Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành du lịch hiện nay được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc bởi vai trò quan trọng về mặt kinh tế – xã hội – văn hóa – an ninh quốc phòng và quảng bá hình ảnh đất nước, nâng tầm vị thế quốc gia trên trường thế giới.
Du lịch là ngành tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhập. Ngành còn đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu tại chỗ; góp phần tạo sức “lan tỏa”, tạo động lực phát triển kinh tế. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn; du lịch góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Phát triển du lịch còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Với quan hệ quốc tế, du lịch góp phần phát triển giao lưu văn hóa và qua đó tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Hiệu quả kinh tế của ngành du lịch còn lan tỏa tới nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời, ngành còn có nhiều tác động tích cực về văn hóa, xã hội, môi trường. Có thể thấy vai trò của ngành du lịch đang được nâng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi phía Bắc (TDMNPB), cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng 130 km về phía Tây. Diện tích tự nhiên là 3.895,48km2, bao gồm 10 đơn vị hành chính (9 huyện và 1 thành phố) với dân số hơn 165 triệu người (năm 2021).
Bắc Giang có lợi thế về tài nguyên du lịch (TNDL), là tỉnh giầu truyền thống lịch sử – văn hoá với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Toàn tỉnh có trên 600 di tích đã được xếp hạng, với 90 di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có di tích lịch sử Khởi nghĩa Yên Thế được xếp hạng quốc gia đặc biệt; hơn 3.000 Mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm có giá trị đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương [1]. Về văn hóa phi vật thể: Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ chức mỗi năm, có 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đó, dân ca Quan họ và Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại [2].
Ngoài những giá trị đặc sắc về văn hóa, Bắc Giang còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ huyện Lục Nam, suối Nước Vàng huyện Lục Nam; hồ Cấm Sơn huyện Lục Ngạn, hồ Khuôn Thần huyện Lục Ngạn… đặc biệt trên địa bàn tỉnh còn có khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử chạy dài bên sườn Tây của dãy núi Yên Tử, trong vòng cung Đông Triều thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam (Thuộc huyện Lục Nam và Sơn Động). Đó là những điều kiện thuận lợi, những tiềm năng để Bắc Giang phát triển du lịch. Tỉnh Bắc Giang đã có Quy hoạch phát triển Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2015 tại quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 đã được phê duyệt. Nhờ vậy mà ngành du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp lớn trong phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Để có thể tiếp tục phát huy lợi thế về nguồn TNDL và duy trì sự tăng trưởng của ngành du lịch, việc nghiên cứu sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang gắn với việc khai thác TNDL vùng phụ cận (bao gồm tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương) là vấn đề rất cần thiết. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội cả nước, bộ mặt và tình hình kinh tế xã hội tỉnh cũng có nhiều đổi thay.
Xuất phát từ nhận thức trên, với mong muốn nghiên cứu hướng phát triển trong thời kì mới cho du lịch Bắc Giang, một giải pháp mang tính liên kết lâu dài khi sử dụng TNDL để góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Bắc Giang, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Trên thế giới
Quá trình hình thành địa lí du lịch như là một khoa học được bắt đầu từ nửa sau những năm 1930 của thế kỉ XX. Đối tượng nghiên cứu mở rộng từ việc nghiên cứu địa lí các luồng du lịch cho đến việc nghiên cứu tài nguyên du lịch và phân vùng du lịch. Các công trình đầu tiên trong lĩnh vực địa lí du lịch tập trung nghiên cứu các luồng du lịch và khai thác các địa phương với mục đích tham quan, tìm hiểu, thăm dò thị trường, tìm cơ hội truyền bá giáo lí.
Khi các luồng du lịch thế giới tăng lên đã đặt ra nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lí điều hành các hoạt động du lịch. Một hướng nghiên cứu mới được đặt ra đó là xác định nguồn lực và mức độ chuyên môn hoá du lịch của các vùng khác nhau và tiến hành phân vùng du lịch, hay nói cách khác đó là tối ưu hoá cơ cấu lãnh thổ của ngành du lịch. Trong những năm gần đây, khi lợi ích ngành kinh tế du lịch đem lại càng rõ rệt và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính toàn cầu càng cao thì việc nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết.
Theo hướng nghiên cứu phát triển du lịch theo không gian, phân vùng du lịch tiêu biểu có N.X.Kandaxkia (1973) nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch, B.N.Likhanov (1973) nghiên cứu các tài nguyên giải trí theo lãnh thổ và các vùng du lịch. M. Buchovazov (1975) đã đưa ra sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch với 4 phân hệ trong nghiên cứu về phát triển du lịch theo không gian. I.I Pirojnik (1985) lại một lần nữa đề cập tới khái niệm “tổ chức lãnh thổ du lịch” và vùng du lịch, đồng thời nghiên cứu của ông cũng đã giải quyết nhiều nội dung trong mối quan hệ giữa phát triển du lịch với việc phân bố không gian, trong đó có đề cập tới mối tương quan với TNDL. Trong nghiên cứu về sự liên kết của TNDL, các nhà khoa học xác định vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng, đánh giá tài nguyên theo lãnh thổ phục vụ du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Đồng thời, đưa ra đánh giá và tiêu chí xác định sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch, nghiên cứu các tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Ở Việt Nam
Các công trình đầu tiên có hướng tiếp cận đến vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) có thể kể là: Vũ Tuấn Cảnh với đề tài khoa học cấp Bộ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”; tiếp sau đó, năm 1995, các tác giả Vũ Tuấn Cảnh cùng Lê Thông đặt vấn đề về công tác qui hoạch phát triển du lịch trong bài báo đăng trên tạp chí Du lịch và Phát triển với tiêu đề “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch”. Các nhà địa lí học Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ đã giải quyết một số vấn đề quan trọng để định hướng phát triển ngành địa lí du lịch Việt Nam qua tác phẩm Tổ chức lãnh thổ du lịch. Một số luận án tiến sĩ địa lí về đề tài du lịch đã được thực hiện, kết quả nghiên cứu được công bố, góp phần giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam, đó là các tác giả Đặng Duy Lợi, (1992), Đào Ngọc Cảnh (2003).
Từ những năm đầu thế kỉ XXI, các nhà địa lí du lịch Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu sâu về chiến lược phát triển du lịch đất nước. Tiêu biểu là các tác giả Phạm Trung Lương (1999) với Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội; Phạm Trung Lương (Chủ biên) (2002) với Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Đình Hòe với Du lịch bền vững, 2001. Song song với các nghiên cứu của các nhà Địa lí học thì Nhà nước ta cũng đã quan tâm sâu sắc tới vấn đề quy hoạch du lịch. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH, TT&DL), nước ta đã được chia thành 7 vùng du lịch (vùng Trung du Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long); đồng thời các địa phương cũng có những quy hoạch chi tiết làm cơ sở thực tiễn cho việc phát triển du lịch địa phương.
Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng như các hoạt động thực tiễn phát triển du lịch có tầm quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Đồng thời, còn là nguồn lực mới mẻ, mạnh mẽ tiếp sức cho khoa học địa lí gắn mình với thực tiễn cuộc sống của xã hội, của đất nước, đem lại cơ hội mới cho địa lí học đổi mới và phát triển. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Ở vùng Trung du Miền núi phía Bắc và tỉnh Bắc Giang
Xét về góc độ nghiên cứu hoạt động du lịch ở vùng TDMNPB, công trình được công bố có ý nghĩa là: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2025”, Tổng cục du lịch (2011); “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035” của Bộ VH,TT&DL.
Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng TDMNPB với nguồn TNDL đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người có nhiều nét văn hóa đặc sắc; do vậy, sự phát triển du lịch của tỉnh cũng có nhiều nét đặc trưng riêng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhiều công trình nghiên cứu về địa lí du lịch tỉnh Bắc Giang ra đời như một số công trình nghiên cứu của các sinh viên và các nghiên cứu sinh thạc sỹ, tiến sỹ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VH, TT&DL) tỉnh. Tuy nhiên các công trình được công bố có ý nghĩa thì đáng kể nhất là đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng, đề xuất phương án xây dựng mô hình quản lý phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa, sinh thái và phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Giang”, chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Giang.
Các đề tài nghiên cứu về du lịch Bắc Giang bước đầu đánh giá những tiềm năng để phát triển du lịch trên từng lĩnh vực và ở một số địa phương cụ thể. Những đề tài trên cũng đã có những ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng lí luận và thực tiễn về TCLTDL và hệ thống các tiêu chí đánh giá các điểm, cụm, tuyến du lịch, ứng dụng vào nghiên cứu TCLTDL ở Bắc Giang; từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp cụ thể cho việc phát triển và TCLTDL Bắc Giang có hiệu quả hơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTDL, xây dựng hệ thống tiêu chí để xác định các hình thức TCLTDL ở địa phương (điểm, khu, không gian du lịch, tuyến du lịch).
Kiểm kê và bước đầu đánh giá TNDL phục vụ cho việc phát triển và TCLTDL ở tỉnh Bắc Giang.
Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và các hình thức TCLTDL ở Bắc Giang trên cơ sở các tiêu chí đã được xây dựng.
Đề xuất các định hướng và giải pháp cho phát triển và TCLTDL ở tỉnh Bắc Giang.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Bắc Giang, có mở rộng nghiên cứu liên kết với tuyến du lịch với các tỉnh phụ cận (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương).
Về nội dung: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức TCLTDL ở cấp tỉnh, đồng thời đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch ở Bắc Giang, đưa ra các giải pháp khả thi trong việc quy hoạch TCLTDL của tỉnh.
Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu hiện trạng phát triển từ năm 2015 đến 2021, định hướng phát triển và tầm nhìn đến năm 2035.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
5.1 Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Du lịch tỉnh Bắc Giang là một bộ phận của vùng TDMNPB, nằm trên tuyến hành lang phát triển du lịch Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn, gắn kết với vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Việc phát triển du lịch Bắc Giang không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động du lịch của các tỉnh lân cận mà ngược lại, các tỉnh lân cận cũng tác động tới việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Bắc Giang. Do đó, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau. Trong khu vực, Bắc Giang được xem là cầu nối giữa các tuyến du lịch từ đồng bằng lên miền núi, từ phía Đông sang phía Tây của vùng TDMNPB. Quan điểm hệ thống cho phép phân tích, xác định mối quan hệ qua lại trong hoạt động và TCLTDL Bắc Giang.
- Quan điểm tổng hợp
Sử dụng quan điểm tổng hợp cho phép nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bắc Giang ở các phương diện: các nhân tố ảnh hưởng, sự phát triển du lịch theo ngành, theo lãnh thổ. Bên cạnh đó, dù có sự phân loại nhưng khi nghiên cứu TNDL cũng được xem xét một cách tổng hợp. Quán triệt quan điểm này, luận văn cần nhìn nhận và đánh giá các đối tượng du lịch một cách tổng hợp.
- Quan điểm lãnh thổ
Việc nghiên cứu sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang cần phải được xem xét trong một lãnh thổ nhất định. Trong lãnh thổ đó, các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử; yếu tố kinh tế, dân cư tác động qua lại với nhau ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch.
Đặc điểm của tài nguyên là gắn với địa điểm. Các điểm TNDL có sự phân bố không gian và mối quan hệ giữa chúng được gắn kết với nhau bởi các tuyến du lịch trải dài trên một không gian cụ thể và trên các lãnh thổ nhất định. Vận dụng quan điểm lãnh thổ sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu cũng như khai thác TNDL đối với việc phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Sử dụng quan điểm lịch sử – viễn cảnh trong nghiên cứu sự phát triển của một đối tượng hết sức cần thiết. Nó cho phép tìm hiểu quá trình diễn biến theo thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể trong lịch sử; đồng thời dựa vào những tình hình thực tế, xác định, dự báo hướng phát triển phù hợp, đặt xu hướng phát triển du lịch Bắc Giang gắn với xu thế chung của du lịch Việt Nam và du lịch thế giới. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, có các điểm du lịch, điểm tài nguyên và tuyến du lịch đã được khai thác từ trước, hoặc mới hình thành, hoặc chưa được khai thác. Do đó, vận dụng quan điểm này trong việc nghiên cứu và khai thác TNDL là hết sức cần thiết. Quan điểm này sẽ giúp luận văn xác định quy luật, hướng phát triển và khai thác tài nguyên.
- Quan điểm phát triển bền vững
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có định hướng về tài nguyên rõ rệt. Theo nhu cầu của con người, TNDL ngày càng gia tăng, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân văn. Bởi vậy, việc phát triển du lịch cần lưu ý đến mục tiêu bền vững. Việc khai thác các yếu tố tự nhiên và văn hóa xã hội để phát triển du lịch có thể dẫn tới việc gia tăng các tổn hại về môi trường, TNDL bị xâm phạm. Đồng thời, nếu khai thác đúng cách thì du lịch chính là công cụ hữu hiệu để đảm bảo yếu tố bền vững cho nguồn TNDL.
- Quan điểm thị trường
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, việc sử dụng quan điểm thị trường là cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về các đặc điểm, nhu cầu, sở thích cũng như khả năng chi tiêu của thị trường du lịch tỉnh Bắc Giang trong những năm qua; cho thấy rõ những ưu điểm, những lợi thế và ảnh hưởng của thị trường trong tổng thể ngành du lịch nói chung và trong việc khai thác hiệu quả nguồn TNDL nói riêng.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Thông tin thứ cấp được luận văn sử dụng có độ tin cậy cao, đó là nguồn thông tin được thu thập từ nhiều nguồn gốc khác nhau: tài liệu tham khảo chuyên ngành, các quy hoạch tổng thể, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, số liệu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch; báo cáo của Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Giang. Các tài liệu này được cập nhật, nghiên cứu và phân tích nhằm mục đích tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, xác định những vấn đề trọng tâm. Việc tổng hợp các nguồn tài liệu này, tạo điều kiện để luận văn có được hệ thống tài liệu hoàn thiện nhất phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã điều tra, tiến hành việc thống kê và nghiên cứu. Nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp từ các cơ quan ban ngành của tỉnh Bắc Giang được tổng hợp, phân tích, đúc rút thành những nội dung chính. Đồng thời vận dụng phương pháp này để đảm bảo việc kế thừa các công trình nghiên cứu trước và trên cơ sở phân tích tổng hợp để xây dựng hệ thống bản đồ, xây dựng các định hướng về không gian du lịch trên địa bàn.
- Phương pháp thang điểm tổng hợp
Sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp để định lượng hóa đối tượng nghiên cứu, được khai thác thông qua hệ thống các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Xây dựng tiêu chí đánh giá nội dung chính của luận văn là điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch. Theo phương pháp này, xem xét từng tiêu chí đánh giá, xếp hạng tiêu chí theo mức độ quan trọng bằng các bậc số, hệ số (từ cao xuống thấp), sau đó tiến hành cho điểm. Thang đánh giá (thang điểm) là kết quả điểm của quá trình tính toán bậc số và hệ số của tiêu chí; được xếp hạng từ cao xuống thấp, tương ứng với (rất, khá, trung bình, kém).
Sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp là công cụ hữu hiệu để xác định quy mô, chất lượng của các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch. Từ đó, luận văn đưa ra kết quả cụ thể có tính chất định lượng trong nghiên cứu.
- Phương pháp bản đồ, GIS
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lý, vừa là đối tượng để nghiên cứu vừa thể hiện toàn bộ hoạt động nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này để khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng, luận văn sử dụng các bản đồ có sẵn để khảo sát, định vị các đối tượng du lịch có liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời, thể hiện kết quả nghiên cứu bằng cách không gian hóa các đối tượng du lịch trên bản đồ. Luận văn sử dụng kỹ thuật GIS (Geographic Information System) để xây dựng hệ thống bản đồ TNDL tỉnh Bắc Giang, hiện trạng TCLTDL tỉnh Bắc Giang và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp khảo sát thực địa
Quá trình thực hiện luận văn, đòi hỏi phải đi các đợt thực địa, khảo sát các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn, đánh giá thực trạng, định hướng phát triển của các đối tượng nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bắc Giang và một số tuyến liên kết với các tỉnh lân cận, tác giả dự kiến thực hiện rất nhiều đợt khảo sát các điểm du lịch và điểm tài nguyên đang được khai thác, cả điểm còn ở dạng tiềm năng; khảo sát, gặp gỡ và làm việc với các cơ quan quản lý, đơn vị kinh doanh, khách du lịch cũng như người dân địa phương để có được cái nhìn xác thực nhất.
- Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp nghiên cứu định tính, cho phép tiếp cận với những vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp. Mục tiêu sử dụng phương pháp là xem xét các ý kiến đánh giá, góp ý về nội dung nghiên cứu. Sự đóng góp ý kiến và truyền đạt lý luận, trao đổi kinh nghiệm của các đối tượng trên đã giúp giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc của luận văn trong quá trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TCLTDL và vận dụng chúng vào địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch áp dụng cho tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích, đánh giá được hiện trạng phát triển và TCLTDL tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất được định hướng và một số giải pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển và TCLTDL tỉnh Bắc Giang gắn với khai thác TNDL các địa phương phụ cận.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch
- Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang
- Chương 3. Định hướng và một số giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
1.1. Cơ sở lí luận của tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch
- Du lịch
Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hoá thành Tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tourism” được dịch qua tiếng Hán: Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là trải nghiệm.
Luật Du lịch Việt Nam năm 2022 nêu rõ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [17].
- Khách du lịch
Khái niệm “khách du lịch” hay “du khách”, xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào cuối thế kỉ XVIII. Tới nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Theo UNWTO (World Tourism Organization), khách du lịch có các đặc trưng: là người đi khỏi nơi cư trú của mình; không theo đuổi mục đích kinh tế; đi khỏi nơi cư trú từ 24h trở lên.
Ở Việt Nam, khái niệm khách du lịch được quy định trong Luật Du lịch là “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” [17]. Khách du lịch được phân làm hai nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Khách du lịch quốc tế: Khái niệm khách du lịch quốc tế được quy định tại điều 10, chương 2 của Luật Du lịch “Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch” [17].
Khách du lịch nội địa: Theo Luật Du lịch Việt Nam, tại điều 10 chương 2 quy định “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam” [17].
Khách du lịch ra nước ngoài: “Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài” (Theo Luật Du lịch Việt Nam [17]).
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến TCLTDL, hiệu quả hoạt động du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Khái niệm về TNDL được quy định cụ thể tại khoản 4 điều 3 chương I của Luật Du lịch Việt Nam năm 2022: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa (TNDL nhân văn)” [17].
Vậy, TNDL có thể được hiểu bao gồm các yếu tố tự nhiên, yếu tố văn hoá và các giá trị nhân văn được sử dụng đáp ứng nhu cầu du lịch của con người.
TNDL được chia làm hai nhóm cơ bản: TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. Luật Du lịch Việt Nam cũng quy định rõ tại khoản 1 điều 15 mục I chương III như sau: “TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. “TNDL văn hóa bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch” [17].
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, hợp thành bởi nhiều bộ phận kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách trong chuyến du lịch. Theo Michael M. Coltman, “sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” [ Dẫn theo 25].
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2022), “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [17].
Như vậy, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách; được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, văn hóa với việc sử dụng các nguồn lực là cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Trong đó, TNDL bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa. Còn dịch vụ du lịch, xét dưới góc độ là quá trình tiêu dùng của khách du lịch, có thể được tổng hợp theo các nhóm cơ bản sau: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tham quan, giải trí, hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm.
1.1.1.5. Thị trường du lịch Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Có thể hiểu thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung, là nơi diễn ra quan hệ trao đổi hàng hoá (vật chất và dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người [25].
Thị trường du lịch được cấu thành bởi cung và cầu. Trong đó, cầu du lịch là một bộ phận của nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hàng hoá du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu khám phá, chữa bệnh… Cung du lịch là khối lượng hàng hoá dịch vụ du lịch được cung cấp trong khoảng thời gian xác định cho nhu cầu du lịch của xã hội.
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL)
1.1.2.1. Khái niệm
Khái niệm TCLTDL được xuất phát từ các khái niệm về tổ chức không gian kinh tế của các nước Châu Âu và Bắc Mĩ.
TCLTDL chính là sự phân hóa không gian của du lịch căn cứ trên các điều kiện TNDL, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương khác và rộng hơn là mối liên hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. TCLTDL được xem là một nghệ thuật sắp xếp bố trí các đối tượng du lịch trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được các hiệu quả khai thác lãnh thổ tối ưu.
Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn TNDL (tự nhiên và văn hóa), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường cao nhất [26].
1.1.2.2. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
a) Điểm du lịch
Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị của TCLTDL. Điểm du lịch có quy mô nhỏ, tuy nhiên trên thực địa sự chênh lệch về quy mô diện tích các điểm du lịch đôi khi khá lớn, ví dụ so giữa điểm du lịch vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) với điểm du lịch văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Điểm du lịch là nơi có TNDL được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
Điều kiện để công nhận điểm du lịch:
- Có TNDL, có ranh giới xác định.
- Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch.
- Đáp ứng về điều kiện an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật [17].
b) Khu du lịch Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Khu du lịch là khu vực có ưu thế về TNDL, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch cấp quốc gia.
- Điều kiện công nhận khu du lịch:
- Có TNDL với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa có ranh giới xác định.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch.
- Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
- Đáp ứng về điều kiện an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật [17].
c) Tuyến du lịch
Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế.
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến [25,26].
- Trung tâm du lịch
Là một cấp hết sức quan trọng trong phân vị vùng du lịch, trong đó có sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm du lịch cùng loại hay khác loại.
Đặc trưng của trung tâm du lịch là nguồn TNDL tương đối tập chung và được khai thác một cách cao độ, có khả năng lôi cuốn khách du lịch. Có CSHT, CSVC-KT tương đối đầy đủ về số lượng và chất lượng để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài.
Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về quy mô, trung tâm du lịch có thể có diện tích tương đương với lãnh thổ cấp tỉnh hay một thành phố trực thuộc tỉnh [26].
- Vùng du lịch
Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị lãnh thổ du lịch. Vùng du lịch như một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, văn hóa – xã hội bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế – xã hội xung quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh.
Tiêu chí để phân loại vùng du lịch:
- Loại hình sản phẩm.
- Điều kiện môi trường tự nhiên.
- Điều kiện môi trường nhân văn.
- Định hướng phát triển kinh tế – xã hội.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch [25,26].
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch
- a) Tài nguyên du lịch (TNDL)
TNDL là một phạm trù động, vì khái niệm TNDL thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Do vậy khi đánh giá TNDL và xác định hướng khai thác cần tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu, khả năng kinh tế – kĩ thuật để khai thác các loại TNDL mới.
TNDL là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp; hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.
Có thể nói du lịch là một trong những ngành có sự định hướng của tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến TCLTDL, đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Khối lượng và chất lượng tài nguyên quyết định dòng khách du lịch; thời gian khai thác quyết định tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách và tác động đến cả hướng chuyên môn hóa của vùng. Mức độ kết hợp của các loại TNDL càng phong phú, sức hấp dẫn du lịch càng cao, sức hút đối với khách du lịch càng mạnh, và phân vùng lãnh thổ du lịch càng sâu sắc.
Về phân loại có thể chia thành TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa.
- b) Các nhân tố kinh tế – chính trị – xã hội
Kinh tế đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của ngành du lịch. Bởi khi kinh tế – xã hội phát triển thì sẽ có cơ hội quay trở lại đầu tư, bổ sung lao động và vốn cho ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa to lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch.
Theo bậc thang nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được an toàn là nhu cầu cơ bản xếp thứ hai sau nhu cầu sinh học. Vì vậy, khi có bất kì thông tin nào bất ổn về chính trị – xã hội xảy ra tại một điểm du lịch thì khó có thể thu hút được khách du lịch tới điểm đó. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Một bầu không khí chính trị hòa bình và ổn định kết hợp với các TNDL sẵn có của lãnh thổ sẽ tạo nên sức hấp dẫn của một vùng đất, một quốc gia. Cũng nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau và có khuynh hướng hòa bình hơn. Điều này lí giải cho việc các tổ chức quốc tế phát động năm 1987 là năm du lịch quốc tế với khẩu hiệu “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình”.
Các vùng đất Nam Tư, Ai Cập, Thái Lan đã từng là những điểm sáng về du lịch, nhưng trong những năm gần đây do tình trạng bất ổn về chính trị nên hoạt động du lịch đã giảm sút và mờ nhạt. Ngành du lịch của Thái Lan rất phát triển, năm 2011 Thái Lan xếp thứ 18 về số lượng du khách trong bảng xếp hạng của World Tourism rankings với 13,9 triệu lượt khách, nhưng xung đột giữa các đảng phái thời gian gần đây đã khiến thứ hạng trên bị tụt [35].
Trong khi đó, Việt Nam đang là quốc gia có hình ảnh chính trị – xã hội đẹp được quảng bá trên thế giới. Một đất nước đứng lên xây dựng từ trong đau thương của chiến tranh, hiểu hơn hết giá trị của hòa bình và ổn định. Hình ảnh tổng thống Mỹ – Barack Obama thưởng thức món bún chả trên phố Lê Văn Hưu – Hà Nội; Thủ tướng Australia – Malcolm Turnbull dạo bộ thư thái trên phố ở Đà Nẵng; thủ tướng Canada – Justin Trudeau chạy bộ quanh bờ kè Nhiêu Lộc -Thành phố Hồ Chí Minh … Hay gần đây nhất là sự kiện ngoại giao quốc tế, Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tháng 2/2024. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị với sự hài lòng và lời khen ngợi của tổng thống Mỹ – Donald Trump và chủ tịch Triều Tiên- Kim Jong Un dành cho Việt Nam.
Có thể thấy, bạn bè năm châu đã yêu mến hình ảnh Việt Nam hòa bình thân thiện và mến khách. Chính những hình ảnh này là sự quảng bá vô giá cho ngành du lịch nước ta. Hiện tại Việt Nam đang là điểm đến lí tưởng đối với khách du lịch quốc tế.
Như vậy, nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch. Và đến lượt mình, du lịch thực sự là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu hơn về giá trị văn hóa, giúp các dân tộc xích lại gần nhau. Thông qua hoạt động du lịch quốc tế, con người thể hiện ước muốn tạo lập và chung sống trong hòa bình.
- d) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSHT, CSVC-KT)
Cơ sở hạ tầng (CSHT) là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. CSHT, CSVC-KT gồm mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lí rác thải, hệ thống nhà nghỉ khách sạn, hệ thống nhà hàng, khu vui chơi giải trí…
Nếu không có CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch thì TNDL mãi mãi chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. CSHT và CSVC-KT vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các vùng du lịch, đặc biệt là ngành giao thông vận tải.
- c) Nhân tố đường lối chính sách
Đường lối chính sách có sức ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự phát triển du lịch của một quốc gia.
Trong những thập kỉ gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Những nước có ngành du lịch phát triển đều là những nước có nhiều chính sách quan tâm đầu tư phát triển du lịch, có hệ thống văn bản pháp luật, quy phạm hoàn thiện làm hành lang pháp lý cho du lịch phát triển. Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch như khai thác bảo vệ TNDL, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
1.1.2.4. Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch
- Vai trò
Việc nghiên cứu và xây dựng các hình thức TCLTDL phù hợp chính là chìa khóa để sử dụng hiệu quả các nguồn TNDL, tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hóa du lịch.
Việc nghiên cứu TCLTDL nói chung và việc vạch ra các tuyến, điểm du lịch nói riêng còn góp phần quan trọng tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch.
TCLTDL tốt không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi vùng mà còn thúc đẩy vấn đề kiểm soát môi trường, bảo tồn di sản văn hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cả những vùng chưa phong phú về tài nguyên.
- Mục tiêu
TCLTDL có thể cung cấp một sự cải thiện về du lịch nếu như nó hướng trực tiếp đến hàng loạt các mục tiêu chủ yếu. Những mục tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch. Những mục tiêu này là tiền đề đối với sự hình thành ý tưởng, xác định mục đích và cung cấp nền tảng thống nhất cho sự xác nhận của các chính sách du lịch.
Có 4 mục tiêu cơ bản khi tiến hành công tác TCLTDL:
- + Đáp ứng sự hài lòng và thỏa mãn của khách du lịch
- + Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế
- + Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch
- + Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng
Các mục tiêu trên được xem như là động cơ thúc đẩy đối với tất cả các nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan tham gia vào dự án phát triển du lịch có tính chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện được chúng [25,26].
1.1.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
1.1.3.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm du lịch
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu của các tác giả Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, đặc biệt là cuốn “Địa lí du lịch, cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Tuệ và Vũ Đình Hòa, NXB Giáo Dục Việt Nam 2022; và luận án tiến sỹ Khoa học Địa lý “Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2021; khảo sát thực tế các điểm du lịch tại Bắc Giang, tác giả đã lựa chọn các tiêu chí đánh giá trên hai khía cạnh: khả năng khai thác và khả năng thu hút của điểm du lịch theo như phương án của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga. Bởi vì đây là cách đánh giá áp dụng với tỉnh Hà Giang, tác giả xét thấy hoàn cảnh địa lý và nguồn tài nguyên du lịch, cũng như thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch của địa phương Hà Giang cũng tương đối tương đồng với địa phương mà tác giả nghiên cứu, đó là tỉnh Bắc Giang.
Sau khi khảo sát hiện trạng phát triểt, kết hợp đánh giá của các chuyên gia, tác giả xác định các điểm du lịch và đánh giá khả năng thu hút, khả năng khai thác của các điểm du lịch đó theo phương pháp đánh giá tổng hợp với các tiêu chí: độ hấp dẫn, vị trí của điểm du lịch, sức chứa khách du lịch, CSHT và CSVC – KT du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch, tính bền vững. Mỗi một tiêu chí được đánh giá theo bậc 4 điểm; 4, 3, 2, 1 tương ứng với các mức độ đánh giá từ cao xuống thấp (tốt, khá tốt, trung bình, kém). Các tiêu chí có mức độ quan trọng khác nhau, cần xác định hệ số nhân cho mỗi tiêu chí.
(1) Khả năng thu hút: các tiêu chí đánh giá bao gồm: Độ hấp dẫn, vị trí điểm du lịch, CSHT và CSCV – KT phục vụ du lịch.
Độ hấp dẫn: Độ hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch là vẻ đẹp độc đáo của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, địa mạo, sinh vật…, sự phù hợp của khí hậu đối với sức khoẻ con người, tính đặc sắc của các di tích lịch sử, văn hoá bản địa, công trình nhân tạo.
- Hấp dẫn: (4 điểm): Tối thiểu có 5 phong cảnh đẹp hoặc 5 hiện tượng, di tích tự nhiên có giá trị; hoặc có di tích văn hoá lịch sử độc đáo, được công nhận là di sản văn hoá thế giới, hoặc di tích quốc gia đặc biệt; hoặc có công trình nhân tạo mang ý nghĩa quốc gia. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Khá hấp dẫn (3 điểm): Có 3 phong cảnh đẹp, hoặc có 3 – 5 hiện tượng, di tích tự nhiên có giá trị; hoặc có di tích văn hoá lịch sử, được Bộ VH, TT&DL công nhận cấp quốc gia; hoặc công trình nhân tạo mang ý nghĩa vùng.
- Trung bình (2 điểm): có 1 – 2 phong cảnh đẹp hoặc có 2 di tích tự nhiên có giá trị; hoặc có di tích văn hoá lịch sử cấp tỉnh; hoặc công trình nhân tạo mang ý nghĩa địa phương.
- Ít hấp dẫn: (1 điểm): có phong cảnh đơn điệu; hoặc có di tích văn hoá lịch sử có ý nghĩa địa phương; hoặc không có công trình nhân tạo.
Vị trí điểm du lịch: Vị trí của điểm du lịch là vị trí tương đối của điểm du lịch với điểm phân phối khách và điều kiện đường giao thông cho phép tiếp cận điểm du lịch (tính thời gian tiếp cận chuẩn cho phương tiện là ô tô du lịch)
- Rất gần (4 điểm): khoảng cách dưới 50km, hoặc thời gian đi đường nhỏ hơn 1 giờ, có thể đi bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng.
- Khá gần (3 điểm): Khoảng cách từ 50 – 100km, hoặc thời gian đi đường từ 1 – 2 giờ, có thể đi bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng.
- Trung bình (2 điểm): Khoảng cách từ 100 – 150km, hoặc thời gian đi đường 2 – 3 giờ, có thể đi bằng 1 loại phương tiện thông dụng.
- Xa (1 điểm): khoảng cách trên 150km, hoặc thời gian đi đường trên 3 giờ, có thể đi bằng 1 loại phương tiện thông dụng.
CSHT và CSVC – KT phục vụ du lịch: CSHT và CSVC – KT phục vụ du lịch được xác định bởi sự tiện lợi và đồng bộ của mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ du lịch bổ sung phục vụ cho nhu cầu của du khách.
- Tốt (4 điểm): CSHT đồng bộ, đủ tiện nghi, có khả năng tiếp cận thuận lợi, có đủ các dịch vụ bổ sung.
- Khá (3 điểm): CSHT đồng bộ, đủ tiện nghi, có khả năng tiếp cận tương đối thuận lợi, có khá đầy đủ các dịch vụ bổ sung.
- Trung bình (2 điểm): CSHT chưa đồng bộ (thiếu một vài yếu tố như: cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và một số dịch vụ…).
- Kém (1 điểm): CSHT kém hoặc chất lượng thấp, việc đi đến các điểm đó khó khăn, mất nhiều thời gian.
(2) Khả năng khai thác: các tiêu chí đánh giá bao gồm: Sức chứa khách du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch, tính bền vững.
Sức chứa khách du lịch: Sức chứa khách du lịch là lượng khách tối đa có thể đón đến điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà chưa gây ra những tổn hại đến môi trường tự nhiên, xã hội và quyền lợi của khách. Theo quy định của Luật Du lịch, sức chứa khách của khu du lịch cấp Tỉnh ≥ 100.000 lượt khách/năm, tuy nhiên do đặc điểm địa bàn nghiên cứu với sự phát triển của hoạt động du lịch ở giai đoạn khởi đầu, nhiều điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng, nhưng lại mang ý nghĩa quốc gia. Do đó, áp dụng tiêu chí sức chứa khách đối với điểm du lịch có ý nghĩa cấp Tỉnh là ≥ 80.000 lượt khách du lịch/năm là phù hợp.
- Lớn (4 điểm): có khả năng tiếp nhận trên 80.000 lượt khách du lịch/năm.
- Khá lớn (3 điểm): có thể tiếp đón 50.000 đến dưới 80.000 lượt khách du lịch/năm.
- Trung bình (2 điểm): có sức chứa 30.000 đến dưới 50.000 lượt khách du lịch/năm.
- Nhỏ (1 điểm): Có sức chứa dưới 30.000 lượt khách du lịch/năm.
Tính bền vững: Tính bền vững là khả năng bảo tồn, duy trì các thành phần và bộ phận của tài nguyên trước áp lực của các hoạt động du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Bền vững (4 điểm): trong trường hợp điểm du lịch không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại. Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh. Công trình văn hoá lịch sử còn được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm và thiên tai, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm. Hoạt động du lịch diễn ra liên tục. Công trình nhân tạo được đầu tư xây dựng lớn, sử dụng được trên 50 năm.
- Khá bền vững (3 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 1-2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng phục hồi tương đối nhanh. Công trình văn hoá lịch sử có bị phá hoại, có khả năng sửa chữa nhanh. Tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 50 đến 100 năm. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên. Công trình nhân tạo được đầu tư xây dựng ở mức trung bình, sử dụng từ 30 – 50 năm.
- Trung bình (2 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 1-2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên kinh tế – xã hội bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh được. Công trình văn hoá lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa và tôn tạo lại nhưng chậm. Tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 đến 50 năm. Hoạt động du lịch có thể bị hạn chế; hoặc công trình nhân tạo được đầu tư mức thấp, khả năng sử dụng trung bình từ 10 – 30 năm.
- Ít bền vững (1 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 2 – 3 thành phần tự nhiên bị phá hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất chậm. Công trình văn hoá – lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục hồi nguyên trạng kém. Tài nguyên có thể tồn tại vững chắc dưới 10 năm. Hoạt động du lịch bị gián đoạn, công trình nhân tạo có thể sử dụng dưới 10 năm.
Thời gian lưu trú của khách du lịch:
- Dài (4 điểm): có trên 3 ngày lưu trú tại điểm du lịch.
- Khá dài (3 điểm): có từ 2 – 3 ngày lưu trú tại điểm du lịch.
- Trung bình (2 điểm): có từ 1 – 2 ngày lưu trú tại điểm du lịch.
- Ngắn (1 điểm): có dưới 1 ngày lưu trú tại điểm du lịch.
Mỗi tiêu chí đánh giá theo 4 bậc từ cao xuống thấp (tốt, khá, trung bình, kém), đồng thời căn cứ vào đặc điểm và sự quan trọng của từng tiêu chí tại địa phương mà xây dựng hệ số theo bậc: 3, 2, 1. Trong đó, các hệ số được xác định như sau:
- Hệ số 3: tính hấp dẫn của điểm du lịch. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để xác định giá trị của điểm du lịch có thể khai thác cho hoạt động du lịch. Tính hấp dẫn của điểm du lịch càng cao thì khả năng thu hút và khả năng khai thác của điểm du lịch càng lớn. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Hệ số 2: CSHT và CSVC – KT du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch, tính bền vững. Bắc Giang là tỉnh trung du, thực trạng mạng lưới giao thông vận tải còn hạn chế, việc đánh giá mạng lưới giao thông vận tải, CSVC – KT du lịch để khai thác các điểm du lịch ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút của điểm du lịch. Tính thời vụ, tính bền vững ảnh hưởng đến thời gian khai thác của điểm du lịch.
- Hệ số 1: Được xác định cho tiêu chí: vị trí của điểm du lịch so với trung tâm của từng tiểu vùng du lịch địa phương. Tiêu chí này thể hiện khả năng liên kết giữa các điểm tài nguyên trong từng tiểu vùng du lịch, là cơ sở hình thành tuyến du lịch chính, tuyến du lịch bổ trợ trong từng tiểu vùng. Sức chứa của điểm du lịch được xác định hệ số 1 do các điểm du lịch ở tỉnh Bắc Giang có số lượng nhiều, nằm trên địa bàn miền núi và trung du nên sức chứa nhỏ, thời gian di chuyển của khách đến các điểm khá lớn.
Bảng 1.1. Điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá điểm du lịch
Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: điểm đánh giá khả năng thu hút từ 18 – 24 điểm, kết hợp khả năng khai thác có điểm từ 15 – 20 điểm; điểm du lịch địa phương có khả năng thu hút từ 6 – 12 điểm, khả năng khai thác từ 5 – 10 điểm.
1.1.3.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụm du lịch
Trong TCLTDL theo cấp tỉnh thì cụm du lịch là một hình thức có vai trò quan trọng trong việc định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch. Trong một số nghiên cứu của các tác giả đã lựa chọn một số tiêu chí như: hiệu quả khai thác, tính hấp dẫn, CSHT và CSVC – KT.
Để đánh giá cụm du lịch, luận văn đưa ra 05 tiêu chí: số lượng điểm du lịch, CSHT và CSVC – KT du lịch, thời gian hoạt động, sức chứa khách du lịch của cụm, tính liên kết của các điểm du lịch trong cụm du lịch.
Số lượng điểm du lịch được tính là số các điểm du lịch có trong cụm du lịch đang khai thác phục vụ hoạt động du lịch, trong đó có một điểm du lịch hạt nhân (điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia).
CSHT và CSVC – KT được xác định là tiêu chí quan trọng để khai thác tài nguyên du lịch của Bắc Giang. Nó được xác định bởi sự tiện lợi của hệ thống giao thông vận tải và sức chứa của các nhà hàng, khách sạn, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Sức chứa khách du lịch: Nếu như cụm du lịch có vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều điểm du lịch để thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch thì số lượng khách sẽ đông hơn, sức chứa lớn. Ngược lại, nếu cụm du lịch đó không có nhiều điểm du lịch, không có nhiều TNDL thì không thu hút khách du lịch. Số lượng khách du lịch đông thì tổng thu du lịch sẽ lớn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc lớn vào chất lượng của tài nguyên tại điểm du lịch, độ hấp dẫn du khách của các loại tài nguyên đó, đồng thời phụ thuộc vào chất lượng CSHT và CSVC – KT.
Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số ngày thích hợp trong năm cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, đón và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Tính liên kết được xác định bởi số điểm du lịch và khoảng cách giữa các điểm du lịch trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết giữa các điểm du lịch.
- Số lượng điểm du lịch trong cụm
Số lượng và chất lượng điểm du lịch rất cần thiết trong việc xác định quy mô hoạt động du lịch của cụm du lịch, thể hiện mức độ tập trung các điểm du lịch hạt nhân (điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia) và các điểm du lịch bổ trợ (điểm du lịch có ý nghĩa địa phương). Số lượng điểm du lịch được đánh giá bằng 4 mức độ (nhiều, khá nhiều, trung bình, ít), đồng thời được xác định hệ số 3 vì vai trò quan trọng của nó trong phát triển cụm du lịch:
- Nhiều (4 điểm): cụm du lịch có từ 3 điểm du lịch hạt nhân và 10 điểm du lịch trở lên.
- Khá nhiều (3 điểm:) cụm du lịch có từ 1 – 2 điểm du lịch hạt nhân và từ 6 – 9 điểm du lịch.
- Trung bình (2 điểm): cụm du lịch có từ 3 – 5 điểm du lịch.
- Ít (1 điểm): cụm du lịch có dưới 3 điểm du lịch.
Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch là khoảng thời gian trong năm có khả năng tổ chức các hoạt động du lịch. Thời gian có thể khai thác sẽ quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Thời gian này được căn cứ vào các điều kiện khí hậu để đánh giá và được xác định hệ số 3. Tiêu chí này được chia thành 4 mức độ:
- Dài (4 điểm): cụm có trên 7 tháng trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khoẻ của con người.
- Khá dài (3 điểm): cụm có từ thời gian từ 5 – 7 tháng trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người.
- Trung bình (2 điểm): cụm có thời gian từ 3 – 4 tháng trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người.
- Ngắn(1 điểm): cụm có dưới 3 tháng trong năm có thể triển khai các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ của con người.
CSHT và CSVC – KT phục vụ du lịch
Nếu TNDL là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên điểm du lịch thì CSHT và CSVC – KT tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa hai tiêu chí này có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Tiêu chí này được đánh giá ở sự tiện lợi của giao thông vận tải, sức chứa của khách sạn, nhà hàng và được chia thành 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình và yếu (hệ số 2). Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- Tốt (4 điểm): các cụm du lịch có giao thông vận tải thuận tiện, tất cả các loại phương tiện có thể hoạt động được đến các điểm du lịch trong cụm, hoạt động du lịch được từ 8 – 12 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng có thể đáp ứng được > 1000 người/ngày.
- Khá (3 điểm): các cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi, tất cả các loại phương tiện có thể đến được phần lớn các điểm du lịch trong cụm, có thể hoạt động du lịch được từ 6 – 8 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 500 – 1000 người/ngày.
- Trung bình (2 điểm): các cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi. Hoạt động du lịch trong cụm được từ 4 – 6 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 300 – 500 người/ngày.
- Kém (1 điểm): cụm du lịch có giao thông vận tải không thuận lợi, có thể hoạt động du lịch được dưới 4 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho < 300 người/ngày.
Sức chứa khách du lịch
Qua khảo sát thực địa các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì cụm có khách đông nhất trên 1000 người/ngày, cụm có số khách thấp nhất dưới 300 người/ngày, nên luận văn đã lựa chọn tiêu chí này với 4 mức độ:
- Số lượng khách đông (4 điểm): > 1000 người/ ngày.
- Số lượng khách khá đông (3 điểm): có từ 500 – 1000 người/ngày.
- Số lượng khách trung bình (2 điểm): có từ 300 đến < 500 người/ngày.
- Số lượng khách không đông (1 điểm): dưới 300 người/ngày.
Tính liên kết giữa các điểm du lịch trong cụm du lịch
Trong cụm du lịch sự liên kết giữa các điểm du lịch có vai trò quan trọng, tạo nên quần thể các điểm du lịch, tăng tính hấp dẫn cho cụm du lịch, tạo sự thuận lợi trong việc hình thành các tour du lịch. Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế các điểm trong cụm du lịch, việc đánh giá tính liên kết thể hiện ở sự xuất hiện thêm của các điểm du lịch so với điểm du lịch được xem xét trong cụm trong phạm vi gần (khoảng 10km).
- Tốt (4 điểm): có thêm ít nhất 4 điểm du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) nằm lân cận điểm được xem xét ở trung tâm cụm trong phạm vi bán kính 10km.
- Khá (3 điểm): Có thêm từ 2-3 điểm du lịch ở trong phạm vi điểm xem xét ở trung tâm cụm không quá 10km.
- Trung bình (2 điểm): Chỉ có thêm 1 điểm du lịch nằm lân cận điểm được xem xét ở trung tâm cụm trong phạm vi bán kính 10km.
- Kém (1 điểm): Không có thêm điểm du lịch nào trong phạm vi bán kính 10km so với điểm trung tâm cụm du lịch.
Điểm đánh giá tổng hợp cụm du lịch là tổng số điểm của từng tiêu chí được xác định qua việc nhân hệ số với các bậc số của từng tiêu chí. Số lượng điểm du lịch được xác định hệ số 3 vì đây là yếu tố rất quan trọng. CSHT và CSVC – KT được xác định hệ số 3, vì nếu nó đáp ứng nhu cầu cho du khách thì tổng thu du lịch sẽ cao hơn, số lượng khách đông hơn. Đối với tỉnh Bắc Giang, yếu tố về CSHT và CSVC – KT đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển ngành du lịch.
Thời gian hoạt động du lịch trong cụm được xác định hệ số 2 vì thời gian hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến tổng thu du lịch, hiệu quả khai thác của các cụm du lịch. Cụm nào có thời gian hoạt động nhiều thì lượng khách đông và tổng thu du lịch lớn. Tính liên kết được xác định hệ số 2 bởi sự liên kết giữa các điểm du lịch là nhân tố để tạo nên cụm du lịch, tính hấp dẫn của từng cụm du lịch. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Sức chứa khách du lịch phụ thuộc vào các yếu tố như TNDL, CSHT và CSVC – KT và thời gian hoạt động du lịch. Nếu các điều kiện trên đáp ứng tốt cho khách du lịch thì số lượng khách và tổng thu cao vì thế tiêu chí này xác định hệ số 1.
Điểm số đánh giá cho từng thang bậc cũng tương tự như đánh giá điểm du lịch và được xác định với 4, 3, 2, 1 điểm tuỳ theo mức độ đánh giá.
Bảng 1.2. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch
Qua bảng tổng hợp điểm trên, điểm số được phân thành 3 bậc. Bậc 1 từ 35 đến 44 điểm, bậc 2 từ 22 – 34 điểm, bậc 3 từ dưới 21 điểm. Mỗi bậc có mức độ thuận lợi và có ý nghĩa khác nhau. Điểm tối đa là 44 điểm, tối thiểu là 11 điểm. Tổng hợp ý nghĩa của từng cụm du lịch được xác định như trong bảng sau:
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp ý nghĩa của cụm du lịch
1.1.3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các điểm du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các trục đường giao thông. Tuyến du lịch là cơ sở quan trọng để các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các tour du lịch. Để đánh giá tuyến du lịch, khảo sát thực tế hoạt động của các tuyến du lịch đang thực hiện tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra 04 tiêu chí đánh giá khả năng hoạt động của một số tuyến du lịch tỉnh Bắc
Giang.Tuyến du lịch được đánh giá qua các chỉ tiêu: độ hấp dẫn, độ tiện ích và mức độ khai thác hiệu quả, tính an toàn của tuyến du lịch.
- Độ hấp dẫn
Độ hấp dẫn của tuyến du lịch thể hiện qua việc có hay không các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế. Các tuyến du lịch được xem là đặc biệt hấp dẫn nếu như có mật độ lớn các điểm du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Các bậc đánh giá chỉ tiêu độ hấp dẫn của tuyến du lịch như sau:
- Tuyến du lịch hấp dẫn: có ít nhất 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong vòng bán kính 50km.
- Tuyến du lịch khá hấp dẫn: có ít nhất 2 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong vòng bán kính 50km.
- Tuyến du lịch hấp dẫn trung bình: có ít nhất 1 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong vòng bán kính 50km.
- Tuyến du lịch ít hấp dẫn: các điểm du lịch trong tuyến có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng chỉ có ý nghĩa địa phương (không có điểm du lịch quốc gia, quốc tế), tập trung trong vòng bán kính 50km.
Độ tiện ích Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Độ tiện ích của tuyến du lịch thể hiện qua việc có hay không các dịch vụ tiện ích cho khách du lịch trên dọc tuyến du lịch. Tuy nhiên, sự phân bố các điểm du lịch trên các tuyến du lịch hiện nay ở nước ta khá dày đặc. Nếu tính theo tiêu chuẩn cứ 100 – 150km đường bộ giữa 2 điểm du lịch trong một tour phải có một công trình tiện ích cho khách du lịch thì thực tế chưa cần thiết. Do đó, độ tiện ích của tuyến du lịch được đánh giá tổng hợp qua khả năng đảm bảo các tiện nghi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách du lịch. Các chỉ tiêu đánh giá được chia thành các cấp sau:
- CSHT và CSVC-KT rất tốt: CSHT đến các điểm du lịch trong tuyến thuận lợi, CSVC – KT đáp ứng mức độ cao của du khách.
- CSHT và CSVC-KT tốt: CSHT đến các điểm du lịch trong tuyến khá thuận lợi, CSVC – KT đáp ứng mức độ khá của du khách.
- CSHT và CSVC-KT trung bình: CSHT đến các điểm du lịch trong tuyến thuận lợi trung bình, CSVC – KT đáp ứng mức độ trung bình của du khách.
- CSHT và CSVC-KT chưa tốt: CSHT đến các điểm du lịch trong tuyến ít thuận lợi, CSVC-KT đáp ứng mức độ thấp của du khách.
Mức độ khai thác
Mức độ khai thác của tuyến du lịch thể hiện qua tỉ lệ các điểm du lịch trên tuyến được đưa vào tour du lịch của các nhà cung cấp dịch vụ và thể hiện qua khách du lịch đến các tuyến du lịch cũng như doanh thu của tour du lịch trên các tuyến. Tuy nhiên, chỉ tiêu về khách du lịch và doanh thu khó xác định nên chỉ đánh giá qua mức độ khai thác về tỉ lệ của các tour du lịch trên tuyến du lịch.
Việc xác định các chỉ tiêu để xây dựng điểm, tuyến du lịch làm cơ sở cho việc định hướng nói trên thì không chỉ dừng lại ở những điểm, tuyến du lịch đã khai thác mà còn đánh giá các điểm, tuyến du lịch dưới dạng tiềm năng chưa có sự khai thác. Các bậc đánh giá tiêu chí này như sau:
- Mức độ khai thác cao (4 điểm): là tuyến du lịch có trên 70% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch đang thực hiện.
- Mức độ khai thác khá cao (3 điểm): là tuyến du lịch có từ 50 – 70% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch đang thực hiện.
- Mức độ khai thác trung bình (2 điểm): là tuyến du lịch có từ 30 – 49% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch đang thực hiện.
- Mức độ khai thác thấp (1 điểm): là tuyến du lịch có dưới 30% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch đang thực hiện.
Tính an toàn Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
- An toàn (4 điểm): Không xảy ra trường hợp mất ổn định nào về an ninh, sinh thái và thiên tai; không có hiện tượng quấy nhiễu, trộm cắp, trấn lột, bắt cóc, bán hàng rong, ăn xin; không xảy ra dịch bệnh; giao thông an toàn.
- Khá an toàn (3 điểm): Có các đặc trưng trên, tuy nhiên có hiện tượng quấy nhiễu, ăn xin, bán hàng rong nhưng không thường xuyên; giao thông an toàn.
- Trung bình (2 điểm): Không có hiện tượng cướp giật, khủng bố, trấn lột, bắt cóc, thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên hoạt động ăn xin, bán hàng rong hoạt động mạnh; giao thông khá an toàn.
- Kém (1 điểm): Có cướp giật, hoặc bắt cóc, dịch bệnh, đe doạ đến tính mạng con người, xâm phạm tài sản của du khách; giao thông còn gặp khó khăn.
Khi đánh giá điểm tổng hợp các chỉ tiêu theo 4 mức độ và hệ số của tuyến du lịch thể hiện như sau:
Bảng 1.4. Tổng hợp hệ số các tiêu chí đánh giá tuyến du lịch
Qua số điểm tổng hợp, xác định mức độ thuận lợi các tuyến du lịch như sau:
- Tuyến du lịch rất thuận lợi (tuyến có ý nghĩa quốc gia, quốc tế): từ 21 – 28 điểm.
- Tuyến du lịch thuận lợi (tuyến có ý nghĩa vùng): từ 14 – 20 điểm.
- Tuyến du lịch trung bình (tuyến có ý nghĩa địa phương): từ 7 – 13 điểm.
1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
1.2.1 Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế
Du lịch hiện đã trở thành một trong những ngành dịch vụ phát triển nhanh nhất, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa hiện còn coi phát triển du lịch như là công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Đối với Việt Nam, ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, ngành du lịch tăng trưởng đã tạo điều kiện khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, các giá tị văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, du lịch còn đảm bảo an sinh xã hội bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng đất nước. Du lịch còn quảng bá hình ảnh quốc gia, góp phần nâng tầm vị thế quốc gia trên thế giới.
1.2.2 Tình hình phát triển du lịch và TCLTDL ở Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam
Bối cảnh sau đổi mới, Việt Nam mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, giai đoạn 1986 – 1990 ngành du lịch nước ta có khởi sắc rõ rệt. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng lên từ 1.816 khách năm 1970 lên 54.353 khách năm 1986 và 187.526 khách năm 1989.
Năm 1992, Tổng cục Du lịch được tái lập, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ được ban hành nhằm đổi mới và phát triển du lịch như Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993, chỉ thị 46-CP/TW. Từ 1995, Việt Nam là thành viên của ASEAN, du lịch Việt Nam càng khẳng định vai trò của mình trong xu thế phát triển hội nhập.
Bước sang thế kỉ XXI, ngành du lịch Việt Nam phát triển vững chắc về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước với thế giới rất hiệu quả.
Bảng 1.5. Số lượng khách quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 2021
Trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP du lịch luôn cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác. Năm 2020 tỉ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP chiếm 6,3%.
Theo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2021, ngành du lịch Việt Nam lần đầu tiên đạt mốc đón 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng 26% so với năm 2020. Khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt, tăng 8,8%; tổng thu từ khách du lịch đạt 417 nghìn tỷ đồng. Kết quả này thể hiện nỗ lực của toàn ngành trong tất cả các lĩnh vực từ lữ hành, lưu trú, xúc tiến quảng bá, hợp tác quốc tế, cho tới xây dựng thể chế chính sách, đầu tư, đào tạo nhân lực… đã cùng cố gắng vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Bảng 1.6. Tổng doanh thu du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 – 2021
Ngày 22/12/2021, tại buổi họp báo thông tin về hoạt động du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết năm 2021 ngành du lịch đã đạt được “kỳ tích tăng trưởng” khi đón được 10 triệu khách quốc tế, tăng 25,4% so với năm 2020. Bên cạnh việc đón được 10 triệu lượt khách quốc tế, năm 2021, du lịch Việt Nam cũng phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2020 [28, 29].
1.2.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLT DL) ở Việt Nam
Ở nước ta, TCLTDL được thể hiện rõ ngay trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Theo đó Việt Nam được chia thành 7 vùng du lịch:
Vùng du lịch Trung du và Miền núi Bắc Bộ: Bao gồm 14 tỉnh thành là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang. Tổng diện tích là 95.388,8 km2 (chiếm 28,8% diện tích cả nước) và số dân năm 2020 là 11.800.000 người (chiếm 14% dân số cả nước). Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch về nguồn, du lịch văn hóa, tham quan, du lịch sinh thái, thể thao, khám phá.
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc: Bao gồm 11 tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên là 21.060 km2 (chiếm 6,4% diện tích cả nước) và dân số năm 2020 là 20.900.000 người (chiếm 22,8% dân số cả nước) [28]. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch lễ hội, tâm linh, du lịch biển đảo, sinh thái nông nghiệp….
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Bao gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Diện tích tự nhiên là 51.456 km2 (chiếm 16% diện tích cả nước) và dân số năm 2020 là 10.473.000 người (chiếm 12% dân số cả nước) [28]. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch di sản, biển đảo, văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái…
Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ: Bao gồm 8 tỉnh thành là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên là 44.377 km2 (chiếm 13,4% diện tích cả nước) dân số năm 2020 là 9.185.000 người (chiếm 10,1% dân số cả nước) [28]. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch Biển Đảo, tham quan di tích, du lịch văn hóa..
Vùng du lịch Tây Nguyên: Bao gồm 5 tỉnh là Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tổng diện tích là 54.641 km2 (chiếm 16,5% diện tích cả nước). Dân số năm 2020 là 5.608.000 người (chiếm 6,1% dân số cả nước) [28]. Sản phẩm du lịch đặc trưng là di sản văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Vùng du lịch Đông Nam Bộ: Bao gồm 6 tỉnh thành là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Tổng diện tích là 23.590,7km2 (chiếm 7,1% diện tích cả nước) dân số năm 2020 là 16.127.800 người (chiếm 17,6% dân số cả nước) [28]. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch MICE gắn với văn hóa lễ hội, giải trí, nghỉ dưỡng biển…
Vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long: Bao gồm 13 tỉnh thành là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Tổng diện tích là 40.576,0 km2 (chiếm 12,3% diện tích cả nước). Dân số năm 2020 là 17.590.400 người (chiếm 19,1% dân số cả nước) [28]. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái miệt vườn, tham quan sông nước kết hợp loại hình homestay, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch Biển Đảo.
1.2.3. Tình hình phát triển du lịch Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
Vùng TDMNPB là nơi hội tụ đầy đủ tiềm năng du lịch đặc sắc, mang đậm các đặc trưng về đất nước và con người Việt Nam. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Đền Hùng, Điện Biên, Sa Pa, Ba Bể, Bản Giốc, Pác Bó …đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Vùng TDMNPB có những nét riêng biệt về tự nhiên và văn hóa. Vùng gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipang cao 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Địa hình nơi đây bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp hùng vĩ. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…được ví như những bức tranh tuyệt tác của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.
Bên cạnh đó, vùng TDMNPB còn có rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả và những cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa. Tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian khoáng đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành, vùng TDMNPB đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm cho mọi du khách.
Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Kasxto thuộc vùng núi đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình. Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động này còn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng). Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú; gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường, với những danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc… Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Đặc biệt, vùng TDMNPB còn giàu ý nghĩa về lịch sử cội nguồn. Nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc như đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ); di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như hang Pắc Bó (Cao Bằng), cây đa Tân Trào và An toàn khu ở Tuyên Quang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ…đang tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên vùng đất này phát triển mạnh về du lịch để xóa nghèo vươn lên làm giàu bền vững.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, Du lịch là ngành được xác định có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Sự phát triển du lịch cần được đặt trong tổng thể sự phát triển của các ngành kinh tế khác, chúng có tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự phát triển về không gian du lịch cũng đòi hỏi các vùng, các địa phương phải được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Do đó tổ chức lãnh thổ du lịch của một tỉnh nhất thiết cần được đặt trong bối cảnh phát triển của vùng và của cả nước. Luận văn: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, bối cảnh công nghệ số ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay, TCLTDL cũng cần xem xét trong không gian mở và tận dụng công nghệ số để phát triển và hội nhập.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com