Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ Tp. HCM dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Giới thiệu khái quát về Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 10022’ đến 11022’ vĩ độ Bắc và từ 106007’ đến 107002’ kinh độ Đông với diện tích 2.095 km2. Phía Bắc – Tây Bắc giáp Bình Dương và Tây Ninh; phía Đông – Đông Bắc giáp Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Đông Nam giáp Biển Đông thông qua huyện Cần Giờ; phía Nam – Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang.
Là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật của cả nước và đầu mối giao thông quan trọng nhất phía Nam nên vai trò của thành phố vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế phía Nam cũng như cả nước.
Về mặt tự nhiên: Địa phương này có địa hình bán bình nguyên vùng đồi lượn sóng – nơi chuyển tiếp từ địa hình miền núi Tây Nguyên xuống miền đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Thực vật gồm các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng nhiệt đới phát triển trên đất phèn và rừng ngập mặn. Thành phố có hệ thống sông Đồng Nai chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông.
Về mặt kinh tế – xã hội: Năm 2023, dân số của địa phương này là 6,43 triệu người, GDP bình quân đạt 2100 USD/người. Đây cũng là địa phương đóng góp cho ngân sách nhà nước cao nhất so với các tỉnh thành và nhận lượng kiều hối tới 60% của cả nước. Là nơi giao thoa của nhiều dòng chảy văn hóa (Việt, Hoa, Chăm,…) thuộc vùng văn hóa Nam Bộ với đặc trưng con người năng động, nhạy bén. Chính vì thế, ẩm thực của thành phố phong phú, đa dạng; hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá phát triển.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2. Giới thiệu về Cần Giờ
2.2.1. Vị trí địa lý
CG là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha (bằng 1/3 diện tích tự nhiên của Tp. HCM), cách trung tâm thành phố 50 km. Đây là một huyện ven biển duy nhất của Tp. HCM có đường bờ biển dài 20 km.
Tọa độ địa lý:
- + Vĩ độ Bắc: 10018’ – 10037’ + Kinh độ Đông: 106044’ – 107002’ – Ranh giới:
- + Phía Bắc giáp Nhơn Trạch (Đồng Nai).
- + Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh).
- + Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).
- + Phía Nam giáp Biển Đông
- + Phía Đông giáp huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu).
CG có 6 xã và một thị trấn: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
2.2.2.1. Địa hình
Về mặt địa hình, Cần Giờ có dạng lòng chảo ở trung tâm, nếu xét theo từng khu vực nhỏ thì địa hình cũng có phần biến đổi nhưng sự chênh lệch không lớn lắm, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 0,0 m – 1,5 m (Giồng chùa là điểm cao nhất khoảng 10,1 m). Do lực tương tác sông biển nên địa hình Cần Giờ phát triển theo 2 hướng chính là xói mòi và bồi tụ.
2.2.2.2. Khí hậu
CG thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Mùa mưa từ tháng 5 – 10 (gió Tây Nam); mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau (gió Đông Nam). Lượng mưa tương đối thấp, trung bình đạt 1300 – 1400 mm/năm, tập trung đến 90% vào mùa mưa.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và hoạt động tổ chức Du lịch sinh thái.
2.2.2.3. Thủy văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích toàn lưu vực là 22.850 ha, chiếm 32,45 % diện tích tự nhiên Cần Giờ. Sông ngòi nơi đây chủ yếu chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn nên ảnh hưởng trực tiếp đến địa hình và cảnh quan. Môi trường nước Cần Giờ đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dầu thải tàu bè, chất thải công nghiệp, sinh hoạt…. Nguồn nước ngọt ở Cần Giờ rất khan hiếm.
- Biển: Đường bờ biển dài 20 km, độ dốc thoải, thành phần nước giàu phù sa, thích hợp cho việc phát triển và nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời, tiềm năng này có thể phát triển các loại hình Du lịch: nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao nước, tham quan bãi nghêu, tham gia đánh bắt thủy sản với người dân trong vùng để hòa mình với cuộc sống thôn quê….
Bãi biển 30/4 và các vịnh giáp Biển Đông là nơi thuận lợi cho các loại hình Du lịch thể thao, an dưỡng, tham quan kết nối với tour ở Vũng Tàu, Tp. HCM và đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2.4. Động – Thực vật
Sự kết hợp khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và chế độ ngập triều đã hình thành rừng ngập mặn Cần Giờ với các loài động thực vật cực kì phong phú và đa dạng. Trong chiến tranh, khu vực này là một vùng rậm rạp, cây rừng cao đến 25m gồm các hội đoàn: đước đôi, bần trắng, mấm trắng…. Thời gian từ năm 1964 – 1970, Mỹ đã rải khoảng 1 triệu gallonr chất độc hóa học (da cam, xanh, trắng), rừng bị hủy diệt hoàn toàn làm thay đổi diễn thế sinh thái, các loại cây đước, đà, vẹt biến mất nhường chỗ cho mấm, giá, cóc và một số cây bụi khác.
Từ năm 1978 đến nay, việc tiến hành trồng rừng để khôi phục lại hệ sinh thái đạt được kết quả mỹ mãn. Sau khi rừng phục hồi, chim, thú rừng đã quay trở lại sinh sống, tạo nên những đặc điểm nổi bật của Cần Giờ về tính đa dạng sinh học.
a/ Động vật Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
- Động vật trên cạn: Cùng với việc khôi phục rừng ngập mặn, nhiều loài động vật vốn có đã xuất hiện trở lại, sinh sôi phát triển rất phong phú và đa dạng. Thống kê cho biết, tổng số động vật trên cạn gồm 103 loài với các loài tiêu biểu như cá sấu hoa cà, khỉ, rắn….
Bảng 2.1: Các loài động vật ở Khu dự trữ sinh quyển Thế giới.
Lớp | Bộ | Họ | Chi | Loài |
Thú | 07 | 11 | 14 | 16 |
Chim | 11 | 23 | 35 | 55 |
Bò sát | 03 | 15 | 24 | 27 |
Lưỡng cư | 22 | 03 | 03 | 05 |
Tổng cộng | 43 | 52 | 76 | 103 |
(Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2024)
Động vật dưới nước: Tổng số động vật dưới nước gồm 36 loài thân mềm, 120 loài cá và một số phiêu sinh vật nổi cùng sinh vật đáy khác.
CG có 13 loài thú quý hiếm được nêu trong Sách Đỏ (chiếm 62% trên tổng số loài thú nơi đây). Hiện nay, địa phương này đang tiến hành nuôi một số loài theo mô hình tự nhiên và bán tự nhiên từ quy mô nhỏ đến lớn như: cá sấu hoa cà, khỉ (gần 1000 con, sống thành từng bầy), trăn, rắn, kì đà…. Tất cả những loài trên được nuôi thực nghiệm và nhân giống nhằm mục đích khôi phục, bảo tồn phục vụ cho việc phát triển Du lịch sinh thái hiện nay cũng như trong tương lai.
b/ Thực vật
Thực vật rừng ngập mặn rất phong phú, đa dạng, theo thống kê của Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy (2016) thì Cần Giờ có 159 loài thực vật thuộc 76 họ. Cụ thể: Loài cây thực sự ngập mặn: 36 loài thuộc 15 họ; loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 họ; loài cây sinh sống trên vùng đất cao: 90 loài thuộc 42 họ.
Hệ sinh thái rừng được tạo thành bởi hai hệ thống sinh thái: Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng nhiệt đới, ẩm, gió mùa có diện tích phân bố nhỏ và hệ sinh thái rừng ngập mặn với các kiểu quần xã điển hình trên toàn bộ vùng đất ngập triều. Loài cây rừng ngập mặn phát sinh, phát triển theo một trật tự chặt chẽ thích nghi với môi trường sống của từng loài mà yếu tố chi phối trật tự phân bố là mức độ ngập triều, thổ nhưỡng, độ mặn và địa hình.
Diễn thế sinh thái rừng ngập mặn:
- Diễn thế nguyên sinh: Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Từ thông tin giải đoán không ảnh qua các thời kì cho thấy, diễn thế nguyên sinh của Cần Giờ là bần trắng, rồi đến mấm trắng (bần trắng chiếm ưu thế). Tiến sâu vào bên trong có đước hỗn giao với bần hay mấm, đây là giai đoạn chuyển từ rừng bần, mấm sang rừng đước sau khi đất tương đối ổn định. Vào sâu hơn nữa là mấm đen, dà, chà là, giá…. Vùng chuyển tiếp là hỗn giao giữa dà, mấm đen, đước, đây là giai đoạn cuối cùng của sự chuyển tiếp để chuyển sang rừng phát triển trên đất cao, lúc này đước không thích nghi mà nhường chỗ cho dà vôi. Càng ngày đất ổn định và cao dần thì giai đoạn chuyển tiếp từ bần sang đước càng rõ rệt.
- Diễn thế thứ sinh:
Giai đoạn từ năm 1966 – 1970, Cần Giờ bị rãi chất độc hóa học làm cho cây rừng rụng lá, chết hàng loạt, đất trơ trụi. Dọc theo bãi bồi hoặc hai bên bờ sông có mấm trắng, bần trắng (trong đó mấm trắng chiếm ưu thế hơn – khác hẳn với diễn thế nguyên sinh). Có lẽ, do trái mấm trắng có đặc điểm là to hơn bần trắng (vỏ hạt bần cứng hơn) nên trái mấm dễ dàng bám vào đất bùn hơn thuận lợi cho việc nảy mầm và tái sinh nhanh. Vì thế, cây bần sau khi bị tàn phá, hủy hoại chúng phát triển nhanh hơn (đặc biệt ở phía Tây Cần Giờ), trong khi đó, các cây mấm đen, đước đôi bị chết hàng loạt, đất bỏ trống cây rừng chưa kịp tái sinh. Nước triều giúp cho quá trình tái sinh mạnh mẽ các loài thực vật ở Cần Giờ.
Trên các vùng đất cao bị ảnh hưởng bởi thủy triều thì cây lức mọc thành từng đám cùng với trùm lé, tra lâm vồ, chà là… đây là diễn thế sinh thái cuối cùng của rừng ngập mặn. Ở các ruộng muối bỏ hoang có nguồn nước triều ngập theo định kì thì các loại cây hạt nhỏ như mấm quăn, dà, cóc, đã tái sinh nhưng phân bố không đều.
Việc hiểu biết diễn thế sinh thái, giúp chúng ta biết được các yêu cầu cần thiết trong việc bố trí các loài cây, các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự tái sinh của rừng, từ đó đưa ra các biện pháp tái tạo lại rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Các loại quần xã rừng ngập mặn Cần Giờ.
Mức độ ngập triều có tác động rõ rệt đến sự phân hóa quần xã thực vật, bên cạnh đó các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ: độ sâu tầng đất, độ rắn, cấu trúc, độ mặn…. Sự phân bố thảm thực vật ở Cần Giờ gồm quần xã sau:
- + Quần xã mấm trắng: Phân bố dọc theo các bãi bồi ở phía Tây của Cần Giờ, thích hợp với bùn lỏng và hơi chặt. Quần xã này có tác dụng cố định đất, lấn biển nhờ hệ thống rễ phế căn mọc dày trên mặt đất và giữ được trái đước trôi đến, tái sinh khi đất đã ổn định. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
- + Quần xã bần trắng: phân bố trên đất mới bồi, bùn lỏng vùng cửa sông, ven biển có độ mặn cao.
- + Quần xã mấm trắng – bần trắng: phân bố ở các cửa sông, ven sông rạch.
- + Quần xã mấm – đước đôi: thường phân bố ở vùng đất ổn định hơn.
- + Quần xã đước đôi: Phân bố ở vùng đất đã ổn định hoàn toàn, các quần xã dần dần được thay thế bằng rừng trồng. Với cây đước thuần loại, sự hình thành các quần xã này được coi là ổn định trong diễn thế sinh thái rừng có lợi trong kinh doanh Du lịch và phòng hộ.
- + Quần xã đước đôi – cây bụi: phân bố trên các vùng đất cao hơn, ở đây các loài cây thân gỗ nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây đước.
- + Quần xã mấm quăn: Phân bố dọc theo các sông rạch ở phía Nam, Đông Nam hay dọc theo tuyến Nhà Bè – Cần Giờ, chúng thường mọc thuần loại hay hỗn giao với cóc vàng, giá trên nền ruộng muối cũ đã có rau sam đỏ.
- + Quần xã cóc vàng: Phân bố chủ yếu trên đất cao có rau sam đỏ, thích hợp với thành phần đất sét chặt, nước triều ngập theo tháng, thường mọc xen lẫn với mấm đen, giá, dà.
- + Quần xã chà là: Phân bố chủ yếu trên đất cao ít ngập triều, trong đó xen kẽ một số loài:
- ráng, tra lâm vồ, tra bụp, lức, giá… đây cũng là nơi cư trú của một số loài động vật như heo, khỉ, trăn….
- + Quần xã dà: Có hai loại là dà vôi và dà quánh, thường mọc trên vùng đất cao. Dà vôi thường mọc thuần loại theo đám hay hỗn giao với cóc vàng, mấm quăn, sinh trưởng tốt trên nền ruộng muối cũ và đất có rau sam đỏ mọc.
- + Quần xã ráng, lức: Phân bố rãi rác ở khu vực phía Bắc, thích hợp với những vùng đất cao, đất sét chặt, ít bị ngập triều, thường mọc hỗn giao với lức, chùm lé….
- + Quần xã dừa nước: Phân bố dọc kênh rạch có độ mặn thấp và đất phù sa bồi đắp đã bắt đầu ổn định; quần xã này thường mọc thuần loại hay hỗn giao với mái dầm, ô rô, lác, cói….
Nếu chi tiết hơn còn có thể kể đến một số quần xã được gây dựng với diện tích không lớn lắm như quần xã vẹt đen, gõ nước….
2.2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.2.3.1. Dân cư – nguồn lao động
- Gia tăng tự nhiên: Theo thống kê của UBND huyện Cần Giờ năm 2024, dân số huyện là 68.000 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1.07%.
- Phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều, mật độ trung bình là 65 người/km2, chủ yếu tập trung theo các cụm dân cư, xóm, ấp và các xã nằm ven bờ rừng. Các xã có mật độ cao là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa.
- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2024 là 1100 USD/người, hoạt động chủ yếu trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp và một số hoạt động trong Du lịch. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn 6 triệu/hộ/năm giảm còn 14.46%. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
- Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của huyện rất thấp.
Bảng 2.2: Số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên ở Cần Giờ
Năm học | Số trường | Số lớp | Số học sinh | Số giáo viên |
2014 – 2015 | 30 | 461 | 13.776 | 561 |
2024 – 2025 | 33 | 493 | 15.470 | 773 |
(Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2024)
Nguồn lao động: Năm 2024 số người trong độ tuổi lao động là 36.429 người. Trong đó, lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp 2.176 người (chiếm 5.97%), nuôi trồng thủy hải sản là 13.865 người (chiếm 38.06%), thương mại – dịch vụ – Du lịch là 6.103 người (chiếm 16.75%), còn lại là các ngành khác.
2.2.3.2. Hoạt động kinh tế – văn hóa a/ Về kinh tế:
Nông nghiệp: Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng năm 2024 đạt 42.352 tấn. Hiện nay, huyện tiếp tục triển khai nuôi cua, cá, tôm theo mô hình kinh tế trang trại với sự cho vay vốn và lãi suất ưu đãi từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM. Bên cạnh đó huyện cũng đầu tư phát triển ngành trồng cây ăn trái, lúa và khai thác muối.
Lâm nghiệp: Tổng giá trị doanh thu từ rừng năm 2024 đạt 12 tỉ đồng, tăng 11% so năm 2023. Hiện nay, đã hoàn thành công tác điều tra sinh học trong vùng lõi, các hộ sản xuất dưới tán rừng, theo dõi cây đước chết không rõ nguyên nhân và triển khai thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học về rừng ngập mặn Cần Giờ.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: Công nghiệp Cần Giờ chưa phát triển, huyện có 2 ngành tiểu thủ công nghiệp đặc trưng là sản xuất chiếu cói và đồ thủ công mĩ nghệ từ cây rừng ngập mặn. Năm 2024, tổng doanh thu 3 ngành là 107 tỉ đồng; số vốn đầu tư cho ngành xây dựng là 944 tỉ đồng, tập trung chủ yếu các dự án: khu dân cư Phước Lộc, khu đô thị lấn biển Cần Giờ, resort biển xanh….
Dịch vụ: Doanh số bán ra năm 2024 đạt 1.721 tỉ đồng, tổng số Du khách đến Cần Giờ là 272.000 lượt người/năm, toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú.
b/ Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở văn hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhân dân:
thư viện, nhà văn hóa, sân vận động thể dục – thể thao…. Ngoài ra, Cần Giờ còn có các cơ sở tôn giáo như: chùa, đình, miếu, miễu… phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có nguời Hoa, Khơ – me… làm cho văn hóa bản địa thêm phong phú, đa dạng.
2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
- Giao thông vận tải:
Về đường bộ: Hệ thống đường bộ được cải thiện tương đối, ½ diện tích là đường nhựa số còn lại thuộc về đường đất và đường trãi sỏi, đá. Tuyến đường Rừng Sác nối phà Bình Khánh với các xã, thị trấn đang được thi công rộng tới 6 làn xe chạy góp phần thúc đẩy Du lịch sinh thái Cần Giờ phát triển mạnh trong tương lai. Ngoài ra, Cần Giờ có 2 bến xe bus với 102 xe đang hoạt động, năm 2020 tuyến xe bus Tp. HCM – Cần Giờ được khai trương.
Về đường thủy: Trên địa bàn toàn huyện có 48 phương tiện đường thủy vận chuyển hành khách, hàng hóa và 41 bến đò nội huyện được bố trí trãi đều trên các xã, thị trấn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, năng lực phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và việc vận chuyển hàng hóa mới chỉ đáp ứng được 50%.
- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đã phát triển đến cấp thôn, xã, cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn…; số máy điện thoại bình quân năm 2024 đạt 17 máy/100 dân.
- Điện năng: Cần Giờ đã nhận được mạng điện chung của Tp. HCM, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 92.50% (6/7 xã được kéo lưới điện, trừ xã đảo Thạnh An).
- Cấp thoát nước và vấn đề môi trường: Hiện nay, nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn cung cấp từ bên ngoài như: nước từ Tp. HCM ra và Đồng Nai xuống, được vận chuyển chủ yếu bằng xà lan, ghe…. Vì thế, nước đến tay người tiêu dùng giá thành rất cao, có khi không đủ cung cấp cho sinh hoạt vào mùa khô.
Nếu như thành phố lớn, hệ thống thoát nước thải và vấn đề bảo vệ môi trường luôn gặp khó khăn thì ở Cần Giờ việc này càng trở nên nghiêm trọng. Bởi lẽ, địa hình thấp, sông rạch dày đặc nên việc thoát nước thải của các khu dân cư cũng như cơ sở sản xuất được đổ thẳng ra kênh rạch mà không qua xử lý.
Hệ thống y tế – giáo dục: Hệ thống y tế – giáo dục có nhiều thay đổi, năm 2024 toàn huyện có 33 trường học, 493 lớp học với 15.470 học sinh và 773 giáo viên; 12 cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí:
Cơ sở lưu trú: Tính đến cuối năm 2024, toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú với 432 phòng (có 2 cơ sở được công nhận là khách sạn 3 sao: resort Du lịch sinh thái Cần Giờ và resort Hòn Ngọc Phương Nam, tổng số 140 phòng).
Cơ sở ăn uống: Hệ thống cơ sở ăn uống rất ít, chỉ có một số nhỏ như: nhà hàng 2/9, Duyên Hải, Phi Lao, Hồng Phát, Hương Biển….
Quầy lưu niệm, khu giải trí thực sự chưa thu hút du khách.
2.3. Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
2.3.1. Tài nguyên Du lịch sinh thái ở Cần Giờ
2.3.1.1. Tài nguyên Du lịch sinh thái tự nhiên
Địa hình: Địa hình hết sức đa dạng, phức tạp, có kiểu địa hình bờ biển lẫn địa hình đầm lầy; lại có kiểu địa hình đồng bằng, gò đất, cồn cát hay các giồng cát với sự chia cắt mạnh mẽ. Địa hình Cần Giờ là sự tổng hợp của nhiều loại đất, do đó tạo ra nhiều khu sinh cảnh khác nhau trên nhiều loại đất khác nhau.
Khí hậu: Cần Giờ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Kiểu khí hậu này rất thuận lợi cho động – thực vật rừng ngập mặn phát triển, tạo tiền đề thu hút khách Du lịch. Ngoài ra, phần lớn diện tích Cần Giờ được che phủ bởi rừng ngập mặn, kết hợp với tính hải dương (do gần biển) làm cho khí hậu nơi đây điều hòa và dịu mát tạo điều kiện tốt cho việc phục hồi, cải thiện sức khỏe Du khách.
Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi Cần Giờ rậm rạp, chằng chịt làm nên phong cảnh sông nước hữu tình rất hấp dẫn khách tham quan. Khách du lịch đến nơi đây, ắt hẳn sẽ không quên được cảm tưởng khi du thuyền, tận mắt quan sát đời sống động – thực vật hoang dã. Ngoài ra, do vùng cửa sông giáp biển nên nước sông bị nhiễm mặn là điều kiện tốt cho sinh vật ưa mặn phát triển và cũng là điều kiện thuận lợi cho dân cư tổ chức nuôi trồng thủy hải sản: tôm sú, cá, cua… rất thích hợp với Du khách tham quan kiểu miệt vườn.
Tài nguyên sinh vật: Phong phú, đa dạng ở cả hai phương diện thực vật và động vật, có nhiều loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ thế giới như: cá sấu hoa cà, bồ nông châm xám, rái cá lông mượt… và cũng là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài chim nước.
2.3.1.2. Tài nguyên Du lịch sinh thái nhân văn
Dân cư – dân tộc:Theo các nhà nhân chủng học thì Cần Giờ xưa kia là nơi nơi trú ngụ của những cư dân cổ sinh, họ sống gần gũi với dân cư thời văn hóa Sa Huỳnh. Khi đến Cần Giờ, Du khách sẽ được ngắm nhìn những hiện vật cổ xưa như: mộ chum, các công cụ sản xuất, vũ khí… tất cả các di tích này đã và đang được khai quật để triển lãm cũng như nghiên cứu khoa học.
- Di tích văn hóa khảo cổ:
Nhóm di tích giồng Am: nằm ở Cần Thạnh cách UBND huyện 200m về hướng Nam. Những năm gần đây, do việc đắp đường nối liền tuyến Nhà Bè – Cần Giờ, nên giồng Am đã bị phá hủy một phần. Hiện di chỉ khảo cổ này có trên 6.289 hiện vật, chất liệu hiện vật được làm duy nhất từ đất nung. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Nhóm di tích giồng Phệt: Tọa tạc trên một giồng đất đỏ thuộc xã Long Hòa, diện tích của giồng khoảng 10.000 m2, di tích này cao hơn mực nước biển 1 – 2 m, nằm giữa rừng ngập mặn um tùm, nhiều luồng lạch.
Nhóm di tích giồng Cá Vồ: Diện tích khoảng 7.000 m2 nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh (Long Hòa), đây là di tích có quy mô khá lớn và khá nguyên vẹn. Năm 2010, một hố thám sát đã được mở ở phía Bắc của giồng, phát hiện 38 mộ chum (23 mộ còn cốt) bằng gốm và nhiều đồ trang sức cũng làm từ gốm.
- Di tích văn hóa – tôn giáo – tín ngưỡng:
Chùa: Chùa ở đây thuộc 3 nhánh: Giáo phái Lâm Tế (chùa Thạnh Phước); Giáo phái Tịnh Độ (chùa Hưng Lợi và Hưng Cần); Giáo phái Xuất Gia.
Thánh thất: Hầu hết các khu dân cư ở Cần Giờ đều có thánh thất – cơ sở tôn giáo của đạo Cao Đài. Các thánh thất Cần Giờ, có dáng dấp và hình thức tương đối giống nhau. Biểu tượng thờ của đạo là lấy Thiên Nhãn, nhưng thực tế đạo thờ những biểu tượng hòa đồng giữa Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Nho giáo.
Nhà thờ: Thiên Chúa giáo du nhập vào Cần Giờ khoảng thế kỉ 19 do một số người theo đạo Thiên Chúa ở nơi khác đến đây cư trú và người Pháp sau này đến truyền đạo.
Đình: Cần Giờ có 7 ngôi đình, người dân nơi đây thờ những người có công khai phá đất hoang hay những người tổ chức, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân làng.
Miễu: Cần Giờ có nhiều miễu như: Sua Đũa, Nhất, Nhị, Đá Giăng, Bình Khánh, Lý Nhơn…. Các miễu được xây dựng với quy mô nhỏ, kiến trúc cổ xưa và hầu hết di dời nhiều lần.
Lăng Ông: Cần Giờ có 2 lăng (lăng Ông Thủy Tướng ở Cần Thạnh và lăng Ông ở đảo Thạnh An), thờ bộ xương cá voi (cá Ông) được ngư dân rất sùng bái, tôn kính. Họ gọi đây là thần Nam Hải Đại Tướng quân – vị thần trên biển có công cứu giúp người bị nạn và phù hộ cho con người những mùa bội thu no ấm. Ngày nay, lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng tổ chức ở thị trấn Cần Thạnh (ngày 15/8 âm lịch hàng năm) là lễ hội chính thức của cư dân ven biển.
- Di tích lịch sử: Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Lịch sử tên gọi vùng đất Cần Giờ: Theo các cụ già sống lâu năm ở gần lăng Ông Thủy Tướng kể lại: “Năm xưa, chúa Nguyễn bị nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi chạy đến vùng đất này. Lúc bấy giờ, dân ta chưa thể xác định được giờ giấc chính xác và cũng không có dụng cụ hay quy luật nào để đo đếm thời gian. Người dân chài lưới ở vùng biển này chỉ biết nhằm theo hai chùm sao Nam Tào và Bắc Đẩu để ra khơi, còn chúa Nguyễn cần phải biết thời gian chính xác để hội họp. Do đó, ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ theo ước lệ riêng: đồng hồ được quy ước là dùng những chiếc lu có cùng kích cỡ, đục lỗ để thoát nước với các đường kính bằng nhau, phía trên treo 1 cây thước vạch sẵn múi giờ, mực nước hạ đến đâu, giờ dựa theo đó mà tính. Sau khi giành được quyền binh, ông đặt tên cho vùng đất này là “CG”.
Lại có ý kiến cho rằng: Trước kia, đây là vùng đất hoang vu, sông ngòi rậm rạp lại giáp biển, chỉ có một luồng lạch sâu để tàu lớn ra vào mỗi khi triều lên. Ngày ấy, tại đây có một ngôi nhà trắng với hai người thay nhau canh gác liên tục thông qua hệ thống đèn pha, phao câu báo nước lớn, nước ròng cho tàu bè ra vào trung tâm Biên Hòa – Gia Định. Tàu bè phải chờ đợi đến nước lớn, có đèn báo mới vào được nếu không sẽ mắc cạn, do vậy họ đặt tên cho vùng đất này là Cần Giờ.
Nhưng một số lại nói rằng: Nơi đây xưa kia rừng rậm rạp, đầm lầy hoang vu, xung quanh bị bao bọc bởi sông biển. Đây cũng là nơi ẩn thân của những người nghĩa sĩ, những người chờ thời cơ đến. Họ mong mỏi từng giờ, từng phút, suy nghĩ về tình thế quân sự chuyển biến. Họ “cần giờ” chính xác để xuất trận khi thời cơ đến để dành lấy thắng lợi.
Bến Đình: Đây là nơi thờ ông Dương Văn Hạnh, người làng Lý Nhơn vì muốn bảo vệ Trương Định nên bị giặc Pháp bắt, chém đầu tại bến sông Soài Rạp. Sau đó, nhân dân đã lập đình làng để thờ ông gọi là Bến Đình.
Di tích chiến khu Rừng Sác: Cần Giờ có căn cứ cách mạng như: căn cứ địa Giồng Chùa (Thạnh An), chiến khu trù mật Động Hang Nai (cạnh sông Đồng Tranh), căn cứ địa Núi Đất (Lý Nhơn)…. Đặc biệt, có khu căn cứ địa cách mạng với hệ thống hầm di động thuộc khu vực Lâm viên Cần Giờ.
- Các làng nghề:
Làng chiếu: Làng này nằm ở xã Tam Thôn Hiệp, nơi đây có các ngôi nhà ven sông chứa những sợi cói khô được dùng để đan thành chiếu. Nguyên liệu làm chiếu là những cây cói tròn, mọc tự nhiên hay được trồng trên những cánh đồng gần đấy. Hiện làng còn không tới 10 hộ dệt chiếu, họ bỏ nghề vì nhiều lý do: đi làm ăn xa, đào ao nuôi tôm làm mất diện tích đất trồng cói, giá thành chiếu thấp không đủ cho chi phí sản xuất….
Làng chài (xóm lưới): Tập trung ở bến chài Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An hay các bến đò nơi có tàu, thuyền, ghe, xuồng đánh bắt cá trở về mỗi khi sáng sớm hay chiều tối.
Làng muối: Du khách về ấp Tân Điền (Lý Nhơn), gần khu Du lịch Vàm Sát, hay đường từ Đảo Khỉ ra bãi biển 30/4 thuộc xã Long Hòa, vào mùa khô sẽ bắt gặp hai bên đường những ruộng muối trắng xóa. Đặc biệt, hạt muối xã Lý Nhơn vuơn cánh bay xa ra cả nước và xuất khẩu qua EU. Làng muối cần khẩn trương cải tạo, nâng cấp… không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối mà còn làm cho nghề muối trở thành điểm đến cho Du khách.
Làng rừng: gồm những hộ làm nghề rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng), tập trung ở Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Lý Nhơn. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Những làng nghề cần được giữ ghìn, tôn tạo, phát triển, vì đó là một trong những lý do Du khách đến tham quan hay muốn tìm hiểu về Cần Giờ.
- Các lễ hội:
Lễ hội Nghinh Ông:
Hàng năm vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, cư dân từ các nơi lại lần luợt đổ về thị trấn Cần Thạnh để dự lễ hội Nghinh Ông. Các vị lão ngư tại thị trấn Cần Giờ kể rằng: “Vào cuối thế kỉ 19, nơi đây xảy ra nhiều huyền thoại về cá voi như: Giúp người đi biển vượt qua nhiều tai nạn, từ việc cứu thuyền bị đắm cho đến cứu người bị nạn đang trôi dạt tìm đường vào bờ thoát chết…. Những huyền thoại này, làm cho lòng tin và sự biết ơn thành một tín ngưỡng phổ biến khắp vùng biển Cần Giờ nói riêng và các miền duyên hải khác nói chung. Bà con lúc bấy giờ đã lập lăng thờ sau khi một con cá voi bị nạn và chết trôi dạt vào bờ biển Cần Giờ. Sau đó, bà con xin triều đình ban sắc thần để thờ.”. Việc tổ chức lễ hội Nghinh Ông nhân dịp Tết Trung thu, chính là sự cầu nguyện cho mùa vụ sản xuất ngư nghiệp được bình yên và gặp nhiều may mắn.
Ngoài ra, Cần Giờ còn có những lễ hội như: Lý Nhơn cúng đình thần Dương Văn Hạnh vào 16 tháng 12 âm lịch; Long Hòa tổ chức lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng vào ngày 15 tháng 3 âm lịch….
Những tập quán cổ truyền: Cần Giờ có tục thờ những vị tiền hiền khai phá đất hoang, những người yêu nước và thờ cúng tổ tiên.
2.3.2. Sản phẩm Du lịch sinh thái ở Cần Giờ Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
2.3.2.1. Các điểm Du lịch a/ Vàm Sát
Từ phà Bình Khánh Du khách đi xe máy (hoặc ôtô dưới 16 chỗ), theo đường Rừng Sác khoảng 13 km, rồi rẽ phải vào đường Lý Nhơn 21 km nữa sẽ đến điểm Du lịch Vàm Sát (rộng 2017 ha) nằm trong rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc xã Lý Nhơn. Nếu thích du thuyền, len lỏi theo các kênh rạch để tận hưởng cảm giác bồng bềnh với sông nước mây trời thì Du khách có thể theo đường thủy bằng cách mua vé đi thuyền tại bến Bạch Đằng (quận 1, Tp. HCM) hay chân cầu Dần Xây (cầu nối giữa xã An Thới Đông và Long Hòa) do Công ty Du lịch sinh thái Vàm Sát đảm nhận. Với bạt ngàn cây rừng ngập mặn, cùng hệ động – thực vật đa dạng, phong phú, Vàm Sát hiện là một trong 4 điểm hấp dẫn bậc nhất hiện nay của Cần Giờ (Vàm Sát, Đảo Khỉ, bãi tắm 30/4, thị trấn Cần Thạnh). Tháng 7/2019, Tổ chức Du lịch Thế giới đã công nhận Vàm Sát là một trong 65 khu Du lịch phát triển bền vững nhất thế giới. Bên cạnh bạt ngàn cây đước còn có vẹt, ô rô, chà là, bần… mỗi loài một vẻ, mỗi cách sinh trưởng đến kì lạ. Trong rừng có mèo, trăn, rắn, khỉ, kì đà, heo… và nhiều loài thú quý hiếm khác, những người có duyên gặp được chúng, có lẽ sẽ không bao giờ quên ấn tượng mà thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt, nhân viên bảo vệ ở đây cho hay: “do được bảo vệ nghiêm ngặt nên ngày càng xuất hiện nhiều hệ động vật quý hiếm về đây sinh sống”.
Nét độc đáo nhất của Vàm Sát là có tháp Tang Bồng cao 25 m hình cánh cung vút thẳng lên trời. Tại đây, Du khách có thể phóng tâm mắt chiêm ngưỡng tất cả những gì mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng duyên hải. Thi vị nhất vẫn là mỗi khi chiều về, Du khách đứng trên đỉnh tháp phóng mắt về phía vườn chim ngắm nhìn những đàn cò chấp chới trong nắng vàng hoàng hôn bay về tổ ấm sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi, hình ảnh ấy khó có thể phai nhạt cho chuyến du ngoạn Cần Giờ. Ngoài ra, Du khách có thể tự chèo thuyền nhỏ len lỏi vào rừng (giá thuê thuyền 20.000 đồng/giờ) để tham quan, tìm hiểu hệ động vật vô cùng phong phú. Số lượng chim, dơi lên tới hàng nghìn con tại hai điểm Đầm Dơi và sân chim. Ông Hà Thanh Linh – Giám đốc công ty Du lịch sinh thái Vàm Sát và cũng là công ty phụ trách điểm du lịch này cho biết: “Sân chim hiện nay có khoảng 10.000 cá thể, chúng bắt đầu hình thành từ năm 2011, nơi chim cư trú phần lớn diện tích là rừng tái sinh tự nhiên. Ngược lại, Đầm Dơi trước kia có khoảng 4.000 cá thể, hiện nay chỉ còn trên dưới 400 cá thể. Nguyên nhân chủ yếu khiến dơi giảm nhiều là do con người săn bắn và diện tích vườn trái cây của Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dương), Long An, Tiền Giang bị thu hẹp nhằm đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.”.
DK chọn nơi đây ngày một tăng, song vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một chính sách phù hợp nhằm bảo tồn rừng cây và nơi trú ngụ của các loài chim để chúng không phải đi kiếm ăn tại các bãi nuôi tôm cá của người dân, gây thiệt hại kinh tế cho họ.
Vàm Sát còn có di tích lịch sử Núi Đất – nơi tiếp nhận và cất giữ vũ khí trong thời chiến tranh. Một di tích khác mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Lý Nhơn – di tích đình thần Dương Văn Hạnh do nhân dân tôn kính lập nên. Về Lý Nhơn, Du khách còn được thăm trại nuôi dê, thưởng thức sữa dê và món ăn chế biến từ dê cùng các món ăn thủy hải sản khác.
Hệ thống nhà nghỉ hiện đại cùng nhiều trò giải trí hấp dẫn sẽ đáp ứng phần nào cho nhu cầu Du khách một lần ghé thăm. Đây là một trong 4 điểm thu hút lượng Du khách đông nhất Cần Giờ hiện nay.
Về đường đi đến điểm du lịch Vàm Sát:
Đường bộ: dành cho xe gắn máy, ô tô dưới 16 chỗ. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Qua phà Bình Khánh → đường Rừng Sác (khoảng 13 km) → đến ngã ba đường Rừng Sác – Lý Nhơn quẹo phải vào đường Lý Nhơn khoảng 13 km gặp cầu Vàm Sát → đi thẳng 7 km gặp ngã 3 rẽ trái 600 m là đến Vàm Sát.
Hoặc có thể đi (chỉ dành cho khách đi xe gắn máy): Tp. HCM → Phú Mỹ Hưng (Q7) → xã Hiệp Phước → bến đò Hiệp Phước, xuống đò Hiệp Phước – Doi Lầu → cầu Vàm Sát → cầu Gốc Tre → Vàm Sát (tổng cộng 35 km đường bộ và 20 phút vượt sông Soài Rạp) + Đường thủy bộ kết hợp: dành cho khách đi xe máy hay xe bus.
Qua phà Bình Khánh → theo đường Rừng Sác (khoảng 22 km) → đến chân cầu Dần Xây xuống xe bus (nếu đi xe gắn máy thì gửi lại) rẽ phải 100 m, rồi mua vé của Công ty Du lịch sinh thái Vàm Sát, ca nô sẽ đưa chúng ta vào tham quan. Nếu từ hướng Cần Thạnh muốn thăm Vàm Sát thì Du khách đến chân cầu Dần Xây mua vé đi ca nô theo đường thủy là thuận lợi nhất.
Đường Thủy: Du khách bắt tàu cao tốc, ca nô hay thuyền buồm tại bến Bạch Đằng, theo 2 hướng:
- Sông Sài Gòn → sông Soài Rạp → sông Vàm Sát → điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát (tuyến dài 35km).
- Sông Sài Gòn → sông Lòng Tàu → Mũi Nai → Lò Rèn → sông Vàm Sát → điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát (tuyến dài 45 km).
Bến tàu luôn có ca nô (dành cho quý khách muốn đi nhanh) và du thuyền gỗ (dành cho khách thích ngắm cảnh quan thơ mộng hai bên bờ sông hay tìm hiểu cảnh sinh hoạt sông nước của dân địa phương).
b/ Lâm viên Cần Giờ (Đảo Khỉ)
Đến Cần Giờ, chúng ta không thể bỏ qua điểm Du lịch cự kì hấp dẫn – Lâm viên Cần Giờ hay còn gọi là “Đảo Khỉ”. Có thể nói, điểm Du lịch hấp dẫn thứ 2 này làm nên sự nổi tiếng của rừng ngập mặn Cần Giờ. Lâm viên được bao bọc bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt, vì thế khi Du khách đi ghe thuyền len lỏi theo dòng nước quanh co sẽ có được những cảm giác rất thú vị.
Lâm viên rộng 2100 ha (gồm diện tích rừng trồng và một số đốm rừng tái sinh tự nhiên), độ che phủ đạt 91%, trong đó 514 ha được đưa vào khai thác Du lịch. Trong rừng, có nhiều loài động vật như: bò sát, lưỡng cư, chim… đặc biệt có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ. Hấp dẫn nhất nơi này là Du khách được tiếp cận với đàn cháu chắt của “Tôn Ngộ Không”. Có thể tạm gọi Đảo Khỉ là “Vương quốc khỉ”, với 4 loài (khỉ đuôi dài, khỉ lợn, khỉ chó, khỉ vàng) được nuôi và bảo vệ trong điều kiện bán tự nhiên rất gần gũi với khách, số lượng lên tới gần 1000 con. Nhân viên bảo vệ ở đây cho biết: “Trước đây, khi chưa thành lập lâm viên, những đàn khỉ sống rải rác ở sâu trong rừng, từ khi có được nhiều thức ăn của khách tham quan, chúng kéo “đại gia đình” ra và ngày càng dạn dĩ tiếp cận với con người.”. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Đây cũng là căn cứ địa cách mạng rộng lớn với hệ thống hầm bí mật che dấu bộ đội đặc công Rừng Sác một thời lửa đạn. Hiện nay, đã phát hiện một số hầm và đang tìm kiếm những nắp hầm cùng những khu căn cứ nằm giữa rừng. Khách đến đây sẽ tìm thấy lại những hoạt động của Bộ Chỉ huy miền Rừng Sác cùng những trận đánh nổi tiếng của các chiến sĩ đặc công làm tiêu hao sinh lực của Mỹ – Ngụy trên sông Lòng Tàu, Soài Rạp…. Ngoài ra, Du khách còn được quan sát tận mắt hình ảnh dựng lại về cuộc sống và sinh hoạt của các chiến sĩ năm xưa.
Lâm viên đang hoàn chỉnh hệ thống nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng bán sản phẩm đặc trưng của rừng ngập mặn; nâng cấp các con đường rộng thoáng để Du khách có thể quan sát động vật hoang dã; các khu nuôi trồng thủy sản; nhà truyền thống; các phòng trưng bày hiện vật lịch sử.
Lâm viên cách phà Bình Khánh không đầy 40 km theo đường Rừng Sác. Điểm Du lịch này có hai cách đến: Du khách có thể theo các hãng lữ hành bằng đường thủy (xuất phát tại bến Bạch Đằng, quận 1, Tp. HCM) theo hay đi ô tô, xe máy, xe bus theo đường Rừng Sác xuống. Hiện nay, lượng khách đến Đảo Khỉ ngày càng đông đặc biệt vào dịp lễ, tết và cuối tuần.
c/ Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp. HCM
Từ Đảo Khỉ hướng về phía thị trấn khoảng 2km, gặp cầu Hà Thanh nhìn sang tay trái Du khách sẽ bắt gặp một điểm dừng chân hấp dẫn và độc đáo cho chuyến sinh hoạt dã ngoại cuối tuần – Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp. HCM. Điểm này rất thích hợp cho giới trẻ là sinh viên, học sinh… vì giá phòng trọ bình dân (40.000 đồng/người/đêm), lại sang trọng và sức chứa lên tới 156 người. Tới đây, khách Du lịch được thụ hưởng bầu không khí trong lành từ cái mát lạnh của rừng đến những làn gió nhè nhẹ của biển. Đồng thời, cũng là cơ hội cho các bạn trẻ thi thố tài năng sinh hoạt tập thể, với các chương trình giao lưu văn hóa sôi nổi, gắn kết, thân mật.
Trung tâm này, tọa tạc tại tiểu khu 21 (nằm trên địa bàn xã Long Hòa) thuộc phân khu phục hồi sinh thái với diện tích khai thác giai đoạn một gần 1 ha. Là khu vực dành riêng cho sinh hoạt dã ngoại, học tập, giải trí, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của các bạn thanh thiếu niên Tp. HCM.
Tại đây, Du khách có thể sinh hoạt lửa trại qua đêm, câu cá, chèo thuyền, tham quan rừng ngập mặn, tắm biển 30/4, viếng “Vương quốc khỉ” hay tham quan các khu di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa truyền thống của Cần Giờ. Địa danh này ngày càng thu hút khách Du lịch, chủ yếu là giới học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên, công đoàn.
d/ Xã Long Hòa Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Từ Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố theo đường Rừng Sác 2 km, gặp ngã ba Long Hòa rẽ phải chúng ta tới ngay Long Hòa. Đến xã Long Hòa Du khách sẽ được tham quan di chỉ khảo cổ giồng Cá Vồ và giồng Phệt. Ở đây, Du khách cũng bắt gặp những vườn nặng trĩu trái cây: xoài, mãng cầu, nhãn, táo; đặc biệt, xoài cát Cần Giờ cho trái quanh năm và rất thơm ngon. Du khách vừa len qua những cành cây vừa tự mình hái những trái xoài ửng vàng để thưởng thức hương vị “ngọt lịm rất Cần Giờ, mà không nơi nào có được”, thật chẳng có gì lý thú hơn.
Tham quan xã Long Hòa, khách Du lịch còn có dịp ghé thăm các trại nuôi tôm sú giống, khu nuôi tôm sú công nghiệp. Hoặc, có thể vào làng chài ở xóm đò Đông Hòa, Long Thạnh hay đến bến đò để hiểu thêm về phong tục tập quán, lối sống và sinh hoạt của người dân miền biển. Nếu túi tiền rủng rỉnh, Du khách có thể nghỉ ngơi qua đêm tại resort Hòn Ngọc Phương Nam hay resort Tâm Ngọc. Đến Long Hòa, khách tham quan có thể đi ô tô, xe máy, xe bus theo đường bộ hay đường thủy đều rất thuận tiện.
e/ Bãi biển 30/4
Từ Đảo Khỉ theo con lộ Rừng Sác khoảng 5 km về hướng thị trấn Cần Thạnh chúng ta sẽ gặp điểm Du lịch hấp đẫn thứ 3 – bãi biển 30/4. Bãi biển này dài hơn 1km, là khu nghỉ mát yên tĩnh thích hợp cho người dân Tp. HCM cũng như các tỉnh lân cận vào các ngày lễ, tết và dịp cuối tuần. Khu vực biển 30/4 rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, an dưỡng, thể thao dưới nước, câu cá,…. Du khách vừa có thể thưởng thức những món ăn hải sản vừa trao đổi cuộc sống cũng như phương pháp đánh bắt thủy hải sản cùng phong tục tập quán với người dân địa phương. Tuy nhiên, biển Cần Giờ có một số hạn chế như: nước biển chứa nhiều phù sa nên có màu nâu đen, sóng tương đối lớn, cát không mịn lại chứa nhiều xác của động vật biển. Thêm vào đó, sự thiếu ý thức của 1 bộ phận nhỏ người dân bản địa cũng như Du khách nên hiện nay bãi biển nhếch nhác, khá ô nhiễm.
Hiện nay, Cần Giờ đang tiến hành đổ cát lấp biển để thực hiện dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái lấn biển rộng 600 ha.
Địa danh này phần lớn khách du lịch đến Cần Giờ đều ghé thăm, có lẽ do đường đi dễ dàng (cho phép ô tô đến tận nơi), không khí biển mát dịu, hải sản tươi sống, hệ thống nhà hàng, khách sạn khang trang….
g/ Thị trấn Cần Thạnh:
Qua bến phà Bình Khánh thẳng đường Rừng Sác không đầy 45 km, gặp ngã ba Long Hòa rẽ trái chạy dọc theo con đường Duyên Hải thênh thang chúng ta sẽ đến thị trấn Cần Thạnh – trung tâm huyện Cần Giờ – Địa danh Du lịch hấp dẫn thứ 4. Nơi đây, tập trung nhiều điểm di tích văn hóa đặc sắc phục vụ cho các loại hình Du lịch, du khảo như: giồng Am, lăng Ông Thủy Tướng, đình thần, chùa làng, bảo tàng, miếu, thánh thất, nhà thờ. Đặc biệt, dãi đất biển đan xen những vườn cây ăn trái xum xê: xoài, nhãn, mãng cầu… cùng những món ăn hải sản tươi sống từ các ao nuôi tôm sú, nghêu, sò…hay thuyền ghe mỗi khi cập bến sẽ hài lòng khách ghé tham quan.
Tại thị trấn này, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng khá tốt nên các điểm Du lịch nơi đây đều cho phép các loại phương tiện đưa khách đến tận nơi.
h/ Đảo Thạnh An: Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Là một đảo nhỏ nằm giữa sông và biển, phương tiện đến đây là dùng ghe, tàu. Ngoài các điểm tham quan làng chài truyền thống với nét đặc trưng của đảo, trong tương lai Thạnh An còn là điểm Du lịch thích hợp với loại hình dã ngoại kết hợp với loại hình giải trí khác như: câu cá, chèo thuyền…. Ngoài ra, Du khách còn có thể tham quan núi Giồng Chùa – ngọn núi duy nhất ở Tp. HCM. Núi Giồng Chùa nhìn từ xa như một hòn non bộ giữa biển khơi, không bị ngập nước và ảnh hưởng bởi thủy triều. Thổ nhưỡng ở Thạnh An là loại đất nâu vàng, thích hợp cho loại cây lá rộng, tại đây vừa được thả nuôi 100 con khỉ, làm phong phú thêm hệ động vật tự nhiên hoang dã trên đảo.
Trong tương lai, Thạnh An sẽ biến thành khu giải trí, nghỉ dưỡng biệt lập và đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo, tổ chức tàu luợn, khinh khí cầu để Du khách có thể thư giản, ngắm phong cảnh sông nước mây trời từ trên cao.
Hiện nay, điểm du lịch này rất ít người tham quan do chúng chưa thực sự hấp dẫn và bất tiện về đường đi. Muốn thăm điểm này chúng ta có thể theo đường bộ xuống thị trấn rồi gửi xe, đi thuyền máy (thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ) ra thăm đảo. Riêng tham quan Giồng Chùa, Du khách phải thuê ghe nhỏ và nhờ dân sống ở đảo chở đi.
k/ Những đốm rừng tái sinh tự nhiên:
Sau năm 1975, tổng diện tích rừng còn sót lại 4500 ha chủ yếu là cây bụi, chúng phân bố rãi rác khắp phân khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Số diện tích này, đã phát triển thành những đốm rừng tái sinh tự nhiên rất hấp dẫn cho khách lữ hành tham quan vì họ muốn được cảm nhận nét hoang sơ nguyên thủy cũng như sự khác biệt của chúng với rừng tái sinh nhân tạo. Đặc điểm chính của loại rừng này là nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều loài xen kẻ nhau, thân cây to lớn và thường là nơi cư trú của động vật hoang dã.
Tuy nhiên, hiện nay những đốm rừng tái sinh tự nhiên chỉ dành cho khách Du lịch là nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu. Thiết nghĩ, cần chọn một vài đốm ven lộ Rừng Sác hay gần cầu Dần Xây, Vàm Sát, Đảo Khỉ, Thạnh An làm điểm tham quan để mọi Du khách đều có thể thưởng thức.
Ngoài ra, Cần Giờ còn có một số điểm Du lịch khác, các điểm này thường gắn với công trình kiến trúc có giá trị văn hóa – xã hội – tinh thần, bao gồm 3 nhóm cơ sở: tôn giáo, tín ngưỡng và di tích kiến trúc nghệ thuật. Điển hình như 3 ngôi chùa lớn (Thạnh Phước, Hưng lợi, Hải Đức) và nhiều chùa nhỏ khác, thêm vào còn có 6 thánh thất (Cần Thạnh, Long Hòa, Đồng Hòa, Thạnh An, An Thới Đông, Bình Khánh), 4 nhà thờ (Đồng Hòa, An Thới Đông, Cần Thạnh, Tam Thôn Hiệp). Các điểm này đều có lịch sử rất riêng, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan Du lịch. Hơn nữa, các làng nghề truyền thống như: làng chiếu (Tam Thôn Hiệp), làng chài (Thạnh An, Cần Thạnh, Tam Thôn Hiệp), làng muối (Long Hòa, Lý Nhơn) và làng rừng (An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp) ngày càng khẳng định được tính hấp dẫn của nó trong lòng người lữ thứ. Khi tham quan các điểm Du lịch nhỏ này, Du khách chọn phương tiện xe gắn máy (hay xe ô tô dưới 16 chỗ) là thận tiện nhất vì có nhiều điểm nhỏ lẻ không cho phép ô tô lớn đến được.
2.3.2.2. Các tuyến Du lịch a/ Tuyến đường bộ: Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
- Phà Bình Khánh – Lâm viên Cần Giờ – bãi biển 30/4 – thị trấn Cần Thạnh
Lượng khách theo tuyến này chiếm tới 60% trong tổng số khách đến Cần Giờ. Du khách có thể đi theo tuyến này bằng các phương tiện: xe Du lịch, bus, xe gắn máy từ thành phố qua phà Bình Khánh rồi thẳng đường Rừng Sác đi tham quan các các điểm trên. Theo tuyến này, khách Du lịch được tận hưởng không khí trong lành dịu mát của biển, được đắm say trong màu xanh bạt ngàn bất tận của rừng ngập mặn; hoặc, giao lưu với con người Cần Giờ vốn lam lũ, thật thà, chất phát nhưng thân thiện, mến khách. Hấp dẫn nhất tuyến này phải kể đến “Đảo Khỉ” cách phà Bình Khánh gần bốn mươi cây số. Thực vật nơi đây chủ yếu là đước, trong rừng rất nhiều dòng kênh nhỏ với những chiếc cầu bắc ngang qua để Du khách có thể ngồi câu cá hay ngắm nhìn bầy thòi lòi cỡ hai ngón tay tung tăng đùa giỡn trên bãi sình. Ngoài ra, khách du lịch còn được ngồi ca nô chạy xé gió trên những dòng kênh nhỏ của sông Đồng Tranh hay Lòng Tàu khi đi tham quan chiến khu Rừng Sác. Khỉ ở đây có tới 1000 con, được nuôi trong điều kiện tự nhiên và bán tự nhiên nên chúng rất dạn dĩ với con người. Du khách có thể tự tay mình mua thức ăn (2017 đ/phần) cho chúng ăn và chụp hình với chúng. Ngoài ra, Du khách còn được tham quan cá sấu hoa cà, kì đà, rái cá… và ghé thăm bảo tàng Cần Giờ.
Tiếp tục cuộc hành trình theo đường Rừng Sác ra bãi biển 30/4, Du khách sẽ tận mắt ngắm nhìn cánh đồng muối trắng xóa cùng những đống muối cao ngất và mấy cô thôn nữ bận áo bà ba đang cào muối. Bãi biển 30/4, màu nước khá đen (do phù sa), nhưng lại rất sạch cũng là điểm hẹn lý tưởng cho những ai yêu thích tắm biển hay thưởng thức hải sản cùng gió biển trăng thanh.
Thị trấn Cần Thạnh – điểm dừng chân cuối cùng trong tuyến này. Ở đây, Du khách có thể tham quan đình, chùa, miếu, miễu, làng chài… và trực tiếp gặp gỡ trò chuyện, giao lưu văn hóa cùng con người Cần Giờ. Với lịch sử hào hùng trong hơn 300 năm hình thành, phát triển và những kì tích oanh liệt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đã làm nên con người Cần Giờ gan góc, anh dũng trong chiến đấu, sáng tạo trong lao động và sức chịu đựng đến tuyệt vời trong gian khổ khó khăn. Họ bền bỉ như cây bần, cây đước cắm sâu bộ rễ chắc khỏe của mình vào lòng đất mặn để chắt chiu từng giọt khoáng chất nuôi dưỡng màu xanh quê hương ngày càng tốt đẹp hơn. Chắc chắn rằng, những câu chuyện lạ kì về sức chịu đựng dẻo dai ấy của dân quê miền biển góp phần bổ sung kiến thức hữu ích cho Du khách khi một lần ghé thăm Cần Giờ.
Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của Du khách được đáp ứng bởi hệ thống nhà nghỉ tại: Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên, Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh hay bãi biển 30/4.
- Phà Bình Khánh – Vàm Sát: Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Tuyến này dài 34 km tính từ phà Bình Khánh đến Vàm Sát. Du khách xuất phát từ phà Bình khánh theo đường Rừng Sác 13 km rồi rẽ phải vào đường đất đỏ Lý Nhơn 21 km nữa sẽ gặp điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát (Lý Nhơn). Địa danh này, nổi tiếng bởi hai điểm Đầm Dơi và sân chim. Thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho 2 điểm này thành chỗ trú ngụ của hàng nghìn chú chim, cò, vạc, bồ nông… (chiếm 34% số lượng chim nước Việt Nam), khiến cho khách lữ hành dù khó tính đến mấy nếu đã từng đặt chân đến đây cũng khó lòng hờ hững cất bước ra đi. Những đàn chim, đàn cò ầm ĩ bay đi kiếm ăn và gọi nhau về tổ nghỉ ngơi là một hình ảnh gây hưng phấn, lạ lẫm không riêng gì cho khách trong nước mà cả khách quốc tế. Đặc biệt, nhân viên ở đây cho biết, hiện nay hai nơi này xuất hiện ngày càng nhiều hệ động vật quý hiếm về đây sinh sống như trăn, rắn, cá sấu, kì đà….
Dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí nơi đây khá đầy đủ, Du khách có thể dạo xem khỉ hoang, tắm “biển chết”, ngắm nhìn chim trời trên tháp cao Tang Bồng mỗi khi sáng đến hay chiều về hoặc du thuyền câu cá sấu. Vàm Sát trực thuộc Công ty Du lịch sinh thái Vàm Sát khai thác, quản lý.
Hạn chế lớn nhất của điểm Du lịch này là tuyến đường đất đỏ Lý Nhơn – Vàm Sát rất xấu, chỉ dành cho xe ô tô dưới 16 chỗ vào đi mùa khô hay khi nắng ráo. Thêm nữa, nếu Du khách đi xe gắn máy, chẳng may hư xe giữa đường thật không biết tìm đâu ra chỗ sửa xe vì hai bên đường hầu như không có dân sinh sống cũng như tiệm sửa chữa xe gắn máy. Hay, vào tham quan Vàm Sát xong rồi, Du khách muốn theo đường thủy ra cầu Dần Xây để tiếp tục cuộc hành trình thì tàu Du lịch ở địa danh nổi tiếng này chỉ chở được người còn xe gắn máy đành “ngủ lại” lại nơi đây. Quả thực bất tiện!
Ngoài hai tuyến chính trên còn có một số tuyến nội huyện và điểm Du lịch nhỏ lẻ nằm trên tuyến chính như: Nông trường Gò Vấp và Cholimex; Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ; Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố; điểm Du lịch Long Hòa: resort Hòn Ngọc Phương Nam, resort Tâm Ngọc, mộ cổ giồng Cá Vồ, giồng Phệt, làng chài, vuờn cây ăn trái; đảo Thạnh An.
b/ Tuyến đường thủy:
- Bến Bạch Đằng – sông Soài Rạp – sông Vàm Sát – điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát – thị trấn Cần Thạnh – Thạnh An.
- Bến phà Bình Khánh – sông Lòng Tàu – điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát – sông Đồng Tranh – Long Hòa – thị trấn Cần Thạnh – Vũng Tàu.
- Bến Bạch Đằng – sông Soài Rạp – sông Vàm Sát – điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát – Long Hòa – Tiền Giang – Bến Tre.
Trên 3 tuyến này, Du khách có thể đi bằng phương tiện tàu cao tốc, ca nô, thuyền buồm hoặc xuồng máy. Tuyến Du lịch này thích hợp với những người thích cảm giác mạnh, ưa khám phá, chinh phục, tìm hiểu, trở về với thiên nhiên hoang dã, ngắm nhìn màu xanh bạt ngàn của sông nước cây rừng và ghé thăm một số điểm Du lịch như: Vàm Sát, Cần Thạnh, Thạnh An, Long Hòa, Vũng Tàu….
Đến Cần Giờ theo đường bộ chỉ có con đường duy nhất từ nội thành Tp. HCM ra, do đó làm cho tuyến đơn điệu nhàn chán. Các tuyến Du lịch hiện nay còn thiếu đội ngũ hướng dẫn viên – người có vai trò cực kì quan trọng trong tour Du lịch, do vậy khi thăm quan, chắc chắn rằng Du khách sẽ không hiểu hết ý nghĩa của chuyến đi mà mình đã chọn. Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa các đơn vị quản lý, sự đơn giản hóa các loại hình Du lịch cũng dễ gây nhàm chán đối với Du khách khiến họ không mặn mà lắm cho lần hẹn gặp sau.
2.3.3. Vấn đề tổ chức Du lịch sinh thái Cần Giờ Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
2.3.3.1. Về quy hoạch
Tháng 4 năm 2021, UBND Tp. HCM phê duyệt quy hoạch Du lịch sinh thái Cần Giờ, đến nay đã hình thành tương đối 3 khu phát triển Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái rừng (toàn bộ 38.000 ha rừng ngập mặn), Du lịch sinh thái biển (Cần Thạnh, Long Hòa), Du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp với nhiệm vụ phát triển 4 xã phía Bắc của huyện. Công tác quy hoạch được triển khai chi tiết ở một số khu như: khu dân cư Cần Thạnh kết hợp với phát triển Du lịch Cần Thạnh, khu đô thị lấn biển rộng 600 ha, khu nhà vườn Long Hòa…. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, phần lớn các khu quy hoạch thường gắn kết với khu dân cư trên địa bàn huyện và tập trung ở Long Hòa, Cần Thạnh.
2.3.3.2. Về đầu tư và kêu gọi đầu tư
Trong mấy năm qua, huyện đã chủ động xây dựng chương trình phát triển đầu tư Du lịch sinh thái với các công trình trọng điểm: tuyến đường Rừng Sác, các công trình giao thông liên xã, các công trình phục vụ phục vụ trong các điểm Du lịch (Vàm Sát, Đảo Khỉ). Đồng thời, tiến hành xây dựng thêm 2 trạm dừng chân dọc tuyến đường Rừng Sác với các dịch vụ về ăn uống, nghỉ ngơi, bán hàng tiêu dùng và lưu niệm phục vụ Du khách. Gần đây, đang cho thử nghiệm một số hoạt động Du lịch như câu cá, du thuyền trong khu rừng phòng hộ thuộc Nông trường duyên hải quận Gò Vấp, Vàm Sát bước đầu thu hút khá nhiều khách.
Từ năm 2020 – 2024 có 15 dự án đăng kí đầu tư trên lĩnh vực dịch vụ Du lịch với số vốn lên tới trên 1000 tỷ đồng, trong đó 8 dự án (91 tỉ đồng) đã được triển khai và đưa vào khai thác tại khu vực ven biển Cần Thạnh, Long Hòa. Đáng chú ý nhất trong các dự án đầu tư là ngày 13/12/2024 Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ công bố lễ khởi công khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ – Công trình đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam do công ty làm chủ, vốn đầu tư cho toàn dự án ước tính 180 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Đô thị này được quy hoạch thành 4 khu chức năng và có thể phục vụ 33.000 cư dân và Du khách. Do phần lớn diện tích của huyện thuộc Khu dự trữ sinh quyển Thế giới, cần được bảo vệ nghiêm ngặt nên Cần Giờ mạnh dạn lập dự án xây dựng khu đô thị lấn biển trên. Nguyên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu hôm khởi công: “ …Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phát huy những điều kiện tự nhiên cộng với bàn tay lao động của con người, ý tưởng lấn biển, cải thiện chất lượng nước biển, khai thác phát triển và bảo tồn giá trị Khu dự trữ sinh quyển Thế giới sẽ được triển khai mà điểm khởi đầu là khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ…”.
Tính đến tháng 5/2025 đã đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động 7 dự án cùng 2 dự án đang được triển khai (cụ thể bảng 2.3). Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Bảng 2.3: Các dự án đầu tư hoàn chỉnh và các dự án đang triển khai
Ngoài ra, còn 18 dự án đang lập quy hoạch chi tiết sắp triển khai như: Trung tâm vui chơi giải trí Du lịch an dưỡng kết hợp nhà nghỉ cuối tuần; điểm Du lịch sinh thái biển Hòn Ngọc Phương Nam 2; điểm Du lịch sinh thái 30/4 (resort Biển Xanh); điểm Du lịch sinh thái nhà vườn, nghỉ dưỡng ven sông Lòng Tàu ….
2.3.3.3. Về quảng bá thương hiệu và phát triển hệ thống cơ sở lưu trú
Từ năm 2022 đến nay, các cơ quan chức năng ở Cần Giờ đã thực hiện công tác quảng bá Du lịch bằng các hình thức như: Phát hành 5000 sổ tay “DLST Cần Giờ” ra toàn quốc và nước ngoài; Phối hợp với Tuần báo Kinh tế thuộc Bộ Thương mại in và phát hành 5000 bản Đặc san “Hello Korean” để giới thiệu Du lịch Cần Giờ vào thị trường Hàn Quốc; Xây dựng phim “Điểm hẹn Cần Giờ” phát hành tại hai đầu bến phà Bình Khánh, các tour trong và ngoài nước; Hàng quý, giới thiệu Du lịch sinh thái Cần Giờ thông qua hệ thống thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình, internet…).
Tính đến cuối năm 2024 toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú với 432 phòng (có 2 cơ sở được công nhận là khách sạn 3 sao: resort Du lịch sinh thái Cần Giờ và resort Hòn Ngọc Phương Nam với tổng số 140 phòng).
Bảng 2.4: Nhà nghỉ, khách sạn tại thị trấn Cần Thạnh và xã Lý Nhơn
Bảng 2.5: Nhà nghỉ, khách sạn, resort tại xã Long Hòa
2.3.3.4. Về phát triển các sản phẩm Du lịch sinh thái a/ Về phát triển các tuyến, điểm Du lịch sinh thái:
Cần Giờ đang khai thác và phát triển 5 tuyến Du lịch chính ở cả hai phương diện đường thủy và đường bộ gồm:
- 1/ Phà Bình Khánh – Lâm viên Cần Giờ – bãi biển 30/4 – thị trấn Cần Thạnh.
- 2/ Phà Bình Khánh – Vàm Sát.
- 3/ Bến Bạch Đằng – sông Soài Rạp – sông Vàm Sát – điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát – thị trấn Cần Thạnh – Thạnh An.
- 4/ Bến phà Bình Khánh – sông Lòng Tàu – điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát – sông Đồng Tranh – Long Hòa – thị trấn Cần Thạnh – Vũng Tàu.
- 5/ Bến Bạch Đằng – sông Soài Rạp – sông Vàm Sát – điểm Du lịch sinh thái Vàm Sát – Long Hòa – Tiền Giang – Bến Tre. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Các điểm Du lịch được khách tham quan thích ghé nhất: Vàm Sát, Đảo Khỉ, bãi biển 30/4 và thị trấn Cần Thạnh. Các tuyến được Du khách lựa chọn nhiều nhất là từ số 1 đến số 4 (trong đó tuyến số 1 chiến 60% lượng Du khách).
b/ Về phát triển các tour Du lịch sinh thái:
Thời gian các tour: Dựa trên các tuyến, điểm cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch, các tour thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày (3 ngày rất hiếm), đối tượng tham gia chủ yếu học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu, hội cựu chiến binh hoặc nhóm Du khách gia đình và một lượng nhỏ khách quốc tế.
Những tour được Du khách lựa chọn nhiều nhất: tour tham quan về tự nhiên; tham quan về văn hóa lịch sử; tour kết hợp nhiều hình thức (tham quan, dã ngoại, nghiên cứu, tìm hiểu). Phần lớn các tour tổ chức thông qua các công ty Du lịch lữ hành của thành phố, tự tổ chức đi hoặc thông qua các đơn vị ngoại huyện thực hiện. Khả năng giữ chân Du khách chưa cao, mức độ tham quan dừng lại ở việc quan sát mà chưa có chương trình tổ chức nghiên cứu nghiêm túc về sinh thái Cần Giờ.
Các tổ chức, công ty tổ chức các tour Du lịch về Cần Giờ: Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ, Công ty Du lịch sinh thái Vàm Sát, Trung tâm sinh hoạt dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố, Khu Du lịch 30/4, Công ty Du lịch Thanh niên Tp. HCM, Công ty TNHH Du lịch Hoa Mai, Công ty Hoa Lữ Việt, Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, Công ty TNHH Du lịch An Trân.
c/ Về phát triển các loại hình Du lịch sinh thái:
Cần Giờ phát triển mạnh loại hình Du lịch sau
- + Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa gồm: 3 di chỉ khảo cổ học (giồng Am, giồng Phệt và giồng Cá Vồ); Rừng Sác; Vàm Sát.
- + Du lịch tham quan, an dưỡng, vui chơi và giải trí: Vàm Sát, Đảo Khỉ, bãi biển 30/4, sông rạch Cần Giờ.
- + Du lịch thăm chiến trường xưa: Chiến khu An Thới Đông, Chiến khu Rừng Sác, kênh Phụ nữ.
- + Du lịch văn hóa, lễ hội: lăng Ông Thủy Tướng, bảo tàng Cần Giờ và một số địa điểm đình, chùa, thánh thất, miếu, miễu….
d/ Về phát triển hệ thống cửa hàng lưu niệm:
Đến nay, tại khu vực chợ Hàng Dương (khu Du lịch 30/4) và thị trấn Cần Thạnh đã có những quầy, gian hàng bán hàng lưu niệm cũng như đồ thủ công mĩ nghệ được chế tác từ sinh vật biển: móc khóa, chuỗi ốc, đèn bàn… rất đa dạng tương đối thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của Du khách.
Từ bước đầu nghiên cứu, phát triển sản phẩm Du lịch mang tính đặc thù của rừng ngập mặn, đến nay Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ đang thí điểm sản xuất một số hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm như: hàng mĩ nghệ (bàn, ghế được chế tác từ cây rừng ngập mặn); hàng thủ công (được chế tác, lắp ghép từ cây rừng: hình người, phương tiện giao thông, hình thú…) nhằm giới thiệu đến Du khách về môi trường cảnh quan thiên nhiên của Khu dự trữ sinh quyển Thế giới.
2.3.3.5. Đối tượng và số lượng du khách Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Bảng 2.6: Số lượng khách Du lịch đến Cần Giờ từ năm 2020 – 2024
Năm | Trong nước | Ngoài nước | Tổng số |
2020 | 218.000 | 12.000 | 230.000 |
2021 | 215.500 | 18.500 | 234.000 |
2022 | 218.570 | 21.430 | 240.000 |
2023 | 225.530 | 25.470 | 251.000 |
2024 | 232.853 | 39.147 | 272.000 |
(Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2024)
Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy, số lượng khách đến Cần Giờ ngày càng tăng. Năm 2024, số lượng khách đến là 272.000 lượt người, trong đó khách nước ngoài chiếm 15%, dự báo, từ nay đến năm 2027, lượng khách tăng bình quân từ 10 – 15% năm.
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách đền Cần Giờ từ năm 2020 – 2024.
Khách trong nước: chủ yếu là các em học sinh, sinh viên từ Tp. HCM và các khu vực lân cận do trường hoặc các công ty Du lịch tổ chức. Họ thường đến vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ với mục đích tham quan, sinh hoạt dã ngoại hay kết hợp tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn; Đôi khi Du khách là cán bộ, công nhân viên xí nghiệp, nhà máy, các gia đình tự đến hay thông qua công ty Du lịch. Du khách thường đến vào những ngày lễ, tết, cuối tuần với mục đích tham quan nghỉ ngơi. Một số ít khách là nhà khoa học trong nước từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu họ thường đi theo nhóm hoặc hướng dẫn các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đến nghiên cứu và thực tập tại rừng.
Biểu đồ 2.2: Số lượng khách trong nước đến Cần Giờ từ năm 2020 – 2024
Khách quốc tế: Số lượng khách quốc tế đến Cần Giờ ngày càng tăng (năm 2024 chiếm 15% lượng Du khách đến Cần Giờ) chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. Phần lớn, họ đến với mục đích nghiên cứu khoa học, tìm hiểu hệ sinh thái rừng, vì vậy doanh thu từ khách Du lịch theo loại hình này không đáng kể. Đây là hạn chế rất lớn cho Du lịch Cần Giờ, điều này đòi hỏi các nhà chức trách phải có chiến lược trong cách quản lý và tiếp thị Du lịch ra thị trường thế giới.
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách quốc tế đến Cần Giờ từ năm 2020 – 2024
Nhìn chung, số khách đến Cần Giờ tăng theo các năm, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hơn nữa, số ngày lưu trú (1 – 2 ngày) và mức độ chi trả của khách mỗi ngày rất ít nên doanh thu mang lại không cao. Nguyên nhân chủ yếu: cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém; chất lượng phục vụ thấp; sản phẩm Du lịch nghèo nàn đơn điệu….
Doanh thu hàng năm: Qua bảng 2.6 về số lượng khách đến Cần Giờ cho thấy: khách trong nước chiếm 85% tổng số Du khách, số còn lại là khách ngoại quốc. Đối tượng đến chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức và nếu là khách nước ngoài thì thường là những nhà nghiên cứu. Chính vì thế, doanh thu từ Du lịch rất thấp, ước tính khoảng vài chục tỉ đồng/năm.
Điều này cho thấy, doanh thu Du lịch chưa tương xứng với tiềm năng Du lịch sinh thái của Cần Giờ.
2.3.4. Đánh giá hiện trạng Du lịch sinh thái Cần Giờ Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
2.3.4.1. Tiềm năng
CG xứng đáng là “lá phổi xanh” của thành phố với hệ sinh thái phong phú, đa dạng: thực vật có 159 loài, động vật 103 loài (trong đó nhiều loài được ghi vào Sách Đỏ) rất thuận lợi cho việc phát triển Du lịch sinh thái. Đặc biệt, nơi đây đang hình thành trở lại các sân chim tự nhiên với số loài chiếm tới 34% tổng số loài chim nước Việt Nam, trong đó có 9 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ thế giới. Bên cạnh đó, Cần Giờ cách thành phố không xa, lại được thế giới công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Hơn nữa, văn hóa của cộng đồng người dân nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc bản địa gắn liền với các làng nghề truyền thống như: làng chài, làng chiếu, làng muối, làng rừng. Đây cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á phát hiện ra khu mộ chum cổ với trên 300 ngôi – di chỉ có giá trị về nền văn hóa Óc Eo. Chính vì lý do trên, Cần Giờ có đầy đủ tiềm năng về tự nhiên, nhân văn cho việc phát triển Du lịch sinh thái góp phần cải thiện đời sống dân địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái rừng ngập mặn.
Với nhiều loại hình Du lịch phù hợp với nhiều đối tượng Du khách khác nhau trên nhiều lĩnh vực cảm thụ khác nhau, Cần Giờ đã thu hút khách bằng sự chọn lọc thế mạnh vốn có của mình: tham quan Đảo Khỉ, sân chim (Vàm Sát) dành cho những người yêu thích thiên nhiên, thích nghiên cứu động thực vật; Hay, thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có ở Đầm Dơi với hàng nghìn chú dơi treo lủng lẳng trên cành; Hoặc tìm về chốn xa xưa, khi Du khách quá bộ ghé thăm khu mộ cổ giồng Cá Vồ, giồng Phệt. Thế mạnh Du lịch Cần Giờ đã và đang là điểm nhấn để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
- Bước đầu huyện đã quy hoạch được 3 khu Du lịch sinh thái với 3 chức năng riêng biệt: Du lịch sinh thái biển 600 ha, Du lịch sinh thái rừng 38.663 và Du lịch sinh thái nông nghiệp (số diện tích tự nhiên còn lại).
- Trong những năm qua huyện đã đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy Du lịch sinh thái phát triển. Đặc biệt, việc đẩy nhanh tiến độ thi công đường trục chính Rừng Sác, khu Du lịch, khu dân cư thì trong tương lai không xa Cần Giờ là điểm hẹn cuối tuần cho Du khách là điều có thể.
- Số vốn đăng kí đầu tư tính đến cuối 2024 đã lên tới gần 1000 tỷ đồng, đầu tư chủ yếu vào hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu dân cư cao cấp, hệ thống giao thông. Trong khi đó, khâu yếu nhất của Du lịch Cần Giờ thuộc về những yếu tố trên. Nếu các dự án này hoàn thành thì Du lịch Cần Giờ có nhiều điệu kiện thuận lợi hơn để đón và giữ chân Du khách.
- Đời sống người dân ngày càng được quan tâm, chăm sóc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là điều kiện thuận lợi cho Du lịch phát triển. Số lượng người tham gia vào hoạt động Du lịch tăng, chính lực lượng dân địa phương là người bảo vệ rừng hiệu quả nhất.
2.3.4.2. Hạn chế Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Về giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ từ trục chính đến các thôn, xã, thị trấn còn nhiều hạn chế gây trở ngại rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của huyện cũng như việc khai thác Du lịch. Mặc dù, đường Rừng Sác đã khởi công hơn 3 năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thành giai đoạn 1 (giai đoạn đền bù, giải tỏa, hạ nền). Hơn nữa, đơn vị tổ chức thi công chưa quan tâm đến sự đi lại của Du khách nên làm cho môi trường ô nhiễm (mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội), nhiều ổ voi, ổ gà ảnh hưởng không nhỏ đến sự đi lại (Từ thành phố đến trung tâm huyện không đầy 60 km mà phải mất tới 3 tiếng đồng hồ; trong khi đó từ thành phố về trung tâm huyện Củ Chi gần 70 km mất hơn một tiếng.).
Cầu Bình Khánh chưa có, đây là thiệt thòi lớn cho Du lịch huyện nhà, khách qua phà Bình Khánh phải chờ rất lâu (có khi hơn một tiếng đồng hồ) lại không có chỗ nghỉ tạm khi chờ phà. – Về giao thông đường thủy: Cần Giờ có thế mạnh về kênh, rạch, sông, biển nhưng thế mạnh ấy đến nay vẫn chỉ là tiềm năng chưa được khai thác. Nguyên nhân chủ yếu do chưa có bến tàu lớn nên hạn chế phương tiện đường thủy neo đậu; phương tiện đường thủy quá thô sơ….
Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế (toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh nhà nghỉ khách sạn với tổng số 432 phòng), mặc dù gần đây có Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ, Công ty Du lịch Vàm Sát và bà Nguyễn Thị Hồng Vân đã đầu tư xây dựng 3 khu resort. Tuy nhiên, những ngày nghỉ lễ cũng không đáp ứng được nhu cầu (Ông Hồ Bạch Long – Phó Trưởng Ban quản lý Khu du lịch 30/4 cho biết: “Ngày 30/04/08 có tới 25.000 Du khách đến tham quan Cần Giờ, gây quá tải về nhà nghỉ, khách sạn; vệ sinh bị hạn chế do thiếu nước ngọt dẫn đến Du khách phàn nàn.”).
Các khu vui chơi, giải trí: Cần Giờ rất hạn chế về khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác (đặc biệt là dịch vụ về đêm) để phục vụ Du khách. Do vậy, khách đến nơi đây vẫn chưa biết mua gì, xem gì, ăn gì, chơi gì cho thỏa mãn chuyến đi.
Các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội rất nhiều nhưng chưa được đầu tư và đưa vào khai thác phục vụ Du khách.
Mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, do vậy đời sống gặp nhiều khó khăn nên họ chưa ý thức vấn đề bảo vệ tài nguyên sinh thái rừng. Những hộ sống bằng nghề rừng vẫn chưa tìm được mô hình sản xuất phù hợp để nâng cao đời sống và bám giữ nghề rừng tốt hơn.
Các nhà quản lý, các công ty tổ chức chương trình, tuyến và tour Du lịch chưa hợp lý. Đồng thời, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng để xây dựng những sản phẩm Du lịch mang tính đặc trưng cho vùng.
Vấn đề môi trường: Có thể nói, môi trường là vấn đề thời sự hiện nay của Cần Giờ. Mức độ ô nhiễm đáng báo động, vì Cần Giờ là nơi hứng toàn bộ nguồn nước thải từ Tp. HCM ra nên độ ô nhiễm rất cao. Tại Cần Giờ, hệ thống xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường nghèo nàn, lạc hậu, cả huyện chỉ lác đác vài xe thu gom rác cũ của công ty dịch vụ Công Ích nên rác hàng ngày được đổ thẳng ra sông, biển. Hơn nữa, Du khách đến Cần Giờ ngày một đông nên lượng rác thải tăng nhưng lại thiếu thiết bị chứa rác. Hậu quả là đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề do việc đổ rác thành đống (bãi biển 30/4 điển hình cho vấn nạn ô nhiễm).
Nước ngọt rất khan hiếm và giá cao hơn nội thành nhiều lần (năm 2024, vào mùa khô giá nước đội lên tới 50.000đ/m3), vẫn chưa có hệ thống dẫn nước từ thành phố ra mà chủ yếu vận chuyển bằng ghe, tàu từ Đồng Nai xuống và từ thành phố ra. Vì vậy, vào những ngày lễ lớn hệ thống nhà hàng khách sạn không đủ nước cung cấp cho Du khách – điều đáng tiếc trong cung cách phục vụ các vị “Thượng đế”. Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ TpHCM.
Tóm lại: Tài nguyên Du lịch sinh thái Cần Giờ phong phú, đa dạng, nhưng hiện tại mới khai thác một phần nhỏ của tài nguyên tự nhiên (hầu như chưa khai thác tài nguyên nhân văn). Cần khắc phục hạn chế và đẩy mạnh khai thác Du lịch sinh thái hơn nữa để xứng đáng với vị thế và vai trò của Khu dự trữ sinh quyển Thế giới.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Hướng tổ chức Du lịch sinh thái ở Cần Giờ Tp. HCM
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Hiện trạng Du lịch sinh thái ở Cần Giờ Tp. HCM […]