Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
4.1. Thực trạng ngành du lịch của Châu Đốc
4.1.1.Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Châu Đốc là thành phố thuộc tỉnh An Giang, giáp biên giới Campuchia; cách thành phố Long Xuyên 54km theo Quốc lộ 91. Diện tích tự nhiên 105,29 km2
- Phía Đông Bắc tiếp giáp huyện An Phú;
- Phía Tây Bắc giáp Campuchia;
- Phía Đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu;
- Phía Nam giáp huyện Châu Phú; Phía Tây giáp huyện Tịnh Biên.
Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt nằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau; giữa 3 cửa khẩu kinh tế sầm uất là: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên – huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương – thị xã Tân Châu và cửa khẩu quốc gia Khánh Bình – huyện An Phú.
Từ vị trí này, thành phố Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung hàng hoá buôn bán với Vương quốc Campuchia qua cả hai đường thủy và đường bộ.
Thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang do phù sa sông Hậu bồi đắp. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng, tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía Đông có sông Châu Đốc và sông Hậu chảy theo chiều Bắc – Nam. Phía Tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Địa hình chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc. Với địa hình đa dạng, Châu Đốc có điều kiện phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
4.1.1.2. Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố 10.529,05 ha trong đó đất nội thị là 4.820,13 ha, đất ngoại thị là 5.708,92 ha. Trong đó, đất xây dựng đô thị là 1.432,55 ha, đất không được xây dựng là 3.387,58 ha.
4.1.1.3. Dân số
Quy mô dân số của thành phố Châu Đốc là 157.298 người, trong đó dân số thường trú 113.012 người, dân số quy đổi là 44.286 người. Dân số nội thị:
- Dân số khu vực nội thị là: 145.597 người.
- Dân số thường trú: 101.301 người.
- Dân số tạm trú quy đổi về dân số đô thị: 44.286 người (khách tham quan, công tác, chữa bệnh ngắn ngày).
- Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thị tăng, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm.
- Mức tăng dân số là 1,4% (trong đó tăng tự nhiên là 1,2%, tăng cơ học là 0,2%).
- Mật độ dân số khu vực xây dựng đô thị: 10.164 người/km2
4.1.1.4. Khí hậu
Châu Đốc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc tính chung của khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 25oC – 29oC, nhiệt độ cao nhất từ 36oC – 38oC, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 10, dưới 18oC. Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trùng với gió mùa Đông Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm.
4.1.1.5. Thủy văn
Chế độ thủy văn ở Châu Đốc chủ yếu là bán nhật triều, số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Cứ khoảng nửa tháng có 3 – 5 ngày triều cường, sau đó triều giảm dần kéo dài khoảng 5 – 6 ngày, tiếp đó là 3 – 5 ngày triều lên, xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Trong một năm, biên độ triều của các trạm sông Hậu có những biến động mạnh mẽ. Vào mùa kiệt, biên độ triều tăng dần và đạt trị số lớn nhất vào tháng 4 hoặc tháng 5. Tiếp đó mùa lũ về, nước sông lên, biên độ triều giảm và đạt trị số nhỏ nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10. Hằng năm từ tháng 7 đến tháng 11 là mùa nước nổi. Đây cũng là thuận lợi cho du lịch Châu Đốc trong việc phát triển nhiều hình thức du lịch mùa nước nổi ngoài du lịch chủ đạo là tâm linh, tín ngưỡng.
4.1.1.6. Tài nguyên rừng
Rừng ở thành phố Châu Đốc đa phần là rừng đồi núi với diện tích 210 ha, tập trung chủ yếu ở Núi Sam. Trong đó, rừng trồng khoảng 99ha, còn lại là rừng tự nhiên thuộc rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm, thuộc 54 họ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
4.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Châu Đốc là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang, các điểm như Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, Châu Đốc nằm trong tổng thể du lịch của tỉnh An Giang, là tỉnh đồng bằng đặc biệt có núi có sông với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, địa điểm du lịch phong phú đa dạng được trải đều và liên hoàn trên toàn thành phố. Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư khá, kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí phát sinh tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Du lịch tâm linh hấp dẫn thu hút du khách ngày càng đông. Châu Đốc là thành phố có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh và du lịch mua sắm, du khách đến Châu Đốc phần lớn là viếng Miếu Bà Chúa Xứ, hằng năm có gần 4 triệu lượt khách đến du lịch ở thành phố Châu Đốc.
Ngoài ra, nhiều công trình du lịch, thiết chế văn hóa lớn được đưa vào sử dụng, tạo điểm nhấn quan trọng để thành phố Châu Đốc tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá và phát triển du lịch của thành phố. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại tạo bước đột phá mới, đảm bảo đồng bộ trong quy hoạch phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Phát huy lợi thế giá trị văn hóa, Châu Đốc đã, đang chủ động tăng cường mở rộng liên kết tour, tuyến, hình thành không gian du lịch rộng lớn, giữa các huyện, thị xã, thành phố trong khu vực, trong nước và quốc tế. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện hơn nữa cung cách phục vụ, văn minh thương mại, nhất là đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa du lịch, quà lưu niện đặc trưng của Châu Đốc. Đồng thời, đầu tư tôn tạo, phát triển các cảnh quan, di tích, điểm vui chơi, giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách và đảm bảo du lịch phát triển bền vững.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tập trung nguồn nhân lực, huy động xã hội tham gia phát triển mới các sản phẩm loại hình du lịch. Nâng cao nhận thức của người dân, người mua bán về việc xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, làm hài lòng du khách và tăng thu nhập từ du khách. Chỉnh trang, làm mới, làm đẹp từ hình ảnh con người Châu Đốc lan tỏa đến du khách khi đến Châu Đốc. Châu Đốc đang triển khai và hoàn thiện Đề án Công viên văn hóa Núi Sam, kết hợp xúc tiến nhanh các hạng mục đầu tư xây dựng, chỉnh trang khu du lịch Núi Sam, hạ tầng du lịch sinh thái Vĩnh Mỹ và các công trình giao thông, đô thị trọng điểm. Qua đó, tạo không gian, môi trường du lịch tốt nhất để phát triển, khai thác có hiệu quả loại hình du lịch tâm linh kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Hàng năm, trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, thu hút khá đông khách hành hương từ các nơi đổ về. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp, các lễ hội này vẫn có những “điểm trừ” không đáng có.
Những tháng hành hương, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam trở nên nhộn nhịp với hàng triệu du khách tìm đến chiêm bái, lễ cúng. Đó cũng là lúc những người lao động tại địa phương có điều kiện nâng cao thu nhập vào các dịch vụ phục vụ lễ hội. Tuy nhiên, do một bộ phận người dân có tư tưởng thu lợi bất chính bằng cách lừa gạt du khách nên xuất hiện hiện tượng tiêu cực như bói toán, xin xăm, hay móc túi, trộm vặt… dẫn đến tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp khó lường ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến tham quan tại nơi đây.
Nhận thức về bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch của cộng đồng dân cư và một bộ phận du khách chưa cao đã dẫn đến cảnh mất vệ sinh tại khu di tích lịch sử Núi Sam, khu trung tâm chợ Châu Đốc. Vấn đề trật tự còn hạn chế, tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường vẫn còn. Có thể nói với lượng khác thập phương như vậy việc giữ gìn an toàn, trật tự, vệ sinh công cộng cho địa phương và du khách nơi đây là cần thiết.
Nhận định về cảnh quan du lịch ở Châu Đốc thì cho là tốt vì đi cúng, viếng một số điểm chùa rồi về hoặc ghé mua sắm tại chợ hoặc đến các huyện bạn lân cận như Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và các huyện khác vì năm nào đi cũng vậy không có gì mới, lạ để khám phá thêm.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên thừa và thiếu, thiếu vì hầu hết nhân viên phục vụ nơi đây đều chưa qua đào tạo do đó chất lượng phục vụ thấp không chuyên nghiệp theo đúng yêu cầu. Mỗi năm đều tổ chức nhiều khóa đào tạo, nhưng nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Các công trình giao thông cầu đường nối các khu vực du lịch trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh về An Giang cũng như tại An Giang đến các khu điểm du lịch chậm thực hiện và đầu tư không đồng bộ đã làm hạn chế việc thu hút du khách và thu hút đầu tư như quốc lộ 1 thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp, quốc lộ 91 (Châu Đốc – Tịnh Biên và Tịnh Biên – Tri Tôn). Điều đáng chú ý hiện nay thường xảy ra kẹt phà tại điểm phà Vàm Cống, nhất là các ngày nghỉ và vào dịp vía Bà Chúa Xứ.
Một số công trình tại các khu, điểm du lịch còn đang quy hoạch và trong giai đoạn xây dựng chưa hoàn chỉnh, hoặc đầu tư nâng cấp chưa kịp để đưa vào phục vụ du khách, tiến độ thi công chậm do thiếu vốn, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản phải tốn nhiều thời gian, giải ngân chậm. Do đó, nhiều tiềm năng còn bỏ ngõ, nhiều tài nguyên du lịch chưa được khai thác, một số năng lực du lịch chưa được phát huy. Hoạt động quảng bá tuyên truyền, xúc tiến du lịch còn phân tán, không thường xuyên và chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Các doanh nghiệp ít có khả năng tiếp cận các thị trường tiềm năng;
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là: sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, chưa hấp dẫn; Các điểm du lịch chưa thật sự hấp dẫn; Việc khai thác và quản lý cũng chưa thật sự hiệu quả; chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng với nhu cầu của du khách.
4.2. Mô tả thống kê Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
4.2.1. Mô tả sơ lược về khách du lịch
4.2.1.1. Giới tính
Với 150 mẫu phỏng vấn du khách, khách du lịch nữ là 86 người chiếm khoảng 57,33% và khách du lịch nam là 64 người chiếm khoảng 42,67%, khách du lịch nữ chiếm tỷ lệ cao hơn khách du lịch nam nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy ngày nay càng nhiều phụ nữ tham gia vào hoạt động du lịch, họ không an phận thủ thường hay chỉ có lo việc cho gia đình và con cái, họ quan tâm nhiều hơn các vấn đề xã hội, các hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt là du lịch về tâm linh, tín ngưỡng.
Bảng 4.1. Phân loại giới tính của du khách (ĐVT: người)
Giới tính | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
Nữ | 86 | 57,33 | ||
Nam | 64 | 42,67 | ||
Tổng | 150 | 100 |
4.2.1.2. Trình độ học vấn
Qua kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy trình độ học vấn của du khách dàn trải ở các cấp. Tuy nhiên, tập trung nhiều ở cấp 2, cấp 3, trung cấp và đại học. Cụ thể như sau:
Trong 150 người được phỏng vấn thì cấp 1 là 8 người chiếm 5,33%; cấp 2 là 34 người chiếm 22,67%; cấp 3 là 44 người chiếm 29,33%, trung cấp là 25 người chiếm 16,67%; đại học là 33 người chiếm 22% và sau đại học là 6 người chiếm 4%.
Qua phân tích này cho thấy muốn đưa ra các chiến lược du lịch phải phù hợp với trình độ của các nhóm du khách.
Trình độ học vấn | Số lượng | Tỷ lệ % | |
Cấp 1 | 8 | 5,33 | |
Cấp 2 | 34 | 22,67 | |
Cấp 3 | 44 | 29,33 | |
Trung cấp | 25 | 16,67 | |
Đại học | 33 | 22 | |
Sau Đại học | 6 | 4 | |
Tổng | 150 | 100 |
4.2.1.3. Độ tuổi
Qua thống kê cho thấy tỉ lệ du khách tập trung ở độ tuổi từ 24 đến 67 tuổi. Trong đó, từ 24 đến 60 tuổi là 141 người chiếm 94%, còn lại từ 61 đến 67 tuổi là 9 người chiếm 6%. Như vậy cho thấy du khách đi du lịch ở độ tuổi có xu hướng là có công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Bảng 4.3. Độ tuổi của du khách (ĐVT: người)
Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % |
24-60 141 94 |
61-67 9 6 |
Tổng 150 100 |
4.2.1.4. Nghề nghiệp
Khách đi du lịch tập trung chủ yếu vào buôn bán và nghề khác. Những ngành nghề này thường rất tin tưởng vào tín ngưỡng và tâm linh. Họ có nhu cầu về cầu nguyện cho buôn may bán đắt, cầu lộc, cầu tài; Ngoài ra, người buôn bán thường thích đến các nơi có chợ để tìm hiểu hoặc mua sắm phục vụ thêm cho công việc của mình.
Qua thống kê thì khách du lịch là cán bộ công nhân viên chức là 26 người chiếm 17,33%; nhà doanh nghiệp là 7 người chiếm 4,67%; buôn bán là 54 người chiếm 36%; hưu trí là 13 người chiếm 8,67% và nghề khác là 50 người chiếm 33,33%.
4.4. Nghề nghiệp của khách du lịch (ĐVT: người)
Nghề nghiệp | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
CBCC | 26 | 17,33 | |||
Nhà doanh nghiệp | 7 | 4,67 | |||
Buôn bán | 54 | 36 | |||
Hưu trí | 13 | 8,67 | |||
Nghề khác | 50 | 33,33 | |||
Tổng | 150 | 100 |
4.2.1.5. Thu nhập
Thu nhập bình quân của du khách từ 0 – 5 triệu đồng là 61 người chiếm 40,67%, đây là nhóm đối tượng du khách chiếm tỷ lệ cao nhất và giảm dần theo các mức cao hơn; từ 5 – 10 triệu đồng là 45 người chiếm 30%; nhóm du khách có thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng là 31 người chiếm 20,67%; từ 15 – 20 triệu đồng là 7 người chiếm 4,67% và nhóm đối tượng du khách có thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng là 6 người chiếm 4%. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Tình hình thu nhập của du khách được phỏng vấn thể hiện trên 10 mức thu nhập từ 0 triệu cho đến trên 50 triệu. Tuy nhiên, nhóm du khách đến tham quan ở Châu Đốc chủ yếu tập trung ở 5 mức đầu của thu nhập (từ 0 triệu cho đến 25 triệu đồng), còn lại các mức thu nhập trên 25 triệu thì không thể hiện. Vì vậy việc ước lượng đường cầu du lịch thể hiện qua thu nhập sẽ giúp cho chính quyền địa phương định vị được các chính sách để thu hút hơn đối với từng loại đối tượng có thu nhập cao đến tham quan, khi mức sống của họ càng cao thì đòi hỏi càng cao về dịch vụ, sản phẩm du lịch và làm thỏa mãn nhu cầu của họ hơn chứ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tâm linh.
4.5. Mức thu nhập của khách du lịch (ĐVT: người)
Thu Nhập | Số lượng | Tỷ lệ % | |
Từ 0-5 triệu | 61 | 40,67 | |
Từ 5-10 triệu | 45 | 30 | |
Từ 10-15 triệu | 31 | 20,67 | |
Từ 15-20 triệu | 7 | 4,67 | |
Từ 20-25triệu | 6 | 4 | |
Tổng | 150 | 100 |
Các mức còn lại không có khách du lịch lựa chọn.
4.2.2. Mô tả hành vi của du khách
4.2.2.1. Mục đích chuyến đi du lịch
Phiếu phỏng vấn cho thấy lượng khách du lịch đến Châu Đốc chủ yếu là đi hành hương với 95 người chiếm 63,33%, kế tiếp là các lý do khác là 32 người chiếm 21,33%, đơn thuần đi du lịch là 21 người chiếm 14% và cuối cùng là đi công tác với 2 người chiếm 1,33%. Trong đó việc đơn thuần đi mua sắm không có người lựa chọn.
Việc du khách đến Châu Đốc tập trung cho mục đích chuyến đi là hành hương, cúng bái tâm linh. Đây cũng là một trong các yếu tố quyết định sự thu hút của du khách. Do tín ngưỡng nên du khách thường tìm đến Châu Đốc vì nơi đây ngoài Miếu Bà Chúa Xứ còn có quần thể các chùa, lăng và đình cũng tạo nên một khu du lịch về tâm linh. Ngoài ra, đối với việc du khách chọn lý do khác cũng là một vấn đề cần được quan tâm có thể du khách vừa đến tham quan, vừa hành hương và mua sắm tại các chợ. Như vậy, việc phân tích mục đích chuyến đi sẽ giúp cho nhà hoạch định các chính sách du lịch nhằm thu hút du khách đến càng nhiều hơn nửa tạo nguồn thu cho địa phương. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
4.6.Mục đích chuyến đi (ĐVT: người)
Mục đích | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
Hành hương | 95 | 63,33 | ||
Du lịch | 21 | 14 | ||
Công tác | 2 | 1,33 | ||
Lý do khác | 32 | 21,33 | ||
Tổng | 150 | 100 |
4.2.2.2. Phương tiện đã sử dụng cho chuyến đi
Do Châu Đốc nằm ở khu vực gần biên giới, xa khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và không có đường bay nên du khách đến đây chủ yếu bằng xe ô tô là 100 người chiếm 66,67% và xe mô tô, gắn máy là 50 người chiếm 33,33%, không có du khách đến bằng tàu du lịch và các phương tiện khác. Điều này phản ánh đúng với hiện trạng giao thông của Châu Đốc.
Bảng 4.7. Phương tiện sử dụng (ĐVT: người)
Phương tiện | Số lượng | Tỷ lệ % | |
Xe ô tô | 100 | 66,67 | |
Xe mô tô | 50 | 33,33 | |
Tổng | 150 | 100 |
4.2.2.3. Khoảng thời gian được lựa chọn để đến tham quan
Qua phỏng vấn 150 du khách đa số du khách đi vào các dịp khác là 75 người chiếm 50% và vào dịp cuối tuần là 42 người chiếm 28%. Còn lại vào các dịp lễ, tết là 21 người chiếm 14% và nghỉ hè là 12 người chiếm 8%. Như vậy qua khảo sát cho thấy khách du lịch chủ yếu đi vào thời gian thuận tiện nhất mà du khách có thể đi.
Và điều này cũng thể hiện rõ thực trạng du lịch của Châu Đốc vì du khách thường tập trung vào các tháng đầu năm khi công việc còn nhàn hạ và một số du khách có tâm lý đi cúng bái và cầu nguyện vào dịp Vía Bà (tháng 4 âm lịch).
4.8. Thời gian tham quan của du khách (ĐVT: người)
Dịp đi du lịch | Số lượng | Tỷ lệ % | |
Cuối tuần | 42 | 28 | |
Nghỉ hè | 12 | 8 | |
Lễ, tết | 21 | 14 | |
Dịp khác | 75 | 50 | |
Tổng | 150 | 100 |
4.2.2.4. Thông tin mà du khách biết đến du lịch tại Châu Đốc
Nguồn thông tin mà du khách biết đến với Châu Đốc là tự tìm hiểu với 91 người được phỏng vấn chiếm 60,67% và do bạn bè, người thân giới thiệu là 56 người chiếm 37,33%. Còn lại qua quảng cáo hay các công ty du lịch là không đáng kể. Cụ thể: qua quảng cáo, internet là 1 người chiếm 0,67% và do công ty du lịch là 2 người chiếm 1,33%. Qua phỏng vấn các du khách cho thấy kênh thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và các công ty du lịch còn bỏ ngõ chưa được khai thác tốt, điều này sẽ không thu hút được các du khách mới chưa từng đến Châu Đốc cũng như các du khách ở các tỉnh miền ngoài như miền Trung, Tây Nguyên và các miền khác. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Bảng 4.9. Kênh thông tin về du lịch (ĐVT: người)
Thông tin | Số lượng | Tỷ lệ % |
Bạn bè, người thân | 56 | 37,33 |
Tự tìm hiểu | 91 | 60,67 |
Quảng cáo | 1 | 0,67 |
Công ty du lịch | 2 | 1,33 |
Tổng | 150 | 100 |
4.2.2.5. Các điểm tham quan được du khách lựa chọn
Khi được phỏng vấn hầu hết du khách đều lựa chọn đi tất cả các nơi tại Châu Đốc là 101 người chiếm 67,33%, kế tiếp là chỉ ghé Miếu Bà là 41 người chiếm 31,33% và các nơi khác là 2 người chiếm 1,34%. Như vậy không có du khách đơn thuần chỉ ghé chợ Châu Đốc. Điều này cho thấy rằng việc du khách đến tham quan du lịch tại Châu Đốc chủ yếu là kết hợp giữa việc cúng bái, tham quan và mua sắm.
Bảng 4.10. Các điểm tham quan (ĐVT: người)
Địa điểm | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Miếu Bà | 41 | 31,33 | |||
Các nơi khác | 2 | 1,34 | |||
Tất cả các nơi | 101 | 67,33 | |||
Tổng | 150 | 100 |
4.2.2.6. Số lần đến Châu Đốc trong 3 năm qua
Qua phỏng vấn du khách đến Châu Đốc trong 3 năm qua đã ghé Châu Đốc thì trung bình là 4,57 lần và có du khách chỉ ghé một lần trong 3 năm qua nhưng cũng có du khách ghé đến 12 lần trong 3 năm. Điều này chứng tỏ du khách quay trở lại Châu Đốc khi tham quan. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch tại Châu Đốc.
4.2.2.7. Số ngày lưu trú lại tại Châu Đốc
Qua phỏng vấn du khách thì đa số du khách chỉ đến Châu Đốc từ 1 đến 3 ngày, nhưng chủ yếu là 1 ngày đến 2 ngày, họ không ở nhiều hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân du lịch của Châu Đốc không giữ chân được du khách. Cụ thể: du khách ở lại 1 ngày là 61 người chiếm 40,67%; ở lại 2 ngày là 88 người chiếm 58,67% và ở lại 3 ngày chỉ có 1 du khách chiếm 0,67%.
Bảng 4.11. Số ngày lưu trú của du khách (ĐVT: người)
Số ngày | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
1 ngày | 61 | 40,67 | ||
2 ngày | 88 | 58,67 | ||
3 ngày | 1 | 0,67 | ||
Tổng | 150 | 100 |
4.2.3. Mô tả chi phí của du khách sử dụng khi đến tham quan tại Châu Đốc Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Qua phỏng vấn các du khách thì có các loại chi phí mà du khách phải bỏ ra như: chi phí đi lại, ăn uống, mua sắm, vé tham quan và nghỉ ngơi.
Đối với chi phí đi lại: Trong 150 người được phỏng vấn thì mức chi phí trung bình một du khách phải bỏ ra là 519,73 ngàn đồng. Và du khách chi cho chi phí đi lại thấp nhất là 150 ngàn và cao nhất là 4.000 ngàn đồng.
Đối với chi phí ăn uống: trong 150 du khách thì chi phí trung bình mỗi du khách bỏ ra là 268,53 ngàn đồng. Với du khách bỏ ra ít nhất là 100 ngàn và cao nhất là 800 ngàn đồng.
Đối với chi phí mua sắm: khi hỏi 150 người thì có 132 người có sử dụng chi phí này. Mức chi trung bình cho mỗi du khách là 771,59 ngàn đồng với mức chi thấp nhất là 100 ngàn đồng và cao nhất là 4.000 ngàn đồng.
Đối với tiền vé tham quan: có 13 người chi cho tiền vé tham quan. Mỗi người trả 15 ngàn cho một vé tham quan. Tuy nhiên, đây là loại chi phí bắt buộc đối với du khách đến tham quan tại khuôn viên văn hóa Núi Sam.
Đối với chi phí nghỉ ngơi: có 129 người nghỉ lại qua đêm tại Châu Đốc. Chi phí trung bình cho một du khách khi nghỉ lại là 225,348 ngàn đồng. Với mức chi thấp nhất là 40 ngàn và cao nhất là 800 ngàn đồng.
Như vậy tổng chi phí cho một du khách khi đến tham quan du lịch tại Châu Đốc là 1.661,7 ngàn đồng. Mức chi phí nằm trong khoảng từ 500 ngàn cho đến 7.615 ngàn đồng. Điều này chứng tỏ có nhiều thành phần du khách đến tham quan tại Châu Đốc. Họ có thể chi nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình để đến tham quan tại đây.
Việc phân tích chi phí của du khách giúp cho những nhà quản lý đưa ra được các chiến lược thu hút ngày càng nhiều du khách đến đây và kiểm soát được các loại hình kinh doanh tại Châu Đốc, đưa Châu Đốc thành một trong những khu du lịch, kinh doanh văn minh, văn hóa. Đáp ứng được nhu cầu của du khách.
4.3. Kết quả ước lượng hàm cầu du lịch cá nhân
Kỹ thuật hồi quy bội được thực hiện để kiểm tra giả thiết rằng cầu khách du lịch của Châu Đốc phụ thuộc vào chi phí du lịch, thu nhập và các yếu tố khác.Bảng 4.12. Kết quả của hàm hồi quy nhu cầu du lịch
Biến | Số lần | Std | P>/t/ | ||
Chi phí | -0,001 | 0,0004 | 0,011 | ||
Giới tính | -1,87 | 0,7859 | 0,019 | ||
Tuổi | 0,127 | 0,38 | 0,001 | ||
Thu nhập | 0,0006 | 0,0008 | 0,000 | ||
Nghề nghiệp | 0,8939 | 0,9213 | 0,334 | ||
Số năm đi học | 0,1562 | 0,8864 | 0,86 |
Đa số các hệ số của biến giải thích đều có dấu đúng như mong đợi. Từ kết quả phân tích mô hình hồi qui đối với số ngày đến du lịch tại Châu Đốc trong 3 năm qua của du khách thì quan trọng nhất là hệ số của biến chi phí du lịch có dấu âm và có ý nghĩa thống kê và tác động của biến thu nhập lên số ngày đến tham quan trong 3 năm là dương và có ý nghĩa thống kê.
4.3.1.Chi phí du lịch Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Hệ số ước lượng và ý nghĩa thống kê trong bảng chỉ ra rằng chi phí du lịch tác động nghịch đến tổng số ngày du lịch trong 3 năm đến Châu Đốc. Khi hệ số của biến chi phí là -0,001 thì điều này có ý nghĩa khi chi phí du lịch tăng lên 1 triệu đồng/ngày thì khách du lịch sẽ giảm số ngày đi đến Châu Đốc trong 3 năm là 1 ngày. Như vậy nghiên cứu đã chứng minh cho giả thiết và là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng đường cầu khách du lịch tại Châu Đốc.
4.3.2. Thu nhập
Biến thu nhập có ý nghĩa thống kê và mang dấu được mong đợi là dấu dương. Kết quả chỉ ra rằng khách du lịch có thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng/ tháng thì sẽ tăng thêm số ngày đi đến Châu Đốc trong 3 năm là 0,6 ngày. Kết quả này mang một ý nghĩa là trong tương lai khi thu nhập của du khách tăng lên thì nhu cầu du lịch đến Châu Đốc sẽ tăng lên, đây cũng xem là mục tiêu chính của đề tài.
4.3.3. Giới tính
Biến “nam giới” có dấu không như dự đoán. Với kết quả trên thì nam giới đi ít hơn nữ giới là 1,87 ngày trong 3 năm qua. Như vậy cho thấy nữ giới đi du lịch đến Châu Đốc nhiều hơn nam giới, nếu giải thích điều này bằng đặc điểm của Châu Đốc là đúng vì đến Châu Đốc là du lịch tâm linh, du lịch tín ngưỡng nên hầu như phụ nữ tin tưởng hơn nam giới và các loại hình khác tại Châu Đốc cũng thu hút phụ nữ nhiều hơn. Và đây cũng thể hiện tính bình đẳng giới khi phụ nữ tham gia và quan tâm nhiều hơn về các vấn đề xã hội, giúp cho phụ nữ ngày càng phát triển và khẳng định bản thân mình.
4.3.4. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của du khách có tác động dương lên tổng số ngày đến Châu Đốc trong 3 năm của du khách. Điều này cho thấy những năm gần đây trình độ học vấn được nâng cao nên khách du lịch có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên đi nhiều hơn những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống là 0,1562 ngày trong 3 năm qua. Đây cũng là điều đáng lưu ý để đưa ra các chính sách chiến lược cho các đối tượng có trình độ cao. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
4.3.5. Nghề nghiệp
Đây là biến giả đối với nghề buôn bán. Những người có nghề nghiệp là buôn bán đi nhiều hơn so với những nghề nghiệp khác. Theo kết quả mô hình thì những người có nghề nghiệp buôn bán sẽ đi nhiều hơn những du khách có nghề nghiệp khác (như: cán bộ công chức; nhà doanh nghiệp; hưu trí và nghề khác) là 0,8939 ngày. Điều này cũng thể hiện đúng với đặc trưng tại Châu Đốc, vì đây là những du khách cũng mong muốn đi cầu nguyện mua may bán đắt, xin lộc, trả lễ khi đến Châu Đốc để cúng Bà, viếng các đình, chùa khác xung quanh.
4.3.6.Tuổi
Biến tuổi cũng có ý nghĩa thống kê đối với số ngày đến Châu Đốc của du khách. Biến tuổi có dấu dương điều này có ý nghĩa khi tuổi càng cao thì du khách có tâm lý hướng nội mong muốn cầu nguyện gia đạo được bình an nên đi du lịch đến Châu Đốc nhiều hơn, với kết quả thu được thì những người lớn hơn một tuổi thì đi Châu Đốc trong 3 năm qua sẽ nhiều hơn 0, ngày nhưng cũng chỉ tăng dần đến một mức nào đó sẽ giảm số ngày đi so với độ tuổi của họ. Tuy nhiên, độ tuổi cao nhất đến Châu Đốc cũng chỉ là 67 tuổi theo khảo sát, đây là độ tuổi nghĩ hưu, nhàn hạ nhưng những đối tượng này không nhiều và cũng ít khả năng thu hút chi tiêu của họ khi đến tham quan.
Tóm lại, mỗi biến có mức độ tác động khác nhau đến số ngày đến tham quan Châu Đốc trong 3 năm qua của du khách và đây cũng là cơ sở để đề xuất các chính sách, chiến lược nhằm thu hút lượng du khách cũng như phát triển du lịch tại thành phố Châu Đốc trong thời gian tới.
4.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch tại Châu Đốc Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Khi phân tích mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua 5 mức độ. Mức 1 là rất không hài lòng, mức 2 là không hài lòng, mức 3 là trung lập không có ý kiến, mức 4 là hài lòng và mức 5 là rất hài lòng.
4.4.1. Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại Miếu Bà Chúa Xứ
Nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, đa dạng hóa các loại hình là yếu tố để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Qua đánh giá của du khách về mức độ hài lòng đối với cảnh quan thiên nhiên tại Miếu Bà thì hài lòng chiếm 57,33%, rất hài lòng và trung lập chiếm 41,33%, còn lại không hài lòng và rất không hài lòng chỉ 2 người chiếm 1,34%. Như vậy cho thấy cảnh quan tại đây rất hấp dẫn du khách.
Đối với an ninh trật tự thì mức độ không hài lòng cũng chiếm rất thấp là 4%. Mức độ hài lòng đạt 46,67%, rất hài lòng 20% và trung lập là 29,33%. Điều này chứng tỏ tình hình an ninh trật tự ở khu vực Miếu Bà đã được cải thiện và giúp du khách an tâm hơn khi đến tham quan tại khu vực này.
Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển là một trong những yếu tố giúp du khách quyết định có đi đến nơi du lịch hay không, điều này cũng giúp cho nhà quản lý hoạch định được các chính sách phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút du khách đến với Châu Đốc. Vì vậy, được khách du lịch đánh giá là hài lòng rất khá cao chiếm 64,67%, còn rất hài lòng chiếm 20,67%. Còn lại trung lập là 13,33% và không hài lòng là 1,33%. Không có du khách đánh giá rất không hài lòng.
Mức độ tiện nghi nhà hàng, khách sạn: được du khách đánh giá không hài lòng rất thấp chiếm 0,67%, trung lập là 48,67%, hài lòng là 32% và rất hài lòng là 18,67%. Điều này cho thấy việc nghỉ ngơi, ăn uống về mức độ tiện nghi của nhà hàng và khách sạn ở đây được khách du lịch đánh giá khá cao.
Sự thân thiện của người dân địa phương: nhìn chung đa số du khách hài lòng chiếm 36,67% và không có ý kiến gì là 44,67%. Còn lại rất hài lòng là 16% và không hài lòng là 2,67%. Như vậy sự thân thiện của người dân giúp du khách cảm thấy yên tâm và thoải mái khi đến đây du lịch.
Chất lượng phục vụ của nhân viên, hướng dẫn viên: cũng giống như sự thân thiện, chất lượng phục vụ của nhân viên cũng được du khách đánh giá hài lòng chiếm 36,67% và trung lập không ý kiến là 44,67%. Tuy nhiên, việc đánh giá của du khách rất hài lòng chưa cao chiếm 14% và không hài lòng cũng thấp là 1,33%.
Trong mua sắm, sử dụng một dịch vụ nào đó khi đến một điểm tham quan của khu du lịch, tâm lý của du khách rất ngại trong việc nói thách của người bán, phải cò kè bớt một thêm hai, và tâm lý ngại phải mua lầm mua mắc hơn so với giá trị thực của món hàng hay mua không đúng hàng hóa có chất lượng. Nên việc phân tích yếu tố xem người bán có nói thách hay không, có bán phải hàng gian hàng giả hay không thì thông qua việc đánh giá của du khách cũng sẽ giúp cho chính quyền địa phương quản lý các khu mua sắm, giúp du khách an tâm mua sắm tạo thêm nguồn thu cho người dân cũng như góp phần tạo nguồn thu cho địa phương. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Qua khảo sát, du khách đánh giá về giá và dịch vụ bổ sung thì không có ý kiến là chiếm 56,67%, còn hài lòng là 26,67%, rất hài lòng là 14,67% và không hài lòng là 2%.
Đối với việc nói thách thì du khách đánh giá là không hài lòng là 14,67% cao hơn so với các yếu tố trên, điều này cho thấy việc người bán còn thích nói thách và làm cho du khách cảm thấy không an tâm khi mua sắm còn cao. Không có ý kiến đối với việc nói thách là 49,33%, hài lòng là 28,67% và rất hài lòng là 7,33%.
Do Châu Đốc nằm gần khu vực biên giới nên việc có một số mặt hàng nhập khẩu không thuế từ các nước láng giềng rất phong phú, đa dạng. Có nhiều loại hàng hóa thu hút được du khách mua sắm và bỏ ra một khoản tiền chi tiêu cho việc mua sắm là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng hàng hóa và các loại hàng gian, hàng giả, hàng nhái đã làm cho du khách mất lòng tin đối với một số mặt hàng. Vì vậy việc đánh giá của du khách về hàng gian đối với không hài lòng là 22%, như vậy chính quyền địa phương phải có những chính sách, những cơ chế quản lý các mặt hàng trên địa bàn Châu Đốc sẽ giúp cho du khách sẽ chấp nhận chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa tại đây. Ngoài ra, du khách không có ý kiến về hàng gian là 38,67%, hài lòng là 28,67% và rất hài lòng là 10,67%.
Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của du khách (ĐVT: %)
Các yếu tố | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trung bình |
Cảnh quan | 0,67 | 0,67 | 20 | 57,33 | 21,33 | 3,98 |
ANTT | 4 | 29,33 | 46,67 | 20 | 3,82 | |
Phương tiện | 1,33 | 13,33 | 64,67 | 20,67 | 4,04 | |
Tiện nghi | 1,33 | 13,33 | 32 | 18,67 | 3,68 | |
Sự thân thiện | 2,67 | 44,67 | 36,67 | 16 | 3,66 | |
Phục vụ | 1,33 | 48,67 | 36 | 14 | 3,62 | |
Giá và dịch vụ | 2 | 56,67 | 26,67 | 14,67 | 3,54 | |
Nói thách | 14,67 | 49,33 | 28,67 | 7,33 | 3,286 | |
Hàng gian | 22 | 38,67 | 28,67 | 10,67 | 3,28 |
4.4.2. Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại chợ Châu Đốc
Qua đánh giá của du khách về mức độ hài lòng đối với cảnh quan thiên nhiên môi trường tại chợ Châu Đốc thì đa số du khách đánh giá hài lòng chiếm 74%, rất hài lòng chiếm 11,33% và trung lập chiếm 13,33%, còn lại không hài lòng chiếm 1,33%, không có du khách đánh giá rất không hài lòng. Như vậy cho thấy cảnh quan tại đây rất hấp dẫn và thu hút du khách.
Đối với an ninh trật tự thì mức độ không hài lòng cũng chiếm rất thấp là 2%.
Mức độ hài lòng đạt khá cao là 74,67%, nhưng đối với rất hài lòng chiếm thấp là 10% và trung lập là 13,33%. Điều này chứng tỏ tình hình an ninh trật tự ở khu vực chợ Châu Đốc đã được cải thiện và giúp du khách an tâm hơn khi đến tham quan tại khu vực này. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển cũng giống như khu vực Miếu Bà là một trong những yếu tố giúp du khách quyết định có đi đến nơi du lịch hay không, điều này cũng giúp cho nhà quản lý hoạch định được các chính sách phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút du khách đến với Châu Đốc. Vì vậy, khách du lịch đánh giá là hài lòng rất khá cao chiếm 74%, còn rất hài lòng chỉ chiếm 8,67%.
Còn lại trung lập là 17,33%. Không có du khách đánh giá là không hài lòng và rất không hài lòng.
Mức độ tiện nghi nhà hàng, khách sạn: được du khách đánh giá trung lập là 33,33%, hài lòng là 62,67% và rất hài lòng là 4%. Điều này cho thấy việc nghỉ ngơi, ăn uống về mức độ tiện nghi của nhà hàng và khách sạn ở đây được khách du lịch đánh giá rất cao.
Sự thân thiện của người dân địa phương: nhìn chung đa số du khách hài lòng rất cao chiếm 60% và không có ý kiến gì là 35,33%. Còn lại rất hài lòng là 4% và không hài lòng là 0,67%. Như vậy sự thân thiện của người dân giúp du khách cảm thấy yên tâm và thoải mái khi đến đây du lịch.
Chất lượng phục vụ của nhân viên, hướng dẫn viên: được du khách đánh giá hài lòng chiếm 49,33% và trung lập không ý kiến là 46,67%. Tuy nhiên, việc đánh giá của du khách rất hài lòng chưa cao chiếm 3,33% và không hài lòng cũng thấp là 0,67%.
Chợ Châu Đốc là một trong những trung tâm mua sắm lớn của thành phố Châu Đốc, tập trung hầu hết các mặt hàng đặc trưng vùng miền.Vì vậy, tâm lý của du khách rất ngại trong việc nói thách của người bán, ngại phải mua lầm, mua mắc hơn so với giá trị thực của món hàng hay mua không đúng hàng hóa có chất lượng. Nên việc phân tích yếu tố xem người bán có nói thách hay không, có bán phải hàng gian, hàng giả hay không thì thông qua việc đánh giá của du khách cũng sẽ giúp cho chính quyền địa phương quản lý các khu mua sắm, giúp du khách an tâm mua sắm tạo thêm nguồn thu cho người dân cũng như góp phần tạo nguồn thu cho địa phương để phát triển kinh tế xã hội.
Qua khảo sát, du khách đánh giá về giá và dịch vụ bổ sung thì không có ý kiến là chiếm 48%, còn hài lòng là 46%, rất hài lòng được đánh giá thấp là 3,33% và không hài lòng là 2,67%.
Đối với việc nói thách thì du khách đánh giá là không hài lòng là 5,33%, điều này cho thấy việc người bán còn thích nói thách và làm cho du khách cảm thấy không an tâm khi mua sắm còn cao. Không có ý kiến đối với việc nói thách là 63,33%, hài lòng là 29,33% và rất hài lòng là 2%.
Do Châu Đốc nằm gần khu vực biên giới nên việc có một số mặt hàng nhập khẩu không thuế từ các nước láng giềng rất phong phú, đa dạng. Có nhiều loại hàng hóa thu hút được du khách mua sắm và bỏ ra một khoản tiền chi tiêu cho việc mua sắm là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng hàng hóa và các loại hàng gian, hàng giả, hàng nhái đã làm cho du khách mất lòng tin đối với một số mặt hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá của du khách về hàng gian đối với không hài lòng thấp là 6,67%, như vậy chính quyền địa phương đã có những biện pháp, chính sách, những cơ chế quản lý các mặt hàng trên địa bàn Châu Đốc sẽ giúp cho du khách chấp nhận chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa tại đây. Ngoài ra, du khách không có ý kiến về hàng gian là 66%, hài lòng là 25% và rất hài lòng là 2%. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Việc đánh giá mức độ hài lòng của du khách thể hiện ở 9 yếu tố trên tại khu vực Miếu Bà Chúa Xứ và chợ Châu Đốc khi đến tham quan du lịch tại Châu Đốc giúp cho nhà quản lý hoạch định được các chính sách để phát huy được các lợi thế sẵn có và đồng thời phải khắc phục những yếu kém, tồn tại để ngày càng thỏa mãn yêu cầu của du khách hơn.
Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của du khách (ĐVT: %)
Các yếu tố | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trung bình |
Cảnh quan | 1,33 | 13,33 | 74 | 11.33 | 3,953 | |
ANTT | 2 | 13,33 | 74,67 | 10 | 3,926 | |
Phương tiện | 17,33 | 74 | 8,67 | 3,913 | ||
Tiện nghi | 33,33 | 62,67 | 4 | 3,706 | ||
Sự thân thiện | 0,67 | 35,33 | 60 | 4 | 3,673 | |
Chất lượng phục vụ | 0,67 | 46,67 | 49,33 | 3,33 | 3,55 | |
Giá và dịch vụ | 2,67 | 48 | 46 | 3,33 | 3,5 | |
Nói thách | 5,33 | 63,33 | 29,33 | 2 | 3,28 | |
Hàng gian | 6,67 | 66 | 25 | 2 | 3,28 |
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Du khách đến với Châu Đốc thông qua các loại hình chủ yếu như tâm linh, du lịch sinh thái, tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa, mua sắm. Để tập trung phát triển du lịch Châu Đốc trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo nền tảng đưa Châu Đốc trở thành một trong những trung tâm văn hóa du lịch hấp dẫn. Trong những năm gần đây du lịch Châu Đốc đã có nhiều cố gắng, nổ lực, chủ động hợp tác, hội nhập và giao lưu trong và ngoài tỉnh nhằm củng cố và ngày càng phát triển.
Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang” nhằm đánh giá được chi phí du hành cá nhân của du khách để thu hút và giữ chân du khách khi đến với du lịch của vùng đất này. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với mẫu nghiên cứu là 150 mẫu quan sát. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
Đề tài đã áp dụng phân tích hồi qui (OLS) để phân tích nhu cầu du lịch của Châu Đốc bằng phương pháp chi phí du hành cá nhân. Phương pháp này cho thấy nếu khách du lịch phải sử dụng chi phí nhiều hơn thì du khách sẽ giảm số ngày đi đến Châu Đốc trong 3 năm; về thu nhập của khách du lịch có ảnh hưởng dương đến số ngày đến tham quan tại Châu Đốc và các đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch như giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tuổi có mối liên hệ đến nhu cầu du lịch tại Châu Đốc.
Đề tài còn sử dụng thang đo Likert để khảo sát mức độ hài lòng của du khách đối với các hoạt động dịch vụ du lịch tại Châu Đốc thông qua hai điểm chính là khu vực Miếu Bà Chúa Xứ và khu vực chợ Châu Đốc. Đối với khu vực Miếu Bà Chúa
Xứ thì yếu tố được đánh giá hài lòng nhất là hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển, còn yếu tố được đánh giá là không hài lòng nhất là hàng gian, hàng giả. Đối với khu vực chợ Châu Đốc thì yếu tố được đánh giá hài lòng nhất là cảnh quan (tuy nhiên các yếu tố khác cũng được đánh giá khá tốt an ninh trật tự, hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển), còn yếu tố được đánh giá là không hài lòng nhất là hàng gian, hàng giả.
5.2. Kiến nghị Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
5.2.1 Đối với các đặc điểm kinh tế xã hội của du khách
Căn cứ vào các đặc điểm kinh tế xã hội của du khách như: du khách nữ đến tham quan nhiều hơn du khách nam, người buôn bán đến Châu Đốc nhiều hơn, người trong độ tuổi lao động có thu nhập đến Châu Đốc nhiều hơn cho thấy đa phần du khách đến đây thường tín ngưỡng, phụ thuộc các yếu tố tâm linh nên có nhu cầu về cầu nguyện mà Châu Đốc là điểm đến về du lịch tâm linh nên đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc về tôn giáo như khu công viên văn hóa Núi Sam với tượng phật Thích ca cao 81m và quần thể các tượng phật cùng với việc trùng tu tôn tạo các chùa, chiền, các khu di tích cấp quốc gia; nhà thờ họ đạo và các thánh đường hồi giáo. Nhằm giúp cho du khách thỏa mãn hơn vì đến Châu Đốc không chỉ còn là chuyến tham quan du lịch đơn thuần mà còn là du lịch tâm linh, du lịch tín ngưỡng, du lịch văn hóa.
5.2.2 Đối với các kênh tuyên truyền, quảng bá
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết du khách tự tìm đến du lịch Châu Đốc và thông qua bạn bè, người thân, còn kênh thông tin quảng bá, tiếp thị còn bỏ ngõ. Vì vậy, việc đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch Châu Đốc đến các vùng, miền khác nhau. Tổ chức, duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm và Khmer hàng năm. Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm du lịch Châu Đốc thị trường khách du lịch quốc tế. Nhằm thu hút du khách thuộc các thành phần khác nhau đến tham quan tại Châu Đốc.
5.2.3 Đối với chi phí du lịch
Qua kết quả nghiên cứu từ mô hình OLS, có thể thấy chi phí du lịch giảm sẽ làm tăng lượt khách đến tham quan và số ngày lưu trú của du khách. Trong bốn loại chi phí được khảo sát thì loại chi phí mua sắm được du khách sử dụng cao nhất vì đây là loại chi phí du khách sử dụng để làm quà cho người thân, bạn bè còn các chi phí còn lại là phục vụ nhu cầu cá nhân thiết yếu như ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại. Vì vậy, cần có các chính sách giảm chi phí du lịch. Cụ thể như sau:
- Khảo sát và xây dựng bộ giá trần cho các mặt hàng đặc sản, hàng lưu niệm cũng như giá các dịch vụ phục vụ du lịch nhằm ổn dịnh giá và dễ dàng kiểm soát giá cả;
- Phối hợp với các công ty du lịch xây dựng các tour, tuyến du lịch kết hợp tham quan nhiều địa điểm như vừa tham quan Châu Đốc với các huyện lân cận có các khu du lịch, kết hợp các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử;du lịch sinh thái, du lịch sông nước, làng bè để thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng miền, thưởng thức đàn ca tài tử một loại hình văn hóa phi vật thể thu hút du khách tại nhiều vùng khác nhau;nhằm làm giảm chi phí đi lại, thời gian của du khách;
Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, nhà hàng, điểm dừng chân, điểm tham quan và cửa hàng mua sắm tự nguyện đăng ký mua bán trao đổi niêm yết đúng giá, không tăng giá vào các ngày cao điểm. Công khai và tuyên truyền rộng rãi bằng hình thức trên cổng thông tin điện tử, đài truyền thanh, các báo tờ và tạp chí các cơ sở kinh doanh uy tín, chất lượng, đúng giá nhằm giúp cho khách du lịch có thể dễ dàng lựa chọn các cơ sở kinh doanh phục vụ chất lượng. Qua đó, nhằm đưa các cơ sở trở thành một điểm du lịch uy tín và tạo lòng tin cho du khách, tránh tình trạng xuất hiện các chi phí bất hợp lý khi du khách đến tham quan. Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
5.2.4 Đối với mức độ hài lòng của du khách
Việc đánh giá hành vi của du khách về mức độ hài lòng đối với các dịch vụ tại Châu Đốc đối với hai điểm du lịch chính là khu vực Miếu Bà Chúa Xứ tại phường Núi Sam và khu vực trung tâm chợ Châu Đốc tại phường Châu phú A cho thấy điểm không hài lòng nhất của du khách là vấn đề hàng gian, hàng giả nên Châu Đốc cần xây dựng đề án văn minh thương mại nhằm tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh tình trạng nói thách, chèo kéo du khách. Trong mua bán phải lịch sự hòa nhã, kiên quyết không để xảy ra tình trạng bán hàng gian hàng giả làm mất lòng tin của du khách. Cụ thể:
Ban hành quy chế tổ chức và quản lý các khu, điểm du lịch trong đó chú trọng việc niêm yết giá cả tại các điểm khu du lịch;
Tuyên truyền nâng cao ý thức người kinh doanh các mặt hàng ăn uống, chú trọng đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp. Thực hiện việc mua bán văn minh, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi.
Xây dựng chính sách phổ biến các văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch, các văn bản của Trung ương và của tỉnh về quản lý nhà nước về du lịch để định hướng và tạo hành lang pháp lý cho các ngành, các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư thực hiện hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch thuận lợi.
Các cơ quan đơn vị chức năng phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các tiểu thương kinh doanh đối với các mặt hàng kinh doanh; không để xảy ra tình trạng mua bán hàng gian, hàng giả, hàng không đúng chất lượng. Các cơ sở kinh doanh nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Thiết lập đường dây nóng thông tin đến du khách để thực hiện và giải quyết tốt các khiếu nại của du khách phản ánh nhằm tạo lòng tin cho du khách và tạo một môi trường kinh doanh văn minh, lịch sự, hiện đại.
Từ các kiến nghị trên thì chính quyền địa phương sẽ nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp để phát triển du lịch Châu Đốc theo hướng hiện đại, văn minh. Đưa Châu Đốc trở thành một trong những trung tâm kinh tế văn hóa du lịch của tỉnh.
5.3 Hạn chế của đề tài
Bảng câu hỏi phỏng vấn du khách chỉ mang tính chất đánh giá chung thực trạng mà chưa cụ thể được vấn đề, việc chọn cỡ mẫu và lấy mẫu cũng còn nhiều hạn chế do đề tài chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên nên mẫu không đại diện;
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu trong phương pháp chi phí du hành (TCM) đặc biệt khó do mang tính thời vụ;
Việc phỏng vấn thu thập thông tin khách du lịch còn nhiều khó khăn do du khách không có nhiều thời gian và tâm lý e ngại chia sẻ thông tin cá nhân như thu nhập, nghề nghiệp, họ tên nên đề tài chỉ thu thập dữ liệu cụ thể mà chỉ có sự lựa chọn theo các mức xây dựng sẵn trong bảng câu hỏi;
Đề tài chỉ thực hiện phỏng vấn đối với khách du lịch là người trong nước, chưa thực hiện phỏng vấn và nghiên cứu đối với du khách nước ngoài. Đây cũng là một lượng du khách mà địa phương cũng cần quan tâm.
Đề tài chỉ phỏng vấn du khách đến Châu Đốc, chưa phỏng vấn các du khách không đến Châu Đốc mà đến các khu du lịch khác, nên không so sánh được các điểm tương đồng giữa các điểm du lịch với điểm du lịch tại Châu Đốc. Vì vậy, có nguy cơ lấy mẫu chệch (biased sampling technique). Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến nhu cầu du lịch của du khách […]