Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng
- Cơ sở lí luận
Ngành Du lịch đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2008 – 2017 và định hướng tới 2040 với các mặt sau:
Định hướng thị trường: Tiếp tục phát triển các thị trường Đông Á – Thái Bình Dương (Nhật, Trung Quốc, ASEAN), Châu Âu (Đức, Pháp, Anh), Bắc Mỹ (Hoa Kì). Chú trọng thị trường bắc Au, Uc, New zealand và các thị trường truyền thống, các nước SNG, Đông Âu).
Sản phẩm du lịch: phát triển du lịch sinh thái và văn hóa.
Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá: Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thiết lập đại diện du lịch.
Đầu tư phát triển: Các khu du lịch quốc gia, các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh, tôn tạo và nâng cấp các điểm du lịch, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch, tăng đầu tư ngân sách nhà nước lên 3 – 4% và tổng đầu tư các ngành sản xuất dịch vụ.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ, hệ thống đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Hợp tác quốc tế, song phương, khu vực, các tổ chức quốc tế.
Theo quyết định số 2473/ QĐ – TTg, quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2030”.
Quyết định số 124/2010/ QĐ – TTG phê duyệt đề án bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng ta về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Để thực hiện việc nâng tầm du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 05 (về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2040, định hướng đến năm 2025). Theo đó, phát triển du lịch theo hướng du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, lịch sử tại các điểm chùa, các điểm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.
Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2017 và tầm nhìn đến năm 2040, tỉnh sẽ tập trung đầu tư khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhanh, bền vững; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ưu tiên phát triển các loại hình du lịch văn hóa – lễ hội gắn với du lịch sinh thái. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, hình thành hệ thống các tour, tuyến, điểm du lịch liên vùng, mở rộng hợp tác du lịch Sóc Trăng gắn với các tỉnh trong vùng. Tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh…
Quyết định số 23/2018/QĐ – UBND ngày 24/6/2018 quy định những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đây là một trong các chính sách tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư các dự án du lịch tại Sóc Trăng.
QĐ số 526/ QĐHC – CTUBND về phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng năm 2017 và tầm nhìn đến năm 2040. Theo quyết định này, loại hình du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng được tỉnh Sóc Trăng ưu tiên phát triển.
- Cơ sở thực tiễn
Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh có 72km bờ biển, với 3 của sông lớn: Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh cùng nhiều hệ thống sông ngòi. Ngoài ra, Sóc trăng còn có hệ thống các cù lao nối tiếp nhau dài hơn 50km dọc theo bờ sông Hậu chạy ra biển Đông. Các vườn cây ăn trái, bãi cát, bãi bồi, hệ thực vật rừng ngập mặn ven biển phù hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sinh thái miệt vườn và du lịch đường sông, đường biển. Thêm vào đó, các tuyến Quốc lộ 1A và tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu đã tạo cho Sóc Trăng có vị thế thuận lợi cả về giao thông đường thủy và đường bộ, khá thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế.
Sóc Trăng còn là vùng đất mang bản sắc văn hóa, lễ hội độc đáo của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư lâu đời, với tổng dân số hơn 1,3 triệu người, chiếm khoảng 13% so với tổng dân số ĐBSCL. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng, tiêu biểu nhất là lễ hội Oóc om bóc – Đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer, được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia và tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức thành công sự kiện Festival Đua ghe ngo của khu vực ĐBSCL từ năm 2020. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Đặc biệt, Sóc Trăng là tỉnh được nhiều du khách biết đến là xứ sở của các ngôi chùa nổi tiếng, độc đáo, như: chùa Mahatúp (chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa Bốn Mặt; cùng với 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 32 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Các di tích này đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách đến khám phá và trải nghiệm với 2 loại hình đặc trưng là loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng, khám khá kiến trúc nghệ thuật và loại hình du lịch về nguồn. Bên cạnh đó, ẩm thực Sóc Trăng cũng là một trong những điều hấp dẫn du khách khi đến khám phá vùng đất này.
Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 14 – NQ/TU, ngày 18 – 11 – 2011 của tỉnh ủy khóa X về phát triển thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh, hoạt động du lịch của tỉnh có chuyển biến khá tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh.Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư, nhiều điểm du lịch mới được đưa vào hoạt động. Vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch được cải thiện. Lượng khách và doanh thu du lịch đều có bước tăng trưởng khá.
Tuy nhiên ngành du lịch của tỉnh dù thời gian qua đạt được những bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguồn vốn thu hút đầu tư vào du lịch còn ít, kết cấu hạ tầng du lịch còn thiếu, chưa xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc thù nói riêng. Lượng khách đã tăng cao hàng năm nhưng thực tế là lượng khách lưu trú ở Sóc Trăng không nhiều, thời gian lưu trú không lâu cũng ảnh hưởng đến doanh thu du lịch của tỉnh. Hầu hết các điểm du lịch phát triển tự phát, thiếu sự tác động tích cực của các cơ quan quản lí nhà nước; hệ thống các dịch vụ đi kèm như: nhà hàng, khách sạn, bãi đỗ xe, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, ẩm thực còn hạn chế; hoạt động lễ hội còn đơn điệu, chưa gắn kết với các hoạt động quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư…
Như vậy có thể nói việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1.2. Mục tiêu phát triển Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
- Mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2040, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mang tính chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường; cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư đồng bộ ; sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu, mang tính đặc thù, có sức cạnh tranh; thu hút ngày càng nhiều khách du lịch; là một trong những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.
- Chỉ tiêu chủ yếu
Phấn đấu đến năm 2040, có ít nhất một điểm du lịch cấp quốc gia, một khu du lịch và 7 điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận; đến năm 2025, có thêm ít nhất 1 điểm du lịch cấp quốc gia, 1 khu du lịch và 3 điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận.
Duy trì lượng khách du lịch tăng bình quân 7% / năm, doanh thu tăng bình quân 20%. Đến năm 2040, lượng khách du lịch đến Sóc Trăng đạt 1,7 triệu người / năm; trong đó, khách lưu trú là 560 000 người; khách quốc tế là 75 000.
Trong giai đoạn 2023 – 2040, đưa vào hoạt động Khu du lịch sinh thái Hồ bể, Khu du lịch sinh thái Song Phụng, Khu du lịch sinh thái cồn Mỹ Phước, Khu du lịch sinh thái rừng bần ngập mặn Cù Lao Dung, Khu du lịch sinh thái Mỏ Ó, Khu du lịch văn hóa tín ngưỡng.
3.1.3. Đề xuất định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025
Mặc dù có nhiều nỗ lực trong khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, nhưng ngành du lịch của Sóc Trăng vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư vào du lịch còn khiêm tốn, các dự án kêu gọi đầu tư vào du lịch triển khai còn lúng túng, chậm tiến độ so với phê duyệt của UBND tỉnh. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh còn kém, chưa đáp ứng dược yêu cầu thu hút khách tham quan, việc kết nối tour, tuyến từ các điểm tham quan chưa thực hiện tốt, từ đó làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của tỉnh.
Để du lịch Sóc Trăng trở thành ngành kinh tế quan trọng, và việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer đạt hiệu quả, tỉnh cần một định hướng phát triển du lịch có tầm chiến lược, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.
Thứ nhất, quy hoạch phát triển du lịch dựa trên lợi thế so sánh, tập trung đầu tư các dự án phát triển sản phẩm có tính đặc thù, riêng biệt. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Thứ hai phát triển du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, lịch sử tại các điểm chùa, các điểm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh,…; nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.
Thứ ba, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh. Do điều kiện tự nhiên, nên các sản phẩm du lịch của các tỉnh trong vùng thường trùng lắp, nên khó phát triển du lịch riêng lẻ của mỗi tỉnh. Việc liên kết giữa các địa phương sẽ xây dựng được cơ chế hợp tác phát triển du lịch trên cơ sở xây dựng sản phẩm đặc thù, phù hợp với tài nguyên du lịch của từng tỉnh, theo hướng hạn chế phát triển sản phẩm du lịch trùng lắp.
Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch của địa phương, góp phần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, làm tăng giá trị tài nguyên và môi trường văn hóa – lễ hội, văn hóa tâm linh và sinh thái cho các khu vực khai thác du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác phát triển đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh…
Thứ năm, xây dựng các khu bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử của người Khmer, xây dựng các làng văn hóa của người Khmer, để tạo dấu ấn riêng biệt cho du lịch tỉnh Sóc Trăng.
3.2. Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực
Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm dịch vụ du lịch. Chính vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch là một việc làm rất cần thiết.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó, tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh, thuyết minh viên du lịch theo hướng chuyên nghiệp, giỏi tay nghề thông thạo ngoại ngữ là những khâu rất cần thiết không những tạo sự chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch, mà còn giúp cho những sản phẩm du lịch của tỉnh đến gần với người dân hơn, bởi thế mạnh trong tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer là một ưu thế trội để tỉnh tận dụng khai thác có hiệu quả.
Đội ngũ phục vụ du lịch cần có một kiến thức, sự am hiểu về những nét đặc sắc trong văn hóa của người Khmer, từ đó sẽ làm thỏa mãn hài lòng cho du khách khi đến mảnh đất Sóc Trăng, để Sóc Trăng không chỉ là điểm đến mà còn là điểm dừng chân.
Trong hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, cần phối hợp giữa các ban ngành tổ chức lớp quản lý nhà nước về du lịch tại Sóc Trăng.
Tổ chức lớp tập huấn “Phát triển mô hình du lịch homestay ở Sóc Trăng” cho học viên đại diện các phòng văn hóa thông tin các huyện, thị xã, các hộ dân đã và đang có kế hoạch phát triển mô hình du lịch homestay; tổ chức cho học viên tham gia chuyến khảo sát, trải nghiệm thực tế một số điểm du lịch cộng đồng.
Bên cạnh đó kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và tổ chức bộ máy quản lý, xúc tiến du lịch. Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở những vùng nông thôn có khu, điểm du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
Tận dụng được nguồn nhân lực bản địa, đó chính là người dân Khmer tham gia vào công tác đào tạo các khóa nghiệp vụ du lịch, còn gì thú vị hơn khi du khách được nghe và thưởng thức những nét độc đáo về bản sắc văn hóa của người Khmer do chính người Khmer thể hiện, sẽ là yếu tố thu hút đông đảo khách du lịch khi đặt chân tới mảnh đất Sóc Trăng.
3.2.2. Giải pháp về thị trường Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, đây chính là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch. Thị trường khách du lịch được xác định dựa trên nhiều mặt, có thể là yếu tố tâm lí, tuổi tác hay nhu cầu sở thích của du khách, căn cứ vào đặc điểm của khách du lịch từ đó xây dựng những tour du lịch hợp lí, phù hợp với từng đối tượng để khai thác các loại hình du lịch có hiệu quả nhất. Cần tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của du khách rồi xác định nhóm đối tượng tham gia để có hướng qui hoạch phát triển các sản phẩm du lịch, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng, đó là xây dựng Sóc Trăng trở thành điểm đến có đặc trưng riêng, thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế với những sản phẩm du lịch đặc thù của người Khmer từ lâu đã được du khách biết đến như một phần không thể thiếu trong hành trình đến mảnh đất Sóc Trăng. Bởi vậy điều quan trọng là sản phẩm du lịch cần được quan tâm, chú trọng đầu tư khai thác đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Theo thống kê, tiềm năng thị trường khách khách du lịch đến Sóc Trăng chỉ tập trung khách của một số nước ở Châu Á, Châu Âu. Trong khi đó, lượng khách đến từ các nước Asean, khách trong nước từ miền Bắc, miền Trung hay Tây Nguyên cả Đông Nam Bộ về Sóc Trăng còn chưa nhiều chứng tỏ việc thị trường khách du lịch vẫn chưa được khai thác tốt, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và doanh thu du lịch của tỉnh và khu vực. Do nhiều nguyên nhân cộng hưởng như chưa thực sự xây dựng được tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, chất lượng phục vụ, giá cả mua sắm ăn uống đi lại còn chưa hợp lí, rồi qui hoạch tiềm năng du lịch tỉnh Sóc Trăng chưa đồng bộ… những vấn đề đó đã cản trở du khách muốn đến Sóc Trăng tham quan. Để thu hút khách du lịch từ mọi miền, tỉnh cần thực hiện liên kết với tỉnh bạn như Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang… nơi cũng có những tiềm năng nhất định về tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer, đồng thời nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ đó tạo ra những sản phẩm khác biệt trong khâu thiết kế, xây dựng các tour du lịch cho khách, để kéo dài hơn thời gian lưu trú của du khách, từ đó du khách sẽ có chi phí nhiều hơn, đem lại nguồn thu cho hoạt động du lịch.
3.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Sóc Trăng có nhiều tiềm năng, lợi thế so với các tỉnh khác tại khu vực ĐBSCL vì vậy chúng ta cần phải thay đổi tư duy trong quy hoạch, cũng như đầu tư phát triển để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chặng đường 25 năm tái lập tỉnh, Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách trải thảm đỏ để mời gọi, thu hút đầu tư, với nhiều cơ chế chính sách hiệu quả. Với quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hình ảnh một Sóc Trăng thân thiện, cởi mở, giàu tiềm năng phát triển ngày càng trở nên gần gũi và đáng tin cậy hơn bao giờ hết trong mắt các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
Để thu hút đầu tư đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh phải tăng cường công tác hỗ trợ về hướng dẫn, lập thủ tục đầu tư theo hướng tập trung đầu mối; các doanh nghiệp, nhà đầu tư chỉ liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư mà không phải đến các cơ quan khác. Đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp mà cụ thể là thực hiện tốt các khâu hỗ trợ trước, trong và sau khi cấp phép; đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
Sóc Trăng cần chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những tiềm năng hiện có, xây dựng niềm tin, cảm hứng cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương. Cần chú trọng và nâng cao các chỉ tiêu còn thấp như dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực… để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Định hướng đến năm 2040, Sóc Trăng chủ trương kêu gọi đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt ưu tiên kêu gọi đầu tư của tỉnh cũng như thực hiện theo tinh thần nghị quyết của tỉnh về phát triển du lịch.
3.2.4. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất và xây dựng sản phẩm du lịch
Kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, từng bước nâng cấp các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa – lễ hội gắn với du lịch sinh thái tại các khu, điểm du lịch miệt vườn, làng nghề truyền thống. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch tại các khu, điểm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng; kêu gọi đầu tư, nâng cấp hệ thống nhà hàng khách sạn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở lưu trú, kết hợp phục vụ văn nghệ, ẩm thực đặc sắc của tỉnh.
Phát huy giá trị văn hóa. đời sống sinh hoạt của các dân tộc, từng bước hình thành sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng kết hợp tham quan, tìm hiểu về truyền thống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer và đồng bào người Hoa.
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Quan tâm đầu tư hệ thống giao thông, bãi đỗ xe các khu, điểm du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ngoài tỉnh dừng, đỗ thuận lợi, đúng qui định, bảo đảm an toàn giao thông.
Phát triển các hoạt động, sản phẩm du lịch về đêm. Kêu gọi đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm mua sắm. Hình thành các chợ đêm phục vụ khách du lịch. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng.
Xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc thù của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Tại làng văn hóa – di tích các dân tộc Việt Nam những nét đặc trưng về văn hóa người Khmer Nam Bộ đã được tái hiện rất rõ nét. Chúng ta thấy Sóc Trăng lại là tỉnh chiếm số lượng dân tộc người Khmer là đông nhất, đồng bào Khmer lại phân bố ở hầu hết các huyện ở Sóc Trăng, nên rất cần xây dựng những làng văn hóa, hay làng dân tộc tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Qua đó tái hiện không gian điểm nhấn tại khu vực chùa Khmer, trình diễn dàn nhạc ngũ âm, múa Dù kê, Rôm vông, Xa za van… Những điệu múa đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều ca khúc về quê hương ngọt ngào và trong trẻo. Đồng thời giới thiệu ẩm thực dân tộc Khmer qua các các loại bánh cổ truyền như bánh ống, bún nước lèo, bánh Tét…
3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lí và qui hoạch phát triển du lịch
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch. Xây dựng quy chế quản lý các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử; tăng cường quản lý các di tích, gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch. Quản lý đồng bộ các khâu lập quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiêm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch. Có chính sách, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai đối với các dự án trọng điểm về phát triển du lịch.
Chú trọng công tác chỉnh trang đô thị, chấn chỉnh việc mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp, đô thị văn minh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho khách du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhất là tại các khu, điểm du lịch. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Triển khai việc niêm yết công khai giá cả các mặt hàng, sản phẩm du lịch, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là tại các khu, điểm du lịch; tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm, từng bước xây dựng thương hiệu, uy tín cho sản phẩm du lịch của tỉnh.
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.
3.2.6. Giải pháp về công tác quảng bá du lịch của tỉnh
Đây là một khâu rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nhằm mục đích đưa các sản phẩm du lịch đến gần hơn với du khách, du khách có nhận thức rõ hơn về điểm đến trước khi đi thực tế. Chính vì vậy vấn đề xây dựng chiến lược quảng bá du lịch của tỉnh có ý nghĩa lớn.
Thông qua trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng có những nét chuyển biến, tạo sự phát triển mới.
Công tác xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến du lịch cần được quan tâm thực hiện tốt hơn. Tăng cường phối hợp, vận động tài trợ, quảng cáo cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch tham gia quảng bá các kỳ hội chợ và ngày hội, quảng cáo trên bản tin du lịch và phối hợp thực hiện các ấn phẩm, danh thiếp, tờ rơi giới thiệu về điểm đến, lễ hội, ẩm thực của tỉnh. In cả tờ rơi bằng tiếng Anh phục vụ cho khách quốc tế.
Để tăng cường công tác liên kết, phát triển du lịch, tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các phương thức hoạt động thông thường và nhanh chóng như trên trang web, email, báo, đài và thông qua các hội chợ, hội nghị, tuần lễ văn hóa, du lịch, đoàn famtrip do các tỉnh phía khu vực miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc tổ chức.
Đến nay, tỉnh đã liên kết website với các tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Định, Sơn La, Bình Thuận, Đắk Lắk. Điều này đã giải quyết tốt nhu cầu tìm hiểu của mọi người về thông tin du lịch của tỉnh (các điểm tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí, các dịch vụ khác,…).
3.2.7. Giải pháp về phát triển bền vững tài nguyên nhân văn. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Như chúng ta đã biết các di tích văn hoá lịch sử nói riêng và tài nguyên nhân văn nói chung có một sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên TNDL nhân văn có đặc trưng cơ bản là dễ bị tổn hại trước những tác động của con người và thiên nhiên, khó khôi phục lại giá trị ban đầu. Vì vậy vấn đề khai thác và đầu tư tôn tạo TNDL nhân văn nhằm lưu giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc trở thành vấn đề cấp thiết cần được quan tâm thích đáng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự nhiên, lịch sử và văn hóa dân tộc.
Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy có hiệu quả TNDL nhân văn thông qua các biện pháp: thống kê di sản từ đó phân loại các di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh. Không những hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn mà còn kêu gọi nguồn lực vốn từ các cơ quan, từ các tầng lớp nhân dân. Đảm bảo việc trùng tu phải hợp lí, để giữ được kiến trúc ban đầu.
Đối với các loại hình sân khấu dân gian như sân khấu Dù Kê, Tầm Vông,… cần nhận được sự tôn vinh và chính sách đãi ngộ của nhà nước giành cho các nghệ nhân, nghệ sĩ. Phong tặng những danh hiệu, tặng Huân chương cho những nghệ sĩ nghệ nhân có công trong việc bảo tồn, gìn giữ những loại hình nghệ thuật truyền thống, cũng chính là giữ “ cái hồn” của dân tộc.
Tận dụng nguồn nhân lực ở địa phương, phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương, gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương để họ tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững.
Cần sản xuất đa dạng hơn các sản phẩm thủ công, để các mặt hàng này có mặt trên các gian hàng bán đồ lưu niệm mang tính đặc trưng của SócTrăng. Khôi phục, xây dựng lại những làng nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một.
Phải gìn giữ, khôi phục và tạo ra các món ăn vừa dân giã vừa độc đáo, nhưng phải phù hợp với khẩu vị của du khách, và mang hương vị riêng tiêu biểu của vùng.
3.2.8. Giải pháp về liên kết vùng
Để Du lịch Sóc Trăng ngày càng phát triển thì vấn đề liên kết với các tỉnh trong và ngoài khu vực ĐBSCL là một vấn đề hết sức cần thiết. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Việc liên kết phát triển du lịch giữa Sóc Trăng với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thông qua các lần tham gia những sự kiện hội chợ, hội nghị, tuần lễ văn hóa, du lịch, liên kết website trong và ngoài tỉnh, tiêu biểu là sự kiện Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL (MDEC) được tổ chức luân phiên qua các năm trong đó có Sóc Trăng (MDEC – Sóc Trăng năm 2021) với mục tiêu hướng tới liên kết phát triển du lịch xanh vùng ĐBSCL, đã tạo ra mối liên hệ, liên kết giữa Trung tâm Xúc tiến Du lịch, doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành của tỉnh với các địa phương khác nhằm giới thiệu những tiềm năng, lợi thế du lịch, các điểm đến, văn hóa, lễ hội, đặc sản của tỉnh, từ đó cũng đã thu hút được khách du lịch, các công ty lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đưa khách đến tham quan, mua sắm và tìm hiểu những điểm du lịch tại Sóc Trăng.
Tỉnh Sóc Trăng từng bước xây dựng và phát triển loại hình du lịch cộng đồng, sinh thái gắn với tâm linh tín ngưỡng, văn hóa, lễ hội để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, có sự khác biệt so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, cùng với việc khi cầu Đại Ngãi nối liền 2 tỉnh Sóc Trăng – Trà Vinh được hoàn thành xây dựng (dự kiến hoàn thành vào năm 2025) nối liền quốc lộ 60 sẽ giúp Sóc Trăng trở thành tỉnh giao nhau giữa hai cụm du lịch phía Đông và phía Tây, điều này tạo ra điều kiện rất thuận lợi cho tỉnh khai thác và phát triển du lịch, cũng như trở thành điểm đến chính của các công ty lữ hành khi xây dựng các tour liên tỉnh phục vụ khách du lịch.
Liên kết phát triển du lịch giữa Sóc Trăng với Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc, do điều kiện kinh phí của tỉnh cho hoạt động xúc tiến còn hạn chế nên tỉnh chưa tham gia nhiều các hoạt động hội chợ, ngày hội khu vực phía Bắc.
Liên kết trên cơ sở phân tích thế mạnh về tài nguyên du lịch, khả năng khai thác, hướng đầu tư xây dựng các loại hình du lịch để thông tin cho nhau thông qua việc trao đổi ấn phẩm, dự án, điểm đến, tour du lịch giữa Trung tâm Xúc tiến Du lịch của tỉnh với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc. Thông qua hoạt động này sẽ cung cấp kịp thời cho du khách những nội dung liên quan về tuyến, tour du lịch; thông tin về các điểm đến du lịch; giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ vui chơi, giải trí và các phương tiện di chuyển. Đồng thời, cũng giúp các doanh nghiệp từng tỉnh có thể đưa ra được phương án, giải pháp hiệu quả trong việc tổ chức, khai thác các tour du lịch đưa khách đi du lịch ngoài tỉnh và đón khách từ tỉnh khác về. Từ đó, đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động du lịch và kinh tế địa phương sẽ phát triển tốt hơn từ nguồn thu của các dịch vụ du lịch.
Vì vậy, để định hướng liên kết phát triển du lịch giữa Sóc Trăng nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo, các Trung tâm, các Sở văn hóa thể thao và du lịch cần phải tăng cường công tác xúc tiến, trao đổi thông tin du lịch, tổ chức các đoàn famtrip các tỉnh ĐBSCL khảo sát khu vực phía Bắc và ngược lại. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
3.2.9. Giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân địa phương
Vốn gắn bó lâu đời với mảnh đất Sóc Trăng, nên sự cộng hưởng của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ngày càng sâu sắc. Họ có truyền thống văn hóa đặc sắc và rất yêu vùng đất liêng thiêng của mình. Do vậy họ rất quan tâm tới việc tôn tạo, bảo vệ, phát triển du lịch. Đối với cộng đồng có khả năng tham gia vào các hoạt động du lịch, đặc biệt là đồng bào Khmer cần được hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Còn gì hấp dẫn hơn khi chính người dân bản địa giới thiệu về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình với khách du lịch đến tham quan. Công tác này được tiến hành bởi các tổ chức đoàn thể địa phương, bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và có sự giúp đỡ của cơ quan quản lý khu di tích và các tổ chức bên ngoài.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số người dân chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan khu di tích, vì vậy cần tiếp tục nâng cao nhận thức về quản lý bền vững nói chung, quản lý bền vững tài nguyên du lịch nói riêng. Tuyên truyền giáo dục hướng dẫn nhân dân địa phương tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ quy hoạch và trật tự an toàn xã hội, an ninh trong du lịch, bảo vệ những giá trị thẩm mỹ và văn hóa trong hoạt động du lịch.
Trong thời gian diễn ra lễ hội một số người dân có những hành vi chưa phù hợp phần nào ảnh hưởng tới không khí linh thiêng của lễ hội. Những hiện tượng ăn xin, trẻ em lang thang, hoạt động chèo kéo khách, bán hàng rong…tạo môi trường du lịch không lành mạnh. Vì vậy rất cần chính quyền địa phương kết hợp với ban quản lý lễ hội nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách khi đến Sóc Trăng.
Đưa chương trình lịch sử, địa lý của địa phương vào các trường học để bồi dưỡng thêm cho em học sinh niềm tự hào dân tộc, lòng yêu mến những thắng cảnh của đất nước, các em sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ khi đến những khu di tích văn hóa lịch sử tham quan.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng nói riêng, qua chuyến đi khảo sát thực tế hoạt động du lịch dựa trên TNDL nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tạo những bước chuyển biến trong du lịch tỉnh.
Đề tài “Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp’’ đã đưa ra một số giả pháp cơ bản (1) Giải pháp về nguồn lực, (2) Giải pháp về thị trường (3), Giải pháp về vốn đầu tư (4), Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất và xây dựng sản phẩm du lịch (5) Giải pháp về tổ chức quản lí và qui hoạch phát triển du lịch (6), Giải pháp về công tác quảng bá du lịch của tỉnh (7) Giải pháp về phát triển bền vững tài nguyên nhân văn (8), Giải pháp về liên kết vùng. (9) giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân.
Những giải pháp trên nhằm khai thác có hiệu quả các sản phẩm từ nguồn TNDL nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giúp cho tỉnh Sóc Trăng có một thế đứng ngày càng vững mạnh trong nền kinh tế của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
Kinh tế ngày càng phát triển như vũ bão, trước xu thế toàn cầu hóa đã làm cho các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn thông qua hoạt động du lịch. Ngoài các nhu cầu được vui chơi, hưởng thụ thì con người còn rất chú trọng đến cội nguồn, đến những giá trị nhân văn của dân tộc. Nó không những bồi dưỡng những kiến thức lịch sử mà còn có tác dụng tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, khắc sâu lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Sóc Trăng là tỉnh chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhân văn ở khu vực ĐBSCL. Địa phương đã có những bước tiến mới trong qua trình khai thác thế mạnh này, và đã đem lại những hiệu quả kinh tế đáng khích lệ Đồng thời là tỉnh có số lượng ngươi Khmer sinh sống đông nhất ở Nam Bộ. Đây cũng là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hoá gắn liền với những biến đổi thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình làm ăn sinh sống người dân nơi đây đã tạo nên một quần thể các di tích như đình, chùa, đền, miếu,… bề thế đậm chất nhân văn.
Trải qua lịch sử định cư lâu dài ở đây người Khmer đã tạo dựng được những giá trị văn hóa đặc sắc bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong bối cảnh phát triển hiện nay tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở Sóc Trăng là một tiềm năng không nhỏ để ngành du lịch của tỉnh khai thác phục vụ phát triển du lịch. Những điểm du lịch gắn với văn hóa người Khmer thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Chùa Kh’ Leang…Bên cạnh đó, những lễ hội độc đáo như Chol Chnam Thmay, lễ hội Sen Đolta, lễ hội Ooc-Om-Boc và đua ghe Ngo, lễ cúng Phước Biển, lễ hội nghinh Ông, lễ hội cúng Dừa… là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến với Sóc Trăng. Yếu tố văn hóa dân gian của người Khmer nơi đây cũng là một lợi thế… Thực tế cho thấy trong những năm qua, ngành du lịch Sóc Trăng đã có những bước đột phá, tỉnh đã chú trọng đầu tư hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật, cở sở hạ tầng phục vụ du lịch; Do đó doanh thu, số lượng khách đến với Sóc Trăng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thực sự ta thấy sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng để phục vụ phát triển du lịch Để ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng khai thác tốt hơn hiệu quả những thế mạnh của mình tác giả đưa ra một số vấn đề sau cần thực hiện:
- Thứ nhất: Chú trọng đầu tư vào thế mạnh, đồng thời cũng là nét đặc trưng của tỉnh, đó là loại hình du lịch văn hoá của người Khmer.
- Thứ hai: Quan tâm hơn nữa đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa dạng trong khâu quảng bá hình ảnh du lịch ở tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là tài nguyên nhân văn của người Khmer. – Thứ ba, chú ý đến các sản phẩm du lịch, các cửa hàng quà lưu niệm,mang dáng dấp của người Khmer.
- Thứ tư: Thiết lập hệ thống đánh giá hoạt động của các điểm du lịch nhằm tìm ra những điểm mạnh và hạn chế, nâng cao vai trò giữ gìn và phát huy các giá trị của các công trình du lịch văn hóa Khmer.
- Thứ năm: Có sự kết nối giữa những sản phẩm du lịch của tỉnh với vùng lân cận, để làm đa dạng, phong phú hơn các sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn với các du khách. Luận văn: Giải pháp tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com