Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo Pháp luật lao động Việt nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Trên cơ sở phân tích hiện trạng thực hiện các quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại một số doanh nghiệp, các nguyên nhân của những vi phạm chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và thực hiện tốt hơn tại doanh nghiệp các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
3.1.1. Về xây dựng và đăng ký nội quy lao động
Quy định tại Điều 82 Bộ luật lao động về doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản nên được sửa đổi thành tất cả các doanh nghiệp đều phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Quy định tất cả doanh nghiệp phải có nội quy lao động bằng văn bản sẽ thuận lợi hơn nhiều trong quá trình thực hiện tại doanh nghiệp. Bởi vì, ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp đã nhận thấy nghĩa vụ xây dựng bản nội quy lao động cho doanh nghiệp là nghĩa vụ phải thực hiện ngay, chứ không phải có thêm một điều kiện khác nữa (số lao động sử dụng đạt 10 người) mới phải thực hiện nghĩa vụ. Điều này sẽ thúc đẩy người lao động thực hiện xây dựng nội quy lao động.
Doanh nghiệp có nội quy lao động cũng đảm bảo tính rõ ràng minh bạch trong các hoạt động xử lý kỷ luật người lao động. Người lao động biết rõ những hành vi nào không được phép thực hiện, nếu thực hiện những hành vi đó thì sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luật nào. Người sử dụng lao động không thể xử lý kỷ luật người lao động một cách tuỳ tiện theo ý mình.
Quá trình xây dựng nội quy lao động cho doanh nghiệp cũng là một cơ hội để người sử dụng lao động nắm được các quy định của pháp luật. Trong quá trình xây dựng nội quy lao động, người sử dụng lao động phải đọc, nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động để đưa ra những quy định phù hợp với doanh nghiệp mình; hay ít nhất thì người sử dụng lao động cũng phải đọc và hiểu rõ nội quy lao động do bộ phận chuyên môn chuẩn bị, trước khi ký ban hành. Do vậy có thể nói, việc xây dựng nội quy lao động cũng là một biện pháp để người sử dụng lao động được nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1.2. Về hình thức kỷ luật lao động
Điều 84 Bộ luật lao động nên được bổ sung thêm một số hình thức kỷ luật lao động phù hợp với các mức độ vi phạm kỷ luật lao động khác nhau của người lao động để doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức kỷ luật thích hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
Bên cạnh các hình thức kỷ luật lao động đã quy định như: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian tối đa là 6 tháng; cách chức; sa thải, nên bổ sung thêm nhiều hình thức kỷ luật mới như:
- Cảnh cáo;
- Chuyển làm công việc khác;
- Trừ thưởng;
- Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn;
- Không xét nâng lương;
- Hạ bậc lương;
Với nhiều hình thức kỷ luật lao động được quy định, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn hình thức kỷ luật phù hợp và áp dụng ở doanh nghiệp mình. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp tự giác thực hiện đúng quy định của pháp luật, bởi vì áp dụng những quy định này vừa thuận lợi, dễ dàng lại vừa đảm bảo thực hiện đúng luật.
3.1.3. Về thẩm quyền, thủ tục xử lý kỷ luật lao động Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
Nên bỏ điều kiện “người sử dụng lao động đi vắng” trong quy định về việc người sử dụng lao động uỷ quyền cho người khác xử lý kỷ luật người lao động. Việc ủy quyền xử lý kỷ luật đối với hình thức khiển trách không yêu cầu bằng văn bản, còn đối với các hình thức kỷ luật khác việc ủy quyền bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản. Chỉ cần 1 điều kiện là người sử dụng lao động uỷ quyền xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức văn bản đã đảm bảo tính pháp lý của quyết định kỷ luật lao động. Bởi vì, theo nguyên tắc của ủy quyền thì khi có tranh chấp xảy ra, hay có sự việc liên quan tới luật pháp, thì người uỷ quyền sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không phải người được uỷ quyền. Người được ủy quyền sẽ chỉ chịu trách nhiệm trước người uỷ quyền mà thôi. Hơn nữa, việc xác lập quan hệ lao động – ký hợp đồng lao động – pháp luật cũng cho phép uỷ quyền, mà thực hiện kỷ luật lao động là một trong những hoạt động quản lý quan hệ lao động này. Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003, tại phần II quy định về giao kết, thay đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã quy định về phân cấp quản lý nhân sự.
Pháp luật chỉ nên đưa ra các nội dung thông tin chính cần có trong hồ sơ xử lý kỷ luật lao động, chứ không nên đưa ra các mẫu xử lý kỷ luật cụ thể. Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH quy định các mẫu phải sử dụng trong kỷ luật lao động như: Bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra, thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động, biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động, quyết định về việc thi hành kỷ luật lao động, quyết định về việc tạm đình chỉ công việc.
Quy định các mẫu mà doanh nghiệp phải theo trong các trường hợp này là quá cứng nhắc và khó thực hiện. Thông tin cần thì có thể thiếu, mà thông tin có thì có thể lại không cần. Quy định thực hiện hồ sơ kỷ luật theo các mẫu này cũng giống như quy định bắt buộc sử dụng mẫu hợp đồng lao động trước đây. Do vậy, không nên đưa các mẫu cụ thể mà chỉ cần yêu cầu những nội dung chính phải có trong các mẫu này.
Pháp luật nên quy định người lao động có nghĩa vụ trả lời thông báo xem xét vi phạm kỷ luật lao động. Khi nhận được thông báo họp xem xét hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động, người lao động phải có nghĩa vụ tới tham dự; trong trường hợp không tới tham dự được, người lao động phải có lý do chính đáng và phải thông báo tới người sử dụng lao động. Nếu người lao động không có lý do chính đáng và không thông báo tới người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật vắng mặt. Trường hợp có lý do chính đáng và có thông báo kịp thời tới người lao động, thì cũng chỉ được hoãn 2 lần, đến lần thông báo thứ 3, người lao động phải có mặt trong buổi họp. Nếu người lao động không tới, người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật vắng mặt. Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
3.1.4. Bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất
Điều 89 Bộ luật lao động quy định về việc bồi thường thiệt hại khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp nên bổ sung thêm cách bồi thường thiệt hại theo thoả thuận. Cụ thể là: người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng, do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này hoặc theo cách do hai bên thoả thuận.
Quy định về hợp đồng trách nhiệm tại Điều 90 cần được giải thích và hướng dẫn cụ thể. Nên quy định hợp đồng trách nhiệm phải bằng văn bản và được ký kết trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động quy định về trách nhiệm của người được giao quản lý, sử dụng tài sản, dụng cụ lao động, về mức bồi thường và cách bồi thường nếu tài sản bị mất mát hư hỏng. Hợp đồng trách nhiệm có thể là một hợp đồng độc lập, cũng có thể là một hay một vài điều khoản trong hợp đồng giao nhận tài sản.
3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI DOANH NGHIỆP Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động, người lao động là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động nói chung và các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất nói riêng. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất là, sử dụng các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật phong phú, đa dạng thu hút sự tham gia của nhiều người. Ngoài các hình thức truyền thống như tổ chức các lớp tập huấn, học tập, phát động phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc hội thảo, nên sử dụng những hình thức khác có tính chất “vừa học vừa chơi” để tạo không khí sôi nổi, vui vẻ khi học tập, và người học vừa dễ tiếp thu kiến thức, vừa nhớ lâu. Các hình thức có thể là: tổ chức các hội thi giải quyết các tình huống pháp luật lao động trong phạm vi tổ, phân xưởng; các cuộc thi hùng biện về luật lao động; đố vui có thưởng; trò chơi, cũng có thể sử dụng các tờ rơi, tờ gấp, tổ chức các nhóm tư vấn, mở các diễn đàn về pháp luật lao động….
Thứ hai là, tập trung thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh việc duy trì tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động ở tất cả các doanh nghiệp, trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền giáo dục pháp luật trước hết là khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ. Ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sự khác biệt về ngôn ngữ, về văn hóa hành xử, và về hệ thống pháp luật là một trở ngại lớn để những người sử dụng lao động hiểu đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Người lao động ở các doanh nghiệp này phải làm việc trong một môi trường đòi hỏi ý thức kỷ luật cao, nên việc hiểu biết quy định của pháp luật là đặc biệt cần thiết. Ở những doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân, người sử dụng lao động và người lao động thường ít quan tâm và ít có điều kiện để được phổ biến tuyên truyền pháp luật lao động. Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
Thứ ba là, huy động đông đảo các cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có kế hoạch cụ thể cho công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật lao động đến tận doanh nghiệp. Kế hoạch cần huy động được sự tham gia của các cơ quan nhà nước liên quan, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị xã hội, công đoàn, người lao động. Cơ quan nhà nước cần có những tác động để người sử dụng lao động tích cực học luật lao động và người lao động tạo điều kiện về thời gian, tài chính để tổ chức công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp được học tập, tìm hiểu về pháp luật lao động. Tổ chức công đoàn cần phải tích cực hoạt động hơn, đóng vai trò nòng cốt trong việc phổ biến pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Các cơ quan báo chí có những chuyên mục thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật. Các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ như Liên đoàn lao động, Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, các hội cũng cần có kế hoạch thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật cho thành viên của mình.
Khi các cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các ban ngành đoàn thể trong xã hội phối hợp chặt chẽ với nhau, sử dụng những hình thức tuyên truyền phong phú và hấp dẫn để tiến hành phổ biến tuyên truyền sâu rộng các quy định của Bộ luật lao động nói chung và quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất nói riêng, thì chắc chắn việc thực hiện các quy định của pháp luật sẽ đạt hiệu quả cao.
3.2.2. Tăng cường các biện pháp bảo đảm kỷ luật lao động trong doanh nghiệp
Một trong những biện pháp tăng cường hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất chính là tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Để tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, cần thực hiện đan xen phối hợp nhiều biện pháp với nhau. Đó là:
Thứ nhất là, biện pháp giáo dục thuyết phục cần được thực hiện xuyên suốt, liên tục tại doanh nghiệp. Cần chú ý đặc biệt tới giáo dục tác phong và ý thức kỷ luật lao động cho người lao động. Người lao động cần có được tác phong lao động tích cực, tuân thủ sự quản lý điều hành của người quản lý, nắm rõ cơ chế kỷ luật trong doanh nghiệp, xác định được rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mình và của những người đồng nghiệp khác. Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
Doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích vật chất rõ ràng. Chế độ lương, khen thưởng gắn liền với những thành tích, đóng góp của người lao động. Định mức lao động hợp lý, phân công công việc rõ ràng, tiêu chuẩn xem xét thi đua khen thưởng công là những yếu tố khuyến khích người lao động tuân thủ kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.
Tạo được điều kiện lao động tốt cũng là biện pháp góp phần nâng cao kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Khi được làm việc trong điều kiện an toàn, thoải mái, đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, người lao động sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với công việc, với doanh nghiệp. Ý thức kỷ luật lao động sẽ được nâng lên. Điều kiện lao động tốt còn là các quy định của nội quy lao động phù hợp với đặc điểm của người lao động và tình hình doanh nghiệp. Trong thực tiễn, khi xây dựng nội quy lao động cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động nên lưu ý tránh tình trạng nội quy quá khắt khe hoặc quá lơi lỏng.
Phát huy vai trò của những cá nhân có uy tín trong doanh nghiệp như: thợ cả, tổ trưởng, người lớn tuổi… Doanh nghiệp cần thông qua những cá nhân này để tác động tới ý thức kỷ luật của người lao động. Đây là một biện pháp rất hiệu quả vì họ là những người có kinh nghiệm, trình độ và có mối quan hệ tốt và có ảnh hưởng lớn tới những người lao động khác. Xây dựng lực lượng nòng cốt trong doanh nghiệp để phổ biến và duy trì kỷ luật lao động là một biện pháp hiệu quả và bền vững.
Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp phải có thái độ tôn trọng người lao động và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động. Người sử dụng lao động phối kết hợp với tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thực hiện việc giáo dục, hướng dẫn người lao động tự giác thực hiện kỷ luật lao động.
Thứ hai là, kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng bách đối với những trường hợp coi thường kỷ luật, vi phạm kỷ luật lao động. Mục đích của kỷ luật lao động không phải là trừng phạt người có lỗi mà là giáo dục họ để họ có được một thái độ lao động tự giác, tậm tâm, nhưng đối với những đối tượng cố tình vi phạm, coi thường kỷ luật thì những biện pháp xử lý nghiêm khắc là rất cần thiết. Xử lý nghiêm những trường hợp này sẽ có tác dụng phòng trách tái phạm của chính người vi phạm đó, đồng thời là bài học chung cho những người lao động khác.
3.2.3. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
Công đoàn có một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động nói chung và kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất nói riêng. Trong quy trình xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, thì công đoàn đã tham gia vào hầu như toàn bộ quy trình, từ xây dựng nội quy lao động, tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động, nội quy lao động, đến từng bước trong thủ tục xét kỷ luật. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn là một việc làm rất quan trọng để nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Để có được kết quả này, cần thực hiện những công việc sau:
Tăng cường công tác xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp. Một thực tế là hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Liên đoàn lao động các cấp, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở cần rà soát xem những doanh nghiệp nào chưa thành lập công đoàn cơ sở, để đưa vào kế hoạch thành lập tổ chức công đoàn. Cán bộ Tổng liên đoàn lao động, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở cần thực hiện các biện pháp tác động tới người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cần hỗ trợ về chuyên môn cho cán bộ công đoàn cơ sở mới thành lập.
Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp. Cán bộ công đoàn cơ sở thường là người lao động là kiêm nhiệm, cho nên họ cần được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng về hoạt động công đoàn để làm tốt được nhiệm vụ của mình. Cán bộ công đoàn cần được đào tạo và nắm vững về: nội dung của Bộ luật lao động, kiến thức về tổ chức công đoàn, hiểu biết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và các kỹ năng tổ chức hoạt động công đoàn. Cán bộ công đoàn cần được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động.
Cán bộ công đoàn cần phải được lựa chọn kỹ càng, phải là người có tâm, thẳng thắn. Cán bộ công đoàn phải dám đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp của người lao động, biết phân biệt đúng sai và phải hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của người lao động. Khi có tranh chấp về kỷ luật lao động, cán bộ công đoàn cần có kiến thức, bản lĩnh để nhận định đúng sai, nếu người lao động đúng thì cần bảo vệ quyền lợi cho người lao động, còn nếu người lao động không đúng, thì phải giải thích cho người lao động hiểu và chấp hành kỷ luật lao động đã đề ra. Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh nghiệp
Một cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh nghiệp sẽ rất hiệu quả để nâng cao ý thức kỷ luật lao động của người lao động. Cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh nghiệp đảm bảo việc các doanh nghiệp cung cấp, trao đổi thông tin về người lao động. Khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động mới sẽ dễ dàng biết được kết quả làm việc, thái độ, tác phong của người lao động tại những doanh nghiệp họ đã làm việc trước đó. Nếu có cơ chế phối hợp quản lý hoạt động hiệu quả sẽ giải quyết được tình trạng người lao động coi thường kỷ luật lao động, không thấy cần phải tuân thủ kỷ luật, bởi vì khi họ vi phạm kỷ luật ở chỗ này, lại có thể tìm được công việc ở chỗ khác, thậm chí lương còn cao hơn.
Để xây dựng được cơ chế quản lý này, cần có sự phối hợp của các doanh nghiệp, sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Các doanh nghiệp cùng nhau xây dựng các mạng lưới liên kết, định kỳ tổ chức các cuộc họp, hội thảo trao đổi kinh nghiệm. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động hay Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện cho các mạng lưới thành lập và hoạt động, hay thành lập những ngân hàng dữ liệu quản lý người lao động để các doanh nghiệp đều có thể tham gia, hay truy cập.
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lao động
Trong thời gian tới, cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra lao động và xử lý kịp thời các vi phạm về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
Trước hết, cơ quan quản lý lao động cần tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá việc ban hành nội quy lao động, đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các cơ quan lập kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp ban hành nội quy lao động, thực hiện đăng ký nội quy lao động tại cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan quản lý lao động cần tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân về việc xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động
KẾT LUẬN Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất có ý nghĩa rất lớn để duy trì và ổn định quan hệ lao động trong xã hội. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất giúp cho người sử dụng lao động có một công cụ hữu hiệu, phù hợp với pháp luật để quản lý người lao động; người lao động cũng được bảo vệ khỏi những hình thức, biện pháp trừng phạt hà khắc, trái pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển với sự phát triển rất mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất càng có ý nghĩa hơn. Ổn định để phát triển, đó chính là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân ta. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có ổn định thì doanh nghiệp mới phát triển. Doanh nghiệp có phát triển thì đất nước mới đi lên.
Qua việc ban hành Bộ luật lao động năm 1994 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002, các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong luật lao động nước ta đã tương đối phù hợp với thực tiễn. Việc thực hiện các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất ở các doanh nghiệp đã có những kết quả rất tốt. Cụ thể là: tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng và đăng ký nội quy lao động theo quy định khá, các hình thức kỷ luật lao động được nhiều doanh nghiệp tuân thủ, thủ tục, thẩm quyền xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất thực hiện theo đúng quy định.
Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt, vẫn còn không ít những doanh nghiệp vi phạm các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Người sử dụng lao động không xây dựng và đăng ký nội quy, kỷ luật người lao động bằng những hình thức không có trong luật, vi phạm về trình tự thủ tục kỷ luật lao động, người quyết định kỷ luật không đúng thẩm quyền, áp dụng trách nhiệm vật chất tùy tiện; người lao động trong doanh nghiệp thì vi phạm nhiều về thời giờ làm việc, không tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên, vi phạm về tài sản. Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
Những vi phạm trên có rất nhiều nguyên nhân như: Các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất còn bất cập, một số quy định rất khó thực hiện và không phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Người lao động và người sử dụng lao động kiến thức về pháp luật còn hạn chế, ý thức tuân thủ pháp luật yếu. Tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp chưa được thành lập hoặc đã được thành lập thì không phát huy được vai trò của mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoạt động kém hiệu quả vì thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp, trong phạm vi của luận văn đã đưa ra 2 nhóm kiến nghị.
Nhóm những kiến nghị sửa đổi một số quy định của pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất bao gồm: quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải có bản nội quy lao động bằng văn bản được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bổ sung thêm các hình thức kỷ luật lao động; nới lỏng điều kiện ủy quyền kỷ luật người lao động; tăng thêm trách nhiệm của người lao động bị kỷ luật trong quá trình xem xét kỷ luật lao động; bỏ bớt những quy định về mẫu biểu tại Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH; làm rõ hơn quy định về cách thức bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm vật chất. Nhóm những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất bao gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; tăng cường các biện pháp bảo đảm kỷ luật trong doanh nghiệp; nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lao động./. Luận văn: Kiến nghị hoàn thiện chế độ kỷ luật lao động.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Chế độ kỷ luật lao động theo Pháp luật Việt Nam
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com