Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các giải pháp nhằm giảm thiểu Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1 Mục tiêu giảm thiếu rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại tầm nhìn chiến lược đến năm 2030, gắn liền với quá trình cổ phần hóa và đảm bảo vị trí là một trong những NH chủ lực, chủ yếu của cả hệ thống tài chính NH lớn mạnh trên thị trường. Vietcombank đang ngày càng chú trọng hơn đến việc đảm bảo an toàn hoạt động nói chung và hạn chế Rủi ro tín dụng nói riêng. Trong bối cảnh diễn biến nền kinh tế vĩ mô đang có những yếu tố bất lợi như dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế giảm sút, suy thoái kinh tế toàn cầu… Vietcombank đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cần gắn liền với đảm bảo chất lượng, kiểm soát và hạn chế Rủi ro tín dụng trong mức độ cho phép. Tùy thuộc vào mỗi đặc điểm hoạt động của từng CN mà Hội sở cho phép tăng trưởng tín dụng khác nhau nhưng đều phải đảm bảo tỉ lệ nợ quá hạn dưới 5%, tỉ lệ nợ xấu dưới 3%. Những CN chưa đảm bảo chỉ tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng bị hạn chế tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy sự cần thiết phải giảm thiểu Rủi ro tín dụng của VCBHCM trong thời gian tới nếu muốn phát triển, hiệu quả hoạt động cao. Trên cơ sở đó, kế hoạch hoạt động của CN nhằm giảm thiểu Rủi ro tín dụng đến năm 2030 được thể hiện chỉ tiết trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của ngân hàng VCBHCM 2030

Để đạt được kế hoạch đề ra, CN đã chỉ tiết một số mục tiêu liên quan đến giảm thiểu Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Ban lãnh đạo CN chú trọng triển khai các quy định về chính sách, quy định của các nghiệp vụ cấp tín dụng, đặc biệt là tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với những nghiệp vụ phức tạp như bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ… Trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn giữ quan điểm cần có Tài sản đảm bảo nhằm tăng ý thức thanh toán khoản vay của người vay cũng như có nguồn thu hồi nợ khi rủi ro xảy ra, đặc biệt khi Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại CN là SMEs có hoạt động bấp bênh, thiếu ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong quá trình thu thập thông tin, CN chú trọng đến việc liên kết với các cơ quan quản lý nhằm thu thập các thông tin liên quan đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như định hướng phát triển, quy hoạch của địa phương. Điều này giúp cho CN đa dạng nguồn thông tin để đánh giá Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn bên cạnh thông tin từ DN, từ trung tâm CIC và từ chính Vietcombank. Trong việc thiết lập danh mục tín dụng theo hướng đa dạng đối tượng, ngành nghề, thời hạn, CN đặt ra mục tiêu giảm dần tỉ trọng cấp tín dụng trong ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất truyền thống, hướng đến sản xuất ứng dụng công nghệ cao để phù hợp với diễn biến thay đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng của địa phương. Chú trọng hơn hoạt động kiểm tra, giám sát sau giải ngân nhằm nhận điện, đo lường rủi ro, đánh giá và có hướng xử lý rủi ro kịp thời. CN tập trung cơ cấu lại dư nợ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong đó, tập trung thu hồi những khoản nợ quá hạn, nợ xấu đối với cả khách hàng cá nhân và khách hàng DN. Đối với các trưởng hợp chây ỳ thanh toán khoản vay vay, CN sẽ kiên quyết xử lý theo hướng thanh lý Tài sản đảm bảo theo quy định.

3.2. Giải pháp nhằm góp phần hạn chế Rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – CN thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Chuyên môn hoá nhân sự Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Vietcombank nói chung, CN nói riêng đang thực hiện mô hình tập trung trong hoạt động tín dụng. Nhân viên tín dụng đảm nhiệm gần như toàn bộ các bước trong quy trình tín dụng, từ tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, thẩm định tín dụng, giải ngân, giám sát và thanh lý khoản tín dụng. Đồng thời cũng chưa có sự phân nhóm quản lý DN. Ở góc độ CN, tuy việc gom lại phòng bán lẻ kiêm luôn SMEs giúp tinh gọn bộ máy nhưng việc gom như vậy khiến cho nhân viên tín dụng phải đảm trách nhiều nhiệm vụ, phải nắm bắt nhiều quy trình và khó am hiểu đặc điểm của từng nhóm đối tượng DN. Thực trạng một nhân viên vừa quản lý khách hàng cá nhân vừa DNVVN tùy theo khả năng tiếp cận Doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhân viên. Điều này vừa làm giảm hiệu suất công việc vừa gây khó khăn cho việc quản lý khoản tín dụng, danh mục cấp tín dụng. Giải pháp nhằm hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình tác nghiệp trong bối cảnh hiện tại là CN cần có quy định chia nhóm nhân viên tín dụng thành hai nhóm nhân viên tín dụng cá nhân và nhân viên tín dụng DN. Những nhân viên tín dụng nào có thể tiếp cận động nhóm DN, am hiểu tài chính DN, có nhiều kinh nghiệm để đánh giá các khoản tín dụng phức tạp nên để phụ trách khách hàng DN. Việc bán chéo sản phẩm, tức nhân viên tín dụng CN có thể tiếp cận Doanh nghiệp nhỏ và vừa để cấp tín dụng có thể đem hồ sơ về cho nhóm nhân viên tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa thẩm định đánh giá và quản lý. Có cơ chế đề đánh giá quyền lợi của nhân viên tín dụng khi có sự bán chéo sản phẩm sao cho hợp lý. Điều này giúp cho việc nhận diện, đo lường, đánh giá Rủi ro tín dụng của nhân viên chuyên nghiệp hơn, tốt hơn, góp phần hạn chế Rủi ro tín dụng.

Mặc dù theo cơ cấu tổ chức, CN không có bộ phận phụ trách việc quản lý rủi ro mà nhân viên tín dụng thực hiện các báo cáo và trưởng phòng tổng hợp trình lên Ban Lãnh đạo CN những công tác liên quan đến Rủi ro tín dụng. Điều này làm cho khối lượng công việc của nhân viên tín dụng khá nhiều, việc tổng hợp thông tin có thể thiếu sót, chưa đầy đủ, và nhân viên tín dụng không chuyên về quản lý rủi ro nên chưa thể tạo ra bức tranh tổng thể về mức độ Rủi ro tín dụng của CN để đưa ra đề xuất cho cấp trên. Vì vậy, trong xu hướng tăng dần quy mô tín dụng, giảm thiểu Rủi ro tín dụng, CN nên xem xét thành lập bộ phận hoặc phân công nhân viên chuyên trách am hiểu về quản lý rủi ro nói chung và quản lý Rủi ro tín dụng nói riêng để hỗ trợ Ban Lãnh đạo CN trong việc đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định phù hợp. Bộ phận hoặc nhân viên này cần có kiến thức về các mô hình đo lường rủi ro danh mục để hỗ trợ tốt nhất cho Ban Lãnh đạo CN. Bên cạnh đó, nhân viên này còn lên lịch hỗ trợ cho nhân viên tín dụng trong nhắc nợ, đánh giá nợ có vấn đề để có những phương án xử lý nợ phù hợp. Điều này giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, góp phần giúp quản trị Rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.

3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp

3.2.2.1 Đa dạng nguồn thông tin thu thập Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện, đo lường, đánh giá và xử lý Rủi ro tín dụng. Do đó, để giảm thiểu Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng DN, CN cần chủ động đa dạng hóa nguồn thông tin, đặc biệt là những thông tin mang tính chính sách, định hướng phát triển của địa phương. Một vài trường hợp thay đổi quy hoạch sử dụng đất của địa phương đã làm cho CN gặp khó khăn trong việc xử lý Tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Bên cạnh đó, do đặc thù của SMEs là các thông tin về tài chính, hoạt động còn chưa rõ ràng nên việc có thêm mạng lưới thông tin từ cơ quan thuế, Sở Công thương, Sở KH & Đầu tư, các hiệp hội, bạn hàng, đối tác sẽ giúp cho CN có được nhiều nguồn thông tin để đánh giá, nhận định về Doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị vay vốn. Việc liên kết này cần được thiết lập và phát triển bài bản lâu dài để thuận lợi cho sự phát triển của CN. Là một trong những đơn vị có đóng góp hàng đầu cho việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế, liên kết hỗ trợ vốn phát triển kinh tế địa phương, CN cần tận dụng lợi thế này để tiếp cận thông tin, xây đựng và phát triển mạng lưới thông tin từ các hiệp hội, sở ban ngành có liên quan.

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định doanh nghiệp

Thẩm định tín dụng của Vietcombank nói chung và CN nói riêng sử dụng phương pháp định tính và định lượng, dựa trên đánh giá của nhân viên tín dụng và kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Xét riêng về thẩm định tín dụng theo phương pháp phán đoán mang bản chất định tính, trong giai đoạn nghiên cứu vẫn còn tổn tại một số hạn chế và sai sót. Trong mô hình 6C có yếu tố môi trường hoạt động là nội dung thường chưa được chú trọng nhiều trong nội dung phân tích thẩm định tại CN. Việc đưa ra các đánh giá về triển vọng kinh tế địa phương, về ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc nhận diện và đánh giá rủi ro của khoản tín dụng. Đối với các khoản tín dụng mở rộng sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đòi hỏi phải phân tích, đánh giá phức tạp. Nhân viên tín dụng nên áp dụng phương pháp Monter Carlo trong thẩm định dự án để đánh giá rủi ro của khoản tín dụng thay vì chỉ dựa trên phương pháp kịch bản như giai đoạn vừa qua. Phương pháp Monte Carlo là phương pháp thử nghiệm thống kê, lấy một cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của biến ngẫu nhiên đầu vào và tính ra một kết quả thực nghiệm của đại lượng cần phân tích. Thông qua việc gán giá trị ngẫu nhiên cho các thông số đầu vào của dự án để tính ra các chỉ số quan trọng như NPV, IRR, để tạo ra một tập hợp các kết quả có ý nghĩa. Từ đó, cán bộ thẩm định có thể trả lời được câu hỏi khả năng đạt được lợi nhuận kỳ vọng là bao nhiêu, rủi ro về mặt tài chính của dự án như thế nào. Điều này giúp đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả và rủi ro của dự án trong những biến động đầu vào khác nhau.

3.2.2.3 Nâng cao chất lượng và cải thiện quy trình định giá tài sản bảo đảm

Với nhận thức trở thành nguyên tắc sống còn trong hoạt động cấp tín dụng là mọi khoản tín dụng đều phải có bảo đảm, dù là bảo đảm bằng tài sản vật chất hay đảm bảo bằng uy tín thì đều phải thẩm định hết sức kỹ càng và khoa học, có cơ sở. Riêng đối với việc đảm bảo bằng tài sản vật chất, phải xem Tài sản đảm bảo đóng vai trò quan trọng nhằm giúp NH kiểm soát, giảm thiểu tổn thất khi Rủi ro tín dụng xảy ra. Hoạt động định giá Tài sản đảm bảo cũng như tính chất pháp lý, quy hoạch,… hiện nay đều do nhân viên tín dụng tự thực hiện nên dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình định giá do thiếu chuyên môn, thiếu thông tin. Ngoài ra cũng không loại trừ những sai phạm từ mặt đạo đức của nhân viên thẩm định. Để từng bước thực hiện có hiệu quả việc tăng cường chất lượng công tác thẩm định Tài sản đảm bảo, những giải pháp cần được quan tâm là: (i) Liên kết với công ty định giá độc lập để có thể định giá được giá trị của Tài sản đảm bảo khách quan, khoa học. (ii) Sau khi có kết quả định giá độc lập, CN vẫn có thể điều chỉnh tăng, giảm (nhưng thường là giảm hơn giá thị trường) tùy thuộc các yếu tố khác thu thập được để đánh giá giá trị Tài sản đảm bảo khách quan nhất làm cơ sở cấp tín dụng, nhất là tài sản là bất động sản. (iii) Phần lớn các Tài sản đảm bảo của CN áp dụng biện pháp thế chấp, do đó, khi thẩm định Tài sản đảm bảo cần đánh giá đầy đủ những yếu tố rủi ro có thể phát sinh và đề xuất giải pháp linh hoạt, phù hợp để kiểm soát rủi ro. Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Một trong những vướng mắc của các NHTM nói chung và của CN trong công tác thu hồi nợ của nhóm khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi xảy ra rủi ro chính là việc xử lý Tài sản đảm bảo. Tiến trình xử lý Tài sản đảm bảo thường bị kéo dài do gặp khó khăn trong việc (i) xử lý các thủ tục ra tòa hoặc đấu giá, (ii) thỏa thuận định giá tài sản giữa NH và DN, (iii) quá trình tìm kiếm người mua tài sản thanh lý như xe ô tô, bất động sản, máy móc thiết bị chuyên dụng do việc NH, Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay thường mong muốn bán được giá cao trong khi người mua lại muốn mua được giá thấp nhất. Trong thực tế, việc định giá Tài sản đảm bảo hiện nay của NH chủ yếu do CN tự định giá, làm cho việc đánh giá thiếu tính khách quan. Giá trị Tài sản đảm bảo bị thanh lý cao hơn so với thị trường như xe ô tô cũ, máy móc thiết bị cũ, do đó khó tìm kiếm được người mua. Do đó, CN cần chủ động tận dụng danh mục Doanh nghiệp nhỏ và vừa của mình để thông tin đến việc thanh lý TSBĐ nhằm tăng khả năng thanh khoản đối với những tài sản loại này. Bên cạnh đó, đối với một số tài sản có giá trị lớn, tính thanh khoản thấp như động sản, CN có thể xem xét hỗ trợ cấp tín dụng người mua tài sản thanh lý để đẩy nhanh khả năng xử lý Tài sản đảm bảo. Đối với những tài sản đang vướng mắc về quy hoạch, CN cần nắm bắt thông tin Doanh nghiệp nhỏ và vừa để tìm kiếm các nguồn thu nợ khác nếu có. Đồng thời cũng liên kết thông tin với cơ quan quản lý để có những quyết định phù hợp liên quan đến Tài sản đảm bảo đang nằm trong quy hoạch.

3.2.3 Thiết lập cơ chế khen thưởng, phát triển đào tạo đối với cán bộ nhân viên.

Thiết lập cơ chế thưởng, phạt; cơ chế tiền lương và thu nhập; cơ chế trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng minh bạch đồng thời tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp để đội ngũ nhân viên tuân thủ chặt chẽ các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng

Các quy định liên quan đến việc kiểm soát, hạn chế Rủi ro tín dụng đã được ban hành khá nhiều từ các cơ quan thanh tra kiểm soát, các cơ quan quản lý, từ NHNN đến các NHTM, trong đó có Vietcombank. Đối với CN, cần luôn luôn quán triệt các quy định liên quan đến đảm bảo chất lượng tín dụng trong toàn bộ nhân viên của CN và tổ chức thực hiện một cách rõ ràng, phân minh, không có vùng cấm. Điều này sẽ tác động tích cực vào nhận thức của nhân viên trong quá trình triển khai hoạt động cấp tín dụng DN. Với những cơ chế đầy đủ cộng với việc thường xuyên quán triệt, giáo dục sẽ có những tác động giúp cán bộ nhân viên tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc nhận diện đo lường và đánh giá rủi ro liên quan đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình cấp tín dụng, từ đó, góp phần giảm thiểu được việc phát sinh các khoản nợ có vấn đề.

Ngoài những chính sách, quy định của cấp trên, CN cũng cần có cơ chế khen thưởng xử phạt riêng, phù hợp với đặc thù nhân sự và hoạt động tín dụng của CN. Việc khen thưởng được xem xét dựa trên kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh được giao, đặc biệt chú ý đến chất lượng tín dụng, kết quả kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu của cán bộ nhân viên tín dụng. Ngược lại, đối với những bộ phận, những nhân viên không kiểm soát tốt Rủi ro tín dụng mà do nguyên nhân chủ quan được xác định, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc làm gương cho những trường hợp khác.

Tăng cường và thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức, cập nhật chế độ quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng liên quan đến hoạt động tín dụng cũng như kiểm soát rủi ro Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Hoạt động quản trị tín dụng, quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng hiện nay đã được nâng lên tầm chuyên môn nghiệp vụ, như một ngành khoa học trong lĩnh vực tiền tệ NH. Quy mô, tiêu chuẩn quản trị rủi ro cũng từng bước được phát triển nhanh chóng. Hiện nay, không những áp dụng Basel II, nhiều NHTM đã và đang hướng đến việc mạnh dạn áp dung các chuẩn mực Basel III trong hoạt động của mình với việc ban hành hàng loạt phương pháp, mô hình định lượng để đo lường, đánh giá Rủi ro tín dụng theo khoản tín dụng, theo danh mục cấp tín dụng. Việc triển khai áp dụng Basel II hướng đến Basel III của NHNN đối với hệ thống các NHTM là bắt buộc cho các NHTM Việt Nam, trong đó có Vietcombank và CN Hồ Chí Minh. Do đó, việc phải không ngừng chú trọng trau đồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động tín dụng nói chung, quản trị Rủi ro tín dụng nói riêng phải là công tác thường xuyên và liên tục. Điều này không những giúp CN kiểm soát được Rủi ro tín dụng trong hoạt động nghiệp vụ mà còn phù hợp với việc tiếp cận các quy định về quản trị Rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế. Muốn đạt được điều này, ngoài phụ thuộc vào các đợt tập huấn tập trung, trực tuyến do Vietcombank hội sở triệu tập, CN cũng nên chủ động tổ chức các buổi hội thảo từ cấp bộ phận đến cấp phòng và quy mô CN. Cần dành ra một phần kinh phí để đầu tư cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo tiềm năng, có cơ chế tài trợ và ràng buộc đối với nhân sự được cử đi học trình độ cao hơn hoặc các khóa học cần thiết theo nhu cầu quản trị Rủi ro tín dụng của CN.

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị đối với Vietcombank hội sở Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

3.3.1 Xác định rõ chiến lược kinh doanh

Tác giả đề xuất hội sở Vietcombank cần thiết lập tầm nhìn và chiến lược kinh doanh thống nhất từ dài hạn hàng chục năm, trung hạn từ 3 đến 5 năm và chia ra hàng năm, trong đó có những định hướng rõ ràng trong việc đầu tư đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa cũng như kế hoạch kiểm soát rủi ro nói chung và đối với cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo cho các CN có mục tiêu, hướng đi và các giải pháp triển khai cụ thể. Để thực thi có hiệu quả chiến lược và định hướng của hội sở, tác giả cho rằng việc thiết lập chiến lược cần phải đầy đủ và toàn diện. Không những tập trung vào các chỉ tiêu kinh doanh, danh mục sản phẩm,… mà còn đặt trọng tâm vào các mảng tài chính, cơ chế chính sách, quy định về tổ chức và nhân viên cũng như chú trọng đầu tư hơn vào công nghệ và những vấn đề có liên quan khác.

3.3.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng

Vietcombank cần thường xuyên bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh phù hợp với các thay đổi của chính sách kinh tế của cả nước và địa phương theo hướng phù hợp với định hướng phát triền KTXH cả nước và các địa phương nơi có Vietcombank đóng chân. Chính sách tín dụng cũng cần đảm bảo cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro trong mức độ cho phép theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế. Chính sách tín dụng cũng cần làm rõ phân khúc Doanh nghiệp nhỏ và vừa mục tiêu trong nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhóm cá nhân. Đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm rõ nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa mục tiêu theo quy mô, ngành nghề… để từ đó giúp các CN có định hướng thực hiện trước mắt cũng như phục vụ các mục tiêu trung dài hạn.

3.3.3 Phát triển HTXHTN nội bộ. Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Ngoài các chỉ tiêu, các yếu tố mang tính định lượng, trong HTXHTN nói chung, thì HTXHTN dành cho nhóm SMEs cần chú trọng bổ sung thêm đến các yếu tố định tính phi tài chính như năng lực quản trị của chủ DN, mức độ linh hoạt và phù hợp trong SXKD của Doanh nghiệp nhỏ và vừa với thị trường, vòng đời phát triển của DN, các yếu tố phản ánh đặc điểm chiến lược kinh doanh mà Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang theo đuổi hoặc mức độ đa dạng thị trường kinh doanh và danh mục sản phẩm của DN.

3.3.4 Liên tục cập nhật tiến đến hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin

Việc hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin càn phát triển theo hướng vừa đảm bảo các yêu cầu trước mắt cho các nghiệp vụ NH, trong đó đảm bảo đầy đủ việc liên thông các thông tin về nghiệp vụ NH, vừa có thể truy xuất các thông tin kinh tế vĩ mô và chọn lọc thông tin chi tiết đến từng Doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu như có thông tin phát sinh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa dù đã là khách hàng của Vietcombank hay chưa nhằm bổ trợ cho các bộ phận nghiệp vụ có thể chọn lọc, truy xuất thông tin kịp thời, chính xác. Mặt khác hệ thống cũng phải đáp ứng yêu cầu mở, tức là sẵn sàng mở rộng các Modul, các nội dung khác có thể nảy sinh sau này. Việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin cần theo hướng hạn chế tối đa các nghiệp vụ phải thực hiện thủ công hoặc bán thủ công nhằm tránh sai sót, tiết kiệm thời gian cho nhân viên và đội ngũ quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong nội dung chương này, tác giả đi sâu vào việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế Rủi ro tín dụng theo định hướng giảm thiểu Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030. Dựa trên kết quả phân tích thực trạng tín dụng trong chương 2 và định hướng giảm thiểu Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của CN, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp CN giảm thiểu Rủi ro tín dụng trong thời gian tới. Góc độ của mình, CN cần phải có một số thay đổi về cơ cấu tổ chức nhân sự theo hướng thành lập một bộ phận hoặc phân công cán bộ chuyên trách quản trị Rủi ro tín dụng. Mảng tín dụng cá nhân và SMEs nếu chưa thể tách bạch cá nhân riêng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa riêng thì cũng nên phân công rõ ràng cán bộ tín dụng chuyên trách cá nhân tách bạch với cán bộ tín dụng chuyên trách Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động tín dụng nói chung, quản trị Rủi ro tín dụng nói riêng. Đề tài cũng đề cập các giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CN, nhóm giải pháp về nhân sự và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của NH. Bên cạnh một số giải pháp, đề tài đề xuất một số kiến nghị đối với Hội sở và chính quyền quản lý địa phương nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động giảm thiểu Rủi ro tín dụng tại CN Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Đề tài đã thực hiện hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM gồm các khái niệm, đặc điểm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng. Đồng thời, đề tài cũng đã thu thập thông tin, số liệu thứ cấp nhằm phân tích quy định về Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank nói chung, VCBHCM nói riêng và phân tích thực trạng biến động các chỉ tiêu đánh giá Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2024. Ngoài ra, đề tài còn thực hiện phỏng vấn nhân viên tín dụng để có những đánh giá khách quan, khoa học hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VCBHCM. Từ phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, đề tài đã rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của CN. Đây là cơ sở quan trọng để cho nghiên cứu đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của VCBHCM trong thời gian tới phù hợp với định hướng của Vietcombank và Ban Lãnh đạo CN.

Mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Ví dụ như chưa có nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến Rủi ro tín dụng của CN trong giai đoạn nghiên cứu. Đây cũng là hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo trong thời gian tới. Luận văn: Giải pháp Rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993