến mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên và công nhân, truyền dạy thí điểm ở một số quận, huyện hiện có hoạt động này phát triến mạnh điển hình, vận động sáng tác, tố chức trại sáng tác, tố chức đi thực tế các cơ sở kinh tế, giáo dục, đi về nguồn cho nghệ nhân, nhạc sĩ hưởng ứng tham gia vận động sáng tác, ưu tiên sáng tác lời mới cho các bài bản nhạc cổ,… Cuối năm 2018, toàn Thành phố có 221 câu lạc bộ Đờn ca tài tử đang hoạt động, với số thành viên là 2.677 người ở hầu hết các quận-huyện, duy trì sinh hoạt và biểu diễn phục vụ nhân dân. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Ngoài ra, Uý ban Nhân dân Thành phố cũng sẽ ban hành chế độ chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần cho lực lượng hoạt động Đờn ca tài tử; nghiên cứu, ban hành chính sách đãi ngộ, tôn vinh những cá nhân đã có những đóng góp cho nghệ thuật Đờn ca tài tử. Hằng năm, trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh thường tổ chức các chương trình liên hoan Đờn ca tài tử như: giải “Hoa sen vàng”, “ Búp sen vàng”,…giành cho mọi lứa tuổi nhằm phát triển loại hình nghệ thuật này.

Lễ hội nghinh Ông

Hàng năm,từ ngày 15 dến 17 tháng 8 âm lịch tại lăng Ông Thủy tướng được vua Tự Đức ban sắc phong: “Nam Hải tướng quân” thuộc Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đều diễn ra lễ tế rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá “Ông”. Lễ hội còn có các tên gọi khác như: Lễ rước cốt Ông, Lễ cầu ngư, Lễ tế cá Ông, Lễ cúng Ông, Lễ nghinh Ông, Lễ nghinh Ông Thủy tướng… Nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá “Ông” là thần bảo trợ nghề cá và các nghề trên biển nói chung, và từ đó trở thành tín ngưỡng của ngư dân.

Ngày 15/8 không khí lễ hội đã diễn ra nhộn nhịp ở bên ngoài lăng với nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi. Sang ngày 16/8, các vị trong hội lăng trong trang phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước đi khoảng hai giờ thì quay về bến nơi xuất phát, rước Ông về lăng ông Thuỷ tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Khi rước ông vào lăng, các nghi thức đón và tế diễn ra trang trọng, đúng với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng. Ngoài lăng, có các hoạt động văn hoá văn nghệ. Sáng 17/8 tại lăng ông Thuỷ tướng diễn ra lễ tôn vương ông Thuỷ tướng theo sắc phong. Lễ cúng có hát thờ. Sau phần lễ tôn ông theo sắc phong cũng là lúc chấm dứt lễ hội.

2.1.3.3 Một số làng nghề thủ công truyền thống Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Làng nem Thủ Đức

Đất Thủ Đức là để chỉ các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 bây giờ. Để đáp ứng cho nhu cầu của khách đối với món nem danh tiếng, xứ Thủ Đức đã từng có tới hàng trăm lò nem, mà điểm tập trung đông nhất là ven chợ Thủ Đức. Mỗi lò nem có bí quyết riêng, nhưng cũng có những nguyên tắc chung để có thể cùng nhau giữ gìn thanh danh làng nghề. Nhiều lò nem dựng gần nhau, tạo thành một làng nghề, gọi là làng nem Thủ Đức. Người ta tới Thủ Đức, thường ghé vô các quán này ăn nem, lại còn phải mua mấy đùm về làm quà biếu, để chứng tỏ với bà con là cái món mà mình và các bậc tiền bối vẫn hay ca ngợi kia không phải hữu danh vô thực.

Làng hoa Gò Vấp

Danh gọi “Làng Hoa Gò Vấp” xuất phát từ những gia đình nghệ nhân lâu đời về hoa Kiểng. Trải qua hàng trăm năm, trồng hoa và làm hoa kiểng với đủ thế dáng có thu nhập cao đã trở thành một nghề truyền thống mang tính uyên bác đầy tài năng, thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật trong tâm hồn vốn yêu thiên nhiên của người dân Gò Vấp, khiến nơi đây trở thành vùng cung cấp hoa kiểng chủ lực cho Thành phố. Hoa Gò Vấp qua sự mở rộng làm ăn của các gia đình làm nghề đã du ngoạn không chỉ trong Thành phố mà còn đến khắp các vùng miền đất nước, thậm chí giao lưu với cả những xứ sở nổi tiếng về hoa trên thế giới như: Pháp, Hà Lan, Đài Loan, Singapo, Nhật, Thụy Sĩ,… Các nhà sản xuất hoa của nước bạn thường đặt mối hợp tác với các nghệ nhân Gò Vấp trong việc sản xuất, cung cấp giống và cây kiểng quí hiếm. Lực lượng nghệ nhân hoa Kiểng Gò Vấp thật đông đảo và có truyền thống lâu đời với trên một trăm nhà vườn hoa Kiểng chuyên nghiệp và có gần hai trăm nhà vườn bán chuyên nghiệp.

2.2. Tìm hiểu về ẩm thực đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều món ăn mang hương vị riêng biệt, độc đáo của nhiều địa phương và nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi món ăn của từng địa phương khi đến Thành phố Hồ Chí Minh được biến hóa để phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng cùng thói quen của cư dân tại đây, tạo nên bản sắc riêng, không thể trộn lẫn ở bất kỳ nơi đâu.

2.2.1. Một số món ăn phổ biến từ trước năm 1975

Với lịch sử hơn 300 năm, Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu luôn nổi tiếng là nơi có ẩm thực phong phú.

2.2.1.1. Sủi cảo

Sủi cảo có nguồn gốc từ Trung Hoa, sủi cảo được du nhập vào thành phố Hồ Chí Minh từ rất lâu rồi, có thể từ khi người dân Trung Hoa di chuyển chuống phía Nam, bởi đây là món ăn truyền thống không thể thiếu đặc biệt trong những ngày đầu năm mới của họ. Ngoài tượng trưng cho sự hạnh phúc, viên mãn, sủi cảo còn có hương vị rất thơm ngon. Sủi cảo có rất nhiều loại như nhân tôm, thịt, rau,…và cũng được chế biến bằng nhiều cách như hấp, chiên,… nhưng dù bằng cách nào cũng sẽ không làm mất đi hương vị vốn có của món ăn độc đáo này.

2.2.1.2. Phá lấu

Phá lấu là món ăn bắt nguồn bởi người Tiều Châu (Trung Hoa). Từ lâu, món ăn này đã là một món ăn vặt, dân dã mà ngon miệng của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Phá lấu làm từ nội tạng động vật. Có rất nhiều loại như: Phá lấu heo, phá lấu gà, phá lấu vịt, phá lấu bò,… Trong đó, món phá lấu bò được ưa thích hơn cả. Đây là món ăn có sức cuốn hút đến kỳ lạ đối với mỗi người dân nơi đây. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt có thể là bất cứ từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò. Nồi phá lấu thường luôn sôi ùng ục và thoang thoảng vị nước dừa. Khi có khách ăn, người bán dùng kéo và đồ gắp cắt nhỏ những miếng phá lấu cho vào chén rồi mới chan nước vào. Chén phá lấu sóng sánh nước lèo màu nâu cánh gián dọn kèm chén nước chấm ớt chua ngọt chỉ nhìn thôi đã thèm. Đặc biệt du khách có thể ăn phá lấu cùng với bánh mì, mì gói hoặc độc đáo hơn là phá lấu nướng hoặc chiên.

2.2.1.3. Hủ tiếu Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Thêm một món ăn có nguồn gốc Trung Hoa nữa đó chính là Hủ tiếu. Từ năm 1778, ngay từ khi mới xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hủ tiếu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Hủ tiếu được chế biến khá công phu. Món ăn này vừa có cái ngọt thanh của nước dùng, cái đậm vị của các thứ gia vị trộn lẫn và sự phong phú của nhiều nguyên liệu cùng hòa quyện. Có khá nhiều “phiên bản” khác nhau như: Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Triều Châu,… Ngoài được bày bán trong các nhà hàng, quán ăn thì đâu đó trên đường phố, người ta vẫn bắt gặp những chiếc xe nhỏ với mái che thân thuộc, mang theo hương vị hủ tiếu gia truyền đi khắp các ngõ ngách ở Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1.4. Bột chiên

Có thể nói các món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa rất được ưa chuộng ở Thành phố Hồ Chí Minh bởi lịch sử lâu đời cùng mùi vị hấp dẫn và bột chiên cũng là một trong số đó. Món ăn này được chế biến khá đơn giản với công thức từ bột gạo (hay bột khoai môn hoặc bột củ năng,…), trứng, đu đủ bào sợi, hành lá và nước tương. Điều đặc biệt của món ăn này là bột sau khi chiên giòn sẽ ăn kèm với nước tương để làm tăng thêm hương vị đậm đà, thơm ngon.

2.2.1.5. Phở Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Phở là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam nói chung và người Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Phở bắt đầu xuất hiện ở nơi đây từ những năm 50 của thế kỉ trước bởi những người dân Bắc Kì di cư vào. Khi đến Thành phố Hồ Chí Minh, món phở được cải biến để phù hợp với khẩu vị của người dân. Ban đầu người ta chỉ ăn phở với thịt bò được nấu chín, thêm một chén nước béo là nước mỡ của xương bò để riêng (nếu khách muốn) nhưng sau này đã có thêm nhiều loại hơn để đáp ứng nhu cầu của thực khách như: Phở gà, vịt,…với thịt được hầm nhừ hoặc trần tái.

2.2.1.6. Bánh xèo

Đến thành phố Hồ Chí Minh, nếu chưa từng thử qua món bánh xèo thì chắc hẳn du khách đã bỏ qua một món ăn cực kì đặc sắc. Bánh xèo xuất hiện nơi đây từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước, được sáng tạo từ món bánh Khoái của người miền Trung. Vốn là món ăn bình dân nhưng cái vị thơm thơm của phần vỏ bánh xen kẽ với phần nhân tôm, thịt chất lượng, cả giá đỗ và vị beo béo của đậu xanh thì món bánh xèo truyền thống luôn có sức mạnh thần kì. Món ăn này không chỉ cuốn hút người dân bản xứ mà còn khiến những vị khách từ phương xa không sao quên được. Khi ăn phải cuốn bánh kèm với cải xanh, rau thơm các loại, chấm đúng cái nước mắm được pha vừa đủ, không quá ngọt thì vị ngon đó mới gọi là “đúng bài” của bánh xèo miền Nam.

2.2.1.7. Bánh mỳ Sài Gòn

Thành phố Hồ Chí Minh, cứ cách một đoạn du khách sẽ gặp một chỗ bán bánh mì, đây dường như đã trở thành một món ăn không thể thiếu vì cực kì tiện lợi. Bánh mỳ có nguồn gốc từ Pháp nhưng khi đến Việt Nam nó lại trở nên cực kỳ mổi tiếng. Dù được bán trong tiệm lớn hay chỉ đơn giản là xe đẩy hàng rong thì bánh mì vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người dân nơi đây. Trong bánh là đủ loại nhân từ thịt, chả, trứng ốp la quen thuộc cho đến xíu mại, chả cá, heo quay… Thêm một đặc điểm khiến bánh mì Sài Gòn trở nên khác biệt là ngoài lớp pate, người bán sẽ quét thêm một lớp bơ béo ngậy. Bánh mì được ăn kèm với rất nhiều dưa leo, đồ chua và rau ngò. Ngoài ra, bánh mì còn có hàng loạt biến tấu như bánh mì thịt nướng, bánh mì bì, bánh mì phá lấu, bánh mì kẹp khô bò,… Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

2.2.1.8. Cơm tấm

Một món ăn rất đặc trưng nữa chính là món Cơm tấm, từ lâu Cơm tấm đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Cơm được nấu từ hạt tấm (phần đầu hạt gạo) ăn cùng sườn nướng, bì thính và chả trứng, rưới thêm mỡ hành phía trên ngon lạ thường. Miếng thịt sườn dày, được tẩm ướp gia vị và nướng trên lò than đến khi mềm. Khi ăn, người ta hay rưới thêm nước mắm chua ngọt tạo nên một hương vị đặc trưng không thể lẫn lộn. Cơm tấm thường được mọi người chọn ăn vào buổi sáng nhưng đã có rất nhiều quán Cơm tấm đêm xuất hiện để “cứu đói” thói quen đi chơi muộn và ăn khuya của người dân nơi đây.

2.2.2. Một số món ăn phổ biến ngày nay

Ngoài các món ăn đã khẳng định được thương hiệu từ lâu thì ngày nay với sự giao lưu trong nước và thế giới ngày càng mạnh mẽ, rất nhiều món ăn mới lạ được du nhập vào thành phố đã tạo nên một không gian văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng.

2.2.2.1. Bánh tráng

Bánh tráng là món ăn được giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh cực kì ưa chuộng và được chế biến thành rất nhiều kiểu khác nhau như: bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng đập,… Nếu như bánh tráng trộn có gốc từ Tây Ninh, bánh tráng nướng có xuất xứ ở Ninh Thuận thì bánh tráng đập lại ra đời trên đất Quảng Nam. Mặc dù vậy chúng đều có điểm chung là trở nên phổ biến và nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh khiến nhiều người lầm tưởng những món ăn này được sinh ra ở nơi đây. Tuy là món ăn vặt nhưng người ta ăn bánh tráng vào tất cả các thời điểm trong ngày, thậm chí còn thay cả bữa chính. Chỉ với thành phần gồm bánh tráng thêm một chút sa tế,xoài chua cắt sợi cùng ít bò khô và rau răm là có thể lảm ngay món bánh tráng trộn ngon lành hay cầu kì hơn là thêm một, hai quả trứng, thịt băm, hành lá và vài miếng xúc xích trộn đều lên mặt bánh rồi đem nướng là đã biến tấu xong món ăn được mệnh danh là ”Piza của Việt Nam” này rồi.

2.2.2.2. Ốc Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh thích hàn huyên cùng bạn bè sau giờ làm. Trong những cuộc hò hẹn đó, lê la quán ốc dần trở thành “Văn hóa ăn uống” của phần đông người Sài thành. Từ hẻm nhỏ ra đến đường lớn, ở đâu du khách cũng có thể dễ dàng tìm một quán ốc để thưởng thức. Và cũng vì lẽ đó mà Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là “ Thiên đường ốc” bởi ốc ở đây được chế biến thành hàng trăm món khác nhau và món nào cũng vô cùng hấp dẫn. Từ Ốc dừa xào tỏi thơm nức mũi ngày mưa, lạ miệng với vị Điềm điệp nướng cho đến Ốc giác xào rau muống với hương vị độc đáo hay cay xé với món Ốc cà na nướng,… khiến thực khách chỉ ăn một lần là sẽ nhớ mãi.

2.2.2.3. Gỏi cuốn

Thực khách trong và ngoài nước mê mẩn gỏi cuốn bởi sự ngon lành, nhiều dinh dưỡng nhưng lại không hề gây ra nguy cơ béo phì. Đây là một món ăn đặc biệt khi nó có thể xuất hiện ở một góc phố nhỏ nào đó hoặc trên một chiếc xe đẩy bất kì hay cũng có trong danh sách những món ăn sang trọng trong nhà hàng, khách sạn. Nhân gỏi có thể là các loại cá, thịt, rau nhưng gỏi cuốn truyền thống thường được làm từ thịt heo luộc, tôm luộc, bún tươi, dưa leo thái mỏng, dài, hẹ cắt ngang thân, hành chẻ dọc, cà rốt ngâm dấm hoặc xoài xanh bằm sợi, rau thơm, xà lách… cuốn ngoài bằng bánh tráng gạo. Nước chấm ăn kèm có thể là mắm chua ngọt hoặc nước tương đen có ớt và đậu phộng rang giã dập. Tất cả đã tạo nên một món ăn nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng ngon miệng. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

2.2.2.4. Súp cua 

Đối với người dân Thành phố Hồ Chí Minh Súp cua như là một món ăn thường trực trong thực đơn của mỗi người dân nơi đây, món Súp cua rất dễ ăn kể cả người già và trẻ nhỏ.Súp cua được bán với nhiều dạng rất khác nhau. Là một quang gánh của cô bán hàng rong trước cổng trường hay những chiếc xe đẩy nhỏ theo người bán hàng vào các ngỏ nhỏ trong thành phố. Cũng có nhiều nhà hàng nhỏ có, lớn có phục vụ món súp cua cho mọi người. Súp cua đặc sánh, thơm mùi ngạch cua, lại có thêm vị trứng, nấm rơm, trứng cút…tất cả quyện vào nhau thật hấp dẫn và ngon miệng. Khi ăn, rắc thêm chút hành ngò xắt mỏng và tiêu bột càng làm món ăn đậm đà hơn. Chỉ dao động từ 15.000 đến 35.000 là du khách có thể thưởng thức một tô súp cua dân dã này rồi.

2.2.2.5. Món bánh kếp Thái

Bánh kếp bắt nguồn từ châu Âu là một món ăn đường phố phổ biến ở Thái Lan. Bánh kếp Thái mang lẫn hương vị Á – Âu lạ miệng, điểm khác biệt nằm ở chỗ giòn hơn và được cắt miếng vuông. Khi chế biến, thay vì đổ bột loãng tráng lên chảo, người Thái dùng một miếng bột mỏng được cán sẵn rồi đem chiên. Người dân cũng hay dùng nước dừa thay sữa làm vỏ bánh để mang hương vị Thái đặc trưng hơn. Bánh kếp Thái xuất hiện ở Việt Nam từ vài xe đẩy nhỏ ở vỉa hè các khu du lịch vài năm trước, nay trở thành một món ăn vặt dễ tìm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2.6. Bạch tuộc viên Nhật Bản Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

Bánh bạch tuộc nướng (takoyaki) là món ăn nhanh đặc trưng của vùng Osaka (Nhật Bản). Takoyaki xuất hiện nhiều trong truyện tranh Nhật Bản và trở thành một món ăn trào lưu ở Việt Nam, được bán ở quầy vỉa hè hoặc nhà hàng. Bánh được làm bằng bột mì chiên giòn với phần nhân gồm bạch tuộc con, trứng gà, hành chua, gừng chua, bắp cải. Bánh được chế biến thành từng viên lớn, khi ăn sẽ cảm nhận độ giòn của vỏ bánh và dai dai của bạch tuộc. Bên ngoài bánh được rắc chút rong biển tán nhỏ, chút vụn cá ngừ khô bào mỏng, rưới nước sốt takoyaki hoặc xì dầu và mayonnaise.

2.2.2.7. Kimbap Hàn Quốc

Món ăn được bán nhiều trong các nhà hàng tại trung tâm thành phố nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy tại một số quán vỉa hè với giá cả hợp túi tiền. Nhân kimbap ở đây thường được làm từ các loại nguyên liệu tươi ngon như: trứng , thanh cua, trái bơ, rong biển…Khoanh Kimbap ngon phải được cuộn chặt tay, khi bán cho khách sẽ được cắt miếng vừa ăn. Phía trên bề mặt được rắc vừng trắng, thêm chút rau trang trí khiến món ăn trở nên đẹp mắt và thơm ngon hơn.

2.2.2.8. Kem

Cũng giống như nhiều nơi khác kem là một món ăn rất được ưa thích đặc biệt trong thời tiết nóng nực như ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kem ở đây có rất nhiều hương vị với giá thành khác nhau. Những chiếc kem ốc quế được rao bán bán trước cổng trường rồi những que kem socola, sữa ngọt ngào hay những ly kem trái cây hấp dẫn,…từ vài nghìn cho đến vài trăm nghìn đều có thể khiến thực khách mê đắm. Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Thực trạng ẩm thực du lịch đường phố tại Sài Gòn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Tổng quan ẩm thực đường phố tại Sài Gòn […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993