Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ngày nay, hoạt động du lịch ngày càng phát triển, đã và đang đem lại một nguồn lợi không nhỏ, được coi là ngành “công nghiệp không khói”, và trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, văn hóa. Để du lịch nói chung và du lịch nhân văn nói riêng phát triển lâu bền, một trong những điều cần nhất là phải giữ gìn, bảo quản bằng được các giá trị văn hóa đặc thù của từng dân tộc, mỗi vùng, miền; đó mới là căn nguyên thu hút du khách đến thăm ngày một đông hơn.

Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, ngành du lịch ở Việt Nam đã được chú ý đầu tư phát triển, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, phải nói rằng trong những năm gần đây, du lịch nhân văn của Việt Nam đang phát triển một cách ồ ạt, đôi khi mang tính tự phát, thiếu một kế hoạch mang tính chiến lược cơ bản và dài hơi. Bên cạnh đó là tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ trong một hệ thống liên hoàn, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch còn mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu,… tất cả những nguyên nhân này đã đưa tới tình trạng nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc bị hiểu sai lạc, thậm chí làm cho méo mó, mai một dẫn đến tình trạng tài nguyên du lịch nhân văn bị khai thác không theo quy hoạch, phát triển ồ ạt nhưng không đồng bộ và đơn điệu, việc bảo tồn và phát huy giá trị chưa được quan tâm đúng mức và thiếu tính bền vững.

Nhìn rộng ra các địa phương khác trên cả nước, tuy mức độ có thể khác nhau nhưng đều gần giống nhau trong việc tổ chức, quản lý, khai thác du lịch, đó là chủ yếu chạy theo lợi nhuận trước mắt. Cùng với đó là những tác hại không nhỏ cả về môi sinh, môi trường, việc đầu tư khai thác du lịch của chúng ta đang bị lây nhiễm “căn bệnh hình  thức” khiến cho một số địa phương sau khi tổ chức “tuần văn hóa du lịch” rầm rộ và tốn kém tiền của, thì lượng du khách lại ngày một ít đi.

Trước thực trạng trên, vấn đề khai thác, phát huy và bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch nhân văn đã và đang được nhiều chuyên gia, người làm quản lý du lịch và các nhà nghiên cứu quan tâm.

Bình Dương là một tỉnh tái lập từ năm 2009, từ đó đến nay các ngành kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển, trong đó ngành du lịch có nhiều bước tiến đáng kể. Bình Dương là một tỉnh thuộc bán bình nguyên Đông Nam Bộ, có địa hình khá đơn điệu nên tài nguyên du lịch tự nhiên không đáng kể, ngược lại, tài nguyên du lịch nhân văn của vùng lại rất phong phú. Toàn tỉnh có 38 di tích và danh thắng đã được xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng, 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống, tiêu biểu như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng gốm Tân Phước Khánh, làng gốm Lái Thiêu… Đây chính là cơ hội thuận lợi để Bình Dương khai thác và phát triển du lịch nhân văn. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Tuy nhiên, trong số các tài nguyên kể trên, không phải tài nguyên nào cũng được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nhiều tài nguyên có tiềm năng phát triển nhưng do nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, chiến lược quảng bá, vốn đầu tư… nên còn mãi ở dạng “tài nguyên”. Song song đó, một số tài nguyên trong quá trình khai thác do không tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững nên ít nhiều làm tổn hại đến các giá trị vật chất và tinh thần ẩn chứa trong đó. Do vậy, để khai thác hết tiềm năng của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nêu trên, thì việc tìm hiểu hiện trạng khai thác, bảo tồn qua đó đưa ra định hướng, giải pháp phát triển bền vững là điều không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nhân văn của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, việc nghiên cứu đề tài “Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch” là rất cần thiết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu đề tài là xây dựng định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch của tỉnh Bình Dương trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài nguyên du lịch nhân văn, hiện trạng phát triển của các tài nguyên này tại các điểm du lịch.

3. Nhiệm vụ của đề tài

Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch nhân văn.
  • Thống kê, phân loại, phân tích các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn có ở tỉnh Bình Dương.
  • Vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn để đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương.
  • Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch nhân văn, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương, xây dựng những định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn chúng phục vụ cho mục đích du lịch.

4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu

4.1 Nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn chúng phục vụ cho du lịch.

4.2 Phạm vi

  • Theo không gian: tỉnh Bình Dương.
  • Theo thời gian: từ năm 2012 – 2023

5. Lịch sử nghiên cứu

5.1 Trên thế giới Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề phát triển bền vững bắt đầu được đề cập. Ngày nay, khi bàn đến các vấn đề về du lịch thì phát triển bền vững luôn đi kèm hay nói cách khác, phát triển du lịch phải là phát triển bền vững. Trong xu hướng phát triển du lịch nhân văn nói riêng, tính bền vững của du lịch được thể hiện ở chỗ bảo tồn và phát triển các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhất. Từ cuối thế kỉ XX đến nay, đã có nhiều nghiên cứu khoa học bàn đến vấn đề phát triển du lịch nhân văn và việc bảo tồn phát triển tài nguyên du lịch nhân văn:

Trong Hội nghị thế giới về Du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote (Canary Islands), Tây Ban Nha năm 2007, Hiến chương Du lịch bền vững đã được đưa ra, trong đó đề cập rõ nét đến việc bảo tồn và phát huy các tài nguyên du lịch nhân văn “…Du lịch phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đối với các di sản văn hóa và các yếu tố truyền thống, các hoạt động và động lực của từng cộng đồng địa phương…Các khu vực dễ bị tổn thương về môi trường và văn hóa, cả trong hiện tại và tương lai, nên được ưu tiên đặc biệt về hợp tác kĩ thuật và viện trợ tài chính để đạt được sự phát triển bền vững”.

Năm 2010, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra 10 nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững, hầu hết các nguyên tắc đó đều ít nhiều bàn đến sự bền vững của xã hội, văn hóa hay nói hẹp hơn là tài nguyên du lịch nhân văn.

5.2 Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhiều hội thảo khoa học được tổ chức bàn luận rất nhiều vấn đề về bảo tồn các tài nguyên du lịch, trong đó ít nhiều đề cập đến tài nguyên du lịch nhân văn.

Công trình nghiên cứu cấp nhà nước “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (2012-2014), do Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, thuộc Tổng Cục Du lịch chủ trì mang tính hệ thống và có giá trị cao nhất cho đến nay. Nghiên cứu cụ thể hơn về du lịch nhân văn, Nhà nghiên cứu văn hóa – Giáo sư Hữu Ngọc (Bài báo “Du lịch văn hóa: Chú trọng tính chân thực của bản sắc” đang tải trên Báo điện tử Đại biểu nhân dân năm 2019 ) nhấn mạnh “sản phẩm du lịch văn hóa mà chúng ta định đem “chào” khách du lịch bốn phương, không phải và không nên là những “phục chế” giả cái hoang dã đã mất theo quy luật tất yếu hay đóng kịch, diễn để lừa khách. Điều quan trọng là chúng ta đưa du khách cùng thâm nhập, giúp họ thấy và hiểu được con người, văn hóa ở vùng đất đó”.

Về phía nhà nước, Nghị quyết 4 của BCH Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định “bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống” là định hướng quan trọng trong việc khôi phục lại nguồn vốn quý của dân tộc.

Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2010), Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2013), Một số vấn đề du lịch Việt Nam (Đinh Trung Kiên, 2018), Quy hoạch du lịch (2018) và Tài nguyên du lịch (2019) (Bùi Thị Hải Yến), …cùng nhiều công trình khác đã tập trung nghiên cứu cả lý luận khác nhau về sự bền vững trong phát triển du lịch nói chung và du lịch nhân văn nói riêng.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, vấn đề phát triển du lịch nhân văn đã và đang được quan tâm đáng kể. Trong Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX vấn đề phát triển bền vững du lịch trong đó có du lịch nhân văn được đề cập rõ nét. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết về hiện trạng khai thác cũng như định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Vì lẽ đó, trên cơ sở tiếp thu lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG PHỤC VỤ DU LỊCH”. Tuy hướng nghiên cứu này còn khá mới mẻ nhưng tác giả rất mong qua tìm tòi, nghiên cứu thì đề tài sẽ đóng góp được một phần nhỏ vào công tác bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh.

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm

6.1.1 Quan điểm hệ thống

Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu luận văn.

6.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Các đối tượng nghiên cứu của địa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng riêng. Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt đối với tài nguyên du lịch nhân văn trên lãnh thổ du lịch Bình Dương.

6.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh

Mọi sự vật hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển, nghiên cứu quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo các xu hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn cũng như xu hướng phát triển của chúng trong tương lai.

6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị nhân văn là một bộ phận không thể thiếu của chính sách phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của sự bền vững đối với du lịch nhân văn là bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn, nét văn hóa đặc trưng, tăng cường phát huy, bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng.

Với quan điểm này, tính truyền thống, đậm bản sắc của phát triển du lịch nhân văn phải được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đối với những biến đổi văn hóa cần được tính đến, đảm bảo cho sự phát triển du lịch trên cơ sở phát huy, bảo tồn các giá trị nhân văn một cách có hiệu quả và bền vững.

6.2 Các phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích thống kê

Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu. Đây là phương pháp sử dụng để tiến hành xử lý các tài liệu trong phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tài liệu, tư liệu đã thu thập được từ thực tế, qua sách báo, các đề tài và các công trình nghiên cứu khoa học công bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Tài liệu sẽ được lựa chọn, phân tích, thống kê theo mục đích để phục vụ các mục tiêu nghiên cứu.

6.2.2 Phương pháp sơ đồ, biểu đồ, bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của khoa học địa lý. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn một cách rõ nét hơn thông qua ngôn ngữ thứ hai của hệ thống các bản đồ, biểu đồ.

6.2.3 Phương pháp điều tra thực địa

Phương pháp này được xem là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích lũy tư liệu thực tế về đặc điểm hình thành, phát triển của lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này luôn được chú trọng để đạt được tính thực tiễn về đặc trưng của lãnh thổ. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến và quan điểm của các du khách, các nhà quản lý du lịch một cách khách quan.

6.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Đề tài sẽ thực hiện điều tra bằng các phương pháp xã hội học (phỏng vấn, điều tra qua phiếu câu hỏi, làm các phép thử nhanh…) đồng thời cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà điều hành, quản lý du lịch ở Bình Dương để có sự nhìn nhận sát sao và trung thực đối với vấn đề nghiên cứu, tránh sự chủ quan.

7. Cấu trúc của đề tài

Phần mở đầu

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch
  • Chương 2: Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương
  • Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 

1.1. Khái niệm về du lịch

Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, dạo chơi, còn “tourist” là người dạo chơi. Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người.

Khái niệm về du lịch luôn được tranh luận trong suốt hơn 8 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch năm 1925 tại Hà Lan. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã cơ bản thống nhất, tất cá các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.

Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh. Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.

Hunziker,1951 đã định nghĩa rằng “Du lịch là tổng thể các hiện tượng và những mối liên hệ phát sinh từ chuyến đi khỏi nơi thường trú và không liên quan gì với các hoạt động kiếm sống”.

Trong một số tài liệu gần đây nhất, có người quan niệm rằng du lịch gồm 3 nội dung, song thực chất không khác gì hai nội dung trên, bởi vì nội dung đầu được tách ra làm đôi. Theo I.I. Pirôgiơnic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản:

  • Thứ nhất: Cách sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
  • Thứ hai: Dạng chuyển cư đặc biệt
  • Thứ ba: Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa – xã hội của nhân dân Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Du lịch không chỉ bao gồm các hoạt động của dân cư trong thời gian tới, mà còn bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập trung các xí nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa.

Tóm lại, theo I.I. Pirôgiơnic, 1985 khái niệm du lịch có thể được xác định như sau:

Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (2011) định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.2. Tài nguyên du lịch

1.2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế – xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế – văn hóa và cơ cấu, khối lượng, nhu cầu của du lịch.

Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó, tài nguyên du lịch được tách ra thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi – du lịch.

Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào du lịch.

Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân làm hai bộ phận hợp thành: tự nhiên và nhân tạo (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa – lịch sử của hoạt động du lịch).

Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, bởi vì những thay đổi cơ cấu và nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như mang tính chất văn hóa – xã hội. Nó cũng là một phạm trù động, vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Do vậy, khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du lịch mới.

Từ những điều trình bày trên đây, có thể xác định khái niệm tài nguyên du lịch như sau: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.

1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

1.2.2.1. Quan niệm

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Theo điều 13 trong Luật Du lịch Việt nam (44/2017/QH 11 ngày 14/6/2017) thì: Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

1.2.2.2. Đặc điểm

  • Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
  • Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi tham quan nhiều đối tượng tài nguyên.
  • Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn.
  • Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.
  • Tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự nhiên
  • Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách quan tâm là những người có trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng
  • Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn đến khách du lịch: thông tin, tiếp xúc, nhận thức và đánh giá.

1.2.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:

  • Các di tích lịch sử – văn hoá, kiến trúc
  • Các lễ hội
  • Các làng nghề truyền thống
  • Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
  • Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các di tích lịch sử, văn hoá Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hoá do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.

Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 quy định:

“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá – xã hội”. “Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặc có những công trình cổ nổi tiếng”.

Do đó: Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá.

Cần đánh giá đúng giá trị của các di tích theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp quốc gia và cấp địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.

Các di tích lịch sử – văn hoá nói chung được phân chia thành:

  • Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xa xưa.
  • Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động.
  • Di tích văn hoá nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần.

Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh Tây Ninh.

  • Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa – lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc.
  • Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.

Các di tích  nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới: 7 kỳ quan thế giới (Kim tự tháp Ai Cập; Vườn treo Babilon; Tượng khổng lồ Heliôt – trên đảo Rôt; Lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; Đền thờ Actemic ở Ephedơ; Tượng thần Dớt ở Olempia và Ngọn hải đăng Alexandria). Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Ở Việt Nam, tính đến năm 2024, có 05 di sản văn hoá vật thể được công nhận là di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế (2005), Thánh địa Mỹ Sơn (2011), Phố cổ Hội An (2011), Hoàng thành Thăng Long (2022), Thành nhà Hồ (2023). Có 02 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long (2006) và Động Phong Nha-Kẻ Bàng (2015). Ngoài ra, các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại Việt nam, gồm có:

Nhã nhạc Cung Đình Huế (2015), Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên (2017), Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2021), Ca trù (2021), Hội Gióng (2022), Hát xoan (2023).

  • Các lễ hội

Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội

Phần lễ: với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội, mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và sự phồn vinh, hạnh phúc.

Phần hội: được diễn ra với các hoạt động điển hình, tượng trưng cho tâm trí cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong lễ hội thường có các trò chơi, thi hát… Đình làng thường là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thường vào mùa xuân.

Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình cho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đều có đình thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng trở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm.

  • Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống

Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động

Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người

Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề thủ công truyền thống chính: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… Mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo như nghề chạm khắc đá, đúc đồng, kim hoàn (còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc), gốm, mộc, dệt thiêu ren truyền thống, sơn mài và điêu khắc, khảm trai, khảm xà cừ. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

  • Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi khoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…

Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hóa Phlamango và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch ở Châu Âu. Các đất nước Italia, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu Âu. Kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, nhiều kĩ năng độc đáo. Các món ăn dân tộc độc sắc với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng.

  • Các đối tượng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các đối tượng du lịch văn hoá – thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao…

Đối tượng văn hoá – thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên cứu mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác. Khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước  mà họ đến tham quan. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hoá, hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá – thể thao đều trở thành những trung tâm du lịch văn hoá.

1.3. Các vấn đề về du lịch bền vững Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

1.3.1. Khái niệm chung

Hiện nay, du lịch bền vững là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) trên phạm vi toàn cầu.

Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về “du lịch mềm” của những năm 90 và thực sự gây được chú ý rộng rãi trong những năm gần đây.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 2008 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 2004 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định “… Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh”, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Ngày nay, nói đến phát triển du lịch là nói đến sự phát triển bền vững. Sự phát triển sẽ không có ý nghĩa nếu những thành tựu đạt được của hiện tại ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của tương lai. Trong phát triển du lịch nhân văn, sự bền vững chính là sự trường tồn và thăng hoa của các giá trị văn hóa, sự phát triển kinh tế xã hội vững chắc của cộng đồng địa phương. Sự bền vững phải được xem là tiêu chí phát triển ngay từ đầu và là kim chỉ nam cho định hướng khai thác.

1.3.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN, 2010, đã đưa ra 10 nguyên tắc của du lịch bền vững, đó là:

  • Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
  • Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
  • Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, văn hóa, xã hội là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
  • Phát triển du lịch phải lồng ghép với quy hoạch phát triển của địa phương, quốc gia.
  • Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây cho hại môi trường.
  • Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.
  • Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
  • Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động du lịch và cải thiện các sản phẩm du lịch.
  • Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của khách.
  • Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách.

1.4. Các vấn đề về bảo tồn trong du lịch Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

1.4.1 Ở Việt Nam

Ở một góc độ nào đó, vấn đề bảo tồn trong du lịch cũng nằm trong xu thế phát triển du lịch bền vững. Song vấn đề bảo tồn trong du lịch xoáy sâu vào sự cần thiết và các biện pháp để bảo tồn tài nguyên cho phát triển du lịch. Cụ thể hơn, thuật ngữ “bảo tồn” hướng đến tài nguyên du lịch nhân văn thay vì thuật ngữ “bảo vệ” hướng đến tài nguyên du lịch tự nhiên.

Theo điều 5 trong Luật Du lịch Việt nam (44/2017/QH 11 ngày 14/6/2017) thì  một trong những nguyên tắc phát triển du lịch là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch. Còn theo điều 6, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch là một trong những chính sách được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư.

Theo Thạc sĩ Đào Duy Tuấn, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì: Hoạt động bảo tồn di tích, di sản văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch. Ngày nay, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm mới về bảo tồn di sản – gọi là “bảo tồn tích cực”, nghĩa là đưa di sản vào phục vụ cuộc sống. Các di sản văn hoá phải được bảo vệ, tôn tạo và tổ chức giới thiệu rộng rãi cho công chúng biết, chiêm ngưỡng, nghiên cứu. Du lịch là một phương thức để đưa di sản đến với công chúng. Thông qua hoạt động du lịch mà những di sản văn hoá vốn đang “khô cứng” hoặc đang bị “bảo tàng hóa” trở thành những di sản sống, được phục vụ, được cống hiến với sứ mạng nhân văn cao cả.

1.4.2 Trên thế giới

Để kêu gọi các nước trên thế giới cùng tham gia bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên, Ðại hội đồng UNESCO đã họp tại Paris ngày 17-10 đến 21-11-1972 (kỳ họp thứ 17) nhằm thảo luận Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa  và Thiên nhiên thế giới. Ngày 16-11-1972, Công ước này đã được thông qua. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới là một thỏa ước quốc tế trong đó các quốc gia cùng bảo vệ các di sản trường tồn của thế giới. Mỗi quốc gia, hoặc “Quốc gia thành viên” tham gia Công ước công nhận trách nhiệm chính của mình nhằm  đảm bảo việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các di sản văn hóa và thiên nhiên của đất nước cho các thế hệ tương lai. Cho đến nay, đã có trên 170 quốc gia ký kết Công  ước, vì vậy Công ước này trở thành một trong những công cụ bảo vệ có uy lực nhất trên thế giới. Đây là văn bản pháp lý quốc tế duy nhất để bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên trong đó khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo vệ di sản của họ.

Theo điều 5 của công ước này thì: Mỗi quốc gia thành viên phải bảo vệ, bảo toàn và giới thiệu di sản văn hóa và thiên nhiên có trên lãnh thổ của mình bằng những hành động pháp lý thích đáng. Công ước khuyến nghị các chính phủ “có chính sách chung nhằm tạo cho di sản văn hóa và thiên nhiên có chức năng trong  đời sống của cộng đồng, và  đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình hoạch định tổng thể”. Các khuyến nghị này bao gồm việc xem xét các kế hoạch cấp  địa phương và quốc gia, dự báo tăng trưởng hay suy giảm dân số, các yếu tố kinh tế và hướng phát triển giao thông, cũng như có các biện pháp phòng ngừa thảm họa.

Để thực hiện Công ước và quyết định di sản nào sẽ được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới, Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước đã bầu chọn 21 quốc gia thành viên vào Ủy ban Di sản Thế giới Liên Chính phủ với  nhiệm kỳ sáu năm. Ủy ban đưa ra các quyết định dựa trên các khuyến nghị của ba cơ quan tư vấn là Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) – chịu trách nhiệm về  di  tích  văn hóa, Liên  đoàn Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) – chịu trách nhiệm về di tích thiên nhiên, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu Di sản Văn hóa (ICCROM) – chịu trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong lĩnh vực trùng tu di tích và quản lý di sản văn hóa, cũng như việc tổ chức đào tạo chuyên gia.

Trong các cơ quan trên, ICOMOS là hội đồng có nhiều nghiên cứu nhất về di sản văn hoá cũng như việc bảo tồn và phát triển du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn. Năm 2005, ICOMOS tổ chức Hội nghị khoa học chuyên đề quốc tế về Du lịch văn hóa tại Sri Lanka với nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu du lịch và văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Trong số đó, bài tham luận Bảo tồn và du lịch (Conservation and Tourism) của Bernard M. Reilden, Chủ tịch ICOMOS Vương Quốc Anh, bàn luận khá chi tiết về vấn đề bảo tồn trong phát triển du lịch.

Theo ông, du lịch là động lực, nhưng nếu nó phát triển quá nhanh có thể phá hủy toàn thể cộng đồng. Nếu phát triển quá mức nó sẽ tiêu diệt tài nguyên và các giá trị từ sự tác động trước tiên của khách du lịch. Để định hướng cho sự phát triển hài hòa của du lịch và bảo tồn di sản văn hóa, cần phải tuân theo một nguyên tắc cơ bản với các quan điểm sau:

Các dự án phát triển khách du lịch toàn diện là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của bất kì loại khách du lịch tiềm năng nào. Quan điểm này bao gồm cả việc bảo tồn bởi lợi ích du lịch đến từ đây. Đây phải là một phần của mục tiêu hiến pháp của tất cả các cơ quan có trách nhiệm và của nhà cầm quyền du lịch  địa phương và các ngành giải trí.

Dự án phát triển khách du lịch chú trọng vào việc đáp ứng các nhu cầu của du khách, song song đó để đáp ứng mục tiêu bảo tồn cần quan tâm đến việc quản lý du khách. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Việc xếp hàng dài vào cổng làm giảm sự hài lòng của du khách, làm tắc nghẽn điểm du lịch và các bãi giữ xe. Mỗi điểm du lịch di sản có một sức chứa cực đại vào một thời điểm nhất định và không nên quá tải. Khi mức độ thỏa mãn bị hạn chế, sự hứng thú của du khách sẽ suy giảm một cách đáng kể. Do vậy, phải tính toán số lượng người hợp lí nhất ở điểm du lịch vào bất cứ thời điểm nào để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của du khách.  Cũng từ đây xuất hiện mâu thuẫn giữa các nhà quản lý các điểm du lịch – những người muốn hạn chế số lượng khách tham quan để không làm hại đến di sản và những đơn vị tổ chức du lịch – những người muốn thu hút khách du lịch.

Về việc đáp ứng nhu cầu của du khách: hầu hết các du khách tham quan các địa điểm di sản văn hóa đều đi và về trong ngày, để thay đổi không khí, hay để kể lại cho người than và bạn bè… Một số người đến tham quan vì hứng thú với những di sản văn hóa, khảo cổ học hay kiến trúc. Một phần công việc của các nhà quản lý là làm cho du khách thích tham gia và hứng thú để ủng hộ ngày càng nhiều vào công tác bảo tồn của chính quyền địa phương, tăng ngoại tệ, tạo ra nhiều việc làm, và tăng doanh thu du lịch.

Tất cả du khách sẽ cần những điều sau đây:

  • Sự chào đón thân thiện và giúp đỡ với bất kì vấn đề và sự cố nào.
  • Điểm du lịch được bảo vệ tốt và sạch, ít rác thải.
  • Sự giới thiệu về công trình/địa điểm và những nét đặc trưng của chúng là cách để du khách mở rộng hiểu biết.
  • Sự hướng dẫn về các vấn đề cấm kị, tôn giáo của địa phương hay đặc trưng văn hóa.
  • Sự an ninh và việc bảo vệ tính mạng và tài sản.

Với những du khách quốc tế, việc cung cấp các dịch vụ như khách sạn, nhà trọ, những địa điểm cắm trại, nhà hàng, một vài loại phương tiện đi lại thông thường, các cửa hàng mua sắm… ở các khu di sản rất quan trọng để thỏa mãn các nhu cầu riêng của họ. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng các nhà quản lý điểm du lịch  mà yêu cầu cả sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và cá nhân.

Tuy nhiên, những nhu cầu của khách nội địa phải được đưa lên hàng đầu vì điểm du lịch là tài sản của họ và họ thường chiếm số đông hơn khách quốc tế. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Về việc quản lý du khách để thực hiện mục tiêu bảo tồn di sản: nếu số lượng du khách quá lớn sẽ tác động xấu đến sự thỏa mãn, ngăn cản sự thưởng thức trọn vẹn ở điểm du lịch di sản hoặc là nguyên nhân lý học gây tác hại cho các di tích lịch sử và các vật thể. Lúc này, việc sử dụng các phương pháp quản lý du khách là rất cần thiết. Áp lực quá mức về lượng du khách sẽ được giảm thiểu nếu có thu phí.

Hầu hết các khu di sản có thể bị tổn hại là do chúng quá nổi tiếng, được quảng bá rộng rãi và không bán vé vào cổng. Các tổ chức du lịch nên ngăn cản việc làm tổn hại các điểm du lịch di sản hoặc hướng sự chú ý đến những điểm du lịch di sản ít nổi tiếng hơn với sức chứa cao hơn. Bên cạnh đó, tình trạng cao điểm có thể được hạn chế bằng các biện pháp sau:

  • Áp dụng một hệ thống đăng kí các hoạt động tham quan và giới hạn sức chứa tại bất kì thời điểm nào.
  • Giảm chi phí tham quan trong một vài thời điểm để cân đối lượng khách tham quan, từ đó có thể làm giảm áp lực cho những lúc cao điểm một cách dễ dàng.
  • Luân phiên các tuyến tham quan để tách những nhóm tham quan tại một thời hoặc rải mỏng khách tham quan cùng một nhóm.

Trong quá trình tham quan, du khách có thể làm tổn hại đến các di sản và các vật thể. Việc chạm hay hơi thở của hàng nghìn người cũng gây ra sự tổn hại rất khó khắc phục. Do vậy, trong một vài trường hợp cần thiết, cần kiểm soát để giữ khách tham quan tránh xa các hiện vật. Kế hoạch quản lý du khách cần được xem xét và chuẩn bị kĩ càng, việc quản lý cũng nên dựa trên lời khuyên của chuyên gia.

Để bảo vệ di sản, một biện pháp quản lý du khách quan trọng nữa là hạn chế thời gian tham quan. Ở Pari, các tổ chức du lịch cho du khách 18 phút để tham quan Nhà thờ Đức Bà và không dừng xe để tránh làm ô nhiễm không khí. Trường hợp đặc biệt này được tạo ra bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức du lịch, nhưng những sức ép phải được nhìn nhận để bảo vệ cả du lịch, các di sản và cả văn hóa địa phương. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Biểu hiện về sự cân đối của lợi ích từ du lịch là lợi ích này phải phục vụ cho lợi ích của việc bảo tồn, cả quốc gia và vùng.

Thực tế, du lịch trên thế giới chỉ tạo ra sự cân đối không đáng kể đối với cộng đồng địa phương và ngay cả việc chi cho công tác bảo tồn các công trình, không gian chung và địa điểm du lịch cũng rất ít. Lợi nhuận trích từ việc kinh doanh của các tổ chức du lịch quốc tế, các chuỗi khách sạn lớn, bao gồm các khoản thuế, cho công tác bảo tồn hoàn toàn không đáng kể so với lợi ích họ có được nhờ các thủ thuật kế toán khéo léo. Vì vậy, chính phủ rất khó khăn trong việc giải quyết vấn đề khó xử này – đó là có thể ban hành quy định về tài chính vốn có khả năng bị trốn thuế hay kết hợp đánh thuế du lịch với chi phí hộ chiếu.

Một biện pháp được đặt ra là thu tiền vào cổng để có thể cải tiến các dịch vụ phục vụ du khách mà không làm giảm quỹ dành cho công tác bảo tồn. Tiền vé cổng có thể khác nhau theo thời gian để thúc đẩy lợi nhuận của những lúc cao điểm. Đây cũng là phương pháp tốt nhất cho việc củng cố sức hấp dẫn và thú vị của điểm du lịch. Việc nâng nguồn quỹ nhờ phục vụ hay bán tài liệu, hình ảnh, bức vẽ, sách hướng dẫn, quà lưu niệm… có thể sử dụng để phát triển điểm du lịch và lợi ích của du khách. Nếu cần thiết có thể miễn phí cho người dân địa phương, hay cho phép vào cổng tự do vào một ngày trong tuần sau các giờ cao điểm.

Sức hấp dẫn lâu dài của con người đang sống và làm việc tại bất kì cộng đồng nào là nhân tố tiền đề có tính quyết định trong việc lựa chọn các biện pháp để phát triển khách du lịch.

Sức hấp dẫn lâu dài lâu dài của người dân địa phương trước tác động của du lịch thế giới là câu hỏi cấp bách cho các quốc gia đang phát triển. Khi khoảng cách lợi ích giữa người dân địa phương và du lịch trở nên quá rõ ràng, cộng đồng địa phương có thể tảy chay hoạt động du lịch và quấy rối du khách của họ. Điều này cũng xảy ra ở các trung tâm du lịch thế giới như Rome, nơi du lịch là mục tiêu chủ yếu của các vụ cướp. Câu trả lời cho sự phát triển lâu dài là phải có kế hoạch thu hẹp khoảng cách giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương.

Du lịch thế giới có xu hướng phục vụ khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ 5 sao. Các khách sạn 5 sao dựa vào tiền của quốc tế, vì vậy mang lại lợi ít nhỏ cho cộng đồng địa phương. Trái ngược với việc kinh doanh du lịch xa xỉ là những cuộc phiêu lưu của tầng lớp thanh niên với ba lô và túi ngủ. Họ không mang lại nhiều tiền và những quan điểm hỗn xược của họ có thể gây sốc đối với cộng đồng địa phương. Tầng lớp giữa của du lịch bao gồm nhiều quốc gia cần được khuyến khích. Các khách sạn bình dân, kích thước nhỏ có thể phục vụ cho nhiều nhóm nhỏ, những người hiểu rất rõ văn hóa địa phương. Những khách sạn như thế này có thể được bỏ vốn và điều hành bởi người dân địa phương vì lợi ích của họ. Chính phủ nên khuyến khích những sáng kiến như thế này. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Các chương trình giáo dục nên giúp đỡ và mời các du khách tham dự để họ quan tâm và hiểu về lối sống bản địa, văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Chính sách cho du khách nên tính toán đến các nhân tố này.

Việc tạo ra những chuyến tham quan hứng thú và hấp dẫn được thực hiện bởi sự hiểu biết về quan điểm và sự hứng thú của từng loại du khách, không phải niềm tự hào về tài nguyên, và điều này có thể gây khó khăn cho các nhà quản lí các khu di sản – những người thường nghĩ về tài nguyên đầu tiên. Chuyên môn trong du lịch, quản lý du khách và việc giới thiệu, quảng cáo sẽ có ích.

Tất cả các khu di sản trên thế giới đều có nhiều câu chuyện quan trọng kể về lịch sử của chúng, cách chúng được xây dựng hay phá hủy, những người đã sống ở đó, các hoạt động đặc trưng ở đó và những điều đã xảy ra. Ngày nay, các khu di sản cần phải chọn ra câu chuyện có khả năng hấp dẫn nhất để có thể thu hút mọi loại du khách đến tham quan. Các mục tiêu giới thiệu địa điểm di sản cần được xác định và thống  nhất kĩ càng trước khi bắt đầu thực hiện và nên xem xét lại dưới gốc độ kinh nghiệm và sự thay đổi của xu hướng hiện đại.

Phương pháp giới thiệu được phải được lựa chọn để có hiệu quả như nhau đối với tất cả mọi loại khách tham quan và không làm tổn hại đến diện mạo và môi trường xung quanh của địa điểm di sản. Chẳng hạn dụng cụ tạo hiệu ứng âm thanh và ánh sáng có thể gây hại cho các bức tường cổ xưa, hay toàn bộ hệ thống trong suốt thời gian ban ngày. Phương tiện có thể được sử dụng cho việc giới thiệu bao gồm:

  • Những hướng dẫn viên du lịch, giáo viên
  • Các thông báo, bảng chỉ dẫn, các dự án, các tờ rơi, sách hướng dẫn, các loại sách lưu niệm, các loại sách tham khảo
  • Có thể sử dụng một số ngôn ngữ thông thường khác nếu cần thiết, chữ viết phải đủ lớn để dễ đọc.
  • Các bảo tàng, các cuộc triển lãm, các mô hình, các mẫu vật liệu công trình, các bản sao của vật dụng nghệ thuật, các bức tranh hoặc các đồng xu.
  • Các tranh tầm sâu, các trụ phát thanh, các băng quảng cáo di động.
  • Các bộ phim, tivi, video, băng/màn chiếu, các vở kịch, âm nhạc, âm thanh và ánh sáng, ánh sáng nhấn mạnh các nét đặc trưng. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Khi sử dụng phương tiện rất dễ có những sai sót. Quan điểm quan trọng hàng đầu là ý định truyền thông tin gì và đến ai. Những phương pháp giới thiệu nghe nhìn phải thật sự chất lượng và độ dài thong thường tối đa từ 12-15 phút là có thể chấp nhận được. “Âm thanh ánh sáng” sẽ nhiều hơn nhưng bản gốc cần phải gây ấn tượng sâu sắc và có tính lịch sử chính xác. Điều này sẽ có ích đối với một vài địa điểm di sản có mối quan hệ mật thiết với nhau khi các chi phí quá cao.

Con người sẽ hiểu hơn về câu chuyện của địa điểm di sản nếu họ có thể nói chuyện với những diễn viên đóng các vai lịch sử, xem hay thậm chí tham gia vào các sự kiện tái hiện lớn, nghe các bài hát trữ tình hay nhìn thấy “âm thanh ánh sáng” với những diễn viên thực thụ. Những diễn viên cần có khả năng quảng cáo có duyên và gây ấn tượng mạnh. Việc biểu diễn phải thích hợp với từng nhóm khán giả đặc trưng. Trong đó những thông tin sai không được phép đưa vào.

Việc thiết kế các công trình mới, các địa điểm và hệ thống giao thông vận tải nên hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động có hại đến du lịch. Việc kiểm soát ô nhiễm nên được tính toán trong tất cả các thành phần của cơ sở hạ tầng. Nếu có thể, các công trình xây dựng nhân tạo nên tránh liên quan đến những điểm du lịch có phong cảnh đẹp.

Một vấn đề bất cập về văn hóa lại xuất hiện là sự tương phản giữa các dịch vụ 5 sao quốc tế với nền văn hóa địa phương đang cố gắng tồn tại một cách yếu ớt và cần được bảo vệ. Có một vài khách sạn quốc tế có kiểu kiến trúc được thiết kế gần với văn hóa bản xứ, được quản lý phù hợp với địa phương, nhưng những điều này rất hiếm. Các dự án vận tải hiện đại chỉ dành cho động cơ mô tô sẽ phá hủy một cách không thể tưởng tượng đến các khu vực lịch sử và xâm phạm đến cảnh quan tự nhiên.

Tất cả những điều nói trên nên được lên kế hoạch cẩn thận với sự giúp đỡ của các kiến trúc sư về thiên nhiên. Các tuyến đường xa lộ thường xâm phạm nhiều hơn đường sắt và có thể giảm thiểu phạm vi tác động đến cảnh quan bằng việc thay đổi chiều rộng và thiết kế như giảm bớt việc xây dựng các cầu, cầu cạn xuyên qua chúng, nếu được thiết kế tốt có thể mang lại những kết quả rất ấn tượng.

Ở các quốc gia đang phát triển, bò, trâu, lừa, ngựa, lạc đà và voi vẫn đóng một vai trò quan trọng và gần gũi nhiều với người dân địa phương hơn các phương tiện hiện đại.

Để quản lý tốt nên xác định rõ mức độ phát triển có thể chấp nhận được của du lịch và kiểm soát sự cung cấp để duy trì mức độ phát triển đó.

Kế hoạch quản lý địa điểm di sản nên thực hiện được các tiêu phục vụ du khách. Các mục tiêu phải được thảo luận bởi chính phủ, chính quyền địa phương, ban quản lý du lịch phải đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn. Chúng có thể bao gồm nỗ lực để gia tăng doanh thu từ việc bán vé cổng; nỗ lực để gia tăng lợi ích của việc kinh doanh du lịch; việc giảm thiểu khách du lịch để giảm thiểu sự gây hại cho di sản, sự không hài lòng của du khách và sự quá tải; việc giảm thiểu khách du lịch vào những lúc cao điểm hoặc thay đổi thành phần khách du lịch. Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Sự phân biệt các nhóm khách du lịch rất có ích. Trong kế hoạch quản lí di sản và du khách có thể có những mục tiêu khác nhau cho những nhóm khách khác nhau như nhóm khách du lịch suốt kì nghỉ, nhóm khách trong ngày đến từ các thành phố, nhóm khách học sinh, nhóm khách hội nghị, và các chuyên gia du lịch.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Bình Dương

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993