Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Chăm là một trong những nền văn hóa có nhiều thành tựu bậc nhất trong văn hóa Việt Nam, có sức hấp dẫn du lịch rất lớn. Từ lâu, du lịch di sản văn hóa Chăm đã trở thành mối quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Với địa bàn khu trú trên toàn bộ dải đất miền Trung, di sản văn hóa Chăm đã tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần quan trọng cho phát triển du lịch ở Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam trãi qua hơn 4000 năm, trên mỗi địa vùng lãnh thổ có các dân tộc đã được hình thành, sinh sống, phát triển và lụi tàn theo thời gian với nhiều lý do khác nhau. Nhưng thời gian tồn tại của mỗi dân tộc dù ngắn, dài đều để lại rất nhiều dấu tích với nhiều tầng lớp văn hóa khác nhau, có dân tộc còn lưu truyền được các giá trị di sản văn hóa, nhưng cũng có những dân tộc bị lớp bụi thời gian xóa nhòa đi.
Có lịch sử tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Chăm đã đạt được nhiều thành tựu về tổ chức xã hội với những nét đặc trưng của các giá trị văn hóa mang tính khác biệt với các dân tộc anh em khác. Để khai thác, phát triển các giá trị văn hóa ấy đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm hiểu, khám phá những nét đặc trưng về văn hóa của dân tộc đó.
Du lịch di sản văn hóa Chăm tại Khánh Hòa vẫn còn mang tính đơn lẻ, tự phát và chưa có hướng phát triển rõ ràng, chính vì lẽ đó tôi hy vọng rằng với phần đóng góp này các cơ quan ban ngành, công ty lữ hành Khánh Hòa sẽ có chiến lược làm cho sản phẩm du lịch văn hóa Chăm thực sự trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo có sức hút đối với du khách trong nước và khách du lịch quốc tế.
Niềm đam mê, khát vọng tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa của một dân tộc nhằm mục đích phục vụ du lịch Khánh Hòa. Cũng vì lẽ đó, tôi mong rằng đề tài nghiên cứu của mình sẽ đem lại kết quả tốt hơn đến việc giữ gìn và phát huy tốt các di sản văn hóa Chăm tại Khánh Hòa, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa Chăm trong dòng chảy du lịch văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Khánh Hòa là một trong những trung tâm của văn hóa Chăm, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa Chăm cả trên bình diện vật thể và phi vật thể, với những giá trị to lớn có sức hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu, giới thiệu các di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa đã được quan tâm, tìm hiểu khá kĩ lưỡng, nhưng việc nghiên cứu, giới thiệu về du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi lựa chọn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm: Khảo sát, đánh giá thực trạng du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa, phân tích những mặt đạt được và những hạn chế trong hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa, nhằm xác định những căn cứ khoa học góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch ở Khánh Hòa hiện nay.
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong hoạt động khai thác các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch ở Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ tập trung tại các điểm du lịch văn hóa Chăm chính là: Tháp Bà Ponagar Nha Trang và Am Chúa Diên Khánh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đánh giá và đưa ra những đề xuất nhằm bảo vệ, duy trì và khai thác tốt hơn các giá trị văn hóa Chăm.
- Về không gian: Các hoạt động du lịch văn hóa Chăm trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa
- Về thời gian: Tài liệu nghiên cứu về du lịch di sản văn hóa Chăm từ năm 2013 đến năm 2018 (các số liệu thu thập để phục vụ cho đề tài).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Phân tích tổng hợp (tiếng Anh: meta-analysis) kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng nhiều nghiên cứu để có thể đưa ra lập luận cho vấn đề nghiên cứu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa (field research)
Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong du lịch để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa thì phương pháp này giúp cho việc thu thập thông tin về điểm du lịch, khách du lịch và các dữ kiện tại điểm du lịch.
Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện khảo sát, điều tra, phỏng vấn khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và cơ quan quản lý văn hóa để thu thập thông tin số liệu phục vụ cho đề tài.
Phương pháp bản đồ, biểu đồ: thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh hình thành, phát triển vào thế kỷ XIX. Hai học giả người Đan Mạch Rasmus Rask và Karl Verner cùng học giả người Đức Jacob Grimm là những người đã có đóng góp then chốt, trong đề tài có so sánh lượng khách du lịch tham quan Tháp bà Ponagar với danh thắng Hòn Chồng Nha Trang.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1. Tổng quan nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
- Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
- Chương 3. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM Ở KHÁNH HÒA
1.1. Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch Khánh Hòa
1.1.1. Khái quát về di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
1.1.1.1. Di sản văn hóa Chăm ở Việt Nam
Dân tộc Chăm từng đã ở ngọn nguồn của lịch sử dân tộc Việt Nam ngày nay, đã xây dựng nên một nền văn hóa riêng rất cao, không thua kém bất kỳ nền văn hóa cao đẹp nào thời cổ đại và trung cổ ở Đông Nam Á. Nền văn hóa đó là một thành phần khăng khít của văn hóa Việt Nam ngày nay” [33, tr.7]. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Lần theo dấu tích lịch sử, quá trình hình thành Vương quốc Chăm pa được ghi chép trong các biên niên sử với các tên gọi Lâm Ấp (192-757), Hoàn Vương (757-859), từ (875-1471) là Chămpa (hay Chiêm Thành), Panduranga (1471-1832). Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên.
Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế k VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu…
Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm.
Sử liệu chữ viết về vương quốc Chămpa có niên đại sớm nhất là tấm bia Võ Cạnh (Nha Trang) được xác định niên đại thế kỷ III. Nhưng những chứng tích phong phú và đa dạng, phản ánh khá toàn diện về vương quốc Chămpa thì thể hiện tập trung tại các khu di tích đền tháp Chămpa. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Khu vực Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế: hiện biết khoảng 30 di tích văn hóa Chămpa, tập trung thành từng nhóm ở bờ nam sông Gianh tiêu biểu là thành Cao Lao Hạ, những minh văn trong hang động Phong Nha ở Quảng Bình. Nhóm ven sông Thạch Hãn của đồng bằng Quảng Trị có Cổ thành, tháp Hà Trung.
Nhóm ở đồng bằng Thừa Thiên Huế: thành Lồi, tháp Liễu Cốc, tháp Vân Trạch Hòa, tháp Mỹ Khánh…
Khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi: đây được xem là vùng trung tâm của vương quốc Chămpa. Tại đây tập trung những di tích quan trọng và lớn nhất, với nhiều loại hình di tích nhất. Đó là khu di tích Trà Kiệu (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), ở đây còn dấu tích của thành cổ, nơi cư trú… được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là kinh thành Sư Tử Sinhapura. Xung quanh Trà Kiệu gần đây đã phát hiện và khai quật nhiều di chỉ cư trú hay phế tích kiến trúc như Gò Cấm, Chùa Vua, Triền Trang, Chiêm Sơn Đông, Chiêm Sơn Tây. Thánh địa Mỹ Sơn – trung tâm tôn giáo lớn nhất của người Chăm – là một khu đền tháp tập trung trong một thung lũng, cách Trà Kiệu khoảng 20km về phía Tây. Hiện nay khu di tích này còn khoảng 70 đền tháp khá nguyên vẹn và rất nhiều đền tháp bị hư hỏng do thời gian và chiến tranh. Trung tâm Phật giáo Đồng Dương và là kinh thành Indrapura của vương quốc Chămpa trong thế kỷ IX – X. Tại đây còn dấu tích tường thành, đền tháp, di tích cư trú, nhiều tượng Phật giáo bằng đồng nổi tiếng đã được phát hiện tại đây.
Ngoài các trung tâm trên, khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi còn có các di tích: Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bằng An (Quảng Nam), thành Châu Sa, di tích Chánh Lộ, Khánh Vân, An Tập, Cổ Lũy… phần lớn còn lại là phế tích (Quảng Ngãi).
Khu vực Bình Định: Là một kinh đô của người Chăm trong gần 5 thế kỷ, từ thế kỷ XI – XV, vì vậy ở đây có tới 4 di tích thành cổ (Thị Nại, Thành Tra, Đồ Bàn, Chánh Mân), hàng chục đền tháp khá nguyên vẹn như khu tháp Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh… và nhiều phế tích đền tháp khác. Ngoài ra, Bình Định còn nổi tiếng với trung tâm sản xuất gốm Gò Sành.
Khu vực Phú Yên – Khánh Hòa: Các di tích ở hạ lưu sông Đà Rằng thuộc đồng bằng Tuy Hòa là Tháp Nhạn và Thành Hồ cùng với hàng chục phế tích khác. Nổi tiếng là khu tháp Pô Nagar ở Nha Trang – được coi là thánh địa phía Nam của Chămpa và đến nay vẫn còn thờ Thiên Yana – một tín ngưỡng cổ của người Chăm.
Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận: có nhiều di tích từ niên đại sớm đến muộn, như Hòa Lai, Pô Klaung Garai, Pô Romê ở Ninh Thuận; Pô Dam, Phú Hài ở Bình Thuận… Nơi đây hiện là địa bàn cư trú chính của người Chăm nên các khu đền tháp vẫn là nơi để người Chăm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Khu vực Tây Nguyên có một số di tích đền tháp và phế tích Chămpa ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum nhưng niên đại khá muộn.
Chứng tích phổ biến và tiêu biểu nhất của vương quốc Chămpa là những kiến trúc đền tháp có mặt ở tất cả các khu vực và trong mọi giai đoạn lịch sử. Trải qua hàng chục thế kỷ nhiều nhóm đền tháp đã trở nên hoang phế, không còn đầy đủ các công trình tạo lập thành một tổng thể như khi mới khởi dựng, mà hầu như chỉ còn lại một công trình đứng đơn lẻ, nhất là các di tích ven biển miền Trung. Những di sản văn hóa Chăm trên dãi đất miền trung còn lưu lại cho đến ngày nay là điều kiện kiên quyết cho việc khai thác loại hình du lịch văn hóa.
1.1.1.2. Di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Khánh Hòa được thiên nhiên ban tặng cho vẽ đẹp mỹ miều, nơi đây khí hậu ôn hòa quanh năm và có vị trí giao thông thuận lợi cho việc giao thương với các vùng lân cận, đặc biệt hơn vùng đất này đóng một vị trí chiến lược cho việc phòng thủ; chính vì lẽ đó ngay từ thuở sơ khai tộc người Lâm Ấp đã chọn nơi đây để thành lập Vương quốc cổ Chămpa.
Tại Khánh Hòa, đền tháp Chăm (tháp Ponagar) chính là chứng nhân cho suốt thời kỳ lịch sử kéo dài của Vương triều Chămpa. Những chứng tích đó đã góp phần làm cho du lịch Khánh Hòa có sự đa dạng, có thể phân loại theo các thể loại sau:
- Quần thể di tích lịch sử và danh thắng Tháp bà Ponagar Nha Trang:
Giới thiệu về di tích Tháp Bà: Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi “Tháp Po Inư Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét
Lịch sử xây dựng: Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn ở phía Bắc, Tháp Bà Po Nagar ở phía Nam là biểu tượng kiến trúc rực rỡ của vương quốc Chăm Pa. Dưới vương triều Panduranga thời Hoàn vương quốc, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara, để thờ Nữ thần Po Nagar là Mẹ xứ sở của người Chăm, tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Di tích có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh, khi đó Po Nagar cũng đang trở thành thánh địa của miền Nam Chăm Pa, từ một đền thờ Shiva, trở thành đền thờ Mẹ xứ sở của vương quốc Chăm Pa, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
Từ thế kỷ XVII, công trình được người Việt sử dụng, gìn giữ như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Khu đền tháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tôn giáo, tinh thần của dân tộc Chăm. Mỗi công trình chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật của văn hóa Chăm Pa. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, năm 1979, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Tháp Bà Ponagar là di tích cấp Quốc gia.
- Kiến trúc chính trong quần thể Tháp Bà:
Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.
- Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
- Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.
- Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.
Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử..
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú… Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva.
Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là “linh thạch trụ” thì thích hợp hơn.
Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn – Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8.
Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.
- Các bia ký
Tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm. Bergaigne, một nhà khảo cổ học người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau:
- Nhóm A: Trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga vào năm 784.
- Nhóm B: Do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên vương.
- Nhóm C và nhóm D: Do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thần.
- Nhóm E: Ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng vào năm 918; pho tượng này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng đá vào năm 965.
Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần. Bia ở phía nam của tháp chính ghi việc vua Jaya Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào năm 1178. Bia ở phía bắc tháp chính ghi việc dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara vào năm 1256. Ngoài ra còn bia đá dựng năm 1050 của vua Paramesvaravarman I ghi việc tái lập tượng Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ đủ sắc tộc: người Campa (Chăm), Kvir (Khmer), Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv… Bia của vua Rudravarman III (Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn kém, và liệt kê những cống phẩm quí giá. Bia năm 1143 ghi lời xưng tụng Bà. Bia năm 1165 của vua Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần Bhagavati Kautharesvati (Dựa vào lời ghi này có thể tạm dịch là “Đức thánh mẫu vùng Kauthara” và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chăm chỉ thờ thần Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh Thuận cũng có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ (Chiêm Thành). Các bia sau cùng ở thế kỷ thứ 13 hay 14 tiếp tục ghi những vật dâng cúng Bhagavati.
Di tích lịch sử văn hóa Am Chúa – Diên Khánh
Am Chúa là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng phụng thờ Thiên Y ANa của người Việt mà nguồn gốc là một vị nữ thần của người Chăm có tên gọi Pô Inư Nưgar (hay còn gọi là Pô Nagar) được thờ phụng tại ngôi đền Pô Nagar của Chămpa. Người Việt gọi Bà với nhiều danh xưng: Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, Chúa Ngọc Diễn Phi, Chúa Ngọc Tiên Nương (Chúa Tiên). Thế nhưng, tên gọi Thiên Y A Na là tên gọi gần gũi và được người dân dùng thông dụng hơn cả “bởi lẽ từ Thiên Y A Na vốn được phiên âm từ Pô Inư Negara”. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Am Chúa tọa lạc trên núi Đại An hay còn gọi là Qua Sơn (Qua Lãnh, núi Chúa, núi Cấm), xưa nay, tên Đại An thông dụng nhất. Núi Chúa là một thổ sơn, cao 284 thước, Am Chúa nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 80m so với mực nước biển, thuộc địa phận thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Đại Điền: ở cách huyện Phước Điền 11 dặm về phía Bắc, tục gọi là núi chủ sơn, thế núi cao cả, chu vi hơn trăm dặm. Tương truyền đây là chỗ hiển linh của Thiên – y – a – na – diễn – bà, cấm người vào núi hái củi, cây cối um tùm, thường có ánh sáng thiêng chiếu xuống. Năm Tự Đức thứ 3 đổi tên như hiện nay và chép vào điển thờ”. Toàn bộ cảnh sắc và địa thế Am Chúa thật hữu tình và phù hợp phong thủy, với thế đất “Tiền thủy, hậu sơn”. Cho đến nay, chưa có tư liệu nào xác định thời gian cụ thể mà Am Chúa được xây dựng; song qua lời kể của hào lão địa phương thì khởi đầu Am Chúa là một thảo am nhỏ nằm cùng Đại An sơn tự (chùa Đại An) trên ngọn Hoa Sơn và sau nhiều lần trùng tu thảo am đã trở thành nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu khang trang như ngày nay. Mặc dù hiện nay ngôi chùa nhỏ mang tên Đại An không còn nữa, nhưng sự hòa quyện giữa tục thờ Mẫu và những lễ nghi mang màu sắc Phật giáo thì vẫn còn nguyên vẹn và là nét văn hóa đặc trưng ở Am Chúa.
Ngôi tháp Chính thờ Thiên Y A Na tại Tháp Bà Pô Nagar ở về phía Bắc thì Am Chúa cũng chọn khu vực phía Bắc Diên Điền để xây dựng nơi thờ Thiên Y A Na. Làng Đại An xưa, có bốn thôn Đại Điền ở các hướng Đông, Tây, Nam và Trung; còn hướng Bắc là núi Đại An.
Hệ thống kiến trúc thờ tự tại Am Chúa có nhiều nét tương đồng với kiến trúc các đình làng Khánh Hòa. Cấu trúc thờ tự có sự phối thờ, phối tế gần giống với các công trình kiến trúc tín ngưỡng trong tỉnh và đây chính là một đặc điểm tín ngưỡng của người dân Khánh Hòa. Các công trình kiến trúc ở Am Chúa gồm: Tam quan, mộ ông bà Tiều, Bia ký, miếu Sơn Lâm, miếu Ngũ hành, Chánh điện.
Ngôi Chánh điện được trùng tu lần thứ 3 vào năm Mậu Tuất (1958),l ần thứ 4 năm Mậu Thìn (1988), đại trùng tu năm Kỷ Sửu (2009) với dạng thức kiến trúc ba gian. Nếu chỉ nhìn phía ngoài, hẳn rằng Am Chúa không phải là di tích cổ kính, song khi vào bên trong thì khách hành hương sẽ bị chinh phục ngay bởi hệ thống bài trí thờ tự với bộ Lỗ, các cặp liễn đối, hoành phi được khắc, chạm tinh tế, sắc sảo.
Án thờ đầu tiên là hương án thờ thần vị của Tiều công phu phụ. Khám thờ Thiên Y Thánh Mẫu được trang hoàng lộng lẫy, là điểm tập trung nhất của cấu trúc thờ tự trong Chánh điện; hai bên là khám thờ Lục vị Tiên cô và Thập nhị Tiên Nương. Bên tả ban thờ Thánh Mẫu là ban thờ Tứ vị Thái tử và Thập nhị hành khiển, còn được gọi là ban thờ Cậu (Hoàng tử Trí – con trai Thánh Mẫu); bên hữu là ban thờ Lục vị Tiên cô và Thập nhị Tiên Nương, còn gọi là ban thờ Cô (Công chúa Quý – con gái Thánh Mẫu). Tất cả các ban thờ trong Chánh điện đều được làm bằng gỗ quý, chạm khắc hoa văn, họa tiết tinh tế, đặc sắc. Toàn bộ Chánh điện có kết cấu vì nóc kiểu vì kèo, các hàng cột cái và cột quân được làm từ gỗ quý có giá trị cao. Am Chúa còn lưu giữ được hai sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
2.1.2. Những giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch
Phong tục tập quán người Chăm ở Khánh Hòa: Người Chăm cư trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chỉ là một dân tộc thiểu số. Nhưng nhìn lại lịch sử thì người Chăm là cư dân bản địa của vùng đất này, trải qua chiều dài và sự biến thiên của lịch sử, người Chăm không chỉ để lại các di sản vật thể mà ẩn chứa trong nó là cả một giá trị tinh thần giúp dân tộc Chăm tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, một trong các giá trị tinh thần ấy được thâu chuỗi tạo nên sức sống lâu bền của cả cộng đồng cư dân Chăm có thể kể đến:
Tín ngưỡng, tôn giáo: Tín ngưỡng của người Chăm có từ xa xưa và mang dấu ấn của thời nguyên thủy – Đó là sự tin tưởng của người Chăm vào sự tồn tại của một thế giới siêu nhân, nơi các thần linh ngự trị và cũng chính là nơi tồn tại của ma quỷ và linh hồn của những vật thể ở thế giới trần tục sau khi chết. Người Chăm luôn tin rằng tất cả các vật thể cũng như mọi người đều có linh hồn và linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn dù con người có chết đi và các vật thể đã bị hư hại. Những linh hồn cùng với ma quỷ và thần linh luôn có những tác động, chi phối, ảnh hưởng đến thế giới hiện hữu, đến đời sống của cộng đồng cũng như đến từng thành viên trong cộng đồng người Chăm. Người Chăm thờ rất nhiều vị thần linh như Thần cây, Thần đá, Thần nước, thờ Linh hồn tổ tiên. Người Chăm là một cộng đồng đa tôn giáo, niềm tin tôn giáo luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của họ, chi phối hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Người Chăm có niềm tin tôn giáo rất sâu sắc, chịu sự chi phối ràng buộc chặt chẽ bởi tôn giáo truyền thống.
Người Chăm theo Ấn Độ giáo, đạo Hồi, đạo Phật. Tôn giáo chính thời vương Chăm Pa cổ là Ấn Độ giáo và văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ. Tuy nhiên, cái gọi là đạo Bà La Môn (tức là tục Bachăm) ngày nay hoàn toàn không liên quan với Ấn Độ giáo này. Ngày nay, hầu hết người Chăm theo Hồi giáo. Hồi giáo của người Chăm có 2 loại: 1. là tục Bani và tục Bachăm, 2. là Hồi giáo Sunni (thuộc giáo phái Hanafi). Tục Bani và Bachăm là một tôn giáo chịu ảnh hưởng của Hồi giáo Shi’a (Ba Tư, Iran), họ rất tôn trọng Ali như Muhammad. Còn Hồi giáo Sunni thì không chấp nhận tôn trọng Ali như Muhammad. Theo Biên niên sử Mã Lai (1614), Hồi giáo đầu tiên ở thế giới Mã Lai cũng phát nguồn từ Iran, nhưng, sau này, người Ả Rập từ vùng Hadramaut (gọi là Hadrami) sang
Mã Lai tuyên truyền, xuyên tạc Hồi giáo Shi’a là tà giáo, buộc người Mã Lai theo Hồi giáo Sunni cực đoan vào cuối thế kỷ thứ 18 – đầu thế kỷ thứ 19. Tục Bani là một hồi giáo bản địa hóa hiền lành, khoan dung, không cực đoan. Tục Bani giống giáo phái Alewi (một giáo phái Hồi giáo Shi’a ở Cộng hòa Suri ngày nay). Con đường tục Bani từ Iran chuyển bá chưa được làm rõ nhưng nhiều tài liệu Mã Lai, Java cho rằng chính Chăm Pa là trung tâm tuyên giáo Hồi giáo đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Người Chăm sống ở Myanma rất nhiều, là một trong bốn dân tộc lớn nhất Myanma. Hầu hết mang họ Aung cùng họ với họ Ung của người chăm ở Việt Nam (đã bị Việt hoá). Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Đời sống kinh tế Chăm: là một dân tộc có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc… đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những cải tiến về giống và thủy lợi. Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỉ.
Tổ chức cộng đồng: Người Chăm thường sinh sống tập trung trong paley Chăm (làng Chăm). Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, cùng theo một tôn giáo nhất định, gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính của làng là: Hội đồng phong tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó, Po Paley là người đóng vai trò rất quan trọng trong Paley. Luật tục Chăm ghi:
“Ếch có nắp đậy hang;
Làng có chủ cai quản”.
Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, luôn vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời Po Paley cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu xum họp đoàn kết. Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả:
“Cây to lan tỏ một lòng,
Xòe ra che mát cho người dừng chân”.
Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong paley vi phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sĩ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng. Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người. Mỗi một dòng họ có một chiết Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong dòng họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối.
Hôn nhân gia đình: Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả.
Phong tục Chăm qui định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Nhà cửa: Nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên (bây giờ do việc quy hoạch phân lô đất theo kiểu nhà liên kế hẹp nên việc phát triển nhà theo quần thể trong một khuôn viên dần không còn nữa). Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình tan vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ.
Trang phục: Có những nhóm địa phương khác nhau với lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Trang phục nam: Trang phục cổ truyền: Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt (vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc (tôn giáo), hai đầu khăn có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là quần soạc, ngoài quấn váy xếp.
Trang phục nữ: Về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng. Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xếp (khi àm lễ) hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc.
Nhóm Khánh Hòa và một số nơi, phụ nữ mặc quần bên trong áo dài. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.
- Lễ hội
Lễ hội Tháp Bà PoNagar
Lễ hội Tháp Bà PoNagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:
Lễ thay y: Nghi lễ được tiến hành ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm (5 loại). Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Lễ thả hoa đăng: Nghi lễ diễn ra ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Đoàn rước từ tháp xuống xóm Bóng và đến đàn tế lễ bên dòng sông Cái. Cầu siêu xong, các thuyền trên sông đốt nến thả đăng khiến cho một khúc sông trở nên lung linh, huyền ảo.
Lễ cầu Quốc thái dân an: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa chủ trì lễ cúng. Lễ hoàn kinh, cúng thí thực: Nghi lễ diễn ra trưa ngày 21 tháng 3 Âm lịch.
Dâng lễ Mẫu: Nghi lễ diễn ra giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu.
Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu.
Múa Bóng và Hát văn: Diễn ra trong suốt các ngày lễ hội. Do diện tích trong tháp nhỏ, hẹp nên hạn chế số người vào tháp, các thành viên còn lại của đoàn đứng hầu lễ Mẫu ở sân tháp Chính. Sau đó các đoàn biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước Mandapa. Bên cạnh đó, trong những ngày diễn ra lễ hội còn có những buổi biểu diễn các tích tuồng cổ liên quan đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu … luôn thu hút bà con nhân dân đến xem trong suốt dịp lễ hội.
Điệu múa đã được gắn với địa danh đi vào lịch sử với tên gọi xóm Bóng, cầu Xóm Bóng và đi vào thơ ca, nằm sâu trong tiềm thức nhiều người:
Ai về xóm Bóng quê nhà
Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn không?
Thể thường tre lụy còn măng
Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành…
Mô tả về múa Bóng, Quách Tấn đã từng viết: “Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẩy. Họ múa rất khéo và rất tài. Chẳng những đôi tay đôi chân luôn luôn cử động, vừa dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn không đỡ mà vẫn không hề lay không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình nâng đỡ. Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục”.
Đối với múa Bóng của người Chăm: “Trình thức này có phần múa là đặc biệt của Shiva giáo. Trong ba vị thần Tân Bàlamôn chỉ có Shiva là thần múa với điệu múa thiêng nổi tiếng và có tướng múa.
Ghi nhận những giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở di tích Tháp Bà Nha Trang, năm 2012, lễ hội Tháp Bà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội Tháp Bà là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử. Thông qua lễ hội, du khách trong và ngoài nước, những nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử, về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của con người và mảnh đất Khánh Hòa.
Lễ hội Am Chúa – Diên Khánh Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Theo quan niệm dân gian, tháng ba là tháng Vía Bà “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Lễ hội Am Chúa từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch hàng năm và diễn ra theo một diễn trình truyền thống: Lễ mộc dục (tắm tượng), lễ tam hiến trơn, lễ tế chính, hát văn Mẫu, tế Nữ quan, lễ cúng Hậu thường, nghi thức dâng hương và múa Bóng.
Ngày xưa, “vào các dịp cúng xuân thu nhị kỳ trong năm ở Am Chúa, quan đầu tỉnh là người có trách nhiệm tổ chức và đứng ra làm chủ lễ với các hình thức rất trang trọng theo quy định của triều đình. Điều này càng khẳng định vị trí của tín ngưỡng Thiên Y A Na đối với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương mang yếu tố văn hóa tộc người trong quá khứ cũng như hiện tại ở Khánh Hòa là rất sâu đậm”. Điều này lại càng khẳng định vai trò to lớn của Am Chúa trong hệ thống di tích và tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na.
Theo truyền thuyết của người Việt, ngày Bà giáng trần (hạ giới) tại Am Chúa là ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch, và ngày Bà thăng thiên (bay về trời) tại Tháp Bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch. Nơi hiển Nhân và chốn hiển Thánh của Mẫu là hai di tích đặc biệt quan trọng của người Việt và người Chăm. Tuy nhiên, để phù hợp với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình, người Việt đã Việt hóa rất nhiều yếu tố văn hóa cũng như đối tượng thờ cúng của người Chăm, chính sự tiếp biến văn hóa này tạo nên sự đa dạng trong sắc thái văn hóa tại Tháp Bà. Còn di tích Am Chúa là do người Việt xây dựng để thờ Mẫu Thiên Y, nên các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng đối tượng thờ cúng ở đây thuần Việt. Nhưng chúng gặp nhau trong tâm thức thờ Mẹ – Mẫu Thiên Y A Na, người độ trì, che chở cho muôn dân Khánh Hòa; hoạt động thờ cúng Mẫu của người Việt và người Chăm tại hai di tích tạo nên nét văn hóa đặc sắc, sức sống mãnh liệt và bền vững.
Qua các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến thờ phụng thể hiện sự tiếp nối liên tục về văn hóa, tín ngưỡng, Am Chúa đã mang trong mình những giá trị của hai nền văn hóa Chăm – Việt. Tuy rằng có những dấu ấn khác nhau, song phải khẳng định hình tượng Thiên Y A Na là một sáng tạo của người Việt, có cội nguồn từ hình tượng Pô Nagar của dân tộc Chăm và đều xuất phát từ hình tượng hiện thân cho người mẹ sáng tạo muôn loài.
Am Chúa là di sản văn hóa tiêu biểu, ở đó thể hiện được tâm lý, quan hệ xã hội, nhận thức thế giới tự nhiên, sự sáng tạo các giá trị về văn học, nghệ thuật dân gian. Cho đến nay, Am Chúa vẫn còn bảo lưu được những yếu tố văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Việt – Chăm. Sự hòa hợp thần linh Việt – Chăm được thể hiện rõ nét nhất ở Lễ hội Am Chúa, đó là sự hòa quyện giữa hai nền văn hóa tâm linh hầu như đã được nhất thể hóa. Điều đó nói lên khả năng tích hợp và thái độ dung hòa, rộng mở của người Việt xưa ở Khánh Hòa trong việc tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa khác; được lưu truyền trong dân gian “Am Chúa hiển Nhân, Tháp Bà hiển Thánh”.
Cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, năm 1999 Am Chúa được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia.
1.1.3. Sức hấp dẫn của di sản văn hóa Chăm trong du lịch
Di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa là một chứng nhân lịch sử của một thời kỳ lịch sử hưng thịnh của dân tộc Chăm, ngày nay di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa còn là biểu tượng của vùng đất và con người Khánh Hòa. Những giá trị của di sản văn hóa Chăm đã và đang trở thành một sản phẩm của hoạt động du lịch đặc thù đó là đền tháp Chăm, các phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, những nếp sinh hoạt đời thường của dân tộc Chăm. Những sản phẩm do người dân Chăm làm ra không chỉ hữu ít phục vụ trong sinh hoạt đời thường mà nó có sức hấp dẫn khách du lịch có thể kể đến ,đó là: sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ, sản phẩm từ nghề dệt truyền thống…
1.2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
1.2.1. Những nghiên cứu về văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Văn hóa Chăm là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa Việt Nam. Ở Khánh Hòa từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm tiêu biểu có thể kể đến: “Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt ở Khánh Hòa” tác giả Nguyễn Văn Bốn đề cập tới về sự tiếp biến văn hóa Việt – Chăm qua tín ngưỡng này, đồng thời nhận diện những giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở địa phương hiện nay, “Diện mạo văn hóa một vùng đất” của Chi hội Văn nghệ dân gian Khánh Hòa gồm 10 tập (4 tập đã xuất bản từ năm 1998-2004) là công trình lớn của nhiều tác giả giới thiệu về Khánh Hòa thông qua các biểu hiện văn hóa vật thể và phi vật thể, “Địa danh gốc Chăm ở Khánh Hòa” của Nguyễn Viết Trung [80] đề cập đến các địa danh có nguồn gốc của nền văn minh Chăm trên vùng đất Khánh Hòa, “Với Khánh Hòa – một cái nhìn địa văn hóa” của GS.Trần Quốc Vượng đã nêu được mối quan hệ giữa yếu tố địa lý, đặc biệt là địa hình liên quan đến việc hình thành những nét văn hóa của vùng đất này, “Một số thành tựu văn hóa Chăm pa ở Khánh Hòa” của Nguyễn Công Bằng (2000) công trình nghiên cứu về các giá trị của công trình đền tháp Ponagar và các giá trị văn hóa Chăm trong đời sống của người dân Khánh Hòa nói chung và dân tộc Chăm nói riêng, “Tháp Bà trong lịch sử dân tộc” cùng tác giả Nguyễn Công Bằng đăng trong tạp chí Văn nghệ Dân gian Khánh Hòa – Tác giả, tác phẩm, Hội văn học Nghệ thuật Khánh Hòa.
1.2.2. Những nghiên cứu, giới thiệu về du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Những công trình nghiên cứu về du lịch tại Khánh Hòa có thể sơ lược một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa” của Phạm Thị Hà Phương tác giả đề cập đến phát triển du lịch biển đảo gắn với du lịch văn hóa, Luận văn thạc sĩ “Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững” của Đào Thị Bích Nguyệt trình bày về các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ “Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa – danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch”của Đỗ Phương Trang đề tài tập trung giải quyết thực trạng khai thác và bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng ở Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, luận văn đã nêu vai trò của hoạt động du lịch trong bảo tồn và phát huy di tích, Luận văn thạc sĩ “Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang” của Huỳnh Ngọc Phương đề tài đi sâu vào điều tra, đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang và tác động của hoạt động du lịch đến kinh tế – xã hội môi trường.
Từ những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên có thể nhận thấy cho đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về du lịch văn hóa Chăm phục vụ cho phát triển du lịch. Chính vì lẽ đó cần có một công trình nghiên cứu sâu về du lịch văn hóa Chăm, đây chính là tiền đề để tác giả chọn Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa” như một đóng góp nhỏ trong việc đưa ra những phân tích về thực trạng phát triển cũng như những giải pháp để biến du lịch văn hóa Chăm trở thành một loại hình du lịch quan trọng của du lịch Khánh Hòa.
1.3. Tổng quan lý luận nghiên cứu Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
1.3.1. Di sản văn hóa
Di sản văn hóa được định nghĩa theo nhiều hướng khác nhau: Căn cứ theo tính chất lưu truyền đã biến văn hóa của thế hệ trước trở thành di sản văn hóa của thế hệ sau. Vì vậy, di sản văn hoá chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
Theo cách hiểu thông thường, di sản văn hóa được quan niệm như sau: Di sản văn hóa là tài sản quý của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta [55.tr4]. Ngoài ra, di sản văn hóa còn được giải thích mang tính luật định như sau: Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” – Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
1.3.2. Di tích lịch sử văn hóa
Trong hiến chương Venice – hiến chương quốc tế về Bảo tồn Trùng tu di tích và di chỉ (năm 1964), tại điều 1 có định nghĩa. Di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn cả các khu đô thị hoặc nông thôn trong đó được tìm thấy bằng chứng của một nền văn minh cụ thể, phát triển quan trọng hay một sự kiện lịch sử.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, di tích lịch sử văn hóa được hiểu là Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại. [33, tr.414].
Căn cứ theo luật định: “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, khoa học” [55, tr4]. Có thể hiểu là, các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố…gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng…
1.3.3. Du lịch văn hóa Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Căn cứ theo Luật Du lịch: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp du lịch bảo vệ môi trường. [56, tr.3].
Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization – UNWTO, tên tiếng Pháp là Organization Mondiale du Tourisme – OMT) “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.
1.3.4. Du lịch di sản
Theo The National Trust for Historic Preservation, Hoa Kỳ, Du lịch Di sản giống như đi du lịch “để trải nghiệm những địa điểm, di tích, di vật và các hoạt động mà chúng mô tả một cách chân thực về những câu chuyện và con người ở trong quá khứ” và “du lịch Di sản bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”. Theo Jascha M. Zeitlin và Steven W. Burr: “Du lịch di sản là du lịch tập trung vào khía cạnh lịch sử và di sản văn hóa. Nó bao gồm các sự kiện và lễ hội cũng như là các khu di tích và các địa điểm tham quan/địa điểm du lịch có liên quan đến con người, lối sống và các truyền thống trong quá khứ. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng “Du lịch Di sản là một kiểu hình du lịch cho những trải nghiệm và kiến thức thực tế về tất cả những gì thuộc về quá khứ có liên quan đến sự sống của muôn loài hay các hoạt động vật chất và tinh thần của con người đã mất đi hoặc vẫn còn tồn tại đến ngày nay.” Du lịch di sản văn hóa mang lại lợi ích cho cộng đồng và một đất nước, về tổng thể là:
- Tạo việc làm và phát triển kinh doanh
- Đa dạng hóa nền kinh tế địa phương
- Tạo cơ hội cho các quan hệ đối tác
- Thu hút du khách quan tâm đến lịch sử và vấn đề bảo tồn di sản tại nước sở tại
- Giữ gìn và bảo tồn truyền thống và văn hóa địa phương
- Tạo các nguồn đầu tư địa phương cho các tài nguyên lịch sử
- Xây dựng niềm tự hào của cộng đồng trong Di sản
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khu vực
1.3.5. Phát triển du lịch Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Du lịch là ngành dịch vụ nhằm hỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu các nét đẹp văn hóa…của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận.
Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó, đôi khi nó còn được gọi là “nền công nghiệp không khói”. Trên cơ sở khái niệm tăng trưởng và phát triển đã được giới thiệu ở trên, ta có thể đi đến việc xác lập nội hàm của phát triển du lịch như sau: Đó là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.
Khách du lịch: Là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cư trú.
Sản phẩm du lịch: là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều yếu tố hợp thành, cung cấp cho thị trường chủ yếu ở các mặt: nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác.
Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau: Bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm du lịch. Không thể đưa sản phẩm đến nơi có khách mà bắt buộc khách phải đến nơi có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm trùng nhau về thời gian và không gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho.
Thị trường du lịch: Thị trường du lịch được quan niệm là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch.
1.3.6. Điểm du lịch di sản văn hóa
Các nước có hoạt động du lịch phát triển trên thế giới đều quảng bá, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến du lịch, tham quan nhằm mục đích tôn vinh hình ảnh quốc gia như một điểm đến. Trong các hội chợ đầu tư xúc tiến du lịch cho quốc gia thì các địa phương, điểm du lịch cũng có nhiều loại hình quảng bá rất đa dạng nhằm mục đích ký kết hợp đồng, hợp tác đầu tư với các công ty lữ hành để đưa khách du lịch tới. Điểm mà khách du lịch đến du lịch được gọi là điểm đến du lịch.
Thuật ngữ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.
Theo Luật Du lịch (2017) có hai khái niệm đó là: “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”.
Nói đến điểm đến du lịch nó không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa mà còn có cả nhiều điều kiện khác để trở lên hấp dẫn, đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch. Phát triển và nâng cao chất lượng “sản phẩm” du lịch chủ yếu tập trung ở điểm đến và điểm tham quan du lịch. Hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động du lịch trong một địa phương, một đất nước phần lớn tập trung tại điểm đến và điểm tham quan du lịch. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Điều quan trọng để điểm đến du lịch trở thành hấp dẫn và thu hút khách đòi hỏi phải có sự quản trị kinh doanh điểm đến. Vấn đề quản trị kinh doanh điểm đến liên quan đến rất nhiều vấn đề từ marketing, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến điểm đến, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ các chủ thể tại điểm đến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách để họ có những cảm xúc và trải nghiệm sâu sắc.
1.3.7. Tuyến du lịch di sản văn hóa
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Khu vực Nam trung bộ nơi có mật độ di sản văn hóa cao thì việc thiết lập các tuyến du lịch cho khu vực này là phù hợp với xu hướng du lịch.
Các di sản văn hóa có thể liệt kê như: Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Nhà thờ núi, chùa Long Sơn, tỉnh Bình Định quần thể Tháp Chăm, Quãng Nam – Đà Nẵng – Huế có thánh địa Mỹ Sơn, Hội An, quần thể di tích Cố đô Huế…di sản thiên nhiên thế giới như quần thể hang động của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
1.4 Điều kiện tự nhiên
1.4.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Ngày nay, du lịch văn hóa trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, du lịch văn hóa là loại hình du lịch nằm trong cơ cấu của ngành du lịch Việt Nam chính vì vậy loại hình du lịch văn hóa được phát triển dựa vào nền tảng là các điều kiện phát triển du lịch nói chung. Khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề gì, đặc biệt là hoạt động du lịch hay một lĩnh vực của du lịch đặc thù nói riêng phải căn cứ vào các điều kiện khách quan. Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài và đặc biệt dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, tác giả cho rằng, để phát triển du lịch cần dựa trên các yếu tố cơ bản như: những điều kiện chung, điều kiện về cung – cầu trong du lịch.
Điều kiện chung: đây là những điều kiện cần phải có để du lịch phát triển. Xét về điều kiện chung, bao gồm các yếu tố như điều kiện về kinh tế của một đất nước, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, điều kiện về chính sách phát triển du lịch của quốc gia, vùng. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Điều kiện kinh tế: Một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của du lịch là điều kiện phát triển kinh tế nói chung. Vì sự phát triển của du lịch lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác vì bản thân ngành du lịch không thể vận động một cách độc lập nó còn phụ thuộc vào các chuỗi giá trị cung ứng có thể kể một số ngành nằm trong chuỗi cung ứng như: ngành công nghiệp sản xuất, ngành dịch vụ để giúp khách thỏa mãn các nhu cầu như dịch vụ thanh toán của ngân hàng, ngành sản xuất hàng hóa, ngành dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt, ngành điện cung cấp năng lượng cho các hoạt động phục vụ của khách, các ngành phụ trợ cung ứng các hàng hóa cơ bản để khách có thể tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí trong suốt chuyến đi. Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, điều này đòi hỏi nhà cung ứng phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn cung cấp cho khách an tâm trong suốt quá trình lưu trú. Ngành khách sạn, lữ hành nhằm đáp ứng các du cầu đa dạng của du khách, các điều kiện kinh tế của du khách khác nhau cũng dẫn đến việc sử dụng các loại hình du lịch khác nhau, ngành lữ hành vừa là xương sống của ngành du lịch vừa giúp du khách trãi nghiệm những điều mới lạ tại các điểm du lịch. Ngày nay, khi đi du lịch du khách được lựa chọn các loại hình vận chuyển, phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách, phương tiện vận chuyển còn gián tiếp giúp cho ngành du lịch tạo nên các nguồn cầu du lịch vì công nghệ phát triển giúp cho các phương tiện vận chuyển cải tiến giúp cho du khách có nhiều hoạt động vui chơi khi di chuyển, phương tiện giao thông ngày càng rẻ do các hãng vận chuyển giảm giá để cạnh tranh và đó cũng là lý do làm tăng nguồn cung trong du lịch.
Điều kiện an ninh và an toàn xã hội: xu hướng hòa bình giữa các quốc gia ngày càng được đề cao, vì vậy mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia với nhau đã giúp cho lượng khách của các quốc gia có mối quan hệ với nhau được tiếp cận đến các điểm du lịch nổi tiếng và được tự do khám phá những điều mới lạ tại các quốc gia mình đến du lịch. Xu thế hòa bình, an ninh an toàn, ổn định chính trị tại các quốc gia được khách du lịch đặc biệt quan tâm làm tiêu chuẩn thước đo để khách du lịch chọn lựa cho kỳ nghỉ hàng năm.
Ngoài an ninh, an toàn xã hội thì yếu tố dịch bệnh, động đất, thiên tai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch, một quốc gia ổn định phải có chiến lược giảm thiểu rủi ro khi đặt các trường hợp bất trắc xảy ra. Vì vậy, cần phải giữ gìn một môi trường chính trị hòa bình, an toàn, an ninh xã hội và không khí trong lành thì du lịch mới có thể phát triển được.
Điều kiện về chính sách phát triển du lịch của quốc gia, vùng: bất cứ sự phát triển của một lĩnh vực nào cũng đều phải có sự quản lý, điều hành của Nhà nước những chính sách mang tầm vĩ mô, chiến lược phải được quan tâm phát triển sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển du lịch của quốc gia, vùng. Một ví dụ rất điển hình về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cho sự nghiệp phát triển du lịch cụ thể như về ban hành luật du lịch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, vùng và mỗi tỉnh, xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Ngày 27/12/2011, Bộ VH-TT&DL chính thức công bố tiêu đề, biểu tượng mới của chương trình xúc tiến du lịch quốc gia với biểu tượng chính là bông hoa sen 5 cánh, 5 sắc màu cùng slogan “Việt Nam- vẻ đẹp bất tận”. Điều đó cho thấy chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước luôn xem du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Những điều kiện về cầu du lịch: yếu tố cầu trong du lịch thể hiện việc xác định, tìm hiểu nhu cầu của du khách để có thể “bán cái du khách cần, chứ không phải bán cái mà ta có”. Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch của du khách và giúp cho du lịch tăng trưởng như là thời gian rỗi, thu nhập gia tăng và trình độ dân trí ngày càng cao. Từ đó, nhu cầu đi du lịch, thưởng thức phong cảnh, tìm hiểu văn hóa ngày càng tăng. Trong đó, du lịch lễ hội nói riêng hay du lịch văn hóa nói chung đang là sự lựa chọn của những du khách thích khám phá nét đẹp trong phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc.
Điều kiện về cung du lịch: được xem là điều kiện đặc trưng tác động lên một vùng, một quốc gia trong sự phát triển của du lịch. Điều kiện về cung du lịch có tác động chủ yếu lên khả năng đáp ứng của ngành du lịch địa phương đối với nhu cầu của du khách, bao gồm những điều kiện sau:
Điều kiện về tài nguyên du lịch di sản văn hóa: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh.
Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị di sản văn hóa, tuy nhiên du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với cộng đồng cư dân địa phương. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao vì vậy hoạt động phát triển du lịch có thể thu hút và cần được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội. Khi khai thác các giá trị di sản văn hóa cần phải xem xét tính tổng thể trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác để có thể khai thác tối đa nhu cầu tìm hiểu khám phá của khách du lịch đối với loại hình du lịch văn hóa.
Khi nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa, phải nghiên cứu lịch sử hình thành triều đại Chăm trên vùng đất Nam Trung bộ để từ đó đi sâu phân tích thực trạng khai thác văn hóa Chăm tại địa phương nhằm mục đích phát triển du lịch. Các giá trị văn hóa, lịch sử tộc người, những thành tựu về di sản văn hóa vật chất như: các công trình kiến trúc của Tháp Chăm, các công cụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày có thể kể đến như nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm… và di sản văn hóa tinh thần như tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y An Na, múa bóng…đó chính là nét độc đáo khác biệt để thu hút khách du lịch.
Điều kiện về tổ chức, cơ sở kỹ thuật và việc cung ứng hàng hóa du lịch không chỉ dừng lại ở việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm mục đích phát triển du lịch, du lịch không đơn thuần chỉ đáp ứng các nhu cầu tinh thần mà còn phải xét tới các yếu tố phụ trợ khác phục vụ cho việc đón tiếp và phục vụ khách trong suốt khoảng thời gian khách tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, lưu trú…tại địa phương.
Việc tổ chức cung ứng hàng hóa cho khách du lịch nhằm giúp khách du lịch tận hưởng các giá trị văn hóa bản địa làm tăng thêm sức hút cho sản phẩm du lịch tại điểm tham quan.
Tăng cường đầu tư vào hệ thống giao thông tại các điểm tham quan chính là giải pháp giúp khách du lịch tiếp cận điểm đến được thuận lợi. Việc đầu tư hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông …tại các điểm tham quan nhưng vẫn phải hết sức tôn trọng các giá trị thực tại của tài nguyên du lịch.
Song song với việc khai thác các giá trị di sản văn hóa cần có các chính sách đặc biệt để bảo vệ các di sản văn hóa Chăm đang hiện hữu và cần khôi phục các sản phẩm văn hóa Chăm đã bị mai một.
Nói tóm lại, khi nói đến các điều kiện phát triển du lịch cần phải hết sức quan tâm đến cầu du lịch và cung du lịch vì nó chính là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương, vùng hay quốc gia.
1.4.2. Thị trường, khách du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
1.4.2.1. Thị trường du lịch
Thị trường là ở đó nói đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, vậy thị trường du lịch là nói đến một phạm trù trong hoạt động và sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được hiển thị qua lăng kính kinh tế đó là quan hệ người cung ứng các sản phẩm và người mua tức là cầu du lịch. Cách tiếp cận này có thể được hiểu theo quan điểm như sau:
Thị trường theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”. Thị trường theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch” [40.tr15].
1.4.2.2. Thị trường khách du lịch văn hóa Chăm
Thị trường khách du lịch văn hóa được xác định dựa trên những giá trị về văn hóa ở địa phương, yếu tố tâm lý, tuổi tác, nhu cầu sở thích của du khách. Đối với một số thị trường khách du lịch quốc tế, có thể khai thác loại hình du lịch văn hóa để phục vụ du khách yêu thích tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc. Đối với thị trường nội địa, du lịch văn hóa thu hút hầu hết sự quan tâm, tham dự của cư dân địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, những du khách thuộc lứa tuổi về hưu, trung niên, khách có thu nhập và trình độ văn hóa ở dạng trung bình,… cũng là những thị trường khách du lịch thường quan tâm, yêu thích loại hình du lịch văn hóa. Tiếp cận được vấn đề thị trường và khách du lịch tìm hiểu văn hóa, tham dự lễ hội … nhằm tạo cơ sở lý luận vững chắc trong đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa của người Chăm ở Khánh Hòa.
Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Theo từ điển tiếng Việt, “sản phẩm do lao động của con người tạo ra”. Theo lý thuyết marketing, “Sản phẩm (product) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, địa điểm, tổ chức và ý tưởng”. Theo Khoản 5 Điều 3, Luật Du lịch (2017), “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.
Còn có nhiều quan điểm về sản phẩm du lịch, nhưng có thể xem xét 3 quan điểm cơ bản sau:
Theo quan điểm: Người ta xem xét mối quan hệ giữa các cơ sở cung ứng sản phẩm cho khách du lịch trong quá trình đi du lịch.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), liên quan đến hoạt động du lịch có 70 dịch vụ trực tiếp và trên 70 dịch vụ gián tiếp. Thông thường, khi đi du lịch, khách sẽ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cơ bản do các cơ sở kinh doanh cung ứng.
Có thể thấy rằng: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch trong quá trình đi du lịch”.
Vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, được tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một vùng, một cơ sở nào đó. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng là tài nguyên du lịch và các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình. Sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóa của du khách.
Sản phẩm du lịch đặc thù được xác định trên cơ sở phân tích những lợi thế, sự khác biệt, nổi bật mang tính đặc trưng về tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa so với các tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Trong đó, di sản văn hóa Chăm là một bảo tàng sống động, là nơi lưu trữ những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thuật,… Tất cả sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Đây cũng là điểm nhấn, tạo sự khác biệt, độc đáo giữa du lịch tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa sẽ giải quyết được vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của các tỉnh khác. Chính vì thế, sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa mới được khai thác một cách hiệu quả. Sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những sản phẩm du lịch quan trọng tạo sức hấp dẫn du khách đến với điểm đến Khánh Hòa. Nếu được quy hoạch và phát triển theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn văn hóa Chăm thì Khánh Hòa trở nên hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Co sở vạt chất kĩ thuạt trong tiếng Anh được gọi là Material and Technical facilities. Co sở vạt chất kĩ thuạt trong du lịch đuợc hiểu là phuong tiẹn vạt chất kĩ thuạt đuợc huy đọng tham gia vào viẹc khai thác các tài nguyen du lịch nhằm tạo ra và thực hiẹn các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ.
Theo cách hiểu này, co sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả co sở vạt chất kĩ thuạt thuọc bản than ngành du lịch và co sở vạt chất kĩ thuạt của các ngành khác cũng nhu của cả nền kinh tế quốc dan tham gia vào viẹc khai thác tiềm năng du lịch nhu hẹ thống đuờng sá, cầu cống, buu chính viễn thông, điẹn nuớc… Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Những yếu tố này đuợc gọi chung là yếu tố thuọc co sở hạ tầng xã họi. Co sở hạ tầng xã hội đuợc xem là những yếu tố đảm bảo điều kiẹn chung cho viẹc phát triển du lịch. Điều này cũng khẳng định mối lien hẹ mạt thiết giữa du lịch với các ngành khác trong mối lien hẹ ngành (Nguồn: Giáo trình bồi duỡng Nghiệp vụ cho
Thuyết minh viên Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch).
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa cần đảm bảo sự hợp lý, tối ưu trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng du lịch, nhưng ngoài thông lệ quốc tế, còn phải có phần đặc thù của nó. Theo các tuyến, điểm du lịch đã được quy hoạch chi tiết, phải từng bước xây dựng hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú: khách sạn, nhà hàng, nơi mua sắm; phương tiện thông tin liên lạc…theo tiêu chuẩn quốc tế, càng hiện đại, càng thuận lợi càng dễ thu hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh phần thông lệ quốc tế, trong du lịch còn có những phần cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc hấp dẫn du khách. Ví như tại các danh thắng, các khu cảnh quan phải giữ được con đường gập ghềnh uốn khúc qua các sườn núi, ven sông, lên các hang động, chùa chiền mới là du lịch. Không thể hoặc nhất quyết không được bê tông hoá/gạch hoá/đá hoá hoàn toàn những con đường quanh co, uốn lượn, đó là “phần hồn” của điểm du lịch. Đánh mất phần hồn ấy, giá trị của du lịch sẽ bị giảm sút và chất lượng du lịch cũng sẽ bị suy giảm. Hay trong điểm du lịch là các ngôi làng, đô thị cổ, khi quy hoạch, xây dựng phải đảm bảo không làm tổn hại đến không gian, bảo tồn những con đường cổ, nhà cổ, cây cầu cổ, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng cư dân thì điểm này mới khẳng định được những giá trị đặc sắc, riêng có của nó một cách đầy đủ. Kể cả trong trang thiết bị khách sạn, nhà hàng cũng vậy, ngoài phần quốc tế, phải tăng tỷ lệ cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang phong cách riêng như tạo dáng kiến trúc, trang trí nội thất, hoa văn trang trí, các vật dụng… làm từ các đồ thủ công truyền thống như thêu ren, lụa, gốm, đá, cói…
1.4.4. Nhân lực phục vụ du lịch văn hóa
Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa là nội dung cơ bản của việc tổ chức, thực hiện hoạt động du lịch văn hóa. Trong đó, có hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ máy, nhân sự, phân công nhiệm vụ điều hành các hoạt động du lịch văn hóa và công tác bảo tồn các giá trị văn hóa. Tính văn hoá còn được biểu hiện bởi thái độ ứng xử, hiểu biết rộng, thói quen chính xác khoa học của người môi giới du lịch nhất là người thiết kế sản phẩm và đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch – người trực tiếp đi cùng với khách du lịch.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần xác định vai trò quan trọng của chủ thể văn hóa; đó chính là cư dân địa phương. Để hoạt động du lịch văn hóa thực sự trở thành một hoạt động mang ý nghĩa văn hóa và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cứ thuộc vùng văn hóa Chăm thì cần phải đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa là người dân địa phương, người thuộc cộng đồng dân tộc Chăm.
1.4.5. Xúc tiến du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
Theo Điều 3 Luật du lịch Việt Nam 2017, Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch Du lịch văn hóa là một hoạt động mang tính tổng hợp cao, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục,… Trong đó, hoạt động xúc tiến du lịch góp phần quan trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan du lịch ở Khánh Hòa.
Trong từ điển Việt – Việt, quảng cáo được giải thích là “sự trình bày, giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”. Theo tài liệu “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của Trịnh Xuân Dũng, quảng cáo du lịch là một bộ phận của tuyên truyền du lịch, bản chất của quảng cáo du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụng để phổ biến những tài nguyên du lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch cho nhân dân trong nước và người nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phát triển du lịch của đất nước và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh du lịch. [15, tr.13]
Hiện nay, đối với du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các phương tiện thường được sử dụng để quảng cáo bao gồm: báo, đài, internet, phim ảnh, ấn phẩm bằng băng hình, đĩa hình, các tạp chí chuyên nghành, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng… hay các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
1.4.6. Quản lý du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau, đảm bảo thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó… Do tính chất lao động của con người, quản lý tồn tại trong mọi xã hội, ở bất kì lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Quản lý là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tượng khác nhau, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, đồng thời, quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên hay kỹ thuật… Những hình thức quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch, và được thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt. [7, tr.580]
Dựa vào khái niệm trên để nghiên cứu vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa. Điều này thể hiện rõ hai nhiệm vụ chính của quản lý du lịch văn hóa: một là việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến du lịch văn hóa; hai là tham gia tổ chức điều hành văn hóa theo một quy trình đã định trước.
Người quản lý hoạt động du lịch văn hóa phải nắm vững các giá trị văn hóa.
Phát huy các giá trị văn hóa Chăm trong du lịch đồng chú trọng công tác bảo tồn.
Tiểu kết chương 1
Những khái niệm về văn hóa,di sản văn hóa, du lịch, các lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa, những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, đã tạo nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển du lịch di văn hóa Chăm ở Khánh Hòa. Đồng thời, cũng đặt ra vấn đề: làm sao khai thác và phát triển hiệu quả các di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa trong hoạt động du lịch. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa nhằm góp một phần nhỏ vào cơ sở lý luận về du lịch văn hóa. Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa […]