Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về án treo dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ÁN TREO:

3.1.1. Về các căn cứ cho người bị kết án được hưởng án treo.

  • Về mức hình phạt tù:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS thì căn cứ về mức hình phạt tù để cho hưởng án treo là “Khi xử phạt tù không quá ba năm”. Có nghĩa là khi bị cáo bị xử về bất cứ tội phạm gì, bất kể khung hình phạt là như thế nào, chỉ cần mức hình phạt tù từ ba năm trở xuống thì Toà án có thể xem xét cho bị cáo được hưởng án treo. Theo chúng tôi, quy định như vậy là quá rộng dẫn đến việc áp dụng án treo tràn lan, thiếu nghiêm khắc.

Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 8 BLHS về phân loại tội phạm thì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù… Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Thực tiễn xét xử cho thấy, vì Luật không giới hạn áp dụng án treo cho loại tội phạm nào cho nên có Toà án đã áp dụng áp treo đối với những bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng. Ví dụ: Hoàng Văn Hiệu phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 BLHS. Khoản 3 Điều 104 BLHS có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Khi xét xử, TAND tỉnh Q áp dụng các điểm b,p khoản 1; khoản 2 Điều 46; Điều 47; khoản 1,2 Điều 60 BLHS xử phạt bị cáo Hiệu 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 42 tháng tính từ ngày tuyên án. Mặc dù bị cáo Hiệu không phạm tội mới trong thời gian thử thách sau đó, nhưng bản án này không có tính thuyết phục, không được quần chúng nhân dân đồng tình. Đây có thể coi là một kẻ hở của pháp luật, vì có ý định cho bị cáo hưởng án treo từ đầu nên có một số Thẩm phán tìm cách để vận dụng cho bị cáo được hưởng án treo ngay cả ối với những tội phạm rất nghiêm trọng.

Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về “hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985” đã lưu ý là khi quyết định mức hình phạt tù cần tránh các sai lầm sau đây:

Vì có ý định trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo, cho nên đáng lẽ phải phạt họ trên 5 năm tù (nay theo BLHS 1999 là 3 năm tù) thì lại chỉ phạt họ từ 5 năm tù trở xuống để cho hưởng án treo.

Vì có định trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo, cho nên đáng lẽ chỉ cần phạt tù họ với mức án thấp, thì lại phạt tù họ với mức án cao và cho hưởng án treo.

Nghị quyết thì đã lưu ý như vậy nhưng rất ít Thẩm phán chịu khó nghiên cứu, và cũng không ít Thẩm phán vẫn mắc sai lầm dẫn đến cho hưởng án treo không chính xác.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị rằng, nên có sự hướng dẫn cụ thể phạm vi áp dụng án treo là “chỉ đối với những tội phạm ít nghiêm trọng và những tội phạm nghiêm trọng mới xem xét cho hưởng án treo”. Tuyệt đối không được áp dụng án treo đối với những người phạm tội rất nghiêm trọng. Như vậy mới nâng cao được hiệu quả của án treo, tránh áp dụng án treo tràn lan, gây mất tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

  • Về nhân thân người phạm tội. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS thì nhân thân người phạm tội cũng là một căn cứ để cho hưởng án treo. Nhưng Điều luật không quy định cụ thể là căn cứ vào nhân thân như thế nào thì được xét cho hưởng án treo. Nếu người phạm tội có hai ba tiền sự có được xét cho hưởng án treo hay không?. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều Toà án vì muốn cho bị cáo được hưởng án treo nên đã bỏ qua việc xem xét vấn đề nhân thân của bị cáo, tro ng bản án phần lớn Toà án không phân tích đánh giá về nhân thân của bị cáo khi cho hưởng án treo mà chỉ chú ý đến việc xem xét có cần thiết hay không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì “Nói chung người được hưởng án treo phải là người chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân, chưa có tiền án, tiền sự. Tuy nhiên, đối với người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó cùng với tính chất của tội phạm mới thực hiện và các căn cứ khác thấy không cần thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù, thì cũng có thể cho họ được hưởng án treo, nhưng tình thần chung là phải hạn chế và phải xét thật chặt chẽ”.

Như vậy, Nghị quyết 01 chỉ hướng dẫn là “Nói chung…”, đây là sự hướng dẫn chung chung, chứ chưa có sự khẳng định chắc chắn và cụ thể nhân thân như thế nào thì không được cho hưởng án treo, chưa khẳng định là nếu bị cáo có tiền án, tiền sự thì tuyệt đối không cho hưởng án treo. Cho nên nhiều Toà án đã xem xét ngay cả những người bị kết án có tiền án, tiền sự vẫn được hưởng án treo. Đặc biệt có những vụ án bị cáo có nhiều tiền sự cùng tính chất với tội phạm đang xét xử Toà án vẫn xem xét cho hưởng án treo(như ví dụ chúng tôi đã nêu ở Chương II).

Từ phân tích trên, chúng tôi đề nghị khoản 1 Điều 60 cần có sự quy định cụ thể hơn về nhân thân người phạm tội để xét cho hưởng án treo. Cụ thể là “Khi xử phạt tù không quá ba năm, nếu người phạm tội có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự…”. Quy định như vậy mới rõ ràng và cụ thể, tránh được việc cố tình cho bị cáo hưởng án treo một cách thiếu cơ sở.

  • Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Khoản 1 Điều 60 BLHS quy định “…căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ…”, Như vậy, Luật quy định bị cáo phải có các tình tiết giảm nhẹ cũng đồng nghĩa rằng bị cáo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Điều này thì các Thẩm phán đều hiểu được vấn đề. Nhưng vấn đề đặt ra là điều luật không đề cập đến các tình tiết tăng nặng. Nếu bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ nhưng bên cạnh đó có hai tình tiết tăng nặng trở lên thì có xem xét cho hưởng án treo hay không?, vì Luật không đề cập đến vấn đề đó nên một số Toà án, mặc dù bị cáo có hai tình tiết tăng nặng trở lên vẫn xem xét cho hưởng án treo. Mà có hai tình tiết tăng nặng trở lên thì đã thể hiện tính chất và mức độ của hành vi phạm tội ở mức cao, vì vậy việc cho hưởng án treo là không thể đảm bảo có căn cứ. Nhưng do Luật không quy định cụ thể nên thực tế tình tiết tăng nặng không làm ảnh hưởng đến việc xem xét cho hưởng án treo khi Toà án muốn cho bị cáo hưởng án treo.

Cho nên, theo chúng tôi điều luật nên đề cập đến các tình tiết tăng nặng, cụ thể là “…nếu bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ và không có nhiều tình tiết tăng nặng…”, quy định như vậy mới triệt để, tránh sự lạm dụng án treo tràn lan, làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của biện pháp án treo.

Mặt khác, cần quy định bị cáo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng trong đó phải có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS mới xem xét cho hưởng án treo. Quy định như vậy mới hạn chế được phạm vi áp dụng án treo, tránh cho những người phạm tội không biết ăn năn hối cải được hưởng án treo.

Ngoài ra, một số tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS cũng cần phải có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể; vì nếu áp dụng không chính xác các tình tiết giảm nhẹ cũng đồng nghĩa với việc cho hưởng án treo không chính xác. Mặt khác, tại phần cuối của khoản 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự 1999” quy định là “…Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án…”. Vậy, những tình tiết này có được xem xét để cho bị cáo hưởng án treo hay không?, vấn đề này chưa được TANDTC giải thích, hướng dẫn cụ thể.

d. Về vấn đề Toà án xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Toà án xét thấy không cần phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù thì có thể cho bị cáo hưởng án treo. Điều này là quyền hạn của Toà án mà cụ thể là của HĐXX. Mặc dù chưa có sự hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Xét thấy không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù”. Điều 60 BLHS cũng như Nghị quyết số 01/1990/HĐTP cũng chưa đề cập vấn đề này.

Nhưng từ thực tiễn xét xử cho thấy, khi bị cáo hội đủ các căn cứ để cho hưởng án treo, thì HĐXX phải xét có cần phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù hay cho bị cáo hưởng án treo. Nếu đã hội đủ các điều kiện trên nhưng vì phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, vì để nâng cao tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn, hoặc vì HĐXX không tin tưởng là bị cáo có thể tự lao động cải tạo để hoàn lương tại nơi cộng đồng dân cư mà không phải cách ly khỏi đời sống xã hội hoặc vì bị cáo không có nơi cư trú ổn định, sống lang lang không chịu lao động .v.v… thì cũng cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù mà không cho hưởng án treo. Sự xét thấy có cần thiết hay không cần thiết là phụ thuộc vào sự đánh giá của HĐXX, điều này cũng có phần mang tính chủ quan, nhưng trên tinh thần chung là phải xem xét đến yếu tố này.

Vì vậy, TANDTC cần có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể những trường hợp nào được coi là cần thiết, những trường hợp nào không coi là cần thiết bắt người bị kết án chấp hành hình phạt tù, để các Toà án địa phương áp dụng chế định án treo được thống nhất và chính xác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

3.1.2. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo.

Như trình bày ở Chương 2, hiện nay các Toà án địa phương vẫn vận dụng, áp dụng Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về việc “hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985” (viết tắt là Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP), nhưng việc hướng dẫn này vừa không phù hợp hoàn toàn với Điều 60 BLHS năm 1999 vừa chưa thực sự rõ ràng và chính xác. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo Nghị quyết quy định như sau:

“Để phát huy tác dụng phòng ngừa của án treo, tránh tình trạng người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm hoặc phạm tội mới trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách, từ nay thời gian thử thách của án treo tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo; nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Nghĩa là nếu Toà án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; nếu Toà án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm; nếu cả Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp giám đốc cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án giám đốc thẩm; nếu Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp giám đốc thẩm lại cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm”. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Như vậy, ở phần đầu của Nghị quyết 01/HĐTP quy định về việc tính thời gian thử thách là “…nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Nghĩa là nếu Toà án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm…”, Nghị quyết chưa làm rõ vấn đề là: khi cùng một vụ án mà bị cáo bị xét xử sơ thẩm nhiều lần mà bản án sơ thẩm lần đầu và bản án sơ thẩm lần sau cùng đều cho bị cáo hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ khi nào?, tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm lần đầu cho hưởng án treo hay tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm lần sau cùng cho hưởng án treo và khấu trừ thời gian thử thách đã chấp hành. Điều này theo chúng tôi nên có sự bổ sung cụ thể vào Nghị quyết 01/1990/NQ-HĐTP là “…nếu một vụ án mà bị xét xử sơ thẩm nhiều lần mà bản án sơ thẩm lần đầu và bản án sơ thẩm lần cuối cùng đều cho người bị kết án hưởng án treo (do bản án sơ thẩm lần đầu… bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ án để xét xử lại ở cấp sơ thẩm) thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo”.

Ngoài ra, cần bổ sung vào cuối khoản 1 Điều 60 BLHS là “Khi xử phạt tù không quá ba năm…thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án”.

3.1.3. Về quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 BLHS thì “Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó”.

Như vậy, giả sử Toà án đang xét xử bị cáo Nguyễn Văn A thì trong bản án cho hưởng án treo, Toà án tuyên là “…Giao bị cáo Nguyễn Văn A cho cơ quan, tổ chức nơi bị cáo A làm việc ( Nếu giả thiết bị cáo A là cán bộ hoặc công nhân hoặc viên chức nhà nước) hoặc giao bị cáo Nguyễn Văn A cho chính quyền địa phương nơi bị cáo A thường trú để giám sát và giáo dục.

Gia đình bị cáo A có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức (nếu là CB,CN,VC) hoặc chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo Nguyễn Văn A. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 BLTTHS thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Vì vậy, trong thời hạn nói trên Toà án sẽ ra quyết định thi hành án đối với người bị phạt tù nhưng được hưởng án treo. Kèm theo quyết định thi hành án là bản sao bản án cùng với sổ theo dỏi án treo. Công việc của Toà án đến đây coi như sắp hoàn thành, nhiệm vụ tiếp theo là tuân thủ Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ “Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo”.

Nghiên cứu toàn bộ nội dung của Nghị định chúng ta có thể thấy, Toà án làm rất ít việc trong việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo đối với bị án. Công việc chủ yếu giao cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình của người bị kết án. Toà án chỉ có một nhiệm vụ là “Khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, thì Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS. Còn cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nói trong Nghị định 61 không có cơ quan xét xử (Toà án), thậm chí Nghị định cũng không đề cập đến việc phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình bị án với Toà án trong việc giám sát, giáo dục người bị án treo.

Đây là một thiếu sót cần phải được xem xét. Cơ quan Viện kiểm sát thì đã có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và kiểm sát hoạt động tư pháp, mà việc giám sát, giáo dục người bị án treo cũng thuộc thẩm quyền kiểm sát của cơ quan Viện kiểm sát. Còn chức năng và nhiệm vụ của cơ quan xét xử, nơi đã nhân danh Nhà nước CHXHCNVN ra bản án đối với họ thì bị lu mờ. Luật cũng như Nghị định chưa có sự quy định cụ thể để Toà án có cơ sở tiến hành theo dỏi việc giám sát, giáo dục bị án cũng như theo dỏi quá trình cải tạo, rèn luyện của chính bản thân bị án. Đó cũng là tiền đề cho việc xét giảm thời gian thử thách sau này. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Toà án trong việc phối kết hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như gia đình của họ trong thời gian thử thách. Cụ thể là Toà án cần có một bộ phận chuyên trách làm công tác thi hành án, trong đó phải kiểm tra, giám sát, theo dỏi việc tu dưỡng, rèn luyện, lao động cải tạo của người bị án treo hàng tháng, thàng quý để kịp thời đốc thúc, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như kiểm tra, giám sát bản thân người bị án treo. Có như vậy thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như bản thân người bị án treo mới thấy được trách nhiệm của mình trong việc thi hành án treo.

Ngoài ra, “BLHS cần phải quy định cụ thể các nghĩa vụ người hưởng án treo phải thực hiện và nó phải do Toà án quyết định đối với họ. Trong thời gian thử thách, theo đề nghị của cơ quan, tổ chức được Toà án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục Toà án có thể huỷ bỏ toàn bộ hay một phần các nghĩa vụ hay bổ sung thêm nghĩa vụ cho người được hưởng án treo. Nếu khi hết thời hạn thử thách mà người bị kết án trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ do Toà án quy định thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục Toà án có thể kéo dài thời gian thử thách hoặc trường hợp người bị kết án không thực hiện có hệ thống hoặc cố ý chống đối việc thực hiện các nghĩa vụ do Toà án quyết định, thì theo đề nghị của cơ quan này, Toà án quyết định huỷ bỏ án treo và buộc người bị kết án chấp hành hình phạt tù đã tuyên trong bản án [50-35].

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cần phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan như: Toà án, VKS , chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát. giáo dục người bị án treo. Viện kiểm sát phải đề cao trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với người bị án treo cũng như kiểm sát hoạt động giám sát, giáo dục của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo.

3.1.4. Về công tác xét giảm thời gian thử thách cho người bị án treo. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS thì người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Và theo quy định tại Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ “Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo” thì khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, thì được Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tự mình hoặc theo đề nghị của người được hưởng án treo đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi người đó chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ. Khi đề nghị Toà án xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách thì cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo phải gửi kèm hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách. Hồ sơ gồm có:

  • Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo;
  • Sổ theo dỏi người được hưởng án treo;
  • Quyết định của Toà án về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và trích lục bản án;
  • Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo (nếu họ có đề nghị);
  • Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo;
  • Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét giảm thời gian thử thách cho người bị án treo, Toà án tiến hành các thủ tục xem xét, rút ngắn thời gian thử thách theo quy định của pháp luật. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 269 BLTTHS thì khi Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách cho người bị án treo thì một thành viên của Toà án trình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Toà án ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị rút ngắn thời gian thử thách. Và theo quy định tại khoản 4 mục VIII Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP thì mỗi lần xét rút ngắn thời gian thử thách như vậy là không quá 12 tháng.

Trên đây là toàn bộ những quy định của pháp luật về thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của án treo cho người bị an treo. Nhưng thực tiễn cho thấy rất ít Toà án thực hiện việc này, thậm chí có nhiều Toà án chưa từng tiến hành xét rút ngắn thời gian thử thách cho người bị án treo nào, lý do là không có sự đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như không có đề nghị của bản thân người bị án treo xin rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

Theo chúng tôi, pháp luật cần có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho Toà án cũng như các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo là thực hiện việc đề nghị rút ngắn thời gian thử thách là bắt buộc, nếu không đề nghị việc rút ngắn thời gian thử cho người bị án treo thì phải nêu rõ lý do và báo cáo với Toà án, làm như vậy mớ i nâng cao được trách nhiệm của Toà án, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục đồng thời thấy được tầm quan trọng của án treo, khuyến khích người bị án treo rèn luyện, cải tạo để sớm được hoà nhập với cộng đồng. Mặc khác, Toà án cũng như các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo cần có sự giải thích cụ thể cho người bị án treo về quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian thử thách của án treo, đặc biệt là quyền được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách. Ngoài ra, pháp luật cần có sự quy định rõ ràng và cụ thể trình tự, thủ tục xét rút ngắn thời gian thử thách cho người bị án treo, chứ quy định như tại khoản 3 Điều 269 BLTTHS là còn sơ sài và chưa cụ thể.

3.1.5. Công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định về án treo.

Hiện nay, khi áp dụng các quy định về án treo, các Toà án vẫn vận dụng, áp dụng Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985 vì khi chưa có Nghị quyết mới thay thế; Chúng ta không thể áp dụng toàn bộ Nghị quyết 01/1990/NQ-HĐTP một cách rập khuôn, máy móc mà phải có sự chọn lọc một cách tinh tế và linh hoạt những phần hướng dẫn còn phù hợp với thực tiễn áp dụng Điều 60 BLHS, vì Nghị quyết 01 chỉ hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985, mà Điều 44 BLHS năm 1985 có rất nhiều điểm khác biệt so với Điều 60 BLHS năm 1999. Điều này cũng chưa có sự hướng dẫn của Toà án cấp trên rằng phần nào trong Nghị quyết 01 còn được áp dụng và phần nào không còn được áp dụng nữa. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Qua đây, chúng tôi đề nghị TANDTC cần sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết mới hướng dẫn về việc áp dụng Điều 60 BLHS năm 1999 để thay thế Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985, vì Nghị quyết quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC chỉ hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985, mặc khác nó được ban hành cách đây hơn 14 năm, thời gian mà Luật hình sự Việt Nam đã có những thay đổi, bước tiến vượt bậc, đã được pháp điển hoá lần thứ hai (BLHS năm 1999), nên nó không còn phù hợp. Việc các Toà án địa phương vẫn còn vận dụng, áp dụng Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là trường hợp bất đắc dĩ và có phần tuỳ nghi, và việc vận dụng, áp dụng này cũng gặp rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

3.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ÁN TREO. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỷ năng xét xử và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Trong những năm qua, tình trạng các Thẩm phán thiếu về số lượng, yếu về chất lượng vẫn cứ tồn tại, mặc dù Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy định là người có trình độ cử nhân luật mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán, nhưng với tình hình như hiện này thì yêu cầu đó chưa thực hiện ngay được, một số người được bổ nhiệm Thẩm phán của các nhiệm kỳ trước đây mặc dù không có bằng cấp nhưng nay vẫn chưa thể kiên quyết không tái bổ nhiệm được, một mặt là do chưa có nguồn bổ sung mặt khác là do rất khó không tái bổ nhiệm họ. Vì vậy, số Thẩm phán này người thì cố gắng chạy chựa để có bằng cử nhân luật từ xa, tại chức, người thì trong đến tuổi để về hưu. Nhưng, đối với các Thẩm phán được bổ nhiệm mới thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật, đó là phải có thời gian công tác, có bằng cử nhân luật và đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viện tư pháp. Như vậy, khoản 5-10 năm nữa chúng ta sẽ có đội ngũ Thẩm phán của thế hệ trẻ có năng lực và trình độ.

Qua đây, chúng tôi đề nghị Nhà nước cần chú ý và quan tâm hơn nữa những người làm công tác tư pháp nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng, phải xây dựng một đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần dũng cảm, dám đấu tranh cho sự công bằng lẽ phải. Khi đó Thẩm phán mới có được niềm tin nội tâm vững chắc, xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tất nhiên, trong tình hình cụ thể của nước ta hiện nay cần có thời gian thì mới khắc phục được những tồn tại bất hợp lý. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Hiện nay, số người đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Thẩm phán chưa đủ so với yêu cầu của thực tiễn xét xử đề ra. Nhà nước đã “chiếu cố” tái bổ nhiệm một số thẩm phán chưa đủ tiêu chuẩn để có thể hoàn thành yêu cầu xét xử ở giai đoạn hiện nay. Số này buộc phải được đào tạo kịp thời để đạt được các tiêu chuẩn do luật định, bởi vì khi giải quyết một vụ án hình sự không phải tất cả đều phụ thuộc ở Thẩm phán nhưng có nhiều yếu tố phụ thuộc ở họ, họ là những người được Nhà nước giao cho thẩm quyền nhân dân Nước CHXHCNVN xét xử các vụ án hình sự và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Vì thế, họ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp để xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Thẩm phán phải có ý thức pháp luật cao hơn ý thức pháp luật của những người khác, ý thức đó cần theo kịp với những thành tựu khoa học pháp lý, thực tiễn pháp lý và văn hoá pháp lý. Thẩm phán có nghiệp vụ cao tức là họ phải nắm được những quy định của pháp luật, có tư duy pháp lý sâu sắc, thông thạo tác nghiệp, có kinh nghiệm và phương pháp khoa học để giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra.

Nhưng trình độ nghiệp vụ cao chưa đủ mà người Thẩm phán cần phải có đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp. Đặc biệt ở thời điểm hiện nay khi cơ chế thị trường đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống của mọi người, trong đó có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân-những người được nhà nước giao trọng trách “cầm cân, nảy mực” càng đòi hỏi họ phải luôn luôn nêu cao lòng dũng cảm, thái độ công bằng, tôn trọng sự thật khách quan khi xét xử. Tính khách quan tột bậc, sự lịch thiệp, sự tế nhị cao trong xử sự cá nhân và những điều kiện khác làm hình thành nên cơ sở đạo đức trong hoạt động xét xử của Thẩm phán. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Cần thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán không chỉ trong một thời hạn mà nên bổ nhiệm suốt đời, trừ trường hợp vì lý do nào đó mà họ bị bãi miễn, không đủ sức khoẻ hoặc xin ra khỏi ngành…;Hội thẩm nhân dân cũng cần được tiêu chuẩn hoá về độ tuổi, về trình độ lý luận, có khả năng chủ động độc lập, không phụ hoạ, xuôi chiều theo ý kiến của chủ toạ phiên toà. Có thể tăng tuổi nghĩ hưu cho Thẩm phán như Thẩm phán TANDTC thì quy định tuổi nghĩ hưu là 70, Thẩm phán TAND cấp tỉnh thì tuổi nghĩ hưu là 67 và Thẩm phán TAND cấp huyện thì quy định tuổi nghĩ hưu là 63, vì các Thẩm phán càng nhiều tuổi thì tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm xét xử, quy định như vậy cũng phù hợp với một số nước trên thế giới. Ngoài ra, nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất cho đội ngũ Thẩm phán để tăng khả năng tự vệ của họ trước cám dỗ vật chất, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, làm như vậy họ chuyên tâm công tác và đề cao được trách nhiệm của mình.

Cần đào tạo chuyên môn hoá đội ngũ thẩm phán. Học viện tư pháp phải có phương pháp đào tạo chuyên ngành, ví dụ như đào tạo Thẩm phán chuyên xét xử án hình sự, án dân sự, án kinh tế…Có như vậy họ mới có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu từng vấn đề, từng lĩnh vực. Chứ như hiện nay, Thẩm phán buộc cái gì cũng phải biết, từ hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và lao động, trong lúc văn bản pháp luật thì nhiều, họ không thể nắm bắt các vấn đề hết được. Nếu họ được đào tạo chuyên sâu thì chúng tôi tin tưởng nhà nước ta sẽ có những thẩm phán giỏi, chuyên sâu về từng lĩnh vực. Còn nếu làm như hiện nay, thì đụng đâu họ nghiên cứu đến đó, có lúc Thẩm phán còn áp dụng cả những văn bản đã hết hiệu lực.

Đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân chúng ta cũng cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ này; Vì vai trò của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử của Toà án là hết sức quan trọng, mặc dù Hội thẩm là người xét xử không chuyên nghiệp nhưng sự có mặt của hội thẩm tham gia xét xử cùng Thẩm phán là không thể thiếu, Hội thẩm là người đại diện cho nhân dân tham gia công tác xét xử vừa giám sát hoạt động xét xử của Toà án. Để Hội thẩm phát huy chức năng, vai trò và nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, để Hội thẩm thực hiện được quyền xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thì cần trang bị cho họ những kiến thức pháp lý cơ bản, đặc biệt là kỷ năng xét xử tại phiên toà trước khi họ tác nghiệp. Vì vậy, cần chú trọng việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm. Pháp lệnh thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần quy định cụ thể Hội thẩm nhân dân phải được tập huấn 3 tháng về kiến thức pháp lý và kỹ năng xét xử mới được tham gia xét xử. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng Hội thẩm tham gia xét xử không phát huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Toà án, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác cũng như mọi công dân phải hiểu và tôn trọng nguyên tắc “khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, đây là một nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp qua các thời kỳ lịch sử. Nguyên tắc này đã thể hiện tính nhân đạo, dân chủ của xã hội ta, là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và phục vụ nhân dân. Mọi công việc quản lý nhà nước đều có nhân dân tham gia. Đặc biệt nguyên tắc này đảm bảo được những phán quyết của Toà án sẽ có căn cứ pháp lý, có sức thuyết phục cao, bản án và quyết định mà toà án tuyên sẽ thấu tình đạt lý, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa đối với các cơ quan và các cán bộ làm công tác pháp luật mà còn cần thiết đối với các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi c ông dân vì nó bảo đảm cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử không bị ràng buộc bởi bất cứ yếu tố nào khác ngoài pháp luật, loại trừ mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động xét xử của toà án. Mặt khác, việc tìm hiểu và nắm vững nguyên tắc này tạo điều kiện cho Toà án giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, của Nhà nước; chống được các biểu hiện tiêu cực nhằn từng bước thực hiện công bằng xã hội trong hoạt động tố tụng.

Ngoài ra, cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, không chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Đồng thời phải có các văn bản hướng dẫn thi hành và giải thích luật, tạo điều kiện cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật.

KẾT LUẬN Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, cho phép chúng ta rút ra một số kết luận chung dưới đây:

Chế định án treo là một chế định pháp lý hết sức quan trọng trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, nó đã tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử xây dựng và áp dụng pháp luật của Việt Nam. Không riêng gì ở nước ta mà nhiều nước khác trên thế giới cũng có quy định về án treo, mặc dù nhiều nơi (các quốc gia khác nhau), nhiều lúc chế định án treo đã có sự nhận thức và áp dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại là giống nhau, là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện hoặc là biện pháp hoãn thi hành án hoặc biện pháp tạm đình chỉ thì hành án…Vì vậy việc áp dụng án treo đúng pháp luật là một biện pháp tác động hình sự tích cực, cần phát huy thêm.

Chế định án treo đã thể hiện được những ưu việt của nó trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, toàn ngành Toà án đều áp dụng chế định án treo một cách phổ biến (khoảng 30-40%), chúng ta không thể chỉ nhìn nhận mặt thiếu sót trong việc áp dụng các quy định án treo mà bỏ qua kết quả to lớn mà chế định án treo đem lại. Chính vì vậy mà Bộ luật hình sự 1999 đã không những không bỏ chế định án treo mà còn quy định cụ thể và chi tiết thêm, đặc biệt là sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2000/NĐ-CP để hướng dẫn chi tiết việc thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Không phải khi nào cũng áp dụng hình phạt tù, cách ly bị cáo ra khỏ i đời sống xã hội cũng tốt cả. Trong một số trường hợp áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện lại đem lại hiệu quả rất lớn cho nhà nước và xã hội nói chung và cho bản thân người bị kết án nói riêng. Nhà nước đở tốn kém nhiều mặt khi phải quản lý, cải tạo, giáo dục bị cáo trong trại giam mà bị cáo tự lao động cải tạo tại môi trường cộng đồng xã hội nơi cư trú hoặc làm việc cũng có thể trở thành công dân có ích cho xã hội. Đặc biệt, bị cáo cảm thấy không bị mặc cảm tội lỗi với cộng đồng xã hội, với gia đình, bạn bè , người thân; tại đó bị cáo có điều kiện để tự lao động, cải tạo, chuộc lại lỗi lầm của mình trước xã hội và gia đình. Áp dụng án treo không làm mất đi tính nghiêm khắc của chế tài hình sự đối với người phạm tội mà ngược lại, nếu áp dụng đúng đắn chế định án treo sẻ đem lại hiệu quả rất lớn, đảm bảo được tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

Khoản 5 Điều 60 BLHS quy định, đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 BLHS. Đây là một sự răn đe nghiêm khắc đối với người bị án treo, không phải sau khi nghe Toà án tuyên cho họ hưởng án treo là họ đã thoả mãn, tự đắc và chủ quan với pháp luật mà điều này đòi hỏi lúc nào họ cũng phải giác ngộ và tỉnh táo trước các hành vi trái pháp luật, nếu họ phạm tội mới do cố ý hoặc vô ý thì bản án treo đó đều được đem ra thi hành.

Trong thời gian thử thách, người bị kết án treo phải tự giác lao động cải tạo, giáo dục với sự giám sát, giáo dục thường xuyên của cơ quan, tổ chức được Toà án giao trách nhiệm giám sát và giáo dục người bị án treo. Sự nổ lực phấn đấu cải tạo của người bị án treo, cộng với sự giúp đở của cộng đồng nơi cư trú của họ thì có thể tin tưởng người bị án treo sẽ cải tạo tốt, trở thành người công dân lương thiện và không có nguy cơ tái phạm tội. Biện pháp án treo đã thể hiện rất rõ nét tính ưu việt của nó, thể hiện bản chất nhân đạo và khoan hồng trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, đó là phương châm “Trừng trị kết hợp với giáo dục; giáo dục là chính nhưng trừng trị là quan trọng”.

Tuy vậy, việc áp dụng các quy định về án treo nhiều lúc, nhiều nơi còn hạn chế, áp dụng không chính xác, thiếu thống nhất và không đúng với những quy định của pháp luật. Điều này làm giảm tác dụng của án treo, ảnh hưởng đến vai trò và ý nghĩa của án treo trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm. Vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính phải kể đến là do pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể và chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, thiếu sự giải thích và hướng dẫn kịp thời của cơ quan có thẩm quyền, một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năng lực xét xử còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố tình cho hưởng án treo với những người không đủ điều kiện hưởng án treo…

Để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của ngành Toà án, chúng ta cần tiến hành đồng bộ các mặt công tác như xây dựng pháp luật, hoàn thiện các quy định về án treo trong BLHS; quy định trình tự, thủ tục xét giảm thời gian thử thách và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Toà án trong việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trong BLTTHS; cũng như bổ sung những quy định về chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Toà án trong việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo vào trong Nghị định 61/2000/NĐ-CP; công tác giải thích, hướng dẫn về chế định án treo, cụ thể là sớm ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 01/1990/NQ-HĐTP; công tác tổ chức cán bộ, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành Toà án, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, đặc biệt là thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị, tổng kết rút kinh nghiệm về việc áp dụng các quy định về án treo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Luận văn: Kiến nghị chế định án treo trong luật hình sự.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993