Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tiêu đề: Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam.

Nội dung:

Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng được mở rộng quy mô cũng như mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế, do các điều kiện về địa lý, phân bổ dân cư, dịch vụ internet v,v nên có những nơi vẫn chưa được các NHTM bố trí các điểm giao dịch và/hoặc các máy rút tiền tự động để phục vụ việc rút tiền hay giao dịch của người dân, từ đó dẫn đến vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ tài chính. Trong khi đó, điện thoại di động lại khắc phục được hạn chế đó. Người dân thuộc nhóm người nghèo, người thu nhập thấp được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý. Luận văn nghiên cứu và đề ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Mobile Money. Với các giải pháp và hàm ý chính sách mang tính khoa học và xuất phát từ thực tiễn, dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam sẽ được mở rộng quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.

Từ khóa: Tiền điện tử, Mobile Money, Việt Nam.

ASTRACT

Topic: Solution to develop electronic money services on mobile subscribers in Vietnam.

Content:  Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Nowadays, the commercial banking system is being increasingly expanded in terms of scale as well as operating networks. However, in reality, due to geographical conditions, population distributions, internet services, etc, there are places where commercial banks have not yet arranged transaction points and/or automated teller machines to provide cash withdrawal services or transactions, thereby leading to a considerable part of citizens still having difficulty in using financial services. Meanwhile, mobile smartphones are able to overcome these limitations, helping poor people, people on low incomes, and disadvantaged groups to conveniently access and use financial products along with services, that suit their needs, at a reasonable cost, services are provided in a responsible and sustainable manner. This dissertation thesis researches and proposes solutions aim to promote the development of Mobile Money services. Hopefully, the proposed solutions will contribute to expanding Mobile Money services in terms of both scale and quality.

Keywords: Cryptocurrency, Mobile Money, Vietnam.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng được mở rộng quy mô cũng như mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế, do các điều kiện về địa lý, phân bổ dân cư, dịch vụ internet v,v nên có những nơi vẫn chưa được các NHTM bố trí các điểm giao dịch và/hoặc các máy rút tiền tự động hay còn gọi là cây ATM (viết tắt của Automatic Teller Machine hay Automated Teller Machine) để phục vụ việc rút tiền hay giao dịch của người dân, từ đó dẫn đến vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân phải đi một quãng đường xa để tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tại các NHTM. Điển hình như huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon

Tum với hơn 12.000 dân không có chi nhánh ngân hàng và ATM, nhiều người muốn rút tiền phải đi quãng đường 80km. Ngoài huyện Ia H’Drai, còn có rất nhiều địa điểm trên toàn quốc cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ tài chính như các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, v.v. Xuất phát từ yêu cầu thực tế cuộc sống người dân ở những vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là nhóm người người, người thu nhập thấp đã thôi thúc tôi quyết tâm làm đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam” với hy vọng các giải pháp được đưa ra sẽ giúp phần nào Dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động hay còn gọi là Mobile Money được mở rộng quy mô lẫn chất lượng để mọi người dân, đặc biệt nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý và được cung cấp dịch vụ một cách có trách nhiệm và bền vững.

Bên cạnh đó, chưa có nhiều nghiên cứu về phát triển Mobile Money tại Việt Nam và nghiên cứu này làm phong phú thêm giải pháp phát triển Mobile Money, ngoài ra nghiên cứu còn là bước đệm khuyến khích các nhà nghiên cứu khác quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực Mobile Money. Đây là vấn đề mới, mang tính thời sự và cần được đào sâu nghiên cứu trên nhiều góc độ hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của dịch vụ Mobile Money từ đó đề ra hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Xác định các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ Mobile Money và các nhân tố ảnh hưởng.

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money theo các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ Mobile Money (tăng trưởng số lượng người dùng, tăng trưởng điểm kinh doanh, điểm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng, tăng trưởng số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán, chất lượng dịch vụ) từ đó đánh giá kết quả đạt được trong thời gian thí điểm Mobile Money và tìm ra hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của các hạn chế đó.

Đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã giải quyết các câu hỏi sau:

  • Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ Mobile Money gồm những chỉ tiêu nào?
  • Thực trạng việc sử dụng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2024 là gì?
  • Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong triển khai dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam ra sao?
  • Những giải pháp nào để gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam?
  • Những khuyến nghị nào đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan giúp phát triển dịch vụ Mobile Money.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Những khía cạnh thuộc về cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ Mobile Money.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Phạm vi dữ liệu và phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại Việt Nam, cụ thể tập trung nghiên cứu 03 nhà mạng được cho phép thực hiện thí điểm triển khai dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam gồm Viettel, Mobifone, VNPT.

Về mặt thời gian: Dữ liệu sử dụng để nghiên cứu được tổng hợp trong khoảng thời gian từ tháng 03/2023 – 06/2024.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu

Quy trình thiết kế nghiên cứu gồm các bước sau

Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu của luận văn là Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam. Từ đó, luận văn tập trung vào phân tích thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế sự phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam hiện nay.

Dựa vào nghiên cứu trên để đề xuất và đưa ra một số giải pháp phù hợp đối với các nhà mạng viễn thông, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và người sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ Mobile Money giúp Mobile Money ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Bước 2. Xem xét các nghiên cứu trước đó: sau khi xác định được trọng tâm nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung đọc các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm kế thừa kết quả các nghiên cứu trước và tìm khoảng trống tri thức để xây dựng vấn đề nghiên cứu riêng của luận văn.

Bước 3. Nghiên cứu các giả thuyết và xây dựng các tiêu chí đánh giá: tìm hiểu và chọn lọc từ công trình nghiên cứu của tác giả khác, từ đó xây dựng và lựa chọn bộ tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ Mobile Money phù hợp và chính xác nhất.

Bước 4. Thu thập dữ liệu: sẽ dựa trên những nguồn tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về Mobile Money (lịch sử hình thành dịch vụ Mobile Money, đặc điểm, vai trò, những rủi ro khi sử dụng dịch vụ, phân biệt Mobile Money với các loại hình dịch vụ tài chính khác,..); Thu thập những tài liệu nghiên cứu về thực tiễn áp dụng Mobile Money tại Việt Nam trong thời gian qua; Thu thập từ các nghiên cứu trước về bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ; Thu thập các nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới đã áp dụng Mobile Money để rút ra bài học kinh nghiệm. Các loại dữ liệu này đều là dữ liệu thứ cấp cùng phương pháp thu thập dữ liệu là tổng hợp, xử lý thông tin.

Bước 5. Phân tích dữ liệu: xử lý số liệu đã thu thập được ở trên bằng cách kế thừa có chọn lọc những tài liệu nghiên cứu trước để phần cơ sở lý luận về dịch vụ Mobile Money chuẩn xác nhất; phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc triển khai dịch vụ Mobile Money; Phân tích tổng hợp và so sánh các thông tin từ các nghiên cứu trước đây để phân tích đánh giá thực tiễn trong việc triển khai sử dụng dịch vụ Mobile Money, cùng với đó kết hợp với phân tích tình hình hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ một cách hiệu quả.

Bước 6. Trình bày kết quả nghiên cứu và báo cáo kết quả: Sau các bước trên sẽ đưa ra các kết quả nghiên cứu cùng với kết luận và kiến nghị kèm theo để giải quyết vấn đề nghiên cứu tại Bước 1. Ngoài ra cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối với các nghiên cứu tương tự.

5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu thứ cấp thông qua việc thu thập, nghiên cứu và xử lý số liệu từ các nghiên cứu trong và ngoài nước. Dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập, luận văn hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ Mobile Money.

Các tài liệu thứ cấp bao gồm:

  • Các số liệu, tài liệu được thu thập thông qua việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước.
  • Các đề tài luận văn, luận án liên quan đến phát triển dịch vụ Mobile Money.

5.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 

Tiếp theo, luận văn sẽ nghiên cứu và xử lý số liệu đã thu thập được ở trên bằng cách kế thừa có chọn lọc những tài liệu trên để phần cơ sở lý luận về dịch vụ Mobile Money chuẩn xác nhất. Thông tin được chia làm 02 loại gồm lý thuyết và số liệu thực tế.

5.2.2.1. Phương pháp tổng hợp lý thuyết 

Là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, tiến hành sắp xếp tài liệu liên quan một cách hợp lý. Tiếp đó đọc kỹ tài liệu và tổng hợp thông tin đã tìm hiểu theo hệ thống trình tự thời gian, theo nghiên cứu trong hay ngoài nước, theo từng chủ đề để có cái nhìn sâu rộng về chủ đề đang nghiên cứu và rút ra được kiến thức cho bản thân.

5.2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu thực tế

Có 3 phương pháp thu thập số liệu:

  • Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.
  • Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, v.v).
  • Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm, v.v).

Trong luận văn này, sẽ sử dụng số liệu từ tài liệu tham khảo là các nghiên cứu trước đó, các văn bản luật và trên báo chí để nắm được số liệu thực tế từ các quốc gia làm bài học thực tiễn cho Việt Nam hay số liệu sau khoảng thời gian thí nghiệm dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam để đánh giá sự phát triển, sự đón nhận của công chúng đối với dịch vụ.

5.2.2.3. Phân tích so sánh các thông tin 

Từ các nghiên cứu trước đây để phân tích đánh giá thực tiễn trong việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, cùng với đó kết hợp với phân tích tình hình hiện nay đạt được kết quả gì, hạn chế gì để từ đó đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ một cách hiệu quả. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Phương pháp so sánh thông tin rất hiệu quả để chọn lọc tài liệu phù hợp với hướng nghiên cứu của luận văn.

5.2.2.4. Phân tích SWOT 

Ma trận SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp bằng cách cải thiện tình hình kinh doanh và đưa ra những hướng đi đúng đắn.  SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).

Bằng cách sử dụng ma trận SWOT sẽ giúp người nghiên cứu lẫn người đọc có cái nhìn toàn diện, đa chiều về dịch vụ Mobile Money. Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức giúp nghiên cứu giải pháp để giải quyết vấn đề triệt để, phù hợp nhất.

6. Lược khảo tài liệu

6.1. Bối cảnh nghiên cứu

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thiết bị di động không chỉ giúp các nước phát triển mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển vượt qua các rào cản địa lý về kinh tế – xã hội để kết nối gần nhau hơn trong tích tắc với chi phí rẻ. Theo Hiệp hội di động toàn cầu (GSMA) năm 2017, trong thập kỷ vừa qua, Mobile Money đã giúp mở rộng các dịch vụ tài chính nhiều hơn so với những gì mà ngân hàng truyền thống đã làm được trong thế kỷ trước. Báo cáo của GSMA cũng cho thấy ít nhất 19 quốc gia trên thế giới có số tài khoản trên thiết bị di động nhiều hơn số tài khoản ngân hàng và 37 quốc gia có số đại lý đăng ký viễn thông nhiều gấp 10 lần so với số chi nhánh ngân hàng.

Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng phát triển thiết bị di động. Theo số liệu của World bank (WB) năm 2019, tại Việt Nam, số máy ATM và chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành lần lượt là 24,3% và 3,4% thấp hơn so với mức bình quân chung toàn thế giới lần lượt là 43,5% và 12,2% cũng như nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp là 30,0% và 8,8%. Tuy nhiên độ phủ của điện thoại di động lại rất lớn, số lượng điện thoại di động trên 100 người là hơn 125% và thuộc nhóm cao trên thế giới và cao hơn nhiều so với tỷ lệ sử dụng internet (49,6%) và tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ tài chính (30%). Một trong những ưu điểm của dịch vụ Mobile Money là không cần phải có tài khoản ngân hàng và mạng internet khi sử dụng, do đó rất thích hợp với vị trí địa lý còn thiếu một trong hai điều kiện trên. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng với độ tuổi trung bình là 31 tuổi và 69,3% dân số đang ở độ tuổi 15-60 (Dân số, 2020), nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính tăng cao mà các ngân hàng truyền thống chưa đáp ứng nổi. Đây chính là một trong những cơ sở rất thuận lợi để có thể phát triển dịch vụ thanh toán qua tài khoản viễn thông ở Việt Nam.

Ngày 09/03/2023, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định 316/QĐ-TTg cho phép thí điểm dịch vụ thanh toán di động Mobile Money trong hai năm tới, tạo cơ hội cho Mobile Money phát triển với mục đích giúp người dân ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính hơn và thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn thuận tiện nhất mà không còn phụ thuộc vào ngân hàng như trước đây. Điểm đặc biệt của Mobile Money là không cần tài khoản ngân hàng và mạng internet để sử dụng dịch vụ tạo thuận lợi cho các khu vực nông thôn, biên giới, hải đảo và vùng sâu vùng xa, nơi khả năng tiếp cận internet và ngân hàng còn hạn chế sẽ được trải nghiệm dịch vụ thanh toán, mua sắm hàng hoá không cần tiền mặt. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

6.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học

6.2.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan

Vì tiềm năng phát triển rộng lớn và lợi ích của dịch vụ Mobile Money đem lại nên đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các giải pháp giúp thúc đẩy phát triển dịch vụ này.

6.2.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Lauren Dunn (2017) về điều gì dẫn đến thành công của Mobile Money tại Kenya, so sánh M-Pesa của Kenya với Eko của Ấn Độ. Tác giả phân tích về mỗi dịch vụ, sau đó chỉ ra ba điểm khác biệt chính giải thích sự thành công hay thiếu sót của họ gồm: (1) bối cảnh; (2) cấu trúc và (3) sự khác biệt về thiết kế chương trình. Bài báo nêu chi tiết các yếu tố này trong khi khám phá ngân hàng di động như một công cụ tài chính giúp giảm thiểu và xóa đói giảm nghèo. Để thúc đẩy sự thành công của các nỗ lực ngân hàng di động trong tương lai ở cộng đồng thu nhập thấp, bài nghiên cứu nêu ra một loạt các khuyến nghị chính sách nhằm vào những điểm khác biệt chính này.

Nghiên cứu của Jack và Suri (2013) về tiền di động – tác động của M-Pesa đối với kinh tế Kenya. Nghiên cứu mô tả về dịch vụ Mobile Money và đánh giá các tác động của nó đối với kinh tế của hộ gia đình tại Kenya gồm: (1) tạo thuận lợi cho thương mại, giúp mọi người dễ dàng thanh toán và nhận thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ; (2) tăng tiết kiệm ròng của hộ gia đình; (3) cải thiện việc phân bổ tiết kiệm giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp bằng cách tăng cường thị trường tín dụng cá nhân; (4) ảnh hưởng đến khả năng chia sẻ rủi ro của các cá nhân; (5) cho phép các hộ gia đình phân tán rủi ro, họ có thể đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn; (6) trao quyền cho một số thành viên trong gia đình, những người theo truyền thống có ít quyền thương lượng hơn, đặc biệt là phụ nữ. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Nghiên cứu của Buku và Meredith (2015) về Safaricom và M-Pesa ở Kenya: tài chính toàn diện và tính liêm chính về tài chính. Buku và Meredith cho rằng gần đây, sự sẵn có và phổ biến của công nghệ điện thoại di động ở các nước đang phát triển đã mở đường cho sự phát triển của một số loại hình tiền di động và các dịch vụ chuyển tiền điện tử. Một trong những thành công của các dịch vụ này là M-Pesa của chương trình Safaricom, được phát động ở quốc gia Đông Phi Kenya trong tháng 3 năm 2009. Từ đó, chương trình đã thành công với khoảng 15,2 triệu người dùng, chuyển hơn 1,4 nghìn tỷ đô la Mỹ tiền điện tử và đóng góp đáng kể vào các nỗ lực xóa đói giảm nghèo và hòa nhập tài chính ở nông thôn Kenya. Nghiên cứu này tìm cách theo dõi sự phát triển của M-Pesa ở Kenya, cung cấp hình ảnh về người Kenya thực hiện và kinh nghiệm với chương trình, và từ đó đưa ra thách thức trong tương lai cho M-Pesa về quản lý phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Nghiên cứu của Marion Mbogo (2012) về tác động thanh toán di động đối với sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ – trường hợp của M-Pesa ở Kenya. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố thành công do việc sử dụng thanh toán di động của các nhà khai thác doanh nghiệp vi mô. Nghiên cứu dựa trên một cuộc khảo sát được thực hiện thông qua việc quản lý các bảng câu hỏi. Dữ liệu được thu thập từ 409 doanh nhân kinh doanh siêu nhỏ ở Nairobi, Kenya. Nghiên cứu áp dụng Lý thuyết về Mô hình chấp nhận (TAM) đã được mở rộng bao gồm các yếu tố khác nhằm giúp dự đoán sự thành công và tăng trưởng trong các doanh nghiệp siêu nhỏ. Phân tích dữ liệu cho thấy sự tiện lợi của công nghệ chuyển tiền cộng với khả năng tiếp cận, chi phí, hỗ trợ và các yếu tố bảo mật có liên quan đến hành vi có ý định sử dụng và việc sử dụng thực tế các dịch vụ thanh toán di động của các doanh nghiệp siêu nhỏ để nâng cao sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Indrani Medhi, Aishwarya Ratan và Kentaro Toyama (2011) về việc áp dụng và sử dụng Mobile banking của người có thu nhập thập, trình độ thấp ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu tìm hiểu sự thâm nhập ngày càng tăng của điện thoại di động ngay cả ở cộng đồng người nghèo. Bài viết xem xét sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc chấp nhận và sử dụng các dịch vụ Mobile banking của những người có thu nhập thấp, biết chữ thấp. Các biến số gồm: (1) loại hộ gia đình, (2) các dịch vụ được chấp nhận, (3) tốc độ, mức độ hấp thụ, tần suất sử dụng và tính dễ sử dụng. Theo sau mỗi quan sát này là một tập hợp các yếu tố giải thích làm trung gian cho việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ.

Nghiên cứu của Hasnain và Christopher (2018) về tiền di động ở Philippines – thị trường, mô hình và quy định. Nghiên cứu chỉ ra ba yếu tố góp phần vào sự thành công của tiền di động tại Philippines gồm: (1) đặc điểm của thị trường Philippines, (2) vai trò và chính sách của Ngân hàng trung ương Philippines, (3) hành động của nhà cung cấp tiền di động. Bên cạnh đó, xác định các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của tiền di động trong tương lai như (1) khuyến khích đại lý thực hiện đăng ký khách hàng để mở rộng tệp khách hàng, (2) khung pháp lý về đại lý, (3) mức độ nhận dạng thương hiệu.

6.2.1.2. Các nghiên cứu trong nước Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Tại Việt Nam, dịch vụ Mobile Money vẫn còn là khái niệm mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Điển hình có nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hùng Sơn và Nguyễn Vĩnh Khương (2021) Mobile Money với giao dịch thanh toán số và tài chính toàn diện tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô hình Logit để ước lượng: (1) tác động của các nhân tố đến khả năng sử dụng dịch vụ Mobile Money và có tài khoản tại trung gian tài chính; (2) tác động của yếu tố Mobile Money và có tài khoản tại trung gian tài chính đến khả năng sử dụng các giao dịch số. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là từ kết quả khảo sát của WB năm 2019 tại Việt Nam, với mẫu khảo sát là 1.002 người. Kết quả cho thấy dịch vụ Mobile Money bị ảnh hưởng bởi: (1) mức thu nhập của người dùng, (2) độ tuổi, (3) trình độ, công việc và thu nhập thực tế.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà Thanh, Hoàng Hồng Nhung (2023) về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng tiền di động tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM do Davis và cộng sự xây dựng năm 1989, đồng thời mở rộng mô hình với các biến gồm ảnh hưởng xã hội, nhận thức độ tin cậy và nhận thức chi phí giao dịch để phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sau khi thu thập từ 271 cá nhân thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tuyến về dịch vụ Mobile Money trên nền tảng Google Form. Đối tượng khảo sát hướng tới nằm trong độ tuổi từ năm 1995 đến năm 2012 (thế hệ gen Z). Lý do lựa chọn đối tượng này làm mục tiêu là do đây là thế hệ trẻ, dễ dàng tiếp nhận cái mới. Kết quả thu được chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng nhất đến ý định sử dụng dịch vụ gồm: (1) nhận thức chi phí giao dịch là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất, (2) ảnh hưởng xã hội, (3) nhận thức tính hữu ích, (4) nhận thức độ tin cậy. Bên cạnh đó, nhân tố nhận thức tính dễ sử dụng bị loại trừ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn còn một số hạn chế như nghiên cứu chỉ tập trung vào thế hệ gen Z, tức những người sinh ra từ năm 1995 đến 2012.

Nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh, Trần Hùng Sơn và Huỳnh Thị Ngọc Lý (2021) về mô hình nào cho Mobile Money tại Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Mobile Money bao gồm: (1) các kênh tiếp cận tài chính thay thế, (2) mức độ phổ biến của điện thoại di động, (3) nhu cầu tiềm năng đối với các dịch vụ tài chính, (4) quy định pháp lý. Ngoài ra, bài viết tập trung phân tích các đặc điểm, mô hình quản lý Mobile Money và kết quả của việc áp dụng phương thức này của các quốc gia trên thế giới.

Kết quả phân tích cho thấy mô hình nhà điều hành mạng di động (MNO) thường có lợi cho việc phổ biến dịch vụ Mobile Money hơn so với mô hình quản lý kiểu ngân hàng. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy Việt Nam hội tụ các yếu tố tiềm năng để phát triển dịch vụ Mobile Money.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Đào Bích Ngọc, Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Minh Thảo, Lê Minh Phương, Trịnh Thị Phương Thảo và Vũ Hiển Lan (2024) về phát triển Mobile Money – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để nghiên cứu mô hình quản lý, phát triển của dịch vụ Mobile Money tại một số quốc gia đã và đang triển khai dịch vụ này. Nhóm tác giả xem xét các điểm mạnh, điểm yếu của Mobile Money ở từng quốc gia thông qua các dữ liệu về số lượng tài khoản giao dịch, khối lượng tiền được giao dịch trong ngày, tổng các đại lý giao dịch và các BOT giao dịch của 3 quốc gia là Philippines, Ghana và Bangladesh để nghiên cứu. Từ đó, nhóm tác giả phân tích và đưa ra bài học khi áp dụng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam, giúp cho hệ thống thanh toán Mobile Money phát triển an toàn, được mọi người dân tin cậy, sử dụng trong thời gian sớm nhất. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Nghiên cứu về Mobile Money – lợi ích và giải pháp của tác giả Lê Trung Cang (2022) sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để nghiên cứu lợi ích và giải pháp pháp triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam. Tác giả đưa ra 05 lợi ích của Mobile Money: (1) giúp quá trình thanh toán dễ dàng, đơn giản, (2) an toàn hơn thanh toán qua ngân hàng, (3) giúp người khó tiếp cận dịch vụ tài chính được tiếp cận dịch vụ, (4) kích thích các doanh nghiệp kinh doanh kỹ thuật số, (5) góp phần tăng trưởng kinh tế. Kết quả đưa ra 06 giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Money: (1) Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý để cho Mobile Money ra đời, (2) cần hạn chế rủi ro về thông tin, dữ liệu, (3) giảm thiểu rủi ro liên quan đến hệ thống xử lý, đại lý và khách hàng, (4) có giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng Mobile Money để vi phạm pháp luật, (5) tuyên truyền, vận động người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, (6) xây dựng quy trình và phân định trách nhiệm các bên liên quan.

Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang (2023) về phát triển dịch vụ Mobile Money: cơ hội và thách thức tại Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để nghiên cứu và chỉ ra các khó khăn, thách thức trong việc phát triển dịch vụ Mobile Money gồm: (1) hệ thống khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, (2) nhận thức của đại đa số dân cư về dịch vụ Mobile Money còn thấp, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, một bộ phận thiếu sự tin tưởng đối với các giao dịch điện tử, (3) hạ tầng thanh toán số còn nhiều bất cập, (4) nhân lực cho phát triển các dịch vụ Mobile Money còn thiếu và hạn chế về kinh nghiệm, (5) sự phối kết hợp giữa các đơn vị tham gia còn chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó là các cơ hội: (1) có sự chỉ đạo, định hướng rõ ràng từ Chính phủ, (2) có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động cao, (3) các công ty khởi nghiệp về fintech “nở rộ”, (4) hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông và các dịch vụ hỗ trợ phù hợp, (5) các định chế tài chính đang phát triển mạnh mẽ và dần quan tâm tới thị trường bán lẻ, thu nhập thấp. Qua nghiên cứu cơ hội và thách thức, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị để giúp phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

6.2.1.3. Nhận xét khái quát về các nghiên cứu trước đây

Sau khi lược khảo các nghiên cứu nước ngoài và trong nước về dịch vụ Mobile Money, luận văn có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, đã có nhiều nghiên cứu về dịch vụ Mobile Money tại nước ngoài.

Các nghiên cứu đã chỉ ra những điểm được và điểm chưa được trong quá trình phát triển dịch vụ Mobile Money. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự phù hợp với đặc điểm địa lý, bối cảnh xã hội tại Việt Nam. Trong khi đó, các dịch vụ Mobile Money ở nước ngoài đã có mặt từ rất sớm như M-Pesa của Kenya (2009), Smart Money của Philippines (2003), Eko của Ấn Độ (2009), v.v đã không còn phù hợp với dòng chảy thế giới của thế kỉ 21.

Thứ hai, tại Việt Nam có những nghiên cứu về Mobile Money, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phát triển dịch vụ Mobile Money như: Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hùng Sơn và Nguyễn Vĩnh Khương (2021) về tỷ lệ sử dụng dịch vụ Mobile Money, tài chính toàn diện và xu hướng giao dịch thanh toán số tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra tầm quan trọng và dư địa phát triển của Mobile Money tại Việt Nam chứ không nói về giải pháp phát triển Mobile Money.

Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang (2023) về phát triển dịch vụ Mobile Money, cơ hội và thách thức. Nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng phát triển và hạn chế còn tồn tại tác động đến thúc đẩy sử dụng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam, tuy nhiên 05 khuyến nghị đưa ra vẫn chưa thực sự đầy đủ.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà Thanh, Hoàng Hồng Nhung (2023) về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng tiền di động tại Việt Nam nhưng nghiên cứu có hạn chế là mới chỉ tập trung nghiên cứu vào thế hệ gen Z tức những người sinh từ năm 1995 đến năm 2012 mà chưa nghiên cứu đối tượng có thu nhập thấp, những người chưa có cơ hội tiếp xúc với dịch vụ tài chính.

Nghiên cứu Hoàng Công Gia Khánh, Trần Hùng Sơn và Huỳnh Thị Ngọc Lý (2021) nghiên cứu mô hình nào cho Mobile Money tại Việt Nam. Nghiên cứu không chốt lại mô hình nào là phù hợp nhất mà đưa ra kết luận và hàm ý rằng “để đưa ra các mô hình dịch vụ tài chính mới như Mobile Money đòi hỏi các cơ quan quản lý phải cân bằng trong việc cởi mở với những thử nghiệm và đổi mới nhưng phải có sự chắc chắn về khung pháp lý để bảo vệ người dùng, v.v”.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Đào Bích Ngọc, Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Minh Thảo, Lê Minh Phương, Trịnh Thị Phương Thảo, Vũ Hiển Lan (2024) về phát triển Mobile Money – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. Nhóm tác giả đưa ra năm bài học khi áp dụng Mobile Money tại Việt Nam, tuy nhiên chưa đưa ra giải pháp đối với đối tượng sử dụng dịch vụ Mobile Money.

Nghiên cứu về Mobile Money – lợi ích và giải pháp của tác giả Lê Trung Cang (2022), tác giả đưa ra sáu giải pháp phát triển Mobile Money tuy nhiên cũng chưa đưa ra giải pháp đối với đối tượng sử dụng dịch vụ Mobile Money.

Từ bối cảnh nghiên cứu cũng như những khe hở trong các công trình khoa học trước đây, tác giả đã chọn đề tài luận văn với tên gọi “Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam”, luận văn hướng đến việc nghiên cứu giải pháp, khuyến nghị phát triển dịch vụ Mobile Money một cách tổng quát ở cả 3 đối tượng. Thứ nhất, từ phía Chính phủ và các bộ ngành liên quan với vai trò là các nhà hoạch định chính sách, ban hành khung pháp lý và người thực thi quản lý, giám sát dịch vụ Mobile Money. Thứ hai, về phía nhà mạng viễn thông đóng vai trò người thực hiện, điều hành hoạt động dịch vụ. Cuối cùng, từ góc nhìn của đối tượng sử dụng, nhân tố quyết định dịch vụ Mobile Money có được sử dụng và thành công hay không.

6.2.1.4. Đóng góp của đề tài

Luận văn này kế thừa từ các nghiên cứu được tiến hành (và công bố) trong và ngoài nước từ tổng hợp được những nghiên cứu điển hình về lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu kinh điển và nghiên cứu mới nhất. Bên cạnh đó, còn tổng hợp, so sánh, phân tích, và đánh giá những nghiên cứu trước một cách có hệ thống, chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế của các nghiên cứu trước, từ đó xác định “khoảng trống” tri thức của các nghiên cứu. Từ đó, phát triển trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nghiên cứu trước, luận văn này sẽ đưa thêm các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ Mobile Money một cách kịp thời và thoả đáng nhất. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử tại Việt Nam” là đề tài hướng tới giải quyết vấn đề thực tiễn. Các giải pháp được đưa ra, sẽ giúp phần nào dịch vụ Mobile Money được mở rộng quy mô lẫn chất lượng để mọi người dân, đặc biệt nhóm người nghèo, người thu nhập thấp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý và được cung cấp sử dụng dịch vụ một cách có trách nhiệm và bền vững.

Đóng góp về mặt học thuật: nghiên cứu này làm phong phú thêm giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Money, ngoài ra nghiên cứu còn là bước đệm khuyến khích các nhà nghiên cứu khác quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực tiền điện tử. Đây là vấn đề mới, mang tính thời sự và cần được đào sâu nghiên cứu trên nhiều góc độ hiện nay.

7. Giới thiệu cấu trúc các chương trong luận văn

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn được cấu trúc thành 3 chương.

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ Mobile Money.
  • Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam
  • Chương 3: Giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ TIỀN ĐIỆN TỬ TRÊN THUÊ BAO DI ĐỘNG

1.1. Tổng quan về dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

1.1.1 Lịch sử hình thành dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Fintech là gì? Fintech = Finance (tài chính, tiền tệ) + Technology (công nghệ).

Nghĩa là: sự kết hợp giữa tài chính, tiền tệ và công nghệ. Do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông không cần mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp như ngân hàng, mà các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp không phải ngân hàng cung ứng đã và đang thu hút được một số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Cùng với đó, điện thoại di động ra đời đã giúp giảm chi phí liên lạc ở nhiều nơi trên thế giới từ mức tốn kém, đắt đỏ xuống mức chi phí gần như không đáng kể. Trong khi giá cước gọi điện thoại cố định vẫn cao, điện thoại di động ra đời và phát triển là tiền đề cho phép hàng triệu người dùng tạo nên một bước nhảy vọt của sự kết nối trong thế kỷ 21. Kết hợp giữa Fintech và điện thoại di động, dịch vụ Mobile Money ra đời và có bước phát triển ngày càng lớn.

Người tiêu dùng có thể sử dụng tài khoản trên điện thoại di động thay vì thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc thẻ tín dụng để thanh toán các dịch vụ tiêu dùng hàng ngày. Thanh toán qua thiết bị di động ngày càng được đón nhận rộng rãi tại Mỹ, châu Á và châu Âu, v.v phương thức thanh toán này đặc biệt hữu ích trong các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ. Thay vì tiền mặt, séc hay thẻ, khi áp dụng phương thức thanh toán di động, người tiêu dùng có thể sử dụng chiếc điện thoại di động của mình để chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ. Với sự phổ biến gần như toàn diện của các thiết bị di động và đặc biệt là sự thích ứng nhanh chóng của điện thoại thông minh, chúng ta có thể chờ đợi một sự kết hợp ngày càng chặt chẽ của các mối quan hệ khăng khít trong hoạt động ngân hàng, thanh toán cá nhân và điện thoại di động.

Trên thế giới còn rất nhiều nơi gặp khó khăn trong tiếp cận hệ thống ngân hàng nhưng nhu cầu được sử dụng các dịch vụ tài chính đặc biệt là chuyển tiền và thanh toán đặc biệt cao. Nắm bắt được nhu cầu này, dịch vụ Mobile Money đầu tiên được ra đời là Smart Money ở Philippines, được ra mắt vào năm 2005. Nó cho phép các giao dịch di động nhỏ được thực hiện thông qua tin nhắn điện thoại di động để thanh toán cho người bán hàng. Các giao dịch được liên kết với điện thoại giống như hệ thống thanh toán MasterCard và tài khoản cá nhân của khách hàng tại ngân hàng (Lallana, 2006).

Có thể kể tới các dịch vụ Mobile Money thành công như M-Pesa của Kenya từ khi ra mắt tới nay, ứng dụng đã nhanh chóng lan rộng và trở thành một trong những dịch vụ tài chính dựa trên điện thoại di động thành công nhất ở các nước đang phát triển. Theo Lê Phương Lan (2016), số lượng đăng ký mới trung bình mỗi ngày vượt 5.000 tài khoản vào tháng 8 năm 2009 và đạt gần 10.000 tài khoản vào tháng 12 năm đó. Đến tháng 8 năm 2011, khoảng 7,7 triệu tài khoản M‐Pesa đã được đăng ký. Vào năm 2012, M-Pesa đã có 9 triệu khách hàng, tương đương 40% dân số trưởng thành của Kenya. Hệ thống này sở hữu số lượng các giao dịch nội địa nhiều hơn của Western Union thực hiện trên toàn cầu. Biểu đồ sau đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của M-Pesa tính đến thời điểm tháng 3/2013. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng của M-Pesa tính đến thời điểm tháng 03/2013

Tới năm 2020, M-Pesa đánh dấu một cột mốc mới khi hợp tác với Western Union, cho phép hàng chục triệu người dùng M-Pesa ở Đông Phi có thể chuyển khoản tại các đại lý toàn cầu của Western Union tại hơn 200 quốc gia (Quỳnh Trang, 2023).

Ứng dụng thành công khác có thể kể đến tại nước Indonesia với tiềm năng phát triển dịch vụ Mobile Money như tỷ lệ sử dụng điện thoại di động tăng trưởng mạnh cộng đặc thù địa hình bị chia cắt bởi 1.300 hòn đảo dẫn tới khó khăn trong tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống. Tuy nhiên, ngay lúc ra mắt là năm 2009 Chính phủ vẫn kiểm soát chặt chẽ ứng dụng này bằng quy định khung pháp lý về giấy tờ định danh, giá trị giao dịch, v.v. Đến năm 2015, Chính phủ dần dần nới lỏng khung pháp lý nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát hoạt động của ứng dụng này (Quỳnh Trang, 2023).

Biểu đồ sau thể hiện tốc độ phát triển của ứng dụng khi được nới lỏng quy định:

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tài khoản Mobile Money trên 1.000 người trưởng thành  tại Indonesia

Tập đoàn Tài chính Quốc tế – IFC đã nhận ra tiềm năng của việc sử dụng tiền lưu động như một cơ chế để cung cấp tài chính và vào tháng 11 năm 2014, dịch vụ Mobile Money đã chính thức được chấp nhận như một phần quan trọng trong việc tiếp cận tài chính. Tính đến hết năm 2020, dịch vụ Mobile Money đã có mặt tại 90 quốc gia với gần 900 triệu người dùng và giao dịch mỗi ngày là 1,3 tỷ đô la, tăng trưởng 20%, riêng châu Á tăng trưởng 31% (GSMA, 2022). Tuy vậy, với nhiều nguyên nhân khác nhau dịch vụ Mobile Money tại mỗi quốc gia lại đạt được những thành tựu khác nhau, không phải ứng dụng nào cũng phát triển, điển hình tại Ấn Độ, Nigeria, Mexico, v.v. Do đó, nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Money luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý, các doanh nghiệp triển khai cũng như các nhà nghiên cứu.

1.1.2 Khái niệm dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Theo GSMA, dịch vụ Mobile Money được định nghĩa là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động. Dịch vụ Mobile Money bao gồm các dịch vụ chi trả di động (giao dịch lẻ và thanh toán hóa đơn), chuyển tiền qua mạng di động, chuyển tiền giữa các thuê bao trong và ngoài nước, những giao dịch tín dụng nhỏ, quản lý tài khoản qua điện thoại di động, thanh toán hoá đơn, v.v và những dịch vụ tương tự (Phùng Thế Hùng, 2021). Theo Donovan (2014), dịch vụ Mobile Money là dịch vụ cung cấp tài chính thông qua các thiết bị di động. Theo Lal và Sachdev (2017), các dịch vụ chính của các nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money ở các nước đang phát triển là gửi tiền, chuyển tiền trong và ngoài nước, hỗ trợ thanh toán hóa đơn, sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm cho vay. Dịch vụ Mobile Money dành cho mọi tầng lớp dân cư, từ cá nhân, doanh nghiệp cho tới các tổ chức, chính phủ, v.v với mục đích sử dụng khác nhau và đa dạng (từ tiêu dùng, kinh doanh, giáo dục, công việc liên quan đến chính phủ, v.v)

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định 316/QĐ-TTg cho phép thí điểm dịch vụ thanh toán di động Mobile Money trong 2 năm từ năm 2024, tạo cơ hội cho dịch vụ Mobile Money phát triển. Mobile Money tại Việt Nam dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Theo hạn mức sử dụng dịch vụ Mobile Money được quy định tại khoản 2 Điều 1 Phần III của Quyết định 316/QĐ-TTg là không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile Money cho tổng các giao dịch: rút tiền, chuyển tiền và thanh toán. Người sử dụng dịch vụ Mobile Money được sử dụng 04 dịch vụ sau: nạp tiền, rút tiền, thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ và chuyển tiền.

1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Về bản chất, tiền di động là một dạng tiền điện tử. Tiền khi được nạp vào tài khoản do nhà mạng cung cấp và được quy đổi theo tỉ lệ 1:1, điều này đồng nghĩa dịch vụ Mobile Money không tạo ra tiền. Để đảm bảo nguyên tắc 1:1 này, dịch vụ sẽ không trả lãi với số dư có trong tài khoản giống như Ngân hàng, đồng thời phải tách biệt với tài khoản viễn thông vì tài khoản này có thêm khoản khuyến mại (Phùng Thế Hùng, 2021).

Về mục đích sử dụng, Mobile Money dùng để thanh toán, giao dịch các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng, không cần kết nối mạng. Người dùng chỉ cần có một chiếc điện thoại di động trên tay là có thể thành công sử dụng các dịch vụ tài chính.

Phương thức nạp, rút tiền khi sử dụng dịch vụ Mobile Money rất đa dạng. Cách thứ nhất, thông qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử – đây là cách truyền thống. Cách thứ hai, khách hàng trực tiếp nạp, rút tiền tại các điểm giao dịch của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Money.

Với đặc điểm, mạng lưới điểm giao dịch khổng lồ và thời gian làm việc ngoài giờ hành chính của các nhà mạng sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng

Mobile Money mọi lúc mọi nơi. Không như ngân hàng truyền thống, chỉ làm việc giờ hành chính thì dịch vụ Mobile Money đã giải quyết được hạn chế đó và việc nạp và rút tiền từ tài khoản Mobile Money cũng sẽ thuận tiện như cách người dân mua thẻ cào và nạp tiền vào tài khoản viễn thông. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Điểm đặc biệt của dịch vụ Mobile Money là không cần mạng internet để sử dụng dịch vụ, điều mà các ứng dụng như ví điện tử, Mobile banking, v.v đều cần. Đây có thể coi là át chủ bài cho Mobile Money để cạnh tranh với các ứng dụng dịch vụ tài chính khác tại các khu vực nông thôn, biên giới, hải đảo và vùng sâu vùng xa, nơi khả năng tiếp cận internet và ngân hàng còn hạn chế.

Người dùng chỉ cần có thiết bị di động và mạng viễn thông là có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận hình thức thanh toán này và đảm bảo sản phẩm, dịch vụ hợp pháp hoặc chuyển tiền. Ngoài ra, việc chuyển tiền không bị hạn chế, có thể chuyển tới tài khoản Mobile Money khác hoặc tài khoản ngân hàng, ví điện tử, v.v.

Dù điều kiện sử dụng Mobile Money rất đơn giản với việc sở hữu điện thoại di động và đăng ký sử dụng dịch vụ, tuy nhiên đây chỉ là điều kiện ban đầu. Để phát triển tiền di động cần một hệ sinh thái đa dạng có liên quan tới Chính phủ, nhà mạng viễn thông, ngân hàng và các công ty cung cấp giải pháp thanh toán. Đây cũng là bài toán cần giải quyết triệt để. Mỗi quốc gia lại có đặc điểm địa hình, nền kinh tế và văn hoá tiêu dùng khác nhau, chính vì lẽ đó việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện trên thế giới có thể chia thành ba mô hình theo chủ thể tham gia vào quá trình cung cấp (Phùng Thế Hùng, 2021):

Về đối tượng khách hàng, dịch vụ Mobile Money dành cho tất cả mọi người tuy nhiên khách hàng trọng tâm thường hướng tới là cá nhân chưa từng hoặc khó tiếp cận dịch vụ tài chính như ở vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, v.v (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023).

1.1.4 Vai trò của dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

1.1.4.1 Đối với người sử dụng

1.1.1.4.1. Người sử dụng là người dân

Như đã đề cập ở phần Lý do chọn đề tài nghiên cứu, không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nơi trên thế giới, người dân gặp khó khăn hoặc không được tiếp cận dịch vụ tài chính. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ Mobile Money người dân được các lợi ích sau:

Thứ nhất, lợi ích thiết thực nhất mà dịch vụ Mobile Money mang lại chính là việc được trải nghiệm phương thức thanh toán nhanh, gọn, chính xác; mua sắm hàng hoá tiện ích; hạn chế dùng tiền mặt. Các vùng nông thôn, biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa với mật độ dân cư thưa thớt, việc thu tiền điện, tiền nước hàng tháng cũng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Nhưng chỉ với ứng dụng này, việc thanh toán hoá đơn trở nên đơn giản với thời gian vỏn vẹn vài phút cùng độ chính xác tuyệt đối. Hay đơn giản như việc chuyển, nạp hay rút tiền. Với độ phủ sóng rộng rãi của mạng viễn thông, người dân không cần phải đi quãng đường xa để tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống như ngân hàng mà chỉ cần vài thao tác đơn giản trên điện thoại di động đã giải quyết được vấn đề. Giúp quá trình thanh toán, chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện chính là lợi ích thiết thực nhất đối với những ai chưa sử dụng hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023). Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Thứ hai, bằng cách cung cấp một cơ chế lưu trữ an toàn, Mobile Money có thể tăng tiết kiệm tích lũy của hộ gia đình, cải thiện việc phân bổ tiết kiệm giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp bằng cách tăng cường thị trường tín dụng cá nhân (Jack và Suri, 2013).

Thứ ba, không chỉ dừng ở mức độ tiếp cận dịch vụ mà còn hướng người dân sử dụng dịch vụ để mua sắm, thanh toán trực tuyến. Hành động này sẽ đóng góp vào hoạt động kích cầu kéo theo kinh tế có sự chuyển dịch của hàng online nhỏ mọc lên để đáp ứng nhu cầu, cầu tiêu dùng tăng kéo cung tiêu dùng tăng để đáp ứng nhu cầu.

Từ đó, sản phẩm quốc dân cũng tăng, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thứ tư, có thể có tác dụng trao quyền cho một số thành viên trong gia đình, những người vẫn bị trói buộc bởi truyền thống như phụ nữ bằng cách công bằng thông tin, người nhận có thể giữ được nhiều tiền hơn mà họ nhận được (Jack và Suri 2013; Buku và Meredith, 2015).

Thứ năm, thuận tiện và an toàn hơn so với sử dụng tiền mặt hay tài khoản ngân hàng (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023). Khi điện thoại di động bị mất hoặc bị đánh cắp không có nghĩa là thảm họa vì không ai có thể truy cập tài khoản di động mà không có số nhận dạng cá nhân chính xác. Mọi người đi khắp nơi với tiền di động của họ biết rằng họ có thể rút tiền mặt bất kỳ lúc nào với một khoản phí tối thiểu. An ninh và an toàn của các giao dịch thanh toán di động là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng thể hiện không có sự chậm trễ, không có giao dịch không thành công và không bị tiết lộ thông tin cá nhân trong các giao dịch thanh toán. Việc sử dụng mã pin và mã bí mật cho các giao dịch giúp tăng cường các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư. Các yếu tố bảo mật khác quan trọng đối với người dùng là tính ẩn danh và quyền riêng tư, liên quan đến chính sách sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng.

1.1.1.4.2. Người sử dụng là doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp kinh doanh siêu nhỏ ở các nước đang phát triển đang triển khai việc sử dụng thanh toán di động để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng trưởng. Tốc độ chuyển đổi trong lĩnh vực kinh doanh siêu nhỏ đã tăng nhanh với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ nhận ra tiềm năng của việc sử dụng thanh toán di động trong việc cung cấp dịch vụ của họ.

Thứ nhất, dịch vụ Mobile Money tạo điều kiện cho việc lưu trữ và chuyển tiền an toàn, tạo thuận lợi cho thương mại, giúp mọi người dễ dàng thanh toán và nhận thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ: có thể thanh toán hóa đơn tiền điện chỉ bằng một vài thao tác trên điện thoại di động thay vì phải đi đến văn phòng xa với một sấp tiền mặt và xếp hàng dài chờ đợi hay tài xế taxi có thể hoạt động an toàn hơn, không cần mang theo một lượng lớn tiền mặt, khi họ được thanh toán điện tử (Jack và Suri, 2013). Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Thứ hai, khả năng tiếp cận dễ dàng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong số những người hưởng lợi khi sử dụng thanh toán di động. Các nhà điều hành doanh nghiệp vi mô ít đến ngân hàng hơn và dành nhiều thời gian hơn để điều hành hoạt động kinh doanh của họ. Tương tự, nhiều doanh nghiệp hiện có thể nhận hoặc gửi tiền ở bất kỳ đâu trên đất nước. Đa số các nhà khai thác doanh nghiệp siêu nhỏ đã quen với việc sử dụng các dịch vụ thanh toán di động vì chúng dễ sử dụng và không cần đào tạo chính thức trước khi sử dụng. Khả năng tiếp cận dễ dàng ảnh hưởng tích cực đến sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp siêu nhỏ (Mbogo, 2012).

Thứ ba, chi phí giao dịch rẻ. Chi phí giao dịch gửi tiền thông qua thanh toán di động thấp hơn chi phí giao dịch của các ngân hàng và công ty chuyển tiền (Omwansa, 2011). Chi phí của một giao dịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chấp nhận của người tiêu dùng nếu chi phí đó được chuyển cho khách hàng (Mallat 2009). Chi phí giao dịch thấp sẽ tăng độ cạnh tranh. Chi phí của các khoản thanh toán di động phải phù hợp với hầu hết các nhà điều hành doanh nghiệp vi mô và thấp hơn nhiều so với mức mà các ngân hàng thường áp dụng.

Thứ tư, nắm bắt được thói quen tiêu dùng của người mua từ đó đa dạng hoá sản phẩm, phương thức thanh toán lẫn cách tiếp cận khách hàng. Sự lan rộng nhanh chóng của việc sử dụng điện thoại di động có nghĩa là số lượng người sử dụng điện thoại di động vượt xa số người dùng ngân hàng. Dịch vụ Mobile Money có khả năng tiếp cận rộng rãi và yêu cầu một môi trường thuận lợi để nâng cao sự chi tiêu của người tiêu dùng từ đó giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ kích thích nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số khởi nghiệp (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023). Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

1.1.4.2 Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Thứ nhất, với nền tảng cơ sở khách hàng lớn, thương hiệu mạnh giúp tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, từ đó tăng doanh thu cho các đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023).

Thứ hai, dịch vụ Mobile Money cực kỳ hiệu quả về chi phí cho nhà cung cấp. Mô hình ngân hàng không chi nhánh có chi phí rẻ hơn so với các ngân hàng truyền thống khoảng 19% (Nhóm tư vấn để hỗ trợ người nghèo nhất (CGAP), 2016). Nhà cung cấp cũng giảm chi phí cho khách hàng bằng cách giảm bớt các thủ tục đăng ký dịch vụ bao gồm các yêu cầu định danh, yêu cầu ký quỹ ban đầu và phí giao dịch.

Tuy là điện thoại nhỏ, nhưng cá nhân đều quen thuộc và hầu hết mọi người không bao giờ rời khỏi nhà không cầm theo điện thoại di động. Vì vậy, tính chất “mọi lúc, mọi nơi” của thiết bị di động làm cho nó trở thành một phương tiện đáp ứng đủ tiêu chí cho các dịch vụ tài chính không chi nhánh. Điển hình chương trình Mobile Money thành công nhất hiện nay, M-Pesa ở Kenya, ra mắt tháng 3 năm 2009 đã thu hút hơn 1,1 triệu người dùng đã đăng ký trong vòng tám tháng (Mbiti và Weil, 2013). Chỉ hai và nửa năm sau, vào tháng 9 năm 2011, số lượng của họ đã tăng lên hơn 8,5 triệu người Kenya đã đăng ký và số tiền 3,7 tỷ đô la Mỹ đã được chuyển qua hệ thống. Như năm 2013, ước tính khoảng 40% dân số Kenya đã sử dụng M-Pesa và hơn thế nữa, hơn hai phần ba số hộ gia đình Kenya có ít nhất một thành viên sử dụng dịch vụ (Mbiti và Weil, 2013; Jack và Suri, 2013).

1.1.4.3 Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, giúp những khách hàng khó tiếp cận nhất với ngân hàng và tổ chức tài chính, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính với mục tiêu để không ai bị bỏ lại phía sau. Dịch vụ Mobile Money hy vọng có thể thay thế phần nào vai trò của Ngân hàng tại những nơi mà Ngân hàng chưa vươn tới được và thực hiện nhiệm vụ Ngân hàng không có Ngân hàng (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023).

Thứ hai, với định hướng hạn chế lưu thông tiền mặt trên thị trường, cùng với các phương thức thanh toán điện tử khác như ví điện tử, Mobile banking thì Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Khi việc thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt, tất cả các giao dịch trong nền kinh tế đều được thanh toán bằng tiền điện tử, giúp Ngân hàng Nhà nước điều tiết và kiểm soát lượng tiền đi vào lưu thông, từ đó có các chính sách phù hợp với tình hình và diễn biến thực tế của nền kinh tế. Đồng thời, với việc quản lý tiền điện tử trong tài khoản, các giao dịch cũng sẽ minh bạch, an toàn và nhanh chóng hơn, giúp giảm bớt chi phí kiểm đếm, in ấn tiền cũng như tránh được các rủi ro phát sinh về tiền giả, nguy cơ trộm, cắp, rửa tiền, tham nhũng cũng được giảm tối thiểu (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023).

Thứ ba, công cụ để hạn chế đói nghèo bằng việc tạo công bằng trong tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy dòng tiền luân chuyển từ đó là tiền đề cho sự phát triển kinh tế ở cộng đồng thu nhập thấp. Ước tính 3,3 tỷ người trên thế giới sử dụng điện thoại di động (Medhi, Ratan và Toyama, 2011), trong số đó, ước tính khoảng 1,7 tỷ người là không tiếp cận với ngân hàng (CGAP, 2016). Cho thấy thực tế nhiều người có điện thoại di động hơn là có tài khoản ngân hàng. Đây là tiềm năng to lớn để đạt bước tiến dài trong cuộc chiến chống đói nghèo. Hứa hẹn các chương trình kết hợp tài chính với thông tin và công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho nhân loại và khơi dậy thay đổi toàn cầu. Theo Andersson-Manjang và Simon K (2023), vào năm 2022 Chương trình Lương thực thế giới (World Food Programme), thành lập năm 1961, thuộc Liên Hợp quốc, là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới với mục đích hoạt động là cứu trợ người trên khắp thế giới trong những trường hợp khẩn cấp và sử dụng hỗ trợ lương thực để xây dựng con đường dẫn đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho những người đang phục hồi sau xung đột, thảm họa và tác động của biến đổi khí hậu) đã hỗ trợ số tiền 192 triệu đô la Mỹ tiền mặt thông qua dịch vụ Mobile Money. Chương trình Lương thực thế giới đã sử dụng chuyển tiền mặt ở 67 quốc gia trong đó có 25 quốc gia sử dụng tiền di động. Cho thấy dịch vụ Mobile Money ngày càng được các tổ chức phi chính phủ thế giới sử dụng để phân phối tiền mặt và hỗ trợ chứng từ.

1.1.4.1 Lợi ích của dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động đối với chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, với xã hội

1.1.1.4.1. Khái niệm Tài chính toàn diện Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Theo WB “Tài chính toàn diện là việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phù hợp, bao gồm: Chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững”.

Còn theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2022 về việc phê duyệt chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, có quy định khái niệm “Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.”

Tài chính toàn diện được xác định theo 03 tiêu chí sau:

  • Tiếp cận với các dịch vụ tài chính;
  • Sử dụng dịch vụ tài chính;
  • Chất lượng dịch vụ tài chính.

Theo 03 tiêu chí trên thì quyền tiếp cận vào các giao dịch tài khoản mới là bước đầu tiên hướng đến việc mở rộng Tài chính toàn diện. Sau khi được tiếp cận các dịch vụ tài chính là sử dụng dịch vụ tài chính. Cuối cùng, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, Tài chính toàn diện không chỉ là việc cho người dân biết tới dịch vụ tài chính mà còn tạo điều kiện, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ tài chính chính thức như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, v.v một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Ngoài ra, Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Nền tảng điện thoại di động cung cấp vững chắc cơ sở tiếp cận các dịch vụ tài chính. Trên thế giới, mức thu nhập, dòng chảy của thu nhập và khoảng cách thực tế đến chi nhánh ngân hàng hoặc dịch vụ tài chính là những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, chỉ với một lần chạm, dịch vụ Mobile Money dường như đã giải quyết được những hạn chế này như chuyển tiền dễ dàng, nhanh gọn và nhanh chóng được phát triển thành một nền tảng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Sau đó, theo thời gian, ngân hàng và tài chính di động đã hợp nhất, hầu hết những người tham gia vào hệ sinh thái này không có hoặc không cần tài khoản ngân hàng. Lúc này số điện thoại di động đã trở thành số tài khoản hoặc tích hợp tài khoản ngân hàng với số điện thoại di động giúp việc rút tiền trực tiếp từ tài khoản của họ bằng điện thoại di động của họ dễ dàng, thuận tiện. Tất cả chủ tài khoản Mobile Money sau đó sẽ được hưởng lợi từ một loạt các dịch vụ tài chính và điều này đã thúc đẩy ranh giới của tài chính toàn diện. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác cũng đã tăng phạm vi hoạt động dịch vụ và sản phẩm tài chính bằng cách sử dụng nền tảng dịch vụ Mobile Money. Ngoài ra, các phân ngành tài chính khác như bảo hiểm, lương hưu và thị trường vốn nhận thấy nền tảng này hữu ích để triển khai các sản phẩm của họ từ đó các loại hình dịch vụ tài chính mới dần xuất. Nói chung, nền tảng điện thoại di động mang đầy đủ các dịch vụ tài chính tạo sự thoải mái cho người dùng như nhận và gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, nhận lương, tiết kiệm, trả học phí, trả tiền sử dụng hóa đơn, dịch vụ khác (Omwansa, 2011).

Việc sử dụng điện thoại di động giúp tăng sử dụng và tham gia vào hệ thống tài chính, do đó đã làm giảm các chi phí giao dịch bằng cách giảm chi phí di chuyển đến các điểm giao dịch ngân hàng. Nhiều nơi do tính chất địa hình và địa lý khiến khoảng cách di chuyển đến điểm tiếp cận tài chính có lẽ là một trong những rào cản lớn nhất đối với các dịch vụ tài chính. Nền tảng dịch vụ Mobile Money phần nào đã giải quyết được phần nào vấn đề khoảng cách và chi phí đi theo. Ngoài ra, dịch vụ Mobile Money đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để phát triển các mô hình kinh doanh mới, cung cấp các dịch vụ mở rộng, đa dạng cho khách hàng lựa chọn dẫn đến tiềm năng tăng doanh thu mới cho các nhà cung cấp. Nền tảng dịch vụ tài chính trên điện thoại di động đã kích hoạt các nhà cung cấp để phục vụ những khách hàng giao dịch thường xuyên và với số lượng nhỏ với chi phí hiệu quả (Manyika và cộng sự, 2018).

Còn tại Việt Nam, theo Quyết định số 149/QĐ-TTg, chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có các mục tiêu sau: (1) tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính; (2) dịch vụ tài chính phát triển đa dạng về kênh phân phối, sản phẩm,..; (3) áp dụng công nghệ hiện đại; (4) hướng tới đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế; (5) xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; cơ sở hạ tầng tài chính phù hợp, tạo thuận lợi và an toàn cho thị trường; (6) bảo vệ người tiêu dùng bằng các đạo luật phù hợp; (7) tuyên truyền nâng cao kiến thức tài chính cho người dân v.v Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Theo khoản 4, Điều 1, Phần II Quyết định số 149/QĐ-TTg, phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể sau:

  • Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030;
  • Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% – 25% hàng năm;
  • Dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%;
  • Ít nhất 70% người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

1.1.1.4.2. Lợi ích của dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động đối với tài chính toàn diện

Tại Việt Nam, tài chính toàn diện được triển khai thực hiện mạnh mẽ trong nhiều năm qua bởi tầm quan trọng của tài chính toàn diện tới nền kinh tế – xã hội đất nước.

Đối với người dân đó cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính nhanh chóng, tiện ích, chất lượng và chi phí rẻ. Nhóm người ít hoặc không tiếp cận với các dịch vụ tài chính đa số là những người nghèo, người trẻ tuổi, thất nghiệp, những người bị loại khỏi thị trường lao động hoặc những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Khía cạnh quan trọng nhất của tài chính toàn diện là tiếp cận tài chính. Có tài khoản giao dịch cho phép mọi người dân có thể lưu trữ tiền, gửi tiền và nhận thanh toán từ đó thúc đẩy người dân chi tiêu và tiết kiệm hợp lý. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng (Nguyễn Thị Thu Hoài, 2022).

Đối với xã hội và nền kinh tế, tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các cá nhân và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh doanh, v.v. Vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai (Nguyễn Thị Hoà, 2023).

Đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đi đôi với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, là cơ hội cho các tổ chức tín dụng phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên (Nguyễn Thị Hoà, 2023).

Sự chênh lệch đáng kể về tài chính toàn diện giữa các nước phát triển và đang phát triển là do các nhà cung cấp dịch vụ tài chính không thể mở rộng phạm vi tới người nghèo với giá phải chăng, tốn nhiều chi phí để thiết lập và vận hành các chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ di động đang cách mạng hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính bằng cách thay đổi cách thức dân chúng gửi/nhận tiền, tiết kiệm, vay và quản lý rủi ro. Một lĩnh vực mà sự thâm nhập của điện thoại di động đã tác động đến tăng trưởng kinh tế bằng cách mở rộng các dịch vụ tài chính di động đến các đối tượng bị loại trừ tài chính (Andrianaivo và Kpodar, 2014). Dịch vụ tài chính di động liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động để truy cập các dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính di động đã được công nhận là một phương tiện có tính sáng tạo và hiệu quả để phát triển tài chính toàn diện bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính mới cho dân chúng, những người không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng (Sihvonen, 2008). Dịch vụ tài chính di động bao gồm nhiều dịch vụ tài chính khác nhau như thanh toán di động, chuyển tiền di động và dịch vụ chuyển tiền quốc tế di động. Ngân hàng di động là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một kênh để tương tác với ngân hàng thông qua thiết bị di động (Barnes và Corbitt, 2005). Mặt khác, thanh toán di động liên quan đến việc sử dụng thiết bị di động để thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ tại các điểm bán hàng hoặc từ xa và ngày càng được sử dụng ở các nước phát triển. Chuyển tiền di động, như trường hợp của M‐Pesa, cũng phổ biến ở các nước đang phát triển nơi người dùng đang giảm tương tác trực tiếp với ngân hàng nhưng có nhu cầu cao về gửi và nhận tiền giữa mọi người. Các hoạt động gửi tiền liên quan đến chuyển tiền quốc tế, thường được sử dụng bởi những người lao động nhập cư gửi tiền về nước họ. Ngày nay, các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền truyền thống đang chịu sự canh tranh của các nhà cung cấp mạng không dây với công nghệ tiên tiến và chi phí dịch vụ thấp hơn (Merritt, 2013). Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Tầm quan trọng của công nghệ di động trong việc mở rộng dịch vụ tài chính cho người nghèo với chi phí phải chăng là do chi phí chính của công nghệ di động liên quan đến đầu tư ban đầu và các chi phí cố định khác, do vậy mà chi phí biên rất thấp cho mỗi giao dịch hoặc cho mỗi khách hàng mới (Honohan và Beck, 2013). Điều này đã dẫn đến sự mở rộng nhanh chóng của dịch vụ Mobile Money và dịch vụ tài chính di động ở các nước đang phát triển từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện tại các quốc gia này (Hinson, 2013; Maurer, 2014). Những dịch vụ này đã giúp khắc phục những hạn chế về cơ sở hạ tầng và giúp cải thiện tài chính toàn diện (Allen và đồng sự, 2016; Hinson, 2013; Maurer, 2014). Theo Asongu và cộng sự (2019) đã phân tích việc sử dụng thiết bị di động ở các nước châu Phi và cho thấy dịch vụ tài chính di động có tác động tích cực đến phát triển tài chính của các quốc gia này.

Tại Việt Nam, kể từ năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã hợp tác cùng nhóm WB xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Với dân số lớn và tỉ lệ phổ cập tài chính thấp, Việt Nam nằm trong nhóm 25 nước ưu tiên tập trung các nỗ lực về tài chính toàn diện trong sáng kiến Phổ cập tiếp cận tài chính – UFA đến năm 2022. Mục tiêu của sáng kiến này là sẽ giúp cho những người hiện nay chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Giúp người trưởng thành mở một tài khoản giao dịch là bước đầu tiến tới tài chính toàn diện. Khi đó người dân có thể sử dụng các dịch vụ mà họ cần như tiết kiệm, thanh toán, vay vốn và mua bảo hiểm. Mang dịch vụ tài chính chính thức đến với hàng triệu người hiện chưa hoặc còn ít sử dụng dịch vụ tài chính sẽ giúp Việt Nam đạt được cả hai mục đích giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng, giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu đã nêu trong báo cáo Việt Nam 2035 (Ceyla Pazarbasioglu, 2019). Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng đã đồng ý cho thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán, việc này sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy giao thương, an toàn và giảm chi phí phát hành, lưu thông tiền mặt và các phương tiện thanh toán khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng với mục đích giúp dịch vụ Mobile Money ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

1.1.5 Những hạn chế, rủi ro của dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Các dịch vụ tài chính di động có tác động đáng kể nâng cao hiệu quả của các dịch vụ tài chính nhờ mở rộng khả năng tiếp cận và giảm chi phí giao dịch. Bằng chứng là công chúng đón nhận dịch vụ Mobile Money ở hơn 90 quốc gia (tính đến năm 2020) (GSMA, 2022) đã chứng tỏ rằng công nghệ đã dần hoàn thiện và mang lại lợi ích thực sự cho người dùng. Cùng với sự phát triển của dịch vụ đi đôi với số lượng khách hàng sử dụng ngày càng tăng và lượng giao dịch trong một ngày ngày một lớn đòi hỏi việc quản lý rủi ro hết sức thận trọng để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi song hành lợi ích, quyền lợi người dùng và sự phát triển kinh tế đất nước. Sau đây là những rủi ro mà dịch vụ Mobile Money đang gặp phải:

1.1.5.1 Rủi ro bảo mật

Không riêng dịch vụ Mobile Money mà bảo mật thông tin là vấn đề chung của tất cả dịch vụ giao dịch trực tuyến do tính chất định danh khách hàng trực tuyến khác biệt so với tương tác trực tiếp tại quầy giao dịch của dịch vụ tài chính truyền thống hay nguy cơ cao lộ thông tin cá nhân, mật khẩu giao dịch, v.v. Dịch vụ Mobile Money chỉ cho phép mỗi khách hàng có một tài khoản trong hệ thống và được bảo vệ bằng mã PIN, OTP cùng các quy trình tốt để đặt lại mã PIN.

Tuy nhiên, lỗ hổng về mặt công nghệ có nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng quy trình xác minh danh tính khách hàng (Know Your Customer – KYC) sẽ tạo cơ hội cho kẻ gian mạo danh người khác, thậm chí ngay cả từ người đã mất để thực hiện các hành vi bị pháp luật cấm như rửa tiền, tài trợ khủng bố, tham nhũng, v.v. Giao dịch giả mạo được sử dụng để rút tiền bằng cách cho những người đóng giả là khách hàng đến điểm giao dịch Mobile Money rút tiền mặt và qua mặt người bán. Hệ thống Mobile Money cần có đủ hệ thống tính năng bảo mật để giảm thiểu những các kiểu tấn công kỹ thuật. Bên đại lý cũng cần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ nhân viên của mình (Lưu Minh Sang và Lê Thị Thùy Dương, 2023).

Hay công nghệ an ninh, an toàn hoặc trục trặc trong khi sử dụng dịch vụ hoặc trong quá trình quản lý của nhà cung cấp lỏng lẻo dẫn tới khả năng lộ thông tin người dùng, sau đó được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng khi kỷ nguyên kỹ thuật số bùng nổ với cứ hích big data (dữ liệu lớn – các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp). Dữ liệu lớn trên thực tế đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, tạo những chuyển biến ấn tượng, giúp tăng hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp. Nhờ big data việc phân tích khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng trở lên đơn giản hơn bao giờ hết từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với từng tập khách hàng. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng gặp tình trạng được một hãng/một cá nhân kinh doanh gọi điện giới thiệu sản phẩm. Đây là ví dụ điển hình của việc lộ thông tin cá nhân.

Khi khách hàng bị mất điện thoại hoặc thẻ SIM kết hợp lộ mã PIN, mật khẩu bằng cách sử dụng các cuộc gọi điện thoại hoặc SMS để thu thập thông tin cá nhân như số tài khoản, mã PIN hoặc chi tiết nhận dạng cá nhân sẽ giúp kẻ gian thực hiện các giao dịch không chính chủ. Đây còn được gọi là đánh cắp danh tính, qua mặt các lớp bảo mật hệ thống để sử dụng danh tính của khách hàng thực hiện các giao dịch bất hợp pháp khiến khách hàng mất tiền, mất uy tín và/hoặc nghiêm trọng hơn vướng vào hoạt động phi pháp như rửa tiền, tài trợ tham nhũng, hối lộ, đánh bạc online, rửa tiền, v.v (Lưu Minh Sang và Lê Thị Thùy Dương, 2023). Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

1.1.5.2 Rủi ro trong giao dịch

Dịch vụ Mobile Money phát triển với số lượng giao dịch ngày một nhiều kéo theo hệ lụy hệ thống mạng viễn thông bảo trì, xử lý chậm giao dịch dẫn đến trải nghiệm dịch vụ bị gián đoạn thường xuyên, giao dịch bị lỗi. Thực tế, như ở Kenya, M-Pesa đã gặp sự cố gián đoạn dịch vụ thường xuyên từ vài phút cho đến hàng giờ. Bình thường, khi phát sinh sự cố nhà mạng sẽ báo trước cho đại lý và khách hàng. Tuy nhiên, có những sự cố bất khả kháng không nằm trong kiểm soát của nhà cung cấp dẫn tới sự bất tiện cho cả khách hàng lẫn đại lý. Sự cố này xảy ra thường xuyên đến mức khi phỏng vấn nhân viên đại lý là trong hai tuần vừa qua có phát sinh sự cố gián đoạn giao dịch không và câu trả lời là “Tất nhiên là có, tình trạng này phổ biến vào buổi sáng, các ngày cuối tuần và cuối tháng, khi khối lượng giao dịch cao hơn” một cách không do dự (Sherri Haas, Megan G. Plyler và Geetha Nagarajan, 2012).

Tình trạng thiếu tiền mặt cũng là mối quan tâm đáng kể, gây bất tiện và khó khăn cho người dân. Khi nhu cầu tiền mặt tăng cao, đòi hỏi các đại lý đáp ứng nhu cầu ngay và liền cho khách hàng. Khi không đáp ứng được nhu cầu này, bắt buộc người dân phải chờ gây tốn thời gian, tăng chi phí rút tiền (do phải rút tiền tại nhiều đại lý) (Sherri Haas, Megan G. Plyler và Geetha Nagarajan, 2012).

Lỗi hệ thống khi giao dịch như giao dịch bị lặp. Mặc dù khách hàng thao tác một quy trình dịch vụ nhưng hệ thống Mobile Money đôi khi nhận được nhiều hơn một lệnh dù cùng một nội dung, khiến hệ thống hiểu nhầm là khách hàng thực hiện nhiều lệnh cùng lúc. Hay lỗi khi thác tác sai do gõ sai tên người thụ hưởng, sai số tiền. Đòi hỏi đơn vị cung cấp cách thức và địa chỉ xử lý sự cố chính xác, tiện lợi, nhanh gọn (Sherri Haas, Megan G. Plyler và Geetha Nagarajan, 2012).

Thông tin điểm giao dịch của hệ thống chưa rõ ràng hoặc chưa phổ biến khiến việc mạo danh điểm giao dịch hoạt động trái phép như một đại lý được ủy quyền để tiếp cận khách hàng với mục đích thu thập thông tin khách hàng, thu phí giao dịch cao hơn mức quy định, lừa gạt người gửi tiền (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2024).

Chậm trễ trong cập nhật số dư của khách hàng: Với quy trình xử lý qua đại lý trung gian trong hoạt động của Mobile Money, việc cập nhật số dư có thể bị trì hoãn đối với bất kỳ giao dịch nhất định nào. Điều này cho khách hàng thấy các giao dịch trong tương lai có thể bị từ chối không chính xác do “không đủ tiền” (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2024).

1.1.5.3 Rủi ro pháp lý Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Rủi ro pháp lý là rủi ro có thể dẫn đến các vụ kiện, tranh chấp hợp đồng làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh. Như chúng ta đã biết, tài chính truyền thống được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước do tầm ảnh hưởng hệ thống tài chính ảnh hưởng lên nền kinh tế đất nước. Dịch vụ Mobile Money cũng là một phần của hệ thống tài chính đất nước, ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư có thu nhập thấp gồm số lượng dân cư đông đảo.

1.1.5.4 Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống được hiểu là một rủi ro có thể gây ra sự sụp đổ hoặc thiệt hại đáng kể cho hệ thống tài chính hoặc rủi ro dẫn đến nhận thức bất lợi của công chúng, có thể dẫn đến thiếu tin tưởng và trường hợp xấu hơn là hiệu ứng domino (là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan tỏa ra các điểm xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính. Hiệu ứng này thường được sử dụng trong trò chơi xếp quân domino, nó cũng được biết tới thông qua thuyết domino, học thuyết chính trị hay được đề cập trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam gây sụp đổ hệ thống). Thông thường dịch vụ Mobile Money là sản phẩm của một hoặc một vài đơn vị cung cấp (ngân hàng/nhà mạng viễn thông/công ty công nghệ). Chỉ cần một trong vài đơn vị cung cấp gặp trục trặc có thể kéo theo rủi ro hệ thống (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2023) hay mối quan hệ hợp tác giữa các chủ sở hữu của dịch vụ rạn nứt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ.

1.1.5.5 Rủi ro nội bộ

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng trong mắt xích kinh doanh. Nhân viên đại lý là người thay mặt hãng kinh doanh trực tiếp tiếp xúc khách hàng, thực hiện thao tác giao dịch và hiểu rõ quy trình. Đạo đức nhân viên luôn là ưu tiên hàng đầu nếu không sẽ dẫn tới gian lận như đánh cắp thông tin khách hàng mà không được phép để sử dụng các thông tin này cho các mục đích gian lận khác hoặc sử dụng thông tin khách hàng để thiết lập khoản vay nhưng người sử dụng tiền lại không phải khách hàng; thu phí giao dịch trái phép hoặc tăng mức phí so với quy định chung; đại lý kinh doanh thường đươc trả phí hoa hồng/lương kinh doanh khi đạt doanh số, vì lợi ích một số bộ phận làm giả thông tin khách hàng trong quá trình đăng ký tài khoản. Để thực hiện điều này bắt buộc họ không thực hiện đúng quy trình trong việc kiểm tra thông tin của khách hàng khi đăng ký tài khoản mới.

Bên cạnh đó, nhà cung cấp có thể sử dụng nguồn vốn huy động từ khách hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền trong tài khoản) để sử dụng cho mục đích khác ngoài mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh được cho cấp phép; Các đại lý chia nhỏ các giao dịch nhận tiền mặt để kiếm được nhiều khoản hoa hồng.

1.1.6 Phân biệt dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động với các loại hình dịch vụ tài chính khác

1.1.6.1 Ví điện tử Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Có sự hiểu lầm rằng Mobile Money là ví điện tử. Theo Anh Tú và Quỳnh Trang (2023) đã chỉ ra sự khác biệt giữa 2 ứng dụng này. Sau đây là bảng chỉ ra sự khác biệt giữa 02 hình thức này:

Qua bảng 1.2 ta thấy dịch vụ mobile money tận dụng lợi thế mạng viễn thông có tại bất cứ đâu trên toàn nước. Người sử dụng chỉ cần có điện thoại là có thể tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng, nhanh chóng, điều mà các Ngân hàng chưa chạm tới được ở vùng sâu vùng xa. Qua đó, dịch vụ Mobile Money có độ tiếp cận cao hơn, và có ích cho những nơi vùng sâu, vùng xa trên thế giới, những vùng không có bất kỳ hệ thống ngân hàng nào.

1.1.6.2 Mobile Payment

Mobile Payment là một thuật ngữ ghép bởi “mobile” là điện thoại di động, “payment” hình thức thanh toán. Hiểu theo nghĩa đen, đây là hình thức thanh toán thông qua điện thoại di động. Còn theo thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ dịch vụ thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ viễn thông không dây của mạng điện thoại di động, giúp người dùng thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, thực hiện các nghiệp vụ gửi tiền, mua sắm trực tuyến, v.v một cách nhanh chóng, thuận tiện thông qua thiết bị di động mà không cần đến quầy giao dịch, ATM. Qua đó, có thể thấy Mobile Money cũng nằm trong Mobile Payment. Tuy nhiên, theo Anh Tú và Quỳnh Trang (2023), Mobile Money là một dạng tiền điện tử còn Mobile Payment nhằm nói đến phương thức thanh toán qua thiết bị di động nói chung

1.2. Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Phát triển theo định nghĩa của Triết học Mác – Lenin là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng nào đó. Quá trình phát triển có thể diễn ra từ từ hoặc diễn ra nhanh chóng (hay còn gọi là nhảy vọt) để sinh ra những sự vật, hiện tượng mới thay thế cho những sự vật, hiện tượng cũ.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì sự phát triển gồm 4 tính chất sau đây:

Phát triển dịch vụ Mobile Money là sự tăng trưởng về số lượng người dùng; phát triển quy mô lẫn số lượng điểm kinh doanh, điểm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng bao phủ rộng khắp; tăng trưởng số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ Mobile Money tương xứng nhu cầu khách hàng; là quá trình thúc đẩy, tăng cường và khuyến khích ngày càng nhiều khách hàng có thể quan tâm, tiếp cận, sử dụng các dịch vụ Mobile Money và nâng cao năng lực cạnh tranh với các hình thức thanh toán khác. Từ đó gia tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ này trên tổng thu nhập của đơn vị cung cấp. Phát triển dịch vụ Mobile Money mang đủ 4 tính chất của sự phát triển:

Mang tính khách quan: là sự phát triển cần thiết và dĩ nhiên. Phát triển dịch vụ Mobile Money là lẽ dĩ nhiên để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của cộng đồng thu nhập thấp, địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, v.v

Tính phổ biến: độ phủ của dịch vụ rộng khắp, tới mọi đối tượng đều biết và có thể sử dụng. Lợi thế viễn thông chiếm vai trò quan trọng, thực tế nhiều người có điện thoại di động hơn là tài khoản ngân hàng cho thấy tiềm năng phát triển, mở rộng quy mô dịch vụ. Nếu ngân hàng truyền thống có khó khăn về chi phí khi mở chi nhánh/phòng giao dịch tại địa điểm thưa thớt dân cư, nông thôn, biên giới hải đảo do chi phí vận hành lớn. Thì dịch vụ Mobile Money lại cực kỳ hiệu quả về chi phí cho cả nhà cung cấp và người tiêu dùng. Bản chất điện thoại di động có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi biến nó thành phương tiện cho các dịch vụ tài chính không chi nhánh.

Tính kế thừa: dịch vụ Mobile Money được phát triển từ nền tảng viễn thông kết hợp với dịch vụ tài chính ngân hàng. Vẫn là các dịch vụ tài chính đó nhưng phương thức sử dụng và đối tượng hướng tới lại khác. Mobile Money được ví như là công cụ của “ngân hàng không có ngân hàng”, giúp người khó tiếp cận hoặc chưa có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính nay chỉ cần vài thao tác đơn giản, nhanh gọn là có thể sử dụng dịch vụ. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Tính đa dạng và phong phú: nhiều tiện ích cho khách hàng chứ không đơn thuần là nộp, rút tiền và chuyển tiền. Dịch vụ Mobile Money mang lại nhiều trải nghiệm dịch vụ tài chính hơn thế nữa. Song hành số lượng dịch vụ là chất lượng.

Đây là yếu tố quan trọng giữ chân khách hàng sử dụng lâu dài sản phẩm.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

1.2.2.1 Chỉ tiêu tăng trưởng người dùng dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Chỉ tiêu tăng trưởng người dùng cho biết số lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ và tốc độ tăng số lượng khách hàng qua từng mốc thời gian, từ đó giúp đánh giá quy mô của dịch vụ trên toàn quốc và sự chấp nhận của người dùng đối với dịch vụ là như thế nào.

1.2.2.2 Chỉ tiêu tăng trưởng điểm kinh doanh, điểm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng

Thể hiện qua số lượng điểm kinh doanh, điểm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng của dịch vụ Mobile Money trên toàn quốc, mục đích nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ hay đánh giá việc muốn sử dụng dịch vụ có dễ dàng hay không?

1.2.2.3 Chỉ tiêu tăng trưởng số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán

Tốc độ tăng trưởng số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán tức là có bao nhiêu cửa hàng chấp nhận hình thức thanh toán qua dịch vụ Mobile Money. Từ đó cho ta thấy mức độ chấp nhận dịch vụ của người dân ở mức nào?

1.2.2.4 Chất lượng dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động

Thể hiện ở (1) số lượng giao dịch, (2) giá trị giao dịch, (3) sự cố hay rủi ro khi sử dụng dịch vụ. Qua các chỉ tiêu này, phần nào đánh giá được chất lượng dịch vụ Mobile Money.

Tăng số lượng gia dịch bằng cách thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ hoặc tăng tần suất giao dịch bằng dịch vụ Mobile Money của mỗi khách hàng. Việc tăng tần suất giao dịch là doanh nghiệp bằng những biện pháp của mình làm gia tăng số lần giao dịch của một khách hàng trong cùng đơn vị thời gian. Việc tăng tần suất giao dịch bằng dịch vụ Mobile Money sẽ giúp cho thu nhập từ phí giao dịch của khách hàng tăng lên, làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp và cũng làm cho giao dịch qua dịch vụ Mobile Money phổ biến hơn.

Tăng giá trị giao dịch qua tăng số lượng giao dịch và/hoặc tăng giá trị mỗi lần giao dịch từ đó giúp gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp và phản ánh chất lượng kinh doanh.

Chất lượng dịch vụ còn thể hiện ở tần suất dịch vụ xảy ra sự cố hay rủi ro khi sử dụng dịch vụ. Dịch vụ có chất lượng tốt là dịch vụ xảy ra ít sự cố hoặc tỷ trọng sự cố, rủi ro so với số lượng giao dịch chiếm tỷ trọng nhỏ, ở ngưỡng cho phép.

1.3. Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động từ nước ngoài cho Việt Nam M-Pesa ở Kenya Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

1.3.1 Sự hình thành và phát triển M-Pesa

M‐Pesa được ra mắt từ tháng 03/2009 do Safaricom – hãng mạng viễn thông lớn nhất triển khai và hoạt động tại nước Kenya – một nước ở Đông Phi, nơi có mức thu nhập bình quân đầu người thấp và tỷ lệ người sử dụng internet cũng còn rất thấp (17,8%) (WB, 2020). Nền tảng này cho phép các cá nhân gửi và rút tiền bằng điện thoại di động của họ. Ngoài gửi và rút tiền, M ‐ Pesa còn cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và dịch vụ tài chính vi mô dựa trên điện thoại di động mà không cần tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng.

Kenya có nhiều điều kiện thích hợp để phát triển M-Pesa như:

Thứ nhất, nhu cầu chuyển tiền lớn. Trước năm 2008, tỷ lệ người dân Kenya sử dụng những dịch vụ tài chính chính thống, bán chính thống, không chính thống và không có tài khoản ngân hàng lần lượt là 19%; 8%; 35% và 38% (Di Castri và cộng sự, 2015). Tại Kenya, 17% hộ gia đình ở nông thôn phụ thuộc vào tiền gửi từ người thân đi làm ở thành thị như là nguồn thu nhập chính. Tương tự, với tỉ suất đô thị hóa trung bình (22%) (Lê Phương Lan, 2016). Dòng tiền từ thành thị chảy về nông thôn thường xuyên, liên tục và số lượng lớn. Để phục vụ nhu cầu chuyển tiền, người dân sử dụng cách như (1) đưa tiền cho bạn bè và các thành viên trong gia đình đi du lịch trở lại vùng nông thôn; (2) qua xe buýt và matatu (chia sẻ taxi) mặc dù các công ty này không được cấp phép chuyển tiền; (3) PostaPay, dịch vụ chuyển tiền do bưu điện cung cấp dù PostaPay có mặt ở các vùng nông thôn nhưng tình trạng thiếu tiền mặt thường xuyên.

Thứ hai, niềm tin vào công ty viễn thông Safaricom, sự thống trị thị trường của Safaricom và sự phổ biến của điện thoại di động. Safaricom được thành lập vào năm 2002 với 17.000 khách hàng và chỉ có 50 nhân viên. Năm 2014, Safaricom có 3.000 nhân viên và cung cấp dịch vụ cho hơn 16 triệu khách hàng. Ở Kenya, gần 83% dân số 15 tuổi trở lên có quyền truy cập vào điện thoại di động. Safaricom chiếm thị phần gần 80% thị trường viễn thông (Buku và Meredith, 2015). Safaricom có sự tồn tại thương hiệu mạnh mẽ, thể hiện tinh thần dân tộc trong các chiến dịch tiếp thị của mình. Công ty gắn liền với mọi người về một Kenya hiện đại và nhận được sự tin tưởng của người dân (Mas và Morawczynski, 2011).

Ở Kenya, các công ty điện thoại di động đầu tiên hoạt động vào giữa những năm 1990 với quy mô nhỏ. Theo thời gian, điện thoại di động ở Kenya đã dần thay thế điện thoại cố định để trở thành phương tiện viễn thông chính, trong khi số lượng điện thoại cố định đã giảm từ khoảng 300.000 thuê bao năm 1999 xuống còn khoảng 250.000 thuê bao vào năm 2010, thuê bao điện thoại di động đã tăng từ gần như 0 lên gần 17 triệu so với cùng kỳ (Jack và Suri, 2013). Hiện nay, Kenya là một thị trường di động phát triển nhất tại Đông Phi (Lê Phương Lan, 2016).

Đến năm 2020, gần 93% người Kenya trưởng thành trên tổng dân số sử dụng dịch vụ này. Sự ra đời của M-Pesa tạo nên bước ngoặt thành công cho dịch vụ mobile money tại Kenya khi đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thị trường.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

M-Pesa không phải là dịch vụ Mobile Money duy nhất ở Châu Phi, nhưng lại là dịch vụ thành công nhất. Ví dụ: Wizzit của Nam Phi đã cố gắng thu hút 250.000 khách hàng trong hơn bốn năm hoạt động. Tanzania nước láng giềng ra mắt phiên bản M-Pesa của riêng mình vào tháng 4 năm 2010, nhưng nó chỉ mới vượt qua mốc 100.000 khách hàng (Mas và Morawczynski, 2011). Vậy tại sao dịch vụ này lại phát triển nhanh chóng tại Kenya?

Thứ nhất, về bối cảnh và đáp ứng nhu cầu thị trường không có ngân hàng: Được ra mắt năm 2009, đây là năm mà sự phổ biến của điện thoại di động ở cả thành thị và nông thôn cùng với sự thiếu thâm nhập của các ngân hàng Kenya khi chỉ mới bắt đầu mở rộng để phục vụ các cộng đồng thu nhập thấp. Lúc này, thị trường tài chính ở Kenya rất tiềm năng và ít cạnh tranh. M-Pesa đã nắm bắt được cơ hội để triển khai hoạt động và phát triển (Jack và cộng sự, 2012).

Thứ hai, giữ cho dịch vụ đơn giản, dễ sử dụng và tiện ích song hành chi phí rẻ.

Tập trung đối tượng là cộng đồng thu nhập thấp, M-Pesa được thiết kế dễ đăng ký và dễ sử dụng. Yêu cầu đăng ký của M-Pesa chỉ có điện thoại di động và giấy tờ tùy thân hợp lệ (thẻ căn cước quốc gia hoặc hộ chiếu). Các chi phí gửi tiền thông qua các chương trình này xấp xỉ một nửa giá của các nhà cung cấp chính thức và an toàn khác như Bưu điện hoặc Western Union (Medhi, Ratan và Toyama, 2011). Quy trình hoạt động đối với người sử dụng M-Pesa đơn giản, người dùng hoàn toàn có thể thực hiện các chức năng khác như rút/nạp tiền thông qua các đại lý. Bên cạnh đó, Chính phủ Kenya cũng nhận định M-Pesa là kênh hỗ trợ cho những gia đình nghèo nhất tại Kenya trong lĩnh vực thanh toán. Theo Lauren Dunn (2017), M-Pesa tập trung giữ cho các dịch vụ đơn giản và chỉ tập trung vào việc chuyển tiền, M-Pesa có thể nhanh chóng chiếm được thị trường rộng lớn và duy trì sự tham gia.

Thứ ba, lợi thế viễn thông và chiến lược phát triển tốt. Chiến lược gồm phương thức mở tài khoản đơn giản nhanh chóng. M-Pesa tạo ra một dịch vụ cho phép người vay tài chính vi mô nhận và hoàn trả các khoản vay một cách thuận tiện bằng cách sử dụng mạng lưới các đại lý bán lẻ của Safaricom; Hệ thống bán lẻ rộng; Thực hiện các giao dịch nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày của người dân. Đây được coi là chiến lược quan trọng và khá thành công giúp M-Pesa tăng vọt số lượng khách hàng mở tài khoản. Ngoài ra, sự nhận diện thương hiệu mạnh của Safaricom đã giúp nhận được sự tín nhiệm của người dân. M-Pesa triển khai những dịch vụ của mình thông qua một hệ thống đại lý với trung bình khoảng 500 người dùng/đại lý. Đại lý được tổ chức thành các nhóm theo vị trí địa lý. Vào tháng 4 năm 2013, có khoảng 28 nghìn đại lý M-Pesa cung cấp các dịch vụ tài chính tại Kenya (Lê Phương Lan, 2016). Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Thứ tư, các chính sách của chính phủ. Theo Lê Phương Lan (2016), Ngân hàng trung ương Kenya (CBK) đã tham gia từ ban đầu trong việc thực thi M-Pesa. CBK cho phép Safaricom vận hành M-Pesa như là một hệ thống thanh toán song song, với yêu cầu các khoản tiền của khách hàng được gửi tại một tổ chức tài chính được giám sát. Các khoản tiền gửi của Safaricom và lãi thu được sẽ được giữ tại một tài khoản tín thác không vì lợi nhuận (not-for-profit trust account). CBK cũng đưa ra giới hạn về quy mô giao dịch phù hợp với các tiêu chuẩn về phòng chống rửa tiền.

1.3.3 Smart Money ở Philippines

1.3.3.1 Sự hình thành và phát triển Mobile Money

Dịch vụ tài chính truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Theo GSMA (2014) trong 2.000 đảo có người sinh sống thì chỉ khoảng 1.000 đảo có sự xuất hiện của ngân hàng. Năm 2021, tỷ lệ người trưởng thành không sử dụng dịch vụ ngân hàng lên tới 72% tổng dân số trưởng thành (Bangko Sentral ng Pilipinas, 2021), tức khoảng 52 triệu người. Đây là tỷ lệ người dùng dịch vụ ngân hàng thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á.

Tuy tỷ lệ người trưởng thành sử dụng dịch vụ ngân hàng thấp nhưng nhu cầu chuyển tiền trong nước rất cao do xuất phát từ đặc điểm đô thị hóa (2/3 dân số sống trong đô thi hoá (GSMA, 2018)). Thị trường kiều hối trong nước rất lớn, tiền chảy theo cả hai chiều giữa thành thị và nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu chuyển tiền, người dân sử dụng loại hình chuyển tiền không chính thức và thông qua các tiệm cầm đồ

(Hasnain và cộng sự, 2018). Thêm vào đó, lượng tiền kiều hối mỗi năm của cộng đồng lao động tại nước ngoài lớn (8 triệu người) với xấp xỉ 18 tỷ USD về nước cho gia đình thông qua dịch vụ chuyển tiền di động (Hoàng Linh, 2023).

Theo Hasnain và cộng sự (2018), năm 2003, Philippines bị đưa vào danh sách theo dõi để chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, các giao dịch chuyển tiền trở nên khó khăn hơn. Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) đã đưa ra tiêu chuẩn về định danh với các nhà phân phối và khách hàng (GSMA, 2014).

Tất cả những yếu tố trên đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển Mobile Money tại Philippines.

Hình sau thể hiện tốc độ phát triển Mobile Money tại Philippines:

Hình 1.2: Tỷ lệ tài khoản Mobile Money đăng ký và hoạt động trên 1.000 người trưởng thành tại Philippines

Hình trên cho thấy việc đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money tại Philippines từ năm 2012 đến năm 2020 là không ổn định. Theo Trần Hùng Sơn và cộng sự (2022) đã chỉ ra ba nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định này gồm:

Nguyên nhân đầu tiên: đặc trưng địa lý nhiều đảo khiến quốc gia này hằng năm phải chịu nhiều thiên tai bão hay lũ lụt lớn gây ra thất lạc và mất giấy tờ tùy thân của người dân dẫn đến người dân muốn đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money nhưng không đủ điều kiện theo quy định định danh khách hàng. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Nguyên nhân thứ hai: dân số Philippines trẻ và có tỷ lệ người sử dụng Internet chiếm hơn 60% dân số cả nước (WB, 2020). Người dân ngày càng được tiếp cận và được lựa chọn sử dụng ứng dụng thanh toán phù hợp khác.

Nguyên nhân thứ ba: Philippines thực hiện chính sách siết chặt dịch vụ Mobile Money ngay từ đầu, nên việc này khiến quy trình đăng ký và sử dụng dịch vụ trở nên cồng kềnh và gây khó khăn cho người dùng. Tuy nhiên, từ năm 2019, dịch vụ Mobile Money lại có mức tăng trưởng rất cao, cao gấp nhiều so với các năm trước. Sở dĩ có mức tăng trưởng cao này là do khung pháp lý có sự thay đổi về các quy định tạo thuận lợi hơn cho người dùng.

1.3.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đạt được sự thành công như vậy nhờ sự tiên phong đi đầu trong công cuộc phát triển dịch vụ Mobile Money và lựa chọn khách hàng mục tiêu đúng đắn là đối tượng có thu nhập thấp và chưa hoặc khó tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống. Bên cạnh đó là chiến lược quảng bá thông minh khi phát triển nhận dạng thương hiệu luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên nhưng vẫn gần gũi và phù hợp cho mọi người. Đồng thời, nhà mạng luôn tiếp cận và mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như hệ sinh thái của mình, mang đến cơ cấu dịch vụ tài chính đa dạng, khiến cho người sử dụng có cảm giác ví thanh toán này là dành cho họ (GSMA, 2014).

Thuận lợi tiếp theo phải kể đến là Smart Money tận dụng cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Banco de Oro với 675 chi nhánh, hơn 1.299 cây ATM, thông qua mạng lưới Plus, Expressnet, Megalink, Bancnet. Điều này giúp phí chuyển tiền liên ngân hàng bằng không, tăng sức cạnh tranh và hấp dẫn người dùng hơn. Mối quan hệ giữa Smart Money và Ngân hàng Banco de Oro đã giúp người dùng Smart Money kết nối tài khoản ngân hàng với tài khoản Mobile Money, góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng (GSMA, 2014).

Tiếp theo, đóng góp lớn nhất là sự quản lý linh hoạt của nhà điều hành. Theo Trần Hùng Sơn và cộng sự (2022) chiến lược của BSP trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho Mobile Money là “thử nghiệm và học tập”. Sự quan tâm và linh động của nhà điều hành thể hiện qua các khung pháp lý và chính sách quản lý đối với Mobile Money. Điều này thể hiện trong việc chính sách quản lý thay đổi phù hợp tình hình thực tế như năm 2015, khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines gây ra thiệt hại nặng nề, dẫn đến nhiều giấy tờ thất lạc và khó khăn trong việc cấp lại, BSP cho phép chấp nhận các giấy tờ viết tay của khách hàng bị ảnh hưởng bởi siêu bão (Maina, 2020) hay năm 2019 quy định hạn mức chuyển tiền hàng ngày và giới hạn số tiền giao dịch trong mỗi lần giao dịch. Theo Trần Hùng Sơn và cộng sự (2022) đây là dấu mốc phát triển Mobile Money với sự nới lỏng của BSP.

Đồng thời, theo GSMA (2014), Philippines đang quản lý Mobile Money theo cách kết hợp cả mô hình BLM và MNO. Việc cho phép thử nghiệm cả 2 mô hình này đã tạo ra môi trường canh tranh, về tổng thể đã và đang mang lại lợi ích cho tiền di động.

1.3.3. Eko của Ấn Độ Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

1.3.3.1 Sự hình thành và phát triển

Eko được ra mắt từ năm 2009, cùng năm với M-Pesa của Kenya. Ấn Độ có điều kiện thích hợp để phát triển Eko như:

Thứ nhất, sự bùng nổ của điện thoại di động và nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của người dân. Một ước tính gần đây của GSMA xếp Ấn Độ là quốc gia có băng thông rộng di động lớn thứ hai thị trường trong bốn năm tới từ năm 2012 (GSMA, 2014b). Theo Nandhi (2012) Ấn Độ đã đạt được khả năng tiếp cận viễn thông gần như toàn cầu và có mạng lưới phân phối bán lẻ chi phí thấp nhất trên thế giới. Ấn Độ có số người tiếp cận với các dịch vụ tài chính thấp hơn nhiều so với số người tiếp cận với điện thoại di động. Bên cạnh đó, Ấn Độ có số hộ gia đình bị loại trừ về tài chính cao thứ hai trên thế giới với hơn một nửa dân số Ấn Độ không được phục vụ đầy đủ về mặt tài chính (theo dữ liệu của WB (2013) chỉ ra rằng chỉ có 35% dân số ở Ấn Độ có tài khoản chính thức trong một tổ chức tài chính điều đó khiến 65% dân số trưởng thành không được tiếp cận với các tổ chức và dịch vụ tài chính).

Các ngân hàng xa lánh người nghèo do môi trường sống không cố định của họ, dòng thu nhập không đồng đều. Do đó, người nghèo dựa vào một số cơ chế không chính thức và tốn kém nhưng thuận tiện cho họ để thực hiện nhu cầu tài chính (Nandhi 2012).

Thứ hai, được hỗ trợ rất nhiều bởi Các nhà tài trợ phương Tây như CGAP và được đồng tài trợ bởi Bill & Melinda Gates Foundation. Eko được ca ngợi là công cụ để kiềm chế đói nghèo bởi Truyền thông phương Tây và cộng đồng tài trợ phát triển, nhưng con số tăng trưởng của Eko chưa tương xứng với ca ngợi đó. Eko có 180.000 người dùng và chỉ có 700 đại lý khắp ba bang Delhi, Bihar và Jharkhand.

Trong sáu năm qua kể từ ngày ra mắt, Eko đã cố gắng tăng thị phần từ từ. Nhưng giao dịch trung bình hàng tháng của Eko trung bình 300-400 giao dịch mỗi tháng tại mỗi đại lý. Đây thực sự là con số ít ỏi khi so với 1.000 giao dịch mỗi tháng cho một đại lý M-Pesa (Gupta, 2015).

1.3.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

Tại sao M-Pesa lại có được sự thu hút và thành công to lớn như vậy trong khi Eko Ấn Độ lại chậm phổ biến dù cùng ra mắt trong 01 năm? Điều gì giải thích sự khác biệt này? Theo Lauren Dunn (2017) ba điểm khác biệt chính giải thích cho nguyên nhân đó:

Thứ nhất, sự khác biệt về bối cảnh: Năm 2009, trong khi các ngân hàng Kenya gần đây mới bắt đầu tập trung phục vụ đối tượng thu nhập thấp, thì ở Ấn Độ, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển hệ thống “ngân hàng không có ngân hàng” trong hơn bốn thập kỷ thông qua các chính sách như: (1) nhà nước hỗ trợ người nghèo bằng các chính sách cho vay như đặt trần lãi suất cho các khoản vay đối với người có thu nhập thấp (Burgess, Pande, và Wong, 2007); (2) quy định mở bốn chi nhánh ngân hàng tại mỗi khu vực nông thôn. Các chính sách này được áp dụng từ năm 1969 cho đến khi những năm 1990, trong đó tổng số chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc tăng từ 8.262 lên 63.092 (King, 2014). Chính vì vậy, thị trường tài chính ở Kenya rất tiềm năng và ít cạnh tranh, trong khi, Eko chỉ là một trong nhiều lựa chọn để tham gia vào lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Thứ hai, sự khác biệt về cơ cấu: Niềm tin vào các ngân hàng truyền thống thấp hơn niềm tin vào các nhà khai thác mạng di động trên khắp thế giới đang phát triển. M-Pesa có “lợi thế viễn thông” so với EKO vì nó được điều hành bởi MNO chứ không phải là một ngân hàng hoặc một đối tác ngân hàng. Khi khách hàng tin tưởng vào tổ chức lãnh đạo thì sự tham gia và tăng trưởng sẽ nhanh hơn.

Thứ ba, sự khác biệt về thiết kế chương trình: Eko, mặc dù nó được mô phỏng theo thiết kế của M-Pesa nhưng không cung cấp chuyển tiền như một phần của gói dịch vụ tài chính ngay từ đầu. Sau đó, nó đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận tầng lớp người nghèo – đây là lượng khách hàng lớn. Ứng dụng phải đơn giản, dễ sử dụng do đối tượng phần lớn là người nghèo và có thu nhập thấp. Đặc biệt, phải có ứng dụng chuyển tiền – đây là ứng dụng nhiều người sử dụng và quan tâm nhất – với chi phí rẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu tổng quan về dịch vụ Mobile Money để giúp người đọc có cái nhìn khái quát nhất về dịch vụ. Chương 1 tập trung nêu bật lợi ích cũng như những hạn chế, rủi ro khi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, cũng trình bày khái niệm phát triển và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ. Đồng thời, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đên sự phát triển của dịch vụ và bài học kinh nghiệm triển khai dịch vụ từ các nước Kenya, Ấn Độ và Philippines để làm cơ sở đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ sẽ được nêu tại Chương 3. Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993