Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng an ninh… Văn hóa với hạt nhân cơ bản là phẩm chất, trí tuệ và những giá trị sáng tạo được tích lũy từ hàng ngàn thế hệ của con người, cũng được xem là một nguồn lực nội sinh quan trọng. Nó quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Một dân tộc nếu để mai một truyền thống văn hóa, sẽ khó giữ được bản sắc của dân tộc mình. Văn hóa suy thoái sẽ gây trở ngại trực tiếp đến tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó.

Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, với nền văn hóa nhiều màu sắc của 54 dân tộc anh em. Các dân tộc cùng nhau chung sống từ lâu đời, có chung một sứ mệnh lịch sử, cùng chung một sự nghiệp, cho nên đã nảy sinh một cách khách quan những mối quan hệ về các mặt trong đời sống xã hội, tạo nên nền văn hóa chung thống nhất từ sự đa dạng các sắc thái, bản sắc của nhiều tộc người.

Năm 1961, trong bài trả lời phỏng vấn báo Nhân đạo thường trú tại Hà Nội, trước câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân làm nên sức mạnh kỳ diệu của nhân dân trong chín năm kháng chiến chống Pháp, để bảo vệ chính quyền non trẻ cũng như khí thế mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nhân dân nước chúng tôi có ý chí phi thường là do lòng tự trọng muốn sống làm người chứ không chịu làm nô lệ. Điều này cũng đúng với những nhà tri thức nước chúng tôi thiết tha với nền văn hóa dân tộc,… Có lẽ phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa,… Nền văn hóa nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ” [17, tr. 190]. Những khẳng định đó của Người đã nói lên vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong công cuộc hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sứ mệnh lịch sử hiện nay là xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp, biết chủ động tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giá trị văn hóa của các dân tộc trong nền văn hóa chung thống nhất, tạo điều kiện để các dân tộc phát triển. Đây cũng là nội dung quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, có tác dụng tích cực đối với việc kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số, đồng thời thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cấp chính quyền và người dân bản địa đã gặp không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa, giữ gìn sự phong phú, đa dạng của văn hóa dân tộc.

Trong số các quận, huyện, thị xã của Hà Nội, Ba Vì – một huyện nằm ở tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, là nơi có nhiều người dân tộc thiểu số nhất với hơn 22 nghìn người sinh sống ở 7 xã miền núi. Đời sống, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán … của họ mang những sắc thái riêng, tạo nên sức hấp dẫn và sự phong phú cho văn hóa Thủ đô. Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển đa dạng của các phương tiện nghe nhìn, sự phát triển của nền kinh tế thị trường… đã ảnh hưởng làm thay đổi phương thức sản xuất, nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, lãnh thổ ngày càng mở rộng, đặt văn hóa các dân tộc thiểu số ở Ba Vì đứng trước một thách thức lớn, đó là sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống tiểu biểu. Nếu không có giải pháp gìn giữ và phát huy thì sẽ có nguy cơ mai một thậm chí mất hẳn. Hơn nữa, hiện nay, sự quản lý của nhà nước, chính sách của các cấp chính quyền đối với lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiểu số đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi công trình có những góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Thứ nhất, nhóm các giáo trình về văn hóa, cung cấp cơ sở lý luận, những kiến thức tổng quan về văn hóa, văn hóa các dân tộc Việt Nam, như:

  • Trần Ngọc Thêm (1996), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục;
  • Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng (2000), Nxb Chính trị Quốc gia;
  • Vũ Ngọc Khánh, Giáo trình Văn hóa dân gian người Việt (2007), Nxb Quân đội nhân dân
  • Trần Quốc Vượng (2010), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục;

Các cuốn giáo trình này cung cấp cho người đọc hiểu một cách khái quát về đặc điểm, cũng như những nét độc đáo về văn hóa Việt Nam thông qua các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc Việt Nam có thể kể đến các công trình sau:

  • Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam (1994), Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc;
  • Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa, tộc người, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;
  • Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục;
  • Trường Lưu (2003), Toàn cầu hóa về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội;
  • Hoàng Vinh (2007), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;
  • Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh niên;
  • Ngô Trọng Báu (2012), Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin.

Các công trình nghiên cứu này giúp cho độc giả hiểu nhiều hơn về một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, bền vững, gồm những tinh hoa được chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử, được biểu hiện thông qua phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng. Từ đó, nâng cao nhận thức, góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngoài ra, còn có một số đề tài thạc sỹ chuyên ngành chính sách công và quản lý công nghiên cứu về vấn đề giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số như:

  • Phạm Thái An (2012), Chính sách văn hóa đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • Vũ Ngọc Lan (2014), Quản lý nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
  • Hoàng Việt Hà (2015), Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống một cách khoa học, sâu sắc về các vấn đề văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, các vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số. Đây là nguồn tài liệu quý giá, giúp tác giả tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Qua đó, có sự kế thừa, tổng hợp, phát triển các nội dung quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với đặc thù và tình hình phát triển kinh tế – xã hội riêng trên địa bàn huyện Ba Vì. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, do đó việc lựa chọn đề tài này hoàn toàn không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã được công bố.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số.

  • Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì.
  • Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Các dân tộc thiểu số sống quần cư ở vùng ven chân núi Tản gồm 7 xã miền núi của huyện Ba Vì gồm các xã:

Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh, Minh Quang, Khánh Thượng, Vân Hòa, Yên Bài. Do đó, không gian nghiên cứu cũng tập trung vào địa bàn 7 xã này.

Về thời gian: Ba Vì trước đây là huyện thuộc tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 01/8/2008 khi địa giới hành chính thủ đô Hà Nội được mở rộng, Ba Vì trở thành huyện thuộc Hà Nội. Do đó, trong công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng có những thay đổi nhất định. Do đó, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Ba Vì kể từ tháng 8/2008 đến nay (2017).

Về nội dung: Nghiên cứu tổ chức bộ máy việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số; việc tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số; việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • Mục đích nghiên cứu: Luận văn hướng tới mục đích làm rõ công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác này trong thời gian tới.
  • Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số.

Một là, xây dựng khung lý luận cơ bản về văn hóa, dân tộc thiểu số, quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số làm cơ sở triển khai đề tài luận văn…

Hai là, trình bày, phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn 7 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì. Tiếp đó, nghiên cứu, đánh giá các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.

Ba là đề xuất các phương hướng, kiến nghị một số giải pháp, biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước, lý luận về quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, đánh giá, điều tra xã hội học, quan sát thực tiễn, nghiên cứu tài liệu…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận: 

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về văn hóa, lý luận về dân tộc thiểu số, lý luận về văn hóa dân tộc thiểu số, lý luận về vấn đề bảo tồn, quản lý, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số…

Luận văn là sự vận dụng lý luận nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa vào một trường hợp cụ thể là: các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì.

Luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị, giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số của huyện Ba Vì nói riêng, cả nước nói chung.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các khóa đào tạo và các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ văn hóa.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 4 phần, cụ thể: Phần mở đầu, nội dung chính, kết luận và tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương, bao gồm:

  • Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số ở cấp huyện
  • Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì
  • Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới. Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993