Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang

3/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính về lễ hội, theo thống kê của Cục Văn hoá Thông tin Cơ sở năm 2018, Việt Nam có gần 8 000 lễ hội bao gồm: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo và lễ hội du nhập từ nước ngoài. Trong những năm trở lại đây, lễ hội đương đại hay còn được gọi với rất nhiều tên gọi khác: Lễ hội hiện đại, lễ hội mới, lễ hội đại chúng, liên hoan, Festival… xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Tần suất của loại hình lễ hội này diễn ra quanh năm, ở khắp các vùng miền của Tổ quốc, phong phú, đa dạng cả về tên gọi, số lượng, quy mô, tầm vóc, phạm vi, nội dung và hình thức thể hiện. Đây là hiện tượng văn hoá gắn với sự phát triển của môi trường đô thị và nền kinh tế thị trường, công tác tổ chức chúng rất khác so với các lễ hội truyền thống. Hiện nay, ngày càng có nhiều Lễ hội và sự kiện du lịch lớn có tầm quốc gia và khu vực được tổ chức ở một số trung tâm lớn của cả nước nhằm mục đích cao đời sống văn hoá của nhân dân địa phương, đồng thời tạo thêm sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia đến với Việt Nam nói chung và các địa phương đó nói riêng.

Khánh Hòa – Một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, nhất là biển đảo. Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Miền bờ biển bị đứt gãy đã tạo ra nhiều vùng lý tưởng cho phát triển du lịch với những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia ra làm hai mùa mưa – nắng rõ rệt. Mưa chỉ kéo dài trong hai tháng 10 và 11 – còn lại 10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn.

Nha Trang là vịnh biển lớn thứ 2 của Khánh Hoà (sau vịnh Vân Phong), có hệ thống biển đảo và hệ sinh thái đa dạng, có bờ biển cát mịn, sóng lặng, nước trong xanh và trải dài. Tháng 6/2003, Vịnh Nha Trang được công nhận là 1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới do Hiệp hội các vịnh đẹp trên thế giới phong tặng. Trong vịnh có thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của Tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử – văn hoá và danh thắng nổi tiếng như: Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ Núi, Hòn Chồng, Viện Hải dương học và các lễ hội đặc sắc, các khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế… và một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch như nhà hàng, khách sạn, sân bay, nhà ga…được đầu tư hiện đại; lượng khách du lịch đến với Nha Trang liên tục tăng; chính trị ổn định, an ninh, an toàn xã hội, người dân hiền hoà, mến khách… Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Năm 2003, là một cột mốc quan trọng, từ những điều kiện thuận lợi ở trên, Khánh Hòa quyết định tổ chức Festival Biển Nha Trang để công bố Vịnh Nha Trang là thắng cảnh vịnh biển mang tầm cỡ quốc tế, là điểm đến lý tưởng cho du khách và bè bạn xa gần. Do tạo được dấu ấn sâu sắc và sự ủng hộ nhiệt tình của du khách, Festival Biển được duy trì 02 năm một lần, trở thành hoạt động văn hoá lâu dài, đồng thời khiến cho du lịch Tỉnh Khánh Hòa khởi sắc và ngày càng phát triển.

Trải qua 9 kỳ tổ chức, Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa đã có một vị trí nhất định trong lòng công chúng, đặc biệt là người dân địa phương và khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, phần nào trở thành điểm nhấn trong công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh và các giá trị hấp dẫn của du lịch Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng. Điều đó cũng tạo cơ sở để du lịch Khánh Hòa nâng cao năng lực cạnh tranh trước xu thế hội nhập quốc tế trong tương quan so sánh với các lễ hội, sự kiện văn hoá du lịch khác như Carnaval Hạ Long, Festival Huế, Festival Hoa Đà Lạt, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng… Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Khánh Hòa giao lưu với các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: Công tác tổ chức và quản lý vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện; Đội ngũ nhân lực phục vụ festival còn hạn chế về kiến thức và năng lực tổ chức; chưa có một đơn vị chuyên trách thực hiện xuyên suốt các khâu của lễ hội mà thay vào đó lễ hội được thực hiện bởi những hợp đồng giữa các đơn vị độc lập nên dẫn đến việc thiếu đồng bộ, không chặt chẽ, trùng lặp…

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn khách quan của vấn đề nghiên cứu, tác giả chọn đề tài “Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa” làm nội dung cho luận văn thạc sĩ của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu về du lịch festival

Sau khi nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, tác giả nhận thấy được việc nghiên cứu về du lịch festival trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ 19. Về cơ bản có thể tập hợp những nghiên cứu sau:

Nghiên cứu về du lịch festival ở góc độ giải nghĩa thuật ngữ và phân tích tác động của du lịch lễ hội có tác giả Waldemar Cudny (2013), trong công trình nghiên cứu khoa học “Festival tourism – The concept, key functions and dysfunction in the context of tourism geography studies” (Du lịch lễ hội – Khái niệm, tác động tích cực và tác động tiêu cực của lễ hội trong nghiên cứu địa lý du lịch). Trong công trình này tác giả giải thích thuật ngữ “fesival tourism” như sau: “Travel to visit a festival may be treated as a separate type of tourism called festival tourism” (Việc đến thăm một lễ hội có các loại hình riêng biệt được gọi là du lịch lễ hội). và phân tích tác động của du lịch lễ hội đến chính trị, kinh tế – xã hội, tài nguyên du lịch…[Google dịch]

Nghiên cứu tổng thể về du lịch festival có tác giả Nurse, K. (2001) với công trình “Festival Tourism in the Caribbean: An Economic Impact Assessment” (Du lịch lễ hội vùng Caribbean: Báo cáo đánh giá tác động kinh tế). Trong báo cáo này, tác giả trình bày về ảnh hưởng của các lễ hội du lịch đối với việc phát triển kinh tế tại các quốc gia khu vực Caribbean, kéo theo sự thay đổi nhu cầu trong lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, giải trí và các sự kiện theo chủ đề.

Nghiên cứu các trường hợp về du lịch lễ hội ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới có tác giả Alexandros Vrettos (2004) với công trình nghiên cứu khoa học “The Economic Value of Arts & Culture Festivals/ A Comparison of four European Economic Impact Studies” (Giá trị kinh tế của lễ hội văn hoá & nghệ thuật/ So sánh bốn nghiên cứu tác động kinh tế châu Âu) của tác giả. Trong công trình này nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các tác động của bốn Lễ hội (Liên hoan phim quốc tế Valladolid, Liên hoan Brighton trên Brighton và Hove, các lễ hội văn hoá ở vùng trung du nước Anh và Lễ hội trong năm của Edinburgh), để thiết lập một cơ sở cho một cuộc tranh luận mới về các lễ hội văn hoá và nghệ thuật, tác động, phát triển và hỗ trợ của chúng.

Cùng nghiên cứu các trường hợp cụ thể về du lịch lễ hội có tác giả Hunyadi Zsuzsa (2006) trong Báo cáo khoa học: “Festival World Summary – National Survey on Festivals in Hungary Including Deliverations on Puplic Funding, Evaluation and Monitoring” (Tóm tắt lễ hội thế giới – Khảo sát lễ hội ở quốc gia Hungary bao gồm các ý kiến về tài trợ công cộng, đánh giá và giám sát). Báo cáo chủ yếu bàn về lễ hội nói chung, vai trò tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến lễ hội ở Hungary.

Ngoài ra ở Việt Nam, tác giả tham khảo những công trình nghiên cứu trường hợp về một số sự kiện, lễ hội đương đại trong lĩnh vực du lịch là Festival Huế và Carnavl Hạ Long với nhiều nội dung có thể kế thừa cho nghiên cứu trường hợp Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà. Có thể kể đến tác giả Lương Hồng Quang (2009) với “Báo cáo đánh giá Festivla Huế – Câu chuyện về hội nhập và phát triển van hoá”;  tác giả Nguyễn Thu Thủy (2016) với Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu mô hình quản lý Carnaval Hạ Long;… Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho người viết những cơ sở lý luận khoa học như: khái niệm về du lịch lễ hội, những tác động tích cực, tiêu cực của lễ hội và những bài học kinh nghiệm về tổ chức lễ hội trên thế giới.

2.2. Nghiên cứu về Festival Biển

Tính tới thời điểm năm 2019, chưa có tác giả nào nghiên cứu tổng thể về Festival Biển, chỉ có những nghiên cứu đơn lẻ của giới truyền thông để tổng hợp các ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức, mang tính chất cập nhật thông tin, bình luận.

Tuy nhiên có nhiều tác giả nghiên cứu về các trường hợp cụ thể về sự kiện, lễ hội mới, lễ hội đương đại trong lĩnh vực du lịch là Festival Huế và Cacnaval Hạ Long với nhiều nội dung có thể kế thừa cho nghiên cứu trường hợp Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa như: Báo cáo đánh giá Festivla Huế – Câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hoá  do tác giả Lương Hồng Quang biên soạn (2009), trong báo cáo này, tác giả đã có những phân tích, đánh giá những mặt tích cực, tồn tại và đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng để Festival Huế ngày càng hoàn thiện từ nội dung đến hình thức. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại (2019), đây là công trình nghiên cứu tổng thể có giá trị nhất về Festival Huế nói riêng và festival ở Việt Nam nói chung.

2.3. Nghiên cứu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa 

Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà là một sự kiện đặc biệt, một lễ hội đương đại, du nhập từ nước ngoài và mới được phát triển trong những năm 2000 ở Việt Nam cho nên các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế. Các công trình nghiên cứu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà gồm có Báo cáo tổng kết các kỳ festival của Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Festival Biển qua các kỳ tổ chức, các bài viết cập nhật thông tin, bình luận trên các kênh truyền thông.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển của du lịch của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2011 đến 2019 nhằm đưa Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa trở thành một sự kiện hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từ đó phát triển du lịch.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:

  • Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch Festival Biển
  • Giới thiệu tổng quan về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa
  • Trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng Festival Biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
  • Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa trong các năm tiếp theo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa, hay nói cách khác là hoạt động khai thác Festival Biển Nha Trang phục vụ phát triển du lịch tại Khánh Hòa.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng khai thác về tài nguyên du lịch; mục tiêu tổ chức; hệ thống sản phẩm du lịch; hệ thống cơ sở chất kỹ hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch; đội ngũ nhân lực; đối tượng khách; công tác tổ chức và quản lý; công tác truyền thông và quảng cáo; công tác bảo tồn tài nguyên và tình hình đầu tư phục vụ cho phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa.

Về không gian: Nghiên cứu du lịch Festival Biển Nha Trang trong giới hạn địa phận Tỉnh Khánh Hòa trong đó tập trung vào các địa bàn đã tổ chức các lễ hội trong những năm qua là: Quảng Trường 2/4; các công viên dọc đường Trần Phú: Công viên Yến Phi, Công viên Yersin, Công viên Thanh Niên, Vịnh Nha Trang…

Về thời gian: Festival Biển Nha Trang Khánh Hòa được tổ chức từ năm 2003, tuy nhiên vì những điều kiện khách quan và chủ quan trong triển khai nghiên cứu nên tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu thực trạng khai thác Festival Biển Nha Trang trong phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Các tài liệu, số liệu từ nguồn thứ cấp (các công trình nghiên cứu đã công bố, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, số liệu thống kê trong các báo cáo tổng kết được chia theo cụm vấn đề và tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, hình thành các luận điểm của nội dung nghiên cứu.

  • Phương pháp khảo sát thực địa

Tác giả có nhiều năm được tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chuẩn bị cũng như phần lớn các hoạt động của Festival Biển Nha Trang, quan sát cơ sở vật chất (không gian, sân khấu, khán đài, đạo cụ…), đối tượng tham gia của Festival Biển Nha Trang, cũng như việc tập luyện, tổng duyệt, trình diễn trong các sự kiện từ năm 2011 đến năm 2019. Các hoạt động chính đều được tác giả nghiêm túc ghi chép, chụp hình. Dữ liệu quan sát được trình bày dưới dạng hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, phụ lục, minh chứng cho các nội dung nghiên cứu trong luận văn.

  • Phương pháp điều tra bảng hỏi Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Luận văn thực hiện điều tra trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện (Conveniece Sampling) với số lượng bảng hỏi phát ra 250, số lượng bảng hỏi thu về 250, số lượng bảng hỏi hợp lệ 245 nhằm mục đích khảo sát nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa. Hình thức thực hiện là phát phiếu điều tra để đối tượng nghiên cứu trả lời. Trong quá trình thực hiện điều tra, tác giả đã kêu gọi sự hỗ trợ của các nhóm sinh viên và Hướng dẫn viên trên địa bàn Nha Trang – Khánh Hòa.

Tác giả đã tiến hành điều tra khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và cư dân địa phương tại những khu vực như Quảng trường 2/4, khu vực diễn ra Lễ hội Ẩm thực, khu phố đi bộ, bến cảng Cầu Đá và Bến cảng Vinpearl…

Bảng hỏi điều tra gồm có cấu trúc đóng mở, sử dụng 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung) dành cho khách du lịch trong nước, quốc tế và cư dân địa phương với các nội dung sau:

Đánh giá cá nhân về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa Nhu cầu của khách du lịch (mục đích đi du lịch, nơi lưu trú, số ngày lưu trú, thông tin về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa).

Tác giả đã sử dụng những dữ liệu định tính và các dữ liệu dạng số từ các phương pháp trên để hỗ trợ cho các phân tích và lập luận trong quá trình nghiên cứu.

  • Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp tới việc tổ chức Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà với các nhà quản lý lễ hội, các doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia tổ chức sự kiện nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm quản lý và tổ chức về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa.

Phương pháp này được tác giả thực hiện cùng với phương pháp điều tra bảng hỏi khi tiếp cận một số diễn viên, cư dân địa phương để thu thập các đánh giá định tính.

Với phương pháp này, tác giả đặt các câu hỏi theo chủ đề cho từng nhóm đối tượng, ghi lại kết quả trả lời và rút ra các nhận định khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.

5.2. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình nghiên cứu

Tổ chức sự kiện cũng như Festival Biển đều là các lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam, nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp những khó khăn nhất định như: các tài liệu, số liệu không được lưu trữ hoặc lưu trữ không liên tục và được lưu trữ ở nhiều đơn vị nên việc tiếp cận các tài liệu này mất nhiều thời gian và công sức; phần lớn cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn là của các học giả nước ngoài nên việc tiếp cận văn bản gốc gặp nhiều khó khăn.

Thuận lợi của tác giả là nhiều năm liền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đón tiếp khách du lịch với vai trò là tình nguyện viên của Sở Văn hoá và Sở Du lịch Tỉnh Khánh Hòa nên có những số liệu chính thống về Festival Biển Nha Trang.

6. Đóng góp của luận văn Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu lý luận đã có, luận văn đã tổng hợp, hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về lễ hội truyền thống, lễ hội đương đại, du lịch festival, du lịch festival biển. Đồng thời, luận văn cũng phần nào giúp các nhà tổ chức, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa có cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về thực trạng khai thác Festival Biển qua từng thời kì, đặc biệt tập trung khảo sát Festival Biển Nha Trang năm 2019.

Về thực tiễn: Thông qua luận văn, các nhà chức trách, các cơ quan hữu quan cùng khối doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về festival và có những giải pháp, cụm giải pháp tích cực, thiết thực hơn giúp festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết quả nghiên cứu của luận văn được trình bày trong 3 chương:

  • Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival và tổng quan về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa.
  • Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa
  • Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa.

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ TỔNG QUAN VỀ FESTIVAL BIỂN NHA TRANG, KHÁNH HÒA

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival

1.1.1. Festival

1.1.1.1. Khái niệm Festival

Theo tiếp cận của tác giả từ những tài liệu nước ngoài, nguồn gốc của từ “festival” được bắt nguồn từ tiếng Latin là “festa” có nghĩa là “một ngày lễ tôn giáo”. Sau này được gọi là tắt là “festival” có nghĩa là “lễ hội”. [56]

Từ điển tiếng Việt định nghĩa “festival” là “đại hội những thành tựu âm nhạc”, “sự kiện văn hoá”, “lễ hội hiện đại”. [56]

Trong công trình nghiên cứu, “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của tác giả Dương Văn Sáu (2014) nhận định: “Lễ hội hiện đại (festival) là sự kế tiếp truyền thống, từng bước xác lập những truyền thống mới, góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị của dân tộc và thời đại trong điều kiện mới”.

Theo tác giả Lương Hồng Quang (2009), “Festival là hiện tượng văn hóa gắn với bối cảnh đô thị và nền kinh tế thị trường, được tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống” và “Đây là các lễ hội đương đại, mang bản sắc thế tục, là một loại hình sự kiện văn hoá đô thị hơn là các nghi lễ gắn với các tôn giáo tín ngưỡng ở các xã hội nông thôn truyền thống”[ Báo cáo đánh giá Festivla Huế – Câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hóa].

Từ những khái niệm trên, có thể thấy các tác giả nghiên cứu ở Việt Nam đều coi festival là lễ hội mới, lễ hội đương đại, sự kiện văn hoá… Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

1.1.1.2. Đặc điểm của festival

  • Du nhập từ nước ngoài.
  • Mục đích tổ chức: Ngoài bắt nguồn từ những sự kiện chính trị, lịch sử của dân tộc còn bắt nguồn từ các sự kiện thể thao, văn hoá du lịch, vui chơi giải trí… nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, lễ hội hiện đại còn quảng bá du lịch địa phương, thu hút sự đầu tư hợp tác kinh tế quốc tế, xúc tiến quan hệ hợp tác với các cá nhân và tổ chức trên thế giới.
  • Chủ đề: Các lễ hội đương đại này luôn gắn với từ festival, còn vế đằng sau phụ thuộc vào điều kiện vốn có của địa phương. Ví dụ như: Festival Hoa Đà Lạt, Festival Trà Thái Nguyên, Festival Huế…
  • Ban tổ chức: Do cơ quan chính quyền địa phương, đoàn thể tổ chức.
  • Thời gian: Linh động nhưng thường diễn ra vào mùa du lịch và được tính theo lịch dương.
  • Thời lượng: Không quá 10 ngày.
  • Không gian tổ chức: Các trung tâm đô thị, thủ đô và các thành phố lớn. Ví dụ như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long…
  • Cách thức tổ chức: Festival áp dụng các thành tựu khoa hoặc kỹ thuật, công nghệ hiện đại và cả tư tưởng hiện đại trong việc tổ chức các nghi lễ.
  • Thành phần tham dự: Bao gồm sự tự nguyện của quần chúng còn có sự sắp đặt của Ban tổ chức đối với các cá nhân tập thể tham gia, những người tham gia được tổ chức thành khối, đội hình chặt chẽ và khoa học, phục vụ mục đích khác nhau của lễ hội theo chương trình định sẵn.

1.1.1.3. Các khái niệm liên quan * Lễ hội truyền thống

  • Khái niệm

Để thấy được sự khác biệt giữa festival và lễ hội truyền thống, người viết nêu thêm các khái niệm và đặc điểm của lễ hội truyền thống dưới đây:

Tác giả Trần Ngọc Thêm (2014) trong công trình “Văn hoá người Việt vùng Tây Nam” Bộ nhận định: “Lễ hội là sự tổng hợp cái linh thiêng và cái trần thế, nhằm thể hiện lòng biết ơn và bày tỏ nguyện vọng cùng sự cầu mong của mình đối với tổ tiên và các thế lực siêu nhiên trong vũ trụ; phân bố theo không gian; có khuynh hướng thiên về tinh thần; mang đặc tính mở (lôi cuốn mọi người tìm đến); mục đích nhằm duy trì quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong làng xã”.

Theo tác giả Dương Văn Sáu (2016), “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”, định nghĩa: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội”. [32, tr.13] Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

  • Carnaval

Theo tác giả John W. Nunley và Judith Bettleheim (1988) trong công trình “Caribbean Festival Arts(Lễ hội nghệ thuật vùng Caribbean) đã mô tả Carnival là Lễ hội được tổ chức dưới hình thức một buổi diểu hành công cộng với sự tham gia của xiếc, mặt nạ, hóa trang và biểu diễn trên đường phố.

Tác giả Nguyễn Thu Thuỷ (2016) trong công trình “Nghiên cứu mô hình quản lý Carnaval Hạ Long” cũng nhận định: “Carnaval thường được tổ chức dưới hình thức một bữa tiệc khổng lồ với ẩm thực, hoá trang, diễu hành và vũ điệu” và carnaval là dịp để “con người được giải phóng bản thân trong một khoảng thời gian nhất định”.

Như vậy, đặc điểm của carnaval chú trọng đến biểu diễn, diễu hành, hoá trang… khác so với festival ở chỗ festival là các hoạt động tổng hợp.

1.1.2. Du lịch Festival

1.1.2.1. Khái niệm du lịch Festival

Theo như tiếp cận của tác giả, trên thế giới có một số công trình đưa ra các khái niệm về Du lịch Festival (Du lịch lễ hội đương đại), có thể kể đến Waldemar Cudny (2013) với công trình “Festival tourism – The concept, key functions and dysfunctions in the context of tourism geography studies” (Du lịch lễ hội – Khái niệm, tác động tích cực và tiêu cực trong bối cảnh nghiên cứu địa lý du lịch) định nghĩa: “Du lịch lễ hội là một sự kiện bất thường, diễn ra một lần, sáu tháng hoặc hàng năm, nhấn mạnh vào việc tôn vinh, quảng bá hoặc khám phá một số khía cạnh của văn hoá địa phương, hoặc là một điểm hội tụ bất thường cho những người có hoạt động văn hoá nhất định, hoặc một nhận dạng văn hóa cụ thể”. [57]

Theo tác giả Tang Cong cong (2014) trong công trình “The Study of Festival Tourism Development of Shanghai” (Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội Thượng Hải) khái niệm: “Du lịch lễ hội là để thúc đẩy sự  của địa phương và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các ngành công nghiệp liên quan, thông qua quy hoạch hệ thống, phát triển và sử dụng các truyền thống văn hoá độc đáo địa phương, phong tục dân tộc và ngành công nghiệp đặc trưng, được tổ chức thường xuyên hoặc không thường xuyên trong một khu vực cụ thể có một chủ đề cụ thể, thiết lập du lịch, văn hoá, kinh tế, cuộc sống nói chung, với nhiều người tham gia vào các lễ hội”. [47]

Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch lễ hội có thể kể đến như:

Tác giả Dương Văn Sáu (2016) nhận định về du lịch lễ hội: “Việc tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trên khắp miền đất nước trong một khoảng thời gian nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian mở hội của địa phương. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và thẩm nhận những giá trị nhiều mặt thông qua hoạt động lễ hội của địa phương”. [32, tr.125]

Mục đích của festival được tác giả Lương Hồng Quang (2009) nhận định: “Các festival làm ra trước hết là cho khách du lịch, thu hút khách từ nơi khác đến, qua đó cộng đồng địa phương hưởng lợi từ các dịch vụ, từ việc khai thác và sử dụng tiềm năng sẵn có của địa phương. Do đó, có thể nói, việc tổ chức các festivalvà phát triển du lịch là hai mặt của một vấn đề của phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá của một cộng đồng, vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá”. [29, tr.24 ] Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Từ những nghiên cứu trên, tác giả có kết luận về du lịch lễ hội như sau: Du lịch lễ hội là một chuỗi các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch được tổ chức thường xuyên hoặc không dựa trên nền tảng chung, kết hợp giữa công nghệ tổ chức sự kiện của phương Tây với việc khai thác các yếu tố văn hoá bản địa của địa phương;

Từ những cơ sở lý luận nghiên cứu ở trên, tác giả nhận thấy rằng, Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà chính là một lễ hội mới, một lễ hội hiện đại bởi những yếu tố sau:

Mục đích tổ chức, Festival Biển Nha Trang bắt nguồn từ việc giới thiệu vẻ đẹp của vịnh Nha Trang nhân dịp vịnh được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới năm 2003. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật để tổ chức các sự kiện thể thao, văn hoá du lịch, vui chơi giải trí… nhằm tôn vinh giá trị truyền thống và quảng bá du lịch địa phương, thu hút sự đầu tư hợp tác kinh tế quốc tế, xúc tiến quan hệ hợp tác với các cá nhân và tổ chức trên thế giới.

  • Chủ đề: luôn được gắn với Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà
  • Ban tổ chức: Do cơ quan chính quyền địa phương là Thường vụ, Tỉnh uỷ Khánh Hoà và các đơn vị tổ chức.
  • Thời gian: Được tổ chức định kỳ 2 năm/lần.
  • Thời lượng: 4 ngày chính và 10 ngày với các hoạt động hưởng ứng
  • Không gian tổ chức: Trung tâm Nha Trang là Quảng trường 2/4, các công viên ven biển, đường Trần Phú, Phạm Văn Đông…
  • Cách thức tổ chức: Festival áp dụng các thành tựu khoa hoặc kỹ thuật, công nghệ hiện đại và cả tư tưởng hiện đại trong việc tổ chức các nghi lễ.
  • Thành phần tham dự: Bao gồm sự tự nguyện của quần chúng còn có sự sắp đặt của Ban tổ chức đối với các cá nhân tập thể tham gia, những người tham gia được tổ chức thành khối, đội hình chặt chẽ và khoa học, phục vụ mục đích khác nhau của lễ hội theo chương trình định sẵn.

1.1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival

Từ việc tiếp cận những công trình nghiên cứu về du lịch festival, tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện chuyến đi du lịch của du khách nói chung và đi du lịch festival nói riêng, cụ thể như sau:  

  • Vị trí địa lý

Vị trí địa lý đặc trưng của vùng đã tạo nên sức hấp dẫn và tiềm năng du lịch của điểm đến du lịch nói chung, địa điểm tổ chức du lịch festival nói riêng.

  • Tài nguyên du lịch Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài tài nguyên du lịch văn hoá. Tài nguyên du lịch  tự nhiên là điều kiện kiện sống tự nhiên của một xã hội, là nét đặc trưng của địa hình, địa vật, thời tiết, khí hậu như đã nêu; Tài nguyên du lịch  văn hoá là những nét văn hóa đặc trưng do xã hội tạo ra trong quá trình sống, lao động, lịch sử hình thành và phát triển của của xã hội ấy. Có hai loại tài nguyên văn hoá, đó là tài nguyên văn hoá vật thể và tài nguyên văn hoá phi vật thể. Đối với du lịch Festival, việc khai thác tài nguyên du lịch  văn hoá được chú trọng hơn.

  • An toàn du lịch du lịch

An toàn du lịch của điểm đến du lịch là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết định thực hiện chuyến đi của du khách. Đa số du khách sẽ không ngần ngại hủy chuyến đi nếu điểm đến có sự bất ổn chính trị, kinh tế – xã hội, hay điểm đến thiếu an toàn du lịch du lịch.

  • Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng:

  • Hệ thống giao thông vận tải: 

Du lịch gắn với việc di chuyển của con người trên một phạm vị nhất định. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giao thông vận tải. Một lễ hội hấp dẫn đối với khách du lịch  nhưng không thể thu hút được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng sẽ giúp việc di chuyển của du khách được dễ dàng hơn đến với lễ hội và các điểm tham quan. Giao thông là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng. Hiện nay một số phương tiên giao thông được sản xuất với mục đích chuyên phục vụ cho du lịch. Hệ thống giao thông hoàn thiện cho phép giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch cho du khách.

  • Hệ thống thông tin liên lạc: 

Đây là yếu tố để đảm bảo sự kết nối thông tin và giao lưu cho khách du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống này còn đảm nhiệm thực hiện việc truyền thông quảng bá hình ảnh cũng như các thông tin của địa phương, đất nước đến với du khách và các cộng đồng khác. Đối với nhu cầu của đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch nói riêng, không thể thiếu được hệ thống thông tin liên lạc.

  • Các công trình cung cấp điện, nước: Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại, … du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện và nước cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Vì vậy việc đảm bảo cung cấp điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng nhằm đáp ứng trực tiếp nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách nói chung và có ảnh hưởng nhất định đến DLLH, trong dó có DLLH đường phố.

  • Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch:

Cơ sở vật chất – kỹ thuật  đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch  cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Cơ sở vật chất – kỹ thuật  du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiên, vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ, hàng hóa du lịch nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất – kỹ thuật  du lịch bao gồm cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật  của một số ngành kinh tế khác tham gia phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất – kỹ thuật  du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra các sản phẩm du lịch . Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật  tương ứng như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi giải trí, …

  • Nội dung chương trình du lịch

Nội dung CTDL festival luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn cho ban TCSK.

Nên đưa nội dung nào, chương trình nào, thời lượng chương trình ra sao là một bài toán không đơn giản. Đa số điểm tổ chức sự kiện du lịch festival, trong nước cũng như quốc tế, thường đưa những nội dung mà mình có, chứ chưa chú trọng đến những nội dung mà khách du lịch Festival mong muốn. Nội dung chương trình rập khuôn, trùng lặp nhiều qua từng kì festival, phần nào làm giảm đi tính hấp dẫn, tính mới lạ của sự kiện, vốn dĩ là yếu tố quyết định đến chuyến đi du lịch của khách.

  • Truyền thông, quảng bá

Truyền thông, quảng bá cho sự kiện du lịch festival là quan trọng, là yếu tố kích cầu, yếu tố tăng tính hấp dẫn cho sự kiện. Tuy nhiên, đa số việc truyền thông, quảng bá thường nhiều hơn sự thực, hay không có thực. Việc này, thực tế sẽ làm giảm sự hài lòng, thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách do tạo cho du khách quá nhiều mong đợi. Quảng cáo đúng, đủ, cho khách nhiều hơn cảm nhận trước chuyến đi và cho khách những gì khách không nghĩ là mình có thể nhận được sau chuyến đi sẽ dễ làm hài lòng khách hơn. Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

  • Các nhân tố chính trị, kinh tế – xã hội:
  • Các chính sách phát triển du lịch:

Chính sách và chiến lược phát triển du lịch của một quốc gia, vùng có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch. Chiến lược phát triển du lịch xác định những phương hướng phát triển du lịch dài hạn, đề cập đến những vấn đề tổng thể của phát triển du lịch như chiến lược và chính sách về phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, chiến lược khai thác và tôn tạo các tài nguyên du lịch , chiến lược về vốn đầu tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch, …

  • Nguồn nhân lực du lịch:

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công, hiệu quả của bất kì một ngành kinh tế nào. Nhân lực du lịch là nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch trên một địa bàn cụ thể trong những khoảng thời gian nhất định.

Hệ thống giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển đội ngũ nhân lực du lịch. Du lịch càng phát triển càng đòi hỏi phải đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn và nghiệp vụ chuyên sâu. Du lịch lễ hội nói chung và du lịch lễ hội đường phố nói riêng ở Việt Nam hiện nay rất cần có những người am hiều về lĩnh vực này để phát triển theo chiều sâu, tạo nên những sản phẩm hấp dẫn đối với du khách, góp phần vào sự phát triển chung của ngàng du lịch nước nhà.

  • Nhu cầu của xã hội về du lịch lễ hội:

Trong đời sống xã hội hiện nay, các nhu cầu về đời sống tinh thần của con người ngày càng cao. Những yếu tố về quan niệm, giá trị, niềm tin của xã hội và sự biến đổi trong xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của đời sống văn hoá – xã hội, … đều ảnh hưởng đến du lịch lễ hội. Nhu cầu về du lịch lễ hội của du khách và xu hướng phát triển của ngành du lịch nói chung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của loại hình du lịch lễ hội.

  • Đầu tư du lịch:

Đầu tư du lịch bao gồm các lĩnh vực đầu tư phát triển nguồn nhân lực, về cơ sở hạ tầng  và cơ sở vật chất – kỹ thuật . Nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực trên có thể từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội, trong đó cần đầy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội để phát triển du lịch.

  • Tác động của xu thế hội nhập đến du lịch: Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Theo tác giả Lương Hồng Quang (2014) trong công trình “Báo cáo đánh giá Festival Huế, câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hoá” nhận định: “Cùng với sự mở cửa và hội nhập quốc tế đã xuất hiện các hiện tượng văn hoá mới như một lẽ tất yếu. Một trong những hiện tượng đó là các sự kiện được tổ chức rất khác với lễ hội truyền thống. Các sự kiện này trở thành tâm điểm của đời sống văn hóa hiện nay, đặc biệt là văn hoá đô thị, để con người đánh dấu những thời điểm trong sinh cảnh gia đình và cộng đồng. Trên cơ sở này xuất hiện sự ra đời của “công nghiệp sự kiện” với sự kết hợp giữa các yếu tố tri thức, thương mại du lịch, văn hoá nghệ thuật. Xu thế này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà trở thành xu thế chung trên thế giới. Du lịch lễ hội sẽ bị ảnh hưởng nhất định bởi xu thế này, từ mô hình tổ chức đến cách thức thực hiện. Ngoài ra, các nhân tố đặc thù của địa phương như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị lịch sử, nền văn hoá, ngôn ngữ, con người,… Đây là những nhân tố tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ du lịch, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho địa phương”.

1.1.2.3. Những nguyên tắc tổ chức du lịch Festival

Việc tổ chức Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà phải tuân theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và tổ chức (bao gồm cả lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài). Điều 5 của Nghị định quy định cụ thể như sau:

  • Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, VH, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
  • Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa văn hoá; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hoá.
  • Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
  • Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
  • Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
  • Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức Lễ hội.
  • Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. [58]

Trải qua các kỳ tổ chức, Festival đã thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn và quy định của Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc tổ chức lễ hội. Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

1.1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival

  • Những Festival nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam

Kế thừa kết quả nghiên cứu trong công trình “Nghiên cứu mô hình quản lý Carnalval” của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ, người viết tập hợp được những festival nổi tiếng trên thế giới dưới đây:

  • Festival Tulip Ottawa

Festival Tulip Ottawa lần đầu tiên được tổ chức ở Canada vào tháng 5/1953, từ đó đến nay đã trải qua 56 lần. Đây là Lễ hội hoa Tulip lớn nhất thế giới.

Mỗi năm, hội hoa quy tụ nhiều tổ chức, tình nguyện viên, các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, và hàng ngàn khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan. Cũng nhờ thế, Canadian Tulip Festival được xem là sự kiện báo hiệu mỗi khi mùa xuân về, được nhiều người biết tới cũng như yêu thích nhất khu vực Bắc Mỹ.

Quy mô và sức thu hút của Lễ hội hoa có được từ việc tổ chức bài bản và chuyên nghiệp. Hàng năm, Ủy ban Thủ đô Quốc gia Ottawa (National Capital Commission) với một đội ngũ làm vườn chuyên nghiệp nhất thành phố được giao trách nhiệm thiết kế, trồng và chăm sóc các hình ảnh trưng bày của hội hoa.

Ngoài trưng bày hoa Tulip và đón khách thưởng ngoạn hoa, Lễ hội năm nay còn có các chương trình biểu diễn, trò chơi tập thể cũng như đêm pháo  hoa (các đêm 9, 14 và 17-5). Suốt mười ngày Lễ hội, từ 9 giờ – 21 giờ hằng  ngày, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ở nhiều khu phố trung tâm cạnh nơi tổ chức lễ hội. Đặc biệt, triển lãm “Ấn tượng Tulip” (Tulip Explosion) được tổ chức với phần trưng bày về các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến hoa Tulip như những thiết kế, trang phục, tranh ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng từ khắp thế  giới.  Carnival Rio de Janeiro (Brazil) 

Carnival Rio de Janeiro – Brazil được tổ chức vào khoảng tháng hai hằng năm trên khắp đất nước Brazil, nhưng sôi động nhất và hoành tráng nhất vẫn là tại TP Rio de Janeiro, nơi mà các vũ công Samba giỏi nhất đổ về tranh tài. Đây là một trong những cuộc trình diễn nghệ thuật quy mô lớn và chuyên nghiệp trên thế giới.

Lễ hội được mở đầu bằng nghi thức trao chìa khóa vào TP cho hoàng đế Momo – một nhân vật tưởng tượng để ngài dẫn dắt các vũ công diễu hành ở vũ trường Samba. Mỗi trường phái Samba sẽ có cơ hội trình diễn trong vòng 85 phút. Trong tiếng trống rộn ràng, ánh pháo hoa, đèn chiếu rực trời, khản giả kết thành từng nhóm trong những bộ trang phục đặc sắc hát hò và vui đùa cùng các nhân vật như vua chúa, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, hiệp sĩ, … Tâm điểm của Carnival là cuộc diễu hành diễn ra vào đêm Chủ nhật và sáng thứ hai tại sân vận động Sambadrome của TP Rio de Janeiro cùng rất nhiều bữa tiệc đường phố vui nhộn. Cuộc diễu hành của các vũ công Samba, với cách hóa trang độc đáo phô diễn nét đẹp của cơ thể hòa cùng vẻ uyển chuyển của vũ điệu khiến người xem phải say mê ngắm nhìn, ngạc nhiên và thích thú. Sự kiện diễn ra trong 05 ngày, thu hút hàng triệu người đổ ra các đường phố, đắm chìm trong vũ điệu samba cuồng nhiệt. Đối với người Bazil thì Carnival là niềm kiêu hãnh của họ và là cơ hội để tôn vinh nét đẹp cơ thể – giống như tinh thần Olympic thuở xưa – và thể hiện nét văn hoá độc đáo của người dân nơi đây. Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều festival được tổ chức khá thành công như:

  • Festival Huế:

Huế là điểm đến đầu tên của Việt Nam có kế hoạch xây dựng thương hiệu “Thành phố festival”. Trong các lễ hội đương đại ở Việt Nam, đây là festival duy nhất mang địa danh tổ chức mà không mang yếu tố đặc trưng của địa phương.

Từ năm 2000, Festival Huế được tổ chức định kỳ vào các năm chẵn. Tính đến nay, Festival Huế đã qua 10 kỳ tổ chức và đã dần khẳng định uy tín thương hiệu “Truyền thống – Hiện đại – Hoành tráng – Ấn tượng và An toàn”. Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài TP, góp phần làm sống lại các giá trị VH của Huế đồng thời kết hợp với các  chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hóa của 5 châu lục đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới: Pháp, Trung Quốc, Anh,  Ý, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Brazil… cùng sự tham gia của các TP, tỉnh, vùng kết nghĩa với Thừa Thiên-Huế, khiến cho Festival Huế thu một lượng lớn du khách địa phương và quốc tế đến với nơi này để tham gia trải nghiệm.

  • Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế diễn ra với chu kỳ 2 năm/1 lần tên gọi này đã được chính thức chuyển thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DaNang International Fireworks Festival – DIFF) với chu kỳ 1 năm/1 lần kéo dài trong 2 tháng.

Lễ hội do tập đoàn Sungroup cùng với TP. Đà Nẵng phối hợp tổ chức. Trong suốt 2 tháng của Lễ hội (29/4 – 24/6), song song với các đêm pháo hoa sẽ là các chuỗi hoạt động đặc sắc như: Lễ hội đường phố: Có sự diễu hành trên đường phố chính, sự tham gia của các nghệ sĩ chuyên và không chuyên đến từ Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, các hoạt động hóa trang, nhảy múa, ảo thuật cũng được diễn ra. Ngoài ra, Không gian ẩm thực ngũ hành, Không gian nghệ thuật sắp đặt, Chương trình Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè, … đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dân địa phương và du khách.

  • Carnaval Hạ Long Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Trong Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu mô hình quản lý carnaval Hạ Long (2016) của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ đã giới thiệu cụ thể về Carnaval Hạ Long như sau: Carnival được du nhập vào Việt Nam và tổ chức lần đầu tiên ở Hạ Long là sự ảnh hưởng của carnival Hải Nam – Trung Quốc thay vì các carnival nổi tiếng khác tại châu Âu như Venice, Notting Hill, Cologne hoặc theo phong cách Tây Ấn hay Nam Mỹ như Trinidad & Tobago, Rio de Janeiro…

Bắt đầu từ năm 1997, cứ vào dịp cuối tháng 4 đầu tháng 5 hàng năm, tỉnh Quảng Ninh lại tổ chức Tuần Văn hoá du lịch Hạ Long (Lễ hội Du lịch Hạ Long) với nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật giải trí để chào mừng một mùa Du lịch mới. Sau 10 năm phát triển, Quảng Ninh đã chọn hình thức lễ hội đường phố – Carnival là trọng tâm của hoạt động quảng bá du lịch. Theo Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch Tỉnh Quảng Ninh thì Carnival Hạ Long là mô hình sự kiện được học hỏi từ Hải Nam, Trung Quốc.

Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn từ Carnival Hải Nam (Trung Quốc), Carnival Hạ Long đã được chính quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức với mục đích là “Sự kiện Văn hoá Thể thao và Du lịch đặc sắc, hấp dẫn mạnh mẽ nhân dân và du khách trong nước, quốc tế nhằm tôn vinh, phát huy các giá trị về tiềm năng, thế mạnh của Văn hoá Thể thao và Du lịch của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Quảng Ninh trong xu thế hội nhập quốc tế”. Yêu cầu đặt ra của Carnival là “ngày hội của quần chúng nhân nhân và đông đảo du khách, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, du khách, các doanh nghiệp trong tỉnh, các cơ quan, đoàn thể, tăng cường xã hội hóa về tài chính và các hoạt động Lễ hội”.

Tính đến năm 2016, Carnival Hạ Long đã trải qua 10 kỳ tổ chức với không ít thay đổi và tìm tòi nhằm đổi mới để trở nên thu hút hơn. Là một lễ hội được du nhập từ nước ngoài nên ban đầu carnival được tổ chức theo hướng quốc tế hóa. Từ năm 2012 Carnival Hạ Long được tổ chức theo hướng gia tăng yếu tố văn hoá bản địa và truyền thống của hơn mười địa phương trong tỉnh. Mặc dù mỗi năm đều có những thay đổi, điều chỉnh về kịch bản nghệ thuật song sự kiện chính thức của Carnival Hạ Long luôn bao gồm các hoạt động chính sau:

  • Chương trình khai mạc và biểu diễn nghệ thuật của ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước trên sân khấu.
  • Chương trình diễu hành trên đường phố của đoàn xe mô hình được trang trí theo chủ đề mỗi năm kết hợp với hoạt động biểu diễn nhiều loại hình nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại như múa rồng, múa lụa, múa trống, tạp kỹ, xiếc, nhảy… của hàng ngàn diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, với các trang phục sặc sỡ, đa dạng về kiểu dáng cũng như màu sắc.
  • Chương trình vũ hội hóa trang và pháo hoa nghệ thuật, trình diễn ánh sáng.

Qua thời gian hình thành và phát triển có thể nhận thấy Carnaval Hạ Long là sự kiện được tạo ra trên cơ sở du nhập một lễ hội có nguồn gốc nước ngoài và đã được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Mặc dù vẫn đang trong quá trình đổi thay và khẳng định mình nhưng Carnaval Hạ Long đã dần trở thành điểm nhấn, tạo nên thương hiệu cho Du lịch Quảng Ninh, phát huy mặt tích cực của văn hóa bản địa, đồng thời tạo ra nhiều nét mới lạ và đặc trưng riêng cho ngành du lịch địa phương. Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Trên đây là các lễ hội nổi tiếng trên thế giới được người viết tổng hợp và kế thừa từ Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ trong công trình “Nghiên cứu mô hình quản lý Carnaval Hạ Long.

Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch festival

Theo Lương Hồng Quang (2009) trong “Báo cáo đánh giá Festival Huế – Câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hoá” đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch festival như sau:

Phải có một ý niệm rõ ràng về festival: Festival không phải là lễ hội truyền thống, ở đó có một số các hoạt động gọi là phần “Lễ” và một số hoạt động gọi là phần “Hội”. Đó cũng không phải là một liên hoan nghệ thuật. Mỗi Festival được hình thành là trên cơ sở 04 chiều cạnh: (1) chính trị: Coi Festival như một hoạt động tăng cường sự hiểu biết, sự trao đổi văn hóa, phát triển kinh tế, kích cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa; (2) Kinh tế: Festival là một hoạt động KT-VH được hình thành trên cơ sở nhu cầu thị trường, mỗi một festival; (3) Nghệ thuật: Phải có một chủ đề nghệ thuật mang tính xuyên suốt; (4) Công nghệ: Tổ chức Festival là một công nghệ, được tuân thủ theo các trình tự và nguyên tắc quản lý chuyên nghiệp, được vận hành bởi các tổ chức chuyên nghiệp;

Tầm nhìn quốc gia và quốc tế: Tầm nhìn cho một Festival là bảo đảm cho sự phát triển bền vững và lâu dài của nó, gắn với sự phát triển KT-XH, VH địa phương (hội đủ các yếu tố bên trong) và bối cảnh quốc gia và quốc tế. Một viễn cảnh dài hơi cần được xem xét ngay từ ý tưởng xây dựng dự án và nó được củng cố từng bước trong quá trình triển khai Festival. Tầm nhìn bao gồm các nỗ lực, các khát khao vươn tới mục tiêu của Festival.

Phải có một chiến lược phát triển và bước đi thích hợp: Sự phát triển của mỗi festival cần có một chiến lược và bước đi thích hợp trong vòng 10 đến 20 năm, chiến lược phải nằm trong chiến lược chung của cả một địa phương (đặc biệt các TP, vùng). Các chiến lược này phải giải quyết các vấn đề cơ bản sau: Tầm nhìn, mục tiêu, các lợi ích đem lại, phương thức thực hiện;

Vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương: Dù ở cấp trung ương hay địa phương, các Festival đều nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền. Vai trò của chính quyền thể hiện ở các mặt: Đầu tư cơ sở hạ tầng; bảo trợ và tài trợ, trong đó hai hoạt động đầu là tối quan trọng, không có một tổ chức xã hội nào thực hiện trọn vẹn được, hoạt động sau có sự chia sẻ với khu vực tư nhân, song nhà nước vẫn là một thành phần quan trọng.

Phát triển tổ chức và đội ngũ tổ chức sự kiện: Yêu cầu chuyên nghiệp hóa cần có một/vài tổ chức chuyên nghiệp vận hành các hoạt động nghệ thuật (xây dựng chủ đề nghệ thuật, lựa chọn tiết mục/chương trình), hoạt động tổ chức và quản lý (Marketing, gây quỹ tài trợ cho chương trình, xây dựng chương trình, bán vé, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân sự, quản lý rủi ro…). Dù theo mô hình tổ chức nào thì các tổ chức festival cần được xây dựng hướng tới tính hiệu quả hoạt động. Các quyết định quản lý phải được xây dựng trên cơ sở chuyên môn, hội đủ các tính chất dân chủ, đa dạng, hiệu quả. Yêu cầu chuyên nghiệp hóa cũng đòi hỏi các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sự kiện phải được đào tạo ở mức độ nghề nghiệp, từ bậc đại học đến cao học, nghĩa là tổ chức “Festival” là một nghề nghiệp. Một festival cần hội đủ những người thuộc nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, từ chính sách, các nhà quản lý, lĩnh vực nghệ thuật, quản trị, kỹ thuật… [29; tr.173-174]

1.2. Tổng quan về TP Nha Trang và Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

1.2.1. Tổng quan về TP Nha Trang

1.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Thành phố Nha Trang cách thủ đô Hà Nội 1290 km về phía Nam, cách thành phố Cam Ranh 45 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 441 km về phía Bắc, nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông tiếp giáp với biển, có tổng diện tích đất tự nhiên là 251,km2 với 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã, dân số trên 422.601 người.

Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ.

Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Nha Trang có mùa đông ít lạnh và mùa mưa kéo dài.

TP có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường.

Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng.  

Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Nha Trang có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian dài ấy Nha Trang đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hoá Nha Trang. Trong tiến trình hình thành văn hoá Nha Trang có sự tác động của văn hoá Chăm Pa và văn hoá Đại Việt. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hoá khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây… Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

1.2.1.2. Tài nguyên du lịch

  • Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nha Trang nằm gọn trong lòng một thung lũng trước núi và ven biển, trải dài dọc theo bờ biển, trước mặt là biển Đông với 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác xa gần, trong đó có đảo Hòn Tre có diện tích lớn nhất. Bên cạnh đó, còn hàng loạt các đảo nhỏ khác, nằm rải rác trên biển, tạo nên những hình thù ngoạn mục. Đa số những hòn đảo này đều được đưa và khai thác du lịch khiến cho loại hình du lịch biển đảo ở Nha Trang rất phát triển. Các đảo nổi tiếng được khai thác du lịch gồm:

Hòn Mun Hòn là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là “Hòn Mun” vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160 km² bao gồm khoảng 38 km² mặt đất và khoảng 122 km² vùng nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

Hòn Miễu (hay đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng.

Hòn Tằm một ĐDL sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác.

Hòn Tre đảo lớn nhất trong Vịnh Nha Trang với diện tích trên 32.5 km², nằm cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 5 km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5 km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức năng: Khu Vũng Me – Bãi Trũ – Đầm Già – Bãi Rạn được quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp.

Hòn Chồng Hòn Vợ gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này.

Đảo yến: đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào. Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Tài nguyên du lịch văn hoá

  • Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar là một quần thể công trình kiến trúc chứa đựng những giá trị lớn về văn hoá, lịch sử, tôn giáo và điêu khắc của Vương quốc Chămpa, là di tích duy nhất trên mảnh đất Nha Trang – Khánh Hoà được xây dựng từ thế kỷ thư 8 đến thế kỷ thứ 12. Hàng năm, vào tháng ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch, nơi đây tổ chức Lễ hội Tháp Bà.

  • Chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn hay Chùa Phật trắng được xây dựng từ năm 1886 bởi Hoà thượng Thích Ngộ Chí, là một trong 29 ngôi chùa to và đẹp nhất TP. Nha Trang, đồng thời có kiến trúc độc đáo là bức tượng Kim thân Phật tổ ngồi trên đỉnh đồi.

  • Nhà thờ Núi

Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một vòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ). Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây.

Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương. Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á. Hiện nay viện không những là một viện nghiên cứu mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách yêu thích sinh vật biển.

Diamond Bay (Wonderpark Resort), một resort trên đại lộ Nguyễn Tất Thành,xã Phước Đồng,Nha Trang, Khánh Hòa là nơi diễn ra lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, được hoàn thành chỉ sau bốn tháng xây dựng, khánh thành vào ngày 30 tháng 6 năm 2008.

Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) là nơi nghỉ dưỡng của gia đình vua Bảo Đại, tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), là một di tích lịch sử văn hóa nằm cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 6 km. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông.

  • Khu phố Tây Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Nằm bên cạnh bờ biển Nha Trang có một khu phố nhỏ ven theo các con đường Hùng Vương, Trần Phú, Biệt Thự, Trần Quang Khải, Nguyễn Thiện Thuật… Nó không quá ồn ào, nhộn nhịp nhưng tập trung đông khách du lịch nước ngoài và người nước ngoài sinh sống tại Nha Trang.

Chợ Đầm, chợ trung tâm của TP biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của TP biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp. Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản… rất phong phú.

  • Đặc sản ẩm thực

Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm từ nước dãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, hạt đác Khánh Vĩnh, bún cá Ninh Hoà hay bánh canh, bánh xèo, bong bóng cá, vi cá, nước mắm, khô cá thu và đa dạng các loại hải sản tươi sống.

Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật phục vụ du lịch

  • Dịch vụ vận chuyển

Đến năm 2019, TP có trên 898 tuyến đường, trong đó 280 tuyến đường do thành phố quản lý với tổng chiều dài là 115,64 km; đường tỉnh 7 tuyến với tổng chiều dài 41,377 km; đường liên xã có 11 tuyến với tổng chiều dài 29,47 km; đường hẻm nội thành 619 tuyến, tổng chiều dài 174 km. Để kết nối với các địa phương khác, Nha Trang có quốc lộ 1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc Nam, đoạn qua địa bàn TP dài 14,91 km và Quốc lộ 1C nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A, có chiều dài 15,08 km. Ngoài ra còn có đại lộ Nguyễn Tất Thành nối TP. Nha Trang với sân bay quốc tế Cam Ranh và đường Võ Nguyên Giáp nối Nha Trang với đường 723 (nay là Quốc lộ 27C) đến TP. Đà Lạt. Về giao thông nội thị, mạng lưới đường trong trung tâm thành phố có hình nan quạt, bao gồm các tuyến đường hướng tâm, đường vành đai bao quanh khu trung tâm và các khu vực của đô thị. Các đường vành đai chính là đường Lê Hồng Phong, 2/4. Trục Thái Nguyên – Lê Thánh Tôn là trục xuyên tâm, Trần Phú – Phạm Văn Đồng là các trục ven biển.

  • Dịch vụ ăn uống

Cùng với dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống ở Nha Trang cũng rất phát triển, hiện nay có hàng trăm nhà hàng từ cao cấp đến bình dân. Các món ăn ở đây chủ yếu hải sản và các món ăn sử dụng nguyên liệu là hải sản.

  • Dịch vụ lưu trú Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Theo thống kê của SDL tỉnh Khánh Hòa, tại thời điểm diễn ra Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà vào Tháng 5/2019, toàn thành phố có 1.082 cơ sở lưu trú với 41.344 phòng. Trong đó, tổng số cơ sở 3-5 sao là 88 cơ sở với 18.920 buồng, tổng số cơ sở lưu trú được công nhận đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao là  69 cơ sở với 2.483 phòng, tổng số cơ sở chưa thực hiện xếp hạng là 925 cơ sở với 28.189 phòng, kèm theo đó là hàng trăm các nhà hàng từ cao cấp đến bình dân trên địa bàn TP. Nha Trang.

  • Dịch vụ giải trí và tham quan

Nha Trang có nhiều khu vui chơi giải trí và tham quan như: Vinpearl Land Nha Trang, đây là thiên đường vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế. Cùng với đó, nơi đây được Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng là khu vui chơi giải trí hấp dẫn nhất Việt Nam, Viện Hải dương, Chợ Đầm, Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn,

Và hệ thống các hòn đảo đẹp: Hòn Mun – Nơi có khu bảo tồn sinh vật biển lớn của thế giới với hàng trăm loài sinh vật biển cùng các rặng san hô tuyệt đẹp; Hòn Tằm, hòn Miễu, Hòn Chồng… cũng đều là các hòn đảo có các khu vui chơi giải trí hấp dẫn.

  • Chương trình tour và hướng dẫn

Thành phố Nha Trang hiện có 61 công ty, 17 chi nhánh và 2 văn phòng đại diện doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 53 doanh nghiệp du lịch nội địa; cấp được 787 thẻ HDV quốc tế và 397 Hướng dẫn viên nội địa. Sản phẩm chủ yếu của Khánh Hòa là du lịch biển đảo và du lịch văn hoá.  

1.2.2. Giới thiệu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa

1.2.2.1. Thời gian, địa điểm tổ chức

Festival Biển Nha Trang được tổ chức lần đầu năm 2003 và sau đó được tổ chức thường xuyên định kỳ 02 năm/lần. Địa điểm tổ chức chính là Quảng Trường 2/4; các cung đường chính: Trần Phú, Phạm Văn Đồng, các công viên ven biển: công viên Yersin, công viên Yến Phi, công viên Thanh Niên… Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

 1.2.2.2.  Điều kiện hình thành Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 

Nha Trang – Khánh Hòa là vùng đất có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đa dạng, đây chính là điều kiện chính để hình thành Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa.

Tài nguyên biển, đảo: Vịnh Nha Trang có diện tích lớn, được che chắn bởi 19 hòn đảo lớn nhỏ nên vịnh luôn êm sóng, biển xanh, cát trắng cùng khí hậu ổn định, ít mưa bão, số ngày nắng nhiều; Bãi biển Nha Trang dài, cát mịn, không có phù sa lắng đọng; các hòn đảo đểu được đầu tư các khu du lịch… đó là điều kiện thuận lợi quan trọng để tổ chức Festival.

Tài nguyên du lịch văn hóa: Nha Trang có hệ thống các di tích kiến trúc nổi bật như Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, Viện Hải Dương học… cùng với các lễ hội đặc sắc như lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà Ponagar…Bên cạnh những tiềm năng phát triển về du lịch trên, Nha Trang còn có tiềm năng về tổ chức hội nghị, sự kiện văn hoá, thể thao… hàng năm thu hút rất lớn các nhà đầu từ Quốc tế và Việt Nam đến để phát triển du lịch với hàng loạt các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông ra đời, tạo nên một mạng lưới những người, tổ chức làm nghề sự kiện chuyên.

Cùng với tiềm năng phát triển du lịch Festival đa dạng và phong phú, Festival Nha Trang còn được sự hỗ trợ tạo điều kiện về chính sách của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa như: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Mặt trời Pháp ngữ và Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa.

Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hóa và sự hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành, Festival Biển Nha Trang ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng; luôn đổi mới theo hướng chuyên nghiệp và thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

1.2.2.3. Đơn vị tổ chức và tài trợ

  • Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang.
  • Đơn vị tài trợ chính gồm các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài tỉnh.

1.2.2.4. Nội dung chương trình

Nội dung của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa bao gồm các chương trình biểu diễn nghệ thuật biển đảo quê hương, các cuộc thi thể thao trên biển hoặc liên quan đến biển đảo, các lễ hội truyền thống như Cầu ngư, café… các chương trình ẩm thực và biểu diễn đường phố.

1.2.2.5. Đối tượng khách

Đối tượng khách của Festival bao gồm cư dân địa phương, khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, các vị quan chức, lãnh đạo của Chính phủ và các tỉnh thành kết nghĩa.

1.2.2.6. Các cơ sở cung cấp dịch vụ và giá cả

Để phục vụ cho Festival Biển Nha Trang, Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa yêu cầu tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh phải được kiểm tra, kiểm duyệt về mặt chất lượng và giá cả như: Cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, Hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển khách du lịch, cơ sở ăn uống, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung.

Tiểu kết chương 1 Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Chương 1 đã đề cập đến các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về khái niệm, Festival được hiểu là lễ hội hiện đại, được du nhập từ nước ngoài, ra đời khi nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ phát triển. Nội dung và tính chất lễ hội hiện đại gắn liền với các sự kiện chính trị, văn hóa xã hội nổi bật và du lịch của địa phương.

Thứ hai, khái niệm “du lịch Festival” được hiểu là một chuỗi các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch được tổ chức thường xuyên hoặc không dựa trên nền tảng chung, kết hợp giữa công nghệ tổ chức sự kiện của phương Tây với việc khai thác các yếu tố văn hoá bản địa của địa phương.

Thứ ba, Chương 1 đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch festival bao gồm: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, an ninh an toàn du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch, mội dung chương trình du lịch, truyền thông, quảng bá, các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội, đầ tư du lịch, tác động của xu thế hội nhập đến du lịch.

Thứ tư, Chương 1 cũng đề cập đến những nguyên tắc tổ chức du lịch Festival được quy định tại Điều 5 của Nghị định Chính phủ.

Thứ năm, vấn đề tiếp theo được nhắc đến là những festival nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam như: Lễ hội hoa Tulip tại thủ đô Ottawa của Canada, lễ hội biểu diễn đường phố ở Rio de Janeiro của Brazil, Festival Huế, lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, carnaval Hạ Long của Việt Nam… Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang.

Thứ sáu, trong phần này, tác giả giới thiệu tổng quan về TP. Nha Trang với những nội dung sau: tiềm năng du lịch của TP. Nha Trang, điều kiện để phát triển du lịch và điều kiện để TP. Nha Trang xây dựng kế hoạch, tổ chức Festival Biển.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993