Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Hiện trạng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn

3.1.1. Hiện trạng bảo tồn các điểm di tích lịch sử

  • Địa đạo Tam giác sắt

Do chưa được khai thác nhiều vào phục vụ du lịch, nên di tích Địa đạo Tam giác sắt chưa bị xuống cấp. Ngược lại, để đưa tài nguyên này thực sự trở thành địa điểm du lịch có tầm vóc, công tác tôn tạo và bảo tồn đã và đang được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và các ban ngành có liên quan của tỉnh Bình Dương.

Theo Quyết định số 81/2019/QĐ – TTg ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, Khu trung tâm quần thể tượng đài thuộc di tích lịch sử địa đạo Tam Giác Sắt nằm trong Danh mục các chương trình  dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư. Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định 3708/UBND ngày 14/8/2021 đầu tư xây dựng khu di tích Địa đạo Tam Giác Sắt trên diện tích 17,7ha đất (so với diện tích cũ của di tích là 23ha) với tổng vốn hơn 225 tỷ đồng.  

Công trình gồm 3 phần chính là xây dựng dân dụng; hạ tầng kỹ thuật và mỹ thuật, trong đó phần kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật gồm 21 hạng mục do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Kiến trúc Miền Nam (ACSA) thiết kế.

Phần mỹ thuật gồm 3 tượng đài: tượng đài bà mẹ (bằng đá) và anh du kích (bằng đồng) của Nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng cùng cao 5,5 mét và biểu tượng Tam Giác Sắt (bằng đá) cao 9 mét của Nhà điêu khắc Phan Thị Gia Hương với tổng giá trị hơn 8,3 tỉ đồng. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Phần kiến trúc gồm hàng rào xung quanh, 3 hạng mục cổng vào khu di tích và hạng mục giao thông sân bãi.

Để đảm bảo tiến độ xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giao dự án “Đầu tư, trùng tu, tôn tạo Khu trung tâm quần thể tượng đài thuộc Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam Giác Sắt” cho Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tập trung hoàn thiện những hạng mục công trình. Đến nay, khối lượng thực hiện đạt gần 48,5 tỷ, bằng 28,5% giá trị khối lượng so kế hoạch. Hiện các đơn vị tư vấn đang tiếp tục lập thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục còn lại của công trình để triển khai công tác đấu thầu. Dự kiến các công trình sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2014.

  • Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng

Do nằm trên núi cao và có ban quản lý nên hoạt động du lịch ở chùa Thái Sơn không gây thiệt hại nhiều cho kiến trúc cũng như ý nghĩa tâm linh của việc viếng chùa.

Theo báo cáo “Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2020 phương hướng nhiệm vụ năm 2021” của Sở VHTT&DL  tỉnh Bình Dương, vào cuối năm 2019, tỉnh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông trong khu du lịch hồ Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng, dài 9.248 m bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, việc mời gọi các đối tác trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các  khu quy hoạch còn chậm, đã có các nhà đầu tư đến khảo sát và có ý định đầu tư nhưng hầu hết các nhà đầu tư không chứng minh được năng lực tài chính so với quy mô của khu quy hoạch.

Ngày 15/8/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2303/QĐ- UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Văn bản đã xác định, khu du lịch núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng sẽ là một trong những khu du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh theo quy mô hướng Tây Bắc.

Như vậy, tính đến nay, di tích – danh thắng Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng vẫn chưa có nhà đầu tư chính thức và kinh doanh du lịch chuyên nghiệp. Hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du khách, chưa thật sự hấp dẫn được khách du lịch quốc tế. Trong tương lai, để phát triển và bảo tồn các giá trị nhân văn, tại di tích – danh thắng này, ngoài việc tôn tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật cần chú ý nhiều đến việc giữ gìn các đặc điểm về kiến trúc, giá trị lịch sử để không làm mai một ý nghĩa lịch sử tồn tại hàng chục năm đã được người dân địa phương gìn giữ.

  • Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Từ khi được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đến nay, di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch nên các dấu vết về hố bom, hầm hào vốn khá mờ nhạt không bị xâm hại bởi hoạt động du lịch. Ngược lại, để khơi dậy tiềm năng du lịch cho di tích này, cần đầu tư trùng tu các dấu vết của lán trại, nơi sinh hoạt của các chiến sĩ, bộ đội… nhằm tái hiện lại một căn cứ cách mạng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Song song đó, cần đầu tư về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật đồng bộ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhất là du khách nước ngoài.

Theo đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2022 và định hướng đến năm 2020”, Sở chỉ huy Tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong 4 di tích đang được lập dự án đầu tư và tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích này, huyện Dầu Tiếng đã bố trí ngân sách trùng tu, tôn tạo. Nguồn kinh phí đến nay chưa có số liệu chính thức do đang kêu gọi từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chắc chắn di tích này sẽ được tôn tạo và phát huy xứng tầm với tiềm năng to lớn hiện có.

  • Chiến khu Đ

Để tôn vinh di tích lịch sử này cùng với truyền thống cách mạng cho các thế hệ con cháu tìm hiểu về mảnh đất và con người tại Chiến khu Đ trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời tạo sức bật mới cho ngành du lịch Bình Dương trong thời kỳ mới; ngày 20-5-2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khu trung tâm và hạ tầng kỹ thuật tổng thể Khu tưởng niệm Chiến khu Đ với quy mô 39,8 ha. Địa điểm xây dựng thuộc xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng.

Để đảm bảo tiến độ xây dựng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh chỉ đạo giao  dự án “Khu tưởng niệm Chiến khu Đ” cho Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng tỉnh quản lý thực hiện. Đơn vị tư vấn đã tiến hành lập thiết kế – tổng dự toán công trình và tháng 9-2024, dự án sẽ khởi công xây dựng, dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2014.

  • Chùa núi Châu Thới

Chùa núi Châu Thới là một tài nguyên du lịch không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, kiến trúc mà còn là một địa danh mang giá trị tâm linh lớn đối với người dân trong và ngoài tỉnh. Việc bảo tồn di tích này bao gồm cả bảo tồn các giá trị vật chất hiện có trong chùa và bảo tồn ý nghĩa tốt đẹp về tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương nói riêng và việt nam nói chung. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Về bảo tồn giá trị vật chất: từ khi xây dựng đến nay, dù trải qua hơn 300 năm, chùa vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên bản như xưa. Trong giai đoạn 2012 – 2023, chùa không ngừng được trùng tu và tôn tạo bởi các công trình mỹ thuật và hạ tầng kiên cố, đồng bộ, góp phần làm cho ngôi chùa thêm trang nghiêm và có tầm vóc hoành tráng xứng với danh hiệu Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc gia.

Trong đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, Chùa núi Châu Thới là một trong những di tích cấp quốc gia được đầu tư kinh phí lớn để trùng tu và tôn tạo.

Về bảo tồn giá trị văn hóa tâm linh và môi trường: Chùa núi Châu Thới là một trong những di tích bị xâm hại nhiều nhất do sự phát triển của hoạt động du lịch. Hiện nay, với lượng khách thập phương đến viếng chùa đông, cộng với việc khai thác đá xung quanh núi đang làm cho Chùa núi Châu Thới phải “kêu cứu” trước nguy cơ ô nhiễm và thu hẹp dần.

Trong một thời gian dài ngôi chùa này đã và đang bị bủa vây bởi đội quân ăn xin. Khách vừa đặt chân tới chân núi là đội quân này năn nỉ, xin xỏ, trong số họ đa số là những người còn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, suốt đoạn đường từ chân núi còn đến đỉnh núi có tới 7 – 8 thầy bói, lợi dụng sự tò mò của du khách, các thầy bói giở đủ trò để lừa gạt, kiếm cớ móc túi du khách. Tình trạng này làm cho cảnh quan viếng chùa trở nên lộn xộn, nhếch nhác, làm mất đi không khí tôn nghiêm của chùa, đồng thời làm móp méo, biến dạng nét đẹp lễ chùa vốn có của người dân Việt Nam.

Theo ông Đào Văn Tiến, phụ trách xây dựng – bảo vệ Châu Thới Sơn Tự thì từ những năm 2007 – 2009, số người ăn xin, hành nghề mê tín dị đoan, bán nhang, bán vé số dạo tại đây đã rất đông. Tuy chính quyền địa phương đã có một số biện pháp giải quyết tình trạng này nhưng sau một thời gian vấn nạn này lại tái diễn gây rất nhiều khó khăn cho Ban quản lý chùa cũng như chính quyền.

Ngoài những vấn đề bất cập trên, khách tới thăm Châu Thới Sơn Tự còn bị bóp chẹt bởi một số nhà giữ xe dưới chân núi với giá cao ngất ngưởng. Vào các ngày lễ, giá giữ xe tăng cao gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Cùng với đó là các hàng quán mọc lên ngổn ngang, lộn xộn như một… cái chợ. Những người bán hàng ngồi khắp cổng chùa. Tình trạng xả rác bừa bãi của du khách sau khi tham quan khu di tích, các loại túi ni lông, vỏ bánh, kẹo, giấy… tràn ngập từ trong cổng chùa cho tới khuôn viên, bồn hoa khiến cho môi trường bị ô nhiễm.

Trước những vấn đề nan giải này, Sở VHTT&DL  tỉnh Bình Dương, cùng các ban ngành có liên quan, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tình thế và lâu dài nhằm chấn chỉnh lại trật tự quanh và trong khu vực chùa. Tuy nhiên, ý thức của du khách trong việc tôn tạo, bảo vệ là một trong những nhân tố khó tác động và cải thiện bởi văn hóa ứng xử nơi công cộng của một bộ phận không nhỏ người dân còn thấp. Trong tương lai, cần có những giải pháp đồng bộ và có tính pháp lý để thật sự đưa các hoạt động dịch vụ du lịch tại Chùa núi Châu Thới vào nền nếp, góp phần vào việc phát triển bền vững du lịch nhân văn của Bình Dương. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

  • Nhà tù Phú Lợi

Năm 2007, di tích đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trương đầu tư công trình biên soạn lược sử và trùng tu, tôn tạo khu di tích vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm ngày đoàn kết, bất khuất đấu tranh chống vụ đầu độc tù nhân Phú Lợi. Một bức tượng bằng đồng cao 3,5m của cố tác giả điêu khắc Diệp Minh Châu, thể hiện sự đau thương trong ngày xảy ra vụ đầu độc, tái diễn lại lịch sử nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của tù nhân Phú Lợi năm xưa.

Từ 2007 đến nay, khu di tích nhà tù Phú Lợi đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh đầu tư trùng tu, tu bổ và tôn tạo qua nhiều năm nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử cách mạng.

Để tiếp tục phát huy giá trị của di tích lịch sử này, góp phần làm phong phú hơn về tư liệu lịch sử và hình thức trưng bày, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử cách mạng của địa phương và ngày càng phục vụ tốt hơn cho khách tham quan trong và ngoài nước. Ngày 22/11/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 3623/QĐUBND phê duyệt dự án công trình trùng tu, tôn tạo di tích Nhà tù Phú Lợi với tổng mức đầu tư gần 47 tỷ đồng (theo đó, chi phí xây lắp là hơn 24 tỷ đồng; chi phí thiết bị gần 15,5 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư, quản lý dự án và dự phòng phí là 7,4 tỷ triệu đồng, bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh) trên diện tích sử dụng đất là 7,7 ha, do Sở VHTT&DL làm chủ đầu tư, thời gian thi công từ năm 2023 đến năm 2013.

Theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, phần trùng tu và tôn tạo lại các di tích gốc theo nguyên trạng ban đầu gồm: hàng rào di tích gốc, cổng di tích gốc, lô cốt trung tâm, lô cốt góc, nhà giam C, nhà kỷ luật, sàn nằm nhà giam A và B, sân nền tượng đại với diện tích 600m2 ; bên cạnh là phần xây dựng mới các hạng mục quản lý và phục vụ như: nhà văn bia, cổng chào khu di tích, khối nhà làm việc, nhà trưng bày, chiếu phim, sân sinh hoạt cộng đồng, nhà hàng phục vụ khách tham quan…

Sáng ngày 01/12/2023, Lễ khởi công công trình trùng tu, tôn tạo Khu di tích nhà tù Phú Lợi đã diễn ra, chính thức đánh dấu bước đầu tư trùng tu, bảo tồn lớn nhất từ trước đến nay. Để đảm bảo tiến độ xây dựng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giao Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tập trung hoàn thiện những hạng mục công trình. Khi việc thẩm định hoàn tất, chủ đầu tư phải cân đối bố trí vốn cho phù hợp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình để sớm hoàn thành đưa vào họat động.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2. Hiện trạng bảo tồn các điểm công trình kiến trúc và nghệ thuật Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

  • Chợ Thủ Dầu Một

Do bản chất là cơ sở vật chất kỹ thuật nên Chợ Thủ Dầu Một không ngừng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu người dân trong tỉnh nói chung và du lịch nói riêng. Sau gần 2 thế kỉ hoạt động, Chợ Thủ Dầu Một vẫn giữ được những nét kiến trúc Đông – Tây độc đáo như xưa. Nhìn chung giá trị về vật chất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, song giá trị về văn hóa thì ít nhiều bị mai một. Hoạt động buôn bán còn nhiều bất cập của chợ đã làm cho quan cảnh về “trái tim của Bình Dương” nhạt dần trong lòng du khách. Đó là tình trạng bề bộn, tạp nhạp, ô nhiễm môi trường…

Những hè phố và cả đường phố Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng, Đoàn Trần Nghiệp, Nguyễn Thái Học, Trừ Văn Thố… bày bán tràn lan các loại hàng hóa từ nhà ra đường, chiếm hết những lối đi, hàng hóa niêm yết giá không đúng theo quy định, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy, nhất là khu vực nhà vòm ở bên cạnh khu ăn uống. Vấn đề xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh nơi bán hàng, thiết bị bảo quản thực phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu…

Trước những vấn đề nêu trên, các ban ngành có liên quan Sở Thương mại – Du lịch, Uỷ ban nhân dân Thành phố Thủ dầu một, Uỷ ban nhân dân phường Phú Cường, Hội Liên hiệp phụ nữ… đã và đang tập trung quyết liệt giải quyết nhằm lập lại văn minh thương mại – xây dựng Chợ Thủ Dầu Một thành một chợ kiểu mẫu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Song song với việc nâng cao hiệu quả quản lý nhằm bảo tồn nét văn hóa của Chợ Thủ Dầu Một, hiện nay, Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương đang tiến hành lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, xin xếp hạng di tích lịch sử theo Luật Di sản văn hóa cho công trình Chợ Thủ Dầu Một.

  • Nhà cổ họ Trần

Từ khi được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia đến nay, 2 ngôi nhà cổ được Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương quản lý, con cháu của gia chủ cũng vẫn thường xuyên trông coi nên ngôi nhà hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Thực tiễn công tác bảo quản nhà cổ Trần Văn Hổ và Bác sĩ Trần Công Vàng luôn được tiến hành thường xuyên như lau chùi quét dọn, che chắn, chống đỡ tạm thời, diệt cây xanh mọc trên di tích, diệt nấm mốc mối mọt… Bảo quản bằng phương pháp truyền thống và phương pháp hóa chất. Các cổ vật trong nhà được bảo quản cẩn thận, ý nghĩa của các bức hoành phi, câu đối, đồ trang trí… được gia chủ ghi chép cẩn thận. Nhìn chung, các giá trị vật chất và văn hóa của 2 ngôi nhà cổ được giữ gìn khá nguyên vẹn. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Năm 2008, di tích nhà Trần Văn Hổ sửa chữa nhỏ là đảo ngói chống dột, thay một số cây mè, thay 3 khung cửa sổ. Năm 2011, gia cố và thay một số kèo, mè, đòn tay, thay ngói bể và thay 3 bộ cửa chính bên ngoài. Năm 2014, căn nhà dài bên ngôi nhà (dùng làm phòng trưng bày và phòng đọc sách) được phá dỡ để tạo khuôn viên sân vườn, hệ thống thoát nước, nhà vệ sinh, hàng rào hai bên di tích, chỉnh sửa hòn non bộ, hệ thống chiếu sáng trong sân vườn khang trang xanh, đẹp.

Cuối năm 2017 và đầu năm 2018, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, sở Văn hóa – Thông tin đã nâng cấp công trình nền nhà Trần Công Vàng cao 0,4m và chỉnh sửa, tu bổ một số cột nhà và vệ sinh đánh bóng bảo quản toàn bộ các mảng chạm khắc hoa văn trang trí của ngôi nhà. Tháng 8 đến tháng 10 năm 2018, Ban Quản lý di tích đã thực hiện việc vệ sinh đánh bóng toàn bộ hệ thống cột kèo, các mảng chạm khắc hoa văn trang trí, liễn đối nhà cổ Trần Văn Hổ. Công tác bảo quản này sẽ giúp cho 2 di tích nhà cổ bảo đảm duy trì được độ bền và nét chạm khắc thủ công nghề mộc Bình Dương xưa lưu tồn đến mai sau.

Từ năm 2020 đến nay, ngành du lịch kết hợp với Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh đã tiến hành cải tạo, trùng tu, đầu tư hệ thống nhà vệ sinh nhằm tạo quang cảnh đẹp phục vụ du khách. Theo đại diện ngành du lịch cho biết, hiện nay, con đường vào nhà cổ đang được tráng nhựa và bố trí tiểu thương buôn bán trật tự. Sau khi hoàn chỉnh thiết kế hạ tầng bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho các đoàn khách du lịch, sẽ tiếp tục thiết kế dịch vụ giải trí, vui chơi như ca múa nhạc dân tộc, phục vụ ẩm thực Nam bộ, bố trí các gian hàng bán quà lưu niệm… phục vụ nhu cầu mua sắm, vui chơi của du khách.

Trong đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, Chùa núi Châu Thới là một trong những di tích cấp quốc gia được đầu tư kinh phí lớn để trùng tu và tôn tạo.

3.1.3. Hiện trạng bảo tồn các điểm tôn giáo, lễ hội

  • Chùa Hội Khánh

Về giá trị vật chất, kiến trúc, tuy đã được sửa chữa, trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nổi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương.

Giảng đường và Đông lang được sửa chữa năm 1917, Tây lang được xây lại năm 1984. Từ năm 2002 đến năm 2004, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Năm 2014, chùa đã tôn trí một Phật đài Thích Ca lộ thiên bằng đá cao 5,1m, trong đó, tượng đức Phật cao 2,5m, ngang gối 1,8m.

Năm 2019 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét và tái tạo lại Phật tích “Tứ động tâm”, gồm có: Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn) có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp.

Năm 2020, Phật đài quy mô lớn, cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước chùa. Tầng trệt là dãy nhà chiều dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm Trường Phật học, Thư viện … Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đây là bức tượng phật nằm dài nhất Việt Nam và là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương, được khánh thành trọng thể vào ngày Rằm tháng Hai năm Canh Dần (30-3-2022) mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Theo đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, Chùa Hội Khánh là di tích được đầu tư tôn tạo hàng đầu cùng với Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát và chùa Núi Châu Thới.

Về giá trị văn hóa, chùa Hội Khánh luôn giữ được bản sắc của một ngôi chùa hành phước, từ bi hỉ xả, dang tay với những phận đời bất hạnh. Hàng năm, chùa đều làm công tác từ hiện hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là các hoạt động từ thiện hết sức ấn tượng nhân dịp chào mừng Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2023 được tổ chức tại Bình Dương. Chùa đã kết hợp với toàn thể chư Tăng, Ni thị xã vận động xây dựng 100 căn nhà tình thương, tặng 1000 chiếc xe đạp cho trẻ em nghèo của tỉnh. Song song đó, chùa còn thuyết pháp, giảng đạo vào các ngày lễ cho khách tham quan để giáo dục về đưa giáo lý nhà phật vào đời sống hằng ngày, kêu gọi con người sống có tâm, tích đức…

  • Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà do người Hoa ở đất Bình Dương xây dựng, quản lý và tổ chức lễ hội. Do vậy, việc trùng tu tôn tạo chủ yếu do Ban quản lý của chùa tiến hành, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bình Dương chỉ có vai trò chỉ đạo, theo dõi, chứ không trực tiếp quản lý. Từ khi xây dựng đến nay, chùa Bà không ngừng được tiến hành từ tiền công đức của khách hành hương hàng năm. Đến nay, các pho tượng, cột chạm trổ, mái ngói… vẫn còn khá nguyên vẹn và giữ gìn được kiến trúc như ban đầu.

Trước ý nghĩa tốt đẹp, to lớn của văn hóa lễ chùa tại Bình Dương, cũng như mục đích phát huy, bảo tồn, tài nguyên du lịch nhân văn, công ty Becamex, cùng Ủy ban nhân dân tỉnh và cộng đồng người Hoa tại Bình Dương đã lên kế hoạch mở rộng chùa Bà. Chùa Bà được xây dựng mới ở Thành phố Thủ dầu một với diện tích 4.000 m2, gấp ba lần chùa Bà tại phường Phú Cường. Tháng 2 năm 2023, chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu đã được khởi công xây dựng, với số tiền trên 10 tỷ đồng. Cuối năm 2023, công trình đã hoàn thành kịp thời phục vụ cho lễ hội rằm tháng giêng năm sau. Công trình đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài tỉnh, việc tổ chức các lễ hội hằng năm song song với chùa Bà tại phường Phú Cường đã góp phần đáng kể trong việc phát huy và bảo tồn giá trị nhân văn vốn có của lễ hội chùa Bà từ xưa đến nay.

Về giá trị văn hóa, từ trước đến nay lễ hội chùa Bà được xem là một nét đẹp văn hóa của con người và vùng đất Bình Dương. Người dân đến viếng miếu Bà, thành tâm kính bái, lạy Bà xin phù hộ, xin lộc Bà cầu mong sự hanh thông, sáng sủa và danh giá cùng may mắn, sức khỏe cho gia đình, mua may, bán đắt, phát tài, phát lộc trong năm mới.

Ngoài ý nghĩa tinh thần đó, trong và sau Lễ hội chùa Bà, hàng loạt hoạt động từ thiện còn được tổ chức nhằm đóng góp cho các địa chỉ đỏ, các gia đình, cá nhân còn gặp nhiều khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Hàng năm, Ban tổ chức lễ hội đều dành một khoản tiền lớn để xây nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, đóng góp Quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ khuyến học… Mỗi chiếc lồng đèn có một tên riêng như Thuận buồm xuôi gió, Kim ngọc mãn đường, Tài nguyên quảy tấn, Tứ quý hưng long, Ngũ phước lâm môn … Tên của mỗi lồng đèn đều mang một ý nghĩa rất quan trọng, thiêng liêng và tốt đẹp. Năm 2023, một trong những chiếc lồng đèn được đấu giá, có  tên Thuận buồm xuôi gió được bán với số tiền 579 triệu đồng. Chiếc lồng đèn có giá trị cao hơn so với vật liệu làm nên nó nhưng những người tham gia đấu giá lồng đèn tin rằng, ai được lồng đèn mang về, năm đó sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống; nhất là đối với giới doanh nghiệp thì họ tin chắc sẽ có một năm làm ăn tốt đẹp và thăng tiến Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Sau lễ hội, tiền cúng đường của bá tánh ngoài việc dùng để trùng tu, sửa chữa chùa còn được dùng vào mục đích từ thiện. Năm 2022, Ban quản trị chùa Bà đã trích hơn 1 tỷ đồng để góp vào quỹ “Vì người nghèo”, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa cũng như hàng trăm triệu đồng hỗ trợ cho các trường học tại địa phương.

Bên cạnh những nét đẹp đó, do lượng khách đông, việc quản lý còn nhiều khó khăn, lễ hội chùa Bà vẫn còn những vấn đề còn tồn tại, làm ảnh hưởng đến không khi trang nghiêm, lành mạnh nơi cổng chùa.

Vấn đề nhức nhối nhất trong lễ hội chùa Bà hiện nay đó là đảm bảo an ninh trật tự trước và trong lễ hội. Cụ thể là tình trạng ăn xin, móc túi, trộm cắp vẫn còn tái diễn dù lực lượng an ninh luôn chuẩn bị công tác quản lý, đối phó từ trước. Song song đó, lợi dụng tâm lý xin lộc của khách hành hương, một số kẻ lừa đảo dùng chiêu phát lộc cho du khách để “vòi” tiền lì xì. Họ bỏ tiền mua vàng miếng 9999 bằng giấy rồi cho vào bao lì xì hòa vào đội quân phát lộc để chèo kéo, ép khách lấy lộc rồi buộc họ phải trả từ 10.000 đến 20.000 đồng. Thậm chí, có khách bị buộc chi trả cho miếng vàng giả đến 100.000 đồng.

Về dịch vụ gửi xe, giá gửi xe trong những ngày lễ luôn tăng đột biến, nhất là giá giữ ô tô thường ở mức “trên trời” từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi chiếc. Xe máy thường khó tìm được chỗ gởi gần chùa, du khách hải đi bộ một đoạn xa và chịu chặt chém với giá 10.000 – 20.000 đồng/xe. Theo Tổ Quản lý trật tự phường Phú Cường, nơi có lễ hội chùa Bà, dù đã có nhiều biện pháp kiểm tra, lập biên bản các điểm giữ xe vượt giá quy định, nhưng lực lượng chức năng cũng chỉ có thể xử phạt chứ không thể dẹp được.

Về dịch vụ nhà nghỉ, vào ngày bình thường chỉ 50.000 – 80.000 đồng/phòng qua đêm nhưng vào dịp lễ các chủ dịch vụ đã “đôn” lên 100.000-300.000 đồng. Nhang đèn, đồ ăn chay, mâm lễ … cũng đua nhau tăng giá khoảng 40%.

Về vấn đề vệ sinh môi trường, trong các ngày của lễ hội, nhang đèn, đồ cúng… được bày bán khắp nơi, cùng với các dịch vụ ăn uống nở rộ do phục vụ lượng khách tham quan đông nên lực lượng vệ sinh không thể dọn  sạch sẽ và kịp thời. Quang cảnh xung quanh và trong khu vực chùa Bà có phần nhếch nhác, kém thẩm mỹ.

3.1.4. Hiện trạng bảo tồn các làng nghề truyền thống

Trong quá trình khai thác phục vụ du lịch từ năm 2012 – 2023, ba làng nghề tiêu biểu của Bình Dương là sơn mài, điêu khắc gỗ, gốm sứ, vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Hoạt động du lịch còn yếu ớt, nhỏ lẻ nên không ảnh hưởng nhiều đến các giá trị vật chất và văn hóa tại các làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề vẫn giữ được nét truyền thống, chưa bị lai căn bởi sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một hệ lụy không nhỏ, tinh hoa của làng nghề vẫn chưa “thấm” sâu vào du khách, chưa lan rộng đến mọi tầng lớp để có thể được bảo tồn một cách vững chắc.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề đối với phát triển du lịch; trong thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh đã có những định hướng đúng đắn trong việc gìn giữ, bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Để thực hiện vai trò là cầu nối, góp phần gìn giữ và phát huy thế mạnh nghề truyền thống, khai thác tiềm năng du lịch của các làng nghề sơn mài và điêu khắc gỗ Bình Dương,  Hiệp hội Sơn mài– Điêu khắc ra đời ngày 29/8/2018, theo Quyết định số 3838/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Không nằm ngoài việc bảo tồn và phát huy nghề sơn mài truyền thống, nhất là bảo vệ nghệ nhân và làng nghề, ngày 5/12/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 3855/QĐ-UBND công nhận làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đạt tiêu chuẩn là làng nghề truyền thống. Đây là cơ hội thuận lợi trong việc hưởng các chính sách ưu đãi, mở ra hướng đi mới về đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu hút lao động và tìm kiếm thị trường, phát triển nghề kết hợp với du lịch.

Song song đó, Bình Dương đã và đang hướng tới phát triển du lịch làng nghề gốm sứ bằng cách tổ chức tuần lễ du lịch, sự kiện văn hoá… nhằm thu hút khách du lịch. Từ ngày 2 – 8/9/2022, Bình Dương  đã tổ chức Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương với quy mô tầm vóc quốc gia. Đây là lễ hội gốm sứ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Festival có sự tham gia của 19 làng nghề và 50 doanh nghiệp gốm sứ trong cả nước, quy tụ được sự góp mặt khá đầy đủ của những làng nghề nổi tiếng và lâu đời của ngành gốm sứ Việt Nam trên khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Sự kiện này đã thu hút được khoảng 400.000 du khách đến tham quan mua sắm và trên 90% sản phẩm của các làng gốm đã được bán hết trong những ngày diễn ra lễ hội. Các gian hàng thủ công mỹ nghệ có doanh thu từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Sự kết thúc của lễ hội này đã mở ra một cái nhìn mới cho các làng nghề trong việc khai thác tiềm năng du lịch vốn tiềm ẩn lâu nay.

3.1.5. Hiện trạng bảo tồn các điểm danh lam thắng cảnh Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

  • Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến

Về giá trị vật chất: từ khi được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2020 đến nay, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đã không ngừng được tôn tạo. Kiến trúc của các công trình mới luôn đi theo nền chung của toàn khu du lịch đó là hướng về truyền thống dựng nước và giữ nước của Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Với việc quy hoạch bài bản, đồng bộ, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đã và đang xây dựng hình tượng của một đất nước Việt Nam thu nhỏ với các giá trị lớn lao qua nghìn năm văn hiến. Trong tương lai, khu du lịch này sẽ còn được đầu tư thêm kinh phí để hoàn thiện và xây dựng thêm các công trình mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc.

Về giá trị văn hóa: có thể nói trong lòng khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, chứa nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu cho đất nước và con người Việt Nam. Với điểm nhấn là đền Đại Nam Văn Hiến, khu du lịch này đã mang đến cho du khách một cái nhìn khái quát về lịch sử Việt Nam, về công cuộc dựng nước và giữ nước cùng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Tính tới thời điểm này, đây là ngôi đền lớn nhất Việt Nam và là nơi tôn vinh văn hóa, lịch sử của đất nước. Hầu hết du khách đến đây đều có cảm nhận như trở về nguồn cội, qua đó làm tăng thêm tình cảm đối với quê hương đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn ấy, khu du lịch này vẫn còn một số vấn đề làm ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa Việt Nam. Theo các chuyên gia về kiến trúc, việc bố trí, xây dựng các hạng mục có phần rối rắm chưa làm nổi bật được chủ đề chính của khu du lịch là khu vui chơi hay công trình văn hóa. Theo các chuyên gia về văn hóa, cách chạm trổ họa tiết trên cửa, tường, mái chùa… còn lẫn lộn giữa Việt Nam và Trung Quốc; cách thờ tự trong Kim Điện cũng chưa đúng; văn, thơ, câu đối khắc trên các vách đá, cổng chào… cũng còn hạn chế nhiều về cách gieo vần, nội dung…

  • Các khu du lịch nghỉ dưỡng Phương Nam, Green eye, Dìn Ký

Là các điểm du lịch chủ yếu khai thác tiềm năng về nghỉ dưỡng với việc đầu tư xây dựng các công trình nhân tạo, các khu du lịch này không ngừng được đầu tư để tôn tạo thêm vẻ đẹp hài hòa giữa tự nhiên và nhân văn, thu hút ngày càng đông đảo du khách.

Về các giá trị vật chất, các khu du lịch không ngừng đầu tư xây dựng các hạng mục mỹ thuật,  hạ tầng, vật chất kĩ thuật theo hướng gần gũi với thiên nhiên, mang đậm màu sắc vùng quê Nam bộ. Từ lối vào, phòng nghỉ khách sạn, đường đi, cảnh quan nhân tạo… đều theo cấu trúc chung về phong cảnh làng quê thanh bình, thích hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Riêng với khu du lịch Dìn Ký do nhiều sai phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, đầu tư chưa đúng mức vào phương tiện du lịch đã dẫn đến tai nạn nghiêm trọng từ đó làm cho quy mô kinh doanh thu hẹp và suy giảm.

Về các giá trị văn hóa: các khu du lịch này đã góp phần đáng kể vào việc giữ gìn những nét truyền thống của văn hóa Việt Nam thông qua kiến trúc và ẩm thực. Du khách đến những nơi này không chỉ nghỉ dưỡng mà còn nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, thân thiện với thiên nhiên hơn, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn.

3.2. Định hướng bảo tồn Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Bình Dương có tài nguyên du lịch rất phong phú, có thể khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, có tài nguyên, không có nghĩa là đã có sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn mà cụ thể là các di tích thắng cảnh, công trình kiến trúc tôn giáo, lễ hội, làng nghề… nếu không được đưa ra giới thiệu với công chúng, không phục vụ du lịch thì vẫn mãi là tài nguyên, không hình thành nên sản phẩm du lịch.

Bình Dương có tài nguyên du lịch rất phong phú, có thể khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, có tài nguyên, không có nghĩa là đã có sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn mà cụ thể là các di tích thắng cảnh, công trình kiến trúc tôn giáo, lễ hội, làng nghề… nếu không được đưa ra giới thiệu với công chúng, không phục vụ du lịch thì vẫn mãi là tài nguyên, không hình thành nên sản phẩm du lịch.

Hiện trạng khai thác các tài nguyên này vào phục vụ du lịch trong giai đoạn 2012 – 2023 cho thấy tiềm năng lớn vốn có chưa phát triển tương xứng. Nguyên nhân là do sự phát triển không đồng bộ giữa đầu tư quy hoạch cho tài nguyên, chất lượng của các dịch vụ du lịch và hoạt động bảo tồn. Trong đó hoạt động bảo tồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch, nhất là các di tích cấp quốc gia, các công trình kiến trúc hàng trăm tuổi.

Hiện nay vấn đề bảo tồn đã và đang được Sở VHTT&DL  và các ban ngành trong tỉnh quan tâm đáng kể. Vấn đề đặt ra là phải hiểu đúng về yêu cầu của công tác bảo tồn, nhất là bảo tồn để khai thác cho phát triển du lịch. Bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn không phải là việc bảo vệ giữ gìn càng cẩn thận, càng chắc chắn càng tốt bằng cách “cất giấu” thật kỹ hoặc hạn chế mọi người tiếp cận, nhất là những di tích lịch sử cấp quốc gia công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị. Trái lại, bảo tồn để khai thác cho phát triển du lịch phải là “bảo tồn tích cực”, nghĩa là đưa các tài nguyên du lịch nhân văn vào phục vụ cuộc sống. Du lịch là một phương thức để đưa các tài nguyên này đến với công chúng. Thông qua hoạt động du lịch mà những tài nguyên du lịch nhân văn vốn đang “khô cứng” hoặc đang bị “bảo tàng hóa” được “sống” trở lại, được phục vụ, được cống hiến với sứ mạng nhân văn cao cả. Song song đó, cũng cần phải tránh những quan niệm sai lầm về việc bảo tồn và đặc biệt là những nhìn nhận sai lệch về nhu cầu của du lịch đối với tài nguyên du lịch nhân văn. Trong quá trình trùng tu, tôn tạo các di tích, thắng cảnh, công trình kiến trúc, làng nghề nếu không nghiên cứu kĩ về lịch sử hình thành, các giá trị nhân văn cốt lõi bên trong, cùng việc quá chú trọng tính thương mại và mục đích lợi nhuận, sẽ làm mất đi “nguyên bản” của tài nguyên và mất đi tính nhân văn vốn có. Điều này về lâu dài sẽ làm chết mòn các giá trị và tiềm năng du lịch vốn có, gây bước cản lớn trong quá trình khai thác phục vụ du lịch hiện tại và phát triển theo hướng bền vững. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Vì những nguyên nhân trên, việc đề ra định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch là rất cấp bách và quan trọng. Việc định hướng phải dựa trên những cơ sở khoa học chắc chắn để đảm bảo tính khả thi và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng

3.2.1.1. Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trong giai đoạn 2021 – 2023, hoạt động du lịch Bình Dương bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch, đặc biệt là tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn để hình thành các sản phẩm du lịch tương đối đa dạng. Nhưng đóng góp của du lịch trong nền kinh tế còn thấp, chưa đáp ứng được vai trò và vị trí của du lịch như một ngành kinh tế quan trọng theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Hiện nay, du lịch Bình Dương chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện phát triển. Đến năm 2023, du lịch mới chiếm 0,93% trong GDP tỉnh (theo giá thực tế 580/62.341 tỉ đồng) và 2,76% trong GDP dịch vụ (theo giá thực tế 580/21.003 tỉ đồng). Mặc dù đóng góp của du lịch trong nền kinh tế còn thấp, song du lịch ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 của tỉnh, du lịch được xác định “Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2020 và giai đoạn sau đó, ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và phát triển bền vững, cân đối của kinh tế Bình Dương”.

Để du lịch phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Dương, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là công cụ nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân, ngày 15/8/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2303/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Nội dung của quy hoạch chỉ rõ quan điểm và mục tiêu của phát triển du lịch, định hướng quy hoạch theo không gian và các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch.

Về quan điểm phát triển, quy hoạch nhấn mạnh phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, khai thác bền vững du lịch… Cụ thể là: Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

  • Phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch; đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác.
  • Phát triển du lịch gắn với thị trường thành phố Hồ Chí Minh, định hướng phát triển kinh tế – xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các định hướng phát triển đô thị trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Bình Dương. – Hình thành các sản phẩm du lịch dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Với quan điểm phát triển này, việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của tỉnh là điều tất yếu phải thực hiện nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Theo quan điểm phát triển như trên, mục tiêu chung của Quy hoạch là:

  • Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là một công cụ nâng cao chất lương đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương.
  • Khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương.
  • Phát triển du lịch, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái.

Mục tiêu cụ thể của quy hoạch là phấn đấu đến năm 2015 đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó có 43 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2020 đón khoảng 6,8 triệu lượt khách, trong đó có 63 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2025, dự báo thu hút khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó có 80 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2030, dự báo thu hút khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó có 110 ngàn lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đến năm 2015 ước đạt khoảng 2.200 tỉ đồng, năm 2020 ước đạt 4.450 tỉ đồng.

Để thực hiện các mục tiêu này, việc quy hoạch phát triển du lịch được tiến hành theo không gian như sau:

Định hướng quy hoạch không gian phía Nam

  • Quy mô không gian phía Nam bao gồm khu vực Thành phố Thủ dầu một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần của huyện Bến Cát. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.
  • Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch MICE, du lịch thể thao cao cấp;
  • Khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu (thị xã Thuận An), khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Bến Cát).
  • Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ Thành phố Thủ dầu một.

Định hướng quy hoạch không gian phía Tây Bắc:

  • Quy mô không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực phụ cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát.
  • Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao cao cấp;
  • Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm.
  • Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ thị trấn Dầu Tiếng.

Định hướng quy hoạch không gian phía Đông:

  • Quy mô không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo.
  • Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái với các loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp.
  • Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng;
  • Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên.
  • Phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.

Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực

  • Tuyến du lịch theo Quốc lộ 13;
  • Tuyến du lịch theo đường ĐT 741 – 742;
  • Tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh ;

Các tuyến du lịch nội tỉnh

  • Tuyến du lịch theo đường ĐT 744;
  • Tuyến du lịch theo đường ĐT 746 – 747:

Các tuyến du lịch đường sông: gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và Sông Bé.

Với mục tiêu và quy hoạch theo không gian như trên, các sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn như du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng… được chú trọng phát triển đáng kể. Đây chính là một trong những  cơ sở quan trọng để đề ra định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của Bình Dương.

  • Về nguồn vốn đầu tư, quy hoạch cũng xác định rõ kinh phí đầu tư dài hơi như sau:
  • Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 dự toán khoảng 11.700 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2023 – 2015 là 5.400 tỷ đồng và giai đoạn 2016 – 2020 là 6.300 tỷ đồng.
  • Tổng nhu cầu vốn cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 8.300 tỷ đồng.
  • Tổng nhu cầu quỹ đất dành cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 1.400 ha.
  • Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
  • Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 15 – 20% ; – Các nguồn vốn khác: 80 – 85%.

Trong tổng nguồn vốn đầu tư trên, nguồn vốn dành cho việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn chiếm tỉ lệ đáng kể. Đây chính là thuận lợi để vực dậy tiềm năng to lớn vốn có của các tài nguyên này trong phát triển du lịch.

Về tầm nhìn đến 2030, quy hoạch cũng chỉ rõ phải: Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố Bình Dương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan khác phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong nước và ngoài nước. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch của 03 không gian. Phát triển bền vững theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trong điểm và phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và quốc tế. Từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thay đổi diện mạo của thành phố Bình Dương. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thành phố Bình Dương được xếp vào nhóm có du lịch phát triển trong cả nước và khu vực.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trong giai đoạn 2021-2030 tương đương 6%; doanh thu đến năm 2030 đạt khoảng 14.000 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong giai đoạn 2021 – 2030 tương đương 10%.

Phát triển về một số sản phẩm và thị trường, phát triển thương hiệu và tuyên truyền quảng bá, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học, công nghệ; tiếp tục đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch theo sự kết hợp 03 không gian nhằm khai thác thế mạnh của từng không gian, trên cơ sở đó phát triển mạnh các sản phẩm đặc thù, tạo thương hiệu du lịch Bình Dương.

Với tầm nhìn này, việc định hướng lâu dài để bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch là hết sức cần thiết để góp phần thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch nói chung của tỉnh.

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, quy hoạch cũng xác định rõ các nhóm giải pháp thực hiện như sau:

  1. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước.
  2. Tăng cường phối kết hợp giữa ngành du lịch với các ngành khác và với chính quyền các cấp.
  3. Về cơ chế, chính sách.
  4. Giải pháp về các nguồn vốn đầu tư.
  5. Giải pháp về xúc tiến quảng bá.
  6. Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch.
  7. Giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế.
  8. Giải pháp xây dựng các sản phẩm đặc thù.
  9. Giải pháp về nguồn nhân lực. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Các nhóm giải pháp này là nền tảng để đề ra các giải pháp cụ thể từng bước thực hiện từng mục tiêu của quy hoạch, đồng thời cũng là cơ sở để phát triển đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch trong hiện tại và tương lai.

Tóm lại, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở quan trọng để đề ra định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Theo đó, các định hướng cụ thể phải được xây dựng theo sát mục tiêu và tầm nhìn của quy hoạch, đảm bảo vừa thực hiện thành công mục tiêu phát triển và bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch vừa hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2030.

3.2.1.2. Nhu cầu du lịch nhân văn của người dân trong và ngoài tỉnh

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam nói chung và người dân Bình Dương nói riêng ngày càng tăng lên, nhu cầu về du lịch cũng ngày càng lớn và đa dạng hơn. Song song đó, sự phát triển của trình độ dân trí trong những năm gần đây là một trong những nguyên nhân chính đưa việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào phục vụ du lịch lên một tầm cao mới. Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về những di tích, dấu ấn lịch sử, những nét văn hóa độc đáo ngày càng nở rộ và đang trở thành một xu hướng du lịch mới. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa tuy là một xu hướng nhưng mới đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng xã hội nên cần nhân rộng và phát triển.

Chính sự phát triển của nhu cầu này mà trong những năm gần đây xu hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào phục vụ du lịch được các địa phương trên cả nước quan tâm và đầu tư đáng kể. Bằng chứng là nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức với quy mô ngày càng lớn, dựa trên những đặc điểm của vùng miền như: Festival Huế, chương trình Lễ hội Đất phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng đồng bằng Nam bộ), du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận), du lịch lễ hội Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), du lịch về vùng đất Tổ vua Hùng (Phú Thọ)… Những hoạt động này đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Ở Bình Dương, trong giai đoạn 2012 – 2023 nhu cầu tham quan, tìm hiểu về các di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật, lễ hội, làng nghề của người dân ngày càng tăng. Nguyên nhân là do trình độ dân trí và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, tác động của xu hướng du lịch văn hóa từ các phương tiện truyền thông trong và ngoài tỉnh…

Theo nhận định của Sở VHTT&DL Bình Dương, trong những năm tới nhu cầu du lịch nhân văn của người dân trong tỉnh sẽ còn tăng cao cùng với sự xúc tiến đầu tư, quảng bá, tổ chức ngày càng chuyên nghiệp… của các đơn vị kinh doanh du lịch.

Xu hướng gia tăng nhu cầu du lịch nhân văn này là một đòn bẩy quan trọng để đầu tư khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vốn rất dồi dào của Bình Dương. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng định hướng hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Dựa trên nhu cầu của khách du lịch, các tài nguyên này sẽ được định hướng khai thác và bảo tổn cụ thể để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung.

3.1.3. Những định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch

Vấn đề bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch là vấn đề được Sở VHTT&DL Bình Dương quan tâm hàng đầu trong những năm gần đây. Trên cơ sở vận dụng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở VHTT&DL đã từng bước xây dựng các đề án và chương trình bảo tồn và phát triển cho từng nhóm tài nguyên du lịch. Điển hình như đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2020, đề án Phát triển các sản phẩm đặc thù của Bình Dương đến năm 2015, chương trình Festival gốm sứLuận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Bên cạnh đó, với những đặc điểm riêng biệt về hiện trạng khai thác và hiệu quả bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch trong giai đoạn 2012 – 2023 đã trình bày ở Chương 2, việc đưa ra những định hướng cho từng nhóm tài nguyên là hợp lí và xác đáng nhằm đảm bảo tính khách quan và hiệu quả tối ưu. Vì là tài nguyên du lịch nhân văn, có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, nên các định hướng đưa ra cho các nhóm đôi khi có sự trùng lắp. Song với sự khác biệt đã và đang diễn ra định hướng cụ thể cho mỗi nhóm lại ở các mức độ và khía cạnh khác nhau nhằm đảm bảo cho việc bảo tồn và phát triển du lịch cao nhất.

3.1.3.1. Những định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn nhóm 1

Nhóm này gồm: Địa đạo Tam giác sắt, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ là các tài nguyên chưa được đưa vào khai thác, hầu hết vẫn còn ở dạng tiềm năng; hiệu quả kinh tế – môi trường – chính trị thấp; hiệu quả xã hội về chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương thấp, về giữ gìn các giá trị truyền thống cao nhưng phát huy thấp; du lịch chưa phát triển nên hiện trạng bảo tồn cao (bền vững cao); đã và đang được trùng tu, tôn tạo với kinh phí lớn.

Với những đặc điểm như trên định hướng bảo tồn và phát triển cho nhóm này là:

Thứ nhất: đảm bảo giữ nguyên bản gốc trong trùng tu, tôn tạo

Địa đạo Tam giác sắt, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ là các di tích cách mạng cấp quốc gia, là “bảo tàng sống” đối với mọi thế hệ, là địa chỉ đỏ để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước…do vậy trong quá trình trùng tu, tôn tạo cần chú trọng gìn giữ nguyên bản những di tích gốc.

Để đảm bảo định hướng này được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả, trước khi tiến hành trùng tu phải được Bộ VHTT&DL xem xét và thông qua. Do đó, Sở VHTT&DL Bình Dương phải lưu ý rút kinh nghiệm trong việc lập phương án và thi công trùng tu, tôn tạo di tích. Đồng thời, phải nhanh chóng báo cáo chi tiết phương án các công trình trùng tu di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh cho lãnh đạo Bộ VHTT&DL theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa. Song song đó, Sở VHTT&DL Bình Dương phải quan tâm sâu sắc cũng như tận dụng sự hỗ trợ về vấn đề chuyên môn từ Bộ VHTT&DL để đảm bảo công trình trùng tu đạt chất lượng, góp phần phát huy các giá trị di tích và đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và của Bình Dương nói chung. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Thứ hai: đầu tư đồng bộ giữa quy mô của di tích và hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật.

Thực tế cho thấy, nhiều tài nguyên có tiềm năng khai thác du lịch lớn nhưng do những hạn chế về chất lượng hoặc thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật mà hiệu quả kinh tế rất thấp, không tạo được tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và sự phát triển của toàn ngành du lịch nói chung.

Địa đạo Tam giác sắt, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ là các di tích cách mạng điển hình của Bình Dương nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung, có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch rất lớn. Tuy nhiên, do chỉ mới bắt đầu được đầu tư trùng tu, tôn tạo trong những năm gần đây và dự kiến đưa vào hoạt động trong vài năm tới nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội nào. Đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa là yêu cầu để quy hoạch, đầu tư đồng bộ về quy mô của di tích với hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, các dịch lưu trú, ăn uống gần di tích, các hạng mục phụ trong khuôn viên di tích như hội trường, nhà chiếu phim, quầy bán hàng lưu niệm, nhà vệ sinh…

Để đảm bảo sự đồng bộ này, trước và trong quá trình quy hoạch trùng tu, tôn tạo di tích, Sở VHTT&DL Bình Dương phải đề ra và giám sát kĩ càng tiến độ thực hiện cũng như hiệu quả của từng thành phần. Cụ thể là phải tiến hành tốt công tác giải tỏa, đảm bảo đúng quy mô quy hoạch và không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân; kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc đáp ứng các dịch vụ như ăn uống, lưu trú, vui chơi cho du khách tham quan, nghiên cứu, học tập… tại di tích nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch và chất lượng cuộc sống người dân; phê duyệt và giám sát chặt chẽ việc thi công các hạng mục trong di tích để không phá vỡ kiến trúc chung và đặc điểm lịch sử của di tích.

Thứ ba: xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù.

Địa đạo Tam giác sắt, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ là các di tích được bao phủ bởi các cánh rừng bao la, xanh mướt. Đây là một thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Song vì là các di tích lịch sử cấp quốc gia, có giá trị lịch sử to lớn nên việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù phải được ưu tiên hàng đầu. Cụ thể là du lịch về nguồn và du lịch văn hóa phải là các sản phẩm được ưu tiên phát triển, ngoài ra có thể phát triển thêm loại hình du lịch MICE vốn đang được đưa vào khai thác thịnh hành hiện nay.

Để đảm bảo xây dựng thành công, có hiệu quả các sản phẩm này, Sở VHTT&DL Bình Dương cần tạo được sự liên kết hoạt động giữa Ban quản lý di tích và các đơn vị kinh doanh lữ hành trong và ngoài tỉnh. Điều này vừa giúp tạo lượng khách ổn định cho các di tích vừa tạo được thương hiệu cho sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở cũng cần quan tâm, tạo sự liên kết lợi ích với cộng đồng địa phương để có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thỏa mãn cao nhất nhu cầu của du khách, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của việc khai thác di tích vào du lịch tại địa phương nói riêng và ngành du lịch của tỉnh nói chung.

3.1.3.2. Những định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn nhóm 2

Nhóm này gồm: các làng nghề truyền thống, các tài nguyên này mới được đưa vào khai thác nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng; hiệu quả kinh tế – môi trường – chính trị thấp; hiệu quả xã hội về chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương thấp, về giữ gìn các giá trị truyền thống cao nhưng phát huy thấp; du lịch chưa phát triển nên hiện trạng bảo tồn cao (bền vững cao); đã và đang được trùng tu, tôn tạo với kinh phí trung bình.

Với những đặc điểm như trên định hướng bảo tồn và phát triển cho nhóm này là:

Thứ nhất: đảm bảo giữ vững tinh hoa truyền thống Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Du lịch làng nghề ở Bình Dương có tiềm năng phát triển lớn, việc kết hợp phát triển du lịch làng nghề cũng góp phần làm phong phú cho các sản phẩm du lịch, nhiều làng nghề đã thực sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách quốc tế, qua đó sẽ giúp các làng nghề truyền thống lâu đời được khôi phục, bảo tồn và phát triển. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã giao Sở VHTT&DL tập trung xây dựng Đề án “Phát triển các sản phẩm đặc thù của Bình Dương” đến năm 2015, trong đó có phát triển du lịch làng nghề. Một trong những định hướng quan trọng trong bảo tồn và phát triển làng nghề phục vụ du lịch đó là đảm bảo giữ vững tinh hoa truyền thống của các sản phẩm vốn có hàng trăm năm tuổi. Các sản phẩm thủ công này mang trong nó tinh hoa và bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Bình Dương, do vậy dù hiệu quả khai thác du lịch ở mức nào thì vấn đề bảo tồn “linh hồn”cho làng nghề, cho sản phẩm vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Để đảm bảo thực hiện định hướng này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề cần được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở VHTT&DL Bình Dương. Điều này là tất yếu bởi nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch hiện nay ngày càng cao và đa dạng, đòi hỏi phải cải tiến mẫu mã và dây chuyền sản xuất. Việc đổi mới sản xuất tự phát, không đồng bộ sẽ dễ dẫn đến tình trạng lai tạp, mất đi nét truyền thống và đặc trưng của sản phẩm. Trong thời gian tới, Sở VHTT&DL cần quan tâm sâu sát, hỗ trợ kịp thời về vốn, chuyên môn để các cơ sở sản xuất của các làng nghề có thể đổi mới, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tạo ra các sản phẩm kết hợp khéo léo, tinh xảo giữa truyền thống và hiện đại, thu hút ngày càng cao sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Thứ hai: thích ứng với xu hướng tiêu dùng hiện đại

Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ gốm sứ, sơn mài, gỗ điêu khắc của Bình Dương từ khá lâu đã trở thành hàng hoá được thị trường trong nước và ngoài nước ưa chuộng, các sản phẩm này có nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, đa dạng; đặc biệt có một số sản phẩm đạt chất lượng cao mang đậm tính văn hoá truyền thống Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Bản thân các làng nghề cũng đã có ý thức trong việc khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm do mình làm ra nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Trong khai thác phục vụ du lịch, việc giữ tinh hoa truyền thống trong sản phẩm là đều tất yếu. Tuy nhiên, với xu hướng tiêu dùng đa dạng như hiện nay, các sản phẩm phải thích ứng với xu hướng tiêu dùng hiện đại, cụ thể là phải không ngừng được cải tiến cả về chủng loại, kiểu dáng, độ tinh xảo, độ bền, sự mới lạ…

Trong tương lai, để các sản phẩm của làng nghề thật sự thu hút được khách du lịch, các cơ sở sản xuất phải đầu tư thích đáng trong khâu tìm hiểu thị hiếu của khách, đổi mới trong thiết kế, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, cần chú ý tạo ra các sản phẩm đặc thù mang thương hiệu riêng của từng cơ sở, tránh tình trạng trùng lắp gây nhàm chán cho du khách.

Thứ ba: tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành và các cơ quan chức năng Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Hiện nay, việc liên kết giữa các công ty du lịch lữ hành với các làng nghề vẫn còn thiếu và yếu, việc khai thác tham quan du lịch làng nghề phát triển theo kiểu tự phát, thường là do các công ty lữ hành đứng ra xây dựng điểm đến để phục vụ khách du lịch đếm tham quan, mua sắm. Theo khảo sát và đánh giá của một số công ty du lịch lữ hành, trong những năm gần đây, các tour du lịch đến làng nghề cũng chưa thật sự hấp dẫn. Đa phần các điểm đến vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm đặc trưng của làng nghề mà chưa tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách.

Do đó lượng khách du lịch đến tham quan mua sắm rất ít và không ổn định, thu nhập của các làng nghề từ việc bán sản phẩm tại chỗ cũng vì thế mà rất thấp, không đáng kể. Bên cạnh đó, thời gian khách đi thăm các làng nghề thường rất ngắn, hầu hết chỉ đi và về trong ngày nên tiêu thụ rất ít dịch vụ tại làng nghề nói riêng và địa phương nói chung. Do vậy, để kéo dài thời gian tham quan, lưu trú của du khách nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty lữ hành, đại lý lữ hành trong và ngoài tỉnh và các làng nghề. Sự liên kết này thể hiện qua tính đồng bộ, chuyên nghiệp trong khâu tổ chức tham quan, thuyết minh, quảng cáo sản phẩm để du khách thật sự ấn tượng và có nhu cầu mua sản phẩm ngày càng nhiều.

Mặt khác, việc tổ chức sản xuất và hoạt động của làng nghề chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong tỉnh, nên cùng với sự liên kết với các công ty lữ hành, các làng nghề cũng cần liên kết chặt chẽ với các ban ngành có liên quan. Sự liên kết này thể hiện qua việc khảo sát, củng cố, nâng cấp các làng nghề hiện có trên địa bàn các huyện, thị để xây dựng các tuyến du lịch gắn với làng nghề, hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu, mở showroom giới thiệu và quảng bá sản phẩm chất lượng cao. Song song đó các cơ quan chức năng còn xây dựng và triển khai các đự án bảo tồn làng nghề (dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Sơn mài Bình Dương cho sản phẩm sơn mài truyền thống Bình Dương” do Sở Khoa học – Công nghệ Bình Dương phối hợp cùng các ngành, các cấp và Hiệp hội Sơn mài – Điêu khắc Bình Dương triển khai), các sự kiện văn hóa (Festival Gốm sứ) nhằm giới thiệu sản phẩm của làng nghề nhằm đưa sản phẩm của làng nghề đến gần với du khách trong và ngoài nước hơn.

Tóm lại, trong tương lai, để bảo tồn và phát triển làng nghề vào phục vụ du lịch, việc  tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành và các cơ quan chức năng là hết sức quan trọng và cần thiết.

Thứ tư: cải tạo hạ tầng phục vụ du lịch  Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Hiện tại, hầu hết các làng nghề đều có cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, quy mô nhỏ lẻ nên chưa đáp ứng yêu cầu kinh doanh du lịch. Hầu hết các làng nghề đều chưa xây dựng được các khu ăn uống, vui chơi giải trí, chỉ đơn thuần tập trung vào việc giới thiệu và bán sản phẩm… do đó khó lòng giữ chân du khách. Ngoài ra, một số địa điểm tham quan đường vào khá chật hẹp, lại không có bãi đậu xe, không biển chỉ dẫn, cá biệt có những nơi không có cả nhà vệ sinh… gây khó khăn cho việc khai thác du lịch. Do vậy, việc cải tạo hạ tầng phục vụ du lịch là một trong những định hướng quan trọng để khơi dậy tiềm năng du lịch to lớn của các làng nghề ở Bình Dương.

Thứ năm: đảm bảo sự bền vững về môi trường

 Do đặc thù là sản xuất thủ công nên hiện nay hầu hết các làng nghề ở Bình Dương đều chưa đảm bảo được vấn đề môi trường. Các cơ sở sản xuất gốm sứ thường thải ra một lượng lớn khói bụi từ việc nung đốt, gây ô nhiễm trong phạm vi rộng. Các cơ sở sản xuất gỗ điêu khắc thường gây tiếng ồn và bụi. Các cơ sở sản xuất tranh sơn mài thường làm ô nhiễm nguồn nước do hóa chất nhuộm vật liệu.

Để việc bảo tồn và phát triển làng nghề phục vụ du lịch đạt hiệu quả cao thì yêu cầu về đảm bảo sự bền vững môi trường là điều tất yếu. Hiện tại, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản chỉ đạo di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, cũng như yêu cầu các cơ sở sản xuất đổi mới dây chuyền sản xuất, hạn chế mức ô nhiễm đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được định hướng này các làng nghề rất cần được hỗ trợ vốn và chuyên môn từ các cơ quan chức năng của tỉnh, đảm bảo sự chuyển đổi sản xuất đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

Trong tương lai, việc bảo vệ môi trường sinh thái ở các làng nghề phục vụ du lịch cần tiếp tục được quan tâm và đầu tư của Sở VHTT&DL nói riêng và các ban ngành của tỉnh Bình Dương nói chung. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo hiệu quả bảo tồn và phát triển làng nghề phục vụ du lịch, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh.

3.1.3.3. Những định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn nhóm 3

Nhóm này gồm: khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, Dìn Ký, Phương Nam, Green eye. Các tài nguyên này mới được đưa vào khai thác, có hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường – chính trị trung bình đến cao. Tình trạng bảo tồn ở mức cao (bền vững trung bình đến cao). Đã và đang được đầu tư, tôn tạo với kinh phí lớn.

Với những đặc điểm như trên định hướng bảo tồn và phát triển cho nhóm này là:

Thứ nhất: giữ gìn và phát huy bản sắc Việt Nam trong khai thác và xây dựng các hạng mục.

Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, Dìn Ký, Phương Nam, Green eye là các tài nguyên nhân văn mới được hình thành và khai thác trong những năm gần đây. Các khu du lịch, vui chơi, giải trí này được đầu tư nguồn vốn khá lớn với phong cách gần gũi với thiên nhiên, mang đậm dấu ấn làng quê Việt Nam. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Hầu hết các công trình, hạng mục nhân tạo tại các địa điểm này đều xây dựng theo hướng gắn liền với văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn như Đại Nam Quốc tự của khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến; quang cảnh thiên nhiên và ẩm thực đồng quê tại Dìn Ký, Phương Nam; khách sạn, hội trường theo kiến trúc nhà ở của các dân tộc Việt Nam ở Green eye. Chính điều này đã tạo nên điểm nhấn và tạo nên sức hút mới đối với loại hình du lịch cuối tuần, du lịch MICE trong những năm gần đây.

Để thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh, cũng như bảo tồn và phát triển các giá trị nhân văn đã và đang có, các địa điểm này phải luôn chú ý đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc Việt Nam trong khai thác và xây dựng các hạng mục. Điều này đòi hỏi sự quy hoạch đồng bộ và nhất quán của các chủ đầu tư trong chiều dài xây dựng và phát triển thương hiệu của khu du lịch. Song song đó, Sở VHTT&DL Bình Dương cũng cần quan tâm chỉ đạo để hướng các khu du lịch này cùng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên tài nguyên nhân văn phong phú đã và đang tạo ra.

Thứ hai: tạo sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương trong khai thác lợi ích chung từ du lịch.

Thực tế cho thấy, khi các khu du lịch này đi vào hoạt động đã tạo tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội cho cộng đồng địa phương. Tác động này thể hiện rõ rệt qua các khía cạnh như: tạo thêm nhiều việc làm thông qua sử dụng lao động ở mọi trình độ; cải thiện thu nhập cho người dân thông qua việc tạo cơ hội kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ như lưu trú, ăn uống, bán lẻ hàng hóa; nâng cao chất lượng hạ tầng xung quanh khu du lịch, tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt và làm việc của người dân…Ngược lại, cộng đồng địa phương cũng tạo điều kiện cho các khu du lịch phát triển thông qua việc cung ứng nguồn nhân lực, hàng hóa phục vụ du lịch…

Trong tương lai, để khai thác du lịch ngày càng có hiệu quả, các khu du lịch này cần liên kết chặt chẽ hơn nữa với cộng đồng địa phương. Thông qua cộng đồng địa phương để xây dựng ngày càng đa dạng dịch vụ hỗ trợ du lịch, thỏa mãn mọi nhu cầu của tất cả các tầng lớp khách du lịch, từ đó xây dựng vững chắc những thành công đã và đang có. Sự liên kết chặt chẽ này cũng giúp cho Sở VHTT&DL Bình Dương quản lý, thống kê hiệu quả kinh doanh du lịch dễ dàng hơn, qua đó đề ra những quy hoạch phù hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cả các khu du lịch và cộng đồng địa phương.

Thứ ba: đảm bảo vấn đề về môi trường

Các khu du lịch này thường sử dụng một lượng lớn nguồn nước để tạo vẻ đẹp cảnh quan và phục vụ ẩm thực nên khó tránh khỏi việc xả nước thải ra môi trường bên ngoài. Lượng khách du lịch lớn, tiêu thụ nhiều sản phẩm cũng đặt ra vấn đề về rác thải. Bên cạnh đó, sự tập trung hoạt động của các phương tiện giao thông của khách du lịch ở khu vực xung quanh khu du lịch cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí. Tất cả những điều này đặt ra cho các khu du lịch một bài toán về phát triển bền vững. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, Dìn Ký, Phương Nam, Green eye là các khu du lịch hướng về thiên nhiên, văn hóa làng quê Việt Nam, do vậy trong quá trình bảo tồn và phát triển phải luôn chú ý đến vấn đề về môi trường. Để thực hiện định hướng này, các khu du lịch phải chú ý kĩ càng từ khâu quy hoạch, xây dựng đến khâu quản lý hoạt động, qua đó kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái.

3.1.3.4. Những định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn nhóm 4

Nhóm này gồm: chùa Thới Sơn, chùa núi Châu Thới, chùa Hội Khánh, chùa Bà, nhà cổ họ Trần, nhà tù Phú Lợi, chợ Thủ Dầu Một. Các tài nguyên này đã đưa vào khai thác khá lâu nhưng do không thu phí nên hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa được tương xứng với tiềm năng. Hiệu quả kinh tế trung bình, hiệu quả xã hội trung bình đến cao, hiệu quả môi trường thấp, hiệu quả chính trị cao. Tình trạng bảo tồn từ trung bình đến cao (bền vững trung bình đến cao). Đã và đang được trùng tu, tôn tạo với kinh phí trung bình đến lớn.

Với những đặc điểm như trên định hướng bảo tồn và phát triển cho nhóm này là:

Thứ nhất: đảm bảo giữ nguyên bản gốc trong trùng tu, tôn tạo

Tương tự như các tài nguyên của nhóm 1, các tài nguyên của nhóm này chủ yếu là các di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo. Do vậy, muốn khai thác các tài nguyên này vào du lịch có hiệu quả trước hết phải quan tâm đến vấn đề bảo tồn và tôn tạo. Trong quá trình quy hoạch trùng tu, tôn tạo phải đặc biệt chú ý đến vấn đề giữ nguyên bản gốc, tránh làm méo mó, sai lệch các giá trị nhân văn quý báu ẩn chứa trong các tài nguyên.

Hiện nay, nhà tù Phú Lợi đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo với quy mô và kinh phí rất lớn, chùa Hội Khánh và nhà cổ Họ Trần cũng là các di tích cấp quốc gia được quan tâm hàng đầu. Việc đầu tư kinh phí lớn cho các di tích này là tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch, song cũng đặt trách nhiệm nặng nề lên Sở VHTT&DL và các cơ quan chức năng của Bình Dương trong việc quản lý, giám sát.

Thứ hai: đảm bảo giữ gìn và phát huy các giá trị nhân văn trong quá trình khai thác phục vụ du lịch

Hầu hết các tài nguyên này đều có lịch sử hàng trăm năm tuổi, lưu giữ những dấu tích lịch sử quan trọng và đặc trưng văn hóa của đất và người Bình Dương. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Hiện tại hiệu quả khai thác du lịch còn hạn chế, nhưng trong tương lai, khi được đầu tư, quy hoạch xứng tầm, những tài nguyên này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả to lớn tương xứng với tiềm năng vốn có.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững, trong quá trình khai thác phục vụ du lịch phải đảm bảo giữ gìn và phát huy các giá trị nhân văn. Du lịch phải là công cụ để đưa các giá trị nhân văn và bản sắc Bình Dương đến gần với công chúng, qua đó bảo tồn chúng một cách bền vững theo thời gian. Tuyệt đối không để tình trạng du lịch càng phát triển càng làm phai nhạt, móp méo các giá trị nhân văn vốn có. Bên cạnh đó, cần nhận thức sâu sắc rằng, một khi các giá trị nhân văn còn tồn tại thì hoạt động du lịch mới có thể tồn tại và phát triển.

Để đảm bảo định hướng này được thực hiện xuyên suốt trong quá trình khai thác phục vụ du lịch, Ban quản lý các tài nguyên, Sở VHTT&DL Bình Dương và các ban ngành có liên quan phải luôn quan tâm và chỉ đạo kịp thời, phối hợp nhịp nhàng trong công tác quản lý.

Thứ ba: đảm bảo vấn đề về môi trường

Hầu hết các tài nguyên trong nhóm này đều có lượng khách tham quan lớn và theo thời vụ. Sự tập trung quá đông khách tham quan trong một khoảng thời gian ngắn thường gây tác động xấu đến môi trường. Tại các chùa, vào dịp tết, lễ tình trạng vệ sinh môi trường lại khiến các nhà chức trách ngán ngẩm. Tại nhà tù Phú Lợi, nhà cổ họ Trần các công trình vệ sinh vẫn còn là điều băn khoăn đối với các nhà quản lý. Dẫu rằng việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn không tác động tiêu cực đến môi trường nhiều như tài nguyên du lịch tự nhiên. Song để phát triển bền vững thì mục tiêu bảo vệ môi trường là không thể không đạt được.

Trong tương lai, để khai thác các tài nguyên này phục vụ du lịch thật sự có hiệu quả theo hướng bền vững, Sở VHTT&DL Bình Dương phải chỉ đạo, hỗ trợ Ban quản lý ở các điểm du lịch thực hiện mục tiêu về môi trường ngay từ đầu. Nếu cần thiết có thể áp dụng các biện pháp hành chính đối với cả du khách và các hộ kinh doanh, phục vụ sai phạm.

3.3. Giải pháp Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Từ những định hướng trên, việc lựa chọn các giải pháp phải bám sát định hướng đã đề ra, đảm bảo thực hiện được mục tiêu bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch. Các giải pháp được xây dựng trên góc độ tổng hợp, liên ngành, liên cấp quản lý, nên dù không đi vào từng nhóm tài nguyên cụ thể vẫn thực hiện có hiệu quả các định hướng đã đề ra.

3.3.1. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra an toàn, ổn định mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường cao. Để tài nguyên nhân văn được khai thác phục vụ du lịch có hiệu quả, việc thực hiện giải pháp về nâng cao vai trò quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước thể hiện cụ thể qua các công tác như:

  • Tổ chức hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật cho các đơn vị kinh doanh du lịch hiện tại cũng nhứ các đơn vị phát sinh mới trên địa bàn toàn: Luật Du lịch, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch… để đảm bảo cho các đơn vị này kinh doanh du lịch theo đúng yêu cầu của pháp luật.
  • Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin các huyện , thị xã tổ chức điều tra, đánh giá lại các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương để có kế hoạch tổ chức và quản lý cho phù hợp.
  • Nâng cao hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ du lịch tại một số điểm du lịch trong thời kì cao điểm; các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi công cộng.
  • Thắt chặt công tác thanh, kiểm tra các điểm tham quan du lịch để hạn chế thấp nhất tai nạn du lịch, tình trạng chèo kéo, lừa đảo, ép khách du lịch tại một số điểm du lịch.

3.3.2. Tăng cường phối kết hợp giữa ngành du lịch với các ngành khác và với chính quyền các cấp

Muốn bảo tồn và phát triển các tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch, cần phải tăng cường liên kết, phối hợp hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác. Cụ thể là sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp của các ngành thương mại, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển; nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, chất lượng dịch vụ du lịch cao và đồng đều tại các điểm du lịch, giá cả hợp lí, phù hợp với thu nhập của mọi đối tượng khách du lịch.

Bên cạnh đó, để hoạt động du lịch phát triển theo đúng định hướng chung về quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, cần có thêm sự phối hợp giữa ngành du lịch với chính quyền các cấp. Sự phối hợp này thể hiện qua sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chức năng đối với hoạt động du lịch và tác động ngược lại của du lịch đối với việc đề ra các kế hoạch, dự án đối với các ngành kinh tế khác của các cấp chính quyền. Để làm được điều này, các ban ngành có liên quan như Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Cục thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở tài nguyên – Môi trường… phải nắm các thông tin và số liệu thống kê về du lịch để kịp thời đưa ra những chiến lược phát triển, quy hoạch hợp lí đảm bảo cho sự phát triển của du lịch. Ngược lại, ngành du lịch cần quan tâm đến các văn bản chỉ đạo, quy hoạch của các cơ quan này để xây dựng phương hướng phát triển cụ thể, đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa đối với các ngành kinh tế khác.

3.3.3. Về cơ chế, chính sách Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Cơ chế, chính sách là một trong những điều kiện tạo điều kiện cho việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch phát sinh và phát triển. Nhất là với việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vốn còn bỏ ngõ. Cơ chế, chính sách có thông thoáng, dễ dàng thì mới tạo sức hấp dẫn để nhà đầu tư tham gia đầu tư phục vụ phát triển du lịch.

Giải pháp về cơ chế, chính sách phải được xây dựng và thực hiện đồng bộ, thể hiện qua các công tác như:

Rà soát, điều chịnh, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật du lịch và các luật có liên quan qua đó hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các quy định về du lịch tại tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.

  • Tạo môi trường pháp lý, đầu tư thông thoáng, hỗ trợ về thủ tục hành chính nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch.
  • Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các địa bàn trọng điểm du lịch (điển hình như Thành phố Thủ dầu một) qua đó tạo sức bật cho du lịch nhân văn nói riêng và ngành du lịch tỉnh nói chung.
  • Xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, thừa nhận và tôn vinh thương hiệu, danh hiệu, địa danh du lịch và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển du lịch nhân văn của tỉnh.
  • Có chính sách đãi ngộ, ưu tiên đối với chế độ làm việc và nghỉ ngơi của bộ phận lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nhân văn, qua đó thu hút nhân lực đối với mảng du lịch này.

3.3.4. Giải pháp về các nguồn vốn đầu tư

Theo Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 khoảng 11.700 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2023 – 2015 là 5.400 tỷ đồng và giai đoạn 2016 – 2020 là 6.300 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 8.300 tỷ đồng. Tổng nhu cầu quỹ đất dành cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 1.400 ha.

Để có được nguồn vốn này, giải pháp hiệu quả nhất là:

Lập quy hoạch chi tiết các tài nguyên có tiềm năng khai thác cao (điển hình là các di tích cấp quốc gia) để xin hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật du lịch, từ đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào khai thác du lịch nhân văn.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, kêu gọi sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước. Theo đó, cơ cấu nguồn vốn đầu tư đến năm 2020 từ ngân sách Nhà nước chiếm tỉ lệ 15 – 20%, các nguồn vốn khác chiếm tỉ lệ 80 – 85%.

3.3.5. Giải pháp về xúc tiến quảng bá Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch của Bình Dương còn hạn chế trong giai đoạn 2012 – 2023, một phần là do những hạn chế trong công tác xúc tiến quảng bá. Việc xúc tiến quảng bá du lịch có tốt thì khách du lịch mới biết và có nhu cầu đến tham quan, nghiên cứu, học tập… từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Trong thời gian tới, để tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh thật sự được khai thác có hiệu quả, thu hút ngày càng đông khách du lịch, phải tiến hành các giải pháp xúc tiến quảng bá sau:

  • Chuyên nghiệp hóa, tập trung có quy mô lớn cho hoạt động xúc tiến quảng bá như: tổ chức đoàn Famtrip tiến hành khảo sát, giới thiệu về các điểm đến của du lịch Bình Dương; trên cơ sở thành công của chương trình Festival gốm sứ năm 2022, tiếp tục thực hiện chương trình này trong những năm tới để quảng bá sản phẩm nghề thủ công truyền thống của Bình Dương …
  • Khai thác tối đa các thông tin như báo chí, truyền hình, website… để giới thiệu sâu rộng hình ảnh du lịch của Bình Dương đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, Bình Dương đã đã xây dựng xong website của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, đây chính là một trong những kênh xúc tiến quảng bá du lịch có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tỉnh cũng kêu gọi các điểm du lịch xây dựng các trang web cá nhân để thuận tiện trong công việc giới thiệu hình ảnh của mình đến với du khách.
  • Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá, khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch.

Ngoài các ấn phẩm phục vụ du lịch hiện có như Cẩm nang du lịch – Bình Dương rạng rỡ bình minh; Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Bình Dương; Bản đồ du lịch Bình Dương cần nghiên cứu triển khai, xây dựng thêm nhiều ấn phẩm khác với hình thức và nội dung phong phú hơn.

3.3.6. Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch

Để bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch cần phải nghiêm túc thực hiện “du lịch xanh”, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và p hát huy các giá trị nhân văn và bảo vệ môi trường.

Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch gồm:

  • Ban hành các văn bản pháp lý quy định chặt chẽ về việc bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch.
  • Thường xuyên kiểm tra, rà soát vấn đề bảo vệ và tôn tạo môi trường tại các điểm du lịch, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch, kịp thời có biện pháp xử lý hoặc cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.
  • Sử dụng thỏa đáng một phần kinh phí đầu tư tại các điểm du lịch vào việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như khu vực chứa và xử lý rác thải, nhà vệ sinh…
  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch về trách nhiệm trong thực hiện bảo vệ và tôn tạo môi trường du lịch.

3.3.7. Giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Trong tình trạng phát triển chậm và chưa tương xứng của du lịch nhân văn ở tỉnh hiện nay, giải pháp hợp tác trong nước và quốc tế đóng vai trò như chất xúc tác để đẩy nhanh hiệu quả khai thác, vực dậy tiềm năng to lớn vốn có.

Cụ thể giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế gồm:

Hợp tác với các tỉnh, thành ở khu vực Đông Nam Bộ trong phát triển hạ tầng, vật chất – kĩ thuật du lịch, đào tạo nhân lực, tổ chức tuyến điểm du lịch… qua đó vừa tận dụng được lợi thế lẫn nhau vừa tạo điều kiện học tập kinh nghiệm để phát triển những tiềm năng hiện có.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức, đơn vị nghiên cứu và phát triển về du lịch để xây dựng các đề án, chiến lược du lịch khoa học mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Hiện tại, Sở VHTT&DL Bình Dương đang hợp tác  với trường Đại học Kinh tế TP. HCMxây dựng đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bình Dương đến năm 2015” nhằm cụ thể hóa Quy hoạch Phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tận dụng mối quan hệ hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp vào xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư du lịch.

3.3.8. Giải pháp xây dựng các sản phẩm đặc thù

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bình Dương khá phong phú có thể khai thác nhiều loại hình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển lâu dài, tạo điểm nhấn riêng, cần phải xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù. Các sản phẩm này được xây dựng dựa trên cơ sở về giá trị văn hóa – lịch sử, khả năng khai thác, nhu cầu và xu hướng hiện tại… Cụ thể với nguồn tài nguyên nhân văn hiện có, trong thời gian tới, Bình Dương cần xây dựng sản phẩm đặc thù như du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng), du lịch về nguồn, du lịch MICE, du lịch thư giãn cuối tuần.

Những giải pháp xây dựng sản phẩm đặc thù gồm:

  • Vận dụng các chính sách, kết hợp tổ chức, quản lý nhà nước đến doanh nghiệp để hình thành rõ nét các sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng thị trường, lợi thế tài nguyên du lịch, đồng thời phát huy được theo giai đoạn.
  • Các sản phẩm du lịch đặc thù cần được đầu tư phát triển thành các sản phẩm có thương hiệu được các địa phương trên cả nước và bạn bè quốc tế biết đến.
  • Xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ tốt nhất cho các sản phẩm đặc thù từ đó tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.
  • Tăng cường liên kết giữa công ty du lịch lữ hành, ban quản lý điểm du lịch và cộng đồng địa phương để tạo sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, từ đó kéo dài thời gian lưu trú và tăng sức tiêu thụ của du khách. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

3.3.9. Giải pháp về nguồn nhân lực

Hiện nay nguồn nhân lực cho du lịch của tỉnh còn thiếu và yếu, nhất là nguồn nhân lực cho du lịch nhân văn vốn đòi hỏi nhiều kiến thức lịch sử, xã hội và kĩ năng giao tiếp. Trước thực trạng này, việc xây dựng giải pháp về nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát triển tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.

Các giải pháp cụ thể để cải thiện nguồn nhân lực là:

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kì. Cụ thể, cần bao nhiêu nhân lực du lịch để đạt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách (trong đó có 43 ngàn lượt khách quốc tế) vào năm 2015 và số lượt khách tương ứng vào năm 2025, 2030.
  • Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu xã hội.
  • Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hội nhập; tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, quan tâm đến đào tạo kỹ năng nghiệp vụ du lịch.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

1. Kết luận

Bình Dương là tỉnh có tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, tuy nhiên trong giai đoạn 2012 – 2023, việc khai thác tài nguyên này phục vụ du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Những khó khăn, bất cập trong đầu tư, quy hoạch, quản lý, khai thác… chưa vực dậy được tiềm năng du lịch nhân văn to lớn vốn có của tỉnh. Ngành du lịch chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Việc quan tâm, xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch của các cơ quan chức năng tỉnh thông qua các quy hoạch, đề án, chương trình trong thời gian gần đây là hướng đi hoàn toàn đúng, khẳng định tầm nhìn sâu rộng theo hướng phát triển bền vững. Đây là một trong những thuận lợi để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về chính sách, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật, nhân lực; là đòn bẩy để bảo tồn và phát triển tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch.

Cụ thể là định hướng Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và đề án Phát triển các sản phẩm đặc thù của Bình Dương đến năm 2015 đã mở ra một hướng đi đầy hứa hẹn cho du lịch nhân văn của Bình Dương. Thông qua việc quy hoạch, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nhân văn để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương, ngành du lịch sẽ được xây dựng để trở thành ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch một cách hợp lý sẽ góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, qua đó bảo đảm phát triển bền vững cả về du lịch lẫn môi trường sinh thái. Đồng thời, đây còn là công cụ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương.

2. Kiến nghị Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Về phía cộng đồng và địa phương ở các điểm du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn là những tài nguyên do sự sáng tạo của bàn tay, khối óc con người tạo ra. Những giá trị du lịch nhân văn hiện có là kết tinh sự hình thành và phát triển văn hóa của đất và người Bình Dương từ bao thế hệ. Do vậy, để bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch rất cần có sự tham gia đóng góp của cộng đồng và địa phương ở các điểm du lịch.

Sự tham gia đóng góp thể hiện ở các khía cạnh sau:

  • Có ý thức trong việc giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của các tài nguyên nhân văn trên địa bàn cư trú, nhất là các di sản văn hóa – lịch sử cấp quốc gia.
  • Sẵn sàng hợp tác với chính quyền địa phương, Sở VHTT&DL Bình Dương và các ban ngành có liên quan trong công tác quy hoạch nhằm bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các tài nguyên du lịch nhân văn.
  • Chấp hành tốt các quy định, yêu cầu của Sở VHTT&DL Bình Dương trong việc khai thác du lịch (niêm yết giá phòng lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận chuyển… ) để đảm bảo chất lượng du lịch, tránh tình trạng cò mồi, chặt chém khách du lịch, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Bình Dương.
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương xóa bỏ tình trạng hành nghề ăn xin, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình… tại các điểm khai thác du lịch nhất là các chùa trong dịp lễ, tết.
  • Kêu gọi khách du lịch tham gia bảo tồn và phát triển các tài nguyên du lịch nhân văn thông qua hoạt động phục vụ du lịch, cụ thể như không viết, vẽ lên di tích, gây hư hỏng vật chất trong di tích; ngồi, nằm, sờ lên hiện vật; xả rác bừa bãi…

Về phía khách du lịch

  • Tôn trọng các quy định về bảo tồn (bảo vệ hiện vật, bảo vệ môi trường…) tại điểm tham quan du lịch, nhất là tại các di tích lịch sử – văn hóa có hàng trăm năm tuổi.
  • Phối hợp tốt với cộng đồng địa phương và các cấp quản lý trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra an toàn, lành mạnh, không làm ảnh hưởng xấu đến các giá trị văn hóa tại địa phương.
  • Tuyên truyền với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… về các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần tiếp nhận được qua hoạt động du lịch, qua đó góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch nhân văn.

Về phía Ban quản lý các điểm du lịch nhân văn

Ban quản lý các điểm du lịch nhân văn có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp theo dõi những hoạt động có tác động tích cực và tiêu cực của du khách, người dân địa phương trong việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa tại điểm du lịch. Để góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch, Ban quản lý các điểm du lịch nhân văn cần:

  • Nắm vững các văn bản, quy định của pháp luật về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của tài nguyên du lịch nhân văn. Trên cơ sở đó, thực hiện đúng nhiệm vụ, vai trò, chức năng nhằm đảm bảo cho hoạt động du lịch mang lại hiệu quả cao và tác động tiêu cực ở mức thấp nhất đối với tài nguyên du lịch nhân văn.
  • Phối hợp tốt với cộng đồng địa phương và các cấp quản lý trong quá trình bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các giá trị vật chất và tinh thần của tài nguyên du lịch nhân văn.
  • Kêu gọi cộng đồng địa phương và khách du lịch tuân thủ đúng các yêu cầu về bảo tồn và phát huy các giá trị nhân văn tại điểm du lịch.

Về phía Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương

  • Chỉ đạo thường xuyên và nhất quán về văn bản pháp lý, chương trình hoạt động cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn luôn đi kèm với việc bảo tồn.
  • Tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh thông qua các văn bản, quy định có giá trị pháp lý cao. Đảm bảo tối đa lợi ích cho khách du lịch, làm giảm dần và dẫn đến xóa bỏ tình trạng chặt chém, chèn ép khách du lịch.
  • Phối hợp với các ban ngành khác để xúc tiến vấn đề nguồn vốn đầu tư, quảng bá du lịch, đào tạo nhân lực… nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch.

Về phía Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

Phê duyệt, ban hành các quyết định có tính chiến lược đối với sự phát triển ngành du lịch của tỉnh, dựa trên cơ sở tiếp thu, vận dụng các chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của nhà nước về các vấn đề kinh tế – xã hội, cùng các đề xuất của Sở VHTT&DL Bình Dương. Luận văn: Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương.

Không ngừng nghiên cứu đổi mới cơ chế chính sách trong hoạt động kinh doanh du lịch, tạo điều kiện tốt nhất để mời gọi các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, phát triển du lịch.

Tăng cường công tác quản lý về hành chính và chuyên môn đối với các ban ngành có liên quan đến ngành du lịch, qua đó nắm bắt tình hình hoạt động và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của ngành du lịch.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch ở Bình Dương

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993