Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành phố tại ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Phương hướng quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị

3.1.1. Phương hướng chung

  • Hoàn thiện các thủ tục hành chính và pháp lý trong công tác đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nhiệm điều hành dự án (BQL dự án) thực hiện công tác đầu tư và nhất là thực hiện dự án Dải Trung tâm thành phố giai đoạn II.
  • Phát huy tinh thần sử dụng tiết kiệm ngân sách được giao. Lập kế hoạch hợp lý các khoản thu chi, quản lý sát sao việc rót vốn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.
  • Cải thiện tiến độ thực hiện các dự án mà trọng tâm hướng đến là rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư.
  • Giải ngân đúng tiến độ tạo điều kiện cho các nhà thầu hoạt động với công suất cao nhất, nhanh chóng hoàn thành dự án.
  • Trong mọi điều kiện, chất lượng của dự án luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu. Do các dự án có tầm quan trọng cao, vốn lớn, đầu tư để sử dụng lâu dài nên chất lượng của dự án phải được đảm bảo nhằm phục vụ đắc lực cho các công tác của thành phố. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong Ban quản lý, không ngừng cập nhật những quy định mới của Nhà nước cho cán bộ nhân viên để thực hiện đúng, tránh những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
  • Xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa các phòng Ban để quản lý một cách thống nhất.
  • Xây dựng quy trình quản lý khoa học hiện đại tận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Ngành Quản Trị Kinh Doanh

3.1.2. Phương hướng quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị cho dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang dải trung tâm thành phố

Trong giai đoạn 2 của dự án, Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công cần áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo chất lượng cao của công trình, tăng cường giám sát kỹ thuật thường xuyên, nhất là đối với thi công ốp lát hè, bó vỉa đảm bảo không long, vỡ sau khi đưa vào sử dụng, có biện pháp bảo vệ, chống mất mát cho hàng rào lan can…

Do đây là công trình công cộng, nơi tập trung đông nhân dân nhất là vào những ngày cuối tuần, những ngày lễ hội, nên cần khẩn trương tham mưu cho UBND thành phố hoàn thiện mô hình quản lý, phát huy đầy đủ vai trò của các cơ quan, đơn vị, chức năng chuyên môn để tiếp nhận, quản lý Dải Trung tâm sau khi hoàn thành nhằm bảo vệ và bảo dưỡng tốt công trình.

Tăng cường chú trọng việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhất là phải bổ sung ngay những giải pháp đảm bảo an toàn về điện của hệ thống, bố trí cảnh báo trơn trượt. Cần nghiên cứu, xem xét đưa thêm hình tượng “hoa phượng” vào hạng mục lát đá vỉa hè cho một số điểm thích hợp để tạo điểm nhấn đặc sắc, việc sơn hàng rào lan can nên lực chọn màu sắc phù hợp.

Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh, môi trường thường xuyên trên công trường, hàng ngày phải thu dọn ngay rác thải xây dựng, cành cây; trong quá trình tập kết nguyên vật liệu, trồng cây, đào và vận chuyển đất gia công vật liệu tại công trình… phải hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động trên Dải Trung tâm.

Làm tốt công tin truyền thông thường xuyên, kịp thời về dự án tới các cơ quan, đơn vị và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ cao cho việc triển khai dự án.

3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành phố tại Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dự án

Như đã trình bày ở trên, công tác lập kế hoạch của dự án là một khâu then chốt của dự án tuy nhiên công tác này chưa đi sát với thực tế, chi phí thực hiện trạng so với kế hoạch cấp vốn giải ngân.

Ban quản lý cần xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầy đủ với các hạng mục của dự án.

Nâng cao công tác thiết kế sát với thực tế mặt bằng và điều kiện hạ tầng xây dựng bằng cách khảo sát và thăm dò trước khi thiết kế các hạng mục công trình.

Không nên để các kế hoạch chỉ là những suy nghĩ chủ quan của các nhà tư vấn, Ban quản lý cần có một hội đồng thẩm định các kế hoạch, hiệu quả của các kế hoạch, ngay cả khi các kế hoạch đó được công ty thuê bên thứ ba làm, thì cũng cần sát sao các kế hoạch đó, sao cho các kế hoạch luôn phù hợp với yêu cầu của Ban quản lý, mang tính khách quan chứ không chủ quan duy ý chí.

Cần có những định hướng và biện pháp thực hiện khi các dự án là dự án nhà nước. Công tác lập kế hoạch Ban quản lý phải làm theo một chuẩn mực với những thông số đã quyết định. Ban quản lý cần linh hoạt hơn trong các dự án của nhà nước. Giảm thiểu những tác động của các yếu tố thị trường tới các kế hoạch của dự án. Bằng cách thực hiện nghiên cứu thị trường, dự đoán các thay đổi của thị trường trong thời gian sắp tới, những biến động ảnh hưởng tới dự án. Dự trù những thay đổi đó ngay cả trong các kế hoạch được lập. Để đảm bảo tính phù hợp hơn nữa của các kế hoạch khi thực hiện trong thực tế.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý dự án. Về thông tin nội bộ, cần phải có sự tập trung trong lưu trữ các thông tin của dự án, các số liệu thống kê phải nhanh chóng được tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí khác nhau, báo cáo nhanh để nhanh chóng ra các quyết định can thiệp khi có các vấn đề phát sinh.

Về thông tin từ bên ngoài: Cần phải đa dạng hóa thông tin. Không chỉ thu thập thông tin từ Tư vấn giám sát, nhà thầu mà còn thu thập các thông tin từ Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, Kho Bạc Nhà nước, tham khảo thông tin và kinh nghiệm quản lý từ Ban quản lý dự án của các Ban ngành khác. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Cần giảm thiểu tính thụ động của cán bộ thực hiện dự án đối với các kế hoạch được lập. Đối với các dự án nhà nước Ban quản lý dự án cần cho các cán bộ tiếp cận với các kế hoạch của dự án sớm hoặc có thể tham gia là một phần nhân sự lập kế hoạch, hiểu được những khâu, các bước, các yêu cầu của dự án, những mục tiêu của dự án, tham gia vào các bước lập kế hoạch giúp cán bộ quản lý hiểu về dự án hơn và thực hiện các bước quản lý tốt hơn.

Thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm tra tổng mức đầu tư hoặc điều chỉnh lại tổng mức đầu tư ở giai đoạn lập dự án đầu tư; thẩm tra thẩm định tổng dự toán của dự án hoặc điều chỉnh bổ sung dự toán ở giai đoạn lập thiết kế các hạng mục, thẩm định dự toán hạng mục công trình đảm bảo về tiến độ và chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định.Trong đó cụ thể những công trình sau:

Nâng cao nghiệp vụ định giá xây dựng (cử cán bộ đi học khoá học đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng).

Đẩy nhanh tiến độ công tác lập đề cương khảo sát, lập dự án đầu tư Xây Dựng Công Trình, công tác thẩm định kỹ thuật – dự toán, tổ chức lựa chọn nhà thầu các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý phạm vi dự án Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý thông tin dự án

Về thông tin nội bộ, cần phải có sự tập trung trong lưu trữ các thông tin của dự án, các số liệu thống kê phải nhanh chóng được tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí khác nhau, báo cáo nhanh để nhanh chóng ra các quyết định can thiệp khi có các vấn đề phát sinh.

Về thông tin từ bên ngoài: Cần phải đa dạng hóa thông tin. Không chỉ thu thập thông tin từ Tư vấn giám sát, nhà thầu mà còn thu thập các thông tin từ Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, Kho Bạc Nhà nước, tham khảo thông tin và kinh nghiệm quản lý từ Ban quản lý dự án của đơn vị khác.

Ban quản lý dự án có một bộ phận phòng ban thực hiện nghiên cứu và cập nhật các quy định của nhà nước đó là phòng ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ các phòng ban chuyên môn. Tuy nhiên, việc phát huy khả năng của phòng ban này chưa thực sự có hiệu quả đối với các dự án. Vì vậy Ban quản lý cần thực hiện kết nối, liên kết các công việc của ban quản lý dự án với phòng ứng dụng khách hàng cá nhân của Ban quản lý. Như thế các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn của nhà nước liên quan tới dự án được ban quản lý dự án cập nhật kịp thời, ban pháp chế sẽ làm nhiệm vụ giải thích các quy định phù hợp với dự án đang thực hiện, cập nhật các quy định mới của nhà nước liên quan tới dự án một cách kịp thời. Và thực hiện nghiên cứu dự án sao cho phù hợp với các quy định của nhà nước

Phòng ứng dụng khách hàng cá nhân của Ban quản lý dự án nên hoạt động một cách có hiệu quả hơn, không chỉ dừng lại ở việc cập nhật các thông tin liên quan tới dự án mà cần phân tích các điều kiện của dự án liên quan tới các quy định của nhà nước, những thay đổi trong dự án khi các quy định của nhà nước thay đổi, Ban quản lý cần có những phân tích các tác động tới dự án, những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào tới dự án.

Phòng ứng dụng khách hàng cá nhân hỗ trợ các phòng ban chuyên môn cần nhiều nguồn lực có chuyên môn và kinh nghiệm hơn nữa để cập nhật các thông tin về các quy phạm dự án, phân tích các tác động tới dự án và phối hợp với ban quản lý dự án và các phòng ban chức năng khác điều chỉnh các thay đổi của dự án phù hợp với quy định của nhà nước.

Đồng thời cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng bảo vệ các công trình dự án của mình khi xảy ra tranh chấp với các nhà thầu hay khiếu nại của người dân đối với công trình của dự án. Vì vậy, nhân sự của phòng hỗ trợ phải theo sát các công trình, hang mục của dự án, hiểu rõ về dự án. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

3.2.3. Hoàn thiện công tác quan lý đấu thầu.

Đối với công tác đấu thầu để mang lại hiệu quả tốt cho các dự án, cần có một cơ chế đấu thầu, các quy trình đấu thầu rõ ràng, quy chuẩn cho các dự án. Ban quản lý dự án nên lập các kế hoạch cho công tác đấu thầu chọn nhà thầu thực hiện thi công các hạng mục công trình trong dự án.

Ban quản lý dự án đã có phòng ban chuyên thực hiện các công tác đấu thầu cho các dự án. Tuy nhiên, năng lực các cán bộ nhân viên thực hiện công tác đấu thầu còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Vì vậy ngoài việc nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch đấu thầu, nghiên cứu hồ sơ mời thầu, chấm điểm lựa chọn nhà thầu, các công tác liên quan đến hoạt động đấu thầu phải được thực hiện đầy đủ và theo trình tự. Ban quản lý cần cử các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu đi học tập các lớp chuyên sâu về công tác đấu thầu.

Cần cập nhật đầy đủ và kịp thời các quy định của nhà nước liên quan tới đấu thầu xây dựng dự án. Để hoàn thiện công tác đấu thầu và quy trình đấu thầu. Các hướng dẫn mở thầu, lựa chọn nhà thầu, thông báo nhà thầu trúng tuyển. Đặc biệt đối với dự án nhà nước thì công tác đấu thầu càng phải chặt chẽ hơn bởi được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với dự án. Vì vậy các thông tư nghị định của chính phủ, Bộ xây dựng hay Bộ kế hoạch đầu tư về đấu thầu cần được cán bộ của Ban quản lý dự án nghiên cứu và áp dụng.

Xây dựng chuẩn mực trong công tác chấm điểm và đánh giá nhà thầu tham gia dự thầu. Khi chấm thầu các tiêu chí chấm thầu phải được công khai cho các nhà thầu, công bố nhà thầu trúng thầu. Công tác chấm thầu phải công bằng cho tất cả các nhà thầu, thực hiện một cách kĩ lưỡng, tạo điều kiện tìm ra được những nhà thầu phù hợp hơn với dự án. Quản lý đấu thầu của dự án là phải thực hiện liên tục và dưới sự giám sát của Ban giám đốc của Ban quản lý dự án. Khi tìm được các nhà thầu phù hợp công ty cần kí kết hợp đồng với các điều khoản ràng buộc. Yêu cầu nhà thầu lập biện pháp thi công, tiến độ thi công tổng thể và chi tiết cho từng công việc mà nhà thầu làm. Sau đó nhà thầu phải trình trưởng ban Ban quản lý và Ban giám đốc duyệt biện pháp và tiến độ thi công thi mới được thực hiện. Quy trình này sẽ giúp Ban quản lý dự án kiểm soát công trình dễ dàng và chính xác hơn. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định hồ sơ thiết kế. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân của các bên mời thầu tham gia hoạt động xây dựng và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng. Ban quản lý cần ngăn chặn kịp thời những hành vi có biểu hiện tiêu cực; kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm bằng các hình thức, như: Cảnh cáo, phạt tiền, đăng tải công khai nội dung sai phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, hạn chế hoặc cấm tham gia hoạt động xây dựng, thu hồi đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức) hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động xây dựng (đối với cá nhân). Ban quản lý chủ trì, phối hợp với các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, rà soát lại chứng chỉ hành nghề, năng lực hoạt động xây dựng; tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức đấu thầu. Tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn cho các cán bộ nhân viên về các quy định trong đấu thầu; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu.

Ban quản lý cần phối hợp với các Sở Ban ngành, cơ quan chức năng và đơn vị quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra chất lượng hạng mục công trình đang thi công. Đồng thời, báo cáo kịp thời, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu quản lý của UBND thành phố và Bộ Xây dựng. Kiến nghị những nội dung còn vướng mắc để các sở, ngành có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc có văn bản hướng dẫn. Chỉ đạo và phối hợp với UBND cấp quận huyện , tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các chủ đầu tư, các nhà thầu có môi trường làm việc thuận lợi; bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, tổ chức thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng, tham gia kịp thời công tác hỗ trợ và giải quyết sự cố trên địa bàn.

Ban quản lý tăng cường công tác giám sát cộng đồng, công tác kiểm tra hiện trường để theo dõi, kiểm soát tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Nâng cao năng lực, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định để lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng có đủ năng lực tài chính, thiết bị, nhân lực; đưa vào thương thảo hợp đồng nội dung xử phạt nếu nhà thầu vi phạm chất lượng, tiến độ của dự án… Giải quyết các tồn tại, vướng mắc và những kiến nghị của nhà thầu nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nhà thầu thực hiện tốt các cam kết về tiến độ, chất lượng công trình xây dựng. Các đơn vị tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát thi công…) chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động để đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng; bảo đảm chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tư vấn, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ. Ban quản lý cần bố trí đủ cán bộ giám sát có năng lực hành nghề phù hợp với cấp và loại công trình, nắm vững quy trình, kỹ thuật thi công; bảo đảm thời gian giám sát thường xuyên, liên tục. Kiểm tra lại bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, các điều khoản hợp đồng. Tuân thủ hợp đồng thi công xây lắp, hồ sơ dự thầu, hồ sơ thiết kế xây dựng và các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Công việc tiên quyết để đẩy nhanh tiến độ dự án đó là nâng cao công tác giải phóng mặt bằng cụ thể như sau:

Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị tổ chức giao ban hàng ngày tại công trường để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết mối quan hệ phối hợp giữa các nhà thầu, giám sát các nhà thầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký, thực hiện các biện pháp thi công theo hồ sơ dự thầu nhằm đảm bảo tiến độ đã duyệt và chất lượng thi công công trình theo quy định.

Ban quản lý dự án cùng các nhà thầu cần phải tổ chức giao ban hàng tuần tại công trình để nắm tình hình, kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng thi công các gói thầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã duyệt và tiến độ theo sự chỉ đạo của UBND thành phố. Đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong công tác tổ chức thi công các gói thầu nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công các công trình, chủ động giải quyết khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền, các vấn đề vượt thẩm quyền phải kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết, tổng hợp lâp báo cáo hàng tuần gửi về UBND thành phố.

Ban quản lý cần đổi mới tuyên truyền, tích cực phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai đến các cơ sở địa phương. Cần làm cho tất cả các cán bộ, người lao động tham gia trực tiếp triển khai dự án hiểu rõ tầm quan trọng đặc biệt của dự án, là điểm nhấn trong chỉnh trang mỹ quan, văn minh đô thị, có yêu cầu cao của công trình làm đẹp thành phố; về yêu cầu đảm bảo sự bền vững, lâu dài của dự án được tập trung đầu tư lớn trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn về ngân sách, đây là dự án thu hút sự quan tâm chú ý cao của các cán bộ, đảng viên, cử tri thành phố. Từ đó xác định rõ trách nhiệm, tạo sự thống nhất cao từ lời nói đến hành động, thể hiện được quyết tâm cao độ, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt dự án. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Công tác tuyên truyền phải được xác định là khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người có đất bị thu hồi, đất trong dự án. Do đó, cần tăng cường sự phối hợp của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến thành phố tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân, đến từng thôn xóm, đến từng tổ dân cư về nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu lại quỹ đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố, hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các công trình phát triển kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhất là Luật Đất đai, các Nghị định Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai, các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức tới các đối tượng có đất bị thu hồi, trước hết là những cán bộ, đảng viên, quần chúng gương mẫu nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước.

Ban quản lý cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên mạnh có kiến thức pháp luật, làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, phát hành các loại tài liệu tuyên truyền gọn nhẹ, dễ dọc, dễ hiểu tới tận tay người dân ở những khu vực triển khai dự án.

Ban quản lý cần tăng cường kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu với chính quyền địa phương và tổ chức làm công tác bồi thường, tổ chức tư vấn thực hiện đầy đủ quy trình công khai, minh bạch để khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.

Tiến độ là một trong 3 mặt của một dự án. Do đo, đảm bảo tiến độ là một trong 3 mục tiêu quan trọng của quản lý dự án. Để các dự án đang thực hiện tại Ban quản lý dự án đảm bảo được tiến độ thực hiện thì trước hết phải đẩy nhanh tiến độ của công tác chuẩn bị đầu tư. Để làm được điều đó, Ban quản lý dự án cần chú trọng vào các công tác sau:

Phân tích lựa chọn kỹ lưỡng các phương án trước khi lựa chọn. Tránh tình trạng đi vào thực hiện mới phát sinh những bất cập phải thay đổi lại phương án thực hiện. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Lập kế hoạch chi tiết về tiến độ cho từng giai đoạn, từng công việc và phải đảm bảo thực hiện. Lập kế hoạch phải được kết hợp với công tác dự báo. Dự báo trước những bất lợi có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án nhằm có phương án phòng bị trước

  • Đề nghị đẩy nhanh tiến độ trình duyệt

Xác định các công việc có thể làm đồng thời, các công việc ưu tiên. Báo cáo định kỳ tiến độ công việc, xác định đâu là điểm gây chậm tiến độ, cần tập trung vào các công tác nào ngay để giải quyết vấn đề cụ thể như phối hợp chặt chẽ với các Sở Ban ngành của các quận huyện có liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Đảm bảo chất lượng công tác đấu thầu: nên tổ chức đấu thầu mở rộng để có thêm nhiều lựa chọn. Việc lựa chọn nhà thầu không những dựa trên phương án kinh tế kỹ thuật đề xuát từ phía nhà thầu mà còn dựa vào uy tín của nhà thầu. Do Ban quản lý đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình, đã có kinh nghiệm hợp tác với các nhà thầu khác nhau nên có thể đánh giá được phần nào uy tín của các nhà thầu. Để làm được điều này, sau mỗi dự án nên có đánh giá xếp loại nhà thầu. Những nhà thầu đã có lịch sử hợp tác lâu dài,đảm bảo chất lượng, tiến độ tốt trong các dự án đã tham gia có thể chỉ định thầu đối với các dự án quy mô nhỏ.

  • Lựa chọn tư vấn giỏi, phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát để đảm bảo khắc phục nhanh các sự cố thi công hoặc để đôn đốc đơn vị thi công đảm bảo đúng tiến độ.
  • Lập kế hoạch điều phối nguồn nhân lực, yêu cầu các công ty thi công các công trình hạng mục lập tiến độ kế hoạch điều phối nguồn nhân lực.
  • Tổ chức họp hàng tháng với các bên bao gồm: Ban quản lý, tư vấn giám sát, nhà thầu.

Thường xuyên giám sát, kiểm tra đôn đốc các nhà thầu về tiến độ và chất lượng công trình. Đồng thời có hình thức chế tài rõ rang đối với các sai phạm.

Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc từ công tác khảo sát địa hình địa chất, thực hiện bản vẽ thi công. Kiểm tra các nhà thầu thi công tư vấn thiết kế thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình, các quy định về hồ sơ nhật ký thi công, quy định về nghiệm thu lấy mẫu kiểm tra…và các nhiệm vụ khác đã được cụ thể hoá trong điều lệ hoạt động của Ban quản lý dự án.

3.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Chất lượng công trình là một trong những mục tiêu quan trong của dự án, nó quyết định tới uy tín của Ban quản lý dự án. Vì vậy, Ban quản lýD cần quan tâm tới chất lượng các dự án hơn nữa. Luôn cập nhật các quy định của Nhà nước về chất lượng công trình, có các cuộc điều tra tổng thể nhu cầu của khách hàng tiềm năng với các sản phẩm của Ban quản lý dự án. Giám sát đôn đốc các nhà thầu thi công thực hiện theo đúng chất lượng của dự án đã đề ra.

Với mỗi dự án khi bắt đầu đi vào thực hiện cần thành lập một tổ chuyên giám sát chất lượng dự án, có các báo cáo kịp thời khi có những thay đổi ảnh hưởng tới chất lượng dự án.

Cần đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình giám sát chất lượng, có như thế thì chất lượng công trình mới đạt hiệu quả cao.

Thực hiện nghiệm thu thanh quyết toán công trình chính xác và kịp thời Ban quản lý dự án cần lên kế hoạch nghiệm thu các công việc, các hạng mục công

trình của dự án trước khi thực hiện dự án một cách chi tiết, chặt chẽ và kịp thời để đảm bảo cho các khâu tiếp theo của dự án được thực hiện đúng tiến độ. Ban quản lý dự án cũng cần có hướng và những sự chủ động nhiều hơn nữa trong công tác nghiệm thu công trình để dự án được đi theo đúng tiến độ và ý đồ của chủ đầu tư.

Công tác nghiệm thu thường phải có đầy đủ chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát và các cơ quan chức năng vì vậy trước khi thực hiện nghiệm thu công trình chủ đầu tư cần có thông báo bằng văn bản tới các bộ phận có liên quan.

Nghiệm thu công trình là khâu cuối cùng trong thực hiện dự án, quyết định toàn bộ kết quả của dự án vì vậy công tác nghiệm thu cần chính xác, trung thực và khách quan hơn nữa. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Hoàn thiện công tác giám sát, kiểm soát thi công công trình

Công trình khi được thi công tức là các kế hoạch trên giấy tờ đã được đưa vào thực tế để thực hiện. Những yêu cầu về chất lượng, chi phí công trình có được thi công thực hiện như các kế hoạch của dự án yêu cầu hay chưa? Để đạt được điều này Ban quản lý dự án cần thực hiện tốt khâu giám sát, kiểm soát thi công công trình.

Để thực hiện tốt kiểm soát thi công công trình Ban quản lý dự án phải có sự phân cấp nhiệm vụ rõ rệt cho các bộ trong ban quản lý cũng như nhân sự của các phòng ban khác. Các công việc như quản lý hồ sơ pháp lý, thực hiện thi công, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán vốn… tất cả các công tác này Ban quản lý dự án phải phân cấp rõ ràng, nhiệm vụ cho các phòng ban và nhân sự của các phòng ban đó, để không có sự chồng chéo hay không hiểu nhau trong công tác giám sát.

Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị cần yêu cầu đơn vị thi công, tư vấn giám sát và cán bộ giám sát của Ban quản lý nâng cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong công tác nghiệm thu vật tư vật liệu, nâng cao công tác quản lý chất lượng, giám sát chặt chẽ, có biện pháp cương quyết đối với các sai phạm từ phía nhà thầu thi công, yêu cầu nhà thầu thi công chấp hành nghiêm quy trình nghiệm thu đã được thống nhất, chấn chỉnh, giáo dục cán bộ công nhân lao động, thay thế các cán bộ kỹ thuật thiếu trách nhiệm, năng lực kém, tuyển chọn công nhân lành nghề thi công, bố trí bộ phậm kiểm soát chất lượng. Yêu cầu tư vấn giám sát phải có kết luận về sự phù hợp hay không đối với yêu cầu vật tư, thiết bị so với hồ sơ thiết kế và mẫu đã được lựa chọn, thực hiện theo trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật quy định, cương quyết không để nhà thầu thi công làm ẩu, không đảm bảo kỹ mỹ thuật; tăng cường công tác kiểm tra giám sát để dự án đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao, đảm bảo kỹ mỹ thuật và chất lượng công trình theo thiết kế đã duyệt.

Công tác giám sát chất lượng của Ban quản lý dự án phải đảm bảo các yêu cầu sau: giám sát vật tư theo yêu cầu thiết kế của dự án, xem xét kĩ lưỡng các công việc phát sinh ngoài thiết kế của dự án, tính toán khối lượng thi công nhà thầu đã hoàn thành theo thời gian hoặc theo các giai đoạn của dự án, tính toán khối lượng phát sinh trình chủ đầu tư phê duyệt, thực hiện tốt thanh quyết toán công trình…. Tất cả các công tác trên giúp cho việc giám sát chất lượng đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, ban quản lý dự án cần phải tổ chức tốt các khâu giám sát trong các năm qua chưa quan tâm thực sự như: tổ chức giám sát môi trường xây dựng, tổ chức giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công trường xây dựng. Tuy nhìn bề nổi các hoạt động giám sát ngày không mấy quan trọng, nhưng nếu xét trên toàn dự án thì giám sát tốt môi trường thi công, an toàn vệ sinh đối với môi trường xây dựng của công trình giúp các khâu khác của dự án được thực hiện tốt hơn, cùng với đó là an toàn công trình và môi trường xây dựng cũng phải thực hiện theo các quy định của nhà nước vì vậy công tác giám sát này lại phải thực hiện tốt và nghiêm túc hơn. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Thêm một điều nữa làm công tác giám sát dự án không đạt hiệu quả là sự tách biệt của các bộ phận khi thực hiện quản lý dự án, giảm thiểu sự tách biệt giữa tài chính được duyệt của chủ đầu tư và thanh quyết toán công trình, không có sự chênh lệch giữa các yếu tố này sẽ làm cho dự án thực hiện theo các yêu cầu của dự án. Những cán bộ thực hiện thanh quyết toán công trình cần biết rõ về các phương án tài chính của dự án để thực hiện quyết toán đúng.

Ban quản lý dự án cần có những hướng giải quyết và thay đổi dự án khi các quy phạm pháp luật của Nhà nước có liên quan tới thi công công trình thay đổi. Khi các quy phạm của Nhà nước thay đổi trong quá trình dự án thi công thì việc thi công xây dựng công trình sẽ bị gián đoạn với những yêu cầu khác để phù hợp hơn với quy định của Nhà nước. Giám sát thi công công trình cần phải linh hoạt các khâu khi các nhà thầu có sự thay đổi trong thi công hay tiến độ cũng như trình tự công việc, việc giám sát thi công cũng phải nắm bắt được những thay đổi và giám sát theo các thay đổi đã được phê duyệt đó. Công tác giám sát thi công cần linh hoạt trong khi thực hiện công việc của mình và hướng điều chỉnh của chủ đầu tư cũng như nhà thầu, cần có các báo cáo kịp thời các thay đổi của dự án với chủ đầu tư.

3.2.6. Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Tài chính của dự án là một yếu tố quan trọng trong khi thực hiện dự án. Để đảm bảo tính hiệu quả của công tác tài chính thì cần thực hiện kế hoạch tài chính phù hợp, không chồng chéo các khâu với nhau, thực hiện nghiệm thu thanh quyết toán các hạng mục công trình kịp thời.

Đối với giai đoạn nghiệm thu và bàn giao công trình Ban quản lý dự án phải lên kế hoạch nghiệm thu từng hạng mục công trình một cách chi tiết chặt chẽ đồng thời thanh toán và cung ứng vốn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những công việc tiếp theo. Thực hiện công tác nghiệm thu các hạng mục của dự án phải được thực hiện một cách kịp thời và có bài bản, để đảm bảo công tác nghiệm thu không tốn nhiều thời gian và chi phí cũng như không ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí của dự án. Nghiệm thu công trình hạng mục của dự án có quy trình và các tiêu chuẩn để thực hiện nghiệm thu theo các tiêu chuẩn đó.

Ban quản lý dự án đưa ra thống nhất công tác chuẩn bị cho đội thi công như: Quy trình nghiệm thu vật liệu đầu vào, phóng tuyến, định vị; Trách nhiệm của công nhân thi công trên công trường: Thực hiện theo đúng yêu cầu của chỉ huy trưởng công trình, tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của công nhân lao động trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình tạo ra, phân tích ý nghĩ và giao trách nhiệm cho công nhân thi công trên công trình Dải trung tâm thành phố từ khâu chọn lựa đầu vào đến khâu hoàn thành từng viên đá lát theo đúng yêu cầu kỹ thuật, nghiêm cấm việc làm ẩu, thiếu ý thức trách nhiệm, không tuân thủ các yêu cầu về quản lý chất lượng. Phát huy ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm của cán bộ, công nhân trên công trường và nêu rõ các hình thức thưởng phạt đối với công nhân trên công trường.

Bên cạnh đó là cần điều tra thực tế và giám sát thi công chặt chẽ để đảm bảo tài chính của dự án được thực hiện theo các chuẩn mực và quy định đối với dự án. Khi điều tra thực tế được thực hiện tốt thì các kế hoạch sẽ sát với thực tế hơn, Tài chính của dự án dự trù cũng phù hợp không có sự sai khác nhiều với thực tế. Cùng với đó việc giám sát thực hiện công trình một cách chặt chẽ đảm bảo quá trình thi công dự án các chi phí không vượt quá nhiều những yêu cầu cho phép. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Thêm vào đó Ban quản lý dự án cần có hướng xử lý các ảnh hưởng bên ngoài thị trường đối với tài chính của dự án như giá xây dựng tăng trong thời gian thực hiện dự án so với thời gian lập kế hoạch. Nâng cao công tác quản lý giá xây dựng tốt sẽ giúp Ban quản lý dự án có được lợi thế trong công tác điều chỉnh giá một cách nhanh chóng và kịp thời khi có sự thay đổi làm ảnh hưởng tới chi phí của dự án đang thực hiện. Nếu công tác quản lý giá xây dựng Ban quản lý dự án có thể làm tốt thì việc thực hiện dự án sẽ dễ dàng hơn, các thay đổi của dự án sẽ được xử lý nhanh hơn. Bên cạnh đó là những thay đổi của nhà nước về các quy định liên quan tới tài chính của dự án như những quyết định về chi phí quản lý, giá xây dựng, chi phí xây dựng có những thay đổi liên quan tới dự án thì phải xử lý kịp thời. Tất cả các yếu tố bên ngoài tác động tới dự án nếu được xử lý kịp thời và đúng cách cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới dự án. Vì vậy, Ban quản lý dự án cần tập trung điều tiết và có phản ứng nhanh cũng như các phương pháp dự phòng đối với các tác động bên ngoài thay đổi ảnh hưởng tới dự án

Thêm nữa một nguyên nhân ảnh hưởng tới quản lý tài chính dự án làm cho công tác quản lý tài chính của dự án không mang lại hiệu quả và có sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của dự án đó là sự bị động của cán bộ quản lý trong dự án Nhà nước. Đây là dự án của Nhà nước thường được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực hiện nghiệm thu cũng như giám sát các công trình. Tuy nhiên, do sự chậm trễ của các cơ quan Nhà nước này mà chi phí của dự án cũng tăng nên nhiều khi các hạng mục phải chờ để nghiệm thu và tiến hành các công việc tiếp theo. Vì vậy Ban quản lý dự án cần có hướng giải quyết thực hiện phân tách công việc ngay từ đầu khi thực hiện dự án, thêm các công việc nhỏ không ảnh hưởng tới dự án vào các thời gian dự trữ của các công việc lớn trong khi chờ các quyết định nghiệm thu và các nhận xét đánh giá giám sát công trình. Việc thực hiện như thế không những làm thời gian tiến độ của dự án được rút ngắn mà các chi phí của dự án cũng có khả năng giảm thiểu khi dự án bị đình trệ trong thời gian ngắn thì các chi phí máy móc nhân công công ty vẫn phải thanh toán trong khi đó dự án lại không thực hiện được. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

3.2.7. Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng

Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị phải thường xuyên tập huấn, tuyên truyền cho các chủ thầu xây dựng và các công nhân thi công về nội dung đảm bảo an toàn và môi trường trong xây dựng. Đi đôi với việc tuyên truyền và đào tạo tập huấn là thường xuyên giám sát các yếu tố về an toàn và môi trường trong thi công công trình xây dựng.

Hiện nay tại Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị đã được thành lập là Ban quản lý chuyên ngành và sát nhập thêm một số Ban quản lý khác về trực thuộc chưa phát huy được hết năng lực quản lý dự án. Chính vì vậy Ban quản lý dự án cần thành lập thêm bộ phận quản trị rủi ro dự án bởi hiện nay công tác quản trị rủi ro dự án chưa được Ban quản lý cho vào nội dung quản lý dự án.

Công tác quản trị rủi ro tốt sẽ giảm thiểu các thiệt hại không đáng có của dự án. Tuy nhiên công tác quản trị rủi ro hoàn toàn chưa được quan tâm tại Ban quản lý dự án. Vì vậy để công tác quản trị dự án đạt hiệu quả tốt thì Ban quản lý dự án phải thực hiện, thành lập phòng ban riêng thực hiện công tác nghiên cứu, nhận diện và quản trị rủi ro cho các dự án.

Việc thành lập phòng ban hay bộ phận quản trị rủi ro cho các dự án của Ban quản lý dự án phải được bàn bạc và thực thi kỹ càng và cẩn thận, có thể nghiên cứu các mô hình tổ chức quản trị rủi ro của các công ty khác để thực hiện công tác quản trị rủi ro đạt hiệu quả.

Cần thay đổi nhận thức của cán bộ nhân viên và ban giám đốc trong Ban quản lý dự án về công tác quản trị rủi ro, khi các quan điểm cũ đã ăn sâu vào tiềm thức của ban giám đốc, nhân viên, và các đội xây lắp thi công công trình, thì công tác quản trị rủi ro sẽ bị xem nhẹ. Vì vậy cần thay đổi nhận thức trong những con người thực hiện quản trị dự án.

Quản trị rủi ro cần phải thực hiện liên tục trong các khâu, các hạng mục của toàn dự án, trong tất cả các giai đoạn của dự án từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành vận hành dự án. Những rủi ro có thể lường trước được cần được nhận diện, đo lường và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro hay ngăn chặn các rủi ro tác động tới dự án. Với các rủi ro không thể lường trước được, Ban quản lý dự án cần có các biện pháp khác để quản lý như mua bảo hiểm cho các hạng mục của dự án, hay toàn dự án, mỗi dự án cần có các khoản dự phòng phí khi các thay đổi và rủi ro xảy ra.

3.2.8. Hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Ở bất kỳ tổ chức nào, nhân lực cũng là một lực lượng quan trọng quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Trong công tác quản lý dự án cũng vậy nhất là trong điều kiện hiện nay, các tiến bộ kỹ thuật mới về xây dựng cũng như công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý phát triển mạnh mẽ, thay đổi hàng ngày cùng với đó là sự thay đổi liên tục về các quy định của Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng công trình. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu thường xuyên tại Ban quản lý dự án.

Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý dự án đó là: Nắm vững chế độ chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản, quy trình thực hiện đầu tư, các nội dung trong quy trình đó, có trình độ chuyên môn về kế toán, tài chính hoặc về xây dựng (tùy vào phòng chức năng), nhiệt tình trong công tác, cẩn thận, có trách nhiệm…

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần thực hiện các công tác sau:

Thứ nhất, về vấn đề tuyển dụng: Cần có những cơ chế thu hút các sinh viên giỏi chuyên ngành xây dựng, tài chính kế toán, đầu tư hoặc những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản về làm việc bằng chế độ thi tuyển công khai, công bằng đi kèm với các cam kết về lương, phụ cấp, phúc lợi…

Thứ hai, về vấn đề bố trí cán bộ: Căn cứ vào tính chất phức tạp của từng dự án và trình độ của từng nhân viên mà bố trí công việc một cách hợp lý. Cần tăng cường thêm cán bộ để giải quyết tình trạng “quá tải” hiện nay, tránh để một người phải kiêm nhiệm nhiều dự án phức tạp. Phân công công việc rõ ràng gắn với trách nhiệm cụ thể cùng với chế độ khen thưởng rõ ràng.

Thứ ba, về bồi dưỡng cán bộ: Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

  • Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên đi học nâng cao trình độ.
  • Kết hợp với các tổ chức đào tạo tiến hành mở các lớp đào tạo ngoài giờ để phổ biến các kiến thức mới nhất trong ngành.
  • Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong Ban quản lý dự án.

Thứ tư, về chế độ đãi ngộ: Do cán bộ quản lý dự án phải thường xuyên bám sát công tác thực hiện dự án, ra hiện trường, liên hệ với các cơ quan có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư…nên cần tạo điều kiện thuận lợi về chi phí đi lại, phương tiện làm việc.

3.2.9. Nâng cao hiệu quả công tác GPMB

3.2.9.1. Công bố, công khai chi tiết các vấn đề liên quan đến dự án (mặt bằng xây dựng, quy hoạch, chính sách đền bù, thẩm quyền của các cơ quan chức năng)

Các thông tin về GPMB phải được công bố công khai cho dân cư thuộc khu dự án đó nắm rõ các thông tin có liên quan. Có thể qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng như đài, loa phát thanh của địa phương. Khi người dân hiểu được ý nghĩa của việc thu hồi đất GPMB để xây dựng các công trình phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì họ sẽ tự nguyện giao đất cho chủ dự án.

Ban quản lý dự án cần kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp tổ dân khu phố, nơi khoanh vùng về công tác đền bù và GPMB để thông báo, công khai chi tiết các vẫn đề liên quan đển GPMB, chính sách, tiến độ, và các thông tin liên quan cụ thể:

Các thông tin cần công bố công khai trước hết về nội dung của dự án bao gồm: địa điểm, vị trí, diện tích mặt bằng cần giải toả; công bố công khai quy hoạch chi tiết cho dân hiểu; thời gian tiến hành thu hồi đất cũng như khởi công công trình, diện tích mặt bằng này được sử dung cho mục đích nào (cho việc xây dựng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng hay xây dựng bệnh viện, trường học…); chủ dự án là ai; ai là người có thẩm quyền trong công tác thu hồi đất và tài sản trên đất. Tiếp đến là các thông tin về chính sách đền bù, hỗ trợ: mức giá đền bù, diện tích được đền bù, hình thức đền bù… Tất cả đều phải công bố, công khai chi tiết đến từng hộ gia đình trong diện GPMB. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Kết hợp với việc tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của các công trình xây dựng có tác động cụ thể như thế nào đến cuộc sống người dân; nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, hướng các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án đến lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Việc tuyên truyền vận động gắn với phúc lợi xã hội như GPMB cho các dự án kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương…

3.2.9.2. Chính sách đền bù, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi

Quyết định thu hồi đất của Nhà nước là mệnh lệnh đối với người có đất bị thu hồi, nếu không giao đất sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Thực tế công tác GPMB bị gián đoạn là do người dân chưa chịu giao mặt bằng cho chủ dự án vì những vướng mắc trong chính sách đền bù GPMB.

Một trong những bất cập hiện nay là giá bồi thượng thiệt hại khi thu hồi đất. Việc định giá để bồi thường là hết sức cần thiết khi dự án cần GPMB có nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước hay đầu tư của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản ở nước ta lại chưa thực sự phát triển. Sự hình thành thị trường không chính thức này dẫn đến sự thay đổi về giá rất phức tạp. Những hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ hình thành tâm lý so sánh giá đất trên thị trường với giá đất được nhận đền bù. Mức giá bồi thường nếu thấp hơn mức giá thị trường sẽ khiến cho các đối tượng bị ảnh hưởng tới quyền lợi. Từ đó hiện tượng khiếu nại diễn ra tràn lan làm chậm tiến độ GPMB.

Mặt khác một số hộ cố tình chuyển đổi mục đích sử dụng của mảnh đất sang mục đích sử dụng khác có lợi hơn cho mình khi được đền bù mặc dù đất đó đã được công bố nằm trong quy hoạch; hoặc tạo tài sản giả trên đất nhằm trục lợi. Khi không được đền bù những “mánh “ đó thì khiếu kiện, không chịu thực hiện việc di dời.

Như vậy cần có khung giá đất chi tiết cho từng loại đất và tính giá trị cho các tài sản gắn liền với đất sao cho sát với giá thị trường nhất. Ngoài ra cần quản lý chặt chẽ khu đất đã nằm trong quy hoạch, giải toả.

Hình thức bồi thường thiệt hại được Nhà nước áp dụng theo hai hình thức chủ yếu là bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc bằng đất. Với nhà ở thì các hộ gia đình được thuê, mua nhà ở theo giá ưu đãi, hoặc có hỗ trợ về di chuyển, nơi ăn chốn ở, đào tạo nghề… Hiện nay các hình thức bồi thường đã mềm dẻo hơn trước rất nhiều (cho người bồi thường tự lựa chọn hình thức được đền bù trong một số trường hợp, ưu tiên cho những người chấp hành việc giải toả ngay những vị trí nhà thuận lợi; điều chỉnh một cách hợp lý về giá bồi thường cho tình hình cụ thể ở địa phương…) và tạo điều kiện cho cho người bị thu hồi đất có môi trường sống tốt hơn. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Đối với trường hợp 40 hộ dân có đất ở bị thu hồi trong dự án Phát triển giao thông đô thị trên địa bàn huyện An Dương với diện tích lớn, có nhiều nhân khẩu trong gia đình, khó khăn về nhà ở, UBND thành phố đã đồng ý áp dụng giải pháp hỗ trợ bằng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Đề nghị huyện sớm tổ chức bốc thăm, bàn giao mặt bằng tái định cư cho các hộ dân này; về phía Ban Quản lý Dự án cần chủ động phối hợp với UBND quận huyện xây dựng đường găng tiến độ, thường xuyên bám sát, theo dõi tình hình thực hiện dự án và báo cáo UBND thành phố.

3.2.9.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

Do các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến GPMB đã được công khai nhưng giải thích chưa rõ ràng nên người bị thu hồi đất chưa hiểu cặn kẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục trong quá trình thu hồi đất GPMB.

Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, khuyến khích người dân, người bị thu hồi đất tham gia vào dự án.

Phát huy vai trò của hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… vận động quần chúng tạo điều kiện cho công tác GPMB diễn ra thuận lợi. Tổ kê khai đăng kí nên phối hợp với tổ vận động tuyên truyền của xã, phường, thị trấn tới từng hộ gia đình để vận động, tuyên truyền, giải thích, động viên các hộ thực hiện tốt công tác GPMB, tự giác chấp hành việc dỡ bỏ công trình, vật kiến trúc và di dời để giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư.

Đối với các dự án lớn cần tiến hành điều tra, tìm hiểu kĩ các hộ gia đình trong khu vực sẽ GPMB.

Có thể tổ chức buổi gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp ngành liên quan và nhân dân để có phương án GPMB hợp lý và hiệu quả nhất. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Tạo niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Giải quyết dứt điểm và kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, xử lý nghiêm minh các trường hợp chây lỳ hoặc có ý định trục lợi khi tiến hành công tác GPMB.

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền đối với việc tuyên truyền, vận động nhân dân trong giải phóng mặt bằng và tái định cư

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền của quận, huyện đối với việc tuyên truyền, vận động nhân dân trong giải phóng mặt bằng, tái định cư thể hiện ở sự thống nhất trong cấp ủy Đảng các cấp về quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bồi thường, tái định cư, giải tỏa và thu hồi đất khi thực hiện các dự án. Quán triệt đến các cấp, các ngành về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn để tạo nên sự đồng thuận của đại đa số nhân dân trên địa bàn đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền quận huyện các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của tuyên truyền đối với giải phóng mặt bằng và tái định cư. Chỉ khi các cấp lãnh đạo quan tâm đến công tác này sẽ tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tuyên truyền. Bởi, tuyên truyền sẽ làm cho người dân hiểu. Khi người dân hiểu và thông sẽ đồng tình ủng hộ các chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp. Nếu như người dân không hiểu, không thông thì việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ không cao và gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đường lối phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là công tác bồi thường, giải tỏa, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, từ đó đã tạo được sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân đối với công tác triển khai các dự án đầu tư. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Đẩy mạnh và quan tâm việc phối, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành đối với từng công việc chuyên môn, vận động quần chúng, thực hiện các chính sách, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất.

Quan tâm giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, tái định cư, giải tỏa, thu hồi đất về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, tác phong, thái độ đối với người dân khi giải quyết công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Tổ chức phổ biến, quán triệt đầy đủ và nghiêm túc, thường xuyên các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của các cấp, các ngành và của Thành ủy, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giải phóng mặt bằng và tái định cư đến từng cơ sở đảng, đảng viên, các đoàn thể, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân nhằm quán triệt sâu sắc và nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ này. Đảng ta là Đảng lãnh đạo toàn diện, do đó, đối với vấn đề giải phóng mặt bằng và tái định cư, nhất thiết phải thông tin đầy đủ những vấn đề liên quan đến dự án trong các tổ chức Đảng để bàn giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo và đặc biệt là phát huy tính tích cực chính trị xã hội và tính nêu gương của cán bộ, đảng viên trong công tác này và cũng để mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích cho nhân dân ủng hộ việc thực hiện các dự án.

Do đó, các cấp ủy Đảng, Chính quyền các quận, huyện trên địa bàn cần xác định công tác tuyên truyền về giải phóng mặt bằng, tái định cư phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền nói riêng phải đi trước một bước. Tức là phải được triển khai ngay trước khi tiến hành các dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư nhằm tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và Ủy ban nhân dân quận, huyện.

Để thực hiện tốt công tác này trên địa bàn quận, góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cần phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ, đó là: tiếp tục quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng bộ về tầm quan trọng của Quy định 221- QĐ/TW để nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp đối với công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và UBND quận trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân, trong đó chú trọng công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Đối với các dự án lớn triển khai trên địa bàn, nhất thiết phải được lưu ý và quan tâm vấn đề công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền ngay từ đầu khi triển khai dự án. UBND huyện cần cung cấp và chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Quận ủy để cung cấp thông tin cho nhau, tiến hành triển khai các hoạt động tư tưởng, dân vận, tuyên truyền trước khi triển khai dự án.

Đối với các dự án lớn, có tác động đến số đông người dân, nhất là các dự án liên quan nhiều đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cần phải có khoản kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền ở cả ba giai đoạn: Trước khi triển khai dự án, trong thời gian triển khai dự án và sau thời gian triển khai dự án. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì thế sức mạnh của Nhà nước cần được kết hợp với sức mạnh của quần chúng nhân dân sẽ tạo diều kiện thuận lợi cho công tác GPMB nói riêng và các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia nói chung. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

3.2.9.4. Tôn trọng các nguyên tắc trong giải phóng mặt bằng

  • Các dự án đầu tư có liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư.
  • Đền bù đúng những thiệt hại về đất đai, tài sản hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi trên cơ sở vận dụng thống nhất cac chính sách về nhà đất. Chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất phải đáp ứng nhu cầu thực tiến phát triển của thành phố trong nền kinh tế thị trường và pháp luật hiện hành.
  • Các dự án thu hồi trên 50% đất nông nghiệp của một hộ gia đình thì phải có phương án hỗ trợ bằng xuất đào tạo nghề.
  • Các dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư phải có sự thống nhất của cấp uỷ Đảng, chính quyền và đại diện nhân dân nơi đó.

3.2.10. Một số biện pháp bổ trợ khác

Xin chỉ đạo sự hỗ trợ của Nhà nước quản lý về đất đai đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Quản lý đất đai là khâu quan trọng để đảm bảo xác định đúng nguồn gốc, hiện trạng đất. Do đó, cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển không gian đô thị và quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được duyệt, thành phố có biện pháp tăng cường phối hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển đô thị đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với kế hoạch sử dụng đất hàng năm để nâng cao tính khả thi, tính thực tiễn và hiệu quả sử dụng đất.

Cơ sở, tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Đầu tư cho công tác đo vẽ bản đồ, lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo hướng chính quy, hiện đại, đầu tư thiết bị tin học đồng bộ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính từ cấp cơ sở.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đất đai nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn toàn thành phố. Đối với các dự án đầu tư sau khi được giao đất, cho thuê đất phải rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Kiên quyết thu hồi các trường hợp vi phạm điều 38 Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, thu hồi đất những dự án không có tính khả thi, sử dụng đất kém hiệu quả, lãng phí đất đai, quá thời hạn không đưa đất vào sử dụng.

Xây dựng cơ chế chính sách bồi thường sát thực tế. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc, khiếu kiện của người dân tại các khu vực thu hồi đất thực hiện dự án là do cơ chế chính sách bồi thường, nhất là giá bồi thường. Nghiên cứu xây dựng giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp tương đối sát với giá thị trường, phù hợp với khung giá đất quy định tại nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ là điều hết sức cần thiết. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc xây dựng giá đất nông nghiệp theo khu vực, vị trí, không theo hạng đất như hiện nay (giá bồi thường đất nông nghiệp hiện nay thấp so với khung giá quy định của Chính phủ). Kèm theo đó là điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện bộ đơn giá bồi thường, hỗ trợ về cây cối, hoa màu, vật kiến trúc đảm bảo theo nguyên tắc đầy đủ về danh mục, đơn giá tương đối sát với thị trường, giảm các thiệt hại đối với người dân được bồi thường, hỗ trợ trong tình hình giá cả thị trường thường xuyên biến động.

Tái định cư đúng đối tượng, thành phần:

Tái định cư tốt có thể được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để giải phóng mặt bằng nhanh chóng. Bố trí tái định cư theo ba hình thức: bằng tiền, bằng đất, bằng nhà. Trong đó, khuyến khích các hộ nhận tiền bồi thường về đất, nhận khoản hỗ trợ tự lo chỗ ở, sau đó mua nhà, đất tại các khu đô thị mới. Trước mỗi dự án, cơ quan chức năng cần lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư đảm bảo đủ nhu cầu giải phóng mặt bằng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo tiêu chuẩn của khu đô thị mới, có nhà chung cư cao và thấp tầng, chuẩn bị mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi tại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện. Thậm chí, ứng trước từ ngân sách để giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng các khu tái định cư có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm thành phố, có khả năng sinh lợi cao để giành bố trí tái định cư cho các hộ có đất ở mặt các trục đường chính trong nội thành bị thu hồi đất. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong thành phố là nguồn gây ô nhiễm môi trường hoặc không thích hợp, lập hồ sơ thu hồi các khu văn phòng sử dụng kém hiệu quả, các cơ sở sản xuất trong nội thành phải di chuyển vào các khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư phát triển nhà đã được thành phố phê duyệt, thực hiện thu hồi đất đối với các dự án không thực hiện đúng theo quy định. Dành một phần quỹ đất thu hồi được để phục vụ tái định cư, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (cùng với các doanh nghiệp và tổ chức khác) thực hiện xây dựng một số dự án tái định cư tập trung của thành phố bằng nguồn vốn do thành phố cấp hoặc nguồn vốn vay với lãi suất thấp, ưu đãi, thành phố hỗ trợ phần lãi suất này.

Cải cách thủ tục hành chính trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của công dân ngay khi phát sinh từ cơ sở, các ngành, cấp không đùn đẩy, né tránh. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Khi cần, đối thoại trực tiếp, giải thích chính sách cho người dân thông hiểu. Lực lượng làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phải có trách nhiệm giải quyết dứt điểm các kiến nghị của người dân. Đối với những kiến nghị vượt thẩm quyền phải được phân nhóm, báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Các cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố phải xác định rõ lỗi thuộc về phía người chịu trách nhiệm bồi thường hay của người có đất bị thu hồi để đề xuất biện pháp giải quyết hợp lý, đúng đắn, khách quan và hiệu quả. Kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh đối với các trường hợp đã tính đúng, đủ về khối lượng, đảm bảo chế độ chính sách, đã giải thích, vận động, đối thoại công khai, nhưng vẫn cố tình kiến nghị, không thực hiện việc nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Các trường hợp gian lận trong việc trồng cây, xây nhà sau khi đã có thông báo thu hồi đất nhằm mục đích trục lợi. Các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơ quan công an cần tham gia tiếp cận dự án ngay từ khi công bố quy hoạch, công bố chủ trương thu hồi đất, để nắm chắc các hoạt động trong quá trình thực hiện các khâu của quy trình giải phóng mặt bằng cho đến khi bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.

Song song với những giải pháp vừa nêu thì củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố tinh, gọn, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm cũng là một trong những giải pháp đảm bảo thành công cho công tác giải phóng mặt bằng.

Chính sách sát với thực tế, quản lý tốt đất đai, giá bồi thường hợp lý và một đội ngũ cán bộ công tâm, khách quan, chính là giải pháp cho vấn đề giải phóng mặt bằng luôn nóng hổi trên địa bàn thành phố. Đã có nhiều dự án dậm chân tại chỗ sau nhiều năm vận động, thuyết phục người dân bàn giao mặt bằng, cuối cùng đành cưỡng chế giải toả khó khăn và tốn kém, cũng đã có nhiều dự án thành công nhờ cơ chế chính sách rõ ràng, thủ tục công khai, minh bạch. Đó là những bài học kinh nghiệm từ thức tế, cho thấy, khi quyền lợi của người dân được đảm bảo, hài hoà với lợi ích chung, khi thông suốt từ chủ trương, chính sách tới thực tế thì thành công là tất yếu.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

1, Kết luận

Ban quản lý dự án công trình xây dựng và phát triển đô thị được Ủy ban nhân dân thành phố thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý các dự án 100% nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.

Dải trung tâm thành phố hình thành cùng với quá trình phát triển đô thị Hải Phòng. Đây là trục không gian cây xanh đô thị quan trọng bậc nhất của thành phố kết nối các trục giao thông hướng tâm, “lá phổi xanh của thành phố”. Việc cải tạo xây dựng qua nhiều thời kỳ chưa đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chí cảnh quan, nhất là sự hài hoà với các khu vực phụ cận, giữa mới và cũ, phát huy các giá trị truyền thống, tiện ích và tiện nghi đô thị. Dự án cải tạo, chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành phố là một dự án quan trọng thực hiện mục tiêu của Năm đô thị và bảo đảm an sinh xã hội, từng bước tạo diện mạo cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại cho đô thị trung tâm, đô thị loại 1 cấp quốc gia. Mục tiêu dự án đề ra là cải tạo chỉnh trang dải vườn hoa trung tâm và các công trình kiến trúc trong dải vườn hoa để tạo dựng một cảnh quan không gian có giá trị về lịch sử, môi trường và có bản sắc riêng. Tạo khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi thư giãn cho các tầng lớp nhân dân và có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Quy mô đầu tư tập trung vào một số hạng mục lát vỉa hè, bó vỉa hè bằng đá thiên nhiên, thiết kế lại bồn hoa, thảm cỏ trên vỉa hè; thay đổi hệ thống lan can quanh hồ Tam Bạc phù hợp với yếu tố thẩm mỹ và cải tạo hệ thống cột điện chiếu sáng.

Trong quá trình quản lý dự án này, Ban quản lý dự án đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện đúng tiến độ và tiết kiệm ngân sách nhà nước tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tiến độ thực hiện dự án còn chưa đảm bảo, khâu chuẩn bị thực hiện đầu tư còn kéo dài, chi phí quản lý còn lớn, chất lượng một số công trình còn chưa được đảm bảo, tiến độ giải ngân còn chậm…Nguyên nhân của các tồn tại này bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với những kiến thức, thông tin thu thập được, luận văn ” Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành phố tại Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị” đã giải quyết được các vấn đề như sau: Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh trang khu vực Dải trung tâm thành phố giai đoạn 2013 – 2016. Từ đó chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn đọng trong công tác quản lý dự án Dải trung tâm thành phố.

Xuất phát từ những hạn chế, luận văn đã đề xuất mười biện pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang khu vực Dải trung tâm thành phố tại Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị cụ thể:

  • Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dự án
  • Hoàn thiện công tác quản lý phạm vi dự án
  • Hoàn thiện công tác quan lý đấu thầu.
  • Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án
  • Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án
  • Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án

Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng Hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực Nâng cao hiệu quả công tác GPMB

Một số biện pháp bổ trợ khác

Các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ để đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư tại Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị. Tác giả hi vọng những biện pháp trong bài luận văn sẽ giúp cho Ban quản lý hoàn thiện hơn công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc trách nhiệm của mình, giúp cho các dự án được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm và chất lượng. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

2. Một số kiến nghị đối với UBND thành phố Hải Phòng và Bộ Xây dựng

  • Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quy hoạch các dự án của các cơ quan Nhà nước. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của địa phương.
  • Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư, khi lên kế hoạch đầu tư cần xem xét cẩn trọng nhu cầu sử dụng để tính toán hợp lý quy mô và hình thức xây dựng, tránh việc thay đổi cá phương án liên tục gây mất thời gian, lãng phí nguồn lực, gây khí khăn cho công tác của Ban quản lý dự án.
  • Chỉ đạo các cơ quan quận huyện phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án trong vấn đề giải phóng mặt bằng.
  • Đơn giản hoá một số thủ tục hành chính. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo.

Bộ Xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách về xây dựng công trình đảm bảo sao cho các quy định không chồng chéo, ít biến động gây khó khăn cho các chủ đầu tư khi thực hiện dự án đồng thời đảm bảo các thông tư hướng dẫn thi hành luật ra đời kịp thời và phù hợp với hoàn cảnh mới đặc biệt là các hướng dẫn về đơn giá vật liệu, tiền công.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư cải tạo

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993