Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt phục vụ khách du lịch tại Thành phố Hà Nội dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Định hướng chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2030.

3.1.1. Mục tiêu phát triển:

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2030 đưa Hà Nội trở thành thành phố du lịch mang giá trị của một Thủ đô lâu đời; văn minh, hiện đại; thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực. Đưa ngành Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể.

Về khách du lịch:

Năm 2024 Hà Nội đã  đón 2.580.900 lượt khách du lịch quốc tế và 13.997.800 lượt khách du lịch nội địa. Đến năm 2030: đón 3 triệu lượt khách quốc tế (tăng bình quân hàng năm khoảng trên 7%); 19,6 triệu lượt khách du lịch nội địa (tăng bình quân hàng năm khoảng 7%). Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Về doanh thu xã hội từ du lịch:

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch từ nay đến năm 2030 sẽ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch (khoảng trên 10%/năm). Đến năm 2030 đạt khoảng 80.000 tỷ đồng.

3.1.2. Định hướng phát triển:

3.1.2.1. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội

Khu vực Trung tâm: bao gồm các quận nội thành và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm và Gia Lâm tập trung phát triển các sản phẩm chủ yếu như du lịch MICE, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng nghề…

Khu vực Ba Vì – Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái kết hợp khai thác các giá trị văn hoá ở Sơn Tây; Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. Tại khu vực này sẽ tập trung phát triển các loại hình lưu trú gắn với thiên nhiên như các khu resort, biệt thự du lịch, bãi cắm trại… nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm.

Khu vực Hương Sơn – Mỹ Đức khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Tập trung các hoạt động du lịch tại Hương Sơn và hồ Quan Sơn. Bên cạnh đó sẽ phát triển các hoạt động du lịch tại các làng nghề du lịch tại các huyện như: Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa.  – Khu vực Sóc Sơn – Mê Linh: tập trung khai thác các điểm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí; đặc biệt tập trung vào các điểm di tích lịch sử quan trọng như Cổ Loa, đền Gióng, đền thờ Hai Bà Trưng…

1.2.2. Định hướng phát triển về loại hình và sản phẩm du lịch

  • Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng:
  • Các di tích lịch sử – văn hóa, công trình kiến trúc công cộng.
  • Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh.
  • Khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch.
  • Gắn kết các hoạt động du lịch tại các bảo tàng trên địa bàn Hà Nội.
  • Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.
  • Du lịch MICE.
  • Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần.
  • Bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội trên, trong những năm tới cần đẩy mạnh việc liên kết tạo ra các sản phẩm du lịch liên vùng… Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

3.1.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu:

  • Thị trường khách du lịch tham quan các điểm di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 60% tổng số khách du lịch quốc tế của Hà Nội).
  • Thị trường khách du lịch công vụ, Du lịch MICE: chiếm khoảng 30% trong tổng số khách du lịch quốc tế.
  • Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.
  • Thị trường khách du lịch sinh thái và vui chơi giải trí: Mục tiêu từ năm 2030 trở đi đưa tỷ trọng thị trường này chiếm khoảng 50% tổng số khách du lịch nội địa.

3.1.2.4.Định hướng đầu tư phát triển

Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch. Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực như chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2022 – 2030, mục tiêu về số lượt khách, tổng thu từ du lịch và tỉ lệ đóng góp vào GDP của cả nước đến các năm 2025, 2030 và 2030. Trong đó đối với ngành khách sạn, nhà hàng đạt mục tiêu tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 – 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao.

Bên cạnh đó, chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030 có nêu: “Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch có trách nhiệm, tôn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồng điểm đến. Phát triển du lịch luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa dân tộc, đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và ngược lại công tác bảo tồn và tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hóa góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch; giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường và văn hóa bản địa…” Đối với hệ thống khách sạn, nhà hàng Việt Nam hiện nay, việc thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trong khách sạn, nhà hàng là một việc hết sức cấp bách và cần thiết, đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành, các cấp và các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Trong “Chương trình phát triển nguồn nhân lực” do Tổng cục Du lịch Việt Nam chủ trì, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hướng tới mục tiêu phát triển lĩnh vực, dịch vụ này thành ngành kinh tế mũi nhọn.

  • Thứ nhất, chăm lo phát triển nguồn lực được coi là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc của nguồn nhân lực du lịch.
  • Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ công cuộc đổi mới và mục tiêu chiến lược phát triển của ngành du lịch theo từng thời kỳ.
  • Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực du lịch vừa là trách nhiệm của toàn xã hội, vừa là trách nhiệm của nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và đội ngũ lao động trong công tác toàn ngành.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.2. Bài học kinh nghiệm trong kinh doanh nhà hàng của hệ thống nhà hàng Sen và nhà hàng Quán Ngon

Nhà hàng là một trong những loại hình kinh doanh thử thách nhất trong ngành du lịch. Nhưng hiện nay xu hướng ăn ở nhà hàng ngày càng gia tăng ở bất kì quốc gia nào. Với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi xu thế đó. Mặc dù Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có rất nhiều lợi thế trong kinh doanh nhà hàng như: dân số đông, kinh tế – xã hội và du lịch ngày càng phát triển. Các nhà hàng nói chung và nhà hàng phong cách Việt nói riêng đã tổ chức hoạt động kinh doanh bước đầu có những thành công nhất định, đã xây dựng thành công mô hình nhà hàng phong cách Việt gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách, đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa ẩm thực của đa phần du khách khi tới Hà Nội, nhưng qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm từ hoạt động kinh doanh của hệ thống Nhà hàng Sen và Quán Ngon, hoàn toàn có thể vận dụng trong tổ chức kinh doanh nhà hàng. Cụ thể như sau:

3.2.1 Xác định thị trường mục tiêu

Một nhà hàng không thể đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người, cần phân tích đặc điểm của từng đối tượng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.Vì vậy có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, các chủ nhà hàng sẽ có cách thức kinh doanh phù hợp.

3.2.3 Lựa chọn địa điểm Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Việc lựa chọn địa điểm phụ thuộc vào vốn đầu tư mở nhà hàng và loại hình nhà hàng kinh doanh. Các nhà hàng đều cần gần nơi đông dân cư, tuy nhiên đối với những nhà hàng phụ thuộc vào đặc điểm này, cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn nơi kinh doanh:

  • Lượng bán hàng dự kiến. Địa điểm bán hàng ảnh hưởng như thế nào tới khối lượng bán?
  • Giao thông. Xem xét lưu lượng người đi bộ và đi xe. Có khoảng bao nhiêu lượt người đi bộ và đi xe qua lại mỗi ngày? Địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng hay không?
  • Nhân khẩu học. Những người sống và làm việc gần địa điểm đó có phù hợp với khách hàng mục tiêu của nhà hàng không?
  • Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm của chủ  nhà hàng.
  • Thuận lợi dừng đỗ xe. Địa điểm phải đảm bảo có chỗ để xe cho khách và dễ dừng đỗ.Nếu diện tích mặt bằng không đủ lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh, không nhận được tiệc do thiếu chỗ chứa khách.
  • Gần các cửa hàng khác.
  • Lịch sử của địa điểm.
  • Phát triển trong tương lai. chiến lược quy hoạch của địa phương ảnh hưởng đến sự ổn định của nhà hàng trong tương lai.

3.2.3. Kiến trúc và trang trí nội thất của nhà hàng

Kiến trúc và trang trí nội thất  là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách cần được thiết kế hợp lý. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng.

Khu dành cho khách: là khu quan trọng nhất và cũng chiếm nhiều diện tích nhất trong nhà hàng. Cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của chủ nhà hàng và thị hiếu cũng như thói quen sử dụng dịch vụ của khách. Thống kê cho thấy 40 đến 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Nhà hàng nên có nhiều loại bàn để đáp ứng các nhóm khách khác nhau.

Khu chế biến. Các khu chế biến trong nhà hàng thường bị xem nhẹ và thiết kế không hiệu quả. Khu chế biến được thiết kế phụ thuộc vào thực đơn của nhà hàng. Khu chế biến nên được thiết kế gần khu nấu nướng và đủ rộng để các đầu bếp làm việc hiệu quả nhất.

3.2.4. Xây dựng thực đơn trong nhà hàng 

Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà nhà hàng hiện có, được đưa ra để khách hàng lựa chọn. Khi xây dựng thực đơn, cần lưu ý đến trẻ em ví dụ như thiết kế một số món với khẩu phần nhỏ hơn để hấp dẫn các em nhỏ. Đối  với những nhà hàng có số lượng món ăn nhiều như hệ thống Sen và Quán Ngon, thực đơn có xu hướng ngày càng dài và trùng lặp.Các món ăn phải được sắp xếp theo mục, theo nhóm và hấp dẫn thực khách.

3.2.5. Những quy định về an toàn thực phẩm Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu trong kinh doanh nhà hàng. Những quy định an toàn thực phẩm mà các cơ quan chức năng đưa ra phải được thực hiện nghiêm ngặt. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu khách hàng bị ngộ độc.

3.2.6. Đội ngũ lao động

Đội ngũ lao động phải được phân công và giao nhiệm vụ rõ ràng, có chính sách lương thưởng hợp lý vì lương là thước đo năng lực, thành tích và tiềm năng của người lao động, để khai thác tối đa sức lao động và sáng tạo của nhân viên, đặc biệt là nhân viên quan trọng:

Người quản lý: Vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng là người quản lý. Người quản lý phải có kinh nghiệm quản lý nhà hàng và có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm, có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên đồng thời vẫn trung thành với phong cách của nhà hàng. – Bếp trưởng và đầu bếp: cần bố trí hợp lý trong cả ngày thường và ngày lễ.  – Người phục vụ: là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì thế nhân viên phục vụ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ thân thiện và phong cách vủa nhà hàng.

3.2.7. Chiến lược marketing và quảng bá

 Hệ thống nhà hàng Sen và Quán Ngon đã rất chú trọng quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm của mình đối với du khách, nhưng hiệu quả nhất vẫn là phương pháp “truyền miệng” bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm: nhà hàng có thể gửi giấy mời dùng bữa miễn phí vào những dịp đặc biệt tới những nhân vật tiêu biểu trong tập khách hàng mục tiêu . Đăng kí tên nhà hàng trên danh sách các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin hoặc giới thiệu cách chế biến một vài món ăn đặc trưng của nhà hàng trên tạp chí.

3.3. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các nhà hàng phong cách Việt phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội.

3.3.1 Hoàn thiện chính sách thu hút khách của hệ thống nhà hàng

Hệ thống nhà hàng phong cách Việt có ưu thế là lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ của nhà hàng tương đối ổn định do các mối quan hệ được thiết lập với các công ty lữ hành trong đó khách hàng mục tiêu của nhà hàng là khách quốc tế đặc biệt là khách từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,… tuy nhiên bên cạnh đó còn có khách nội địa với mục đích du lịch thuần túy và đối tượng khách công vụ, khách văn phòng, công ty,…Vấn đề đặt ra cho hệ thống nhà hàng là xây dựng thực đơn hợp lý cho từng tập khách lẻ và đồng thời đa dạng hóa thực đơn phục vụ các công ty lữ hành.

Bên cạnh đó phải có chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt để thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách và tăng doanh thu cho nhà hàng.Chính sách giá phải được xây dựng dựa trên nhu cầu về các sản phẩm của nhà hàng, căn cứ vào giá của các đối thủ cạnh tranh, vào tâm lý khách hàng, đặc trưng của sản phẩm dịch vụ. Đối với những sản phẩm đặc trưng ví dụ như các chương trình đặc biệt cho ngày lễ, Tết, kỷ niệm,… không nhất thiết phải giảm giá, mà được định giá khác biệt so các chương trình thông thường. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

3.3.2 Định vị các sản phẩm và phong cách phục vụ của nhà hàng

Trong thời gian tới, các nhà hàng phong cách Việt cần định vị rõ sản phẩm của mình trong ấn tượng của du khách. Để làm được điều đó, các nhà hàng cần phải xây dựng một chiến lược định vị sản phẩm rõ ràng để tạo sự khác biệt đối với nhà hàng cùng phong cách và các nhà hàng nói chung: đa dạng hóa sản phẩm và hình thức phục vụ nhưng vẫn phải tạo được sự khác biệt.  Đa dạng hóa sản phẩm và hình thức phục vụ: Các hình thức phục món ăn hiện nay tại các nhà hàng lớn còn tương đối đơn điệu, hoặc là theo hình thức phục vụ gọi món theo thực đơn hoặc là  hình thức buffet, Hoặc là phục vụ hình thức Alacarte – là hình thức phục vụ các món ăn theo sở thích dựa trên thực đơn có sẵn của nhà hàng. Các nhà hàng hoàn toàn có thể kết hợp các hình thức phục vụ này, các nhà hàng lớn có thể thu hút thêm sự chú ý của thực khách bằng cách đưa lên video cách làm, cách chế biến, thưởng thức một số món ăn tiêu biểu của các vùng miền. Những hình ảnh đó có thể đặt tại quầy lễ tân, phòng ăn hay tiền sảnh. Làm như vậy, các du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng và biết thêm về sự phong phú của các món ăn dân tộc. Qua đó khách có thể lựa chon cho mình món thích nhất, hợp khẩu vị có thể do sự tò mò hay do món ăn được thể hiện quá hấp dẫn khiến du khách nảy sinh nhu cầu thưởng thức. Đó chính là hình thức quảng bá của các nhà hàng nên phát huy hiện nay.

Tạo sự khác biệt trong từng sản phẩm: Thực đơn là yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại của nhà hàng, mỗi nhà hàng cần xây dựng thực đơn độc đáo và đặc trưng cho riêng mình. Bên cạnh những món là đặc trưng góp phần định hình phong cách của nhà hàng cần có những món được bổ sung mới theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Thực đơn phải có nhiều món ăn phục vụ cùng một lúc từ món khai vị, món duy trì sự hưng phấn, món tạo sự no đủ, món tráng miệng và đồ uống.

Phong cách phục vụ của nhà hàng là điểm gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách ngay từ lần đầu đến nhà hàng.Trong cùng một hệ thống nhà hàng Việt hiện nay thường xảy ra sự trùng lặp về phong cách phục vụ. Hầu như nhà hàng nào cũng trang bị cho nhân viên trang phục dân tộc gần giống nhau, hoàn toàn có thể tạo sự khác biệt ngay từ chi tiết này. Mỗi nhà hàng nên chọn cho mình một loại trang phục đặc trưng của vùng miền, của món ăn hay của loài hoa,…

3.3.3 Mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng bên ngoài Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Để hoạt động kinh doanh của nhà hàng diễn ra ổn định và ngày càng phát triển cần phải thiết lập, mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các nhà cung ứng bên ngoài, bao gồm:

Các hãng lữ hành: đưa ra các chính sách giá riêng cho các hãng lữ hành vào những mùa thấp điểm, giảm giá với đoàn khách có số lượng lớn, tặng quà lưu niệm cho khách theo đoàn, cam kết bằng văn bản với các hàng lữ hành về chất lượng dịch vụ của nhà hàng, đảm bảo có thể phục vụ được khách của các hãng lữ hành đã đăng vào mùa cao điểm trong khi các nhà hàng khác không phục vụ được.

Các nhà cung ứng nguyên vật liệu: trong điều kiện khí hậu và thời tiết biến đổi bất thường và đối thủ cạnh tranh ngày càng gia tăng như hiện nay, nhằm đảm bảo cho nhà hàng có nguồn nguyên liệu ổn định, kịp thời, đảm bảo chất lượng cho quá trình sản xuất, chế biến thức ăn thì nhà hàng cần ràng buộc chặt chẽ hơn nữa với các nhà cung ứng. Đặt một số yêu cầu cố định với các nhà cung ứng như: giá cả các nguyên vật liệu nhà cung ứng cung cấp phải hợp lý, ổn định; thời gian cung cấp phải kịp thời, chính xác theo yêu cầu của nhà hàng; hàng hóa phải đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nếu các nhà cung ứng đảm bảo được các điều kiện nêu trên, nhà hàng sẽ khắc phục được tình trạng bị động trong việc lên thực đơn và chế biến món ăn theo ngày.

3.3.4. Tăng cường hoạt động quảng bá các sản phẩm của nhà hàng

Tuyên truyền quảng bá là một chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh của các nhà hàng phong cách Việt nói riêng. Nhưng khách du lịch lại có ít những thông tin về các món ăn và đồ uống của các nhà hàng bởi khâu quảng bá tiếp thị các món ăn đặc sản còn thiếu và yếu. Do đó việc tăng cường công tác quảng bá, trước hết là các lễ hội, hội chợ ẩm thực…là việc làm rất cần thiết. Thông qua  những hội chợ như vậy, du khách sẽ có được cái nhìn gần gũi hơn và tổng thể hơn về những món ăn đặc trưng của nhà hàng. Họ có cơ hội được trực tiếp thưởng thức tại chỗ, từ đó sẽ tiếp tục giới thiệu sâu rộng hơn đến bạn bè và người thân.

Bên cạnh đó cũng cần xây dựng những trang website nhiều thông tin hơn về về các nhà hàng phong cách Việt bằng nhiều thứ tiếng để giới thiệu sâu rộng đến không chỉ người Việt Nam và cả bạn bè thế giới. Hiện nay, cũng đã có một số trang web như nhahangsen.c hay Quanngon.,… nhưng những bài viết còn ít và đơn điệu, đặc biệt là ít thông tin về thực đơn, những món ăn đặc trưng, hoạt động hàng ngày, hàng tuần của nhà hàng, các phản hồi về chất lượng của nhà hàng trên website, facebook… Bên cạnh việc xây dựng những website về nhà hàng phong cách Việt nói chung nên có những bài viết trên báo, chuyên luận viết sâu và rộng hơn về hoạt động của nhà hàng.   Các món ăn dân dã trong đời sống hàng ngày sẽ trở nên độc đáo hơn rất nhiều nếu được chế biến bởi tay các đầu bếp chuyên nghiệp của nhà hàng. Các nhà hàng nên tổ chức nhiều cuộc thi nấu ăn để quảng bá quá trình chế biến món ăn để du khách cảm nhận hết được nét hay và độc đáo của nhà hàng cũng như ẩm thực Việt Nam.

Ngoài ra nhà hàng cần quảng bá hình ảnh của mình trên tờ rơi, tập gấp, catalogue, dán poster về các nhà hàng phong cách Việt tại sân bay, hội chợ,… kết hợp với việc in các biểu tượng của nhà hàng lên phong bì, tem, hay những sản phẩm lưu niệm của nhà hàng tặng cho du khách. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

3.3.5 Xây dựng các bài thuyết minh, giới thiệu về các món ăn trong nhà hàng

Bên cạnh việc xây dựng, quảng cáo, tuyên truyền quảng bá về các nhà hàng phong cách Việt, việc xây dựng những bài thuyết minh về các món ăn, đồ uống cho nhân viên của nhà hàng cũng rất quan trọng, là một trong những biện pháp thiết thực nhất. Nhân viên phục vụ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch, họ cũng chính là người có thể giải thích những thắc mắc của khách về những món ăn, đồ uống, cách chế biến, cũng như cách thưởng thức của ẩm thực Việt Nam. Vì vậy, nên xây dựng những bài thuyết minh về ẩm thực Việt Nam dành cho nhân viên phục vụ trong các nhà hàng, quán bar, để họ là những sứ giả tốt nhất đưa ẩm thực Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, trong mỗi quyển thực đơn của đơn của nhà hàng, bên cạnh những chỉ nêu tên của món ăn, đồ uống, thì tại cuối mỗi quyển thực đơn nên có thể có một vài bài giới thiệu về một vài món ăn đặc sản của các vùng miền Việt Nam. Như vậy khi du khách đến Hà Nội sẽ có nhiều thông tin hơn về ẩm thực, từ đó nâng cao cơ hội thưởng thức.

3.3.6. Các giải pháp hỗ trợ

3.3.6.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cung cấp nguyên liệu chế biến món ăn và thức uống phục vụ khách du lịch.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống, bên cạnh việc nâng cao chất lượng món ăn, các nhà hàng phải chú trọng hơn nữa đến khâu phục vụ của các nhân viên bởi họ chính là sứ giả mang thông điệp văn hoá đến từng khách là những người trực tiếp tiếp thị món ăn cho khách. Muốn vậy phải xây dựng một phong cách phục vụ cho đội ngũ nhân viên.

Phong cách phục vụ chính là cung cách phục vụ khách tạo nên nét riêng của nhà hàng.Để có được phong cách phục vụ tốt hơn nữa ngoài tính cách vốn có của mỗi nhân viên thì cần phải có nghiệp vụ cao, thực hiện bài bản có chuyên môn. Điều này không dễ gì có được mà phải qua quá trình làm việc, tiếp xúc với nhiều tình huống thực tế thì mới rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, từ đó tạo ra sự nhuần nhuyễn thành thục. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Ngoài ra các nhà hàng hiện nay nên chú ý tới trang phục của người phục vụ, trang phục phải phù hợp với phong cách Việt, có thể mang đồng phục cho tất cả các nhân viên để thực hiện nhịp nhàng, nhanh chóng và linh động, đẹp mắt.

Các nhân viên phải biết tạo không gian ăn uống thật sự thoải mái cho khách, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến sự ngon miệng của khách. Nếu bầu không khí căng thẳng do phải chờ đợi lâu hay do sự vụng về của nhân viên sẽ gây ra tâm lí khó chịu cho khách khi thưởng thức món. Mặt khác nếu nói cái ăn là văn hoá thì “không gian văn hoá” để thưởng thức và cảm nhận cũng là vấn đề quan trọng, việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng có cảnh quan hoà vào thiên nhiên, một không gian có hình ảnh của sân vườn, ao cá, hoa sen, hoa mẫu đơn, chum, vại nước, mái ngói, giếng làng sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho du khách về hình ảnh của nhà hàng phong cách Việt.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bằng các chương trình đào tạo, liên kết với các trường, cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tổ chức các lớp học định kỳ, phổ biến các vấn đề về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, kỹ năng làm hài lòng khách du lịch. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh ăn uống còn có thể tiến hành đào tạo tại chỗ hàng ngày, hàng tuần. Các nhân viên tay nghề cao có thể đào tạo cho các nhân viên mới, nhân viên bậc thấp theo hình thức cầm tay chỉ việc. Tài liệu sử dụng để đào tạo có thể áp dụng chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) do Tổng cục du lịch Việt Nam cùng với Liên minh Châu Âu thực hiện.

Tổ chức các lớp học ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, bán hàng cho nhân viên. Một thực tế chung ở các tất cả nhà hàng, không chỉ riêng nhà hàng phong cách Việt là kỹ năng giới thiệu, bán sản phẩm của nhân viên còn yếu, chưa biết cách gợi mở nhu cầu của khách hay gợi ý khách sử dụng các sản phẩm thay thế. Nhân viên chưa biết tạo cho mình những kỹ năng mềm,  nét mặt rạng rỡ, biết cười khi làm việc còn để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, việc làm cần thiết và cấp bách hiện là phải đào tạo thêm về ngoại ngữ, kỹ năng bán hàng cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ và tính chuyên nghiệp trong công việc.

Song song với việc nâng cao trình độ cho nhân viên cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên bằng các hình thức giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế, nội quy trong nhà hàng khách sạn. Thực hiện chế độ thưởng phạt rõ ràng, kịp thời đối với cán bộ công nhân viên để khuyến khích động viên đối với các nhân viên làm tốt đồng thời cũng răn đe đối với nhân viên vi phạm.

Tổ chức thi nâng bậc lương cho nhân viên định kỳ 2 năm 1 lần tại các bộ phận nói bộ phận lao động trực tiếp nói riêng. Đây là cơ hội để đánh giá lại trình độ của đội ngũ nhân viên đồng thời cũng là cơ hội để họ trau dồi lại kiến thức của mình. Lãnh đạo nhà hàng hoặc công ty có thể đưa ra các tiêu chuẩn để nhân viên được phép thi nâng bậc. Những nhân viên nào đã đủ yêu cầu về thời gian nhưng  không thỏa mãn được các tiêu chuẩn đề ra thì không được phép tham dự. Như vậy, có thể đây sẽ là động lực thúc đẩy cho nhân viên có ý thức phấn đấu hơn trong công việc.

Đối với lực lượng lao động cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng cần trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản để thực phẩm nguyên liệu phục vụ du lịch được đẩm bảo về chất lượng, giá cả.

3.3.6.2. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý giá cả, chất lượng sản phẩm ăn uống và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Về chất lượng, phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần phải cung cấp đầy đủ 6 dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể người là chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin, muối khoáng và nước. Đồ ăn trong các nhà hàng phong cách Việt rất phong phú, do đó nhiệm vụ của bộ phận xây dựng thực đơn là phải biết phối chế, kết hợp một cách khoa học để lượng dinh dưỡng trong từng món ăn vừa đủ, không gây cảm giác đầy quá, dễ tạo cảm giác chán ngấy khiến thực khách e ngại khi tiếp xúc lần nữa với các món ăn khác trong nhà hàng.

Cùng với nhu cầu đi du lịch và thưởng thức, xu thế ăn uống hiện nay là kết hợp tính phổ biến và tính đặc trưng thể hiện ở việc một mặt sản xuất đồ ăn thức uống độc đáo theo những công thức bí truyền tạo thành các món ăn đặc sản, mặt khác sản xuất chế biến ăn uống bình dân để phù hợp với mọi đối tượng khách. Giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền người tiêu dùng chắc chắn sẽ thu hút được một lượng khách lớn, không chỉ một lần mà khách còn quay lại lần hai, lần ba… Để tránh tình trạng “chặt chém.” Làm mất lòng tin và uy tín nơi khách, biện pháp tối ưu và thực hiện một cách triệt để quy định niêm yết rõ ràng giá cả các món ăn tại các nhà hàng phong cách Việt.  Tăng cường kiểm tra chất lượng đầu vào, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Một thực trạng chung tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Hà Nội là các cơ sở này đều treo cam kết đảm bảo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các cam kết này.   Các nguyên liệu được lựa chọn phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây được coi là yêu cầu quan trọng, nếu lựa chọn những nguyên liệu không tươi ngon, không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách (gây ngộ độc dễ măc một số bệnh), dẫn theo sự suy giảm lòng tin và kéo theo sự suy giảm của hiệu quả kinh doanh. Để đảm bảo sức khoẻ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến phương pháp chế biến trình bày món ăn. Món ăn đẹp mắt sẽ tạo ra sự hấp dẫn và đem lại cảm giác ngon miệng hơn cho khách.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần phải có biện pháp bắt buộc, không dừng lại ở mức độ tự nguyện  đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là với các nhà hàng phong cách Việt phục vụ du lịch trong việc tham gia đánh giá để được cấp biển hiệu đạt chuẩn du lịch. Việc cấp biển hiệu đạt chuẩn du lịch này sẽ giúp các nhà hàng tạo được uy tín, danh tiếng của mình, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường đồng thời các cơ sở này cũng phải tự hoàn thiện các điều kiện kinh doanh để đạt tiêu chuẩn cấp biển hiệu. Từ đó, từng bước nâng cao được chất lượng dịch vụ ăn uống phục vụ trong du lịch.

3.3.6.3. Hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh nhà hàng

Tính thời vụ là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch, tuy các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không phải chịu tác động nhiều như các loại hình kinh doanh du lịch khác nhưng tính thời vụ cũng ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng, đặc biệt là các nhà hàng phục vụ khách du lịch. Để khắc phục tính mùa vụ, các nhà hàng cần điều chỉnh chính sách giá và tổ chức nhiều chương trình cũng như các dịch vụ bổ sung để thu hút khách trong mùa thấp điểm.

3.4. Kiến nghị Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

 3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

  • TP Hà Nội nên có chính sách khuyến khích các nhà hàng, khách sạn chế biến các món ăn, đồ uống là đặc sản của thành phố phục vụ khách du lịch trong nước và nước ngoài.
  • Thành phố cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch và trong các nhà hàng phục vụ du lịch bằng biện pháp ban hành tỉêu chuẩn về chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch. Đặc biệt, cần phải quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống.
  • Có chính sách hỗ trợ việc vay vốn hoặc huy động vốn cho các doanh nghiệp là nhà hàng đầu tư phát triển các sản phẩm mới, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống nhằm giữ chân khách hàng tại Hà Nội lâu hơn.
  • Có phương án hỗ trợ việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời có quy chế sử dụng và bố trí nhân lực hợp lý. Đặc biệt, hỗ trợ, khuyến khích các chuyên gia ẩm thực, các nghệ nhân trong lĩnh vực chế biến những món ăn truyền thống Hà Nội mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng cho những lao động trong ngành du lịch để giữ gìn và phát huy những món ăn truyền thống, mang bản sắc Hà Nội.

3.4.2. Đối với Bộ  Văn hóa-  Thể Thao và Du Lịch;  Tổng cục Du Lịch

  • Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, người Việt Nam ở nước ngoài mở các nhà hàng Việt Nam tại những nơi là thị trường du lịch trọng điểm để quảng bá các món ăn, đồ uống Việt Nam với mục tiêu thu hút khách du lịch.
  • Tích cực chuẩn bị và tổ chức tốt các hoạt động, các sự kiện có ý nghĩa trên địa bàn Hà Nội, nhằm thu hút khách du lịch.
  • Đưa nội dung quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực và địa chỉ các nhà hàng phục vụ khách du lịch là một trong những hoạt động trọng tâm trong các lễ hội, hội chợ trong nước và nước ngoài.
  • Tổ chức nhiều cuộc thi trong nước và tham gia các cuộc thi tại nước ngoài để nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên trong ngành khách sạn nhà hàng, nhằm tạo ra những sản phẩm ăn uống độc đáo và khẳng định uy tín của hệ thống nhà hàng phong cách Việt đối với khách du lịch.
  • Làm tốt công tác dự báo du lịch, giúp cho các khách sạn, nhà hàng có thể nắm bắt được thị trường khách trong tương lai của mình từ đó có thể chuẩn bị tốt các công đoạn trong qui trình đón tiếp và phục vụ khách được chu đáo.
  • Tập trung vốn hạ tầng du lịch của Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng cho các trọng điểm du lịch tạo điều kiện khai thác hiệu quả các khách sạn, nhà hàng. Hỗ trợ trong công tác đào tạo và đào tạo lại trong và ngoài nước cho các cơ sở kinh doanh ăn uống, xây dựng trang web chuyên phục vụ cho việc cung cấp những thông tin về nhu cầu ăn uống, giới thiệu các món ăn truyền thống, món đặc sản, món mới, các nhà hàng truyền thống Việt Nam,… một cách thường xuyên và cập nhật.
  • Cần kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ du lịch và có biện pháp chống hiện tượng phá giá để đảm bảo mức giá ổn định và tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà hàng, khách sạn.
  • Tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn hóa ẩm thực trong nước và quốc tế để quảng bá, khuếch trương hình ảnh văn hóa ẩm thực Hà Nội và Việt Nam. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Tiểu kết chương 3:

Hoạt động kinh doanh trong hệ thống nhà hàng  phong cách Việt là vấn đề mới mẻ, nó đã được bắt đầu từ khi du khách quan tâm đến ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng. Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh trong nhà hàng phong cách Việt chưa được đánh giá đúng mức và chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp.Trên cơ sở phân tích thực trạng từ chương 2, chương 3 luận văn đã đề cập đến các bài học kinh nghiệm xuyên suốt qua nội dung cơ bản hoạt động kinh doanh trong nhà hàng phong cách Việt phục vụ khách du lịch. Tuy đã có những thành công nhất định nhưng  không thể bỏ qua những tồn tại và hạn chế. Vì vậy trong chương này, tác giả cũng đã đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng này .

KẾT LUẬN

Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng thực sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn một thập kỷ qua. Số lượng khách du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch ngày càng phát triển. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển chung của đất nước thì du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn, nhà hàng nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong tổ chức hoạt động của mình.

Hà Nội là một trong những thành phố có rất nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, do đây cũng là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các nhà kinh doanh và quản lý dịch vụ du lịch, nên hiện nay công tác tổ chức, triển khai và quy hoạch còn nhiều hạn chế.  Để ẩm thực phục vụ du lịch trong các nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội trở thành thương hiệu và nét hấp dẫn đặc biệt đối với du khách thì ngành du lịch còn phải đổi mới và đầu tư nhiều hơn nữa vào hoạt động này. Việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của  các nhà hàng, bao gồm cả các hoạt động xác định nguồn khách, tổ chức xây dựng thực đơn, tổ chức quá trình cung ứng hàng hóa, nguyên liệu, tổ chức chế biến, tổ chức phục vụ và các hoạt động marketing để thấy được những điểm yếu và hạn chế còn tồn tại là hết sức cần thiết để từ đó xác định những giải pháp cần được thực thi nhằm giúp các nhà hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận, tạo được hình ảnh tốt đối với khách du lịch quốc tế và trong nước, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng phong cách Việt phục vụ khách du lịch tại Hà Nội mà điển hình là hệ thống nhà hàng Sen và nhà hàng Quán Ngon, luận văn đã đạt được mục đích nghiên cứu là đề xuất các nhóm giải pháp và các kiến nghị cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của hệ thống các nhà hàng này, góp phần thức đẩy hoạt động du lịch phát triển. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

Các kết quả nghiên cứu cơ bản mà luận văn đã đạt được bao gồm:

Trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2022 – 2024, luận văn đã phân tích và đánh giá tình hình hoạt động và kinh doanh của các nhà hàng phong cách Việt phục vụ khách du lịch, tổ chức kinh doanh đến thị trường khách trong nước và quốc tế, các nguồn lực và kết quả kinh doanh.

Vận dụng các lý luận và thực tiễn phát triển du lịch, luận văn đã khái quát sự phát triển và đánh giá sự phát triển cũng như hoạt động của các nhà hàng phong cách Việt, xử lý và phân tích các số liệu thống kê thu thập được từ các cuộc điều tra. Đưa ra kết luận và một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Từ mỗi nội dung đánh giá, phân tích cụ thể luận văn đã rút ra được những kết luận có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để làm cơ sở đề xuất ra nhóm giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng phong cách Việt.

Luận văn đã đưa ra được các giải pháp cơ bản để phát huy và quảng bá hoạt động kinh doanh của nhà hàng, qua đó cũng là cách để lưu giữ, quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực Hà Nội nói riêng nhằm phát triển du lịch. Luận văn: Giải pháp hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Việt.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng Việt

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993