Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Chi Nhánh Lâm Đồng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng
Agribank nói chung và chi nhánh Lâm Đồng nói riêng thực hiện định hướng phát triển hoạt động TDCN theo “Định hướng Chiến lược phát triển của Agribank giai đoạn 2021 – 2025 với tầm nhìn tới 2028” thông qua tại Hội đồng quản trị Agribank trong phiên họp ngày 24 tháng 1 năm 2021.
Agribank cần tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là “Ngân hàng của mọi nhà”, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu.
Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, Agribank quyết tâm và nổ lực phấn đấu trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam năm 2023.
Danh mục sản phẩm của Agribank rất đa dạng và tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ngân hàng thường xuyên và liên tục nghiên cứu áp dụng sản phẩm mới và các sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các khách hàng đa dạng hơn, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tiện ích nhất với mức độ an toàn, bảo mật cao trên nền tảng công nghệ tiên tiến.
Đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tích cực huy động vốn tại chỗ nhằm chủ động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hợp lý để làm cơ sở cho việc tăng trưởng tín dụng một cách vững chắc.
Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin, về nguồn nhân lực, về vận hành và kiểm soát, quản lý rủi ro là những lĩnh vực quan trọng mà ngân hàng có kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2021-2025.
Ưu tiên đầu tư các chương trình SXKD, dự án góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cấu nền kinh tế một cách toàn diện, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Xây dựng mô hình chuẩn về cơ sở hạ tầng công nghệ cho toàn hệ thống. Đầu tư máy móc thiết bị mới, nâng cấp các thiết bị, máy móc và công nghệ thông tin, phát triển hệ thống quản lý rủi ro v.v… tại NH để có thể nâng cao chất lượng phục vụ KH.
Tiếp tục giữ tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Làm tốt công tác thẩm định, kiểm tra giám sát thu hồi khoản vay. Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Không ngừng nâng cao chất lượng TDCN, nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng ngân hàng Agribank.
3.1.2. Quan điểm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng
Gia tăng tỷ trọng đóng góp của mảng khách hàng cá nhân trong tổng tài sản, lợi nhuận, số dư huy động và cho vay theo định hướng ngân hàng thương mại chú trọng bán lẻ.
- Xây dựng Agribank trở thành siêu thị tài chính với đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng cá nhân.
- Đẩy mạnh việc kinh doanh Thẻ, triển khai thấu chi Thẻ và Thẻ tín dụng quốc tế.
- Chú trọng phát triển dịch vụ kiều hối như là 1 dịch vụ trọng điểm của Khách hàng cá nhân .
- Gia tăng tỷ trọng đóng góp của mảng khách hàng cá nhân trong tổng tài sản, lợi nhuận, số dư huy động và cho vay theo định hướng ngân hàng thương mại chú trọng bán lẻ.
- Xây dựng Agribank trở thành siêu thị tài chính với đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng cá nhân.
- Đẩy mạnh việc kinh doanh Thẻ, triển khai thấu chi Thẻ và Thẻ tín dụng quốc tế.
- Chú trọng phát triển dịch vụ kiều hối như là 1 dịch vụ trọng điểm của Khách hàng cá nhân .
3.2. Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng
3.2.1 Giải pháp phát triển kênh phân phối
Một trong những biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đó là việc phát triển kênh phân phối, mà trọng tâm là việc mở rộng mạng lưới. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đang và sẽ tiếp tục là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Hệ thống mạng lưới rộng và cơ sở hạ tầng ổn định sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định.
Để thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ song hành với bán buôn, Agribank – CN Lâm Đồng đang nỗ lực mở rộng mạng lưới với tốc độ nhanh và có trọng điểm.
- Định hướng phát triển kênh phân phối:
Việc phát triển mạng lưới phải đi đôi với việc thống nhất chỉ đạo từ hội sở đến chi nhánh và phòng giao dịch để tinh thần bán lẻ được thông suốt, tránh việc triển khai tín dụng cá nhân gây tốn kém về khâu tổ chức, tuyển dụng, đào tạo nhưng khi cử CBTD làm việc tại PGD thì việc phát triển dư nợ là hết sức khó khăn như giai đoạn vừa qua.
Ngoài mở rộng các PGD cố định có thể phát triển thêm các điểm giao dịch lưu động để tiếp cận bà con nông dân ở vùng sâu vùng xa. Mang dịch vụ đến tận nơi.
3.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
- Phân tích nhu cầu đa dạng của khách hàng
Việc có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp sẽ tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, qua đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ bằng cách kéo họ ra xa khỏi lĩnh vực này. Do đó việc xác định khách hàng và nhu cầu của khách hàng từ đó tìm ra những thị trường chưa khai phá là điều quan trọng đảm bảo tính dẫn đường cho ngân hàng. Ví dụ phân khúc khách hàng tiềm năng của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là các hộ nông dân, gia đình làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi vì vậy các gói vay ưu đãi cho nông nghiệp nông thôn cần được tư vấn sâu rộng và mạnh mẽ đến bà con thông qua các hội nông dân, hội phụ nữ, các cấp chính quyền địa phương. Các cán bộ tín dụng cần đi sâu sát thực tế đến từng khu vực tiềm năng phát triển để trao đổi về cách thức vay vốn,lãi suất, thấu hiểu khó khăn của bà con nông dân và cùng họ tìm cách tháo dỡ vướng mắc. Từ đó tạo dựng lòng tin và phát triển quan hệ tín dụng.
- Tạo lập các sản phẩm tín dụng mới.
Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Agribank – CN Lâm Đồng nói riêng hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các sản phẩm dịch vụ mà các nước đã thực hiện thành công để xây dựng thành danh mục sản phẩm dịch vụ cho riêng mình. Việc tham khảo các sản phẩm dịch vụ của các nước phát triển không thể sao chép một cách máy móc mà phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng và điều kiện thực hiện của chính ngân hàng. Ví dụ như vay vốn thông qua hình thức thẩm định oline qua ứng dụng của Agribank trên điện thoại, khách hàng không cần đến tận trụ sở của ngân hàng mà vẫn có thể đang ký vay vốn.
- Hoàn thiện sản phẩm hiện có
Đối với các sản phẩm đã được triển khai, dựa vào kết quả phân tích nhu cầu khách hàng để biết được những vướng mắc mà sản phẩm hiện tại chưa thể đáp ứng được cho khách hàng, từ đó hoàn thiện các điểm yếu này như:
Cho vay qua tổ vay vốn. Khách hàng là bà con dân tộc thiểu số hay các hộ gia đình ở xa khu dân cư khó khăn trong việc đi lại, cán bộ tín dụng có thể tiếp cận bằng việc cho vay theo từng tổ vay vốn, thu nợ hay giải ngân thông qua tổ trưởng. Một tổ vay vốn gồm từ 20 đến 25 khách hàng, 1 tổ trưởng và 5 tổ viên có trách nhiệm sâu sát thực trạng vay vốn của khách hàng. Hình thức này phù hợp với khu vực địa lý của tỉnh Lâm Đồng cũng như hoạt động nuôi trồng ở đây.
Sản phẩm cho vay tín chấp mở rộng cho các đối tượng khách hàng có vị trí công tác và mức thu nhập cao nhưng không trả lương qua Agribank – CN Lâm Đồng. Sản phẩm cho vay mua ô tô cần mở rộng đối tượng và mục đích mua cụ thể là : xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải…
- Về bảo lãnh cá nhân Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Tích cực quảng bá sản phẩm bảo lãnh cá nhân trong giao dịch nhà đất bằng quảng cáo hoặc tiếp thị tại những nơi có liên quan như sàn giao dịch bất động sản, các văn phòng công chứng…
Bản thân CBTD cần chủ động giới thiệu bán chéo sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất trong quá trình tư vấn hồ sơ vay cho khách hàng, đặc biệt là đối với các nhu cầu vay vốn mua nhà đất.
- Về phát hành – thanh toán thẻ tín dụng
Sản phẩm thẻ tín dụng mặc dù không phải là thế mạnh của Agribank – CN Lâm Đồng tuy nhiên cần phát triển thị phần để nâng cao hiệu quả việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân. Agribank – CN Lâm Đồng nên thực hiện:
- Mở rộng đối tượng được phát phát hành thẻ tín dụng tín chấp.
Để tăng số lượng chủ thẻ ngân hàng cần nới rộng các diều kiện để phát hành thẻ cho khách hàng. Trước đây vì lí do an toàn, Agribank – CN Lâm Đồng chủ yếu phát hành thẻ tín dụng cho các càn bộ nhà nước hoặc các cán bộ quản lý cấp cao của các doanh nghiệp lớn, có uy tín và quan mật thiết với ngân hàng. Nếu không phải dối tượng này, hầu hết Agribank – CN Lâm Đồng đều yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền tương đương với hạn mức thẻ tín dụng mà khách hàng đề nghị. Đây chính là một hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả hoạt động của dịch vụ thẻ Agribank – CN Lâm Đồng.
Trong những năm gần đây, đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong nước và nước ngoài, Agribank – CN Lâm Đồng đã phần nào nới lỏng những điều kiện phát hành thẻ tín dụng. Ví dụ như những khách hàng chi trả lương qua tài khoản của Agribank – CN Lâm Đồng sẽ được phát hành thẻ tín dụng tín chấp thay vì phải kí quỹ như trước kia. Tuy nhiên, những chính sách nới lỏng đó cần được thực hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa. Cụ thể, Agribank – CN Lâm Đồng phải truyền tải được những thông tin của sản phẩm thẻ tín dụng Agribank – CN Lâm Đồng đến khách hàng thông qua chương trình quảng cáo, tuyên truyền qua các đơn vị trả lương.
- Đa dạng hóa các sản phẩm thẻ cho các phân khúc thị trường khác nhau
Các sản phẩm thẻ tín dụng tại Việt Nam nói chung còn khá đơn điệu. Đây chính là đặc điểm của một thị trường thẻ mới phát triển. Trong giai đoạn này, các hoạt động kinh doanh thẻ chủ yếu phát triển về bề rộng. Các ngân hàng cố gắng tìm kiếm khách hàng và phát hành được càng nhiều thẻ càng tốt.
Với xu thế chung là như vậy thì Agribank – CN Lâm Đồng cần chủ động đi trước trong việc đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Ví dụ phân khúc khách hàng là giới trẻ thì thẻ tín dụng là một hình thức rộng rãi và tiện lợi khi thanh toán và đây là một phân khúc khách hàng tiềm năng để phát triển một phân đoạn nhỏ của tín dụng cá nhân. Và để việc đưa sản phẩm đến gần với phân khúc khách hàng này hơn thì việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông như mạng xã hội là vô cùng cần thiết và khá dễ dàng, mặt khác nó còn giúp chi nhánh tiết kiệm chi phí tối đa.
3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
- Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Qua phần đánh giá chất lượng TDCN ở NH giai đoạn 2022-2024, ta thấy công tác thu hồi nợ của NH đang triển khai tốt, DSTN cao, tỷ lệ NQH rất thấp, điều này cần phát huy hơn nữa. CBTD có trách nhiệm đôn đốc thu nợ và lãi vay đúng kỳ hạn. Ngân hàng nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ giúp cho KH có thời gian để chuẩn bị nguồn trả nợ và trả nợ đúng thời hạn. Quan tâm sâu sát tình hình hoạt động kinh doanh, đưa các thông tin chính sách miễn giảm lãi do Covid 19 đến với KH để họ có động lực tiếp tục sản suất kinh doanh cũng như nâng cao sự tin tưởng của KH với NH khi xảy ra khó khăn.
- Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn.
Ta thấy tỷ lệ nợ xấu Khách hàng cá nhân tại Agribank – CN Lâm Đồng rất thấp, tuy nhiên để nâng cao chất lượng TDCN hơn nữa thì NH cần tăng cường công tác xử lý NQH, thực hiện việc phân loại nợ, chủ động phân loại nợ theo tính chất khả năng thu hồi của khoản nợ.
Đối với các KH có NQH, NH cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhằm đề ra biện pháp kịp thời, hiệu quả. Nếu do những nguyên nhân bất khả kháng, NH có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KH, tiếp tục cho vay để KH có thể vượt qua khó khăn, khôi phục SXKD. Đối với các khoản NQH mà NH xét thấy bên vay vẫn còn khả năng duy trì SXKD và có ý thức trả nợ thì NH có thể giải quyết theo hướng: tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ giúp đỡ KH tháo gỡ mọi khó khăn trong SXKD để KH có nguồn trả nợ và không bị nhảy nhóm nợ.
Đối với những khoản NQH mà do KH thiếu thiện chí trong việc trả nợ, mặc dù được các bộ phận quản lý thu hồi nợ nhắc nhở, chi nhánh phải xử lý ngay theo chế độ TD.
Đối với các khoản NQH chắc chắn không có khả năng thu hồi thì không còn cách nào khác thì ngân hàng mới xiết nợ và xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, đảm bảo hoạt động NH.
3.2.4 Giải pháp hạ tầng công nghệ
Ngày nay các kênh truyền thống (trực tiếp đến ngân hàng, phòng (điểm) giao dịch…) đã chững lại mà phát triển mạnh mẽ các kênh công nghệ. Vì thế, Ngân hàng cần đầu tư cho máy móc trang thiết bị phải hiện đại nhưng cũng phải thích ứng với nguồn vốn và trình độ của nhân lực sử dụng. Kênh công nghệ như qua mạng nội bộ (LAN), qua mạng Internet, telecom, hay qua máy thanh toán tại các điểm bán hàng ở các siêu thị, trung tâm mua bán lớn, ATM.
Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời kết hợp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, hỗ trợ hoạt động xét duyệt tín dụng.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống kỹ thuật toàn hàng bằng cách tham khảo mô hình các ngân hàng trong nước và nước ngoài, một số ngân hàng có hệ thống thông tin tổng hợp về các mặt kinh tế xã hội thường xuyên cập nhật là một nguồn thông tin thiết yếu cung cấp cho nhân viên.
Thông tin giữa các phòng ban liên quan cũng cần được đảm bảo bảo mật và thông suốt để tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ kinh doanh và bộ phận chính sách sản phẩm.
Phải có hệ thống thông tin về nhân viên các phòng ban để đảm bảo sự liên lạc kết nối chủ động. Tránh trường hợp trong cùng một ngân hàng mà nhân viên không thể liên lạc được với nhau, gây cản trở công việc. Thông tin nên ngắn gọn, bao gồm tên nhân viên, đơn vị công tác, số điện thoại bàn – số máy lẻ, số điện thoại di động, email…
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basell chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng.
- Xây dựng phần mềm quản lý, kiểm soát tín dụng
Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới đều đã áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động cho vay thông qua các phần mềm quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, biện pháp định lượng để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng là thông qua các bảng tính điểm tín dụng bằng phương pháp thủ công. Ngân hàng cần bắt tay đầu tư vào công nghệ thông tin để có thể tiếp cận được các mô hình quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng hiện đại thông qua các phần mềm, qua đó góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho định hướng đầu tư vào quản lý rủi ro tín dụng bằng công nghệ thông tin, ngân hàng cũng cần phải xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu khách hàng ngay từ bây giờ để có thể có được một cơ sở dữ liệu thực tế cần thiết hỗ trợ cho việc phân tích các mô hình quản lý rủi ro khi có điều kiện; đồng thời hỗ trợ cho việc nhận định xu hướng rủi ro, phân tích định tính các đối tượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Cơ sở dữ liệu cho khách hàng cá nhân là các thông tin về tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập, tình hình thanh toán nợ vay…
3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Công tác nhân sự là yếu tố then chốt để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng. Ngân hàng cần có chính sách nhân sự phù hợp, thu hút và phát triển được các cán bộ có năng lực, có tâm huyết, yêu nghề.
Trước hết, về đào tạo nghiệp vụ, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên: ngân hàng nên mở các khóa học về nghiệp vụ tín dụng nói chung cũng như các nghiệp vụ khác như thanh toán quốc tế, bảo lãnh…Ngoài ra, nhân viên cần liên tục được cập nhật các chính sách của Agribank – CN Lâm Đồng và của Nhà nước về tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng quy trình cũng như tuân thủ đúng pháp luật khi thực hiện cho vay. Với mảng tín dụng, ngân hàng có thể sắp xếp, phân công cán bộ phụ trách cho vay cá nhân theo từng mảng đối tượng khách hàng nằm tạo ra sự hài hòa và chuyên trách hơn trong hoạt động.
Ngoài ra, nhân viên của Agribank – CN Lâm Đồng cần được nâng cao kỹ năng, khả năng giao tiếp với khách hàng. Cần có đội ngũ nhân viên với tác phong văn minh, lịch sự, hòa nhã và thân thiện với khách hàng, tạo nên hình ảnh tốt trong lòng khách hàng. Với thái độ tận tình chu đáo, hết mình vì khách hàng, chắc chắn sẽ duy trì được mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng.
3.2.6 Giải pháp tăng cường hoạt động marketing
Đối với hoạt động quảng cáo, Ngân hàng có thể chuẩn bị đầy đủ tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và các dịch vụ TDCN mà Ngân hàng đang và có kế hoạch cung cấp cho khách hàng; Tổ chức đào tạo để cán bộ tín dụng không những hiểu rõ về Ngân hàng mà hiểu rõ ưu thế, điểm mạnh của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ 4.0 thì tuyên truyền các sản phẩm tín dụng cùng lãi suất cạnh tranh qua mạng xã hội như facebook là hoàn toàn đúng đắn và hiệu quả.
Đối với hoạt động quan hệ công chúng, phòng khách hàng đồng phối hợp các phòng ban khác khuyến khích giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về dịch vụ TDCN của ngân hàng; Có thể tiến hành tổ chức các hội nghị khách hàng; Phối hợp với các tổ chức sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản công nhân viên để phát triển TDCN; Điều chỉnh thời gian giao dịch cho phù hợp với thời gian của khách hàng nhất là các cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Ngân hàng có thể tiến hành hành tổ chức các sự kiện nhỏ về sản phẩm trong địa bàn mình. Đẩy mạnh kênh quảng cáo qua email vì việc sử dụng email để marketing sẽ tiết kiệm cho ngân hàng nhiều chi phí. Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Hiện nay, hình thức trang web của Agribank – CN Lâm Đồng nói riêng và của các ngân hàng trong nước nói chung khá là đơn điệu, không bắt mắt, kém thu hút khách hàng so với các ngân hàng nước ngoài…Vì thế cần chú trọng đến thiết kế trang web để trang web trở thành “ nhân viên bán hàng” với hình thức bề ngoài lôi cuốn nhằm thu hút khách hàng. Đội ngũ làm công tác marketing phải được tuyển chọn và đào tạo chuyên nghiệp có đủ kỹ năng trong lĩnh vực marketing.
Thương hiệu Agribank – CN Lâm Đồng đã được khẳng định và được nhiều khách hàng tin tưởng tuy nhiên nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại cho rằng Agribank – CN Lâm Đồng chỉ phục vụ những đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn hoặc khách hàng VIP. Để khắc phục vấn đề này, có nhiều cách thức quảng cáo tiếp thị. Trong đó Agribank – CN Lâm Đồng cần tận dụng phương thức quảng cáo mới hiện nay là quảng cáo trên màn hình LCD ở nơi công cộng giúp hướng tới phần đông đại chúng như tại các sảnh chờ thang máy, sân bay, nhà ga, siêu thị… Người xem tiếp nhận một cách thụ động trong khoảng “thời gian chết” khi chờ đợi.
Tận dụng được kênh quảng cáo này có thể quảng bá một cách sâu rộng hình ảnh một ngân hàng năng động sẵn sàng phục vụ đối tượng khách hàng nhỏ lẻ như cá nhân, hộ gia đình. Từ đó xóa bỏ tâm lý e ngại của khách hàng khi giao dịch với Agribank – CN Lâm Đồng , giúp cho việc phát triển tín dụng cá nhân thuận lợi hơn.
3.2.7. Giải pháp mở rộng khách hàng Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
- Chuyển đổi cơ cấu khách hàng
Tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu chí như: Tiền gửi thanh toán, chất lượng tiền vay… Để áp dụng giá vốn huy động phù hợp, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng lớn. Khách hàng có lượng tiền gửi thanh toán cao nên tư vấn họ sử dụng kết hợp tài khoản gửi thanh toán và tài khoản gửi tiết tiệm, với số dư trên tài khoản tiết kiệm được tối đa hóa do chuyển từ tài khoản thanh toán sang. Gắn kết cho vay tiêu dùng với các khách hàng hiện hữu có tài khoản tại Agribank – CN Lâm Đồng và cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp đang giao dịch tại Agribank – CN Lâm Đồng. Vì nhóm khách hàng này có quan hệ với Agribank – CN Lâm Đồng từ lâu nên có thể đánh giá thói quen tiêu dùng thông qua lượng tiền thường rút ta khỏi tài khoản, số dư để lại trên tài khoản… Bên cạnh đó, những tài khoản nhận lương của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp khác mở tại Agribank – CN Lâm Đồng là nguồn thông tin chính xác khi cần xác định thu nhập trung bình của họ.
Do vậy, nên tăng quan hệ tín dụng với những khách hàng có tài khoản nhận lương tại NH. Agribank – CN Lâm Đồng nên tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân hướng đến các khách hàng Ưu tiên có lượng tiền gửi duy trì thường xuyên trên tài khoản lớn (mức duy trì từ 1 tỷ đồng trở lên), có giao dịch thường xuyên và cùng lúc sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ kết hợp. Hiện nay, nhóm khách hàng Ưu tiên chủ yếu sản dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán, nên xây dựng sản phẩm cho vay như thẻ tín dụng hạn mức lớn với nhóm khách hàng này để vừa tạo thêm quan hệ tín dụng với khách hàng, vừa tăng thu nhập cho ngân hàng.
- Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý từng nhóm khách hàng.
Công tác này nhằm hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhu cầu khác nhau. Với các nhóm khách hàng khác nhau, nên đưa ra các giải pháp huy động phù hợp. Như với các khách hàng lớn tuổi, số lượng tiền nhàn rỗi không nhiều, nhưng số lượng khách hàng lớn và lượng tiền duy trì ổn định, thời gian thực gửi kéo dài (từ 6 tháng – 1 năm). Việc tiếp xúc khách hàng theo hướng đến tận nơi khách hàng cư trú để nhận tiền gửi và định kỳ mang tiền để trả lãi sẽ tạo ra tâm lý an toàn, phục vụ tận tâm. Với các khách hàng trẻ tuổi, cần chú trọng nhiều hơn đến sản phẩm mang tính công nghệ, sử dụng dịch vụ tài chính gửi tiền, cho vay thông qua hệ thống Thẻ tín dụng, Internet Banking hoặc Mobile Banking vì họ thường xuyên làm việc trên Email và điện thoại nên sẽ rất tiện lợi, không phải mất thời gian đến ngân hàng. Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo đóng góp ý kiến giữa ngân hàng với khách hàng.
Xây dựng và phát huy hiệu quả bộ phận chăm sóc khách hàng cá nhân có giao dịch thường xuyên và lịch sử quan hệ tín dụng tốt bằng cách thường xuyên trao đổi thông tin, tặng quà khách hàng vào các dịp lễ, tết, sinh nhật để gợi mở thêm nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân. Đặt các hòm thư, phiếu góp ý kiến tại các điểm giao dịch để khách hàng có thể đề xuất yêu cầu của mình với ngân hàng. Về phía ngân hàng, nên thu thập và ghi nhận các phiếu góp ý hàng ngày, gửi ý kiến phản hồi của khách hàng tới các phòng ban, bộ phận liên quan. Khi cần thu thập ý kiến về một vấn đề, sản phẩm cụ thể ngân hàng nên in sẵn mẫu góp ý với các câu hỏi lựa chọn để khách hàng định hướng, tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó nên có 1 câu hỏi mở cuối cùng để thu thập đủ ý kiến khác của khách hàng.
Việc xây dựng chính sách khách hàng phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng đơn vị kinh doanh cụ thể trên địa bàn khu vực như sau: Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Trước khi tiến hành quảng cáo sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bằng tờ rơi cần khảo sát tính chất dân cư khu vực đó. Chọn lựa một sản phẩm chủ đạo để giới thiệu mạnh và tập trung, không giới thiệu tất cả sản phẩm ngân hàng mình có. Ví dụ như đối với khu chung cư nhiều người đã về hưu nên giới thiệu sản phẩm tiết kiệm với kỳ hạn 1 tháng là chính, có thể điều chỉnh lãi suất sản phẩm này để hấp dẫn hơn. Đối với khu dân cư nhiều cán bộ nhân viên phải sắp xếp thời gian đến tiếp xúc ngoài giờ hành chính.
Khu dân cư với thành phần chủ yếu là gia đình trẻ nên quảng cáo các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô.
Nên vận dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, chủ động như gửi thư ngỏ qua bưu điện, gửi email, tin nhắn SMS.
Bằng phương pháp này, ngân hàng có thể giới thiệu sản phẩm cho nhiều khách hàng lớn, với qui mô rộng hơn so với việc phát tờ rơi trực tiếp và chi phí thấp hơn. Sự mới lạ của phương pháp này còn tạo sự chú ý thu hút khách hàng tìm hiểu nội dung nhiều hơn so với phương pháp cũ. Trước khi viết thư ngỏ hoặc email, ngân hàng cần xác định sản phẩm chủ đạo của chiến dịch này, thu thập thông tin về địa chỉ hộ gia đình, người nhận càng cụ thể và chính xác sẽ càng hiệu quả. Sau khi có đầy đủ thông tin ngân hàng tiến hành chuẩn bị nội dung thư giới thiệu sản phẩm để nổi bật tính năng, thế mạnh của sản phẩm. Ngân hàng cần chủ động gọi điện thoại, gửi email, xin hẹn gặp khách hàng.
Khác với trước đây chỉ ngồi một chỗ đợi khách hàng đến với mình, với giải pháp này ngân hàng cần chủ động tìm và mời khách hàng đến vay tiền. Nếu khách hàng không có nhu cầu hoặc đã là khách hàng của ngân hàng thì cũng nên cố gắng mời họ giao dịch thêm với ngân hàng mình. Tóm lại, khi đã xác định được khách hàng cần hỗ trợ tín dụng, đó chính là lúc ngân hàng cần phải cho khách hàng thấy được các chính sách hỗ trợ tốt nhất của ngân hàng đối với các tổ chức cần vốn so với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng.
3.3. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Ngân hàng nông nghiệp cần thực hiện tốt hơn trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng: Công tác thanh tra ngân hàng rất có hiệu quả đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.Vừa phát hiện kịp thời xử lý những sai sót đồng thời thấy được như những điểm chưa hợp lý trong hệ thống của ngân hàng, từ đó cải thiện phương pháp hoạt động hợp lý hơn. Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng: Nhìn chung hệ thống về hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn khi tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Ngân hàng nông nghiệp cần không ngừng nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh luật chồng chéo để tạo điều kiện cho công tác phát triển tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn tại các chi nhánh được an toàn và hiệu quả hơn.
Ngân hàng nông nghiệp cần đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời cho hệ thống ngân hàng hoạt động: Thông tin ở đây gồm hai loại đó là thông tin về khách hàng và thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của ngân hàng nông nghiệp. Những thông tin về khách hàng sẽ được thu thập qua trung tâm tín dụng , bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng, các khách hàng khác. Đây là những căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để ngân hàng nông nghiệp sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng trong hoạt động tín dụng của mình. Bên cạnh những thông tin về khách hàng, ngân hàng còn phải nắm vững để cung cấp cho các chi nhánh những thông tin về phương hướng, nhiệm vụ. mục tiêu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng địa phương, từng khu vực trong từng thời kỳ để tư vấn về những ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối chung của Đảng, Nhà nước đồng thời góp phần phát huy hiệu quả đồng vốn cho vay, bảo đảm an toàn tín dụng cho hệ thống ngân hàng nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Qua việc đánh giá phát triển TDCN tại Ngân hàng Agribank – CN Lâm Đồng, ta thấy hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu của Ngân hàng đặc biệt là TDCN. Việc phát triển hoạt động TDCN có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh và vị thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Ngân hàng Agribank – CN Lâm Đồng. Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
Xu hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ đang là xu hướng mới của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Khi mà tình hình kinh tế không thuận lợi, khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang rất khó khăn thì các Ngân hàng thương mại có xu hướng chuyển hướng sang nhóm khách hàng cá nhân. Điều này đã khiến cho tình hình cạnh tranh trong nhóm sản phẩm cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng.
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bất ổn nhưng hoạt động TDCN trong thời gian qua đã được NH triển khai khá tốt và được KH đánh giá cao. Tuy trong giai đoạn này, dư nợ cá nhân còn biến động nhưng đây là điều không thể tránh khỏi, hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, cơ chế, chính sách, quy định của Ngân hàng nhà nước, tâm lý của KH. Ngân hàng Agribank – CN Lâm Đồng đã cố gắng khắc phục khó khăn, hạn chế, có nhiều sản phẩm, bó sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt để đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các Khách hàng cá nhân trên địa bàn, trụ vững vị thế NH bán lẻ của mình. Đồng thời NH cũng rất chú trọng công tác kiểm tra xét duyệt, thẩm định trước khi quyết định cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản vay, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn để hạn chế rủi ro và đảm bản an toàn cho NH. KH đánh giá cao hiệu quả phục vụ, phương tiện hữu hình, sự tin cậy, sự đảm bảo của NH và nhận thấy mức lãi suất, phí NH hợp lý. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt với các NH khác trên địa bàn, nhưng vẫn có được kết quả này là nhờ vào sự nổ lực rất lớn của toàn thể nhân viên ngân hàng và chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo.
Đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa phát triển hoạt động TDCN tại NH. Ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để đem lại hiệu quả lớn nhất. Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank […]