Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Ở một số địa phương trên cả nước có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Lào Cai, Hà Giang, vùng đồng bằng sông Cửu long như: An Giang, Cần Thơ,..v.v… Những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương.

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Cà Mau là vùng đất địa đầu cực nam Tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa, là mùa mưa và mùa khô. Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh Cà Mau đạt gần 1.214.900 người, mật độ dân số đạt 229 người/km², trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 261.800 người.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản với diện tích thủy sản trên 270,000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240,000 ha). Hơn thế nữa, Cà Mau còn thế mạnh về tài nguyên rừng. Đây chính là cơ hội giúp nghành du lịch tỉnh nhà tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, làm nên thương hiệu mà không giẫm chân lên những lối mòn cũ. Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Hiện tại các điểm đến tham quan như: các điểm phụ cận Khu du lịch Đất Mũi, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, các công ty lữ hành “hợp tác” với người dân để đưa khách du lịch tham gia khám phá trải nghiệm cùng với các hộ gia đình cho thuê nhà để du khách lưu trú, có phục vụ cả ăn và “dịch vụ” làm vuông, tát ao, chụp đìa, bắt cá, đục hàu, ăn ong, câu cá,.…

Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch này có hiệu quả lâu dài và bền vững, tạo thành “thương hiệu” rất riêng của du lịch Cà Mau, đòi hỏi các ngành, các cấp phải cùng nhau phối hợp chặt chẽ toàn diện.

Vì vậy, xem xét việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau trong chiến lược phát triển du lịch nhằm xây dựng hình ảnh du lịch của Cà Mau, là một việc làm có ý không chỉ đối với Cà Mau mà còn ở nhiều địa phương khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước. Xuất phát từ cơ sở trên, nhận thấy việc nghiên cứu “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, đề xuất các gợi ý về giải pháp để nâng cao chất lượng và phát triển du lịch tại tỉnh Cà Mau là một việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2. Mục tiêu đối tương và phương pháp nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

  • Mục tiêu tổng quát: Thực trạng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, qua đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
  • Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến du lịch sinh thái cộng đồng
  • Đánh giá thực trạng việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
  • Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa bàn tỉnh Cà Mau

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng về việc khai thác du lịch sinh thái cộng đồng thông qua các hộ dân tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và các điểm phụ cận.

2.3 Đối tượng khảo sát

Cộng đồng cư dân sinh sống tại các hộ Du lịch sinh thái cộng đồng xung quanh khu vực vườn quốc gia U Minh Hạ và vườn quốc gia Mũi Cà Mau Khách du lịch nội địa tại địa bàn tỉnh Cà Mau

2.4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Về không gian: Vườn quốc gia U Minh Hạ và vườn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Với lợi thế về sinh thái trù phú, vườn quốc gia U Minh Hạ và vườn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi đặc trưng cho địa bàn tỉnh

Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài là 7 tháng, từ tháng 02/2017 đến tháng 08/2017.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1  Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính:  Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu định tính là các công trình nghiên cứu đã được công bố, các văn bản, báo cáo và sử dụng phương pháp quan sát, thảo luận nhóm,…

Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng phân tích được thu thập trong khoảng (2010-2016) từ Cục thống kê Cà Mau, Niên giám thống kê, Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới, Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel) và một số nghiên cứu trước đó.

Phương pháp khảo sát thực địa: đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng lý luận gắn với thực tiễn

Phương pháp phân tích thống kê mô tả:  Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu, tóm tắt dữ liệu.

3.2 Nguồn thông tin

Đề tài sử dụng đồng thời hai nguồn thông tin: nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp (second source)  là các nguồn thông tin có sẵn dễ khai thác như các báo cáo, các văn bản, các bài nghiên cứu, báo, Niên giám thống kê của Cục thống kê Cà Mau, báo cáo của Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới, Các công ty lữ hành như: Vietravel, Benthanhtourist, Saigontourist,…và một số nghiên cứu trước đó có đề cập đến nội dung của đề tài. Nguồn thông tin sơ cấp (Primary source) bao gồm các thông tin được thu thập từ phỏng vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi các đối tượng nghiên cứu. Do nguồn thông tin thứ cấp có liên quan đến đề tài rất hạn chế, nên nguồn thông tin sơ cấp là nguồn được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

4. Ý nghĩa của đề tài Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Ý nghĩa khoa học:

Đề xuất giải pháp phát huy lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch Cà mau phát triển

Ý nghĩa thực tiễn:

  • Góp phần và tạo thêm sản phẩm du lịch đặc thù cho du lịch tỉnh Cà Mau
  • Tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống, ổn định thu nhập cho người dân sống quanh khu vực hai vườn quốc gia
  • Phát triển kinh tế địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
  • Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau tương xứng với tiềm năng sẵn có

5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu

5.1. Tình hình nghiên cứu thế giới

Kan Set Aung và Sukwan Tirasatayapitak (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Bagan, Myanmar”: Bên cạnh đánh giá thực trạng hoạt động du lịch có sự tham gia của người dân địa phương ở Bagan, Myanmar và đưa ra hướng phát triển hoạt động du lịch cộng đồng hiện tại ở địa phương, đề tài cũng đã phân tích và xác định động cơ tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng tại địa phương nhằm phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với Bagan, Myanmar. Nhóm tác giả đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cho những mục tiêu mà vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Tác giả đã thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn người dân ở Bagan đã và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại địa phương, đồng thời phỏng vấn chuyên gia, những bộ phận chức năng thuộc chính phủ Myanmar ở Bagan, những nhà quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch ở Bagan. Tác giả cũng đã sử dụng thống kê mô tả, kiểm định ANOVA, và kiểm định T để phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho biết người dân địa phương thường tham gia những hoạt động nào của kinh doanh du lịch tại Bagan, và cũng đã nêu rõ những động cơ giúp người dân tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương. Dựa vào những kết quả này, nhóm tác giả đã có những đề xuất hữu ích cho chính phủ và những nhà quản lý hoạt động du lịch ở Bagan, Myanmar khai thác hiệu quả tiềm năng tham gia kinh doanh du lịch của người dân địa phương nhằm phát triển hiệu quả hơn nữa hoạt động du lịch của địa phương.

Peter E. Murphy (1986) với “Tourism: A community Approach, Routledge”. Tác giả cung cấp một góc nhìn mới hơn về du lịch với phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng, khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân với việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên nguồn tài nguyên vốn có của địa phương

Philip L.Pearce (1997), “Tourism Community Relationships”, Emerald Group Publishing đã kết hợp nhiều phương pháp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý nhằm nghiên cứu những khía cạnh mới của du lịch và nhất là làm sao cho CĐĐP hiểu và hành động về du lịch Rhonda Phillips (2012), “Tourism, Planning and Community Development” Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, Du lịch cộng đồng còn giúp nâng cao năng lực cộng đồng, vượt qua những rào cản văn hóa và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn. Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Bandit Santikul và Manat Chaisawat (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng đồng tại miền Đông của đảo Phuket, Thái Lan”: Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động du lịch, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch phía đông của đảo Phuket, Thái Lan. Đề tài cũng đã đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở phía đông đảo Phuket, Thái Lan nhằm đề ra nhiều giải pháp phát triển du lịch khu vực một cách hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người dân địa phương đang sinh sống và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực phía đông đảo Phuket. Thông tin phục vụ cho phương pháp nghiên cứu định tính được thu thập bằng phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia và nhà quản lý hoạt động du lịch của khu vực. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định t, và kiểm định ANOVA để phân tích số liệu. Kết quả của đề tài chỉ rõ khu vực phía Đông đảo Phuket có nhiều tiềm năng để phát triển của du lịch cộng đồng, tác giả cũng đã đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến hoạt động hỗ trợ người dân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời tổ chức nhiều chương trình huấn luyện, đào tạo để du lịch cộng đồng thật sự hiệu quả và góp phần phát triển du lịch khu vực bền vững.

Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài gồm những mục tiêu chính như sau: (1) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (2) Phân tích những chính sách phát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (3) Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Campuchia; (4) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên. Mười cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 380 bảng câu hỏi đã thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. Các kỹ thuật phân tích của SPSS được sử dụng để phân tích số liệu sơ cấp đối với nghiên cứu định lượng. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời gian qua hoạt động tham gia vào kinh doanh du lịch của cộng đồng ở Angkor, Campuchia là khác cao. Trong thời gian tới, chính phủ Campuchia nên khuyến khích cộng đồng tham gia nhiều hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Bên cạnh đó chính phủ và các tổ chức quản lý du lịch nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển chung của địa phương. Ngoài ra, cần phải quan tâm đến nhận thức và trình độ của người dân địa phương nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có để phát triển du lịch Angkor, Siem Reap, Campuchia một cách hiệu quả và bền vững

Sue Beeton (2006) “Community Development Through Tourism”. Tác giả đã tiếp cận “Từ lý thuyết đến thực hành trong đó có đưa ra các trường hợp minh họa cụ thể giúp người đọc có điều kiện so sánh và áp dụng”. Cuốn sách cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về Du lịch cộng đồng, lập kế hoạch chiến lược cho Du lịch cộng đồng, cách tiếp thị Du lịch cộng đồng cũng như đối phó khủng hoảng Du lịch cộng đồng.

5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Từ những năm 1990 du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ, với những công trình nghiên cứu về du lịch được thực hiện ngày một sâu rộng hơn. Vào cuối thập kỷ 90, Du lịch cộng đồng mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng các bài viết trên tạp chí hay báo cáo khoa học. Về sau, những nghiên cứu về Du lịch cộng đồng được thực hiện một cách bài bản hơn và đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này như: TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học Kỹ thuật; Ths. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam…Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về Du lịch cộng đồng như đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương – Hà Tây” của tiến sĩ Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát 10 triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng” của PGS.TS. Phạm Trung Lương (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); Về phía Tổng cục du lịch (2011) cũng xây dựng đề án Phát triển Du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020…v.v.

Một số đề tài luận văn thạc sĩ như:

Trần Thị Kim Trang (2009), “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các điểm du lịch cộng đồng Tiền Giang đối với nông dân”. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập tại tỉnh Tiền Giang. Bằng phương pháp thống kê, so sánh, hồi quy tương quan, bài viết đã phân tích thực trạng của loại hình du lịch cộng đồng và hiệu quả kinh tế mà du lịch cộng đồng mang lại cho người dân tại khu vực triển khai mô hình du lịch cộng đồng. Đặc biệt, mô hình hồi quy tương quan các yếu tố tác động đến lợi nhuận du lịch được xây dựng dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp từ 15 hộ điển hình. Kết quả cho thấy lợi nhuận từ du lịch có mối tương quan mật thiết với yếu tố “tổng chi phí”, tổng chi phí kinh doanh tăng lên thì lợi nhuận sẽ tăng. Trong tổng chi phí kinh doanh chủ yếu là chi phí mua nguyên vật liệu, các chi phí đầu tư cơ sở vật chất, thuê mướn lao động…thấp, chủ yếu là tận dụng cơ sở sẵn có và lao động gia đình nên dễ dàng hơn khi bắt đầu kinh doanh. Đồng thời kết quả còn cho thấy, yếu tố “sức chứa” tác động làm giảm lợi nhuận nên người dân cần thận trọng khi đầu tư.

Vương Tuấn Anh (2008), đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang”. Đề tài thu thập số liệu phỏng vấn từ tất cả các du khách đang du lịch tại Hậu Giang, gồm 125 mẫu, đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch ở Hậu Giang, khảo sát nhu cầu đi du lịch sinh thái văn hóa với ý kiến của du khách về loại hình du lịch này. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái văn hóa ở tỉnh Hậu Giang và nhu cầu của du khách nội địa; và phương pháp Willingness To Pay (WTP) để phân tích mức độ thõa mãn nhu cầu của du khách. Kết quả cho thấy, trong 60 mẫu phỏng vấn  phân tích về mục đích khách du lịch đến Hậu Giang thì có 70% là du lịch thuần túy, 11,7% là du lịch kết hợp với học tập nghiên cứu. Còn trong 65 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách ở các tỉnh lận cận thì có 49,2% khách thú vị với việc khám phá thiên nhiên; 44,6% hứng thú với các lễ hội truyền thống của địa phương và các văn hóa lịch sử bản địa; 35,4% khách thú vị với việc ôn lại truyền thống xưa.

Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ đánh giá về TNDL, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng… nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên thông qua phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng núi, khu bảo tồn, Vườn quốc gia… mà chưa đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động du lịch nơi có TNDL. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các công trình, đề tài luận văn đi sâu vào phân tích điều kiện và thực trạng phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợp với những đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hoá của cộng đồng góp phần phát triển du lịch, đóng góp vào sự ổn định và nâng cao kinh tế – xã hội tại địa phương

6. Cấu trúc đề tài Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Kết cấu đề cương theo hương luận văn giải pháp, ngoài lời mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn có kết cấu 03 chương

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng.
  • Chương 2: Tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà MauChương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm t hời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo Điều 3, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày 14/06/2017, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Phân loại về du lịch

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Theo tiêu thức này thì du lịch được phân loại thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa:

Du lịch quốc tế ( ntern t on l tour sm): Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch xuất phát từ một quốc gia và đi du lịch đến một quốc gia khác. Khách du lịch phải đi qua biên giới, thủ tục xin thị thực xuất nhập cảnh, chi dùng ngoại tệ và sử dụng ngoại ngữ… Du lịch quốc tế được chia thành hai loại hình:

Du lịch quốc tế đến (inbound tourism): Là hình thức mà ở đó khách du lịch là người đang sinh sống tại nước ngoài đến nước sở tại du lịch Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound tourism): Là hình thức du lịch mà ở đó khách du lịch là công dân hoặc người đang sinh sống ở nước sở tại đi sang một nước khác du lịch

Du lịch nội địa (domest c tour sm): Là loại hình du lịch mà ở đó công dân hoặc người đang sinh sống tại một quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó.

Căn cứ vào mục đích chuyến đi

Du lịch thuần túy  Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi với mục đích thuần túy là để giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, khám phá.

Du lịch tham quan: Là loại hình du lịch mà khách du lịch chủ yếu đến những nơi có danh lam, thắng cảnh để thưởng ngoạn vẻ đẹp của tự nhiên hoặc các công trình nhân tạo có sức hấp dẫn.

Du lịch giải trí: Là loại hình du lịch mà khách du lịch chủ yếu đến những nơi có thể nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí, đem lại sự thoải mái, thư thái cho tâm hồn, giảm bớt những áp lực của công việc và cuộc sống thường ngày.

Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi đến những vùng có nét văn hóa đặc trưng độc đáo, phong tục tập quán khác lạ, di tích lịch sử hoặc di sản văn hóa hấp dẫn… để tham quan và tìm hiểu văn hóa truyền thống địa phương.

Du lịch nghỉ dưỡng: Là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm đến những nơi khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, cảnh quan đẹp và yên bình…để thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian làm việc mệt mỏi.

Du lịch mạo hiểm: Là loại hình du lịch mà ở khách du lịch có thể thử sức với những trò chơi, thử thách nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân.

Du lịch lễ hội: Là loại hình du lịch mà ở đó khách đi du lịch chủ yếu tìm hiểu các lễ hội đặc trưng của địa phương.

Du lich kết hợp: Là loại hình du lịch mà mục đích chính của khách đi là để thỏa mãn một nhu cầu khác, nhưng có kết hợp để thỏa mãn nhu cầu du lịch trong chuyến đi đó

Du lịch công vụ: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi với mục đích chính là để thực hiện một nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó, có kết hợp mục đích đi du lịch. Như: đi công tác, tham dự hội thảo, hội nghị, tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, tham dự hội chợ, triển lãm…

Du lịch chữa bệnh: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch với mục đích chính là để điều trị bệnh. Thường các du khách sẽ đến những nơi có suối khoáng, suối nước nóng, bùn khoáng, biển, hồ rộng hoặc nơi có khí hậu trong lành, dễ chịu để điều trị bệnh. Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Du lịch thăm thân: Là loại hình du lịch phát sinh chủ yếu từ mục đích về thăm quê hương của những người xa quê, hoặc đi thăm hỏi họ hàng, dự lễ cưới, lễ tang hay dự các ngày lễ đặc biệt khác… của người thân quen ở xa.

Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi với mục đích chính là để tham gia hoặc xem các hoạt động thể thao, các cuộc thi thể thao thế giới, khu vực…

Du lịch tôn giáo: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch vì mục đích chính là để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng.

Căn cứ vào thời gian chuyến đi

Du lịch ngắn ngày: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường là dưới 2 tuần), chẳng hạn như khách tham gia các chương trình du lịch nửa ngày, hay một ngày (thường dành cho khách du lịch công vụ hoặc những điểm du lịch nhỏ), các chương trình du lịch cuối tuần (weekend holiday)…

Du lịch dài ngày: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch có thể tham gia những chuyến du lịch tương đối dài ngày (thường là trên 2 tuần), có thể lên tới một tháng, với lịch trình có nhiều điểm du lịch trên một phạm vi rộng.

Một số loại hình du lịch khác

Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Du lịch cộng đồng: Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa…).

Du lịch vũ trụ: Là loại hình du lịch mà khách du lịch được sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại là tàu vũ trụ và đi vào khoảng không gian ngoài trái đất.

Du lịch tàu biển: Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi du lịch chủ yếu bằng phương tiện vận chuyển là tàu biển, có thể dừng và xuống tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng trên đất liền, nhưng chủ yếu sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí ngay trên tàu trong khi tàu di chuyển.

Du lịch MICE: Là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE – viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) hoặc sự kiện (Event). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Convention Event.

Du lịch  tâm linh: Là một loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch tham gia vào những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, nhằm đạt được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình, tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo.

1.1.3 Sản phầm du lịch Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Khái niệm: Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Sản phẩm du lịch có thể được hiểu như sau: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức có chức năng kinh doanh du lịch sản xuất và cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

 Đặc điểm:

Sản phẩm du lịch phần dà dịch vụ: Phần lớn các sản phẩm du lịch tồn tại dưới dạng vô hình như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ giải trí… Tỉ lệ sản phẩm là dịch vụ xét về mặt giá trị chiếm tới hơn 80% tổng doanh thu của ngành du lịch.

Sản phẩm du lịch có tính cố định: Trong kinh doanh thông thường các nhà sản xuất hay cung cấp các sản phẩm thường có xu hướng phân phối các sản phẩm của mình đến càng gần với người tiêu dùng càng tốt. Tuy nhiên, trong kinh doanh du lịch, sản phẩm du lịch được tạo ra dựa trên sự khai thác của yếu tố tài nguyên du lịch, do đó các đơn vị kinh doanh du lịch thường sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch gắn liền với nơi có tài nguyên du lịch Khách du lịch bắt buộc phải đi khỏi nhà và đến tận nơi sản xuất để sử dụng các sản phẩm du lịch, mà không có hiện tượng chuyển dịch sản phẩm du lịch đến với khách.

Sản phẩm du lịch có tính thời vụ: Do đặc tính sản xuất và tiêu dùng trùng nhau nên các sản phẩm du lịch chỉ được cung cấp khi có nhu cầu du lịch xuất hiện, mà nhu cầu du lịch cũng có tính thời vụ nên dẫn đến việc sản phẩm du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi đặc tính này.

Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp: Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn thể hiện ở việc có nhiều đơn vị kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau cùng tham gia sản xuất và cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Do đó cần có sự kết hợp với nhau giữa các bộ phận, các đơn vị, các lĩnh vực kinh doanh có liên quan một cách đồng bộ và hợp lý để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo đáp ứng nhu cầu du lịch của xã hội.

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

1.2.1 Du lịch sinh thái

Lịch sử nghiên cứu

Trên thế giới.  

Du lịch sinh thái được phát triển rất mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như khối cộng đồng Châu Âu, Canada, Australia, … Trong nhóm các nước phát triển, Du lịch sinh thái đã được tiến hành ở Nepal, Kenya, một số vùng ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Trung Mỹ. Các nước này đã xây dựng thành công những mô hình Du lịch sinh thái như Ecomost của EU, làng Du lịch sinh thái của Áo, mô hình Hoàng Sơn ở Trung Quốc, mô hình Du lịch sinh thái trên cộng đồng Nepal

Năm 2002 được đại hội đồng liên hợp quốc chọn làm “Năm quốc tế du lịch sinh thái – International Year of Ecotourism”. Liên hợp quốc kêu gọi các nước đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng Du lịch sinh thái và tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Du lịch sinh thái, tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình Du lịch sinh thái ở các nước, các khu vực, chuẩn bị tốt nhất, có hiệu quả nhất cho Hội thảo Quốc tế về Du lịch sinh thái  tổ chức vào năm 2002. Chủ trương này đã thúc đẩy nhiều nước đang phát triển, muốn dựa vào Du lịch sinh thái để cải thiện nền kinh tế còn thấp kém của mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc, nhiều quốc gia như: Mexico, Úc, Malaysia,…đã xây dựng chiến lược và kế hoạch Du lịch sinh thái quốc gia.

Ở Việt Nam.

Bắt đầu từ cuối những năm 1990, Du lịch sinh thái đã gây được sự chú ý ở cấp độ quốc gia với sự tham gia của các tổ chức lớn như Tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, … Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, chúng ta đã mở nhiều lớp tập huấn, nhiều hội thảo về Du lịch sinh thái. Tuy nhiên, mới chủ yếu tập trung vào các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã, …  

Đã có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc nghiên cứu và áp dụng Du lịch sinh thái ở Việt Nam, ví dụ năm 2004, Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã phối hợp với tổ chức phát triển bền vững Fundeso và cơ quan hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang quản lý phát triển Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn Việt Nam”. Trong các tài liệu chính thức này, những vấn đề quy hoạch điểm Du lịch sinh thái, quy định kiếm trúc, kết cấu điểm Du lịch sinh thái, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thị du lịch, … được trình bày rất rõ ràng.

Khái niệm Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.

Điều kiện phát triển Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái chỉ được phát triển trong điều kiện điểm đến có sự tồn tại của các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, đồng thời yêu cầu đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết, người điều hành nguyên tắc và Du lịch sinh thái chỉ được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa

1.2.2 Du lịch cộng đồng Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Khái niệm: Thuật ngữ du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục, tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách muốn khám phá hệ sinh thái núi non – mà thường được gọi là Du lịch sinh thái.

Hiện nay, có rất nhiều tên gọi khác nhau có liên quan đến phát triển du lịch và tham gia ít nhiều của cộng đồng đến phát triển du lịch như:

  • Community – Based Tourism (Du lịch dựa vào cộng đồng)
  • Community – Development in Tourism (Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch)
  • Community – Based Ecotourism (Phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng)
  • Community – Participation in Tourism (Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng)

Tuy có các tên gọi khác nhau nhưng có một số vấn đề cơ bản giống hoặc tương đương về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển của du lịch cộng đồng. Một số điểm cơ bản giống nhau của các khái niệm nêu trên:

Loại hình du lịch được tạo bởi khách du lịch đến tham quan các khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng là những khu vực, điểm có tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú có sức hấp dẫn, thu hút du khách.

Vấn đề cộng đồng được nhắc đến là các tầng lớp dân cư đang sinh sống trong vùng hoặc vùng liền kề với tài nguyên thiên nhiên như là các khu bảo tồn quốc gia hoặc là các vùng rừng núi nơi có nhiều tiềm năng để thu hút khách du lịch

Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas đưa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân đại phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên đại bàn họ quản lý. Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Viện nghiên cứu phát triển miền núi Mountain Institude (2003) đưa ra khái niệm về Du lịch cộng đồng: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyên khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng”.

Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sĩ Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của mình. “Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”

DLCĐ nhấn mạnh vào cả hai yếu tố là môi trường tự nhiên và con người. Du lịch cộng đồng hướng đến con người và không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và môi trường. Nguyên lý cơ bản trên đây cho thấy hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng là chính cộng đồng địa phương tham gia, làm chủ và quản lý, đồng thời chính họ là người quan tâm đến sự bảo tồn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường, nơi gắn liền với sự tồn tại của cá nhân họ, gia đình họ và cả cộng đồng.

Theo Điều 3, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày 14/06/2017, Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi

Bên cạnh đó  theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) tuân theo nguyên tắc và nhấn mạnh hơn nữa về mặt xã hội. WWF xác định CBET là “Hình thức du lịch sinh thái nơi cộng đồng địa phương có sự kiểm soát chặt chẽ, tham gia, vào phát triển và quản lý, và phần lớn nguồn thu lợi còn lại trong cộng đồng”.

Tóm lại: Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái cộng đồng đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, Du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.  Như vậy, Du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng.

Ý nghĩa phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:

Đối với du lịch, Du lịch sinh thái cộng đồng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Đối với cộng đồng, Du lịch sinh thái cộng đồng phân chia một cách công bằng lợi ích từ hoạt động du lịch cho các chủ thể tham gia, trong đó có cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời cả cộng đồng cũng được hưởng lợi từ sự đóng góp của hoạt động du lịch vào môi trường, kinh tế – xã hội và văn hóa địa phương.

Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Công bằng về mặt xã hội: các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng, ở đây cần nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt dộng du lịch. Từ đó lợi ích kinh tế sẽ được chia sẻ công bằng và rộng khắp, không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên của cộng đồng

Tôn trọng các giá trị văn hóa cộng đồng: thực tế cho thấy chương trình du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương. Điều quan trọng là các giá trị văn hoá của cộng đồng phải được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là cư dân địa phương bởi không đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hoá tốt hơn chính họ. Cộng đồng địa phương phải nhận thức được vai trò và vị trí của mình cũng như những lợi, hại mà việc phát triển du lịch mang đến.

Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: Theo nguyên tắc này cộng đồng cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích một phần thông qua “Quỹ cộng đồng” để sử dụng cho lợi ích chung của cộng đồng: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khoẻ giáo dục v.v..

Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng: đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá hướng tới sự phát triển bền vững.

Điều kiện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:

Với tư cách là một loại hình du lịch, việc phát triển du lịch cộng đồng cũng cần một số điều kiện cơ bản bên cạnh một số điều kiện đặc thù liên quan đến cộng đồng.

Những điều kiện cụ thể để phát triển loại hình du lịch này bao gồm:

Cần có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn hấp dẫn có khả năng thu hút khách du lịch. Đây là điều kiện cơ bản vì tài nguyên du lịch chính là tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch. Tuy nhiên mức độ thu hút khách của một điểm đến phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chủng loại, tính độc đáo,…của nguồn tài nguyên. Đồng thời khả năng duy trì và phát triển nguồn khách phụ thuộc vào vai trò của cộng đồng dân cư ở địa phương trong việc bảo tồn, tôn tạo những giá trị của tài nguyên tại điểm đến.

Cần có khả năng tiếp cận điểm đến du lịch cộng đồng. Cũng tương tự như đối với việc phát triển các loại hình du lịch khác, hoạt động phát triển du lịch không thể thực hiện được nếu không có hạ tầng tiếp cận điểm tài nguyên. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của du lịch khi sản phẩm du lịch được xây dựng và tiêu thụ tại chỗ. Điều này khác với hoạt động sản xuất kinh doanh khác khi sản phẩm thương mại có thể được sản xuất ở một nơi rồi vận chuyển đến thị trường tiêu thụ ở nơi khác.  -Cần có sự hiện diện củacộng đồng dân cư sinh sống tại điểm đến hoặc tại khu vực liền kề phát triển du lịch.

Phong tục tập quán, lối sống, trình độ học vấn, quy mô cộng đồng, cơ cấu nghề nghiệp … là những yếu tố cần được xác định và đánh giá rõ ràng trước khi quyết định xây dựng điểm đến du lịch cộng đồng.

Cần có sự tự nguyện của cộng đồng đối với đề xuất phát triển du lịch cộng đồng. Đây là điều kiện đặc thù rất quan trọng để có thể phát triển du lịch cộng đồng bởi loại hình du lịch này chỉ có thể phát triển cùng với sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng về trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia vào hoạt động du lịch.

Cần có nhu cầu đối với sản phẩm du lịch cộng đồng:  Phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng phải phù hợp với quy luật “Cung – Cầu”. Thị trường khách đủ lớn về số lượng và đảm bảo chất lượng (khả năng chi trả), ổn định cho vùng, từ đó đảm bảo khối lượng công ăn việc làm cho cộng đồng, thu nhập đều đặn cho họ.

 Điểm đến du lịch cộng đồng cần được quy hoạch và đưa vào hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ. Đây là điều kiện chung để phát triển bất kỳ một điểm đến du lịch nào, trong đó có điểm đến du lịch cộng đồng. Tuy nhiên trong trường hợp du lịch cộng đồng, điều kiện này trở nên quan trọng hơn bởi bản than cộng đồng thường không có khả năng tự tổ chức quy hoạch và kết nối với hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ. Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Đặc điểm du lịch sinh thái cộng đồng:

Là một phương thức hoạt động trong kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư là người cung cấp chính các sản phẩm du lịch cho du khách, họ giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ.

Các khu điểm tổ chức phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng là những khu vực có tài nguyên hoang dã còn nguyên vẹn, đang bị tác động hủy hoại, cần được bảo tồn.

Phát triển du Du lịch sinh thái cộng đồng tại điểm đang có sức thu hút khách du lịch đến tham quan.

Cộng đồng phải là người dân địa phương sinh sống, làm ăn trong đó hoặc liền kề các điểm tài nguyên thiên nhiên, nhân văn:

Cộng đồng dân cư là người có trách nhiệm trực tiếp tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động bởi khách du lịch và khai thác của chính bản thân cộng đồng dân cư.

Dựa vào cộng đồng gồm các yếu tố giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng được quyền tham gia khuyến khích và đảm nhận các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên môi trường.

Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với sự đảm bảo công bằng trong việc chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia.

Do đặc điểm tài nguyên, điều kiện cộng đồng nên xem xét đến các yếu tố giúp đỡ, tạo điều kiện của các bên tham gia trong đó có vai trò của các tổ chức chính phủ, NGOs trong và ngoài nước, không phải làm thay cộng đồng.

Mục đích của du lịch sinh thái cộng đồng:

Mục đích của Du lịch sinh thái cộng đồng là khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các di sản, văn hóa, nâng cao đời sống cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, tạo ra thu nhập cho người dân, mang lại doanh thu cho du lịch ngày càng tăng

Ngoài ra, Du lịch sinh thái cộng đồng còn khuyến khích sự tham gia của CĐCP với sự tự nguyện, giúp họ chủ động hơn, tôn trọng và có trách nhiệm đối với tài nguyên du lịch. Phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng có nghĩa là trả lại cho cộng đồng địa phương quyền làm chủ thực sự các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nơi họ sinh sống, và hướng dấn họ cùng tổ chức các hoạt động du lịch, từ đó đem lại lợi ích trực tiếp cho đời sống dân cư.

Một số mục đích, mục tiêu chính của Du lịch sinh thái cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam cho loại hình phát triển du lịch này, bao gồm:

DLSTCĐ phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,… Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

DLSTCĐ phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.

DLSTCĐ phải có sự tham gia ngày càng tăng của CĐĐP

DLSTCĐ mang đến cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch (Nguồn: Tổ chức bảo vệ tài nguyên hoang dã)

Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên và hành động của cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển du lịch cộng đồng, tức là: có tài nguyên du lịch là đối tượng để phục vụ cho việc thu hút khách du lịch tạo ra thu nhập cho cộng đồng và khuyến khích họ tham gia các dịch vụ cung cấp khách du lịch, đồng thời cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường và ngược lại tài nguyên môi trường tốt hấp dẫn khách du lịch đến tham quan hay nói cách khác đây là vòng tuần hoàn trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

CĐĐP trong hoạt động du lịch là tập thể người có mối quan hệ với nhau, sống trên lãnh thổ nơi có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn mà các nhà du lịch đang khai thác và sử dụng nhằm mục đích kinh doanh du lịch. Những nguồn tài nguyên này bao gồm: đất đai, sản vật của rừng, thủy hải sản ở hồ, biển,… vốn trước đây là nguồn sống của CĐĐP hiện nay đã bị chia sẻ vì nhiều mục đích.

Môi trường và hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết mật thiết với nhau. Môi trường bao gồm nguồn tài nguyên vốn là nguồn sống của CĐĐP nay đã bị chia sẻ cho du khách. Nghĩa là: các điểm du lịch được hình thành dần dần tại các vị trí có tiềm năng du lịch trong không gian kinh tế – văn hóa – sinh thái. Có trước và tồn tại song song với hoạt động du lịch và hoạt động sinh hoạt sản xuất hàng ngày của cư dân địa phương.

Một trong những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ du lịch có tính đan xen ghép. Hầu hết các điểm du lịch: du lịch làng quê, Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…đều đồng thời là các điểm dân cư, hoặc gần khu dân cư có hoạt động kinh tế sôi động, mạnh mẽ. Đặc tính đan xen ghép khiến không gian du lịch và không gian kinh tế, xã hội của CĐĐP không thể phân biệt rạch ròi, tác động qua lại của môi trường và du lịch cũng khó phân định rõ ràng. Đặc tính đan xen ghép khiến cho việc quản lý môi trường, quản lý kinh tế, xã hội tại điểm du lịch phức tạp và kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc phát triển hoạt động du lịch phải đảm bảo tính chính thể, thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Hoạt động du lịch không được tách rời mà phải có sự tác động tương hỗ với hoạt động kinh tế, xã hội của CĐĐP. Cần phải thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, đồng thời tạo ra động lực kinh tế xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của CĐĐP.

Du lịch cũng như nhiều nghành kinh tế khác đều hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế – môi trường – xã hội, phát triển du lịch cần đảm bảo: Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

  • Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
  • Bảo vệ văn hóa và phúc lợi của CĐĐP.
  • Tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ.

Như vậy, một trong những đối tượng mà du lịch cộng đồng hướng tới là CĐĐP bởi họ chính là chủ nhân của tài nguyên du lịch nơi họ sinh sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của CĐĐP là một mục tiêu rất quan trọng.

Vai trò của CĐĐP trong hoạt động du lịch:

Trước khi có hoạt động du lịch, CĐĐP đã sinh sống và gắn bó với mãnh đất quen thuộc, họ làm chủ và gắn chặt cuộc sống với nơi đây. Đồng thời, chính họ tạo ra những văn hóa bản địa đặc sắc, điều này đã tạo ra sự thu hút đối với du khách.

Tiếp nối nhau, các thế hệ luôn tìm cách bảo tồn và phát triển các giá trị tự nhiên và văn hóa của nơi diễn ra hoạt động du lịch. Khi diễn ra hoạt động du lịch, CĐĐP phải chia sẻ một phần tài nguyên với du khách, với những người làm du lịch chuyên nghiệp, vốn là nguồn sống của họ trước đây. Cần phải tạo cho họ một vị thế làm chủ thật sự, không chỉ dừng lại ở những công việc làm hướng dẫn viên, bán hàng lưu niệm, vận chuyển khách,… mà họ sẽ có vai trò quản lý tài nguyên du lịch, tham gia vào quá trình quy hoạch du lịch ở vùng đất họ đã sinh sống. Sự tham gia không đầy đủ của CĐĐP và người làm du lịch khổng phải là duy nhất mà còn có nhiều bên tham gia: giữa người dân địa phương và nhà quản lý, giữa người dân và du khách…Do đó, cần điều hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên.

Trong hoạt động Du lịch cộng đồng, việc lôi kéo sự tham gia của CĐĐP là một vấn đề phức tạp và rất quan trọng nếu muốn tổ chức chuyến du lịch thành công. Mặc dù có nhiều lựa chọn và giải pháp khác nhau ở mỗi vùng khác nhau và các cộng đồng khác nhau những có một nguyên tắc quan trọng là phải làm việc với các tổ chức xã hội và cộng đồng, mọi ý kiến của CĐĐP cần được coi trọng

1.3 Bài học vận dụng cho tỉnh Cà Mau Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

1.3.1 Tại vườn quốc gia Gunnung Halimun – Indonesia  Vườn Quốc gia Gunnung Halimu.

3n được xây từ năm 1992 với diện tích 40.000 ha, có 237 loài động vật trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong vườn quốc gia có người dân sinh sống. Phát triển loại hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại đây là điều cần thiết do đây là vườn quốc gia có vùng đất nguyên sơ, hệ sinh thái đa dạng, du lịch phát triển nhưng người dân không được hưởng lợi gì từ việc phát triển đó. Vấn đề bảo vệ tài nguyên không đảm bảo đã dẫn đến xung đột giữa du khách và người dân bản xứ. Để cân bằng bảo tồn, phát triển và lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch, các tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với ban quản lý xây dựng mô hình phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng.

Các bài học kinh nghiệm:

Du lịch cộng đồng nhận được sự giúp đỡ của tổ chức phát triển du lịch, gồm 5 tổ chức tham gia: câu lạc bộ sinh học, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, trường đại học indonesia và nhà hàng Mc Donald’s ở Indonesia. Các tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ khu du lịch và cộng đồng dân cư về tài chính và kinh nghiệm nên đã huy động được những người dân tham gia cung cấp dịch vụ cho khách, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Thành lập ban quản lý tham gia với cộng đồng. Ban quản lý này chủ động hỗ trợ cộng đồng thực hiện các việc hoạch định, quản lý, thực thi các kế hoạch phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nhờ nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc như: phát triển nhà nghỉ cộng đồng, cơ cấu nhân sự phục vụ trong nhà nghỉ, ăn uống, hướng dẫn viên,…

  • Phát triển du lịch đi đôi với quảng cáo về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để thu hút khách du lịch.
  • Đảm bảo công bằng trong việc chia sẻ quyền lợi từ phát triển du lịch.
  • Giao quyền cho cộng đồng, đảm bảo họ được khuyến khích tham gia và đảm nhận trách nhiệm các công việc có liên quan đến việc phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên.

1.3.2 Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapura, Nepal.

Làng Ghandruk thuộc quần đảo Annapura, Nepal. Dân cư thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau, nguồn thu nhập chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi trang trại và khai thác nguồn tài nguyên có sẵn trong khu bảo tồn. Họ làm nhà ở bằng gỗ khai thác ở trong rừng, khai thác gỗ làm nhiên liệu. Năm 1986, được sự hỗ trợ của dự án bảo tồn thiên nhiên tại vùng Annapura, vùng đã phát triển hoạt động Du lịch sinh thái cộng đồng.

Bài học kinh nghiệm: 

Nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngay từ khi triển khai các vấn đề của dự án.

  • Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn thông qua các tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho cộng đồng.
  • Trong quá trình tổ chức, cần tôn trọng các giá trị tri thức văn hóa bản địa của cộng đồng trong suốt quá trình triển khai dự án từ việc hỏi ý kiến, bàn bạc, nêu kế hoạch và triển khai.
  • Có sự cam kết với cộng đồng về đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích được hưởng từ du lịch.
  • Tăng quyền cho cộng đồng trong quá trình thực hiện các kế hoạch.

1.3.3 Du lịch cộng đồng tại Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bể) Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể nằm trong địa phận huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách khoảng 150 km về phía tây bắc Hà Nội . Ba Bể là một trong huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Năm 1988, Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Bể đã thành lập Phòng Du lịch với nhiệm vụ phát triển một loạt các hoạt động du lịch như xây dựng các tuyến đi bộ leo núi, các homestay ở các bản làng người dân tộc ở các bản Pác Ngòi và Bó Lù. Năm 2002, khoảng 28.500 du khách trong đó có 8.500 khách du lịch nước ngoài đã lựa chọn nghỉ đêm tại một trong những bản này. Bản người Tày ở Pác Ngòi, và bản người Dao ở Bó Lù cùng có 111 hộ gia đình, mười trong số này có dịch vụ nhà nghỉ tại gia; rất nhiều các hộ gia đình khác có kinh doanh đồ ăn và đồ uống, tổ chức các chuyến tham quan bằng thuyền trong khu vực hồ, hay các buổi trình diễn văn hoá và mô phỏng các hoạt động làm đồ mỹ nghệ. Khoảng hai mươi nhăm người dân tộc thiểu số  làm hướng dẫn viên cho Vườn. Trong mỗi làng có rất nhiều các nhóm hoạt động, ví dụ như: nhóm hướng dẫn, nhóm biểu diễn văn nghệ và nhóm bảo vệ khu vực với nhiệm vụ theo dõi, giám sát các hoạt động trong phạm vi làng. Đội trưởng của mỗi nhóm này sẽ phải làm việc với những người có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vườn để trao đổi ý kiến.

Sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn thiên nhiên và các bản sắc văn hóa. Bản thân các thành viên trong cộng đồng được hưởng lợi ích kinh tế lớn từ hoạt động du lịch, họ đã có ý thức chịu trách nhiệm về các chương trình vệ sinh môi trường cảnh quan, gìn giữ bản làng rất sạch sẽ và du lịch cộng đồng đã thực sự trở thành loại hình du lịch giữ vai trò chủ chốt và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

1.3.4 Du lịch cộng đồng tại Lào Cai

Những năm gần đây huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã chú trọng phát triển “du lịch cộng đồng”, gắn liền khai thác với tôn tạo, bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Mông, Dao, Tày… Cũng từ hoạt động này, đời sống người dân từng bước nâng cao, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở hướng đông bắc của tỉnh Lào Cai, có hơn 52 nghìn dân, thuộc 14 dân tộc, trong đó người Mông, Dao, Phù Lá, La Chí… chiếm hơn 80% số dân, cư trú ở 236 thôn, bản của 21 xã, thị trấn. Mỗi dân tộc, bản, làng nơi đây đều có những nét văn hóa riêng. Chính bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và bản sắc văn hóa độc đáo, tinh tế đã tạo điều kiện để vùng đất này phát triển du lịch. Thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ-du lịch giai đoạn 2006-2010, huyện Bắc Hà hướng trọng tâm hoạt động vào “du lịch cộng đồng”. Trong giai đoạn này, Bắc Hà huy động hơn 100 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển dịch vụ-du lịch khu vực trung tâm huyện và các điểm du lịch vệ tinh là các làng, bản; xây dựng làng, bản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng và tổ chức các chương trình lễ hội văn hóa du lịch hằng năm. Huyện cũng đầu tư phát triển và xây dựng thương hiệu cho các làng nghề truyền thống ở xã Bản Phố và Tả Van Chư, như nấu rượu ngô đặc sản, rèn đúc nông cụ, dệt thổ cẩm dân tộc Mông; đầu tư hơn 10 tỷ đồng để mở và nâng cấp, đưa vào sử dụng hai tuyến đường du lịch: Bắc Hà-Na Hối-Bản Phố và Bắc Hà-Tả Chải-Bản Phố tới xã Bản Phố, xây dựng tuyến đường du lịch Tả Van Chư-Hang Rồng Nhù – Cồ Ván trị giá hơn năm tỷ đồng; hơn 800 triệu đồng xây dựng Làng văn hóa-du lịch đồng bào Mông xã Tả Van Chư. Thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, một thôn có 82 hộ dân tộc Tày, 427 nhân khẩu hiện đang lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc, điển hình là lễ hội Lồng tồng, nơi đây còn có Đền thờ quốc công Vũ Văn Mật – di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, tới nay, thôn Trung Đô đã có 35 hộ gia đình người Tày làm du lịch cộng đồng rất hiệu quả.

Các hộ gia đình làm nhà sàn phục vụ du khách nghỉ ngơi tại nhà, làm dịch vụ ẩm thực tại chợ văn hóa, thành lập các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch. Điển hình là nghệ nhân Vàng Seo Pao (thôn Na Kim) đã truyền dạy cho thanh niên nam nữ những điệu múa, điệu trống, kèn, hát giao duyên, thành lập đội xòe chuyên biểu diễn phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương và phục vụ khách du lịch vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, đem lại thu nhập ổn định.

Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng với các điểm du lịch bản làng được du khách tham quan nhiều như bản Cát Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van… Sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản. Điển hình như bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26%.

Các bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch.

1.3.5 Du lịch cộng đồng tại Kon Tum Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

Ở Kon Tum, chỉ có một số làng được phép cho du khách được nghỉ qua đêm và phát triển du lịch cộng đồng như: Kon Kơ Tu, Kon Jơ Ri, Kon Klor 2 (thị xã Kon Tum), Kon Bil, Kon Du, Kon Vi Vang (huyện Kon Rẫy); Kon Tu Ran, Kon Vong, Kon Sut, Kon Ke, Kon Chốt, Đăk Sô (huyện Kon Plông); Đắk Răng (huyện Ngọc Hồi); Kon Pin (huyện Đăk Tô). Vì vậy muốn tăng doanh thu cần phải tạo ra nhiều loại hình vui chơi giải trí ở bản làng để níu chân du khách, mặt khác cần tăng cường đầu tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm, hàng đặc sản mang thương hiệu Kon Tum. Vấn đề cấp bách là xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa – sinh thái.

Chính quyền tại các điểm du lịch đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch cộng đồng. Ban này xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để phát triển du lịch đúng hướng. Tổ chức cho cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số điểm du lịch trong tỉnh, trong nước, nơi thành công trong phát triển du lịch cộng đồng. Sở Văn hóa thông tin tổ chức các lớp tập huấn cho từng đối tượng làm du lịch cụ thể. Chọn các nhà rông văn hóa tiêu biểu, hội đủ các yếu tố về cảnh quan sinh thái, hoạt động văn hóa văn nghệ, gần đường giao thông, an toàn, an ninh để du khách có thể lưu trú qua đêm. Mặt khác phải bảo tồn một số nhà sàn cổ truyền với cảnh quan tự nhiên để làm nơi lưu trú và sinh hoạt cho du khách khi đến tham quan.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp tranh thủ các nguồn vốn 134, 135 để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Ngân sách địa phương cũng nên dành một khoản cho người dân vay, thực hiện các dự án nhỏ như: xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch, phát triển nghề thổ cẩm, đan lát, hàng lưu niệm… Ngành quản lý du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đưa khách đến các điểm du lịch cộng đồng cần có các cam kết thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên, giá cả các dịch vụ… tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư nơi có điểm du lịch có nguồn thu nhập chính đáng đồng thời học tập được cách làm du lịch bài bản. Một điều hết sức cơ bản để phát triển bền vững hoạt động du lịch và giúp người dân sở tại được hưởng lợi từ việc khai thác bản sắc văn hóa địa phương  phục vụ du lịch; trong quá trình khai thác du lịch ngành Du lịch khi tuyển dụng cần dành ưu tiên một phần nguồn nhân lực là người địa phương để tạo công ăn việc làm cho họ, đồng thời, gián tiếp đào tạo họ về chuyên môn để làm hạt nhân cho công cuộc phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư nơi có điểm du lịch.

Tiểu kết chương

Chương 1 đã giải quyết được hai vấn đề: cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của loại hình du lịch sinh thái cộng đồng.

Trong phần cơ sở lý luận đã nhấn mạnh giải quyết khái niệm Du lịch sinh thái cộng đồng làm nền tảng lý luận cho luận văn. Tôi đã nêu lên ý nghĩa , nguyên tắc, điều kiện của việc phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng, ngoài ra cũng đề cập đến đặc điểm, mục đích và mối quan hệ giữa CĐĐP và hoạt động du lịch.

Trong phần cơ sở thực tiễn, tôi đã đưa ra những bài học kinh nghiệm với 5 ví dụ điển hình tại Indonexia, Nepal, Lào Cai, Bắc Kạn và Kon Tum. Đó là những cơ sở làm tiền đề cho việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng ở tỉnh Cà Mau sẽ được trình bày ở chương 2. Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993