Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2035 dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu

3.1.1 Định hướng phát triển

Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại, tránh du nhập văn hoá đồi trụy…

Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2  Mục tiêu phát triển Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Phát triển du lịch dựa trên các loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – lịch sử và du lịch vui chơi giải trí. Phấn đấu tăng thu nhập từ du lịch bình quân 20%/năm. Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển du lịch tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, nhất là khách quốc tế.

Xây dựng các tuyến điểm du lịch đặc thù của tỉnh. Tập trung các nguồn lực để xây dựng khu du lịch chuyên đề Quốc gia làm điểm nhấn để phát triển toàn diện du lịch trên địa bàn tỉnh bao gồm các xã ven sông huyện Châu Thành, các khu, điểm du lịch Mỹ Thạnh An (Tp.Bến Tre), Hưng Phong (Giồng Trôm), thực hiện dự án phát triển du lịch huyện Chợ Lách, huyện Ba Tri…

Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch với quy mô khá và hướng đến hiện đại, đầu tư khai thác dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ kinh doanh du lịch. Tăng cường quảng bá du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch . Từ đó, xây dựng thương hiệu “Du lịch Bến Tre”.

  • Chỉ tiêu cụ thể:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2035

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2030 2035
1 Khách du lịch Lượt 780.000 1.160.000
– Khách du lịch Quốc tế Lượt 330.000 500.000
– Khách du lịch nội địa Lượt 450.000 660.000
2 Tổng thu nhập Tỷ đồng 646,9 1.823,5

(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch)

Phát triển du lịch sẽ góp phần tăng nguồn thu cho công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch dựa vào thiên nhiên. Phát triển du lịch cũng góp phần cải thiện bộ mặt đô thị, đồng thời góp phần cải thiện công tác vệ sinh môi trường tại các điểm nông thôn có diễn ra hoạt động du lịch.

3.2 Các chiến lược phát triển du lịch Bến Tre đến 2035 Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

3.2.1 Hình thành các chiến lược thông qua phân tích ma trận SWOT

Từ phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Bến Tre đã đề cập ở chương 2, chúng ta có thể nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Bến Tre và tiến hành xây dựng ma trận SWOT nhằm đề ra những chiến lược mà ngành du lịch Bến Tre có thể lựa chọn thực hiện như sau.

              Cơ hội (O)

– Tiềm năng thị trường lớn (O1).

– Kinh tế Việt Nam phát triển, thu nhập của dân không ngừng tăng (O2).

– Việt Nam là điểm du lịch rất an tòan (O3).

– Hợp tác du lịch quốc tế ngày càng mở rộng (O4)

– Nằm trong dự án tiểu vùng sông Mêko6ng, tuyến du lịch xuyên Á (O5)

Nguy cơ (T)

– Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt (T1).

– Sự bất ổn về an ninh chính trị tại một số quốc gia, khu vực (T2).

– Tài nguyên và môi trường du lịch có nguy cơ suy giảm (T3)

Điểm mạnh (S). Các chiến lược  (S.O) Các chiến lược  (S.T)
– Đặc thù địa lý tạo thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn (S1).

– Có tài nguyên mang đậm nét văn hoá, di tích lịch sử hiếm có (S2).

– Hệ thống cơ sở hạ tầng đã đầu tư  nâng cấp, phát triển (S3).

– Kinh tế Bến Tre phát triển tương đối ổn định, mức sống của người dân từng bước được cải thiện, Con người Bến Tre thân thiện , mến khách (S4).

– Vốn đầu tư xã hội cho phát triển du lịch tăng (S5).

 S1,S2,S3,S4,S5 + O2,O3,O4,O5 → Chiến lược  đầu tư phát triển du  lịch.

 

 

 

 

S1,S2,S4,S5 + O1,O2 → Chiến lược phát triển thị trường nội địa.

 

 S1,S2,S3,S4,S5 + T1,T2 → Chiến lược tạo sản phẩm du lịch độc đáo.

 

 

 

 

 

S1,S2,S3,S5 + T1,T3 Chiến lược hội nhập về phía sau.

Điểm yếu (W)

– Thương hiệu du lịch Bến Tre ít được biết đến (W1).

–  Trình độ đội ngũ CB, lao động trong ngành còn bất cập (W2).

– Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch yếu kém, thiếu đồng bộ (W3).

– Sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng (W4).

– Thị phần bé nhỏ (W5)

– Công tác quảng bá xúc tiến du lịch yếu. (W6)

Các chiến lược  (W.O)

 

W1,W5,W6 +O1,O2,O3,O4,O5 → Chiến lược phát triển thị trường .

 

 

 

W2,W3,W4,W6 + O2,O3,O5 → Chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Các chiến lược (W.T)

 

W2,W3, W4 + T1,T2, T3 → Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

 

W1,W5,W6 + T1 → Chiến lược thâm nhập thị trường.

Kết quả phân tích ma trận SWOT có 4 nhóm với 8 chiến lược được đề xuất thực hiện đó là:

3.2.1.1  Nhóm các chiến lược SO: Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Chiến lược đầu tư phát triển du lịch: Bến Tre có những lợi thế đặc thù về địa lý để phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, có tài nguyên du lịch mang đậm nét văn hoá di tích lịch sử hiếm có và cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp phát triển, là tiền đề quan trọng phát triển du lịch, để cho du lịch Bến Tre phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao thì việc tập trung đầu tư phát triển du lịch phải đồng bộ, có trọng điểm, tạo “cú hích” cho ngành du lịch Bến Tre phát triển, tạo ra một “Thương hiệu của du lịch Bến Tre”, không đầu tư dàn trải, manh mún. Tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở  vật chất kỹ thuật chuyên ngành, cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch… nhằm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch Bến Tre phát triển tương xứng với vai trò là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Nếu không đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thi việc phát triển du lịch không phát triển được.

Chiến lược phát triển thị trường nội địa: Tập trung triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu, sản phẩm và bán hàng để gia tăng thị phần thông qua thế mạnh của du lịch Bến Tre, đảy mạnh khai thác các loại hình du lịch sinh thái tham quan thắng cảnh sông nước, miệt vườn làng quê, du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, du lịch văn hoá lễ hội…nhằm đón đầu xu hướng tiêu dùng của khách đang gia tăng. Hiện nay nhu cầu du lịch nội đia tăng rất nhanh, đặc biệt ở các đô thị lớn trong vùng như Tp.HCM, Cần Thơ, Tiền Giang…thường có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ này.

3.2.1.2  Nhóm các chiến lược ST: 

Chiến lược tạo sản phẩm du lịch độc đáo: Tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ độc đáo, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đi đầu trong việc xây dựng và tạo ra các sản phẩm mới, mang sắc thái riêng có Bến Tre, biểu tượng cây dừa một đặc sản địa phương, xây dựng các mô hình từ dừa, tạo hình ảnh “xứ dừa” Bến Tre ba đảo dừa xanh, quê hương Đồng Khởi, các bản sắc văn hoá của cộng đồng dân cư gắn với lễ hội, làng nghề, ẩm thực…

Chiến lược hội nhập phía sau: Liên doanh và đầu tư vào việc xây dựng các điểm tham quan du lịch, khu dịch vụ vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiên vận chuyển du lịch… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và tạo thế chủ động trong hoạt động du lịch, tăng lợi thế cạnh tranh.

3.2.1.3  Nhóm các chiến lược WO:  Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Chiến lược phát triển thị trường: Bến Tre không có tiềm năng lớn về du lịch thương mại – công vụ như một số Thành phố lớn, do đó đối với thị trường khách này chỉ cần đầu tư ở mức thấp. Trái lại Bến Tre có nhiều điều kiện để khai thác thị trường khách nội địa, vì thế việc đầu tư vào khai thác thị trường khách nội địa được chú trọng hơn, đặc biệt là các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn làng quê, du lịch văn hoá lễ hội…Đối với thị trường khách quốc tế quan tâm đầu tư vào các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn làng quê, sông nước…nối tour với các tỉnh vùng ĐBSCL.

Chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm: Sản phẩm du lịch Bến Tre tương đối đa dạng phong phú, các sản phẩm được gắn với các hoạt động du lịch tham quan nghĩ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn làng quê, du lịch văn hoá lễ hội…tập trung nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, luôn nghiên cứu làm mới sản phẩm, xây dựng mô hình liên kết đề phát triển du lịch nhằm cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

3.2.1.4  Nhóm các chiến lược WT: 

Chiến lược thâm nhập thị trường: Khắc phục tình trạng thương hiệu ít được nhiều người biết đến, thị phần nhỏ bé, du lịch Bến Tre cần tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu mạnh để gia tăng thị phần .

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường phát triển bền vững: Khắc phục tình trạng thiếu nhân sự chuyên ngành dài hạn, cần thực hiện các chính sách hấp dẫn để thu hút nhân sự, đặc biệt đối với các vị trí quản lý, nhân sự chuyên môn chất lượng cao. Tăng cường đầu tư cho công tác tuyển dụng, chú trọng công tác huấn luyện, đào tạo nhân sự nhằm giải quyết ttnh trạng bất cập hiện nay.

3.2.2 Lựa chọn các chiến lược thông qua ma trận QSPM

3.2.2.1 Ma trận QSPM – Nhóm S.O

Các yếu tố quan trọng Các chiến lược  có thể thay thế
Phân

loại

Đầu tư phát triển du lịch Phát triển thị trường nội địa
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1. Đặc thù địa lý tạo thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn 4 4 16 3 12
2. Trình độ CB và lao động trong ngành còn nhiều bất cập 2 2 4 2 4
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư nâng cấp, phát triển 3 4 12 2 6
4. Sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng 2 3 6 2 4
5. Kinh tế Bến Tre phát triển tương đối ổn định, mức sống của người dân từng bước được cải thiện 3 3 9 3 9
6. Thị phần nhò bé 2 2 4 2 4
7. Uy tín thương hiệu chưa được nhiều người biết đến 2 2 4 2 4
8.  Vốn đầu tư xã hội cho phát triển du lịch tăng 3 3 9 2 6
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển đúng tầm 2 3 6 2 4
10. Con người Bến Tre thân thiện và mến khách 3 4 12 3 9
11. Tài nguyên du lịch Bến Tre tương đối đa dạng phong phú, đặc biệt tài nguyên mang đậm nét văn hoá, di tích lịch sử hiếm có 4 4 16 4 16
12. Hoạt động marketing, xúc tiến du lịch còn hạn chế. 2 2 4 2 4
Các yếu tố bên ngoài
1. Nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển 2 4 8 4 8
2. Tiềm năng thị trường 3 4 12 3 9
3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trên thị trường 2 3 6 2 4
4. Tình hình an ninh chính trị Việt Nam ổn định 4 4 16 4 16
5. Sự bất ổn về chính trị, mất an ninh tại một số quốc gia, khu vực 3 3 9 3 9
6. Nhu cầu du lịch khách nội địa tăng cao 4 2 8 3 12
7. Hợp tác du lịch quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng 2 2 4 2 4
8. Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục 2 1 2 2 4
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Việt Nam còn kém 2 2 4 1 2
10. Nằm trong khu vực dự án tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và tuyến du lịch xuyên Á 3 2 6 3 9
Tổng số điểm hấp dẫn     177   159

(Nguồn: Tham khảo ý kiến các chuyên gia) Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Đầu tư phát triển du lịch ”được chọn vì có tổng số điển hấp dẫn cao hơn (177 điểm)

3.2.2.2 Ma trận QSPM – Nhóm S.T

Các yếu tố quan trọng Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại Tạo sản phẩm du lịch độc đáo Hội nhập về phía sau
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1. Đặc thù địa lý tạo thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn 4 4 16 3 12
2. Trình độ CB, lao động trong ngành còn nhiều bất cập 2 2 4 2 4
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư nâng cấp, phát triển 3 3 9 3 9
4. Sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng 2 2 4 2 4
5. Kinh tế Bến Tre phát triển tương đối ổn định, mức sống của người dân từng bước được cải thiện 3 2 6 2 6
6. Thị phần nhò bé 2 2 4 2 4
7. Uy tín thương hiệu chưa được nhiều người biết đến 2 2 4 2 4
8.  Vốn đầu tư xã hội cho phát triển du lịch tăng 3 3 9 2 6
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển đúng tầm 2 2 4 2 4
10. Con người Bến Tre thân thiện và mến khách 3 4 12 3 9
11. Tiềm năng du lịch Bến Tre tương đối đa dạng phong phú, đặc biệt tài nguyên mang đậm nét văn hoá, di tích lịch sử hiếm có 4 3 12 3 12
12. Hoạt động marketing, xúc tiến du lịch còn hạn chế. 2 2 4 2 4
Các yếu tố bên ngoài
1. Nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển 2 4 8 4 8
2. Tiềm năng thị trường 3 3 9 3 9
3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trên thị trường 2 3 6 2 4
4. Tình hình an ninh chính trị Việt Nam ổn định 4 4 16 4 16
5. Sự bất ổn về chính trị, mất an ninh tại một số quốc gia, khu vực 3 2 6 2 6
6. -Nhu cầu du lịch khách nội địa tăng cao 4 2 8 2 8
7. Hợp tác du lịch quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng 2 2 4 2 4
8. Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục 2 2 4 2 4
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Việt Nam còn kém 2 2 4 2 4
10. Nằm trong khu vực dự án tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và tuyến du lịch xuyên Á 3 3 9 3 9
Tổng số điểm hấp dẫn     162   150

(Nguồn: Tham khảo ý kiến  các chuyên gia Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Tạo sản phẩm du lịch độc đáo ”được chọn vì có tổng số điển hấp dẫn cao hơn (162 điểm)

3.2.2.3 Ma trận QSPM –  Nhóm W.O

Các yếu tố quan trọng Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại Phát triển thị trường Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1. Đặc thù địa lý tạo thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn 4 3 12 4 16
2. Trình độ CBCNV và lao động trong ngành còn nhiều bất cập 2 2 4 2 4
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư nâng cấp, phát triển 3 3 9 3 9
4. -Sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng 2 3 6 3 6
5. Kinh tế Bến Tre phát triển tương đối ổn định, mức sống của người dân từng bước được cải thiện 3 2 6 3 9
6. Thị phần lnhò bé 2 2 4 2 4
7. Uy tín thương hiệu chưa được nhiều người biết đến 2 2 4 2 4
8. Vốn đầu tư xã hội cho phát triển du lịch tăng 3 3 9 2 6
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển đúng tầm 2 2 4 2 4
10. Con người Bến Tre thân thiện và mến khách 3 2 6 3 9
11. Tiềm năng du lịch Bến Tre tương đối đa dạng phong phú, đặc biệt tài nguyên mang đậm nét văn hoá, di tích lịch sử hiếm có 4 4 16 4 16
12. Hoạt động marketing, xúc tiến du lịch còn hạn chế. 2 2 4 2 4
Các yếu tố bên ngoài
1. Nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển 2 4 8 4 8
2. Tiềm năng thị trường 3 3 9 3 9
3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trên thị trường 2 3 6 2 4
4. Tình hình an ninh chính trị Việt Nam ổn định 4 4 16 4 16
5. Sự bất ổn về chính trị,  an ninh tại một số quốc gia, khu vực 3 2 6 2 6
6. Nhu cầu du lịch khách nội địa tăng cao 4 2 8 2 8
7. Hợp tác du lịch quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng 2 2 4 2 4
8. Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục 2 2 4 2 4
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Việt Nam còn kém 2 2 4 2 4
10. Nằm trong khu vực dự án tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và tuyến du lịch xuyên Á 3 3 9 3 9
Tổng số điểm hấp dẫn     158   163

(Nguồn: Tham khảo ý kiến các chuyên gia) Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ”được chọn vì có tổng số điển hấp dẫn cao hơn (163 điểm)

3.2.2.4 Ma trận QSPM –  Nhóm W.T


Các yếu tố quan trọng

Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại Phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường phát triển bền vững Thâm nhập thị trường
AS TAS AS TAS
                Các yếu tố bên trong
1. Đặc thù địa lý tạo thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn 4 3 12 2 8
2. Trình độ CB và lao động trong ngành còn nhiều bất cập 2 2 4 2 4
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư nâng cấp, phát triển 3 4 12 2 6
4. Sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng 2 2 4 2 4
5. Kinh tế Bến Tre phát triển tương đối ổn định, mức sống của người dân từng bước được cải thiện 3 2 6 3 9
6. Thị phần nhò bé 2 2 4 2 4
7. Uy tín thương hiệu chưa được nhiều người biết đến 2 3 6 3 6
8. Vốn đầu tư xã hội cho phát triển du lịch tăng 3 3 9 2 6
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển đúng tầm 2 3 6 3 6
10. Con người Bến Tre thân thiện và mến khách 3 3 9 3 9
11. Tiềm năng du lịch Bến Tre tương đối đa dạng phong phú, đặc biệt tài nguyên mang đậm nét văn hoá, di tích lịch sử hiếm có 4 4 16 3 12
12. Hoạt động marketing, xúc tiến du lịch còn hạn chế. 2 2 4 3 6
Các yếu tố bên ngoài
1. Nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển 2 3 6 3 6
2. Tiềm năng thị trường 3 3 9 3 9
3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trên thị trường 2 3 6 3 6
4. Tình hình an ninh chính trị Việt Nam ổn định 4 4 16 4 16
5. Sự bất ổn về chính trị, mất an ninh tại một số quốc gia, khu vực 3 3 9 3 9
6. Nhu cầu du lịch khách nội địa tăng cao 4 2 8 1 4
7. Hợp tác du lịch quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng 2 2 4 2 4
8. Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục 2 2 4 3 6
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Việt Nam còn kém 2 2 4 2 4
10. Nằm trong khu vực dự án tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và tuyến du lịch xuyên Á 3 3 9 3 9
Tổng số điểm hấp dẫn     167   153

(Nguồn: Tham khảo ý kiến  các chuyên gia) Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường phát triển bền vững ” được chọn vì có tổng số điển hấp dẫn cao hơn (167 điểm)

 Kết luận: Trên cơ sở phân tích các ma trận QSPM và so sánh tổng số điểm hấp dẫn của các cặp chiến lược, chúng ta lựa chọn được hệ thống các chiến lược như:

  • Chiến lược “Đầu tư phát triển du lịch”
  • Chiến lược “Tạo sản phẩm du lịch độc đáo ”
  • Chiến lược “Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch”
  • Chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường phát triển bền vững”

3.2.3 Nội dung cụ thể nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển du lịch Bến Tre đến 2035 Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

3.2.3.1 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược”Đầu tư phát triển du lịch

Để thực hiện nhóm giải pháp này cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Một là, có chính sách và giải pháp tích cực kích thích tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh, bao gồm:

  • Huy động vốn từ các khoản tích luỹ và vốn thông qua cổ phần hoá của các doanh nghiệp trong tỉnh, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh, vốn trong dân, dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất và đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, vốn vay ngân hàng.
  • Huy động vốn từ ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các tài nguyên du lịch, xúc tiến và đầu tư, tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt chú trọng gắn phát triển giao thông nông thôn với phát triển hạ tầng phục vụ khai thác du lịch. Xây dựng cơ chế ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, phát triển các dịch vụ hỗ trợ để liên doanh, liên kết kinh tế và thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Hai là thực hiện chính sách xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế cùng tham gia vào hoạt động du lịch. Xã hội hoá về đầu tư thu hút vốn, về tôn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch (cảnh quan, môi trường, di tích văn hoá lịch sử cách mạng, làng nghề truyền thống, các lễ hội văn hoá dân gian bản địa), khuyến khích thành lập các câu lạc bộ gắn với các chính sách này để tạo ra sản phẩm độc đáo thu hút khách. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước, mở rộng các hình thức thu hút đầu tư trong và ngoài nước như BOT, BT… Để đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động du lịch, có thể nghiên cứu áp dụng giải pháp hỗ trợ lãi suất vay 3 năm đối với một số hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh. Trước mắt tập trung nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cho du lịch tại các điểm du lịch trọng điểm một cách đồng bộ nhằm tạo động lực thu hút khách và kích thích các ngành kinh tế khác, các cơ sở du lịch nhỏ phát triển. Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Ba là đầu tư và xây dựng những công trình phục vụ khách du lịch như nơi lưu trú, sân khấu biểu diễn văn hoá – văn nghệ nhà hàng, nơi vui chơi giải trí…trong các vườn dừa và công trình nổi trên sông để tận dụng khoảng không gian sông nước mênh mong của vùng nhằm tạo cho du khách một cảm giác mới mẽ và có một không hai. Đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hoá. Đầu tư, tôn tạo, bảo vệ và phục hồi các giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

Bốn là đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm, bao gồm đường giao thông đến khu du lịch, đường giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải và môi trường…. cần được ưu tiên thực hiện trước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Có thể khai thác nguồn vốn này từ ngân sách Nhà nước. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ và có chất lượng cao, bao gồm khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp, khu hội nghị hội thảo quốc tế, các phương tiện vận chuyển du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch bổ trợ khác. Trong đó đặc biệt ưu tiên xây dựng một số khách sạn cao cấp (từ 2 – 4 sao) có đủ điều kiện tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế..

Đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh một cách đồng bộ để xây dựng “Hình ảnh Du lịch Bến Tre” trên thị trường du lịch cả nước, khu vực và quốc tế. Ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có đủ năng lực về vốn để đầu tư xây dựng trọn gói các khu du lịch, đặc biệt là cồn Phụng, cồn Quy, cồn Ốc, Trung tâm vui chơi giải trí ở  Tp. Bến Tre…

Năm là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ các vấn đề bức xúc của ngành. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch, ứng dụng marketing điện tử vào các hoạt động marketing trực tiếp, quảng cáo trực tuyến dịch vụ khách hàng thông qua công cụ trên Web và Internet … thực hiện điều tra ý kiến khách hàng tự động bằng các câu hỏi trên Web, đăng ký trên các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử, tổ chức các diễn đàn để tìm hiểu ý kiến khách hàng. Mở rộng hợp tác và giao lưu với những tổ chức khoa học trong và ngoài nước. Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh. Đặc biệt chú trọng vấn đề đặt chỗ, thanh toán qua mạng.

Sáu là tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về du lịch đến các cấp, các ngành và mọi người dân tham gia vào hoạt động du lịch, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn bản sắc văn hoá truyền thống. Xã hội hoá du lịch, cùng nhau thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, vì lợi ích chung và của cộng đồng dân cư. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du lịch Bến Tre trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Bến Tre. Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

 Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch Bến Tre, về tiềm năng du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực Châu Thành, Thành phố Bến Tre, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Bến Tre tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Phối hợp hoặc liên kết với các địa phương trong khu vực để xây dựng hình ảnh cũng như thương hiệu chung cho các tuyến du lịch của ĐBSCL nói chung và cho riêng tỉnh Bến Tre

Bảy là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Đa số các đơn vị kinh doanh du lịch có quy mô nhỏ nên cần sự phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước du lịch địa phương tác động tích cực đến hoạt động du lịch. Chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí cho ngành, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư tạo ra sản phẩm mới cũng như làm mới sản phẩm đã có, xây dựng thương hiệu, gắn kết với làng nghề để phát triển du lịch làng nghề, miển giảm thuế có thời hạn cho doanh nghiệp tạo được sản phẩm mới độc đáo của tỉnh và có chính sách bảo hộ sản phẩm tránh sao chép dẫn đến trùng lắp. Có chủ trương miễn hoặc giảm thuế trong giai đoạn đầu cho các doanh nghiệp đầu tư tạo sản phẩm du lịch mới, các điểm du lịch vườn có sản phẩm du lịch mới, các loại tàu mới có chất lượng cao…Hỗ trợ một phần kinh phí cho việc nghiên cứu mô hình, học tập rút kinh nghiệm các mô hình sản phẩm cho các doanh nghiệp và cư dân các địa phương có tiềm năng và muốn tham gia đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng và công tác xã hội theo định hướng của Nhà nước. Hình thành phòng phát triển sản phẩm, phòng phát triển thị trường giúp cho các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch phát triển

Tăng cường công tác thanh – kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch. Giải quyết triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách gây mất trật tự, mất văn minh, gây khó chịu đối với khách ở các khu, điểm du lịch. Cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại các khách sạn, các nhà nghỉ với các thủ tục nhanh gọn, văn minh nhưng hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho khách và an ninh trật tự xã hội. Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

3.2.3.2 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược «Tạo  sản phẩm du lịch độc đáo » 

Thực hiện nhóm giải pháp này, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề theo năm gắn với địa danh đã nổi tiếng trên thế giới là “Mêkông”, “Delta Mêkông”, gắn với chiến dịch quảng bá có hiệu quả. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng địa phương trong tỉnh, mỗi làng một sản phẩm, địa phương đi trước, tạo sản phẩm mới trước. Địa phương đi sau không nên bắt chước sản phẩm của đơn vị đã đi trước mà nên tìm và tạo ra sự khác biệt. Địa phương đã đi trước thường xuyên tạo ra sự khác biệt mới cho mình thì mới luôn thu hút được khách cũ và khách mới.

Lập các nhà bảo tàng dừa để khách du lịch tham quan nghiên cứu các chủng loại dừa, các sản phẩm từ dừa,… Tổ chức hội chợ, hội thi về dừa và các trò chơi dân gian như trồng dừa, leo cây dừa, hái dừa, chặt trái dừa, nạo dừa, làm các sản phẩm từ dừa.

Đi tiên phong trong việc phát triển du lịch nông thôn, những làng có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và dịch vụ đa dạng mới có thể thu hút các kiểu du khách , việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương mà phải có các làng nghỉ ngơi, nhà ở nông thôn, khách sạn, nơi cắm trại…khung cảnh khác nhau làm tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn. Mạng lưới du lịch là nhà cổ truyền có ngăn phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu của nông dân được sửa chữa lại để đón khách du lịch. Căn nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Mạng lưới này mở lớp huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểm tra và sắp xếp các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Mạng lưới này phát hành sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng. Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách  đến ở nhà nông dân, cùng sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hoá và đi thăm các thắng cảnh trong vùng, có các loại hình sau đây: Nhà khách tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền. Nhà đón tiếp trẻ em, đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn tìm hiểu cuộc sống ở nông thôn vài ngày. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách.

Trại hè là một khu đất gần một di tích văn hoá, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng. Trạm dừng chân là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch nghỉ chân, ăn uống. Nhà nghỉ đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi săn, xe đạp, dạo chơi…ở các di tích lịch sử, văn hoá hay có phong cảnh đẹp. Ngoài ra còn có các hình thức du lịch đặc biệt: Hiệu ăn nông thôn tổ chức ở một trang trại hay nhà vườn, nấu các món ăn đặc sản từ các sản phẩm sản xuất tại chỗ. Tổ chức quán ăn dân dã gồm thực đơn là các món ăn đặc trưng Nam bộ … Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Nhà bảo tàng nông dân, là nhà nông dân giữ lại các cảnh sản xuất như một hộ nông dân cổ truyền của vùng với cây trồng, vật nuôi truyền thống. Trong nhà lưu giữ những nông cụ và vật dụng cổ truyền như một bảo tàng. Nhà bảo tàng phong tục nông thôn giới thiệu cách sống, phong tục cổ truyền nông thôn với quần áo, vật dụng gia đình truyền thống dưới hình thức các viện bảo tàng sống, có thể sản xuất các vật phẩm kỷ niệm bán cho khách du lịch. Các làng nghề tổ chức lưu giữ hoạt động thủ công cổ truyền và sản xuất các mặt hàng truyền thống mang tính kỷ niệm. Ở vùng có lễ hội nông thôn, tổ chức đón khách trong dịp lễ hội, gắn liền hoạt động lễ hội với hoạt động du lịch.

  • Các cách thức tạo ra sản phẩm đặc trưng

Cách thứ nhất tạo ra một sản phẩm tốt hơn, mới hơn, nhanh hơn và rẻ hơn, có nghĩa là sản phẩm phải hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, phát triển một giải pháp mà trước đây chưa từng có, giảm bớt thời gian thực hiện, việc sử dụng hay mua một sản phẩm dịch vụ cuối cùng và có thể mua được một sản phẩm tương tự với số tiền ít hơn.  + Cách thứ hai, các doanh nghiệp du lịch có lợi thế lớn trong cạnh tranh nhờ việc thuê và huấn luyện con người tốt hơn các đối thủ cạnh tranh mình và tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh, ngay cả khi hàng hoá cạnh tranh trông hoàn toàn giống nhau, nhưng người mua vẫn có thể có phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của doanh nghiệp.

3.2.3.3 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược”Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch”

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường các sản phẩm du lịch mang tính bổ sung như: Du lịch mua sắm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao dưới nước, du lịch về nguồn, du lịch văn hoá lễ hội truyền thống… đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch với chất lượng tốt nhất, nhanh nhất.

Lập một số trung tâm bán hàng đặc sản Bến Tre tại địa phương và trên trục lộ giao thông của một số tỉnh khác đến Tp.HCM và Cần Thơ để vừa kinh doanh và vừa quảng bá cho ngành du lịch Bến Tre. Tạo các sản phẩm du lịch đặc thù mà ở các địa phương khác trong vùng không có, đó là đặc sản địa phương – biểu tượng cây dừa, bản sắc văn hoá của cộng đồng dân cư gắn với các lễ hội, ,… các di tích lịch sử văn hoá truyền thống cách mạng: Di tích lịch sử cách mạng Đồng Khởi, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển…luôn thay đổi sản phẩm bằng các chương trình hỗ trợ nông dân cải tạo vườn dừa, bưởi da xanh, hoa kiểng, …đầu tư bảo vệ tôn tạo phát triển các nguồn tài nguyên du lịch, cải thiện môi trường du lịch. Đầu tư để hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

Phát triển sản phẩm du lịch liên tỉnh, mà trung tâm là Bến Tre, tận dụng tiềm lực du lịch của các địa phương lân cận và khu vực để làm phong phú sản phẩm du lịch của mình. Thường xuyên tổ chức các sự kiện lễ hội, triển lãm, hội chợ, hoạt động thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn …ở địa phương, tại Tp.HCM. Tạo các sản phẩm du lịch chuyên đề. Phát triển sản phẩm du lịch liên hoàn giữa các doanh nghiệp lân cận trong tỉnh trên tinh thần tự nguyện, hợp tác và bổ sung cho nhau, không cạnh tranh tiêu cực giảm giá, bắt chước sản phẩm đơn vị khác nhằm tạo sự đa dạng sản phẩm thu hút khách.

3.2.3.4 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường phát triển bền vững”

  • Phát triển nguồn nhân lực Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Tổ chức nâng cao kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp…cho cán bộ quản lý kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Bằng cách liên hệ với các trường, viện nghiên cứu phát triển du lịch mở lớp đào tạo, đào tạo lại, tập huấn về nghiệp vụ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

Chính quyền địa phương hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công tác thiết kế sản phẩm, chương trình du lịch và khai thác thị trường để nắm bắt thị trường, nhu cầu của du khách tạo điều kiện có khả năng khai thác và phục vụ tốt  nhu cầu du khách cũng như đủ sức cạnh tranh trong khu vực. Tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị kinh doanh du lịch có điều kiện tiếp cận thực tế hoạt động du lịch tại các địa phương trong nước kể cả ở nước ngoài nhằm nâng cao kiến thức, năng lực hoạt động đáp ứng theo sự phát triển của ngành trong thời kỳ hội nhập.

Đầu tư quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, lãnh đạo doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược, có khả năng tiếp thu và sáng tạo, có bản lĩnh nhất là với các đối tác nước ngoài. Từ nay đến năm 2035 đội ngũ này cần có trình độ đại học, thông thạo ngoại ngữ và sau này phải đi đến trình độ trên đại học. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và phải chuẩn hoá theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP của chính phủ, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch quốc tế.

  • Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Bất kỳ ngành kinh tế, phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi mà tài nguyên – môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Bến Tre hiện nay mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau: Quy hoạch tổng thể về việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững. Thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật của Nhà nước. Xử lý thích đáng những hành động phá hoại nghiêm trọng tài nguyên – môi trường. Quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng là biểu hiện tích cực của việc thực hiện giải pháp này.

Tổ chức các khoá đào tạo cán bộ quản lý môi trường để đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững trong phát triển du lịch Bến Tre, cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế – xã hội, về luật môi trường cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức công đồng về bảo vệ môi trường là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao dân trí trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức khoẻ cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường sẽ là sự đảm bảo lớn đối với sự phát triển bền vững. Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn – nơi môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tài nguyên du lịch. Xã hội hoá việc bảo vệ môi trường là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch, đặc biệt tại các trung tâm đô thị, các cồn, cù lao trên sông…các cảnh quan đẹp, các di tích văn hoá lịch sử nổi tiếng …Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường khu vực, là một điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc phát triển du lịch bền vững có hiệu quả cao.

3.3 Kiến nghị 

  • Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch của Bến Tre vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.
  • Kiến nghị Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) xác định vị trí quan trọng của Bến Tre trong chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ Bến Tre về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.
  • Kiến nghị Bộ Giao thông-Vận tải đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục quan trọng cầu Cổ Chiên, hỗ trợ việc nâng cấp mở rộng Quốc lộ 57, 60 để tăng cường khả năng kết nối với Vĩnh Long, Trà Vinh, nhằm tăng cường khả năng phối hợp, tiến tới phát triển thịnh vượng chung của vùng duyên hải ĐBSCL.
  • Kiến nghị đối với Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tăng cường công tác kiểm tra các chính sách của ngành du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý nhà nước.

Tóm tắt chương 3  Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Trên cơ sở mục tiêu, định hướng đã đề ra trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2035 của ngành du lịch Bến Tre và t phân tích ma trận SWOT đã đề xuất một số chiến lược phát triển. Tuy nhiên để lựa chọn chiến lược cần thực hiện, tác giả sử dụng công cụ ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM đã cho ra hệ thống các chiến lược đó là:

  • Chiến lược đầu tư phát triển du lịch
  • Chiến lược tạo sản phẩm du lịch độc đáo Bến Tre
  • Chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
  • Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững

Từ việc xác định các chiến lược cần phải  thực hiện, tác giả cũng đưa ra các nội dung chi tiết thực hiện trong từng giải pháp. Để nâng cao tính khả thi trong quá trình thực hiện thì hệ thống các chiến lược này phải được phối hợp một cách đồng bộ, được kiểm tra giám sát chặt chẽ, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của ngành du lịch Bến Tre.

KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Với xu thế hội nhập toàn cầu sâu rộng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, các ngành kinh tế nước ta đang đứng trước những vân hội kinh doanh lớn lao, nhưng cũng có nhiều nguy cơ thách thức tác động đến. Sự xuất hiện và ra đời ngày càng nhiều loại hình doanh nghiệp, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh sự thành công và phát triển vượt bậc của nhiều doanh nghiệp thì cũng có không ít những thương hiệu doanh nghiệp không đứng vững và tồn tại được trên thương trường. Một số đang rất gian nan vất vả tìm một chỗ đứng của mình trên thị trường.

Đối với ngành du lịch nước ta, sự phát triển ngày càng nhiều tổ chức hoạt động du lịch đã đưa ngành du lịch bước vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt. Với mong muốn ngành du lịch Bến Tre phát triển vươn lên vị thế cao trong khu vưc ĐBSCL và trên trường quốc tế, là một vấn đề băn khoăn của ngành du lịch Bến Tre.

Du lịch Bến Tre là một thương hiệu còn quá mới, ít được nhiều người biết đến đối với thị trường du lịch, thị phần nhỏ bé nhưng với tầm nhìn xa, hoài bão lớn, mục tiêu định hướng phát triển cao. Để đạt được các vấn đề trên, Du lịch Bến Tre cần phải thực hiện các chiến lược phát triển phù hợp mới mong đạt được mục tiêu đề ra.

Qua đó, ngành du lịch sẽ có được những giải pháp phát triển bền vững. Các nhóm giải pháp phải được ngành du lịch tiến hành song song và đồng bộ, nhằm tạo giải pháp tổng thể gắn kết với nhau và mang tính khoa học. Trong quá trình thực hiện, cần phải đánh giá kết quả một cách khách quan trung thực trong từng thời điểm cụ thể để có những điều chỉnh kịp thời, tạo bước phát triển mạnh và bền vững cho du lịch Bến Tre. Luận văn: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre.

Với nổ lực và cố gắng rất lớn để thực hiện luận văn này nhưng do kiến thức và kinh nghiệm có hạn cùng với góc nhìn chủ quan, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô, các chuyên gia ngành du lịch, các nhà quản trị doanh nghiệp để luận văn có giá trị thực tiễn hơn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993