Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhiều bậc cha mẹ đã luôn tin rằng với chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient) cao, con mình sẽ thành đạt trong học đường và cả trong tương lai. Thực ra, chỉ số cảm xúc EQ (Emotion Quotient) cũng là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển vì thiếu cảm xúc thì các năng khiếu của trẻ có thể bị thiếu hụt. EQ cao được thể hiện ở tính kiên định, biết lắng nghe người khác và thấu hiểu họ, dũng cảm, linh hoạt; còn người EQ thấp thường hay trách mắng người khác, hay chấp vặt, độc đoán, hồ nghi, chê trách, cản trở người khác… Nhờ khả năng thấu cảm, người có EQ cao thường dễ hòa nhập với mọi người, biết cư xử sao cho được cộng đồng chấp nhận và dễ thành công. Nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc, còn gọi là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm xúc”. EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như ứng xử, lãnh đạo nhóm …EQ là nền tảng cho sự thành đạt của trẻ sau này.Theo (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, & Phan Thị Thảo Hương, 2016) đã chỉ ra cho chúng ta thấy “trong giai đoạn tuổi mầm non xúc cảm của trẻ phát triển rất mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận….Nhìn chung, xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng dễ dao động, mang tính chất tình huống, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ mầm non là rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội hiện nay là một nội dung giáo dục đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ sớm sẽ giúp trẻ nhận biết được cảm xúc của bản thân và người khác, giúp trẻ dần có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình. Nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội là một trong những nội dung nằm trong 5 lĩnh vực phát triển mà trẻ cần đạt được ở tuổi Mẫu giáo đó là phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mĩ đó chính là lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Vì vậy, việc đưa ra nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non cũng rất cần thiết, bởi đây là một trong những mục tiêu nằm trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mĩ mà các trường học đưa vào nhằm đạt được những mục tiêu theo chương trình giáo dục mầm non mới. Hiện nay, Vụ giáo dục mầm non đã đưa ra cụ thể các mục tiêu trong thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non trong đó đã nêu mục tiêu chung cho giáo dục mầm non là “Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. Mục tiêu được cụ thể theo từng độ tuổi cho trẻ mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi (Bộ giáo dục và đào tạo, 2017). Để đạt được những mục tiêu trên thì vai trò của hiệu trưởng ở trường mầm non là không thể thiếu trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết hợp hướng dẫn những kỹ năng chuyên môn cho giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Thực trạng hiện nay cho thấy, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng còn nhiều hạn chế về lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó Giáo viên chưa có biện pháp hiệu quả để rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Phần lớn chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng sống nói chung, kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc nói riêng. Một số giáo viên chưa xem việc rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc là quan trọng và cần thiết đối với trẻ. Giáo viên chú tâm đến việc hoàn thành chương trình, nội dung học cho trẻ mà chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Số lượng trẻ trong một lớp khá đông nên giáo viên không thể tác động hết đối với tất cả các trẻ, không có thời gian nhiều trong khi còn rất nhiều chương trình khác phải hoàn thành. Số tiết học để rèn luyện kỹ năng cảm xúc còn ít chưa được đưa vào tiết học chính thức, chủ yếu được lồng ghép mà chưa có kế hoạch cụ thể. Kỹ năng mới nên tài liệu tham khảo còn ít, chưa có phương pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc. Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm để xây dựng phương pháp để tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc cho trẻ.

Nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là nội dung thuộc lĩnh vực tâm lý nên rất khó để giáo viên có thể hiểu và đưa vào giáo dục một cách phù hợp. Hiện nay nội dung này đã được đưa vào nhà trường và cụ thể là kế hoạch năm học của từng đơn vị. Kế hoạch số 1063/KH-SGDĐT ngày 10/6/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương năm học 2019-2020 đã đưa nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về hướng dẫn trẻ kỹ năng quản lý cảm xúc và giải quyết xung đột. Tuy việc đưa nội dung tập huấn giáo dục kỹ năng cảm xúc giáo viên có kỹ năng để có thể giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội vẫn chưa thực sự hiệu quả. Công tác chỉ đạo thực hiện có thực hiện nhưng chưa cụ thể, giáo viên còn mơ hồ chưa biết sẽ đưa vào tiết nào, giờ nào và dạy như thế nào? Công tác kiểm tra, đánh giá chưa quan tâm đến nội dung này. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương chỉ được xem là một nội dung lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày của trẻ chính vì vậy do áp lực về kiến thức phải dạy cho trẻ cũng như những môn học tại trường, nhà trường đều chỉ quan tâm đến các mục tiêu về nhận thức, thể chất và chưa quan tâm đến lĩnh vực phát triển cảm xúc cho trẻ hiện nay. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, đề tài khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội ở các trường mầm non.

Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

5. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và xác định được nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội ở các trường thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non tại địa phương có tính cần thiết và khả thi cao.

6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

6.1. Nội dung

Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ 3- 6 tuổi ở trường mầm non công lập huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.

Nghiên cứu nội dung, biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ 3- 6 tuổi ở trường mầm non công lập huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.

6.2. Địa bàn

Do không có nhiều thời gian khảo sát trên tất cả các trường mầm non trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn huyện Dầu Tiếng chủ yếu là trường mầm non công lập với 18 trường. Việc khảo sát được thực hiện trên 8 trường mầm non công lập gồm 4 trường hạng 1 (trường Mầm non Sơn Ca, mầm non Long Tân, mầm non 13/3, mầm non Họa Mi) và 4 trường hạng 2 (trường mẫu giáo Minh Tân, Mầm non An Lập, Mầm non Thanh Tân, MN Thanh Tuyền).

6.3.Thời gian

Trong 2 năm học: năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020.

6.4.Về đối tượng khảo sát

  • Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
  • Cán bộ quản lý: Khảo sát 23 CBQL và phỏng vấn 4 CBQL.
  • Giáo viên: Khảo sát 148/148 giáo viên của 8 trường. Phỏng vấn 6 giáo viên.
  • Phụ huynh học sinh: Khảo sát 200 phụ huynh/ 8 trường.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương”, tác giả sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Phân tích, tổ hợp sách, báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến các vấn đề : giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để đánh giá một cách khách quan về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Xác định rõ thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương; tìm hiểu và thu thập thông tin, dữ liệu để đánh giá một cách chi tiết, đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này để khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết đối với các biện pháp mà đề tài đề xuất thực hiện.

Nội dung: Thực hiện thiết lập bảng khảo sát dành cho các đối tượng CBQL, GV, PHHS. Sau đó, tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương với số mẫu phù hợp (áp dụng công thức tính số mẫu = 1+  (  )2 trong đó: n là cỡ mẫu, e=0.05, N: tổng thể).

Cách thức tiến hành: Thiết lập 02 phiếu khảo sát thực trạng và 01 phiếu khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất thực hiện. Đối tượng khảo sát được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và khách quan.

  • 01 phiếu khảo sát thực trạng đối với đối tượng trong nhà trường bao gồm: 23/23 CBQL và 148/148 GV của 08 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
  • 01 phiếu khảo sát thực trạng đối với đối tượng ngoài nhà trường bao gồm 200 PHHS của 08 trường mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
  • 01 phiếu khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết đối với 90 CBQL, GV ( 50%) của 08 trường mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Mục đích: Thu thập thêm thông tin một các trực tiếp; đối chiếu và so sánh kết quả khảo sát thực trạng. Trao đổi thẳng thắn vấn đề giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội ở trong và ngoài nhà trường. Sử dụng ý kiến đóng góp của người được phỏng vấn đối với đề tài nghiên cứu; tập hợp được những ý tưởng mới, sáng tạo, những biện pháp hay đối với việc quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non.

Nội dung: Liên quan đến việc quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc xã hội. Biện pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội của bản thân người được phỏng vấn đối với trẻ.

Cách thức tiến hành: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) 4 CBQL, 6 GV về vấn đề giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội. Được thực hiện trước khi tiến hành khảo sát.

7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Mục đích: Tìm hiểu thực tế hoạt động quản lí giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại 08 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Nội dung: Tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương; những nội dung đã được triển khai và hiệu quả mang lại thông qua các hoạt động.

Cách thức tiến hành: Tiến hành nghiên cứu các hồ sơ quản lí; kế hoạch; biên bản; báo cáo sơ kết, tổng kết; sản phẩm sau khi thực hiện của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội.

7.3. Phương pháp xử lí thông tin

Mục đích: Đánh giá một cách chính xác từ những số liệu khảo sát thực tế, đưa ra những nhận định cũng như những phân tích phù hợp trên cơ sở kết quả thu thập được. Đề xuất được một số biện pháp thực hiện mang tính khả thi cao.

Nội dung: Tiến hành mã hóa các câu hỏi (định tính và định lượng) từ bảng khảo sát; thiết lập thông tin và thực hiện các biện pháp tính toán phù hợp với nhu cầu cần phân tích của đề tài nghiên cứu. Xây dựng kết hợp các yếu tố khi phân tích, nhận định ra vấn đề cần quan tâm.

Cách thức tiến hành:

  • Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn và những câu hỏi dạng định tính sẽ được phân tích bằng phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.
  • Đối với dữ liệu định lượng: Sử dụng phần mềm toán học để tiến hành phân tích số liệu sau khi thực hiện khảo sát tại 08 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.

8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

8.1.Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non.

8.2.Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội tại các trường mầm non công lập huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

9. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại trường mầm non.
  • Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
  • Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Ngay từ thế kỷ IV trước công nguyên, triết gia Aristotle đã cố xác định số lượng các cảm xúc căn bản. Theo đó, ông đưa ra 14 cảm xúc cơ bản nhất, là sợ hãi, tự tin, giận dữ, bằng hữu, bình tĩnh, thù địch, xấu hổ, vô liêm sỉ, đáng thương, tử tế, ganh tỵ, căm phẫn, tranh đua và coi thường.Được trích dẫn bởi (Lê Thị Thanh Huyền, 2019).

Nhà tâm lý học Paul Eckman đã phát minh ra Hệ Thống Mã Hóa Nét Mặt (FACS), một hệ thống nguyên tắc phân loại giúp đo lường chuyển động của 42 cơ trên khuôn mặt cũng như các chuyển động của đầu và mắt. Ông cho rằng có khoảng hoặc 7 cảm xúc cơ bản có chung ở tất cả các nên văn hóa khắp thế giới.Được trích dẫn bởi (Lê Thị Thanh Huyền, 2019).

Eckman đã khám phá ra có tất cả 6 biểu hiện trên khuôn mặt giống nhau cho tất cả mọi người trên toàn thế giới, tương ứng với 6 cảm xúc nguyên bản: Vui vẻ, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, giận dữ, ghê tởm. Sau này ông thêm 1 cảm xúc nữa là hài lòng.Được trích dẫn bởi (Lê Thị Thanh Huyền, 2019).

Theo nghiên cứu của Robert Plutchik cho thấy có tất cả 34.000 cảm xúc có thể nhận biết và phân biệt. Tuy nhiên, sự thật là chúng ta thực sự không thể phân biệt và hiểu được tất cả 34.000 cảm xúc đó. Bằng cách gom những cảm xúc này thành 8 cảm xúc chính, mọi thứ trở nên đơn giản hơn một chút. Được trích dẫn bởi (Lê Thị Thanh Huyền, 2019).

Trên thế giới, việc nghiên cứu kỹ năng sống đã được nhiều tổ chức con người quan tâm và tìm hiểu, vì đây là một trọng điểm trong việc nghiên cứu và phát triển con người. Cũng có nhiều nghiên cứu về cảm xúc của con người, riêng kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc được chú ý nhiều trong các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc.

Nhà tâm lý học Isarel (Quốc tịch Mỹ) Reuven Bar – On là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của mình năm 1985. Ông đặt trí tuệ cảm xúc trong phạm vi lý thuyết nhân cách, đưa ra mô hình Well – being (1997) với ý định trả lời câu hỏi “Tại sao một người nào đó lại có khả năng thành công trong cuộc sống hơn người khác”. Ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với thành công trong cuộc sống:Các kỹ năng làm chủ cảm xúc của mình. Các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc liên cá nhân. Tính thích ứng. Kiểm soát stress.Tâm trạng chung. Được trích dẫn bởi (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013).

Theo tác giả Peter – Salovey và John Mayer đã đưa ra lý thuyết “ Trí tuệ cảm xúc” trong một bài báo. Thuật ngữ này được hiểu là năng lực làm chủ, điều khiển, kiểm soát cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác để sử dụng thông tin này định hướng cách suy nghĩ và cách hành động của một cá nhân. Được trích dẫn bởi (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013).

Theo tác giả John Mayer và Salovey thì “ Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc, hòa cảm xúc vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác”. Được trích dẫn bởi (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013). Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Daniel Golman, tiến sĩ tâm lý học của Đại học Havard – người phụ trách chuyênmục của tờ tạp chí Times, tập hợp những kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và đã viết cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó có thể quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sức khỏe và sự thành công trong suốt cuộc đời?” (Daniel Golemen, 2015).

Ở các nước phương Tây, việc giáo dục kỹ năng sống vận dụng một cách tổng hợp quan điểm của những nghiên cứu của các tổ chức như WHO, UNICEF để giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Nhiều áp dụng chuyên biệt đã định hướng rèn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên dựa vào những nhóm kỹ năng như: kỹ năng thuộc về tâm lý cá nhân, kỹ năng trong mối quan hệ với người khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó, việc huấn luyện và trang bị kỹ năng sống còn được vận dụng một cách lồng ghép và tích hợp có kế hoạch trong từng môn học khác nhau trong chương trình học. Từng môn học và từng kế hoạch bài dạy đều thể hiện rõ yêu cầu hình thành kỹ năng sống trong kế hoạch bài giảng một cách cụ thể thông qua những hoạt động rất chi tiết. Được trích dẫn bởi (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013).

Sách “Early year play and learning: Deverloping social skills and cooperation” của tác giả Pat Broadhead cung cấp cho học sinh một bộ công cụ hoàn hảo cho việc nhận xét và tham gia các trò chơi của trẻ. Sách giúp cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ hiểu được mối quan hệ giữa việc phát triển trí thông minh với sự phát triển về ngôn ngữ – đạt được trạng thái tốt về cảm xúc. Được trích dẫn bởi (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013).

Giáo dục cảm xúc đang trở thành một xu thế mới trong giáo dục, đặc biệt ở Mỹ. Nhiều trường học đưa vào chương trình giảng dạy hoặc lồng ghép trong các môn như lịch sử, toán, đọc. Theo nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Christina Cipriano, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Thông minh cảm xúc và Kiến trúc tự tái tạo Yale, việc này giúp các em xây dựng được sự tự tin và từ đó kết quả học tập cũng được cải thiện đáng kể. Các em được giảng dạy theo chương trình được biên soạn dựa theo 5 năng lực cốt lõi của giáo dục Cảm xúc và Xã hội, để truyền cảm hứng phát triển trí tuệ và giúp các em điều hướng thế giới hiệu quả hơn. Đó là tự nhận thức (self-awareness): Khả năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi trong những tình huống khác nhau.Tự quản lý (self-management): Khả năng nhận ra cảm xúc, suy nghĩ của chính mình và những hành vi đó ảnh hưởng như thế nào đến bản thân mình. Nhận thức xã hội (social awareness):Khả năng nhìn nhận, đồng cảm với người khác từ những nền văn hoá và nguồn gốc khác nhau. Kỹ năng về các mối quan hệ (relationship skills): Khả năng hình thành và duy trì các mối quan hệ lành mạnh với nhiều cá nhân và tập thể. Quyết định có trách nhiệm (responsible decisions-making): Khả năng đưa ra các sự lựa chọn mang tính xây dựng về hành cá nhân và tương tác xã hội dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và chuẩn mực xã hội.(Dân Trí, 2019).

Cuốn sách The Emotional Development of Young Children ( Phát triển cảm xúc cho trẻ) của tác giả Marilou Hyson đã cung cấp thông tin bổ ích cho giáo viên và phụ huynh về những đặc điểm phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non và những phương pháp mục tiêu, chiến lược và những ví dụ thực tế để nâng cao nhận thức và thể hiện cảm xúc thích hợp của trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Được trích dẫn bởi (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013). Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Cuốn sách “ The power of guidance teaching social – Emotion skills in Early childhood classroms” ( Sức mạnh và sự hướng dẫn – Dạy kỹ năng cảm xúc xã hội trong lớp học mầm non) của tác giả Dan Gartrell năm 2013, đã cung cấp những thông tin bổ ích để giáo viên thúc đẩy sự phát triển và tương tác với trẻ. Đặc biệt là trẻ trai thường có những xung đột ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng với bạn. Ngoài ra cuốn sách còn cung cấp những chiến lược giúp giáo viên quản lý lớp học tốt hơn mà không sử dụng sự trừng phạt đối với trẻ. Được trích dẫn bởi (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013).

Như vậy, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ không còn là mới mẽ với các nước trên thế giới mà nó đang được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta tiếp cận và phát triển hết khả năng của trẻ. Giáo dục cảm xúc từ khi còn nhỏ sẽ dần giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, kiểm soát được cảm xúc của mình. Đây là một trong những chìa khóa thành công trong tương lai.

1.1.2. Trong nước

Quan điểm chỉ đạo của Đảng luôn quan tâm đến ngành giáo dục: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1” (Ban chấp hành trung ương Đảng, 2013).

Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017 trong đó đã nêu mục tiêu chung cho giáo dục mầm non là “Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. Mục tiêu được cụ thể theo từng độ tuổi cho trẻ mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi. Cụ thể, trẻ 3- 4 tuổi nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói. Trẻ 4 – 5 tuổi nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh. Trẻ 5 – 6 tuổi nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.(Bộ giáo dục và đào tạo, 2017).

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch số 1063/KH-SGDĐT ngày 10/6/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương về Kế hoạch thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2019-2020 với nội dung khối kiến thức chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong đó có nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên là hướng dẫn trẻ kỹ năng quản lý cảm xúc và giải quyết xung đột.(Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương, 2019).

Theo tài liệu “ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội – 2012” đã chỉ ra cho chúng ta thấy “ Trong giai đoạn tuổi mầm non xúc cảm của trẻ phát triển rất mạnh mẽ.(Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, & Phan Thị Thảo Hương, 2016). Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Tác giả Ngô Thị Thạch Thảo cũng đã nghiên cứu về kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh(Ngô Thị Thạch Thảo, 2013).

Tác giả Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ cũng đã nghiên cứu đề tài về thực trạng ứng dụng mô hình giáo dục năng lực cảm xúc xã hội SEL của giáo viên vào hoạt động giáo dục ở bậc trung học cơ sở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ, 2019).

Điều này càng cho thấy việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non luôn được quan tâm và đã đưa vào trong nội dung của chương trình giáo dục mầm non. Hiện nay, việc nghiên cứu các phương pháp giáo dục cảm xúc luôn được quan tâm, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra những biện pháp đưa vào chương trình dạy học nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất cảm xúc của bản thân.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

1.2.1.1. Kỹ năng cảm xúc xã hội

Cảm xúc là những rung động đối với các sự vật, hiện tượng có liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu. Có nhiều loại cảm xúc. Theo khía cạnh đáp ứng nhu cầu, có cảm xúc âm tính (do không thỏa nhu cầu) và dương tính. Theo khía cạnh tính tích cực của hành vi, có cảm xúc tích cực (làm cho con người phấn chấn) và tiêu cực. Theo nội dung tác động, có cảm xúc cá nhân, cảm xúc xã hội và cảm xúc công việc (Huỳnh Lâm Anh Chương, 2015)

Cảm xúc xã hội là cảm xúc đối với người khác. Trong quá trình giao tiếp xã hội, người khác thường đem lại cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Góc nhìn khác, kỹ năng là khả năng hành động để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, một yêu cầu cụ thể (Wikipedia, 2019)

Tổng hợp lại, có thể hiểu: Kỹ năng cảm xúc xã hội là khả năng hành động để làm chủ cảm xúc đối với người khác. Kỹ năng này thể hiện ở các khía cạnh: tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận thức cảm xúc của người khác, xây dựng mối quan hệ với người khác và quyết định có trách nhiệm. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

1.2.1.2. Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học(Wikipedia, 2019).

Giáo dục là hoạt động, trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội (Trần Thị Hương, 2014)

Từ các định nghĩa trên, có thể định nghĩa: Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là một hoạt động, trong đó dưới tác động chủ đạo của giáo viên mầm non đến trẻ mầm non nhằm hình thành cho trẻ khả năng làm chủ cảm xúc đối với người khác.

1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

1.2.2.1. Quản lý

Khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và được tiếp cận từ các góc độ nghiên cứu với những đặc trưng khác nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Quản lý trở thành một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề trong xã hội hiện đại – nghề quản lý. Do vậy mà lý luận về quản lý ngày càng đa dạng và phát triển. Sau đây là định nghĩa về quản lý của một số nhà quản lý học.

Theo F. Taylor: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Theo Henry Fayol: Quản lý – Nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra.

Theo từ điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên), quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định.

Theo tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai: Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, phân phối nguồn lực, chỉ đạo điều hành và kiểm soát đánh giá…nhằm vận hành tổ chức một cách hiệu quả nhất để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra (Trần Thị Tuyết Mai, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non, 2012).

Theo tác giả Hoàng Mạnh Hà: Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung(Hoàng Mạnh Hà, 2017). Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Tác giả Phạm Thị Dạ Thảo cho rằng: Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra (Phạm Thị Dạ Thảo, 2018).

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm: Quản lý là quá trình điều hành và kiểm soát công việc của tổ chức. Là sự tác động có định hướng của chủ thể quản đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu đưa ra dựa trên 4 chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

1.2.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục

Theo tác giả Phạm Thị Châu (2012) thì Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến”(Phạm Thị Châu, 2014).

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Mai thì quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đế tất cả các khâu, các yếu tố, các quá trình của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành, ổn định và phát triển bền vững(Trần Thị Tuyết Mai, Lý luận tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục, 2018).

Theo tác giả Hoàng Mạnh Hà: Quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý giáo dục vừa là một hiện tượng xã hội (hiện tượng hoạt động, lao động, công tác), vừa là một loại quá trình xã hội (quá trình quản lý) đồng thời cũng là một hệ thống xã hội (hệ thống quản lý)(Hoàng Mạnh Hà, 2017).

Theo tác giả Phạm Thị Dạ Thảo thì quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Quản lý giáo dục là hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch cụ thể giúp hệ thống giáo dục được vận hành hiệu quả (Phạm Thị Dạ Thảo, 2018).

Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng cụ thể của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà nhà trường đưa ra, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ theo sự phát triển phù hợp của xã hội.

1.2.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội

Công tác quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào các quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội nhằm đạt hiệu quả của mục tiêu giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội bằng việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó để những yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non theo các kỹ năng cảm xúc xã hội mà trẻ có thể lĩnh hội được. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội là hoạt động điều hành, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội bao gồm: thực hiện xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, và kiểm tra đánh giá, trong đó chủ thể quản lý là Hiệu trưởng có nhiệm vụ tác động đến các đối tượng liên quan trong việc giúp người học có khả năng vận dụng một cách có hiệu quả trong việc nhận diện, kiểm soát và điều hướng được cảm xúc của mình một cách đúng đắn.

1.2.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Từ khái niệm quản lý hoạt động giáo dục, khái niệm kỹ năng cảm xúc, khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội tác giả xây dựng khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non như sau: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý tham gia vào các quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non nhằm hình thành được các kĩ năng cảm xúc xã hội cần thiết cho trẻ, tạo nền tảng giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp 1.

1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

1.3.1. Vị trí, vai trò, mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Trong chương trình giáo dục mầm non (Bộ giáo dục và đào tạo, 2017) đã nêu cụ thể mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trong đó chương trình cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể chương trình giáo dục mẫu giáo là nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.

Nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội là một trong nội dung giáo dục nằm trong lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội của trẻ. Chính vì vậy việc hình thành các kỹ năng cảm xúc xã hội là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng giúp trẻ 3 đến 6 tuổi phát triển tốt mặt kỹ năng xã hội và thẩm mỹ làm hành trang cho trẻ vào học ở tiểu học. Việc giáo dục tốt kỹ năng cảm xúc xã hội sẽ giúp trẻ hình thành ý thức về bản thân. Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Hình thành cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, tự lực. Giúp trẻ hình thành một số kĩ năng như tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ. Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Dựa vào chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo, nội dung cụ thể được trình bày trong bảng như sau :

Bảng 1.1. Nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

1.3.3.1. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Có nhiều hình thức khác nhau để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Tùy theo hoạt động mà giáo viên tổ chức các hình thức khác nhau giúp trẻ có thể nắm bắt được các kỹ năng cảm xúc xã hội một cách tốt nhất. Có 2 loại hình thức giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội như sau:

Tổ chức hoạt động giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ trong lớp học: Việc tổ chức các hoạt động học trên lớp theo nhóm hoặc theo cá nhân sẽ tùy thuộc vào nội dung mà giáo viên cần giáo dục cho trẻ. Giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng vốn từ vựng cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ… Có thể cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Dạy trẻ biết điều chỉnh cảm xúc của mình trong tình huống cụ thể. Hãy hỏi trẻ xem trẻ có thích đồ chơi ấy không, tại sao, như vậy trẻ sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc độ hơn. Cần hạn chế tối đa sự trừng phạt bằng các hình thức như la mắng, đánh, nhéo tai….hoặc bằng bất cứ hành động nào làm trẻ tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần (nhưng phải chỉ ra lỗi) và hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý, khen đúng lúc.

Tổ chức hoạt động giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời: Để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như “Hôm qua chơi ngoài trời vui lắm. Tại sao mình lại vui? Vì ra ngoài sân có rất nhiều đồ chơi…”. Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người.

Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình. Các trò chơi ngoài trời, hay các buổi tham quan dã ngoại ngoài trời đều xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm xã hội, giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và dần phát triển kỹ năng cảm xúc xã hội. Việc trẻ tương tác với người lớn thông qua các trò chơi, cũng như việc chơi với các bạn cùng trang lứa là rất quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Việc giáo viên, bạn bè cùng chơi các trò chơi với trẻ, thể hiện thái độ, cảm xúc khác nhau sẽ là cách giúp trẻ cũng cố lại kiến thức đã được học và áp dụng vào thực tiễn dễ dàng và phù hợp nhất trong quá trình hình thành các kỹ năng cảm xúc xã hội.

1.3.3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Trong giai đoạn 3 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non. Trong suốt thời kỳ này, trẻ thực sự hiểu rằng, cơ thể, trí óc, và cảm xúc của mình là của chính mình. Trẻ còn biết phân biệt giữa cảm giác hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi, hoặc tức giận.Trẻ cũng bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi đến từ những điều tự tưởng tượng ra, quan tâm cách người khác hành động và thể hiện tình cảm với những người thân quen. Để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non một cách hiệu quả đòi hỏi những nhà làm giáo dục cần đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp giúp hình thành tốt kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ như sau: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: Sử dụng các trò chơi kích thích trẻ nhận diện và thể hiện cảm xúc của mình như “Con sẽ chọn hình phù hợp với cảm xúc của con lúc này. Hãy làm khuôn mặt buồn nhanh nhất, lạ nhất…”. Cho trẻ luyện tập các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã thu nhận. Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm của mình (Bộ giáo dục và đào tạo, 2017).

Nhóm phương pháp trực quan – minh họa: Cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện ( đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh; phương tiện nghe nhìn ( phim, điện thoại, vi tính, Internet) thông qua các iác quan kết hợp lời nói nhằm tăng cường vồn hiểu biết của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội.

Nhóm phương pháp dùng lời: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.

Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ thể hiện cảm xúc của mình nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình tham gia vào các hoạt động cùng cô.

Nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá: Nêu gương sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng.

Như vậy, việc sử dụng hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là cách thức giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức và phương pháp một cách phù hợp trong việc giúp trẻ nhận diện và thể hiện cảm xúc tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh. Tùy theo từng độ tuổi, từng đối tượng, từng hoàn cảnh khác nhau mà chúng ta vận dụng các hình thức tổ chức và phương pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình giúp trẻ nhận diện và thể hiện cảm xúc của mình và mọi người, mọi vật xung quanh.

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội

Kiểm tra, đánh giá có vị trí rất quan trọng trong nhà trường, nó giúp đánh giá công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường, đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh và đánh giá tổng thể về nhà trường. Qua đó, những thông tin đánh giá được phản hồi ngược về cho các đối tượng cụ thể để qua đó nhằm kiểm chứng thông tin đã thu thập được với mong muốn tìm ra cách thức quản lý, cách thức giảng dạy hoặc cách thức học tập sao cho hiệu quả hơn. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Kiểm tra, đánh giá sự phát triển của trẻ bao gồm (đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá cuối chủ đề, đánh giá cuối mỗi độ tuổi) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị. Trong kiểm tra, đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá; coi trọng kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, kiểm tra đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày nhằm đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mĩ.

Kiểm tra, đánh giá sự phát triển của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội là đánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, qua các giai đoạn cho ta biết được những biểu hiện về khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận thức cảm xúc của người khác, xây dựng mối quan hệ với người khác của trẻ hàng ngày, khả năng hiện tại trẻ có được và chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó giúp trẻ phát triển và hình thành cảm xúc xã hội của bản thân như: Kiểm tra, đánh giá sự phát triển của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội thường xuyên giúp giáo viên có được các thông tin về sự tiến bộ về kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ trong một thời gian dài. Xác định được những khó khăn, những nguyên nhân cụ thể trong sự phát triển về kỹ năng cảm xúc của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra các phương pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội phù hợp đối với trẻ. Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung. Kiểm tra, đánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu giáo dục cá nhân của từng trẻ, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo. Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên lớp hoặc cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo. Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp, trường, địa phương.

1.3.5. Các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

1.3.5.1. Nhân lực (cán bộ quản lý và giáo viên)

Nguồn nhân lực luôn là điều kiện quan trọng trong nhà trường. Điều kiện nhân lực tốt sẽ tạo được môi trường tốt cho trẻ phát triển. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

1.3.5.2. Cơ sở vật chất trường học (các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ…)

Các trang thiết bị trong nhà trường như các phòng học đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho người thực hiện giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cũng như cho trẻ thực hiện kĩ năng cảm xúc xã hội hiệu quả.

1.3.5.3. Đồ dùng, phương tiện, thiết bị giáo dục: Máy chiếu, vi tính, ti vi, màn hình cảm ứng…

Hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội rất cần các phương tiện ti vi, màn hình cảm ứng, máy tính nhằm hiện thực hóa nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cũng như tăng cường thêm hứng thú cho trẻ khi thực hiện kỹ năng cảm xúc xã hội.

1.3.5.4. Tài liệu giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội

Tài liệu giúp cho cán bộ quản lí cũng như đội ngũ giáo viên nghiên cứu tăng thêm kiến thức nhằm phục vụ hoạt động quản lý giáo dục cũng như giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.

1.3.5.5. Đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, sơ đồ, giáo án, mô hình, lo tô dùng để giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ

Đồ dùng trực quan luôn là người bạn đồng hành cùng giáo viên và trẻ, giúp trẻ dễ tiếp thu và lĩnh hội kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình học tập và tương tác. Đồ dùng trực quan hấp dẫn sẽ thu hút trẻ tham gia một cách tích cực vào việc học các kỹ năng cảm xúc xã hội.

1.3.5.6. Kinh phí cho hoạt động giáo dục kĩ năng cảm xúc xã hội

Để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống thì cần phải có nguồn kinh phí để tăng thêm trang thiết bị cũng như đồ dùng giáo cụ học tập kĩ năng sống nhằm đạt được mục tiêu đề ra của bài học.

1.4. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Mai thì: Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt mục tiêu đó. Để lập kế hoạch, cần trả lời 4 câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn đến đâu? Chúng ta đến đó bằng cách nào? Chúng ta đánh giá sự tiến bộ đó như thế nào? Lập kế hoạch là một hoạt động nối liền quá khứ – hiện tại – tương lai. (Trần Thị Tuyết Mai, Lý luận tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục, 2018).

Theo tác giả Đào Thị Chi Hà thì lập kế hoạch là một trong những chức năng cơ bản nhất của quản lý, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức. Đó là một quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, trình tự, thời gian tiến hành các hoạt động; chuẩn bị, huy động và sử dụng các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt được tốt nhất các mục tiêu đề ra (Đào Thị Chi Hà, Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục, 2018). Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội là một chức năng quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục trường mầm non mà hiệu trưởng cần thực hiện. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ mà người hiệu trưởng đưa ra. Kế hoạch được xây dựng dựa trên mục tiêu chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo và được hiệu trưởng xây dựng vào đầu mỗi năm học căn cứ trên tình hình thực tế của địa phương, của đơn vị. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của đơn vị, tình hình cụ thể của lớp hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch của nhóm, lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu trưởng xây dựng các nội dung trong kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội dựa trên mục tiêu của lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội của trẻ mẫu giáo. Nhằm hình thành kỹ năng nhận biết cảm xúc, biết thể hiện cảm xúc của bản thân, hiểu được cảm xúc của những người xung quanh, thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Mỗi độ tuổi thì từng nội dung trong kế hoạch phải cụ thể, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tâm sinh lý của từng trẻ.

Mục đích của việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là giúp người Hiệu trưởng triển khai được nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ tới đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên một cách khoa học và cụ thể. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non sẽ giúp hiệu trưởng đánh giá được những thuận lợi khó khăn hiện tại của đơn vị đồng thời dựa vào kế hoạch để đánh giá được các mục tiêu đưa ra sau khi triển khai thực hiện xem các mục tiêu mà kế hoạch đưa ra có phù hợp không, mức độ thực hiện đã đạt hay chưa đạt so với mục tiêu đưa ra. Việc xây dựng một kế hoạch thật cụ thể rõ ràng sẽ giúp cho người thực hiện dễ hiểu dễ thực hiện.

Trong công tác lập kế hoạch kỹ năng cảm xúc xã hội, hiệu trưởng trường mầm non tiến hành các công việc sau: 1) Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ trong trường mầm non. 2) Phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn; xác định nguyên nhân của thực trạng kỹ năng cảm xúc xã hội và giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tiến hành trong thời gian qua. 3) Xác định các biện pháp, các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mỗi độ tuổi. 4) Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hướng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể của giáo viên trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ. 5) Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội trong nhà trường. 6) Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. 7) Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường mầm non đối với hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Theo tác giả Đào Thị Chi Hà thì tổ chức là quá trình hình thành cơ cấu bộ máy tổ chức, xác lập cấu trúc quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. Chức năng tổ chức còn là quá trình thực hiện phân công lao động, phân công nhân sự cho các vị trí trong bộ máy, giao nhiệm vụ, phân bổ các quyền hạn, trách nhiệm và các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của tổ chức (Đào Thị Chi Hà, Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục, 2018).

Theo tác giả (Trần Thị Tuyết Mai, Lý luận tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục, 2018) thì tổ chức là việc người quản lý phân phối và sắp xếp các nguồn nhân lực, vật lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi cho cá nhân, bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là Hiệu trưởng phân phối và sắp xếp các nguồn nhân lực, vật lực một cách hợp lý nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết được các loại cảm xúc, nhận diện ra cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh. Để đạt được mục tiêu cần có sự thống nhất trong cách thực hiện theo kế hoạch đề ra từ hiệu trưởng đến các thành viên cấp dưới mà quan trọng nhất đó là đội ngũ giáo viên trực tiếp giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Mục đích của tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi cho cá nhân, bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình nhằm đạt được mục tiêu giúp trẻ hình thành và phát triển tốt kỹ năng cảm xúc xã hội. Việc tổ chức tốt bộ máy nhân sự, vật lực trong hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội một cách chặt chẽ khoa học sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phép các thành viên trong nhà trường từ cán bộ quản lí đến giáo viên đóng góp có hiệu quả vào hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.

Các công việc của hiệu trưởng khi tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ gồm:1) Hiệu trưởng xác định các bộ phận và phân công nhiệm vụ quyền hạn cụ thể cho từng bộ phận trong nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ( bộ phận chỉ đạo), tổ trưởng chuyên môn ( bộ phận chỉ đạo trực tiếp) và giáo viên ( bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp) cùng tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội. 2) Hiệu trưởng xây dựng cơ chế hoạt động của bộ máy, lựa chọn phương pháp làm việc tốt nhất, tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả công việc. 3) Xây dựng chuẩn đánh giá cán bộ, giáo viên trong hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ dựa trên đặc điểm tình hình cụ thể, cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá và xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp. 4) Tổ chức cho đội ngũ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở, phòng giáo dục tổ chức về hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Các yêu cầu đối với hiệu trưởng khi tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ: Hiệu trưởng cần xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán trong hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho đơn vị. Xác lập cơ chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ trong nhà trường mầm non. Cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ Hiệu trưởng đến phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn nhằm tạo được sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện. Quan tâm trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng cho trẻ. Việc giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ mầm non đạt được kết quả tốt đòi hỏi giáo viên phải có môi trường vật chất và tinh thần tốt nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Mai thì Chỉ đạo thực hiện là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước. Chỉ đạo là một chức năng chung của quản lý có liên quan đến các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên, thúc đẩy những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Trần Thị Tuyết Mai, Lý luận tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục, 2018).

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là quá trình mà hiệu trưởng điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động kỹ năng cảm xúc xã hội, động viên các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội thực hiện nhiệm vụ được phân công, nhằm đạt được mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ, hình thành được các kỹ năng cảm xúc xã hội cần thiết cho trẻ trong trường mầm non.

Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội trong các hoạt động hàng ngày như đón trả trẻ, trong các hoạt động học hàng ngày như làm quen văn học (thể hiện nhân vật câu chuyện); âm nhạc ( nghe và cảm nhận bài hát), hoạt động vui chơi ( sắm vai, xử lý tình huống trong khi chơi) và các hoạt động khác mọi lúc mọi nơi.

Mục đích của chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là việc người Hiệu trưởng truyền đạt nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non trong kế hoạch đã xây dựng tới cấp dưới một cách khoa học và nghệ thuật nghĩa là phải truyền đạt đầy đủ, chính xác, kịp thời sao cho người thực hiện không hiểu sai hoặc không rõ nội dung, yêu cầu thực hiện, giúp họ sẵn sàng thực hiện các nội dung trong kế hoạch đề ra một cách thoải mái nhất nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Các công việc của hiệu trưởng trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non bao gồm: 1) Xác định phương hướng, mục tiêu hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. 2) Ra các quyết định về hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ trong trường mầm non. 3) Tổ chức thực hiện các nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. 4)Tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp để giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. 5) Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ công việc. 6) Điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ (nếu cần). 7) Tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.

Các yêu cầu đối với hiệu trưởng khi chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ : Hiệu trưởng cần giúp giáo viên nhận thức được nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là cần thiết và phải thay đổi trong cách giáo dục trẻ hàng ngày nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng phải có tư tưởng mới trong việc hướng dẫn nội dung dạy kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm, có khả năng dạy tốt và đưa được phương pháp dạy học tích cực vào việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội sẽ giúp trẻ nắm bắt tốt nhưng không gò bó, không ép trẻ. Hiệu trưởng cần tạo điều kiện tốt về tâm thế, cơ sở vật chất, trẻ, môi trường thuận lợi để giáo viên dạy thí điểm có thể phát huy tốt khả năng sáng tạo của mình. Hiệu trưởng cần làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội, vì không chỉ ở trường mà trẻ còn học kỹ năng cảm xúc xã hội ở nơi trẻ sống, học từ những người xung quanh trẻ. Cha mẹ những người thân trong gia đình sẽ cùng nhà trường giúp trẻ biết được cảm xúc và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp nhất. Hiệu trưởng cần động viên, khen thưởng kịp thời sẽ là động lực giúp giáo viên có thêm tự tin, yêu nghề và thể hiện hết khả năng chuyên môn của mình vào công tác giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Mai thì Kiểm tra là quá trình xem xét, đánh giá diễn biến cũng như kết quả các hoạt động giáo dục và điều kiện phục vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường; khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra quyết định điều chỉnh nhằm phát triển nhà trường, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân (Trần Thị Tuyết Mai, Lý luận tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục, 2018).

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là chức năng thứ tư của quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội trong trường mầm non, thông qua đó cán bộ quản lý theo dõi giám sát hoạt động và kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội và uốn nắn sửa chữa những sai lệch cần thiết trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở trường mầm non. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Mục đích của kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là nhằm phát hiện, điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho phù hợp, đúng hướng. Kiểm tra là một chức năng quản lý của bất kỳ người quản lý ở cấp nào. Nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong quản lý bởi lẽ đó là cách duy nhất để nhà quản lý biết được các mục tiêu của tổ chức mình có đạt được hay không. Kiểm tra thường xuyên và hiệu quả sẽ giúp người hiệu trưởng tự đánh giá được các quyết định của mình đề ra có sát với thực tế hay không. Từ đó thúc đẩy động viên, đôn đốc các nhân viên làm việc nghiêm túc.

Nội dung của kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng về nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kế hoạch, biên bản, chất lượng giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội. Kiểm tra chất lượng giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ của tổ chuyên môn (việc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị nội dung và chất lượng giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ, đánh giá học sinh …). Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn như dự giờ, tiết mẫu, họp tổ chuyên môn. Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ. Quan sát khả năng vận dụng kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ vào hoạt động hàng ngày.

Công việc của hiệu trưởng khi kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ gồm: 1) Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. 2) Thành lập tổ kiểm tra với các thành viên đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc những trường hợp đột xuất. 3) Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. 4) Hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận về nội dung cần kiểm tra, tiến trình và thời hạn kiểm tra. 5) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng cảm xúc của trẻ và điều chỉnh khi không phù hợp. 6)

Sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội để đánh giá cán bộ giáo viên trong trường mầm non.

Các yêu cầu đối với hiệu trưởng khi kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non : Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra những mục tiêu trong kế hoạch xem những mục tiêu trong kế hoạch đã đạt được hay chưa đạt được. Nếu kết quả đạt được quá ít so với mục tiêu đưa ra thì người Hiệu trưởng cần xem xét lại kế hoạch ban đầu xây dựng đã phù hợp chưa. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hiệu quả chưa cao trong nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ để có hướng điều chỉnh. Hiệu trưởng dự giờ đánh giá tiết dạy, quan sát sự phát triển của trẻ trong hoạt động nhận diện và thể hiện cảm xúc xã hội. Phải thường xuyên kiểm tra để đánh giá rằng giáo viên đã thực hiện việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội có thường xuyên và phù hợp không? từ đó đưa ra hướng đi đúng giúp giáo viên giáo dục trẻ nhận diện và thể hiện tốt cảm xúc của mình. Tuy nhiên quá trình thực hiện sau khi kiểm tra đã có những hạn chế chưa đạt được thì đòi hỏi chúng ta phải xem xét và chỉnh sữa lại cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị mình.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Hiệu trưởng cùng các nhà quản lý trường mầm non (phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn…) là những người quản lý nhà trường mầm non và có vai trò quyết định đối với chất lượng hoạt động trong nhà trường mầm non. Vì vậy, các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng và nhà quản lý trường mầm non có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Các yếu tố chủ quan thuộc về Hiệu trưởng và các nhà quản lý trường mầm non bao gồm:

  • Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.
  • Năng lực, trình độ quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ.
  • Tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.
  • Vốn tri thức và kinh nghiệm của hiệu trưởng: Kinh nghiệm và trình độ năng lực của hiệu trưởng chưa tốt sẽ ảnh hưởng khi trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Ý thức trách nhiệm của người hiệu trưởng chi phối hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội của các thành viên trong nhà trường. Nếu hiệu trưởng có ý thức làm việc tốt, có trách nhiệm với công việc thì các thành viên trong nhà trường cũng có ý thức tốt trong hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.
  • Sự chỉ đạo đúng hướng và tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho giáo viên trong trường mầm non.
  • Sự phối hợp giữa hiệu trưởng với các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội khác trong và ngoài nhà trường sẽ góp phần quy định chất lượng giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ như:

Quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo,Vụ giáo dục mầm non về giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ, đây là định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội đi đến đích, đạt hiệu quả và đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non.

Sự phát triển văn hóa – kinh tế – xã hội của địa phương, trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống sẽ tạo ra nhu cầu và là điều kiện, là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội trong nhà trường.

Đời sống vật chất của người giáo viên mầm non hiện nay với thu nhập và chất lượng cuộc sống cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của giáo viên mầm non trong nhà trường. Nếu xã hội và Nhà nước tạo đầy đủ các điều kiện vật chất đảm bảo cuộc sống của giáo viên mầm non thì sẽ giúp giáo viên mầm non yên tâm làm việc và hiệu quả của người giáo dục sẽ tốt hơn. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Cơ chế, văn bản, nghị quyết, chính sách về hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội: Có ba lực lượng cơ bản đồng thời là ba môi trường cơ bản tham gia vào giáo dục trẻ trong các trường mầm non, đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu ba lực lượng này và ba môi trường này tạo mọi điều kiện và hòa đồng, hòa nhập tốt trong giáo dục cho trẻ thì chất lượng và hiệu quả của giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội trong trường mầm non cao, từ đó hình thành được những kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ, giúp các em thích ứng được với cuộc sống nhà trường, gia đình và xã hội.

Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là điều kiện về mặt vật chất không thể thiếu được cho hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở nhà trường. Nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội có thể đến từ kinh phí của Nhà nước nhưng cũng có thể từ con đường xã hội hóa giáo dục mầm non. Điều kiện vật chất và kinh phí nếu được đầu tư đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ sẽ tạo điều kiện để nhà trường làm tốt công tác hình thành, phát triển các kỹ năng cảm xúc xã hội cần thiết cho trẻ.

Nhận thức và kiến thức của giáo viên về nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ : Giáo viên mầm non là lực lượng chính trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Người giáo viên mầm non được trang bị đầy đủ kiến thức, được đào tạo và bồi dưỡng các tri thức và kỹ năng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hoạt động của nhà trường mầm non nói chung và giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ nói riêng. Nhận thức được các kỹ năng cảm xúc xã hội cần thiết, thiết yếu để giúp trẻ mầm non thích ứng được với học tập giáo dục và nuôi dưỡng trong nhà trường mầm non. Mặt khác, phải kể đến những hiểu biết của giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ (mục tiêu giáo dục nội dung, giáo dục, hình thức và phương pháp kỹ năng cảm xúc xã hội).

Kinh nghiệm và trình độ năng lực của giáo viên mầm non khi tham gia giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Nếu giáo viên có kinh nghiệm và trình độ tốt về nội dung giáo dục kỹ năng cám xúc xã hội thì việc giáo dục kỹ năng cho trẻ sẽ rất dễ dàng hình thành và phát triển kỹ năng cảm xúc xã hội cho bản thân.

Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ trong trường mầm non chính là những con đường để thông qua đó có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ ở các trường mầm non.

Tiểu kết chương 1 Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận trong nước và ngoài nước, luận văn đã xác định được vấn đề nghiên cứu như sau: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non và khung lý luận cơ bản bao gồm các vấn đề lý luận gồm kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non; giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non; quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non và các yếu tố ảnh hưởng. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý bao gồm: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ, tổ chức bộ máy giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ, chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ trong các trường mầm non.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ

  • các trường mầm non bao gồm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý trong trường mầm non; các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ trong trường mầm non; các yếu tố thuộc về gia đình về xã hội; các yếu tố thuộc về môi trường và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.

Cơ sở lý luận trên là khung lý thuyết để khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non tại huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993