Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Tổng quan về ngành dệt may và tình hình năng suất dệt may Việt Nam 2013-2017
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt May Việt Nam 2013-2017
Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang tăng trưởng với tốc độ hai con số, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 2007-2017 là 19%/năm, đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thường xuyên nằm trong nhóm những quốc gia tăng mạnh nhất. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 20,95 tỷ USD (chỉ xếp sau kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện), tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao là 16,7%. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may có xu hướng giảm dần như sau:
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 2013-2017
Không chỉ vậy, đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu lại thuộc về các doanh nghiệp FDI, với tỷ trọng chiếm tới khoảng 60%-70%, cho thấy khoảng cách lớn về năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp nội địa. Tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên giá trị gia tăng của ngành còn thấp Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May, sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Nguyên phụ liệu dệt may vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (khoảng 60%-70%), chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Bảng 2.4 So sánh một số chỉ tiêu của ngành dệt may và cả nước
Doanh thu ngành Dệt may chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu, đóng góp tới hơn 80% doanh thu toàn ngành. Khách hàng chủ yếu là các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm khoảng trên 85% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp. Đây tiếp tục là những thị trưởng xuất khẩu triển vọng của Dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng thị trường nội địa theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Công Thương sẽ đạt khoảng 10%-12%/năm giai đoạn 2015-2020. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi hội nhập sâu với thị trường quốc tế: sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu, các rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu lớn, nhất là từ Hoa Kỳ với các yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ, trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái, bảo vệ môi trường,… Trong tương quan chung của các ngành kinh tế, dệt may Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định như hiện nay, ngành dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, mà còn đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Do vậy, ngành sẽ còn nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ chiến lược từ Chính phủ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, dư địa phát triển là rất lớn.
Tuy nhiên đáng chú ý là giá hàng may Việt Nam thường cao hơn so với giá sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN từ 10-15%; cao hơn hàng Trung Quốc khoảng 20%, nguyên nhân chính là do năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam quá thấp, chỉ bằng 2/3 của các nước khác trong khu vực. Việc này cho thấy ngành Dệt may nước ta đang đứng trước một thách thức lớn: Phải cải tiến năng suất lao động để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Một lý do khác nữa khiến giá thành sản phẩm của ngành dệt may càng tăng là do chi phí lao động tăng lên khi nhà nước quy định tăng mức lương tối thiểu. Điều này không hề mâu thuẫn với lý thuyết về tiền lương của Adam Smith khi cho rằng tăng tiền lương sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động. Bởi lẽ, với quy định này của nhà nước, người lao động sẽ không tăng thêm động lực làm việc vì họ cho rằng việc tăng lương này là hiển nhiên. Do đó không thực sự thúc đẩy công nhân làm việc chăm chỉ hơn như việc tăng lương đến từ chính quyết định của quản lý doanh nghiệp.
Biểu đồ trên thể hiện chênh lệch mức lương tối thiểu của ngành may tại 20 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn. Chẳng hạn như các quốc gia Indonesia, Philipine, Ấn Độ, chênh lệch về mức lương lao động ở các vùng miền là tương đối lớn. Ngược lại, Thái Lan và Campuchia không có chênh lệch về mức lương tối thiểu ngành may tại các khu vực.
Trung Quốc là nước có mức lương tối thiểu hàng tháng của các công nhân may cao nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong số 20 quốc gia xuất khẩu lớn được lựa chọn, với mức lương tối thiểu trung bình cao nhất 310USD tại Thượng Hải. Mức lương này cao gấp 3 lần mức lương tại Sri Lanka và Bangladesh. Ở các nước Campuchia, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam, mức lương tối thiểu đạt từ 119 đến 145 USD , vẫn chỉ đạt được một nửa mức lương tối thiểu cao nhất tại Trung Quốc. Tại các khu vực Indonesia, Malaysia, Philipine và Thái Lan, mức lương tối thiểu cao hơn, đạt từ 237 đến 269 USD.
Ta có thể thấy mức tăng lương tối thiểu ngành dệt may từ 2012-2017 của Việt Nam như dưới hình 4.3:
Hình 2.3: Mức tăng lương tối thiểu ngành dệt may qua các năm Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Có thể thấy rằng, mức lương tối thiểu của ngành dệt may qua các năm luôn tăng đều khoảng 10-12%/năm. Đây thực sự là một bất lợi cho các doanh nghiệp khi phải gia tăng chi phí lao động khi mà năng suất lao động không thay đổi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2 Thực trạng năng suất ngành dệt may Việt Nam
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn 2008 – 2012 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm bình quân khoảng 7,7% toàn ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17%/năm, là ngành xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 18,98%/năm.
Theo số liệu của niên giám thống kê năm 2013, toàn ngành có gần 7.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhuộm và hoàn tất chiếm khoảng 2,6%, may chiếm trên 64% còn lại là các doanh nghiệp về các lĩnh vực khác như: chế biến bông, kéo sợi, dệt vải, sản xuất nguyên phụ liệu,… Các doanh nghiệp dệt may phân bố tại khắp các vùng miền trên cả nước tập trung chính vào 2 vùng là Đông Nam Bộ với tỷ lệ 59,33% và Đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ 26,53%. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp thì các doanh nghiệp dệt may được phân chia thành 3 loại hình theo thành phần kinh tế, nhiều nhất là khối tư nhân với tỷ lệ 84,3 %, tiếp đến là khối nước ngoài với 14,6% và ít nhất là doanh nghiệp nhà nước với tỷ lệ 1,1%. Nếu phân loại theo số lượng lao động thì các doanh nghiệp dệt may lớn với trên 5.000 lao động chỉ chiếm 0,2% và nhiều nhất là các doanh nghiệp nhỏ (dưới 200 lao động) chiếm tới 70%.
Năm 2013, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mức 20 tỷ USD và là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 trong cả nước.
Sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp dệt may trong 10 năm trở lại đây đã cải thiện nhiều về năng suất, chất lượng cũng như sự hài lòng của khách hàng tuy nhiên so với một số quốc gia dệt may hàng đầu trong khu vực và trên thế giới năng suất nói chung và năng suất lao động nói riêng vẫn còn khoảng cách. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Theo Viện Năng suất Việt Nam, tình trạng chung của các doanh nghiệp may là năng suất thấp, hàng lỗi hỏng trên công đoạn cao, các nguồn lực không được sử dụng hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do các cán bộ quản lý sản xuất của các doanh nghiệp may chưa được đào tạo, hướng dẫn đầy đủ về công tác quản trị sản xuất, việc áp dụng các công cụ như ISO 9001, SA8000… ở mức độ thấp.
Còn theo bà Nguyễn Thanh Ngân, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, lao động chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất tác động tới năng suất. Năng suất phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và năng lực của lực lượng lao động. Nếu không phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố về vốn và công nghệ khó có thể phát huy được tác dụng. Ngoài ra, việc đảm bảo vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến năng suất. Đặc biệt, trình độ và khả năng tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh tới năng suất thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phương án đầu tư, lựa chọn dây chuyền công nghệ, cách thức bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý để khai thác tối đa lợi thế, giảm chi phí và nâng cao năng suất.
Có thể thấy, năm 2017 là năm có những chuyển biến lớn về kinh tế lẫn chính trị trên toàn thế giới, do đó cũng ảnh hưởng một phần rất lớn đến kinh tế thế giới và trong nước như đã kể ở trên và đặc biệt hơn là tác động lớn đến ngành Dệt may trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Trong năm 2017, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Tình hình dệt may thế giới cũng không khả quan. Các quốc gia nhập khẩu dệt may chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa dệt may rất thấp, hoặc suy giảm. Cụ thể, nhập khẩu dệt may của thị trường Mỹ năm 2017 ước đạt 113,8 tỷ USD, giảm 4,84% so với năm 2016; nhập khẩu dệt may của Nhật Bản ước đạt 34,7 tỷ USD, giảm 1,7%; nhập khẩu dệt may của Hàn Quốc ước đạt 13,3 tỷ USD, giảm 4,03%. Riêng thị trường châu Âu có tín hiệu khả quan hơn với mức tăng trưởng nhập khẩu dệt may là 5,12%, ước đạt 260 tỷ USD.
Tình hình ngành Dệt may trong nước cũng ko nằm ngoài ảnh hưởng đó. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may Việt Nam năm 2017 ước đạt 23,8 tỷ USD, chỉ tăng 4,5% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,45 tỷ USD, tăng 4,51%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,12%, đi Hàn Quốc đạt 2,3 tỷ USD, tăng 7,35%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2017, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.
Hiện nay, ngành sợi phát triển thuận lợi trong những năm qua xuất phát từ hai nguyên nhân chính là đã phát huy được lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào thấp so với các nước mà cụ thể là chi phí nhân công và tiền thuê đất, tiền điện. Mặt khác, do nhu cầu sợi của thị trường của thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số lượng sợi sản xuất trong nước được xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp dệt trong nước lại nhập khẩu sợi từ nước ngoài do cung và cầu trong nước chưa phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng sợi. Năng suất, chất lượng sợi không đồng đều, cũng có một số đơn vị cho năng suất lao động cao, chất lượng tốt nhưng cũng có đơn vị hoạt động không hiệu quả: năng suất lao động thấp và chất lượng kém. Năng suất ngành sợi trung bình đạt khoảng 1.340 tấn/vạn cọc sợi, dao động trong khoảng từ 1.000 – 2.200 tấn/vạn cọc sợi (số liệu năm 2013). Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Trong khi đó, dù vai trò của ngành dệt nhuộm đối với ngành may nói riêng và tổng thể ngành dệt may là rất lớn vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc, song trên thực tế, ngành dệt nhuộm Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng. Bên cạnh yếu tố chất lượng không đảm bảo thì sản lượng ngành dệt nhuộm cũng không đáp ứng nhu cầu của ngành may. Năm 2013, ngành may có nhu cầu sử dụng khoảng 7 tỷ mét vải trong khi tổng lượng vải sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 1 tỷ mét, nước ta phải nhập khẩu 6 tỷ mét vải, tương đương 86% tổng nhu cầu. Nước ta có khả năng nhuộm và hoàn tất 80.000 tấn vải dệt kim và 700 triệu mét vải dệt thoi mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20 – 25% lượng vải dệt thoi đủ chất lượng để sản xuất thành phẩm xuất khẩu, còn vải dệt kim hầu hết không đủ tiêu chuẩn mà chủ yếu sử dụng cho thị trường nội địa.
Cuối cùng là ngành may, đây là công đoạn mà ngành dệt may Việt Nam đang có lợi thế. Năng suất chất lượng sản phẩm may của một số đơn vị trong ngành có thể tương đương với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới xét trên góc độ cùng công nghệ sử dụng. Tuy nhiên xét về tổng thể thì năng suất ngành may của Việt Nam mới chỉ đạt mức trung bình khá. Lấy ví dụ về năng suất của một số sản phẩm phổ biến như Sơ mi mới đạt 17 – 35 sơ mi/lao động/ca làm việc; Quần âu: 14-25 SP/lao động/ca làm việc.
Giải thích cho có sự chênh lệch nói trên, đại diện Tập đoàn Dệt May cho biết là do những khác biệt về mức độ tự động và chuyên dùng của thiết bị, tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Hiện nay năng suất lao động của Việt Nam đang có sự tăng trưởng rõ rệt. Nếu như năm 1990 năng suất lao động chỉ khoảng 2.800 USD/người, thì đến năm 2015 đã tăng lên khoảng 8.000 USD/người/năm, tăng gấp 3 lần sau hơn 20 năm. Điều này chứng tỏ những cố gắng của Việt Nam trong việc giảm dần khoảng cách năng suất so với các nước phát triển khác.
Đặc biệt, theo thống kê của Vụ Khoa học Công nghệ năm 2013, yếu điểm của Việt Nam hiện vẫn nằm ở tư duy, kinh doanh theo kiểu nông nghiệp, manh mún, nhỏ lẻ, biểu hiện rõ nét nhất là trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp lạc hậu, chưa bắt với những xu hướng hiện đại của doanh nghiệp trên thế giới. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Do đó, dù đã có những bước tiến rõ rệt nhưng thực trạng năng suất ở Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực khi Singapore gấp 14,5 lần, Nhật Bản gấp 10,8 lần, Malaysia gấp 7,3 lần và Thái Lan gấp 2,9 lần năng suất lao động của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chất lượng lao động ngành dệt may được thể hiện rõ nhất qua thời gian sản xuất. Trogn ngành công nghiệp dệt may, các xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng và sự bắt chước về kiểu dáng rất nhanh nhạy, việc chủ động quản lý thời gian sản xuất và kịp thời giao các đơn hàng với thời gian càng ngắn là một tiêu chí rất rõ thể hiện chất lượng lao động.
Hiện tại Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ là các quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới. Thời gian sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ đều tương đối ngắn so với các quốc gia còn lại. Tiếp theo là Malaysia, Việt Nam, Srilanka, Indonesia với thời gian sản xuất dài hơn (trung bình 60-90 ngày với vải dệt thoi và 60-70 ngày đối với vải dệt kim). Bangladesh và Campuchia không có lợi thế tương đối về thời gian sản xuất so với các quốc gia còn lại.
Dưới đây là cụ thể về hiện trạng về vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm dệt may:
2.1.2.1 Năng suất chất lượng ngành sợi Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Hình 2.4 Thị trường ngành sợi toàn cầu năm 2017
Bảng 2.3: Năng suất chất lượng ngành sợi Việt Nam
Ngành sợi phát triển thuận lợi trong những năm qua xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, ngành sợi đã phát huy được lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào thấp so với các nước mà cụ thể là chi phí nhân công và tiền thuê đất, tiền điện. Thứ hai là do nhu cầu sợi của thị trường của thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số lượng sợi sản xuất trong nước được xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp dệt trong nước lại nhập khẩu sợi từ nước ngoài do cung và cầu trong nước chưa phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng sợi.
Ngành công nghiệp kéo Việt Nam có khoản 96 doanh nghiệp với 7,5 triệu cọc sợi (chiếm khoảng 2,5% năng lực của thế giới với 250 triệu cọc sợi), 10 vạn roto có năng lực kéo 2,05 triệu tấn sợi/năm. Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành, dưới tác động của những dự án kéo sợi triển khai trong năm 2016, số lượng cọc sợi trong năm 2017 tăng lên mức 7,5 triệu cọc. Toàn ngành chỉ có 4 doanh nghiệp sản xuất sợi dài theo công nghệ Chips spinning không nhắm vào sản xuất các sản phẩm đơn giản , đại trà, có thể sản xuất với quy mô lớn do công suất và giá thành sản xuất cao hơn so với cộng nghệ Direct spinning của các doanh nghiệp Trung Quốc. Sản phẩm sợi dài tại Việt Nam chủ yếu nhắm vào trị trường trung-cao cấp.
Năng suất, chất lượng sợi không đồng đều, cũng có một số đơn vị cho năng suất lao động cao, chất lượng tốt nhưng cũng có đơn vị hoạt động không hiệu quả: năng suất lao động thấp và chất lượng kém. Năng suất ngành sợi trung bình đạt khoảng 1.340 tấn/vạn cọc sợi, dao động trong khoảng từ 1.000-2.200 tấn/vạn cọc sợi (số liệu năm 2014)
2.1.2.2 Năng suất chất lượng ngành dệt nhuộm
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc là ngành dệt nhuộm. Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhưng trên thực tế, năng suất ngành dệt nhuộm Việt Nam không đạt được kỳ vọng cũng như nhu cầu sản xuất trong nước.
Bảng 2.4 Cung cầu vải trong nước năm 2015 Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Xét về số lượng , ngành may cần mỗi năm khoảng 8,9 mét vải nhưng các doanh nghiệp ngành dệt trong nước mỗi năm chỉ cung cấp được khoảng 3 tỷ mét vải, xuất khẩu 0,39 tỷ mét vải, số còn lại phải nhập khẩu ( nhập khẩu khoảng 65-70% lượng vải mỗi năm). Như vậy sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng, trong khi ngành may phải nhập khẩu 65-70% lượng vải mỗi năm.
Giả định tốc độ ngành dệt may vẫn cứ đạt tốc độ tang trưởng 7-8% (thấp hơn tốc độ tăn trưởng hàng năm giai đoạn hiện tại) thì đến năm 2025 quy mô ngành sẽ tăng gấp đôi, nếu như vậy lượng vải Việt Nam cần sẽ gấp đôi là 18 tỷ mét. Vậy nếu Việt Nam không đầu tư sản xuất vải thì sẽ lệ thuộc vào 15 tỷ mét vải nhập khẩu, như vậy Việt Nam rất khó thoát khỏi phương thức may gia công.
Tính tới năm 2016, bộ kế hoạch đầu tư đã phê duyệt rất nhiều dự án FDI trong lĩnh vực dệt nhuộm. Các dự án này sẽ giải quyết được điểm đứt gãy trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. Khi các dự án dệt nhuộm đi vào hoạt động, đầu ra mảng sợi sẽ không cần xuất khẩu và đầu vào mảng may mặc sẽ không cần nhập khẩu. Từ đó toàn ngành có thể tăng trưởng toàn diện.
Trong năm phân khúc chính của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu gồm: sản xuất nguyên liệu thô; sản xuất nguyên phụ liệu; may; xuất khẩu và phân phối bán lẻ thì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu vẫn hoạt động ở phân khúc may – là phân khúc tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất. Nhìn lại quá trình phát triển của chuỗi giá trị ngành dệt may, có thể thấy sự phát triển thiếu đồng bộ giữa các phân khúc trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đặc biệt là sự yếu kém trong liên kết sợi – dệt nhuộm – may là nguyên nhân chính làm cho ngành dệt may Việt Nam không thể dịch chuyển sang các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn.
Bên cạnh yếu tố chất lượng không đảm bảo thì sản lượng ngành dệt nhuộm cũng không đáp ứng nhu cầu của ngành may. Năm 2014, ngành may có nhu cầu sử dụng khoảng 7 tỷ mét vải trong khi tổng lượng vải sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 1 tỷ mét, nước ta phải nhập khẩu 6 tỷ mét vải, tương đương 86% tổng nhu cầu.
Trung bình mỗi năm có khoảng 80.000 tấn vải dệt kim và 700 triệu mét vải dệt thoi được nhuộm và hoàn tất. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20-25% lượng vải dệt thoi đủ chất lượng để sản xuất thành phẩm xuất khẩu, còn vải dệt kim hầu hết không đủ tiêu chuẩn mà chủ yếu sử dụng cho thị trường nội địa. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Sự yếu kém của khâu dệt nhuộm đã hạn chế sự phát triển của hoạt động sản xuất sợi và may mặc, do đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành dệt may. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, làm hạn chế khả năng tiêu thụ sợi sản xuất trong nước. Đa số lượng sợi sản xuất ra đều xuất khẩu. Theo báo cáo khảo sát năng lực sản xuất kinh doanh ngành sợi Việt Nam 2013, chỉ 34,4% sản lượng sợi (180.000 tấn) sản xuất tại Việt Nam được tiêu thụ ở trong nước, khoảng 66% sản lượng còn lại được xuất khẩu.
Thứ hai, dệt nhuộm có vai trò quan trọng đối với ngành may vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc. Thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2013 cho thấy, tổng nhu cầu của ngành may xuất khẩu đối với các loại nguyên phụ liệu do ngành dệt cung cấp là gần 9 tỉ đô la Mỹ, trong đó vải khoảng 5,4 tỉ đô la Mỹ. Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhưng trên thực tế, ngành dệt nhuộm Việt Nam chưa làm tốt vai trò đó. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đều không hài lòng về năng suất ngành dệt nhuộm về cả khối lượng và chất lượng.
2.1.2.3 Năng suất chất lượng ngành may Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Năm 2015, Việt Nam sản xuất được 3,9 tỷ sản phẩm may mặc (gấp 1,5 lần số lượng sản phẩm của năm 2010. Như vậy, sản lượng tăng trưởng của ngành khá cao. Lao động khéo léo có thể sản xuất được nhiều mặt hàng đa dạng như áo sơ mi, áo khoác, quần dài, và quần áo thể thao tới quần áo lót, áo thun, váy, đồ vest…Tuy nhiên chủ yếu sản xuất dựa theo đơn đặt hàng, thiếu và yếu trong khâu thiết kế. Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt nam là không chủ động được nguyên vật liệu đầu vào trong nước và không đủ khả năng tài chính để đề phòng giải quyết cho các trường hợp phát sinh rủi ro khi thực hiện hợp đồng nhằm đáp ứng việc giao hàng đúng thời hạn do nguyên nhân đến từ nguyên vật liệu chậm trễ. Hình dưới đây cho thấy việc nhập khẩu nguyên liệu gây ảnh hưởng rất lớn tới lợi thế cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam:
Hình 2.5 Thời gian sản xuất các đơn hàng may mặc trung bình tại Việt Nam
Đối với hàng may mặc, tổng thoài gian sản xuất là yếu tố lớn tác động đến quyết định đặt hàng của khách hàng quốc tế. Thời gian sản xuất ở đây bao gồm thời gian từ lúc các nhà bán lẻ/ các hãng đặt đơn hàng với các công ty may Việt Nam cho tới khi hàng sẵn sàng để giao. Thời gian sản xuất trung bình của hàng Việt Nam là 60-90 ngày, ngắn hơn so với Bangladesh và Campuchia (80-120 ngày) nhưng dài hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thai Lan ( 40-90 ngày). Nhìn chung sự chênh lệch về thời gian sản xuất chủ yếu là do sự khác biệt về thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu và vận chuyển về Việt Nam và cách thức xử lý đơn hàng của Việt Nam còn yếu kém.
Ngành dệt may Việt Nam đang có lợi thế trên trường quốc tế về công đoạn may. Năng suất chất lượng sản phẩm may của một số đơn vị trong ngành có thể tương đương với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới xét trên góc độ cùng công nghệ sử dụng. Tuy nhiên xét về tổng thể thì năng suất ngành may của Việt Nam mới chỉ đạt mức trung bình khá. Lấy ví dụ về năng suất của một số sản phẩm phổ biến:
- Sơ mi
- 17-35 sơ mi/lao động/ca làm việc.
- Quần âu
- 14-25 SP/lao động/ca làm việc Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Giải thích cho có sự chênh lệch nói trên là ở những khác biệt về mức độ tự động và chuyên dùng của thiết bị, tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Từ ví dụ minh họa trên cho thấy năng suất lao động của các đơn vị sản xuất hàng may mặc của Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn và đây cũng chính là cơ hội để nâng cao năng suất. Các đơn vị có năng suất thấp có thể học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật đầu tư, quản lý sản xuất, thị trường,… từ những đơn vị có năng suất cao. Tiềm năng về nâng cao năng suất cho các đơn vị sản xuất hàng may mặc vẫn còn rất nhiều.
Mặc dù được đánh giá là khâu có lợi thế nhất trong chuỗi: sợi – dệt nhuộm – may – phân phối sản phẩm, tuy nhiên năng suất của các doanh nghiệp may của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất trên cơ sở đầu tư bổ sung thiết bị chuyên dùng và tự động hóa.
2.2 Lựa chọn mô hình
Sau khi kiểm định bộ số liệu mảng bằng kiểm định xttest0 và kiểm định hausman, tác giả thấy rằng nhân tố Ci có tồn tại và yếu tố này có tương quan với biến độc lập. Do vậy mô hình phù hợp nhất là mô hình tác động cố định FE.
Dưới đây là bảng kết quả hồi quy:
Bảng 2.5: Kết quả hồi quy mô hình
Nhìn vào các hệ số hồi quy của mô hình POLS, ta thấy kết quả hồi rất ổn, thậm chí có 4 trên 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hay 5%. Hệ số R2=94,5% chứng tỏ biến độc lập giải thích được 94,5% cho biến phụ thuộc. Tương tự kết quả cũng khá đẹp với mô hình RE. Tuy nhiên sự tồn tại của nhân tố Ci khiến cho kiểm định Dubin Watson cho thấy tự tương quan giữa các biến đã xảy ra. Do vậy các suy diễn thống kê từ hai mô hình RE và POLS không còn đáng tin cậy nữa. Vì thế mà mô hình FE là mô hình phù hợp nhất đối với bộ dữ liệu mảng này. Tác giả tiến hành kiểm định trước khi đọc kết quả suy diễn thống kê.
2.3 Kiểm định mô hình Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Từ kết quả trên ta thấy với mô hình được lựa chọn FE, biến độc lập đã giải thích được cho biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa thống kê nhất định. Tuy nhiên chưa thể tin cậy hoàn toàn vào kết quả đó mà cần phải kiểm định lại mô hình. Nếu mô hình không bỏ sót biến, phương sai sai số không đổi, không có tự tương quan trong mô hình thì kết quả hồi quy trên mới đáng tin cậy và làm tiền đề để xây dựng chính sách. Cần chú ý rằng, với bộ số liệu mảng, ta không cần kiểm định đa cộng tuyến vì bản chất số liệu mảng đã khắc phục được vấn đề này chứ không như số liệu chéo hay số liệu thời gian.
2.3.1 Kiểm định bỏ sót biến
Đối với mô hình tác động cố định FE, yếu tố không quan sát được và ảnh hưởng đến biến phụ thuộc đã được tách ra hai phần Ci (yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian, tương quan với biến độc lập) và Uit (yếu tố không quan sát được khác thay đổi theo thời gian). Bản chất Ci đã được xét đến như hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu.
Mức độ ảnh hưởng của biến quan sát được đến tổng thể được tính qua tổng hợp phương sai của 2 yếu tố Ci và Ui này, còn được gọi là rho. Nếu rho > 90% thì yếu tố bị bỏ sót của mô hình quá lớn, không thể bỏ qua được. Lúc này mô hình đã bị bỏ sót biến.
Mô hình chúng ta đang xét có giá trị rho = 0,518189 =51,82% . con số này rất nhỏ so với con số 90%, do vậy ta có thể kết luận rằng mô hình không bị bỏ sót biến.
2.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Một mô hình tốt không thể không kể đến yếu tố phương sai sai số không đổi. Gauss-Markov đã khẳng định rằng để ước lượng là tốt nhất thì phương sai sai số trong mô hình phải bằng nhau tại mọi quan sát. Vì nếu phương sai sai số thay đổi sẽ gây ra nhiều vấn đề. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Thứ nhất là, khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết về các hệ số không còn giá trị sử dụng. Bởi vì, khi phương sai của cacs hệ số ước lượng là chệch, thì thống kê t và F không tuân theo quy luật Student và quy luật F tương ứng nữa. Do đó kết luận từ bài toán xây dựng khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy sẽ dẫn đến những kết luận không chính xác và sai lệch. Thứ hai là, các ước lượng hệ số không còn là ước lượng tốt nhất dù các ước lượng này vẫn là các ước lượng không chệch. Nguyên nhân là do, khi phương sai sai sô thay đổi thì thì trong các ước lượng không chệch thì phương sai của các ước lượng này không còn là bé nhất nữa. Do vậy ta cần phải kiểm định xem có xảy ra hiện tượng này hay không. Đối với mô hình tác động cố định thì ta có thể dùng kiểm định xttest 3 với giả thiết như sau:
- H0: phương sai sai số không thay đổi
- H1: phương sai sai số thay đổi
Ta có kết quả như sau:
- H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all ichi2 (1477) = 2,212
- Prob>chi2 = 0,0903
Nhìn vào kết quả này ta thấy giá trị P-value = 9,03% >5%. Do vậy ta không bác bỏ giả thiết Ho, tức là phương sai sai số không thay đổi. Như vậy mô hình không mắc phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi ở khoảng tin cậy 95%. Các ước lượng sẽ là các ước lượng tốt nhất và các kiểm định về hệ số hồi quy là đáng tin cậy và có thể sử dụng.
2.3.3 Kiểm định tự tương quan Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan, nghĩa là sai số ngẫu nhiên ui tại các thời điểm khác nhau có tương quan với nhau. Vậy nếu xảy ra tự tương quan giữa các biến giải thích thì mô hình sẽ ra sao? Thứ nhất, phương sai của các hệ số ước lượng thu được là chệch. Thứ hai, kết luận từ bài toán xây dựng khoảng tin cậy là không đáng tin cậy và thường là bé hơn so với khoảng tin cậy đúng. Cuối cùng, kết luận từ bài toán kiểm định giả thuyết thống kê về các hệ số là không đáng tin cậy. Như vậy hậu quả của hiện tượng tự tương quan là khá nghiêm trọng và vì thế nếu mô hình mắc phải hiện tượng này thì chúng ta cần khắc phục nó. Với mô hình tác động cố định này, tôi đã sử dụng kiểm định Xtserial với giả thiết như sau:
- H0: Không xảy ra tự tương quan bậc 1
- H1: Mô hình có xảy ra tự tương quan bậc 1
Và đây là kết quả:
- F(1; 624) = 3,123
- Prob > F = 0,078
Nhìn vào giá trị P-value= 0,078= 7,8% >5%, ta không bác bỏ giả thiết H0. Như vậy ở mức ý nghĩa thống kê 5%, mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Sau tất cả các kiểm định, tác giả khẳng định rằng mô hình này là tốt và đáng tin cậy. Các ước lượng đảm bảo: vững, không chệch, phương sai sai số nhỏ nhất. Do vậy tác giả tiến hành đọc kết quả của mô hình và đưa ra những suy diễn thống kê về hệ số hồi quy của các biến độc lập.
2.4. Kết quả mô hình Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Bộ số liệu thu thập được bao gồm 1425 doanh nghiệp qua 4 năm từ 2014-2017 cho 3458 quan sát (do có nhiều doanh nghiệp bị bỏ sót một số năm nên tổng số quan sát có được không bằng 5700 quan sát). Dưới đây là bảng mô tả thống kê tất cả các quan sát của bộ số liệu thu thập được.
Bảng 2.6: Mô tả thống kê các biến
Nhìn vào bảng 2.6 ta có thể thấy, với biến năng suất lao động (pro): giá trị trung bình của các quan sát là 181,76 triệu đồng trên 1 đơn vị lao động. Độ lệch chuẩn là 88,809 triệu đồng (độ lệch của các quan sát xoay quanh giá trị trung bình là 88,809 triệu đồng). Giá tri nhỏ nhất là 48,6 triệu/lao động và giá trị lớn nhất là 360,57 triệu/lao động trong một năm.
Biến tỷ lệ vốn trên lao động (KL): giá trị trung bình của các quan sát là 93,033 triệu đồng trên 1 đơn vị lao động. Độ lệch chuẩn là 46,577 triệu đồng (độ lệch của các quan sát xoay quanh giá trị trung bình là 46,577 triệu đồng). Tỷ lệ vốn trên lao động thấp nhất là 38,006 triệu/lao động và lớn nhất là 205,902 triệu/lao động.
Biến công nghệ (tech): giá trị trung bình của các quan sát là 238,023 triệu đồng trong 1 năm. Độ lệch chuẩn là 24,197 triệu đồng (độ lệch của các quan sát xoay quanh giá trị trung bình là 24,197 triệu đồng).Giá trị nhỏ nhất là 185,016 triệu/lao động và giá trị lớn nhất là 277,26 triệu/lao động.
Biến số năm kinh nghiệm (exper): giá trị trung bình của các quan sát là 2,417 năm. Độ lệch chuẩn là 0.247 năm (độ lệch của các quan sát xoay quanh giá trị trung bình là 0.247 năm). Số năm kinh nghiệm trung bình thấp nhất là 1.903 năm và cao nhất là 2,778 năm. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Biến tiền lương (wage): giá trị trung bình của các quan sát là 69,672 triệu đồng trên 1 đơn vị lao động trong 1 năm. Điều này rất sát với thực tế về thống kê mức lương ngành dệt may. Tuy nhiên con số trung bình này đã bị gộp cả 4 năm lại chứ không phải của 1 năm cụ thể nào cả. Do vậy cũng không thể đánh giá nhiều từ con số này. Độ lệch chuẩn là 13,924 triệu đồng (độ lệch của các quan sát xoay quanh giá trị trung bình là 13,924 triệu đồng). Tiền lương trung bình nhỏ nhất là 44,709 triệu/lao động và lớn nhất là 140,674 triệu/lao động trong 1 năm. Tức là trung bình trong một tháng lao động thấp nhất có mức lương là 3,73 triệu một lao động, cao nhất là 11,72 triệu đồng một lao động.
Dưới đây là kiểm định tương quan và dự báo dấu tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc:
Bảng 2.7: Ma trận tương quan giữa các biến
Nhìn vào ma trận tương quan quan ta có thể hy vọng và dự báo rằng: tất cả các biến độc lập biến thiên cùng chiều với biến phụ thuộc. Tuy nhiên đây chỉ là ma trận tương quan giữa từng cặp biến một nên không thể kỳ vọng cao vào dự đoán này được mà cần phải xây dựng mô hình phù hợp cùng với những kiểm định cho mô hình.
2.4.1 Biến KL
Chúng ta cùng nhìn vào kết quả của mô hình FE ở bảng . Ta thấy hệ số hồi quy của biến KL có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Từ đó phỏng đoán rằng: khi tăng tỷ lệ vốn trên lao động lên 1 triệu thì năng suất lao động tăng lên 0.028 triệu. Tuy nhiện con số này không chắc chắn mà mới chỉ nói lên rằng: ở khoảng tin cậy 95%, hệ số hồi quy của biến KL là khác 0 và chưa biết được thực sự dấu của hệ số này như thế nào. Do vậy tác giả đưa thêm kiểm định một vế cho hệ số hồi quy của biến KL (hệ số α1) với giả thiết như sau:
- H0:α1≤0
- H1: α1> 0
- Lúc này tqs = ( )α1−0 = 0,028−00,014 = 2 > 1,96 Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Như vậy với mức tin cậy 95%, ta bác bỏ giả thiết H0. Tức là biến KL có tác động dương đến biến phụ thuộc. Thực tế cũng cho thấy, năng suất lao động ngành dệt may cần điểm tựa vững chắc là vốn đầu tư. Nếu tỷ lệ vốn trên lao động cao, công nhân được trang bị đầy đủ dụng cụ, điều kiện, máy móc nhà xưởng hơn để chuyên môn hóa vào công việc một cách hiệu quả nhất. Đối với tất cả các loại hình kinh doanh, vốn luôn là yếu tố quan trọng quyết định thành quả và đầu ra của quá trình kinh doanh. Đặc biệt với những ngành cần nhiều vốn như dệt may thì vốn là điều không thể thiếu. Khi lượng vốn tăng lên, lao động sẽ càng tận dụng được nguồn lực để tập trung sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Và cũng theo quy luật kinh tế theo quy mô, các sản phẩm càng về sau sản xuất càng tốn ít chi phí hơn so với những sản phẩm đầu tiên. Do vậy, nếu các doanh nghiệp đầu tư thêm nguyên vật liệu để sản xuất với cùng một lượng máy móc nhất định thì việc sản xuất đầu ra sẽ tốn ít chi phí hơn và như vậy năng suất lao động được tăng lên.
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn còn hạn hẹp; công nghệ sản xuất lạc hậu và trung bình; cơ sở vật chất còn nghèo nàn; trình độ khoa học công nghệ còn chưa cao nếu không muốn nói là lạc hậu, lỗi thời; trình độ, chất lượng lao động chưa đạt yêu cầu; chính sách quản lý còn nhiều bất cập; năng lực cạnh tranh còn thấp… trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có sự hỗ trợ mạnh về tài chính, đầu tư những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ổn định và nâng cao được năng suất lao động. Ngành dệt may nói chung cũng được hưởng nhiều lợi ích từ các doanh nghiệp FDI, do các doanh nghiệp này thường xuyên được hỗ trợ về vốn.
2.4.2 Biến tech
Đại diện cho biến công nghệ là biến tech- được đo lường bằng chi phí đầu tư mua và nâng cấp cho máy móc công nghệ cao hơn máy móc thông thường. Nhìn vào bảng kết quả ta thấy hệ số hồi quy α2 của biến này có ý nghĩa thống kê mức 5%. Hệ số hồi quy α2 =1,296 cho thấy, khi biến công nghệ tăng lên 1 triệu đồng thì năng suất lao động tăng lên 1,296 triệu đồng. Tương tự biến KL, ta có thểm kiểm định cho hệ số này như sau: Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
- H0: α2 ≤ 0,41
- H1: α2 > 0,41
- Lúc này tqs = α2−0,41 = 1,296−0,41 = 1,965 > 1,96 ( ℎ) 0,451
Như vậy với mức tin cậy 95%, ta bác bỏ giả thiết H0. Tức là biến tech có tác động dương đến biến phụ thuộc. Không những thế, ở khoảng tin cậy 95%, ta có thể khẳng định rằng nếu biến tech tăng 1 triệu đồng thì biến phụ thuộc tăng ít nhất 0,41 triệu đồng. Con số này không thực sự phản ánh hết được vai trò của tiến bộ khoa học công nghệ. Bởi lẽ, chi phí trung bình mà các doanh nghiệp này chi cho đầu tư khoa học công nghệ mới ở mức thấp, chỉ là nâng cấp hệ thống một cách không đồng bộ. Điều này cũng khó tránh khỏi vì nếu các doanh nghiệp này đầu tư hoàn toàn đồng bộ các máy móc thiết bị thì tốn quá nhiều chi phí. Quy mô của doanh nghiệp không thể bù đắp lại phần chi phí này. Máy móc công nghệ cao hay các loại máy móc được nâng cấp đều cho ra cùng một lượng sản phẩm so với loại máy thông thường nhưng với thời gian ngắn hơn, hao mòn máy móc ít hơn. Điều này thể hiện tính vượt trội của máy móc công nghệ cao. Khi doanh nghiệp phải chi thêm một khoản chi phí cho công nghệ cao thì không những đầu ra sẽ đảm bảo bao hàm được chi phí này mà còn tạo thêm lợi nhuận biên cao. Lại một lần nữa lý thuyết về tăng năng suất biên của lao động nhờ vào vào yếu tố công nghệ đã được khẳng định.
2.4.3 Biến exper
Đại diện cho yếu tố kinh nghiệm là biến số năm kinh nghiệm trung bình, được đo lường bằng số năm trung bình của tất cả lao động sản xuất trong doanh nghiệp. Nhìn vào bảng kết quả hồi quy mô hình 4.2 ta thấy, hệ số hồi quy của biến kinh nghiệm exper có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số hồi quy α3=242,036 cho thấy, khi số năm kinh nghiệm của người lao động tăng lên 1 năm thì năng suất lao động tăng lên 242,036 triệu đồng một năm. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
- H0: α3 ≤ 157
- H1: α3 > 157
- Lúc này tqs = α3−157 = 242,036−157 = 1,965 > 1,96 ( ) 43,285
Như vậy với mức tin cậy 5%, ta bác bỏ giả thiết H0. Hay biến tech có tác động dương đến biến phụ thuộc. Và với khoảng tin cậy 95%, biến exper tăng lên 1 năm thì biến phụ thuộc tăng ít nhất 157 triệu đồng. Con số này khá lớn và cho thấy sự quan trọng của yếu tố kinh nghiệm làm việc đến năng suất lao động của toàn ngành dệt may. Thực tế đã cho thấy: càng những lao động lành nghề và có nhiều kinh nghiệm thì số sản phẩm họ làm ra là lớn hơn lao động mới vào nghề hoặc mới có ít kinh nghiệm trong cùng một khoảng thời gian. Điều này hầu như luôn đúng đối với lao động các ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đặc biệt với ngành dệt may lại càng đòi hỏi sự tỷ mỷ khéo léo của công nhân. Để có được điều này không thể dễ dàng đạt được đối với lao động ít kinh nghiệm và sự khéo léo này lại tốt hơn ở những lao động làm lâu năm hơn.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động phải có một trình độ chuyên môn tương ứng để có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc trong sản xuất. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của con người có ý nghĩa lớn đối với tăng năng suất lao động.
Đây là một yếu tố không thể thiếu được, bởi vì dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đưa vào sản xuất các loại công cụ hiện đại, thì càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu người lao động có trình độ chuyên môn cao thì không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại.
Việc áp dụng công nghệ sản xuất, trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến vào sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Trong khi trình độ ứng dụng công nghệ sản xuất của Việt Nam khá thấp. Năng suất, chất lượng, hiệu quả của từng ngành cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ nhưng đến nay việc sử dụng công nghệ ở nước ta vẫn còn lạc hậu và xếp vào loại thấp nhất khu vực ASEAN.
2.4.4 Biến wage Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Đại điện cho mức lương của người lao động là biến wage- được đo lường bằng mức lương trung bình của lao động sản xuất của từng doanh nghiệp.
Nhìn vào hệ số này α4=0,232 ta sẽ hy vọng rằng biến này có tác động dương đến biến phụ thuộc. Tuy nhiên kết quả cho thấy không khả quan vì biến này không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% hay kể cả là 10%. Điều này có thể giải thích như sau: Khi biến lương trung bình tăng lên, có thể năng suất lao động tăng lên. Tuy nhiên các doanh nghiệp tăng lương cho lao động trong giai đoạn 2010-2013 không dựa trên mục đích thúc đẩy công nhân chăm chỉ làm việc mà là tăng lương chỉ là do quy định của nhà nước về việc tăng lương tối thiểu. Do vậy ta không thấy được tác động tích cực của biến này đến biến phụ thuộc. Như đã nói ở trên, việc tăng lương phải nhằm mục đích thúc đẩy công nhân chăm chỉ làm việc. Vì nếu chỉ tăng lương theo quy định của nhà nước thì người lao động sẽ cho rằng đó chỉ là điều hiển nhiên họ được nhận, không cần chăm chỉ hơn họ vẫn được tăng lương. Trong 1425 doanh nghiệp được lấy số liệu chắn chắn không có nhiều doanh nghiệp tự nguyện tăng lương cho công nhân với mục đích thúc đẩy. Do vậy lý thuyết về việc tăng lương tác động tích cực đến năng suất lao động chưa thực sự phát huy trong mô hình với bộ dữ liệu này. Tuy nhiên không thể bác bỏ rằng, tiền lương luôn là động cơ thúc đẩy công nhân có tinh thần làm việc hiệu quả hơn. Nếu doanh nghiệp biết cách tăng lương đúng cách thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho năng suất lao động.
Tiền lương, tiền thưởng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là yêu cầu tất yếu của người lao động, mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
Tiền lương cũng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, người ta dùng công cụ này để kích thích thái độ quan tâm đến lao động. Do đó, tiền lương là một nhân tố mạnh mẽ để tăng năng suất lao động, hay nói cách khác, đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính, để tăng tiền lương họ phải tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, theo ILO, trong các nước ASEAN, Việt Nam vẫn thuộc nhóm có mức lương tối thiểu thấp nhất trong khu vực ASEAN. Mức lương bình quân của Việt Nam ở mức 3,8 triệu đồng/tháng (181 USD) năm 2015. Mức lương này chỉ cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD) và thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN như Philippines (206 USD), Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD), Singapore (3.547 USD). Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Ngoài tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Phúc lợi có thể là tiền, vật chất, chế độ…để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo anh sinh cho người lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.
2.4.5 Biến export
Biến export thể hiện sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có xuất khẩu và những doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu. Nhìn vào bảng kết quả, hệ số hồi quy của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ta có kiểm định về độ lớn của hệ số này với mức độ tin cậy 95% như sau:
- H0: α5 ≤ 3,8
- H1: α5 > 3,8
- Lúc này tqs = ( )α5−3,8 = 5,739−3,80,944 = 2,05 > 1,96
Như vậy với mức tin cậy 5%, ta bác bỏ giả thiết H0. Như vậy hệ số hồi quy của biến export luôn lớn hơn 3,8 ở khoảng tin cậy 95%. Nghĩa là, năng suất lao động của doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu lớn hơn doanh nghiệp không xuất khẩu ít nhất là 3,8 triệu đồng khi các biến khác giống nhau. Điều này có thể được lý giải như sau: đối với cùng một hoạt động sản xuất hàng dệt may, nhưng hàng hóa được xuất khẩu đi thường thường thu hồi vốn nhanh, đem lại lợi nhuận nhanh cho doanh nghiệp. Còn hàng sản xuất trong nước thì rất mất thời gian đê phân phối do mất thời gian trưng bày quảng cáo sản phẩm. Hàng xuất khẩu được sản xuất khi có đơn đặt hàng, do vậy kỳ vọng của doanh nghiệp vào hàng xuất khẩu lớn hơn. Những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại hơn. Hàng dệt may trong nước thường phải chịu cạnh tranh rất lớn từ Trung Quốc về giá, do vậy những doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng trong nước không dám mạnh mẽ đầu tư máy móc hiện đại do chi phí cố định quá cao. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam.
Như vậy ta đã có kết quả phân tích các hệ số hồi quy. Các biến công nghệ, biến tỷ lệ vốn cố định trên lao động, biến kinh nghiệm, biến xuất khẩu đều có tác động tích cực đến biến năng suất lao động đúng như tiên đoán ban đầu. Duy chỉ có biến tiền lương là không có ý nghĩa thống kê và đã nằm chệch khỏi dự đoán. Tiếp theo đây tác giả sẽ bàn luận về kết quả hồi quy này để sau đó đưa ra những chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động cho ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com