Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS Thuộc Quận 4, TP. HCM dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước

Theo quan điểm của Đảng và nhà nước, việc đưa các nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vào trường phổ thông của nước ta nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được thực hiện từ đầu những năm 1980 nhưng hiện nay cần phải được thể chế hóa. Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số – sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010 đã đặt ra đối với nhóm vị thành niên và thanh niên là “góp phần tăng hành vi đúng đắn và trách nhiệm về dân số, sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình để phòng ngừa quan hệ tình dục sớm, không an toàn, có thai ngoài ý muốn”. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược đề ra giải pháp “Mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên”.

3.1.2. Thực trạng của việc quản lý hoạt động GDGT ở các trường THCS đã được điều tra

  • Từ kết quả nghiên cứu, xuất phát từ thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc Quận 4 TPHCM, để nâng cao chất lượng GDGT trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất các giải pháp sau đây.

3.1.2.1. Giải pháp 1: Tăng cường việc cải tiến nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục giới tính

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày trên, xin đề xuất cải tiến về nội dung, phương pháp, phương tiện GDGT trong tình hình hiện nay ở các trường THCS tại Quận 4 TPHCM như sau:

Cụ thể hóa nội dung GDGT đảm bảo sát với tình hình thực tế của địa bàn Quận 4 và từng khối lớp, theo từng độ tuổi và đối tượng nam, nữ: Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Trong quá trình GDGT, nội dung GDGT là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục. Theo PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh: “ Việc lựa chọn nội dung GDGT phải chú ý đến mối quan hệ của nó với các mặt giáo dục khác, nhất là giáo dục đạo đức, phải chú ý đến mục đích của giáo dục, đến đặc điểm của đối tượng, của phong tục tập quán địa phương và nhiều yếu tố tâm lý xã hội và sinh lý khác” [ 26,151]. Trong điều kiện chưa thể có một môn học riêng về GDGT cần tiếp tục tổ chức dạy lồng ghép vào các môn học khác. Đồng thời bên cạnh nội dung chương trình đã được qui định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trên địa bàn Quận 4, TPHCM, cần nâng cao chất lượng các bài dạy GDGT được lồng ghép trong môn GDCD và Sinh học bằng các biện pháp:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

Bổ sung nội dung GDGT theo từng khối lớp dựa trên khung chương trình môn Sinh và GDCD theo hình thức chuyên đề như sau:

Khối 6 :

  • Tình bạn, tình bạn khác giới.
  • Tuổi dậy thì, chuẩn bị tâm lý cho tuổi dậy thì. * Khối 7 :
  • Những vấn đề cần chú ý ở tuổi dậy thì Phòng tránh xâm hại tình dục .

Khối 8:

  • Thời trang nam, nữ tuổi học trò

Khối 9:

Tình yêu trong sáng, cơ sở của gia đình hạnh phúc Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Đối với các bài dạy có nội dung GDGT lồng ghép, giáo viên cần xác định rõ nội dung GDGT sẽ ưu tiên đối với từng chủ đề bài giảng, qua các nội dung truyền thụ, giáo viên định hướng rõ cho học sinh (đối với từng đối tượng nam, nữ khác nhau). Với những nội dung học sinh còn hiểu lệch, hiểu sai, hoặc chưa sai nhưng chưa hiểu, chưa rõ, giáo viên dành thời gian nhiều hơn để phân tích, chứng minh làm rõ, giúp các em nắm vững được bản chất của vấn đề. Giáo viên thường xuyên thu thập kiến thức để bổ sung làm phong phú và tăng tính thuyết phục của nội dung GDGT như tình hình lây nhiễm HIV, thực trạng nhận thức và hành vi của học sinh liên quan đến giới tính như quan niệm thẩm mỹ trong cách ăn mặc, lời nói tư thế tác phong của học sinh nam, học sinh nữ, mối quan hệ giữa hai giới, tình bạn, tình yêu …. trong xã hội và nhà trường .

Ở địa bàn Quận 4, với tốc độ đô thị hóa nhanh, Quận 4 đang là Quận trung tâm của Thành phố, cần tăng cường công tác GDGT bằng cách định hướng, đưa nội dung GDGT vào các hoạt động chính khóa, các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe, gắn lý luận với thực tiễn và có những ví dụ sinh động để học sinh thấy rõ những hậu quả lệch lạc về giới tính như lệch lạc về thị hiếu thẩm mỹ, lệch lạc về lối sống, hậu quả khi tham gia vào các tệ nạn xã hội … từ đó nâng cao khả năng ý thức, tự giáo dục và chủ động phòng ngừa của các em.

  • Giáo dục học sinh nhận biết được những giá trị sống đích thực, giáo dục cách cư xử với mọi người, với bạn khác giới.
  • Giáo dục quan niệm về cái đẹp và phương pháp làm đẹp theo từng giới trong đó nhấn mạnh nội dung người nam đẹp phải mạnh mẽ, cường tráng, lịch sự, dũng cảm … người nữ đẹp dịu dàng, thùy mị, kín đáo, ăn mặc đẹp, đúng môi trường, hoàn cảnh.
  • Giáo dục sự rèn luyện để tạo nên cái đẹp chân chính và bền vững bằng chính con đường học tập, tu dưỡng, nếp sống lành mạnh phù hợp bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Cải tiến các phương pháp dạy học về giáo dục giới tính: nâng cao kỷ thuật sử dụng và phối hợp các phương pháp như sau:

Phương pháp thuyết trình nhưng chú ý nâng cao chất lượng ở nội dung thuyết trình, giáo viên phải trao dồi rèn luyện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, đảm bảo tính khoa học. Giáo viên giữ thái độ nghiêm túc, kết hợp giữa giảng dạy và hướng dẫn tự học. Câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, giữ cho lớp học có thái độ nghiêm túc, ý thức tôn trọng học tập, tránh đùa cợt, chế giễu. Nội dung trao đổi phải phù hợp với nội dung giáo dục và tâm lý của học sinh THCS, tránh các câu hỏi thiếu tế nhị vượt quá sự phát triển của tâm lý lứa tuổi. Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Phương pháp dạy học theo nhóm: Giáo viên chia lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư ký ghi lại nội dung các nhóm thảo luận. Do cùng lứa tuổi, tương đồng về tâm lý, các em sẽ chia sẻ và bộc lộ suy nghĩ, cùng nhau chọn ra những suy nghĩ đúng đắn, phê phán những nhận thức lệch lạc. Muồn tiết dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung thảo luận, dự kiến tình huống trong thảo luận. Từ những điều học sinh trình bày, giáo viên xây dựng cho học sinh thái độ sống đúng đắn, biết cư xử đúng, tránh được những sai lầm trong tình yêu, phòng chống bệnh HIV – AIDS.

Phương pháp đóng vai: giáo viên tạo ra tình huống giả định, cho học sinh đóng vai theo tình huống, sau đó cả lớp sẽ cùng nhận xét mặt hay, mặt dở của cách giải quyết theo tình huống. Nhờ sử dụng phương pháp này, học sinh thâm nhập thực tế dễ dàng hơn và khắc sâu kiến thức về giới tính nhiều hơn.

Phương pháp cùng tham gia: Giáo viên thực hiện phương pháp này bằng cách nêu lên lý thuyết ngắn gọn, sau đó để học sinh phát biểu những thắc mắc của mình. Đồng thời làm dịu đi những thắc mắc của học sinh làm cho các thông tin mà thầy cô cung cấp “nhẹ nhàng đi vào tâm trí trẻ thay cho những giáo điều khô cứng mang tính học thuật”

Cách nêu lý thuyết để cho học sinh hứng thú giáo viên có thể sử dụng các phần mềm máy tính, trình chiếu với máy Projector để lồng ghép các đoạn phim minh họa về giới tính, từ đó giáo dục học sinh trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện của bản thân học sinh, phòng tránh những hậu quả từ sự thiếu hiểu biết.

3.1.2.2. Giải pháp 2: Cải tiến việc tổ chức giáo dục giới tính Tổ chức các hoạt động chính khóa

Đưa chương trình GDGT lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Chỉ đạo Bí thư Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội, các GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh, nắm vững các nội dung cần lồng ghép và cách thức thực hiện lồng ghép GDGT, trong đó xác định rõ các nội dung lồng ghép GDGT làm cơ sở để thực hiện chương trình một cách hiệu quả, thiết thực nhất.

Tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn để tranh thủ sự giúp đỡ của họ ở những phạm vi mà họ có khả năng giúp đỡ như : giúp đỡ về kinh nghiệm tổ chức; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho hoạt động, tài trợ quà tặng, hoặc cũng có thể phối hợp về nội dung, chương trình, lực lượng ở các hoạt động mà ở cả hai bên cùng thực hiện.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Theo từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 2004) thì : Ngoại khóa là môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài chương trình chính thức trong nhà trường. Bởi vậy, khác với hoạt động giáo dục lên lớp, hoạt động ngoại khóa là những hoạt động không thường xuyên, không có chương trình chính thức và được xác định cụ thể về thời gian như các hình thức giáo dục khác. Tuy nhiên hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động tự giáo dục, bổ sung thêm những kiến thức cần thiết, góp phần hình thành thái độ, hành vi và xây dựng phẩm chất giới tính đúng đắn cho học sinh. Hiện nay do chương trình chính khóa còn khá nặng nề với học sinh nên hoạt động ngoại khóa lại càng cần thiết đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa về GDGT. Với điều kiện kinh tế, xã hội của Quận 4, các trường THCS có thể áp dụng các hình thức ngoại khóa về GDGT sau:

  • Mở hòm thư tư vấn và bảng tin tư vấn:

Với hình thức này nhà trường cần giao cho Đoàn thanh niên xây dựng hòm thư tư vấn đặt ở những vị trí phù hợp để học sinh dễ dàng gửi những câu hỏi thắc mắc về giới tính của mình. Trên cơ sở thắc mắc của học sinh, cán bộ Đoàn được phân công phụ trách tiến hành phân loại nội dung và trả lời theo từng chủ điểm .Tùy các nội dung mà có thể đưa lên bảng tin (hoặc chọn một góc trong bảng thông tin của nhà trường làm góc tư vấn) để tư vấn cho học sinh. Những nội dung nhạy cảm hoặc thuộc bí mật cá nhân thì phải giữ kín và nên gặp gỡ riêng với học sinh để giải đáp. Thông qua việc hỏi và trả lời, nhà trường kịp thời phát hiện những vướng mắc của các em. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để những học sinh khác nâng cao hiểu biết của mình.

Tổ chức tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua mạng: Trong tình hình bùng nổ thông tin như hiện nay, hình thức tư vấn này rất phù hợp với tâm lý của các em, được nhiều em lựa chọn. Nhờ hình thức này, các em có điều kiện nói ra đầy đủ những suy nghĩ thầm kín những “bí mật riêng” của mình – những điều mà không dễ dàng chia sẻ được với thầy cô, bố mẹ, bạn bè, người thân.

Nâng chất lượng công tác tổ chức giao lưu với chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ tư vấn bằng cách tăng thêm thời gian tư vấn, chia đối tượng nam, nữ, lứa tuổi để tư vấn. Với trình độ sâu, có kinh nghiệm thực tế phong phú, có khả năng thích ứng và hòa đồng với học sinh, các chuyên gia tư vấn có thể đi vào từng góc cạnh tâm lý, có những lời giải đáp dí dỏm, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao, gây ấn tượng mạnh đối vơí học sinh về các vấn đề cần thông tin giáo dục.

3.1.2.3. Giải pháp 3: nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính cho phụ huynh, học sinh, cán bộ giáo viên và các lực lượng tham gia công tác giáo dục giới tính

Cung cấp kiến thức, tư vấn cho PHHS về nội dung, phương pháp GDGT

Theo kết quả nghiên cứu ở trên, cả thầy cô giáo và cha mẹ học sinh đều cho rằng cha mẹ là người có trách nhiệm cao nhất trong việc GDGT cho con em. Nói cách khác GDGT tốt nhất là từ cha mẹ nếu cha mẹ biết yêu thương tôn trọng lẫn nhau, hòa hợp trong cuộc sống gia đình, cởi mở và chân tình với con cái. Ngược lại nếu gia đình không trọn vẹn, sống trong cảnh thiếu cha hoặc thiếu mẹ thì đó là một bất hạnh cho học sinh nhất là lứa tuổi học sinh THCS. Vì vậy để giúp cha mẹ làm tốt trách nhiệm GDGT, nhà trường cần cung cấp cho PHHS những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi THCS, tuổi dậy thì, tư vấn cho PHHS về nội dung, phương pháp GDGT ở các nội dung sau: Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Cần đánh tan nỗi lo sợ của PHHS rằng dạy về giới tính sẽ làm tăng tính tò mò của trẻ, khiến trẻ sớm muốn trãi nghiệm về tình yêu, tình dục. Thực ra tâm hồn của trẻ rất trong trắng, nếu cha mẹ biết gần gũi, tế nhị giải thích cho con hiểu, giúp trẻ nhận ra mặt phải, mặt trái của vấn đề, có vấn đề thắc mắc trẻ sẽ bộc bạch với cha mẹ, nhờ đó cha mẹ hiểu con mình hơn, kịp thời dạy dỗ, giúp trẻ phát triển đúng hướng và giảm thiểu những nguy cơ bị lạm dụng tình dục hoặc sai lầm trong tình yêu.

Ở lứa tuổi THCS, các bậc cha mẹ đều không muốn con mình yêu đương sớm. Khi phát hiện con có dấu hiệu yêu đương, quyến luyến bạn khác giới, thái độ chung thường gặp là cấm đoán, đánh đập, tìm mọi cách ngăn cản. Mọi thái độ quá cứng rắn đối với học sinh đều không phù hợp. Nhà trường, các thầy cô giáo cần kiên trì phối hợp, thuyết phục phụ huynh cần mềm mỏng, tránh nóng vội, cứng rắn, xúc phạm đến các em, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho các em .

Tổ chức các buổi hội thảo, cung cấp kiến thức, tư vấn cho PHHS quan tâm đến sự phát triển thể chất và nhân cách của con em, sự thay đổi về tâm sinh lý theo từng giới mà con em họ đang trãi qua để có phương pháp giáo dục phù hợp. Vì PHHS có nhiều trình độ khác nhau nên nội dung kiến thức tư vấn cho phụ huynh cần có sự chuẩn bị kỹ, do các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa giới thiệu. Kết hợp giữa cung cấp kiến thức và giải đáp thắc mắc các vấn đề riêng theo từng đối tượng cụ thể.

Một bộ phận PHHS chưa quan tâm đến công tác GDGT, họ quan niệm học sinh chỉ cần học cho tốt, nhà trường không cần tổ chức GDGT vì sợ làm mất thời gian học của học sinh. Quan niệm này là sai lầm, nhà trường nên đưa vào nội dung họp PHHS trong các kỳ họp định kỳ đầu năm, giữa năm và cuối năm học nhắc nhở PHHS quan tâm giáo dục để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, học sinh học tốt, tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục trong nhà trường trở thành con ngoan, trò giỏi, trưởng thành trong môi trường học đường về mọi mặt chính là niềm hạnh phúc lớn lao mà không một bậc cha mẹ nào không mong muốn.

Nâng cao nhận thức cho Cán bộ – Giáo viên và các lực lượng tham gia công tác GDGT

Đối với cán bộ quản lý: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng trường THCS) để họ dành thêm sự quan tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động GDGT một cách hệ thống, chặt chẽ, có hiệu quả và đồng bộ. Muốn thế, cần có những chỉ đạo cụ thể từ những cấp quản lý giáo dục như Bộ, Sở, Phòng GD định kỳ sơ kết kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm những cách làm hay, đưa vào nội dung thi đua làm động lực cho cá nhân cán bộ quản lý và trường học. Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Đối với giáo viên môn Sinh, GDCD và các lực lượng giáo viên tham gia làm công tác GDGT: mặc dù đã có nhận thức đúng về công tác GDGT tuy nhiên chưa có sự sáng tạo, chưa có nét riêng trong phương pháp giảng dạy, chưa gây được ấn tượng cho học sinh trong quá trình lên lớp các bài có nội dung GDGT. Hiện nay trên trang web của Sở Giáo Dục Đào tạo TPHCM đã cập nhật 9 bài dạy về kỹ năng sống cho học sinh THCS liên quan đến GDGT nhưng giáo viên chưa chủ động tham khảo và cũng chưa đưa vào ứng dụng trong các tiết dạy do vẫn còn tâm lý e ngại, đồng thời cũng không được sự quan tâm kiểm tra nhắc nhở của Ban Giám hiệu. Cần làm cho giáo viên tự giác thực hiện một cách có hiệu quả và có chất lượng cao về các nội dung GDGT.

Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ý thức tự giáo dục giới tính cho học sinh

Tuyên truyền giáo dục những chuẩn mực giới tính làm cơ sở để đẩy mạnh tự giáo dục giới tính cho học sinh. Thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt tập thể, hoạt động thi đua, qua công tác tuyên truyền … nhà trường cần giúp cho các em nhận thức đúng đắn các chuẩn mực về giới tính của học sinh nam và học sinh nữ; nhận thức đúng đắn về chuẩn mực của cái đẹp. Từ đó, các em tự đối chiếu với bản thân mình, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, phấn đấu học tập rèn luyện mình. Những chuẩn mực giới tính cần giáo dục cho học sinh gồm:

Giáo dục cho học sinh hiểu mỗi người cần có giới tính rõ rệt, bình thường như vậy sẽ có đặc điểm tâm lý, sinh lý bình thường, cơ thể phát triển hài hòa khỏe mạnh, có điều kiện phát triển toàn diện, có cuộc sống tương lai ổn định về tinh thần và thể chất.

Giáo dục cho học sinh hiểu chuẩn mực về cái đẹp của mỗi giới: người con trai phải đàng hoàng, mạnh mẽ, lịch sự, cường tráng, nói năng rõ ràng, tính cách cao thượng, dũng cảm … người con gái phải dịu dàng thùy mị, tế nhị, đi lại nhẹ nhàng, đứng ngồi kín đáo…

Giáo dục cho học sinh các chuẩn mực trong giao tiếp trong quan hệ với người khác giới và giáo dục tư cách người học sinh. Cụ thể trong quan hệ giao tiếp với bạn khác giới phải đúng mực, không được suồng sã, sàm sỡ thô bạo. Trong lời nói, trong ăn mặc phải phản ánh được tư cách của người học sinh như gọn gàng, lịch sự theo qui định của nhà trường, không được nói năng thô tục, ăn mặc lố lăng, không gây gổ, đánh nhau… Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Giáo dục cho học sinh trách nhiệm đối với cộng đồng theo chuẩn mực của giới như nghiêm chỉnh chấp hành nội qui, kỷ luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không uống rượu bia, hút thuốc lá.

Nâng cao nhận thức về văn hóa giới tính cho học sinh, tránh hiện tượng yêu đương quá sớm ảnh hưởng đến việc học hành, giúp học sinh hiểu rằng nam hay nữ đều có nét đẹp riêng. Vẻ đẹp bền vững là vẻ đẹp về tâm hồn: người con gái cần dịu dàng, đằm thắm, người con trai mạnh mẽ, tài năng.

Vẻ đẹp về hình thể phải phù hợp với cách ăn mặc, phù hợp với hoàn cảnh gia đình, phù hợp truyền thống văn hóa dân tộc.

Song song với việc nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề giới tính, nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm tạo sân chơi, tạo môi trường tốt cho học sinh tự rèn luyện, tự giáo dục về giới tính. Tích cực tham gia sân chơi do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của Liên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động do Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tổ chức, bản thân học sinh sẽ được rèn luyện tốt, phát triển nhân cách toàn diện, đề kháng với những ảnh hưởng xấu từ bạn bè, từ những thông tin không chính thống, từ mạng internet v.v …

3.1.2.4. Giải pháp 4: Bổ sung nguồn nhân lực giáo dục giới tính

Phân công cán bộ phụ trách chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra hoạt động GDGT từ cấp PGD đến các trường THCS Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

Qua khảo sát thực trạng có thể thấy rằng chưa có một cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động GDGT làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá uốn nắn, điều chỉnh GDGT một cách kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để phối hợp hoạt động GDGT với các hoạt động giáo dục khác trong các trường một cách nhịp nhàng, hiệu quả. Đồng thời cũng chưa có cơ sở để đấu tranh với các biểu hiện hời hợt, nông cạn, được đến đâu hay đến đó trong thực hiện nhiệm vụ GDGT của các trường. Vì vậy, cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để bổ sung nhân lực cho công tác GDGT là bố trí một cán bộ phụ trách chung cho cụm trường, chỉ đạo và theo dõi hoạt động của các trường, từ đó làm căn cứ để xét thi đua cho cán bộ quản lý và các trường vào cuối năm học. Cán bộ chuyên trách nhất thiết phải được đào tạo bài bản là giáo viên tâm lý giáo dục do các trường sư phạm đào tạo.

Ngoài ra cần nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác GDGT. Theo K.D.Usinxki: “Không một sách giáo khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một khen thưởng, nào có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh” [12]. Đối với học sinh THCS, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý, giáo dục và rất gần gũi với học sinh và có ảnh hưởng to lớn đối với sự suy nghĩ và hành động của các em. Trong công tác GDGT, để phát huy vai trò của GVCN. BGH các trường cần giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể về GDGT cho các GVCN. Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ được giao, mỗi GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm dựa vào thực tế học sinh trong lớp, nắm vững chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh, phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý giáo dục mọi mặt đối với các em, nhất là đối với những học sinh chậm tiến hoặc có những biểu hiện về hành vi giới tính thiếu chuẩn mực, thường xuyên giáo dục thuyết phục, uốn nắn, nhắc nhở học sinh chấp hành các quy định của nhà trường về ăn mặc, giao tiếp, thái độ, nề nếp, tác phong trong sinh hoạt học tập, phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội để tổ chức các sân chơi, giúp học sinh trưởng thành, hoàn thiện nhân cách.

Bổ sung biện pháp tổ chức phòng tư vấn học đường bằng nhân lực lưu động

Để giải quyết tình hình thiếu phòng tư vấn học đường và có nhân sự phụ trách phòng, qua trao đổi với các chuyên gia tâm lý đang công tác tại các trung tâm tư vấn trong thành phố, trong điều kiện hiện nay, có thể bố trí một giáo viên tâm lý công tác lưu động ở các trường (mỗi trường 1 ngày trong tuần). Có thể bố trí một phòng bộ môn trong trường có vị trí thuận lợi cho học sinh, thông báo lịch cụ thể, số điện thoại liên lạc để giúp học sinh kịp thời tư vấn những vấn đề “nóng”, ngoài ra giáo viên tâm lý này sẽ không có tâm lý nhàm chán, “rỗi việc”. đồng thời không gây tâm lý e ngại cho học sinh khi giải bày suy nghĩ, khúc mắc trong tư tưởng, nhận thức. Thực tế tại các trường hiện nay mỗi khi có chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ đến báo cáo các chuyên đề về giới tính, lượng câu hỏi gửi về cho báo cáo viên khá nhiều nhưng không có thời gian giải đáp hết. Vì vậy nhu cầu cần được tư vấn là một nhu cầu có thực và rất cấp thiết nhưng lại không thể đáp ứng được ngay cho từng trường. Giải pháp tổ chức phòng tư vấn học đường bằng nhân lực lưu động có thể giải quyết được phần nào nhu cầu của học sinh hơn là bỏ “trắng” phòng tư vấn học đường như hiện nay. Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

3.1.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác GDGT

Giải quyết khó khăn về kinh phí

Theo chỉ thị liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Công Đoàn giáo dục VN ngày 25/05/1992 về công tác giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình có viết : “ Ban GDDS-KHHGĐ các cấp dự trù kinh phí hàng năm cho các hoạt động về GDDS, GDDSGĐ và KHHGĐ, chú ý tạo điều kiện kinh phí thích hợp cho hoạt động KHHGĐ. Tổ chức khai thác các nguồn lực để đảm bảo được kinh phí hoạt động…”. Hàng năm các trường cần chủ động đưa vào dự toán NSNN kinh phí cho công tác GDGT. Ngoài ra có thể thực hiện xã hội hóa giáo dục thông qua kinh phí tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến GDGT như LAURIER, KOTEX, DIANA, BIORE, … để tổ chức sân chơi (kết hợp giới thiệu sản phẩm). Đồng thời, Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường trên cơ sở đề xuất biện pháp của BGH có thể vận động cha mẹ học sinh các lớp đóng góp kinh phí, dành một phần cho công tác GDGT cho học sinh vì điều đó ảnh hưởng cấp thiết đến công tác giáo dục đạo đức, ích lợi không chỉ cho học sinh mà còn cho cả các bậc cha mẹ.

Giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất

Bổ sung kịp thời tài liệu, giáo trình, tranh ảnh, băng đĩa phục vụ công tác GDGT: Trên cơ sở nguồn kinh phí có được, các trường cần bổ sung ngay sách báo, tài liệu GDGT, cập nhật hàng năm. Quy định rõ tài liệu dành cho giáo viên, tài liệu dành cho học sinh. Do tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa, trên thị trường khá đa dạng nên cần có sự lựa chọn tài liệu giáo trình phù hợp. Công ty sách thiết bị trường học hiện chỉ cung cấp ĐDDH theo chương trình và sách giáo khoa, cần có một tổ chức thiết kế tài liệu giáo trình, băng đĩa … riêng để phục vụ việc giảng dạy các nội dung GDGT.

Hiện nay các trường đều có máy tính đã kết nối internet, do vậy cần xây dựng trang web của các trường, mở chuyên mục “Câu lạc bộ Tuổi hồng”, dành một góc trên trang web để học sinh vào mạng, chia sẻ tâm tình. Người quản trị mạng cần quản lý chặt những nội dung trao đổi của học sinh, nội dung nào đưa lên, nội dung nào thiếu lành mạnh thì ngăn chặn. Thông qua trang web, các trường phát huy mạnh hơn nữa vai trò của thông tin tuyên truyền, hướng dẫn học sinh tiếp cận thông tin chính thống, có tính chất giáo dục, phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý nhưng không mang nặng tính chất giáo điều, gây cho học sinh tâm lý nặng nề.

Tóm lại để công tác GDGT tại các trường THCS tại Quận 4, TPHCM thực hiện có chất lượng cao hơn trong thời gian tới, các giải pháp nêu trên có vai trò, vị trí không ngang bằng nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau, phát huy kết quả của nhau trong một chỉnh thể thống nhất, do đó cần được vận dụng đồng bộ, không nên xem nhẹ hay bỏ qua một giải pháp nào. Mục đích của các giải pháp là nhằm phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng sư phạm trong nhà trường, khoa học hóa các thành tố giáo dục, tích cực hóa vai trò của đối tượng giáo dục và tạo ra môi trường sư phạm tích cực, qua đó tác động toàn diện đến nhận thức, thái độ và hành vi về giới tính của học sinh theo mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

1. KẾT LUẬN

1.1. VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDGT

Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động GDĐT tại các trường THCS thuộc Quận 4 TPHCM, người nghiên cứu nhận thấy:

  • Giáo viên và phụ huynh đã có nhận thức khá tích cực, có trách nhiệm về công tác GDGT. Học sinh có hiểu biết về khái niệm giới tính, nguồn lây nhiễm HIV/AIDS và bệnh AIDS, có ý thức phòng chống bệnh khá tốt.
  • BGH các trường có quản lý việc thực hiện chương trình của Bộ nhưng chưa sâu, các bài có nội dung GDGT về cơ bản được giảng dạy đủ nhưng không đạt chất lượng tốt, chưa sinh động, tự nhiên. Việc quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp, quản lý giờ lên lớp còn sơ sài, thiếu rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy các bài có nội dung GDGT.
  • Công tác phân công giáo viên giảng dạy môn Sinh và GDGT đúng chuyên môn, riêng giáo viên là TPT Đội, Bí thư Chi Đoàn cũng được phân công làm công tác GDGT là do đặc điểm của công tác đoàn thể và chủ yếu thực hiện trong các hoạt động ngoại khóa.
  • Việc quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên diễn ra chưa thường xuyên, giáo viên thiếu cập nhật kiến thức hàng năm.
  • Công tác quản lý, công tác tổ chức các hoạt động chính khóa và ngoại khóa có thực hiện nhưng không thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.
  • Chưa có trường nào có phòng tư vấn học đường, cơ sở vật chất tạm đủ về máy móc thiết bị dùng chung, thiếu trầm trọng các loại tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh phục vụ GDGT chưa trang bị phòng học riêng phù hợp với công tác GDGT.
  • Công tác phối hợp với PHHS: thiếu sự tư vấn, cung cấp kiến thức cho PHHS để công tác GDGT đạt chất lượng cao hơn.
  • Chưa chủ động quản lý hoạt động học, tự bồi dưỡng, tự GDGT của học sinh. Nhà trường chưa thật sự đi sâu tìm hiểu tâm tư tình cảm học sinh, từ đó giúp đỡ, hướng dẫn, tạo môi trường để học sinh tự rèn luyện, tự GDGT.

Ưu điểm: Nhờ có cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư tương đối tốt, Ban giám hiệu các trường đã có sự quan tâm đôn đốc, phương pháp quản lý phù hợp, tiến bộ mà các nội dung trong chương trình GDGT được thực hiện một cách nghiêm túc và trên phương diện nào đó đã mang lại những hiệu quả nhất định. Sự phân công giảng dạy được phân bổ trên các đối tượng GV môn Sinh, GDCD, bên cạnh đó có sự góp sức của GVCN, tổng phụ trách Đội, bí thư Đoàn thanh niên, là những đối tượng có sự gần gũi và nắm bắt tâm lý các em nên sự hiểu biết của học sinh về vấn đề giới tính ngày càng được cải thiện, ít sai lệch so với độ tuổi. Hơn thế nữa, nhận thức của bản thân CB-GV và phu huynh về vấn đề này cũng được nâng cao, điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc duy trì và nâng cao chất lượng của công tác GDGT trong nhà trường tương lai.

Nhược điểm: Cần phát triển hơn nữa những phòng chức năng dành riêng cho vấn đề tư vấn và GDGT. Phương pháp giảng dạy cần được cập nhật và đổi mới thường xuyên nhằm đáp ứng một cách phù hợp sự tiến bộ chung của tâm sinh lý lứa tuổi theo đà phát triển chung của xã hội. Thường xuyên vận động những tổ chức xã hội hỗ trợ về thông tin, về phối hợp hoạt động và quảng bá những lợi ích của công tác này, nhằm nâng cao vai trò và nhận thức của mọi người trong toàn cộng đồng, trong gia đình và chính bản thân các em học sinh.

Từ thực trạng trên người nghiên cứu nhận thấy công tác quản lý hoạt động GDGT còn gặp nhiều khó khăn và đã đề xuất một số giải pháp về nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, về nội dung và hình thức tổ chức GDGT, bổ sung nguồn nhân lực, giải quyết khó khăn về kinh phí và cơ sở vật chất. Tuy nhiên muốn thực hiện được các giải pháp trên cần được sự quan tâm hỗ trợ từ mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng xã hội.

1.2. CÁC GIẢI PHÁP

Người nghiên cứu đề xuất 5 giải pháp:

  • Giải pháp 1: Tăng cường việc cải tiến nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục giới tính
  • Giải pháp 2: Cải tiến việc tổ chức giáo dục giới tính
  • Giải pháp 3: nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính cho phụ huynh, học sinh, cán bộ giáo viên và các lực lượng tham gia công tác giáo dục giới tính
  • Giải pháp 4: Bổ sung nguồn nhân lực giáo dục giới tính:
  • Giải pháp 5: Tăng cường kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác GDGT

2. KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

2.1. VỚI CÁC TRƯỜNG THCS

  • Phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lý và tổ chức GDGT cho học sinh bậc THCS, chú ý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bắt đầu từ khối 6 với các nội dung đã được định hướng, do Tổ chức Unicef tài trợ.
  • Không ngừng nâng cao trình độ nhận thức cho giáo viên làm công tác GDGT, tư vấn cung cấp kiến thức cho PHHS, tổ chức phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp học sinh có được sự hiểu biết một cách hệ thống, khoa học, phù hợp với các chuẩn mực văn hóa dân tộc.
  • Huy động các nguồn kinh phí bằng cách đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện cho công tác GDGT phát triển cả chiều rộng và chiều sâu của các hoạt động GDGT.
  • Vận động giáo viên đổi mới phương pháp GDGT, trong đó chú ý các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, biến quá trình GDGT thành quá trình tự giáo dục của học sinh.

2.2. VỚI PHÒNG GD & ĐT QUẬN 4

  • Cần sớm bố trí nhân sự chuyên trách chỉ đạo về công tác GDGT cho cụm trường THCS, có kế hoạch cụ thể để các trường thực hiện.
  • Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (tham mưu với UBND Quận) trang bị các thiết bị dạy học và giáo dục hiện đại, đầy đủ, chỉ đạo các trường dành dự toán kinh phí và phối hợp cùng phòng Tài chính kế hoạch Quận duyệt kinh phí chi cho công tác này.
  • Cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành để có những chủ trương phù hợp.

2.3. VỚI SỞ GD & ĐT TPHCM Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

  • Hàng năm tổ chức các chuyên đề tập huấn cho giáo viên về công tác GDGT.
  • Tiếp tục phổ biến các kiến thức về GDGT trên trang web của Sở trong đó có các nội dung phù hợp với trình độ chung của mọi người, phụ huynh có thể tìm hiểu để giáo dục con em, giáo viên tìm hiểu để đổi mới phương pháp giảng dạy.
  • Phối hợp các Sở, ngành liên quan để mở rộng các kênh truyền thông, tư vấn, tận dụng các nguồn kinh phí tài trợ để đẩy mạnh GDGT cho các trường.

2.4. VỚI BỘ GD & ĐT

  • Cần có các văn bản, qui định hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện nội dung chương trình chính khóa và ngoại khóa phù hợp với từng lứa tuổi, cân đối thời gian một cách hợp lý giữa yêu cầu nhiệm vụ học tập với nhiệm vụ GDGT cho học sinh.
  • Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tìm hiểu các kiến thức GDGT, Bộ GDĐT biên soạn thêm các tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh là điều hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay.
  • Bổ sung một định mức giáo viên bộ môn tâm lý làm công tác GDGT (cho một trường hoặc một cụm trường) để giải quyết khó khăn về nhân sự hiện nay cho các trường. Luận văn: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993