Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
TÓM TẮT
Các vấn đề về môi trường như ô nhiễm hay biến đổi khí hậu, luôn thu hút sự quan tâm của xã hội. Việc đối mặt và đặt mục tiêu cải thiện tình trạng môi trường là ưu tiên của các nước nói chung và từng cá nhân nói riêng. Vì vậy, các ngân hàng không chỉ tập trung vào tăng trưởng mà còn quan tâm đến bảo vệ môi trường. Các ngân hàng có xu hướng hoạt động hướng đến vì môi trường được gọi là “ngân hàng xanh”.
Tại Việt Nam, một số ngân hàng đã bắt đầu triển khai các chương trình hướng đến ngân hàng xanh, mang lại những kết quả tích cực. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương, là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, vẫn chưa có những triển khai tốt để hướng đến ngân hàng xanh. Do đó, tác giả quyết định viết luận văn về đề tài “Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương “.
Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ việc thu thập số liệu báo cáo của từng chi nhánh và tổng hợp lại. Các dữ liệu thứ cấp khác được thu thập từ nguồn dữ liệu có sẵn như báo cáo thường niên, sách báo và các thông tin trên internet để làm rõ việc mục tiêu đánh giá hoạt động của Saigonbank và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng xanh trong thời gian tới.
Từ khóa: ngân hàng xanh, Saigonbank, hoạt động ngân hàng xanh
ABSTRACT Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Environmental issues, such as pollution or climate change, always attract society’s attention. Confronting and aiming to improve environmental conditions is a priority for countries and individuals. Therefore, banks not only focus on growth but also pay attention to environmental protection, known as “green banking.”
In Vietnam, some banks have started implementing programs aimed at green banking, bringing positive results. Saigon Commercial Joint Stock Bank, the first joint-stock bank in Vietnam, may not have implemented green banking practices well. Therefore, the author decides to write a thesis on the topic of “Current situation and proposed solutions for developing green banking activities at Saigon Commercial Joint Stock Bank.” The research objective is to evaluate the activities of Saigonbank and propose solutions for developing green banking activities in the future.
Keyword: green bank, Saigonbank, green banking activities.
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Thế giới đang đương đầu với các vấn đề nghiêm trọng về môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu hay đại dịch toàn cầu. Trách nhiệm xã hội liên quan đến môi trường giờ đây không còn gói gọi ở một vùng, một châu lục nào mà là trách nhiệm của mỗi quốc gia và tổ chức. Do đó mà hiện nay, những chính sách hướng đến một nền kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững đang được chú ý và quan tâm trên thế giới.
Không nằm ngoài cuộc, Việt Nam cũng hướng đến việc bền vững phát triển trên ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Để có thể làm được việc này, cần có sự tham gia và nỗ lực của tất cả mọi thành phần kinh tế, tổ chức xã hội… mà trong đó, ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển bền vững. Chính nhờ vậy mà gần đây, ngân hàng không còn chỉ hướng đến việc tăng trưởng tín dụng như các giai đoạn trước, mà còn gắn liền với việc phát triển bền vững kết hợp chặt chẽ với mục tiêu giảm chất thải và bảo vệ môi trường. Theo xu hướng này mà khái niệm về việc xây dựng “ngân hàng xanh” đã bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và quy định mới nhằm thúc đẩy phát triển tăng trưởng xanh, trong đó bao gồm cả hoạt động ngân hàng xanh. Điều này đã tạo động lực cho các ngân hàng thương mại quan tâm và triển khai các hoạt động ngân hàng xanh. Các nỗ lực đó đã đem lại kết quả tích cực cho nhiều ngân hàng, ví dụ như Sacombank đã thành lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường, Techcombank đã tài trợ một số dự án về sử dụng năng lượng và sản xuất sạch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã triển khai các hoạt động nội bộ xanh như sử dụng trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, xây dựng môi trường thân thiện để giảm việc sử dụng giấy.
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương được thành lập khá sớm và là ngân hàng cổ phần thí điểm đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng xanh của ngân hàng này chưa có sự nổi bật đáng kể so với những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thương mại. Trong khi những ngân hàng khác đã có những đề án, lộ trình cụ thể cho quá trình phát triển ngân hàng xanh, và được công bố rộng rãi trên các trang thông tin điện tử, thì Saigonbank vẫn chưa có những động thái rõ ràng. Vì vậy, có thể đặt câu hỏi liệu Saigonbank đã đạt được những thành tựu gì trên con đường tiến tới sự xanh hóa của ngành ngân hàng. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng một nền kinh tế bền vững và phát triển vẫn là một trong những mối quan tâm chính của các quốc gia trên thế giới. Mô hình ngân hàng xanh được coi là lý tưởng trong tương lai vì nó giúp định hướng nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực xanh, hạn chế dòng vốn chảy vào các dự án có tiềm năng gây tác động xấu đến môi trường. Do đó, trên thế giới, đã có một số lượng lớn các bài báo và nghiên cứu được viết về chủ đề này khi sử dụng từ khóa “ngân hàng xanh”. Trong đó, có thể thể trích dẫn một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu của Jeucken & Bouma (1999) trong chương của cuốn sách về vai trò thay đổi môi trường của ngân hàng, nghiên cứu đã tập trung vào vai trò quan trọng của các ngân hàng trong quá trình phát triển bền vững. Nghiên cứu của Lalon (2015) đã cung cấp một cấu trúc mô hình để xây dựng một ngân hàng xanh với khung chiến lược và chính sách được triển khai theo ba giai đoạn. Bahl (2012) đưa ra danh sách các phương pháp hiệu quả để xây dựng ngân hàng xanh và thảo luận về các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng xanh.
Chủ đề ngân hàng xanh không chỉ được viết ở các quốc gia khác, mà ở Việt Nam, chủ đề này cũng khá được quan tâm. Chẳng hạn như Nguyễn Thị Hải Dương & Lê Trần Hà Trang (2019) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai “ngân hàng xanh” ở các ngân hàng Việt Nam. Mô hình đã được bài nghiên cứu trình bày bao gồm các yếu tố bên trong của ngân hàng, bao gồm chiến lược kinh doanh, văn hóa tổ chức, sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng công nghệ và nhân sự. Hoặc bài nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú & Nguyễn Thị Phương Dung (2017) đã tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn phát triển của ngân hàng xanh tại Việt Nam và vai trò của ngân hàng xanh đối với nền kinh tế đương thời. Hay một nghiên cứu khác của Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng Yến (2015) tham khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan trước đó về ngân hàng xanh và mô hình ngân hàng xanh để xây dựng cho người đọc kiến thức chung về ngân hàng xanh, cũng như những lợi thế khi phát triển ngân hàng xanh. Đỗ Hoài Linh & Trần Vân Anh (2017) dựa trên dữ liệu bảng câu hỏi từ các bên liên quan ngẫu nhiên của năm ngân hàng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam đã cho kết quả quá trình phát triển và triển khai mô hình ngân hàng xanh bao gồm nhiều bên liên quan, phân biệt gồm bên trong và bên ngoài.
Việc nghiên cứu về ngân hàng xanh, đặc biệt là tại Việt Nam, là rất cần thiết và đáng quan tâm. Bới trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu phát triển dựa trên mô hình kinh tế “nâu” với sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm và tạo ra nhiều chất thải độc hại. Trong một bài báo cáo của Nguyễn Minh Hải (2017) có viết : “Theo một dự báo của cơ quan Thông tin Năng lượng, lượng phát thải khí CO2 sẽ tăng từ hơn 113 triệu tấn vào năm 2010 lên gần 471 triệu tấn vào năm 2030”. Vì vậy, việc chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh” là cực kỳ cần thiết và tất yếu. Trong xu hướng này, hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, cũng đang hỗ trợ đẩy mạnh việc xây dựng một “hành tinh xanh”. Bằng nhiều văn bản hướng dẫn, NHNN đã ủng hộ và khuyến khích các ngân hàng triển khai các hoạt động ngân hàng xanh, chẳng hạn như Quyết định số 1640/QĐ-NHNN phê duyệt “Đề án Phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam” của Thống đốc ngày 07/08/2018 và Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 02/03/2015 của NHNN về việc thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Có nhiều ngân hàng đã triển khai các hoạt động về ngân hàng xanh và đã công bố thông tin về các hoạt động đó, ví dụ như Techcombank và Sacombank đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã triển khai chương trình “Ngân hàng Xanh” để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên với Saigonbank, thông tin về các hoạt động liên quan đến ngân hàng xanh vẫn còn hạn chế. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương” nhằm tìm hiểu và thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh.
2. Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Dựa trên việc đánh giá thực trạng phát triển hướng tới ngân hàng xanh của Saigonbank, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp ngân hàng định hướng và lập kế hoạch cụ thể hơn cho hoạt động ngân hàng xanh.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất, đánh giá thực trạng triển khai ngân hàng xanh tại Saigonbank.
- Thứ hai, đo lường mức độ thực hành ngân hàng xanh của Saigonbank.
- Thứ ba, từ việc phân tích, đánh giá thực trạng để đề xuất hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh của Saigonbank.
3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cho bài viết của mình:
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Hiện nay, hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank đang được thực hiện như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Trong các khía cạnh hoạt động về ngân hàng xanh, mức độ thực hiện ngân hàng xanh của Saigonbank hiện đang ở mức nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Saigonbank cần phải làm gì để có thể làm thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xây dựng ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại ngân hàng Saigonbank.
Về thời gian: Việc tài chính xanh và ngân hàng xanh tại Việt Nam được đưa ra lần đầu trong Quyết định năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Phát triển Xanh của Việt Nam. Sau đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 02/03/2015 bổ sung, chỉ dẫn và hướng dẫn cho các năm tiếp theo. Vì vậy, để thấy được tiến độ triển khai theo chỉ đạo của chính phủ và NHNN, luận văn sẽ khảo sát thực trạng triển khai hoạt động ngân hàng xanh trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2021.
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về ngân hàng xanh và thực hành ngân hàng xanh.
- Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển ngân hàng xanh tại Saigonbank.
- Thứ ba, đánh giá mức độ thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
- Thứ tư, đưa ra khuyến nghị đối với hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
5.2 Thiết kế nghiên cứu
Hình 1.1: Thiết kế nghiên cứu Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Trong bối cảnh tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng xanh đang được nhiều ngân hàng tại Việt Nam quan tâm và triển khai, việc đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh là một vấn đề cực kỳ quan trọng và cần thiết. Với mục tiêu đó, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê mô tả để tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh dựa trên tiêu chí mô hình đánh giá 5 cấp độ của Kaeufer (2010). Nguồn dữ liệu dùng phân tích được tác giả thu thập từ các tài liệu, bài báo có liên quan, số liệu từ báo cáo thường niên của ngân hàng, …
Nghiên cứu sử dụng các câu hỏi từ danh sách 16 biến của mô hình bốn chiều trong nghiên cứu của Shaumya & Arulrajah (2016). Trong nghiên cứu của Shaumya & Arulrajah (2016), tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp là nguồn từ các bản báo cáo thường niên của các ngân hàng để lọc ra các cụm từ, chủ đề liên quan đến 16 biến thuộc 4 chiều khác nhau trong mô hình để xây dựng thang đo mức độ thực hành ngân hàng xanh. Tuy nhiên, trong điều kiện của Saigonbank, khi mà nguồn thông tin và các báo cáo thường niên cũng không thể hiện rõ và đầy đủ những thông tin liên quan đến quá trình chuyển hóa ngân hàng xanh, thì nghiên cứu sẽ điều chỉnh cách lấy dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi. Để điều chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp với hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia và giám đốc chi nhánh Saigonbank có am hiểu về chủ đề ngân hàng xanh. Sau khi đã có bộ câu hỏi phù hợp, nghiên cứu tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu. Đối tượng khảo sát gồm các khách hàng của Saigonbank và nhân viên đang làm việc tại Saigonbank.
Tác giả chọn sử dụng phương pháp lấy mẫu phân nhóm với quy mô mẫu là 300. Các nhóm được lựa chọn là những chi nhánh của Saigonbank tại các thành phố lớn gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng để thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi được gửi qua internet.
6. Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu cung cấp một phân tích chi tiết về thực hành ngân hành xanh tại một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, cụ thể là Saigonbank. Từ đó, thấy được Saigonbank đã đạt được những kết quả gì trong quá trình thực hiện, và còn cần phải làm gì để định hướng cho các hoạt động về ngân hàng xanh.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm ngân hàng xanh
Theo Lalon (2015) khái niệm ngân hàng xanh lần đầu tiên được phát triển ở các nước phương Tây vào năm 2003 với mục đích bảo vệ môi trường. Từ sau đó, có rất nhiều nghiên cứu, bài báo định nghĩa về ngân hàng xanh, chẳng hạn như:
Theo Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ (2014), ngân hàng xanh cũng giống như ngân hàng thông thường nhưng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên. Nó còn được gọi là ngân hàng đạo đức hoặc ngân hàng bền vững. Ở đây, họ cũng đặt vấn đề về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng và cho rằng, ngân hàng xanh là ngân hàng bền vững. Nói đến tính bền vững, nhiều tác giả đã nhắc đến thuật ngữ “bền vững” khi đề cập đến ngân hàng xanh. Ví dụ, trong một bài nghiên cứu của Imeson & Sim (2010) cho rằng ngân hàng xanh là ngân hàng bền vững, ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt lợi ích của mình gắn liền với các lợi ích xã hội và môi trường. Hay theo Jeucken & Bouma (1999) thì ngân hàng xanh là một khái niệm về việc kết hợp các hoạt động ngân hàng với các vấn đề về quản lý môi trường, nhằm thay đổi nguyên lý tài chính truyền thống và xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Gần giống với khái niệm ngân hành xanh của Jeucken & Bouma (1999), Tara và ctg (2015) cũng nhắc đến khái niệm ngân hàng xanh. Nó được hiểu là cách thức cung ứng dịch vụ ngân hàng hướng tới hỗ trợ hoạt động có tác động tích cực đối với môi trường, giảm khí thải các-bon, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững.
Các khái niệm về ngân hàng xanh dần rõ nét hơn, không còn chỉ nói chung chung về việc bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững nữa, mà được đề cập rõ ràng hơn về các hoạt động cụ thể mà ngân hàng xanh nhắm đến. Chẳng hạn như theo Bahl (2012), ngân hàng xanh bao gồm các hoạt động ngân hàng trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua mạng thay vì mở rộng chuỗi chi nhánh của ngân hàng. Hoặc theo Schultz (2010) một khái niệm khác: ngân hàng xanh có nghĩa là thúc đẩy các hoạt động ngân hàng thân thiện với môi trường và giảm thiểu các-bon từ các hoạt động ngân hàng. Điều này có thể có nhiều hình thức như sử dụng ngân hàng trực tuyến thay vì ngân hàng chi nhánh, thanh toán hóa đơn trực tuyến thay vì trực tiếp đến quầy,…
Như vậy, các khái niệm về ngân hàng xanh khá đa dạng. Tuy nhiên, các khái niệm đều cho thấy điểm chung rằng nó vẫn có hoạt động như một ngân hàng truyền thống bình thường, nhưng sẽ chú trọng trong việc tài trợ cho các dự án thân thiện môi trường. Chẳng hạn như: giảm thải ô nhiễm, các-bon; khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh như mobile banking; thanh toán trực tuyến, trao đổi qua email, fax,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ cố gắng xanh hóa hoạt động nội bộ của ngân hàng, nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm…
2.2 Các khía cạnh hoạt động của ngân hàng xanh Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Hạ Thị Thiều Dao & Nguyễn Đặng Hải Yến (2019) đã từng đề cập đến việc hiểu về ngân hàng xanh thông qua hai khía cạnh. Thứ nhất là hoạt động từ bên trong nội bộ ngân hàng. Thứ hai là từ các hoạt động bên ngoài ngân hàng. Theo đó, bên trong nội bộ ngân hàng sẽ có các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động trực tiếp bên trong khu vực ngân hàng đến môi trường như sử dụng năng lượng, giấy, nước,… Và hoạt động ngân hàng xanh đối với bên ngoài thông qua các hành động gián tiếp nhằm giảm tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Theo đó, có thể chia hoạt động của ngân hàng xanh thành các khía cạnh như sau.
2.2.1 “Xanh hóa” hoạt động nội bộ
Một ngân hàng xanh chỉ thực hiện cung cấp các dịch vụ, tiện ích theo hướng xanh hóa cho khách hàng thôi vẫn chưa đủ, mà từ tận bên trong của chính ngân hàng cũng phải ý thức được việc “xanh hóa” nội bộ, cần đặt ra những quy định quản lý cụ thể hướng đến việc tiết kiệm năng lượng, cũng như bảo vệ môi trường trong hoạt động nội bộ.
Theo Chaurasia (2014) các ngân hàng có thể giảm lượng khí thải các-bon của họ bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây chẳng hạn như giảm lượng tiêu thụ giấy, ý thức tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tòa nhà xanh, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Việc này không chỉ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí mà còn giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Áp dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào công việc để truyền đạt, lưu trữ thông tin, ngân hàng có thể giảm được một khối lượng lớn văn bản giấy in ấn. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tổ chức các cuộc họp trực tuyến, gửi tài liệu trước qua email, website nội bộ để hạn chế giấy tờ, tiết kiệm thời gian và nguồn lực; đặc biệt là trong thời gian như hiện nay, khi dịch Covid đang diễn biến phức tạp, việc áp dụng hình thức này sẽ thực sự cần thiết.
2.2.2 “Xanh hóa” các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng
2.2.2.1 Đối với hoạt động tiền gửi
Theo Zhaoetal (2008) các nước phát triển đã trải nghiệm việc sử dụng ngân hàng điện tử rộng rãi và được hưởng nhiều lợi ích của nó. Tuy nhiên, theo Osho (2008) các nước đang phát triển mới bắt đầu nắm bắt khái niệm ngân hàng điện tử trong những năm gần đây. Để khuyến khích các giải pháp ngân hàng xanh hơn nữa ở các nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam, điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn việc áp dụng ngân hàng điện tử có thể tác động như thế nào đến các hoạt động ngân hàng xanh. Với các ngân hàng truyền thống như hiện nay, hầu hết khách hàng cần đến quầy giao dịch ngân hàng thực hiện mở tài khoản để thực hiện các giao dịch khác. Như vậy, ngân hàng có thể nâng cấp hệ thống của mình, cho phép khách hàng có thể tự mở tài khoản giao dịch tại nhà mà không cần đến trực tiếp quầy. Thông qua việc mở tài khoản, khách hàng cũng sẽ dễ dàng thanh toán các hóa đơn hơn, dễ dàng tự xem sao kê của mình hơn,… Theo Yang và ctg (2009), ngân hàng điện tử loại bỏ ranh giới vật lý, địa lý và giới hạn thời gian của dịch vụ ngân hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng linh hoạt khi sử dụng dịch vụ, đồng thời ngân hàng có thể giảm thiểu được chi phí. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Không chỉ với tài khoản tiền gửi thanh toán, mà ngay cả tài khoản tiết kiệm, các ngân hàng cũng có thể giảm đáng kể chi phí lao động, mở rộng tiện ích dịch vụ, tăng hiệu quả và hiệu suất bằng việc khuyến khích khách hàng mở tiết kiệm online, thông qua việc điều chỉnh lãi suất gửi online cao hơn lãi suất niêm yết tại quầy. Việc này giúp ngân hàng tiết kiệm được nguồn nhân lực, chi phí in ấn sổ sách cũng như phục vụ được khách hàng mọi lúc mọi nơi, từ đó gia tăng lượng tiền gửi huy động.
Iqbal và ctg (2016) cho rằng ngân hàng xanh đã trở thành chiến một lược quan trọng đối với các ngân hàng ở Bangladesh khi các ngân hàng đang cố gắng tìm các chiến lược khác nhau nhằm giữ chân khách hàng. Thực tế là các ngân hàng xanh đã có những thay đổi lớn, tạo ra một môi trường làm việc mới cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cho các khách hàng. Việc tích hợp các tiện ích vào thẻ ATM, hoặc mở thẻ đồng thương hiệu với các tổ chức khác như thẻ sinh viên, thẻ ưu đãi xem phim, thẻ mua hàng… không chỉ hạn chế việc dập, in ấn nhiều loại thẻ phát hành ra môi trường, mà còn tích hợp các tiện ích, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp ngân hàng giữ chân được lượng khách đã có, tăng thu hút với những khách hàng tiềm năng khác.
Theo Yang & Ahmed (2009) mặc dù có sự phát triển của thương mại điện tử, nhưng việc áp dụng và phổ biến ngân hàng điện tử vẫn chưa đồng nhất, đặc biệt là giữa các thế giới phát triển và đang phát triển. Việc hiểu sâu sắc và nhận ra các lợi ích về áp dụng đầy đủ các dịch vụ ngân hàng điện tử có thể thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng xanh trong các nước đang phát triển.
2.2.2.2 Đối với hoạt động tín dụng
Theo Meena (2013), ngân hàng xanh đề cập đến hoạt động kinh doanh ngân hàng giúp giảm phát thải các-bon bên ngoài tổng thể thông qua tài trợ cho các dự án công nghệ xanh và giảm thiểu ô nhiễm. Do đó, tín dụng xanh được coi là một phần của ngân hàng xanh, góp phần to lớn vào quá trình chuyển đổi sang sử dụng tài nguyên hiệu quả và hạ thấp các ngành công nghiệp các-bon, góp phần thúc đẩy các khách hàng vay vốn chuyển đổi dự án và mục đích sử dụng vốn vay sang các dự án thân thiện với môi trường. Các sản phẩm tín dụng xanh đa dạng về hình thức, nhưng đều đáp ứng nhu cầu về môi trường. Một số dạng điển hình có thể kể đến:
Cho vay xanh bằng cách ưu tiên tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, các ngành trong danh mục khuyến khích cấp tín dụng xanh như nông nghiệp, hóa chất, cung cấp năng lượng… Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể hỗ trợ cho khách hàng, những ai có nhu cầu vay tiêu dùng xanh giảm ô nhiễm môi trường chẳng hạn như mua các thiết bị sử dụng năng lượng mới, mua các dòng xe có hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu cao…
Balh (2012) đã mô tả việc giảm thiểu lượng khí thải các-bon bằng các công trình xanh là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược ngân hàng xanh. Nhằm giảm thiểu lượng tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ chất thải và ô nhiễm môi trường, ngân hàng có thể cung cấp các khoản tín dụng cho việc xây dựng các khu trung tâm thương mại có thiết kế hiện đại hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn so với những tòa nhà truyền thống.
Bên cạnh đó, tín dụng xanh còn thể hiện dưới hình thức ngân hàng xem xét các tiêu chuẩn về môi trường khi xét duyệt hồ sơ cho vay. Theo Meena (2013) điều này sẽ khuyến khích các chủ doanh nghiệp thay đổi hoạt động của họ sang các hoạt động kinh doanh có xu hướng thân thiện với môi trường.
2.3 Phương pháp đánh giá hoạt động ngân hàng xanh Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
2.3.1 Mô hình 4 chiều
Trong những năm gần đây, khái niệm ngân hàng xanh ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm do ảnh hưởng đáng kể của nó đối với quản lý môi trường. Khi ngân hàng xanh trở thành một khái niệm mới nổi, cả các nhà nghiên cứu và các nhà thực nghiệm đã kêu gọi một bộ công cụ đáng tin cậy và hợp lệ để đo lường khái niệm ngân hàng xanh. Trong đó, có thể kể đến mô hình 4 chiều của Shaumya & Arulrajah (2016). Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các hoạt động ngân hàng xanh ở SriLanka và phát triển một công cụ để đo lường thực hành ngân hàng xanh. Theo đó, để khám phá các hoạt động ngân hàng xanh ở SriLanka, dữ liệu được thu thập từ các nguồn thứ cấp, chủ yếu từ báo cáo thường niên ba năm gần nhất của các ngân hàng được lựa chọn, và phân tích nội dung đã được áp dụng. Nghiên cứu này đã xác định và khám phá 98 thực hành ngân hàng xanh trong số bốn ngân hàng thương mại khu vực tư nhân ở SriLanka. Để phát triển một công cụ đo lường thực hành ngân hàng xanh, nghiên cứu đã thử nghiệm 155 nhân viên ngân hàng của các chi nhánh trong số các ngân hàng được lựa chọn. Một công cụ gồm 16 hạng mục với bốn khía cạnh chính đã được phát triển để đo lường ngân hàng xanh.
Một công cụ 16 mục với bốn kích thước chính để đo lường các hoạt động ngân hàng xanh gồm (1) nhân viên liên quan đến việc thực hành ngân hàng xanh, (2) hoạt động hàng ngày liên quan đến thực hành ngân hàng xanh, (3) thực hành ngân hàng xanh liên quan đến khách hàng, và (4) thực hành ngân hàng xanh liên quan đến chính sách của ngân hàng.
Thực hành liên quan đến nhân viên nghĩa là khuyến khích nhân viên đóng góp vào việc tạo ra và duy trì “màu xanh ngân hàng”. Thực hành liên quan đến hoạt động hàng ngày đề cập đến việc tuân theo các thông lệ ngân hàng xanh và làm cho chúng thân thiện với môi trường. Thực hành liên quan đến khách hàng cho phép khách hàng tham gia vào các dự án hoặc hoạt động kinh doanh không gây hại cho môi trường, thông qua đó họ có thể đóng góp vào việc xây dựng một ngân hàng xanh. Cuối cùng, thực hành liên quan đến chính sách của ngân hàng để trở thành một ngân hàng xanh là về các hệ thống, chính sách nguyên tắc và quyết định phải thân thiện với môi trường. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Cơ sở cho mô hình bốn thành phần của ngân hàng xanh được phát triển thông qua nghiên cứu này dựa trên lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984), vì mỗi thành phần là đại diện cho một hoặc nhiều bên liên quan chính của ngân hàng xanh. Nói chung, những thành phần này có liên quan đến nhân viên, quản lý cao nhất, giám đốc chi nhánh, khách hàng, nhà cung cấp và cơ quan quản lý. Họ là những bên liên quan chính của ngân hàng xanh. Những nỗ lực đóng góp, hỗ trợ của họ và các mối quan hệ tốt giữa chúng là điều cần thiết để thực hiện và duy trì khái niệm “màu xanh” ngân hàng trong thực tế. Trong bối cảnh này, lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984) cung cấp một quan điểm mới trong việc phát triển nền tảng lý thuyết về ngân hàng xanh. Lý thuyết các bên liên quan và khung phân tích các bên liên quan sẽ làm cơ sở cho mô hình đo lường được phát triển thông qua nghiên cứu các mục câu hỏi.
Bảng 2.1: Mô hình 4 chiều
Chiều | Câu hỏi | |
1.Thực hành liên quan nhân viên | 1.1 | Giáo dục và môi trường đào tạo |
1.2 | Đánh giá hiệu quả xanh | |
1.3 | Hệ thống thưởng xanh | |
2.Hoạt động liên quan tác vụ hàng ngày | ||
2.1 | Sử dụng giấy | |
2.2 | Thiết bị tiết kiệm năng lượng | |
2.3 | Quản lý lãng phí năng lượng | |
2.4 | Ngân hàng thân thiện môi trường | |
3.Hoạt động liên quan khách hàng | 3.1 | Cho vay xanh |
3.2 | Dự án xanh | |
3.3 | Hỗ trợ các tập đoàn xanh | |
3.4 | Đánh giá tín dụng xanh | |
4. Hoạt động liên quan quy định | 4.1 | Chi nhánh xanh |
4.2 | Quy định xanh | |
4.3 | Đối tác xanh | |
4.4 | Kế hoạch chiến lược xanh | |
4.5 | Tiêu dùng xanh |
Nguồn: Shaumya & Arulrajah (2016)
Mô hình 4 chiều Shaumya & Arulrajah (2016) với 16 biến số sử dụng phương pháp nhân tố khám phá thông kê đã được kiểm nghiệm và có độ tin cậy cao, do đó có thể tận dụng nghiên cứu này để làm tiền đề giúp tác giả phát triển phần nghiên cứu của mình tại Saigonbank. Với mô hình này, tác giả sẽ đi khảo sát để xem xét mức độ đã thực hiện được theo các tiêu chí này đạt được bao nhiêu phần trăm, và cần phải nỗ lực hơn ở những tiêu chí nào.
2.3.2 Mô hình 5 cấp độ phát triển ngân hàng xanh Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Hình 2.2 Mô hình 5 cấp độ phát triển ngân hàng xanh
Trong nghiên cứu của Kaeufer (2010), một ngân hàng được xem là có thực hiện hoạt động về ngân hàng xanh được đánh giá với 5 cấp độ đã được tác giả khái quát theo hình 2.1. Cụ thể cho từng cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Thực hiện các hoạt động bổ trợ, tài trợ cho các sự kiện xanh và tham gia các hoạt động công cộng.
Đây là hoạt động mà hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đều có tham gia. Các ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ cho các sự kiện xanh không chỉ đế góp phần làm cho môi tường tốt đẹp, mà còn để tranh thủ quảng bá thương hiệu của chính mình.
Cấp độ 2: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh riêng biệt
Dịch vụ xanh chính là mảng đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch điện tử thông qua các công nghệ 4.0 hiện đại như dịch vụ trực tuyến. Việc thanh toán trực tuyến hóa đơn điện, nước, mạng internet… đều có thể thực hiện từ xa, không chỉ giúp khách hàng tiện lợi trong việc sử dụng, giảm thiểu thời gian đi lại, mà còn tiết kiệm được xăng dầu, giảm khí thải trong quá trình giao dịch.
Cấp độ 3: Xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ sản phẩm, theo nguyên tắc xanh “xanh hoá nội bộ”
Đây là hoạt động có tác động trực tiếp đến môi trường, bởi nó liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng cho các hoạt động của chính ngân hàng. Các ngân hàng có thể sử dụng một số biện pháp thiết thực để giảm lượng các-bon thải ra môi trường như: giảm sử dụng các nguồn năng lượng chạy bằng điện, dầu, cắt giảm sử dụng máy điều hòa; tự động hóa các công việc nội bộ…
Cấp độ 4: Không giới hạn ngân hàng xanh trong các nghiệp vụ đơn lẻ, mà mở rộng mạng lưới ra cộng đồng, hình thành hệ sinh thái. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Đây là một cách gián tiếp mà ngân hàng có thể thực hiện nhằm tác động gián tiếp đến môi trường. Tín dụng xanh sẽ giúp khuyến khích người vay chuyển đổi dự án, và mục đích sử dụng vốn vay sang các dự án thân thiện với môi trường. Việc này được thực hiện bằng cách ưu tiên tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, các ngành trong danh mục khuyến khích cấp tín dụng xanh như nông nghiệp, hóa chất, cung cấp năng lượng…. Bên cạnh đó, ngân hàng còn hỗ trợ cho khách hàng, những ai có nhu cầu vay tiêu dùng xanh giảm ô nhiễm môi trường chẳng hạn như mua các thiết bị sử dụng năng lượng mới, mua các dòng xe có hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu cao…
Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng sinh thái “chủ động”. Thực hiện như cấp độ 4 với tinh thần chủ động.
Để có thể chủ động hơn trong việc mở rộng mạng lưới xanh hóa ra cộng đồng, việc cấp tín dụng xanh có thể dựa vào các chỉ số môi trường trong quá trình làm việc để đánh giá cũng như kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Cụ thể, ngân hàng phải:
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro môi trường: mỗi ngân hàng cần có một quy trình chuẩn mực, phân công rõ vai trò và trách nhiệm của từng bộ phận liên quan trong quy trình quản lý rủi ro môi trường này.
Đưa ra quyết định cấp tín dụng sau khi đã tính đến các tiêu chí môi trường nhất định và đánh giá rủi ro môi trường. Đối với các công ty nằm trong các ngành công nghiệp gây thiệt hại hoặc có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, ngân hàng có quyền hạn chế khả năng tiếp cận tài chính của các công ty đó. Mặt khác, đối với các công ty đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích cấp tín dụng xanh, ngân hàng sẽ dành các điều kiện ưu đãi cho các cho các công ty ấy.
Khi giải ngân khoản vay, ngân hàng vẫn cần theo dõi giám sát định kỳ hoặc đột xuất khi có dấu hiệu bất thường để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn tuân thủ đúng với các điều khoản môi trường đã ký.
Quy định xử phạt nghiêm minh, có thể xử lý nhanh chóng khi khách hàng không đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Điều này cực kỳ quan trọng vì khi đó, có thể thấy khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng, các biện pháp chế tài cần chặt chẽ để có thể lường trước được các tình huống phát sinh, từ đó ngân hàng sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề xảy ra.
Đối với mô hình năm cấp độ, tác giả sẽ thu thập các thông tin, dữ liệu có sẵn trên internet, các báo cáo hoạt động thường niên theo từng cấp độ để đánh giá. Từ đó, đo lường được các cấp độ đã thực hiện được ngân hàng xanh của Saigonbank.
2.4 Khảo lược các nghiên cứu trước Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Tại nhiều nước trên thế giới, ngân hàng xanh là một khái niệm mới biết đến trong những năm gần đây. Theo Tara & Kumar (2015) ngân hàng xanh được hiểu là phương tiện cung cấp và đặc trưng cho các dịch vụ ngân hàng nhằm hỗ trợ các hoạt động có tác động tích cực đến môi trường, giảm phát thải các-bon, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững. Liên quan đến chủ đề ngân hàng xanh, cũng đã có nhiều nghiên cứu viết xoay quanh chủ đề này. Chẳng hạn như:
2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Viết về vai trò của ngân hàng và mức độ triển khai của nó, Jeucken & Bouma (1999) trong chương sách về vài trò thay đổi môi trường của ngân hàng đã nhấn mạnh và nêu ra tầm quan trọng của các ngân hàng trong tiến trình phát triển bền vững, cũng như đưa ra những đề nghị trong quản lý về môi trường và những cách tiêu chuẩn đo lường hiệu quả môi trường của các ngân hàng.
Thang đo mức độ triển khai mô hình ngân hàng xanh cũng được Kaeufer (2010) đưa ra thông qua 5 mức. Từ mức đầu tiên khi mà các ngân hàng có những hoạt động liên quan môi trường một rời rạc như tài trợ cho sự kiện môi trường hay những hoạt động cộng đồng liên quan và chưa có sự thay đổi gì về bản chất. Cho đến những mức cao hơn khi mà các ngân hàng có những chiến lược môi trường cụ thể và trung tâm của các hoạt động của ngân hàng nhằm thực thi các chiến lược đó và có vài trò dẫn dắt trong các hoạt động môi trường.
Tiến xa hơn một bậc, Shaumya & Arulrajah (2016) đã cung cấp chi tiết hơn những tiêu chí đánh giá mức độ triển khai ngân hàng xanh thông qua phương pháp định tính với quá trình phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, quản lý trong các ngân hàng lớn ở Srilanka. Từ đó, đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ triển khai ngân hàng xanh dựa trên thực hành liên quan đến nhân viên, hoạt động liên quan đến tác vụ hàng ngày, hoạt động liên quan đến khách hàng, hoạt động liên quan đến các quy định.
Nghiên cứu của Chen và ctg (2018) đã tiến hành nghiên cứu về ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại ở Bangladesh, cho thấy mối tương quan và tác động tích cực của ngân hàng xanh đến tính sinh lợi của các ngân hàng này thông qua phân tích hồi quy. Nghiên cứu của June Choi và ctg (2020) về ngân hàng xanh tại Trung
Quốc đã khám phá các xu hướng mới nổi trong lĩnh vực này, bao gồm các hoạt động xanh liên quan đến năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí thải nhà kính, phát triển đô thị xanh và giảm thiểu rác thải. Các tác giả đã phân tích tình trạng hiện tại và cung cấp các ví dụ thực tế về các hoạt động ngân hàng xanh trong thực tiễn. Đáng chú ý, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng danh mục đầu tư xanh hoạt động tốt hơn so với danh mục đầu tư truyền thống về các khoản nợ xấu. Tổng thể, các nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về ngân hàng xanh và tầm quan trọng của chúng đối với việc xây dựng một nền tài chính bền vững. Ngân hàng xanh không chỉ giúp đảm bảo an toàn tài chính cho các tổ chức tín dụng, mà còn thúc đẩy các hoạt động xanh và hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững. Với tiềm năng lớn của ngân hàng xanh, việc thúc đẩy sự phát triển của chúng đang trở thành một ưu tiên đối với cả các nhà quản lý. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai, phát triển ngân hàng xanh là một chủ đề đang được quan tâm và nghiên cứu nhiều trong giới học thuật và doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số bài viết, nghiên cứu có tính đến hiện tượng ngân hàng xanh và mô hình ngân hàng xanh để xây dựng kiến thức chung và những lợi thế khi phát triển ngân hàng xanh.
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng Yến (2015) đã xem xét các tài liệu nghiên cứu liên quan trước đây về ngân hàng xanh và mô hình ngân hàng xanh, để xây dựng cho người đọc kiến thức chung về ngân hàng xanh, cũng như những lợi thế khi phát triển ngân hàng xanh. Bài nghiên cứu điển hình về các nước phát triển và đang phát triển được sử dụng để rút ra các thông lệ tốt nhất trong ngân hàng xanh. Cùng với đó, các cuộc phỏng vấn sâu với các lãnh đạo ngân hàng tại Việt Nam cũng đã được thực hiện để có được những ý kiến và quan điểm cá nhân về những khó khăn và cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam khi phát triển hoạt động ngân hàng xanh.
Nghiên cứu của Nguyễn Thân Hoài My (2016) đã sử dụng phương pháp khảo sát gần 200 nhân viên ngân hàng làm việc tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở TP.HCM để xây dựng thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thực hiện ngân hàng xanh tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Bằng cách sử dụng phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố CFA, nghiên cứu đã giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thực hiện ngân hàng xanh.
Nghiên cứu của Trịnh Bích Nga (2017) viết về việc “ Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam”. Trong nghiên cứu, tác giả đã đề xuất bộ tiêu chí gồm 5 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí và đưa ra các đề xuất và khuyến nghị cho chính phủ và nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu của Trần Minh Khôi (2018) về “Nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra một mô hình lý thuyết bao gồm 8 nhân tố tác động đến ý định chấp nhận ngân hàng xanh, bao gồm: kết quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện tạo thuận lợi, quan tâm về môi trường, độ phức tạp, hình ảnh của nhân viên ngân hàng và ý định hành vi.
Đỗ Hoài Linh & Trần Vân Anh (2017) dựa trên dữ liệu bảng câu hỏi từ các bên liên quan ngẫu nhiên của năm ngân hàng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank và ACB trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017, và phân tích các cuộc phỏng vấn sâu từ lãnh đạo ngân hàng và đại diện chính phủ, đã cho kết quả quá trình phát triển và triển khai mô hình ngân hàng xanh bao gồm nhiều bên liên quan, phân biệt gồm bên trong và bên ngoài. Nhân tố bên trong bao gồm nhân viên, cổ đông, lãnh đạo trong khi nhân tố bên ngoài bao gồm khách hàng và nhà lập pháp.
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú & Nguyễn Thị Phương Dung (2017) thực hiện một cuộc khảo sát trên 329 nhân viên và bộ phận quản lý từ 32 ngân hàng và tổ chức tài chính ở Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện trong hai tháng 5 và 6 năm 2016 để xem xét các yếu tố tác động lên mong muốn phát triển ngân hàng xanh của các ngân hàng ở Việt Nam, cũng như vai trò của ngân hàng xanh đối với nền kinh tế lúc bấy giờ. Đối tượng phản hồi các khảo sát là nhân viên và bộ phận quản lý của các ngân hàng với 83% trong số họ có từ 5 đến 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Dựa trên kết quả khảo sát, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngân hàng xanh và tăng cường sự sẵn lòng thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
Nguyễn Thị Hải Dương & Lê Trần Hà Trang (2019) đã thực hiện nghiên cứu để xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự triển khai của ngân hàng xanh tại các ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên sâu với cán bộ quản lý ngân hàng và nghiên cứu định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong của ngân hàng, bao gồm chiến lược kinh doanh, văn hóa tổ chức, sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng công nghệ và con người. Kết quả cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc triển khai ngân hàng xanh ở Việt Nam là con người, tiếp đến là chiến lược kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, văn hóa tổ chức và cuối cùng là công nghệ.
Hạ Thị Thiều Dao & Nguyễn Đặng Hải Yến (2019) đã thực hiện một nghiên cứu về ngân hàng xanh với tư cách là các bên liên quan. Nghiên cứu này đã chỉ ra tính cần thiết của mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và các bên liên quan, và rằng thành công của ngân hàng xanh không thể đạt được chỉ từ một phía mà cần sự cộng tác và nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Các bên liên quan cần hợp tác để xác định và điều phối các mục tiêu trong quá trình thực hiện nền kinh tế xanh, sau đó đưa ra đánh giá chung để hiểu rõ sự tương tác và cộng hưởng khi thực hiện mục tiêu chung.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và bài viết về mức độ triển khai và các yếu tố ảnh hưởng đến ngân hàng xanh, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về mức độ thực hiện ngân hàng xanh của Saigonbank. Đây là một khoảng trống để tác giả có thể lựa chọn để tìm hiểu, tiến hành nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa những công trình của các tác giả đi trước, luận văn sẽ khảo sát cũng như dùng các số liệu thu thập được để đánh giá thực tiễn về mức độ triển khai ngân hàng xanh của ngân hàng Saigonbank, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động đang triển khai và đề xuất một số ý kiên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương 2, vấn đề chung cần nắm được là hệ thống hóa cơ sở lý luận về các hoạt động của ngân hàng xanh
Cụ thể, thông qua các nghiên cứu của những người đi trước, tác giả muốn người đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm thế nào là một ngân hàng xanh cũng như các khía cạnh xem xét để đánh giá một ngân hàng có thực hiện các hoạt động xanh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những vấn đề và thước đo cụ thể đã được nghiên cứu từ trước cho người đọc để họ có thể dễ dàng hiểu và hình dung được cách đánh giá một ngân hàng có đang thực hiện xanh hóa hay không. Luận văn: Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com