Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT

Tên đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai.

Tóm tắt:

Hiện nay, sự quan tâm hàng đầu của các ngân hàng nói chung và BIDV – Chi nhánh Đồng Nai nói riêng là sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL). Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các ngân hàng cần phải có tầm nhìn một cách toàn diện cùng với đó là chính sách cũng như giải pháp đi kèm để có thể phát triển dịch vụ NHBL một cách khoa học và bền vững

Qua phương pháp dùng thống kê cùng với đó là thông qua phân tích từ thống kê, tác giả thu thập dữ liệu của BIDV – Chi nhánh Đồng Nai. Sau đó, tác giả xử lý số liệu để cho ra kết quả dữ liệu sơ cấp cùng với đó là thông qua quá trình thống kê nhằm tìm ra thực trạng hiện tại của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2017-2021. Thông qua đó, tác giả cũng đồng thời chỉ ra mặt thành công, mặt hạn chế nhằm phát hiện tính hạn chế trong quá trình thực hiện cho sự phát triển dịch vụ của ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn kể trên. Thông qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm mục đích nâng cao, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Đồng Nai.

Cũng trong nghiên cứu này, tác gỉả đã đề xuất gồm 6 giải pháp căn bản, gồm có thu hút khách hàng, tiến hành nghiên cứu sản phẩm dịch vụ, marketing và chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả mạng lưới, đưa nền tảng công nghệ thông tin vào việc ứng dụng. Thông qua nhóm giải pháp này, tác giả mong sẽ là giải pháp cho vấn đề nâng cao dịch vụ bán lẻ của ngân hàng, nơi tác giả đang công tác.

Từ khóa: phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, BIDV, dịch vụ bán lẻ

ABSTRACT Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Project title: Developing retail banking services at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam- Dong Nai branch.

Summary:

Currently, the top concern of commercial banks in general and BIDV Dong Nai branch in particular is developing banking services. To achieve that goal, it is necessary to have a comprehensive view, appropriate policies and solutions to develop banking services in a scientific and sustainable manner.

Through statistical and analytical methods, the author collects data from BIDV Dong Nai branch. Then, the author synthesizes and processes primary data, analyzes and processes information to analyze the current situation of Dong Na Branch in the period 2017 -2021. At the same time, it points out the successes, limitations and causes of limitations in the development of retail banking services in the above period. From there, propose solutions to improve and develop retail banking services at Dong Nai branch.

The author hopes that his thesis can contribute to the development of  Dong Nai Branch in the near future.

Keywords: retail banking service development, BIDV, retail services

MỞ ĐẦU Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, song song với nhiều cơ hội phát triển thì các Ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều thách thức. Ngoài sự cạnh tranh giữa các NHTM nội địa thì có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, tập đoàn tài chính đa quốc gia với thế mạnh về vốn, kỹ thuật, công nghệ thông tin và trình độ quản lý. Trước thách thức đó, các NHTM cần có những định hướng trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm đủ sức cạnh tranh ở thị trường.

Các sản phẩm và dịch vụ hiện đại của NHBL như Ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, tiết kiệm online, v.v… đang trở thành xu hướng trong thời đại công nghệ số. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các Ngân hàng phát triển, cải tiến sản phẩm và dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng và thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, để thành công trong mảng dịch vụ này, các ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, đầu tư vào công nghệ và phát triển hệ thống quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho khách hàng.

BIDV-Chi nhánh Đồng Nai có 45 năm phục vụ khách hàng (được thành lập vào năm 1977) và đây là một trong những chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian vừa rồi, lãnh đạo của Chi nhánh đã tăng cường sự phát triển mảng dịch vụ NHBL nhưng “miếng bánh” về thị phần bán lẻ còn khiêm tốn hơn nếu đem so với các chi nhánh của các NHTM đang kinh doanh trên cùng địa bàn, hiện tại chỉ chiếm 5% thị phần (số liệu dẫn chứng từ NHNN-Chi nhánh Đồng Nai), mạng lưới điểm giao dịch còn hẹp, đa số tập trung ở thành phố Biên Hòa, trụ sở chi nhánh và 4/6 PGD đều tập trung ở Biên Hòa. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, BIDV Chi nhánh Đồng Nai cần có biện pháp, chiến lược nhằm thúc đẩy dịch vụ NHBL nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và luôn được khách hàng đánh giá cao. Thế nên, tác giả chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đồng Nai” để tiến hành nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai. Mục tiêu chi tiết:

Thứ nhất, đánh giá một cách tổng quát tình hình thực trạng của việc huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn từ 2019 đến 2023, qua đó để có thể chỉ ra những thành công, hạn chế, cơ hội và thách thức trong huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai.

Thứ hai, đánh giá chung về thực trạng của mảng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2019-2023 và chỉ ra mặt đạt được, mặt hạn chế, thời cơ và mặt thách thức trong mảng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Đồng Nai.

Thứ ba, đánh giá tình hình thực tế của mảng dịch vụ Ngân hàng điện tử được triển khai tại BIDV-Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023 và chỉ ra mặt đạt được, hạn chế, cơ hội và thách thức của mảng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Chi nhánh Đồng Nai.

Cuối cùng là đề xuất biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực dịch vụ NHBL được tiến hành tại BIDV-Chi nhánh Đồng Nai.

3. Câu hỏi của nghiên cứu Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Thứ nhất, tình hình huy động vốn của BIDV Chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2019-2023 được tiến hành như thế nào?

Thứ hai, tình hình của dư nợ cho lỉnh vực mới tại Chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2019-2023 như thế nào?

Thứ ba, tình hình của mảng dịch vụ Ngân hàng điện tử được thực hiện BIDV Chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2019-2023 như thế nào?

Thứ tư, những thành công, hạn chế cùng với đó là cơ hội và thách thức khi phát triển màng dịch vụ NHBL tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai được đánh giá như thế nào ?

Cuối cùng là, những giải pháp nào cần được đề xuất nhằm tiến hành trong dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại khu vực tỉnh Đồng Nai của BIDV?

4. Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu: các dịch vụ NHBL được triển khai tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai.

Phạm vi của nghiên cứu:

Về mặt thời gian: đề tài được tiến hành từ năm 2019 đến năm 2023 (Giai đoạn này, BIDV Chi nhánh Đồng Nai bắt đầu thúc đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHBL bằng cách tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ của chi nhánh kết hợp với tăng cường tiếp thị phát triển dịch vụ NHBL)

Về mặt không gian: đề tài được triển khai tại Chi nhánh Đồng Nai.

5. Phương pháp của nghiên cứu

Trong tiến trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp định tính: tác giả thu thập số liệu từ dữ liệu của BIDV Chi nhánh Đồng Nai . Sau đó, tác giả tổng hợp, xử lý các dữ liệu sơ cấp, phân tích và xử lý thông tin về thực trạng của BIDV Chi Nhánh Đồng Nai để có được các dữ liệu thứ cấp, bảng biểu, sơ đồ. Từ đó, phân tích các thực trạng về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai nhằm đưa ra thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh.

6. Nội dung của nghiên cứu Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Thứ nhất là tác giả tiến hành hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về lĩnh vực dịch vụ NHBL và phát triển dịch vụ NHBL tại các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, tác giả phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Chi nhánh Đồng Nai nhằm chỉ ra sự thành công cũng như tồn tại mặt hạn chế cùng với nguyên nhân của các hạn chế đó.

Cuối cùng là tác giả đưa ra các tư vấn về các biện pháp có thể ứng dụng vô trong thực tế tại Chi nhánh Đồng Nai nhằm mục tiêu tăng cường dịch vụ NHBL trong thời gian tới

7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Đề tài “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại BIDV- Chi nhánh Đồng Nai” sẽ cho phép tập thể cán bộ Chi nhánh thấy được cái nhìn tổng quan về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thông qua đó, Chi nhánh có thể thúc đẩy phát triển dịch vụ mới này trên địa bàn tỉnh.

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Thông qua đề tài nghiêu cứu “Phát triển lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ” đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu tiếp cận theo các mảng nghiệp vụ riêng lẻ và theo từng góc độ khác nhau. Một vài nghiên cứu tiêu biểu có quan hệ đến các nghiệp vụ trong lĩnh vực bán lẻ của NHTM vừa qua, bao gồm như sau:

Nghiên cứu của Đào Lê Kiều Oanh (2014) đã sử dụng phương pháp thống kê, số liệu được thu thập tại BIDV từ năm 2006-2012 để thực hiện nghiên cứu. Qua đó, tác giả chỉ ra những sự khác lạ về mặt hình thức cũng như quan điểm về dịch và thực trạng cùng với đó là giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV. Tuy nhiên, tác giả khi tiến hành nghiên cuứ cũng đã chưa đút kết được những quan điểm về phát triển dịch vụ NHBL và NHBB tại BIDV.

Nghiên cứu của tác giả Tô Khánh Toàn (2016) sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm và triển vọng phát triển các dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015. Tuy vậy, tác giả mới chỉ tiến hành nghiên cứu ở góc độ phát triển dịch vụ, mà chưa hình dung về mô hình ngân hàng bán lẻ.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Yến (2017) cũng tương tự với hai tác giả trên, sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập của BIDV, thực trạng cung ứng dịch vụ giai đoạn 2012-2016, thông qua đó, đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ tại BIDV. Nhưng, trái ngược lại là , đề tài nghiên cứu cũng chưa thực sự đi sâu nghiên cứu dịch vụ mới này, mảng quan trọng cũng như là hướng đi tăng trưởng chính của ngân hàng.

Nghiên cứu của Võ Thị Phương (2019) thì đưa ra sự phân tích về tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong NHBL tại nước ta. Tuy vậy, tác giả của bài viết cũng mới chỉ đưa ra yếu tố là công nghệ thông tin trong khi phát triển dịch vụ mà trong khi còn chịu tác động của các yếu tố khác. Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Nghiên cứu của Bùi Thị Điệp (2022) thì đã chỉ ra vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với NHTM, nền kinh tế và khách hàng. Tác giả đã đưa vào bài viết của mình bằng cách chỉ ra thực trạng việc sử dụng dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam qua đó đưa ra biện pháp phát triển dịch vụ mảng bán lẻ trong tình hình mới.

Trong các giải pháp đáng chú ý là giải pháp trong việc xây dựng hệ sinh thái tương tác.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọc Thúy (2023) thì đưa ra những ích lợi đối với các NHTM, thông qua tình hình kinh tế để nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam đồng thời đưa ra các gợi ý như sau: gợi ý cho cơ quan quản lý: Xây dựng hệ thống hạ tầng tài chính bền vững, hoàn thiện các hệ thống hỗ trợ thanh toán điện tử, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia thống nhất, cho phép ngân hàng thương mại được khai thác, phục vụ quá trình cung cấp sản phẩm dich ṿụ cho khách hàng;  đẩy nhanh việc hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến áp dụng công nghệ số trong hoạt đông ngân hàng; thay đ̣ổi cơ chế quản lý theo hướng cho phép thực hiện các môi trường pháp lý dạng thí điểm đối với sản phẩm tài chính mới. Đối với các NHTM: đinh hình ḷ ại cách thức cung cấp dich ṿụ; tiếp tục chú trọng phát triển mảng bán lẻ dựa trên công nghệ số; cần tập trung việc tạo ra các trải nghiệm tốt hơn cho người dùng để tăng cao sự hài lòng, dẫn đến lòng trung thành và hướng đến mục tiêu đạt được doanh thu cao hơn từ môt đ̣ối tượng cụ thể; Đa dạng hóa sản phẩm cho các đối tượng khách hàng; Tăng cường nâng cao trình đô ̣chuyên môn cũng như chất lượng dich ṿụ.

Qua các nghiên cứu, các bài viết đã được đề cập có thể khẳng định rằng: dịch vụ bán lẻ luôn được các ngân hàng và các chuyên gia kinh tế quan tâm, phần lớn các Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Ngân hàng đều có dự án phát triển dịch vụ NHBL. Mặc dù, đã có khá nhiều nghiên cứu nhằm phát triển mảng bán lẻ, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ đề cập đến các khía cạnh khác nhau, căn cứ vào thực tiễn phát sinh các nghiệp vụ cụ thể để nghiên cứu lý thuyết chứ chưa có nghiên cứu khoa học bài bản về dịch vụ NHBL. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng BIDV trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Do vậy, cần có đề tài nghiên cứu cụ thể, toàn diện để hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ mảng ngân hàng bán lẻ bằng cách phân tích thực trạng tại Chi nhánh Đồng Nai, từ đó kiến nghị những giải pháp có căn cứ dựa trên bằng chứng khoa học nhằm để vận dụng có hiệu quả trong tình hình thực tế.

9. Kết cấu của đề tài

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
  • Chương 2: Thực trạng về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV- Chi nhánh Đồng Nai
  • Chương 3: Các giải pháp được đề xuất nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV- Chi nhánh Đồng Nai.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

1.1. Các khái niệm, đặc điểm, các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Theo từ điển Tài chính-Đầu tư-Ngân hàng-Kế toán Anh Việt (1999): Dịch vụ bán lẻ là các dịch vụ Ngân hàng thực hiện với khách hàng là cá nhân, thông thường là có quy mô nhỏ và thông qua chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Theo định nghĩa của WTO thì NHBL là loại hình dịch vụ nơi mà khách hàng cá nhân có thể tiến hành các hoạt động như gởi tiền, vay vốn, thanh toán, sao kê tài khoản,… tại các điểm giao dịch. Dựa trên các định nghĩa, có thể trình bày về dịch vụ NHBL như sau: NHBL là loại hình dịch vụ được cung cấp đến các cá nhân, quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới các chi nhánh, các điểm tiến hành giao dịch và các kênh tiếp thị truyền thông khác. Dịch vụ này bao gồm sản phẩm truyền thống như là tài khoản thanh toán, tiết kiệm, các loại hình về thẻ, các hình thức về vay và sản phẩm khác.

1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2016), dịch vụ NHBL có những đặc điểm sau:

  • Đặc điểm về khách hàng

Khách hàng của dịch vụ NHBL chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ. Đối với các cá nhân, hộ gia đình là khách hàng nhỏ, đây là đối tượng có quy mô giao dịch nhỏ nhưng là đối tượng giao dịch chiếm số lượng lớn, mong muốn tập trung là tiết kiệm cho cá nhân, mở tài khoản chủ yếu giao dịch, vay vốn cho tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Vì thế, nhiều tiêu chí đã được đưa ra để phân nhóm người dùng này, như về giới tính, tuổi tác, thu nhập, loại hình lao động,…

Còn đối với đối tượng là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chủ yếu vào vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn ngắn hạn, ngoài ra, xa hơn là đầu tư máy móc, mở rộng cơ sở kinh doanh trong dài hạn. Do vậy, nhằm tạo điều kiện cho quy mô doanh nghiệp này vay vốn cũng như mang lại lợi nhuận tốt cho Ngân hàng thì Ngân hàng cần xác định được khả năng trả lãi xuất phát từ nguồn thu lãi của khách hàng kèm theo phương án vay vốn cùng với đó là kế hoạch trả lãi và gốc của họ.

  • Đặc điểm về quy mô giao dịch

Khối lượng giao dịch lớn nhưng tỷ lệ phần trăm “khai thác” thì chiếm giá trị nhỏ là một trong những đặc trưng của dịch vụ bán lẻ. Vì thế, để có thể tăng cường cho quy mô giao dịch, Ngân hàng cần có động thái cung cấp sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt, đặc biệt là về mức lãi suất cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng. Đồng thời, Ngân hàng cần có sự đa dạng về sản phẩm, đặc biệt là phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ truyền thống, nhằm thông qua đó để đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Thêm nữa, ngân hàng cũng cần tăng cường khuyến mại, ưu đãi, và giá trị tiện ích mà các chương trình đem lại gồm có như thẻ tín dụng, internet banking, mobile banking để tăng giá trị tính tiện lợi và thu hút khách hàng.

  • Đặc điểm về nhu cầu khách hàng mang tính chất về thời điểm

Đối tượng khách hàng của ngân hàng bán lẻ nhắm đến chủ yếu là nhóm khách hàng cá nhân. Vì, nếu như nhóm đối tượng là tổ chức tài chính thì nhu cầu tài chính mang tính chất là thường xuyên kèm với đó là phương án cho kế hoạch. Trái lại, nhu cầu của KHCN chỉ mang tính chất thời điểm do họ không biết trước được trong tương lai sẽ phát sinh nhu cầu cụ thể như đi du học, mua xe ô tô, thanh toán hoặc khi có những món tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm ngân hàng…

  • Đặc điểm về độ phức tạp cao Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Việc sử dụng dịch vụ bán lẻ đòi hỏi người dùng phải có nền tảng nhất định về trong việc sử dụng công nghệ hiện đại. Các sản phẩm mới như Ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, vay tiền và tiết kiệm qua nền tảng trực tuyến và các sản phẩm khác đều được xây dựng dựa trên công nghệ kỹ thuật cao và có tính chất phức tạp.

Do vậy, để có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ này một cách hiệu quả, người sử dụng cần phải có kiến thức nền tảng về các tính năng của sản phẩm, cách thức sử dụng, các nguy cơ có thể gặp phải kèm theo biện pháp khi gặp vấn đề. Người dùng cũng cần phải nắm được các quy định, chính sách của ngân hàng để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Thêm vào đó, bảo mật thông tin là yếu tố cực kỳ nên được chú trọng trong việc sử dụng dịch vụ bán lẻ. Khách hàng cần phải biết cách bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân của mình để tránh các hành vi lừa đảo, mạo danh hoặc tấn công mạng.

Do đó, việc nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ là rất cần thiết để khách hàng có thể sử dụng một cách hiệu quả và an toàn. Ngân hàng cần phải đưa ra hướng dẫn và cung cấp thông tin một cách chi tiết nhất về các sản phẩm mới nhất, cập nhật các chính sách và quy định để giúp người dùng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng một cách tốt nhất.

  • Đăc điểm về hệ thống kênh phân phối

Để giúp cho sản phẩm được biết tới một cách rộng rải, các ngân hàng cần phải có nhiều chi nhánh, PGD cùng với đội ngũ người lao động để tiếp cận và đáp ứng các nhu cầu đa dạng hơn của nhiều nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, ngoài các kênh truyền thống như PGD, chi nhành, NHBL hiện nay cần nghiên cứu, triển khai nhóm các kênh phân phối mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và giảm bớt cho chi phí cố định của ngân hàng, ví dụ như là thông qua các trang thiết bị điện tử, đơn vị chấp nhận thẻ, …

1.1.3. Các sản phẩm của dịch vụ NHBL

Theo Nguyễn Minh Kiều (2014), các ngân hàng đã đưa vào nhiều sản phẩm dành cho nhóm người sử dụng mảng bán lẻ. Các sản phẩm dành cho nhóm này gồm có: huy động vốn từ dân cư, tín dụng dành cho cá nhân, đưa ra các hình thức về thẻ, dịch vụ thanh toán cùng với dịch vụ ngân hàng điện tử,…

1.1.3.1. Huy động vốn dân cư

Trên bảng cân đối kế toán của NHTM, tài sản nợ gồm 3 mục chính gồm vốn huy động, vốn vay và vốn tự có. Trong đó, vốn huy động là vốn quan trọng cùng với là chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm tài sản nợ, do vậy, yếu tố huy động vốn gây tác động mạnh đến sự phát triển của Ngân hàng. Như vậy, vốn huy động là một tiêu chí đánh giá độ tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng.

  • Theo Bùi Diệu Anh (2015), đã chia nghiệp vụ huy động vốn thành các loại hình sau:

Tiền gửi cho thanh toán là một loại nguồn tiền mang tính chất không ổn định. Khách hàng chỉ gửi tiền vào tài khoản thanh toán nhằm chi trả cho các chi phí thông thường như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, thông qua các loại hình thẻ. Thêm nữa, người dùng có thể dùng tiền gửi này bất kỳ cũng như rút tiền ra khỏi tài khoản một cách dễ dàng. Do vậy mà các ngân hàng khó tiếp cận sử dụng nguồn tiền này để cho vay hoặc đầu tư một cách hiệu quả.

Tiền gửi tiết kiệm là cách huy động truyền thống của các NHTM, bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn nên tiền gửi tiết kiệm là mối bận tâm nhất của các NHTM. Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Kèm theo sự đi lên của nền kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, vì thế lượng tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng. Hơn thế nữa, các chi nhánh ngân hàng được mỡ rộng nên các ngân hàng đều có chính sách huy động vốn và lãi suất tiền gửi hợp lý thì sẽ thu hút nhiều lượng tiền gửi từ người dân. Qua đó, ngân hàng sẽ có nguồn vốn lâu dài, dồi dào, tăng sức cạnh tranh.

Giấy tờ có giá gồm các loại như là chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,… Khi lượng tiền gửi không đủ cho mong muốn về vốn thì ngân hàng sẽ phát hành giấy tờ có giá, huy động vốn trung và dài hạn, được tính vào nguồn vốn cấp 2 của ngân hàng (nợ thứ cấp).

1.1.3.2. Tín dụng bán lẻ

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2016), tín dụng dành cho bán lẻ là nghiệp vụ của tài sản có, là một sản phẩm truyền thống của ngân hàng, cung ứng cho nhóm KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ các khoản vay gồm thời gian ngắn, trung và dài hạn khác nhau, tùy vào nhu cầu sẽ có các loại hình sản phẩm khác nhau.

Cho vay tiêu dùng: khoản vốn ngân hàng tài trợ cho nhu cầu chi tiêu cho cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, quy mô công ty vừa và nhỏ, đồng thời đem lại cho nhóm đối tượng này trang trải các nhu cầu của cuộc sống.

Vay sản xuất kinh doanh: nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn nhằm bổ sung vốn còn thiếu trong kinh doanh. Nguồn vốn vay ngắn hạn chủ yếu dành cho bổ sung vốn lưu động nhằm thanh toán tiền nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên, tiền điện hoặc vay vốn trung dài hạn cho máy móc, nhà xưởng.

Tín dụng bán lẻ có quy mô nhỏ nhưng rủi ro bù lại thấp. Số lượng khoản vay lớn dẫn đến chi phí như chi phí thẩm định, nhân sự, in ấn hồ sơ,… cao.

1.1.3.3. Dịch vụ thanh toán

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2016), dịch vụ thanh toán là hình thức được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Ngân hàng cung cấp phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế bằng cách thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Bên cạnh huy động vốn, tín dụng bán lẻ thì dịch vụ thanh toán cũng là nhóm sản phẩm và dịch vụ truyền thống của các NHTM. Nhờ có nền tảng công nghệ cùng với mạng lưới mạng lưới các kênh phát hành được triển khai một cách rộng khắp, dịch vụ thanh toán diễn ra nhanh chóng với đô chính xác và an toàn cao. Ngoài các hình thức thanh toán truyền thống như chuyển tiền nội bộ và liên ngân hàng, thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi,… tiến hành thanh toán qua các trang mạng của các ngân hàng, cũng như là qua các ứng dụng phần mềm điện thoại, chuyển tiền nhanh 24/7,… Nền kinh tế ngày càng đi lên dẫn đến hình thức thanh toán càng đa dạng mang lại nguồn kinh phí, kèm với đó là gián tiếp đam lại thu nhập lãi cao cho hệ thống ngân hàng.

1.1.3.4. Dịch vụ thẻ

Theo Nguyễn Văn Tiến (2014), thẻ ngân hàng là cách thức thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.

Thẻ ghi nợ (debit card) cho phép chủ thẻ thực hiện thanh toán với số tiền hiện có từ tài khoản của chủ thẻ. Thẻ ghi nợ đi kèm với tài khoản ngân hàng và được sử dụng để rút tiền từ các máy ATM.

Thẻ tín dụng (credit card) chủ yếu thực hiện các giao dịch mua hàng và thanh toán trong hạn mức tín dụng được Ngân hàng phát hành thẻ cấp. Điều này có nghĩa là người dùng thẻ có thể đươc phép mua hàng và thanh toán vượt quá số dư trong tài khoản. Tuy nhiên, người sử dụng phải thanh toán phần vượt quá vào cuối kỳ thanh toán hoặc trả trước theo thỏa thuận. Thẻ tín dụng thường được liên kết với các phần mềm quản lý về chi tiêu và chủ yếu cho việc tích điểm hoặc nhận các phần thưởng khác.

Thẻ trả trước là loại thẻ mà người dùng nạp tiền trước vào thẻ và sử dụng số tiền này để thanh toán các giao dịch. Điều này có nghĩa là chủ thẻ không thể mua hàng hoặc thanh toán số tiền vượt quá giá trị tiền được nạp. Thẻ trả trước có thể định danh hoặc vô danh. Thẻ trả trước định danh yêu cầu thông tin định danh của chủ thẻ, trong khi thẻ trả trước vô danh không yêu cầu thông tin định danh. Thẻ trả trước thường được sử dụng như một công cụ quản lý chi tiêu và là lựa chọn phổ biến cho người không mở tài khoản ngân hàng hoặc không muốn sử dụng thẻ tín dụng.

1.1.3.5. Dịch vụ Ngân hàng điện tử Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Theo Team Finfirst (2024), Ngân hàng điện tử là thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng cho phép thực hiện các giao dịch được mã hóa qua mạng trực tuyến.

Điều này có thể hiểu một cách trực quan rằng Dịch vụ Ngân hàng điện tử là một thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh được tiến hành qua nền tảng khoa học công nghệ thông tin và điện tử. Một cách tổng quan, E-banking có thể bao gồm các hoạt động như tra cứu tài khoản, chuyển khoản qua internet banking hoặc mobile banking, thanh toán hoá đơn và mua sắm qua mạng. Nó mang lại lợi ích cho người dùng về mặt thời gian, tiền bạc cũng như cho phép ngân hàng khi tăng tính cạnh tranh và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.1.4. Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

1.1.4.1. Khái niệm phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Theo Christina Majaski (2023), phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là bổ sung thêm các sản phẩm hiện đại kèm với đó là cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng bán lẻ. Ngoài dịch vụ về tài khoản và dịch vụ cơ bản, các ngân hàng cần đưa ra thêm các dịch vụ như tư vấn tài chính và quản lý tài sản cũng như kế hoạch dành cho hưu trí cho từng nhóm đối tượng khác nhau.

Theo Ngô Thắng Lợi (2015) trong cuốn “Giáo trình Kinh tế phát triển” đưa ra quan điểm rằng, phát triển là quá trình của sự vận động, đi lên từ chỗ thấp đến nơi có chỗ cao, từ sự kém hoàn thiện đến chỗ cần hoàn thiện hơn, biến đổi cả về chất và lượng.

 Qua các quan điểm trên, tóm gọn lại rằng, phát triển dịch vụ bán lẻ là sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm, phát triển lượng người dùng, đẩy mạnh gia tăng thị phần, kèm theo là tăng sự an toàn nhằm mục đích phân tán rủi ro, tăng cường tính cạnh tranh và hiệu quả cho kinh doanh.

1.1.4.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Từ định nghĩa về phát triển dịch vụ NHBL, đưa ra tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

  • Tính phong phú và chất lượng của sản phẩm dịch vụ

Tính phong phú và chất lượng của sản phẩm dịch vụ là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một NHTM. Nhu cầu khách hàng ngày càng cao và đa dạng, do đó, một số sản phẩm và dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu đó. Sản phẩm và dịch vụ phong phú cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng, giúp họ dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Sản phẩm và dịch vụ phải đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và an toàn. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ cũng được đánh giá thông qua mức độ hài lòng của khách hàng và độ tin cậy của ngân hàng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến ngành ngân hàng.

Một NHTM nếu chỉ chuyên cung cấp dịch vụ truyền thống sẽ bị lỡ cơ hội tăng thêm doanh thu so với các NHTM khác. Số lượng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng càng nhiều thì sẽ tăng tính cạnh tranh cho Ngân hàng đó.

Tuy nhiên, sự đa dạng cần phải tương quan  với nguồn lực hiện tại của ngân hàng. Ngược lại, việc triển khai quá nhiều sản phẩm sẽ làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Ngân hàng không những cải tiến, hoàn thiện sản phẩm truyền thống mà còn phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

  • Nền khách hàng và thị phần

Khách hàng là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của tất cả doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Số lượng khách hàng ngày càng tăng, cho thấy sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng của mảng bán lẻ thường có độ trung thành không cao, họ sẽ chuyển sang các ngân hàng khác với chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá cả hớp lý hơn. Do đó, các Ngân hàng không ngừng cải tiến sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới, bên cạnh chăm sóc tốt khách hàng cũ thì cần phải triển thêm nền khách hàng mới, gia tăng thị phần.

  • Mạng lưới kênh phân phối

Mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đối với khách hàng, việc biết về tiện ích và cách sử dụng sản phẩm cũng rất quan trọng để họ có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà sản phẩm mang lại. Do đó, ngân hàng cần có các hoạt động giới thiệu sản phẩm, cung cấp hướng dẫn sử dụng sản phẩm và hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng. Các kênh phân phối hiện đại như Internet, máy ATM, POS cũng cần được phát triển và tối ưu hóa để khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm dễ dàng hơn.

  • Thu nhập từ dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngoài việc mang đến tiện ích cho khách hàng còn nhằm mục đích  là mang lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ NHBL không những phát triển sản phẩm, kênh phân phối, gia tăng thị phần mà còn tối đa hóa thu nhập từ hoạt động này, tăng tỷ trọng đóng cho thu nhập chung của Ngân hàng.

1.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Theo quan điểm của Nguyễn Đăng Dờn (2016), dịch vụ bán lẻ có vai trò thiết yếu đứng trên 3 góc độ: nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng

1.2.1. Đối với nền kinh tế

NHBL đóng vai trò trọng yếu cho sự phát triển kinh tế và tài chính của một quốc gia. Nhờ vào việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng, ngân hàng có thể cung ứng các khoản vay tín dụng cho người dùng để mở rộng sản xuất qua đó kích thích tiêu dùng, một cách gián tiếp là đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

1.2.2. Đối với Ngân hàng

Phát triển dịch vụ bán lẻ là một giải pháp tốt để phân tán các nguy cơ cho hoạt động của ngân hàng, kèm theo giúp ngân hàng duy trì sự ổn định, nhờ việc gia tăng các mạng lưới và đa dạng trong hoạt động, ngân hàng có thể tăng cơ hội tiếp cận, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ khác nhau hòng nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu khác nhau của từng nhóm đối tượng.

Hơn nữa, tăng cường dịch vụ bán lẻ còn giúp ngân hàng gia tăng nguồn lực về con người, bởi vì, yêu cầu ngân hàng phải có một đội ngũ chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để hướng dẫn các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Thông qua điều này, một cách gián tiếp có thể tạo ra nhiều việc làm cũng như là đóng góp cho sự phát triển đất nước.

Tóm gọn lại, phát triển dịch vụ bán lẻ là một cách hiệu quả để phân tán độ rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh là tăng cường sự ổn định và đa dạng cho hoạt động kinh doanh. Việc này có thể giúp ngân hàng gia tăng kênh phát hành, phát triển nguồn nhân lực và đáp ứng mong muốn một cách hiệu quả nhất.

1.2.3. Đối với khách hàng

Ngoài ra, dịch vụ bán lẻ còn mang lại tính tiện ích cao với việc khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính một cách nhanh chóng và tiết kiệm công sức nhờ các nền tảng khoa học công nghệ mới. Thay vì khách hàng cần phải đến ngân hàng để thực hiện giao dịch thì họ có thể thực hiện từ bất kỳ khi nào chỉ với một vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh hoặc máy tính.

Với tín dụng bán lẻ, ngân hàng cũng giúp họ tiếp cận với các sản phẩm tài chính khác nhau như thẻ tín dụng, vay mua nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng,… giúp cho họ có thể đáp ứng mong muốn thiết thực của mình tốt nhất.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đăng Dờn (2016), phát triển dịch vụ NHBL phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1.3.1. Năng lực xây dựng, đổi mới, hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Chính sách vĩ mô của một quốc gia gây tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước. Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023, việc giảm lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước nhằm kích cầu nền kinh tế được sử dụng để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Tuy vậy, điều này cũng có sự gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Khi lãi suất tiền gửi thấp, người gửi hướng đi chuyển tiền của họ sang các kênh đầu tư khác để tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Điều này tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng, vì các ngân hàng cần nguồn vốn này để cho vay và tìm kiếm lợi nhuận. Khi tiền gửi giảm, các ngân hàng phải tìm kiếm nguồn khác để thay thế.

Hơn nữa, đa dạng hóa sở hữu trong hoạt động cũng có thể tạo ra một số thách thức và gây ra nguy cơ rủi ro. Sở hữu chéo và các mối quan hệ phức tạp giữa các NHTM và tập đoàn kinh tế có thể tạo ra một môi trường kinh doanh không minh bạch và có nguy cơ bị thâu tóm không lành mạnh.

Trong khi đó, trong nền kinh tế hiện nay, các ngân hàng đối mặt với áp lực trong việc huy động các nguồn vốn, trình độ ứng dụng công nghệ hiện đại kèm theo nhân sự trong trình độ quản lý và tính cạnh tranh trong ngành. Nhằm tăng tính cạnh tranh, ngân hàng cần phải tập trung vào việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật kèm theo nâng cao cải thiện trình độ quản lý, bên cạnh đó là tìm cách tăng cường sở hữu và tăng cường hợp tác trong và ngoài nước.

1.3.2. Môi trường pháp lý Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Môi trường pháp lý ổn định luôn là yếu tố cực kỳ cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thuận lợi và tính hiệu quả. Sự thay đổi trong văn bản luật có thể tác động đến các hoạt động của ngân hàng như quản trị rủi ro, hoạt động cho vay, thu hồi nợ, huy động vốn từ tiền gửi và các hoạt động khác.

Sự quan tâm đặc biệt của chính phủ đối với hệ thống Ngân hàng cũng nhằm ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo sự minh bạch và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Đặc biệt quan trọng đối với những khách hàng và nhà đầu tư không có nhiều kinh nghiệm về hoạt động tài chính.

Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng rằng quy định môi trường pháp lý quá nghiêm ngặt cũng có thể gây trở ngại cho hoạt động và dẫn đến việc giảm tính cạnh tranh. Do đó, cần đạt được sự cân đối thích hợp giữa sự quản lý và kiểm soát của chính phủ và sự tự do kinh doanh của các NHTM.

1.3.3. Môi trường chính trị – xã hội

Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, tập quán, thói quen, văn hóa từng khu vực, quốc gia. Các yếu tố chính trị, môi trường xã hội không chịu sự điều tiết của ngân hàng nhưng nó tác động mạng mẽ tới hoạt động của ngân hàng. Khi tình hình chính trị – xã hội bất ổn sẽ gây tác động không tốt đến tâm lý cho người dùng, nhu cầu sử dụng dịch vụ giảm. Ngược lại, tình hình chính trị-xã hội ổn định, niềm tin của người dùng sẽ được nâng lên kéo theo đó là mong muốn sử dụng dịch vụ tăng theo.

Chế độ chính trị quyết định tới nền kinh tế, vì vậy, khi nước ta thực hiện chính sách Đổi mới 1986, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hệ thống ngân hàng ở nước ta đã có nhiều sự biến đổi. Hệ thống ngân hàng được mở rộng với sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Đặc biệt, khi bước vào thời kỳ công nghệ 4.0, các ngân hàng thực hiện chuyển sang Ngân hàng số.

Trình độ dân trí, thu nhập của dân cư ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Nếu như trình độ học vấn của người dùng không cao, hiểu biết kém về các dịch vụ của ngân hàng, họ sẽ không biết được các lợi ích của các dịch vụ.

Yếu tố văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến khách hàng, thế nên, ở nước ta, người miền Bắc và miền Trung có thiên hướng về tiết kiệm, còn miền Nam có thiên hướng về tiêu dùng. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… thì người dân sẽ cơ hội tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm mới. Trái ngược với với các đô thị, các vùng khác sẽ thích sử dụng sản phẩm cũ.

1.3.4. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Trong nền kinh tế bây giờ, doanh nghiệp và cá nhân chủ động tìm kiếm, chủ động giao dịch với các NHTM về các loại hình dịch vụ. Một khách hành có thể quan hệ với nhiều NHTM và ngược lại các NHTM cũng phải chủ động mời chào, tiếp thị sản phẩm của mình đến họ. Ngân hàng nào có lãi suất, bảng tính phí hợp lý cũng như đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt sẽ có ưu thế trong cạnh tranh. Các NHTM phải hoàn thiện không ngừng về chất lượng sản phẩm, ứng dụng vào kinh doanh nhằm tăng uy tín và sự hấp dẫn. Hiện nay, ngoài cạnh tranh giữa các NHTM trong nước thì còn có sự tham gia của các tổ chức tài chính có vốn từ nước ngoài và tổ chức phi tín dụng.

1.3.5. Chất lượng nguồn nhân lực và năng lực đổi mới công nghệ của NHTM

Lịch sử chứng minh, con người là yếu tố chính cho sự thúc đẩy của nền kinh tế-xã hội. Một số quốc gia nghèo tài nguyên nên con người được coi là chủ đạo cho sự phát triển và đã đưa các quốc gia đó thành các nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Singapore, Thụy Sỹ,.. Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

Chất lượng nguồn lao động được thể hiện thông qua như phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và tính nhiệt huyết cống hiến đối với công việc và tổ chức. Trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và tài chính nói chung bên cạnh yêu cầu về kiến thức nghiệp vụ thì phẩm chất đạo đức không kém phần quan trọng do nó có quan hệ đến tài sản, vốn, lòng tin của khách hàng.

Đối với việc phát triển dịch vụ NHBL, năng lực của đội ngũ cán bộ giữ vai trò thiết yếu trong việc hình thành nên dịch vụ chất lượng cao. Sự tham gia của lực lượng lao động này vào dịch vụ bán lẻ thể hiện qua tính chuyên nghiệp trong công việc, nhận ra được mong muốn và năng lực tài chính của khách hàng qua đó đư ra lời tư vấn về dịch vụ phù hợp. Chủ động đề xuất và phương án tháo gỡ khi khách hàng phát sinh vấn đề khó khăn.

Hoạt động kinh doanh nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng yêu cầu ngành ngân hàng có sự chú trọng rất lớn vào hệ thống CNTT và có sự cải tiến, nâng cấp không ngừng nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay.

1.3.6. Uy tín của ngân hàng

Uy tín và chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố cực kỳ cần thiết trong việc tạo dựng và duy trì mối liên kết tốt với người dùng. Ngân hàng nào có độ uy tín cao sẽ được người sử dụng tin dùng bằng cách gửi tiền và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Thông qua điều đó giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng mới và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng hiện tại.

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ đóng vai trò cần thiết trong việc tăng sức cạnh tranh. Ngân hàng cần gia tăng chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tăng tính cạnh tranh với các NHTM khác trên thị trường, gia tăng thu nhập.

Vì vậy, ngân hàng cần tập trung đến việc tạo ra một nơi làm việc chuyên nghiệp, tăn cường chất lượng dịch vụ và tăng cường quản lý để tạo ra uy tín và giữ chân được người tiêu dùng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, tổng hợp và trình bày các lý thuyết về phát triển dịch vụ bán lẻ bao gồm khái niệm, vai trò và nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá. Từ các cơ sở lý thuyết được nêu ở trên, để làm nền tảng, phân tích và đánh giá tình hình thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019- 2023. Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993