Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1. Tiêu đề

Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tóm tắt

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là NHTM do Nhà nước sở hữu phần lớn vốn điều lệ. Là một trong những NHTM giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cấp tín dụng và các dịch vụ tiền tệ ngân hàng đối với nền kinh tế của đất nước. Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động tín dụng doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của CN, tuy nhiên chất lượng tín dụng doanh nghiệp của CN vẫn còn nhiều vấn đề cần được đánh giá, phân tích để có các giả pháp khắc phục. Vì vậy, Rủi ro tín dụng doanh nghiệp luôn là vấn đề được chú trọng tại Vietcombank Hồ Chí Minh. Chính vì lẽ đó, đề tài “Rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện. Đề tài đã thu thập thông tin, số liệu thứ cấp nhằm phân tích thực trạng Rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank nói chung, Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Đề tài đánh giá và phân tích thực trạng Rủi ro tín dụng qua phân tích biến động các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CN giai đoạn 2023 – 2024. Ngoài ra, đề tài còn thực hiện phỏng vấn nhân viên tín dụng để có những đánh giá khách quan, khoa học hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng trong tín dụng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh. Từ phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, đề tài rút ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa của CN. Đây là cơ sở quan trọng để cho nghiên cứu đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới phù hợp với định hướng của Vietcombank và Ban Lãnh đạo CN.

3. Từ khóa

 Rủi ro tín dụng, khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.

ABSTRACT

1. Title Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Risks of credit in providing small business credit and at the Ho Chi Minh City branch of the Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade.

2. Abstract

Vietcombank Ho Chi Minh City is one of the key branches of Vietcombank, which is state-owned and plays a dominant role in implementing the policies of the government and the Communist Party on credit and banking services for the economy. The study ” Risks of credit in providing small business credit and at the Ho Chi Minh City branch of the Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade.” collected information and data to analyze the regulations on credit risk management in general and at Vietcombank Ho Chi Minh City in particular, and analyzed the trends in credit risk management indicators in the period of 2023-2024. The study also conducted surveys of credit employees to provide more objective and scientific assesSMEsnts of factors affecting credit risk management in Vietcombank Ho Chi Minh City. Based on the analysis of secondary and primary data, the study found results, limitations and causes of limitations in credit risk management of the branch. This is an important basis for the study to provide recommendations for improving credit risk management of enterprise customers at Vietcombank Ho Chi Minh City

3. Keywords

Risk of credits, SMEs, Joint Stock Commercial Bank

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong hoạt động ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và cũng đồng thời là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, đây lại là nghiệp vụ luôn tiềm ẩn rủi ro, bởi cho vay trong hiện tại nhưng lại thu nợ trong tương lai, mặt khác Rủi ro tín dụng còn do rất nhiều nguyên nhân khác như hệ thống thông tin chưa đầy đủ và không rõ ràng minh bạch, hoạt động đo lường, dự báo và nhận biết Rủi ro tín dụng chưa được đảm bảo, hệ thống hoạt động nhằm xử lý Rủi ro tín dụng chưa hiệu quả, nghiệp vụ quản trị rủi ro của cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao…

Qua đó, những lý do quan trọng mà tác giả dựa trên để quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam CN Thành phố Hồ Chí Minh” được thể hiện ở các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất: Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề khó khăn phức tạp mà tất cả các NHTM phải đương đầu để ngăn ngừa hạn chế rủi ro mặc dù về mặt nguyên tắc tín dụng và Rủi ro tín dụng luôn là hai mặt của vấn đề, là vấn đề tất yếu khách quan, luôn đi đôi với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất khó nhận ra do sự phức tạp và đa dạng, đồng thời rủi ro tín nếu như không kiểm soát hiệu quả sẽ dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn, thu nhập và ngay cả uy tín của NHTM.

Thứ hai: Kiểm soát và hạn chế tối đa Rủi ro tín dụng sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như (i) Tiết giảm chi phí xử lý qua đó/ ngược lại sẽ nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM; (ii) Tạo niềm tin cho DN gửi tiền và nhà đầu tư; (3) Tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho NHTM.

Thứ ba: Ngăn ngừa hạn chế Rủi ro tín dụng có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích không những cho bản thân NHTM đó mà còn cho cả nền kinh tế. Do vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của NHTM là rất nhỏ nên chỉ cần một tỉ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ ảnh huởng lập tức đến sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng đó, thậm chí hậu quả sẽ khôn lường có thể dẫn đến sự tồn vong của ngân hàng ấy. Rủi ro tín dụng đặc biệt lớn đối với những khoản vay của DN do những khoản vay này thường có giá trị lớn. Trong thời đại kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các NHTM hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau, nếu có vấn đề gì xảy ra tại NHTM gây rủi ro trong hoạt động thì tùy từng mức độ hậu quả sẽ lập tức sẽ gây ảnh hưởng chuỗi dây chuyền đến các ngân hàng khác, thậm chí đến sự an toàn ổn định của cả hệ thống.

Thứ tư: Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển cạnh tranh, hoạt động mạnh mẽ, đóng góp một phần lớn cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đây là loại hình DN đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Với những đặc điểm riêng về quy mô, cách thức hoạt động,… Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời cũng đang là định hướng đầu tư của Vietcombank. Thời gian qua và hiện nay, khối Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Vietcombank tập trung phát triển nghiên cứu và trở thành đối tượng khách hàng được chú trọng. CN Vietcombank Hồ Chí Minh ngày càng mở rộng cấp tín dụng đối với DNNVV, những rủi ro trong cấp tín dụng cũng là một điều tất yếu đối với đối tượng khách hàng này, và sẽ có khả năng gây tác động xấu đến hoạt động tín dụng của toàn CN nếu hoạt động này không được kiểm soát có hiệu quả. Vì vậy đbên cạnh với việc mở rộng đầu tư tín dụng cho các DNNVV, CN rất cần thiết phải thiết lập các phương án hợp lý để hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá trên cơ sở thực trạng Rủi ro tín dụng tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là tìm ra các tồn tại hạn chế và nguyên nhân để đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế các nguy cơ về rủi ro tín dụng của chi nhánh VCBHCM.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Qua bảng số liệu thứ cấp thu thập từ nhân viên liên quan đến quy trình rủi ro tín dụng của chi nhánh, nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại giai đoạn 2020-2024.

Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế Rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Thực trạng Rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh như thế nào? Tập trung vào việc đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong việc kiểm soát và giảm thiểu Rủi ro tín dụng?
  • Cần có những giải pháp gì để hạn chế Rủi ro tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN Tp. HCM.
  • Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ nhân viên có liên quan tới quy trình quản lý Rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.
  • Phạm vi nghiên cứu:
  • Về thời gian: giai đoạn 2021-2024.
  • Về không gian: Tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến Rủi ro tín dụng tại VCB theo chuỗi quy trình từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và thực tế tại CN để thu thập thông tin dữ liệu cho việc nghiên cứu của luận văn. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phân tích tổng hợp: Thông qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu, số liệu, các báo cáo thống kê của VCB, đánh giá phân tích thực trạng Rủi ro tín dụng và phòng ngừa và giảm thiểu tối đa Rủi ro tín dụng tại VCB giai đoạn 2020 – 2024.

Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Phát phiếu phỏng vấn thực trạng kiểm soát Rủi ro tín dụng tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.

6. Nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận tại chương 1, tác giả Phân tích thực trạng Rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh, đánh giá kết quả đạt được và đi sâu hơn vào các tồn tại hạn chế, từ đó chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại hạn chế trong quản lý Rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.

Từ các phân tích đánh giá trên, tác giả đề xuất các giải pháp và những kiến nghị đề xuất với các cơ quan quản lý và hội sở nhằm hạn chế Rủi ro tín dụng với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.

7. Đóng góp của đề tài

  • Về cơ sở lý thuyết

Tổng quan đầy đủ các nội dung liên quan đến Rủi ro tín dụng, quản trị Rủi ro tín dụng tại NHTM.

  • Về thực tiễn

Cung cấp các bằng chứng thực nghiệm như dữ liệu, số liệu thu thập được từ các báo cáo của Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh, phân tích các dữ liệu tổng hợp từ các dữ liệu thu thập từ bảng phỏng vấn của tác giả, từ đó phân tích và rút ra ý kiến về thực trạng giám sát Rủi ro tín dụng của CN, qua đó, phân tích và đánh giá. Đề xuất tham khảo những ý kiến của tác giả để góp phần xây dựng cải thiện chất lượng quản lý Rủi ro tín dụng nói chung và Rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu bao gồm các nội dung về lý do chọn đề tài, về tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về rủi ro hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM

Ở chương này, tác giả sẽ đề cập đến một số lý luận chung về hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM; Các khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động tín dụng NH, Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM. Những cơ sở lý thuyết này sẽ được tổng hợp để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng trong chương 2. Chương này tác giả cũng nêu rõ các tiêu chí đánh giá Rủi ro tín dụng doanh nghiệp và đi sâu vào các chỉ tiêu gồm:

  • Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DN
  • Tỉ trọng dư nợ tín dụng DNVVN trên tổng dư nợ
  • Cơ cấu dư nợ tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Quy mô và tỉ trọng nợ xấu và quá hạn trong dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2. Thực trạng Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh

Ở chương 2, tác giả giới thiệu về CN, các thực trạng, quy định hiện hành liên quan đến quản trị Rủi ro tín dụng của Vietcombank và thực trạng các chỉ tiêu đánh giá Rủi ro tín dụng của tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa tại CN. Ngoài ra dựa vào những tiêu chí đánh giá Rủi ro tín dụng, tác giả đã phát phiếu phỏng vấn và thu thập thông tin đánh giá kết quả từ toàn bộ nhân viên tín dụng tại CN để đánh giá khách quan Rủi ro tín dụng. Chương 2 cũng sẽ đánh giá, hạn chế, nguyên nhân và kết quả đạt được để làm tiền đề cho những giải pháp và đề xuất tại chương 3.

Về phần bảng phỏng vấn nhân viên, tác giả dựa trên các chỉ tiêu đánh giá giám sát Rủi ro tín dụng và các nguyên tắc giám sát Rủi ro tín dụng theo Basel II. Cùng với đó, nhờ vào sự hỗ trợ trao đổi sâu với các cấp lãnh đạo CN để tác giả tiếp tục chỉnh sửa để có thể phù hợp hơn với tính chất là phỏng vấn tín dụng và Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với những đặc điểm riêng của CN để có được đánh giá khách quan nhất. Bảng phỏng vấn được chia làm 2 phần:

Phần thứ nhất là những câu hỏi đưa ra để thu thập những thông tin cơ bản đặc điểm nhân viên tín dụng tham gia phỏng vấn

Phần thứ hai liên quan đến đánh giá của nhân viên tín dụng về các nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa như về chính sách tín dụng, về quy trình tín dụng, về nhân viên tín dụng, về hoạt động giám sát, về hệ thống công nghệ thông tin và đánh giá tổng thể. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Chương 3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Chương 3, Tác giả xác định rõ về định hướng để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của CN trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, đề tài sẽ đề xuất một số kiến nghị dành cho hội sở và cơ quan quản lý các cấp cũng như hội sở, khu vực nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác giảm thiểu Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CN Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính, thực hiện huy động vốn từ các chủ thể thừa vốn để cho vay đối với các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, với mục tiêu lợi nhuận (Lê Thị Tuyết Hoa và Cộng Sự, 2020). NHTM triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ gồm huy động vốn, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính ngân hàng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trường. Như vậy, Tín dụng (hiểu theo nghĩa NHTM cho vay đối với DN) là một trong những lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM. Theo Bùi Diệu Anh và Cộng Sự 2016, tín dụng ngân hàng là hoạt động mà NHTM chuyển quyền sử dụng giá trị (bằng tiền hoặc tài sản) cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một khoảng thời gian xác định và theo nguyên tắc hoàn trả không điều kiện. Giá trị hoàn trả bao giờ cũng phải lớn hơn giá trị ban đầu (tức là phần tiền gốc và khoản lãi vay).

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các hình thức cấp tín dụng bao gồm cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính và bảo lãnh. Nếu phân chia theo đối tượng DN, NHTM cấp tín dụng đa dạng cho các chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm các Doanh nghiệp nhỏ và vừa và KH cá nhân. Tuy nhiên nguồn lợi nhuận lớn nhất đối với các ngân hàng hiện nay đến từ các DN do các khoản cấp tín dụng thường rất lớn, và vì thế các loại chi phí liên quan đến khoản vay cũng chỉ thực hiện một lần nên thường là nhỏ hơn nhiều so với cấp tín dụng cá nhân. Vì vậy, tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất trong tín dụng nói chung của NHTM.

1.1.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Về khái niệm, có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng doanh nghiệp.Theo Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2020), NHTM là một trung gian tài chính quan trọng của hệ thống các định chế tài chính, thực hiện huy động vốn từ các chủ thể thừa vốn để cấp tín dụng cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, với mục tiêu lợi nhuận.  Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự (2016), tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nghiệp vụ của ngân hàng, trong đó, ngân hàng chuyển quyền sử dụng tài sản cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng trong một khoảng thời gian xác định và sau đó, khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải hoàn trả gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng, NHTM giao quyền sử dụng tài sản cho khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa để người đi vay sử dụng vào mục đích, thời gian được xác định trước trong quá trình làm và thẩm định hồ sơ và Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng giá trị tiền tệ lớn hơn giá trị ban đầu (Theo Nguyễn Văn Tiến – 2017). Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại khách hàng mà NHTM có thể cung cấp nhiều hình thức cấp tín dụng nhất, bao gồm cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán và bảo lãnh theo quy định của pháp luật về ngân hàng Việt Nam.

Tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là hình thức cấp tín dụng của NHTM dành cho đối tượng là khách hàng DNNVV, nhằm giúp các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn để sản xuất kinh doanh như mua sắm, đầu tư trang thiết bị mới hoặc để duy trì hoạt động sản xuất, bổ sung vốn lưu động…

Như vậy, hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM có thể hiểu là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối với các loại hình DNNVV. Cụ thể là ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhiều hình thức khác nhau như cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán và bảo lãnh nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn để sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư trung và dài hạn.

1.1.2 Khái niệm và vai trò của DN nhỏ và vừa

  • Khái niệm:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân và đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo…Thực hiện chủ trương này, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành luật và nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo thuận lợi cho DN (DNNVV) hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển. Các chính sách chủ yếu bao gồm: (i) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn; (iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; (iv) Phát triên nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị; (v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai; (vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và xúc tiến mở rộng thị trường; (vii) Thiết lập hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển; (viii) Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển; trong đó tập trung vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2023, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2023, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2023; thí điểm xây dựng vườn ươm DN; thí điểm thiết lập mô hình hỗ trợ toàn diện cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.

Theo Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô gồm có 3 loại DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Theo đó, DN siêu nhỏ là nhưng DN có lao động không quá 10 người, doanh thu hoặc nguồn vốn chủ sở hữu không quá 3 tỉ đồng/năm. DN nhỏ là loại hình DN có số lao động tối thiểu bình quân 50 người trở lên, doanh thu hàng năm từ 100 đến 200 tỉ đồng. DN vừa là loại hình DN có số lao động tối thiểu bình quân 100/200 người tùy từng ngành nghề người trở lên, doanh thu hàng năm từ 100 đến 300 tỉ đồng.

  • Vai trò của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế:

Ở mỗi nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò khác nhau phù hợp với đặc điểm phát triển của từng nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tầm quan trọng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng lên trong các nền kinh tế hiện đại. Điều này được thể hiện qua quy mô và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, với sự hiện diện của các DN trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và hoạt động như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc gia. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Thứ nhất, Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần giảm thất nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động,. Do các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa tham gia vào kinh doanh ở nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, vai trò của họ trong nền kinh tế càng trở nên quan trọng hơn. Quy mô và phạm vi hoạt động của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa này ngày càng mở rộng, với số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế đất nước. Điều này cũng được hiểu rằng cơ hội việc làm được đảm bảo cho nhiều đối tượng lao động ở khắp các tỉnh thành của đất nước. Mặt khác, do tính đa dạng của sản phẩm và dịch vụ của các DN nhỏ và vừa, cơ hội việc làm cũng được đa dạng hóa và không chỉ giới hạn cho những người có trình độ cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, khi có thể tận dụng được lao động từ các vùng sâu, vùng xa và các vùng kinh tế chưa phát triển. Trung bình, 7 trên 10 người làm việc cho các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, và từ năm 2018, tỷ lệ này là 76,8% trong tổng số lao động tại đất nước.

Thứ hai, Doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rẩt lớn trong việc duy trì sự cân bằng ổn định và tạo đà cho sự tăng trưởng. Nhờ vốn đầu tư không lớn và nguồn lao động đa dạng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phát triển mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng. Với đa dạng sản phẩm và dịch vụ cung cấp ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp rất nhiều vào sự lựa chọn và tiêu dùng của người dân, từ đó thúc đẩy sự tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đóng góp của Doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tổng sản lượng kinh tế là rất lớn. Năm 2000, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới 40% GDP tổng của đất nước. Vào năm 2018, mức đóng góp này đã ổn định và tăng nhẹ lên 43,2% GDP tổng.

Thứ ba, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực địa phương, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với quy mô vốn đầu tư nhỏ, cơ cấu tổ chức linh hoạt và dễ khởi nghiệp, Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia vào nhiều thị trường để tận dụng tiềm năng và sức mạnh của từng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. Đây là những ngành nghề có giá trị kinh tế và văn hóa cao trong địa phương.

Thứ tư, Doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế nhộn nhịp. Thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một yếu tố quan trọng để tăng tính linh động của nền kinh tế. Khi có nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ và có khả năng điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn và có thể thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường. Điều này giúp kinh tế đất nước phát triển theo xu hướng của nền kinh tế thế giới.

1.1.3 Đặc điểm tín dụng của NHTM đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Hoạt động tín dụng của NHTM đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng mang đầy đủ những đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với tất cả các đối tượng khách hàng nói chung, bao gồm:

Tài sản được cấp tín dụng phải đa dạng để phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người vay. NHTM có thể cấp tín dụng bằng hình thức có Tài sản đảm bảo hoặc bằng uy tín thông qua các hình thức cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán hoặc thông qua hình thức bảo lãnh.

Thời hạn cấp tín dụng Để cung cấp vốn cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn sản xuất kinh doanh, NHTM sẽ xác định thời hạn cấp tín dụng phù hợp dựa trên mục đích sử dụng vốn, khả năng thanh toán khoản vay và phương án vay vốn khả thi và có hiệu quả được quy định trước trong các hồ sơ và hợp đồng tín dụng của DN.

Nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện, giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị ban đầu và việc tuân thủ theo thoả thuận của hai bên được quy định trong hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ

Hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do hoạt động tín dụng được thiết lập từ cơ sở niềm tin (Cụm từ Credit xuất phát từ chữ Latin là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Hoạt động tín dụng giữa NH và Doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa vào hai yếu tố là thiện chí trả nợ và khả năng thanh toán nợ của DN. Trong đó, thiện chí thanh toán khoản vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa là yếu tố mang tính chất định tính, khó đo lường, kiểm soát. Khả năng thanh toán khoản vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù là yếu tố định lượng nhưng lại xảy ra trong tương lai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên khó có thể xác định. Do đó mà hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. (Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự – 2016)

  • Ngoài ra tín dụng của NH đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có những đặc điểm riêng có, xuất phát từ đối tượng khách hàng là DN, bao gồm:

Tỉ lệ khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thấp hơn so với tổng số khách hàng vay vốn, nhưng mức độ vay thường lớn và chi phí liên quan đến món vay ít hơn so với cấp tín dụng khách hàng cá nhân. Do đó, khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được xem là đối tượng khách hàng chiến lược và được ưu tiên đối với các NHTM.

Do quy mô mỗi món vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn, rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với vay vốn cho cá nhân, do đó, NH thường yêu cầu Doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp các thông tin tài chính và kế toán chính xác và bài bản để giảm thiểu rủi ro.

Hoạt động cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô, không chỉ trong nước mà còn ở tầm thế giới và khu vực.

Nguồn thanh toán khoản vay của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh được tài trợ bằng chính nguồn vốn vay của NH và các nguồn khác, vì vậy, NH cần kiểm soát chặt chẽ dòng tiền và việc sử dụng vốn vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kế hoạch vay vốn đã thống nhất.

Nhu cầu của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa về các sản phẩm và dịch vụ NH rất đa dạng. Vì vậy, các NHTM cũng tận dụng để triển khai bán chéo các sản phẩm và dịch vụ khác cho khách hàng DN, chẳng hạn như huy động vốn không kì hạn (CASA), trả lương qua tài khoản, phát hành thẻ thanh toán và nhiều hơn nữa.

1.2 Khái niệm rủi ro trong cấp tín dụng doanh nghiệp Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng:

Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 11/2024/TT-NHNN của NHNN: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” (NHNN, 2024).

Mặc dù có nhiều cách để trình bày khái niệm về Rủi ro tín dụng, nhưng chúng đều liên quan đến hoạt động tín dụng và đề cập đến những rủi ro tiềm năng mà NH phải đối mặt khi cấp tín dụng cho DN. Đó là Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể thanh toán khoản vay (gốc và lãi) đúng hạn hoặc không đáp ứng được toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ trả nợ theo cam kết đã ký với NH.

Tóm lại, Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những rủi ro tiềm năng có thể xảy ra khi NH cấp tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể hoàn trả nợ đúng hạn hoặc đáp ứng toàn bộ nghĩa vụ thanh toán khoản vay của mình theo hợp đồng tín dụng.

1.2.2 Phân loại rủi ro

1.2.2.1 Phân loại rủi ro theo nguyên nhân phát sinh rủi ro.

  • Rủi ro giao dịch

Là Rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình giao dịch, kiểm tra, đánh giá DN. Rủi ro giao dịch bao gồm:

Rủi ro lựa chọn: Do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, việc đánh giá Doanh nghiệp nhỏ và vừa và phân tích phương án vay vốn cũng như khả năng trả nợ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể không phản ánh được đúng bản chất của Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tình hình thị trường liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN. Kết quả là NH có thể lựa chọn sai phương án cấp tín dụng và gặp rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

Rủi ro bảo đảm: Đây là loại rủi ro phát sinh từ chính bản thân NHTM trong việc đề ra các tiêu chuẩn để hạn chế rủi ro trong cấp tín dụng DN. Tuy nhiên, những quy định này như mức cấp tín dụng, kỳ hạn trả nợ, loại Tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,… có thể đã lạc hậu hoặc không chính xác, dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá khả năng thanh toán khoản vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa và lựa chọn phương án cấp tín dụng.

Rủi ro nghiệp vụ: Loại rủi ro này liên quan đến yếu tố nhân sự và đạo đức nghề nghiệp, có thể dẫn đến tổn thất tài chính và tác động tiêu cực không liên quan đến tài chính đối với NHTM. Thường xảy ra trong các hoạt động liên quan trực tiếp đến thẩm định, giải ngân, quản lý khoản vay, xếp hạng và xử lý rủi ro.

  • Rủi ro danh mục Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Là Rủi ro tín dụng phát sinh trong quản lý danh mục cấp tín dụng của NH. Rủi ro danh mục bao gồm:

Rủi ro tập trung: Đây là loại rủi ro mà NHTM đối mặt, do NHTM tập trung hoạt động tín dụng vào một Doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả người có liên quan), sản phẩm, giao dịch, ngành hoặc lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập và trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của NHTM.

Rủi ro nội tại: là loại rủi ro xuất phát từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề hoặc loại tiền tệ mà Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn. Các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sẽ có các rủi ro khác nhau. Ví dụ, cấp tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sẽ khác với các hoạt động tín dụng thông thường. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu có thể chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên và khó nắm bắt, chẳng hạn như tình hình kinh tế đối ngoại, tỉ giá, thời vụ, tác động trực tiếp của Doanh nghiệp nhỏ và vừa và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay của NH.

Sơ đồ 1.1: Phân loại các loại rủi ro tín dụng

1.2.2.2 Phân loại Rủi ro tín dụng theo khả năng trả nợ của DN

  • Bao gồm các loại rủi ro:

Rủi ro do Doanh nghiệp nhỏ và vừa trả nợ không đúng hạn: Đây là loại rủi ro phát sinh do Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thanh toán khoản vay (gốc và lãi) theo đúng thời hạn thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký với NHTM. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chưa thể khẳng định Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay đối với NH nên NH chưa phải áp dụng biện pháp thanh lý Tài sản đảm bảo.

Rủi ro Doanh nghiệp nhỏ và vừa không trả được nợ: Đây là loại rủi ro phát sinh khi Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn mất khả năng thanh toán và hoàn toàn không có khả năng thanh toán khoản vay một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Trong trường hợp này, NH phải tiến hành thanh lý Tài sản đảm bảo của Doanh nghiệp nhỏ và vừa để thu nợ.

1.2.3 Ảnh hưởng rủi ro tín dụng doanh nghiệp đến NHTM. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

RRTD trong hoạt động tín dụng DN, là một phần của Rủi ro tín dụng cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến NHTM và nền kinh tế. Những tác động, ảnh hưởng của Rủi ro tín dụng bao gồm:

1.2.3.1 Tác động đến hoạt động của NH

RRTD làm thay đổi kế hoạch quản lý vốn của NHTM, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NHTM và có thể khiến NHTM gặp khó khăn về thanh khoản. Nếu NHTM không thu hồi đủ gốc và lãi theo dự kiến, họ sẽ không đủ tiền để đảm bảo nghĩa vụ chi trả cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi tiền hoặc vay tiền khác. Điều này có thể làm giảm uy tín và danh tiếng của NHTM trên thị trường.

Ngoài tác động tiêu cực đến thanh khoản của NHTM, Rủi ro tín dụng còn gây ra giảm thu nhập vì không thu được lãi từ hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa và phải trích lập dự phòng nợ ở mức cao hơn. Hơn nữa, để thu hồi nợ vốn, NHTM còn phải tăng chi phí, đây là quá trình phức tạp và lâu dài. Tình hình này sẽ khiến lợi nhuận giảm sút do chi phí tăng lên. Nếu tình hình này không được khắc phục, tài chính của NHTM sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ liên tiếp, âm vào vốn chủ sở hữu, và có thể dẫn đến tình trạng đổ vỡ.

Sự gia tăng của Rủi ro tín dụng trong NHTM có thể dẫn đến chất lượng tín dụng yếu kém, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để đánh giá hoạt động của NHTM và quyết định gửi tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác. Khi NHTM có Rủi ro tín dụng cao, Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ mất niềm tin, khó có thể huy động vốn với chi phí thấp và khó tìm được Doanh nghiệp nhỏ và vừa có uy tín cao để cấp tín dụng. Điều này làm cho NHTM khó mở rộng hoạt động kinh doanh để gia tăng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.2.3.2 Tác động đến nền kinh tế Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Nợ quá hạn và nợ xấu là các rủi ro tiềm tàng đối với NHTM, hệ thống tài chính và nền kinh tế. Việc không thu hồi được các khoản nợ này sẽ làm giảm quá trình luân chuyển vốn và gây ra sự ngại tưởng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc gửi tiền vào NH. Ngoài ra, Rủi ro tín dụng cao cũng có thể gây ra hiểm họa không chỉ đối với NHTM mà còn lan truyền đến hệ thống tài chính NH, thậm chí là cả hệ thống tài chính khu vực và quốc tế. Do đó, việc kiểm soát Rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với từng NHTM và cả hệ thống NH nói chung, để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp của NH thương mại.

Ngoài đánh giá Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM sử dụng cách khảo sát chuyên gia về hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các NHTM. Một số nghiên cứu đã thực hiện khảo sát các nhân viên có liên qiuan toàn bộ trong quy trình tín dụng nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng của các NHTM ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến chính sách tín dụng, nhân viên tín dụng, hệ thống CNTT và Xếp hạng tín nhiệm nội bộ NB. Một số nghiên cứu tiêu biểu như tác giả Dương Thị Hoàn (2022) đã đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng một cách khách quan. Điều này giúp đánh giá được mức độ Rủi ro tín dụng của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng của NHTM một cách khách quan và khoa học, bổ sung cho kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng Rủi ro tín dụng tại NHTM.

  • Các chỉ tiêu đánh giá Rủi ro tín dụng bao gồm:

Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DN: Chỉ tiêu này không trực tiếp phản ánh Rủi ro tín dụng, nhưng nếu quy mô tín dụng tăng nhanh không phù hợp với khả năng kiểm soát của NHTM, sẽ gây ra Rủi ro tín dụng. Do đó, đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết trong phân tích nguyên nhân gây Rủi ro tín dụng cho NHTM. Nếu quy mô tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh hơn kế hoạch và khả năng quản trị của NH, sẽ là yếu tố đánh giá Rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát. Dư nợ tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của NHTM và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tính bằng công thức:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa = (Dư nợ tín dụng năm sau – dư nợ tín dụng năm trước)/ dư nợ tín dụng năm trước * 100%

Khi tốc độ tăng trường dư nợ tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cao và nhanh vượt kế hoạch nhưng không có nguyên nhân chính đáng sẽ dẫn đến rủi ro khi đáo hạn khoản vay này.

Tỉ trọng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ: là chỉ tiêu cho thấy quy mô tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động tín dụng của NHTM. Thể hiện bằng công thức:

Tỉ trọng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ = (Dư nợ DN/ Tổng dư nợ) * 100

Nếu chỉ tiêu này ở mức cao trên 50% và ngày càng tăng cho thấy hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của CN. Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng mục tiêu được NHTM chú trọng phát triển. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Cơ cấu dư nợ tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kì hạn và theo ngành nghề: Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những phương pháp đánh giá mức độ phân tán danh mục tín dụng của NHTM. Nguyên tắc “không bỏ trứng vào một giỏ” cho thấy rằng một danh mục cấp tín dụng nhiều ngành nghề, nhiều kì hạn, có Tài sản đảm bảo sẽ giúp hạn chế Rủi ro tín dụng cho NHTM. Các chỉ tiêu để phân tích cơ cấu dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn; nợ cho từng nhóm ngành trên tổng dư nợ cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn và khả năng thanh toán khoản vay của DN.

Tỉ trọng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo kì hạn/theo nhóm ngành) = dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo kì hạn/theo nhóm ngành) / dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa * 100

Tập trung vào cấp tín dụng ngắn hạn có thể làm giảm rủi ro đối với cơ cấu dư nợ tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM. Việc phân tích cơ cấu dư nợ theo từng ngành nghề cũng là cách để đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng. Các ngành nghề phát triển dựa trên quy hoạch kinh tế và thế mạnh của từng địa phương sẽ được ưu tiên cấp tín dụng đầu tư từ NHTM.

Cơ cấu dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Tài sản đảm bảo: Yêu cầu Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn phải có TSĐB giúp hạn chế rủi ro đạo đức và đó cũng là nguồn thu nợ thứ hai nếu có tổn thất xảy ra. Phân tích cơ cấu dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Tài sản đảm bảo giúp đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM và nhận diện rủi ro theo từng loại Tài sản đảm bảo.

Tỉ trọng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Tài sản đảm bảo = dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Tài sản đảm bảo / dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa * 100

Quy mô và tỉ trọng nợ quá hạn DN: Nợ quá hạn là các khoản nợ chậm trả lãi từ trên 10 ngày hoặc thuộc nhóm nợ nhóm 2 trở lên theo quy định của pháp luật về phân loại nợ của NH Nhà nước. Quy mô và tỉ trọng nợ quá hạn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa càng lớn, cho thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng càng cao. Tốc độ tăng nợ quá hạn càng nhanh, càng cho thấy rủi ro trong cấp tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng.

Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa = (Nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm nay – Nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm trước) / Nợ quá hạn năm trước * 100

Để đánh giá mối quan hệ giữa nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa và dư nợ tín dụng DN, đề tài sử dụng tỉ lệ nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo công thức:

Tỉ lệ nợ quá hạn DN/ dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa = nợ quá hạn DN/ dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa * 100

Nếu tỉ lệ nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên dư nợ quá hạn duy trì ở mức thấp, đặc biệt nếu thấp hơn khoảng 3% so với mức trung bình khuyến nghị của NHNN, điều này cho thấy NHTM có phần kiểm soát được Rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi cho phép. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Tuy nhiên, đánh giá chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn của NHTM cũng cho thấy hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi sự chú trọng kiểm soát đúng mức.

Tỉ lệ nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa / dư nợ quá hạn = Nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa / dư nợ quá hạn * 100

Quy mô tỉ trọng nợ xấu DN: Nợ xấu là những khoản nợ có thời gian quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc được phân vào nhóm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định của NHNN, đây là những khoản nợ được đánh giá là có rủi ro cao nhất trong các nhóm nợ. Để đánh giá quy mô nợ xấu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tốc độ tăng trưởng nợ xấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm, đề tài sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu DN/ dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tỉ lệ nợ xấu DN/ nợ xấu. Ngoài ra, đánh giá tỉ lệ nợ xấu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương quan với quy mô dư nợ tín dụng và tổng nợ xấu của NHTM giúp nhận diện mức độ trầm trọng của nợ xấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

  • Tỉ lệ nợ xấu DN/ dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa = Nợ xấu DN/ Dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa * 100
  • Tỉ lệ nợ xấu DN/ nợ xấu = Nợ xấu DN/ tổng nợ xấu * 100

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng doanh nghiệp của NHTM

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTF trong hoạt động tín dụng DN, đây cũng chính là những nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng DN của NHTM. Tổng hợp từ các nghiên cứu của Bùi Diệu Anh và cộng sự (2016), Dương Ngọc Hảo (2019), Nguyễn Văn Tiến (2020), các nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng trong tín dụng DN được chia thành nhóm nhân tố khách quan, nhân tố từ phía khách hàng và nhân tố từ ngân hàng.

1.2.5.1 Nhóm nhân tố khách quan từ các yếu tố vĩ mô

Trong môi trường kinh tế ổn định với các yếu tố vĩ mô như chính trị, xã hội ổn định và pháp lý ổn định, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như trong các đợt suy thoái kinh tế do chiến tranh, dịch bệnh, hoặc thay đổi pháp luật, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến khả năng thanh toán khoản vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa suy giảm và tăng Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM. Các yếu tố như môi trường, văn hoá xã hội và công nghệ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho các DN, dẫn đến tăng hoặc giảm Rủi ro tín dụng của NHTM. Mô hình Pestle, bao gồm 6 yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, công nghệ, môi trường và pháp lý, được sử dụng để đánh giá môi trường hoạt động của DN.

1.2.5.2 Nhóm nhân tố đến từ doanh nghiệp

Cụ thể có thể tóm tắt 5 yếu tố:

  • Khách hàng của DN
  • Nhà cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào
  • Danh mục sản phẩm tiềm năng
  • Sản phẩm thay thế
  • Đối thủ cạnh tranh.

Nếu Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu chiến lược kinh doanh khoa học và chính xác để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng, sẽ đối mặt với khó khăn trong hoạt động và khó mở rộng quy mô hoạt động cũng như tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Điều này liên quan đến Rủi ro tín dụng, nếu Doanh nghiệp nhỏ và vừa cố ý thay đổi mục đích sử dụng vốn, thậm chí có ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc chây ỳ không thanh toán khoản vay, sẽ làm cho khoản vay trở nên rủi ro và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH.

1.2.5.3 Nhóm nhân tố chủ quan từ phía NH Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Theo Phạm Thái Hà (2020) Tín dụng và Rủi ro tín dụng luôn là hai mặt của vấn đề, NHTM không thể triệt tiêu hoàn toàn Rủi ro tín dụng nhưng có nhiều biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu Rủi ro tín dụng tùy thuộc vào trình độ quản lý, quy chế chính sách, đạo đức cán bộ và môi trường kinh tế. Rủi ro tín dụng của NHTM có thể đến từ những nguyên nhân thuộc về NH như:

Chiến lược đầu tư tín dụng còn nhiều bất cập: Việc cấp tín dụng của NHTM phải phản ánh đúng định hướng phát triển hoạt động tín dụng, đặc biệt là trong việc cung cấp tín dụng cho các loại hình DN. Việc NHTM cấp tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có rủi ro cao khi chưa xác định được khẩu vị rủi ro của mình có thể gây ra Rủi ro tín dụng. Nếu NHTM không xác định được định hướng hoạt động trung và dài hạn, kết hợp với các mục tiêu hoạt động cụ thể như tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỉ lệ dư nợ cho vay theo từng nhóm khách hàng, tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu… thì khả năng Rủi ro tín dụng có thể xảy ra cao hơn. Áp lực từ việc tăng trưởng quy mô hoạt động và cạnh tranh với các NH khác cũng có thể dẫn đến việc nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, dẫn đến Rủi ro tín dụng tăng cao. Để tránh Rủi ro tín dụng, NHTM cần phải tập trung vào các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có rủi ro thấp hơn, thay vì tập trung vào lợi nhuận hoặc các ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc này cũng cần phải xem xét các ngành hạn chế phát triển do chính phủ hoặc địa phương quy định để tránh các nguyên nhân tiềm tàng nhưng hiện hữu gây ra Rủi ro tín dụng.

Chính sách tín dụng thiếu rõ ràng, chưa kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tiễn của thị trường tiền tệ NH và môi trường kinh tế: Chính sách tín dụng của NHTM sẽ phản ánh chiến lược kinh doanh và môi trường kinh tế, đồng thời trở thành hướng dẫn cho hoạt động tín dụng chung và tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể. Tuy nhiên, nếu chính sách tín dụng không được phát triển rõ ràng, không đồng bộ và không phù hợp với thị trường và quy định pháp luật, sẽ gây ra những sai sót và ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của NHTM.

Quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ: Quy trình tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, nó giúp định hướng và giữ cho cán bộ tuân thủ nghiêm ngặt các bước cần thiết trong quá trình cấp tín dụng, từ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến thanh lý tín dụng. Việc chuẩn hoá các nghiệp vụ liên quan thông qua quy trình tín dụng giúp rõ ràng vai trò nhiệm vụ của từng bộ phận, các giấy tờ và thủ tục cần hoàn thiện. Sự tuân thủ đúng quy trình tín dụng là biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu Rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay, đồng thời hạn chế các sai sót có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của NHTM.

Hoạt động giám sát tín dụng là hình thức, thực hiện rập khuôn, lỏng lẻo: Việc giảm thiểu Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những mục tiêu quan trọng của NHTM. Để đạt được mục tiêu này, NHTM cần chú ý đến các yếu tố như chiến lược kinh doanh, môi trường kinh tế và chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là một trong những chỉ dẫn quan trọng nhất trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Quy trình tín dụng, giám sát tín dụng và kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế RRTD, đảm bảo rằng hoạt động cấp tín dụng tuân thủ các quy định của NHTM và phù hợp với quy định pháp luật. Việc thực hiện các biện pháp này sẽ giúp NHTM giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động tín dụng và tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên tín dụng: Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu Rủi ro tín dụng của NHTM. Phương pháp đánh giá và đo lường Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân viên nghiệp vụ. Nếu năng lực chuyên môn hoặc đạo đức nghề nghiệp yếu kém, đánh giá có thể không khách quan và dẫn đến quyết định cấp tín dụng sai lầm, tạo cơ hội cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa gây ra Rủi ro tín dụng cho NHTM.

Hệ thống công nghệ thông tin còn hạn chế: tình trạng thông tin bất cân xứng cũng là một nguồn gốc của Rủi ro tín dụng. Do đó, việc đầu tư vào các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là rất quan trọng đối với các NHTM để hạn chế Rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng. Hệ thống lưu trữ thông tin, trích lập báo cáo và HTXHTN là các chức năng quan trọng phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Chúng giúp cho NHTM nhận diện, đo lường Rủi ro tín dụng liên quan đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như hỗ trợ cho việc giám sát khoản vay trong quá trình cấp tín dụng. Tuy nhiên, đối với NHTM, năng lực và kinh nghiệm của nhân viên vẫn là yếu tố quan trọng trong việc phân tích và đánh giá Rủi ro tín dụng và cần được chú ý đến.

1.3 Giám sát Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

1.3.1 Khái niệm giám sát Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Quản trị Rủi ro tín dụng là một khái niệm được đề cập trong nhiều nghiên cứu về quản trị NHTM. Theo định nghĩa của Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel, quản trị Rủi ro tín dụng  Giám sát Rủi ro tín dụng là một nội dung trong quản trị Rủi ro tín dụng của NHTM. Theo Ủy ban Basel về giám sát NH, giám sát Rủi ro tín dụng là việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện để hạn chế Rủi ro tín dụng phát sinh trong từng bước của quy trình tín dụng (Basel, 2002). Quá trình giám sát này được thực hiện gắn liền với quy trình tín dụng, xảy ra trước trong và sau khi cấp tín dụng.

1.3.2 Nội dung giám sát Rủi ro tín dụng của NHTM

  • Nội dung giám sát Rủi ro tín dụng của NHTM trong từng giai đoạn được chỉ tiết như sau:

Trong khi cấp tín dụng: Giám sát Rủi ro tín dụng trong khi cấp tín dụng gắn liền với bước quyết định tín dụng, giải ngân. Khi quyết định tín dụng, các sai sót trong hợp đồng có thể hình thành nên rủi ro bảo đảm. Hợp đồng tín dụng và các thủ tục pháp lý cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như chính sách của NH. Các điều khoản soạn thảo trong hợp đồng cần phải chú trọng đến các điều khoản gắn liền với nghĩa vụ thanh toán khoản vay của khách hàng, và những điều khoản liên quan đến việc xử lý nợ nếu xảy ra rủi ro khách hàng không thanh toán khoản vay. Tài sản đảm bảo, các giới hạn, nghĩa vụ cung cấp thông tin trong suốt thời gian vay vốn cần được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo giám sát tín dụng trong các bước sau của NH trong quá trình cấp tín dụng. Sau khi thủ tục pháp lý hoàn tất, đến giai đoạn giải ngân, giám sát Rủi ro tín dụng phải đảm bảo việc giải ngân là phù hợp với mục đích sử dụng vốn, tiền độ sử dụng và quy định pháp lý (nếu có). Quá trình giải ngân phải thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế tối đa tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến rủi ro cho NH. Các thủ tục về giải ngân như chứng từ giải ngân, giấy nhận nợ… phải đảm bảo theo quy định của NH.

Sau khi cấp tín dụng: Sau khi giải ngân, để giảm thiểu Rủi ro tín dụng, NH phải thực hiện việc giám sát khoản cấp tín dụng. Việc giám sát này bao gồm nhiều hoạt động như kiểm tra định kỳ, kiểm tra các hoạt động không hợp lệ của khách hàng, tái đánh giá tín dụng định kỳ hoặc khi có sự cố bất thường xảy ra, theo dõi hoạt động thanh toán khoản vay của khách hàng. Mục đích của việc giám sát này là để giúp NH phát hiện sớm các rủi ro và có các biện pháp xử lý nợ thích hợp. Đồng thời, NH cũng phải giám sát hoạt động trích lập dự phòng Rủi ro tín dụng theo chính sách tín dụng. Để thực hiện tốt việc trích lập cũng như chủ động đối phó với Rủi ro tín dụng, NH cần phân loại nợ theo các tiêu chí định tính và định lượng. Do đó, việc thực hiện Xếp hạng tín nhiệm nội bộ rất quan trọng đối với các NH trong việc giám sát Rủi ro tín dụng. Điều này giúp NH xác định xác suất nợ xấu, phân loại nợ phù hợp để xác định mức trích lập dự phòng theo quy định. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

Sau giai đoạn giải ngân, việc giám sát Rủi ro tín dụng bao gồm điều chỉnh sau giám sát để đảm bảo kiểm soát Rủi ro tín dụng trong giới hạn. Nếu quá trình giám sát phát hiện dấu hiệu về thiện chí và khả năng thanh toán khoản vay của khách hàng vay gặp vấn đề, NH sẽ áp dụng các biện pháp khai thác hoặc thanh lý tùy thuộc vào từng trường hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đề cập đến một số lý luận chung về hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM, đề cập một cách tổng quan nhất những nội dung liên quan đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa. Những nội dung được khái quát trong chương 1 là cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên nhân, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng trong tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM và Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu và các công trình sẵn có cộng với những hiểu biết của tác giả nhằm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và những đề xuất ở những nội dung chương sau. Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Vietcombank.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng rủi ro tín dụng DN nhỏ và vừa ở Vietcombank

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993