Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về biển và tài nguyên biển Việt Nam
Biển là một phần của đại dương và được tách ra bởi lục địa hay các vùng nổi cao của địa hình đáy. Theo số liệu thống kê, thế giới hiện có 68 biển và 156 quốc gia ven biển.
Việt Nam có ba mặt giáp biển: phía đông và phía nam giáp biển Đông mà phần ăn sâu vào đất liền là vịnh Bắc Bộ (diện tích 126.250km2); phía tây nam giáp vịnh Thái Lan (diện tích 293.000km2).
Biển Đông thuộc bờ tây của Thái Bình Dương, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, được 9 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indônêxia, Brunây, Malaixia, Thái Lan, Cămpuchia và Singapore bao bọc. Biển Đông là một biển nóng vì nằm gần như hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới, lại là một biển tương đối kín vì có nhiều đảo và quần đảo rộng lớn bao quanh. Bản thân các đảo và quần đảo này lại tạo ra hàng loạt các eo biển làm cho sự giao thông giữa biển Đông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trở nên an toàn và thuận lợi. Dù chỉ là một bộ phận của Thái Bình Dương – đại dương lớn thứ nhất bao chiếm gần một nửa địa cầu, biển Đông vẫn rộng đến 3.537.000 km2, đứng thứ tư về diện tích so với các biển khác trên thế giới.
Diện tích vùng biển Việt Nam (bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) khoảng 1 triệu km2, gấp khoảng 3 lần diện tích đất liền (328.943, 98 km2). Trung bình cứ 1km2 trên đất liền ứng với 3 km2 diện tích trên biển, nhiều gấp 1,5 lần mức chung của thế giới.
Theo rìa lục địa từ Móng Cái đến Hà Tiên, Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km. Cứ 100 km2 trên đất liền lại có 1 km đường bờ biển, gấp 6 lần mức trung bình của thế giới (600 km2/1km), ngang với Malaixia và gấp 1.5 lần tỷ số của Thái Lan (70 km2/1km). Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
Bảng 2.1: Một số biển lớn trên đại dương thế giới
Biển Đông là một biển ven lục địa ngăn cách với Thái Bình Dương bằng những chuỗi đảo lớn nhỏ của quần đảo Philippin, đảo Đài Loan và cũng là một biển giàu đảo và quần đảo. Vùng bờ biển Đông Việt Nam có gần 4000 đảo lớn nhỏ. Riêng vịnh Bắc Bộ đã tập trung gần 3000 đảo trên các vũng Hạ Long và Bái Tử Long, các đảo lớn Cát Hải, Cát Bà hợp thành huyện đảo Cát Bà. Ở giữa biển Đông, quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 đảo đá, cồn san hô, bãi cát ngầm, rải ra trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 km2. Cách Hoàng Sa khoảng 240 hải lý về phía nam là quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo lớn nhỏ, rạng đá ngầm và bãi san hô, trải rộng trên một vùng biển rộng khoảng 180.000 km2. Ở vùng biển phía tây nam ngoài khơi tỉnh Kiên Giang có huyện đảo Phú Quốc rộng 567 km2, là hải đảo rộng lớn nhất Việt Nam. Cách Phú Quốc 100 km về phía tây là quần đảo Thổ Chu.
Vùng biển nước ta nằm ở một vị trí đắc địa, án ngữ tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và là cầu nối giữa Châu Âu, Trung Cận Đông sang Nhật Bản, Trung Quốc đến khu vực các nước Đông Nam Á. Nằm liên trục giao thông đường biển quốc tế là tiềm năng phát triển lớn cho ngành vận tải biển và kinh tế dịch vụ trên biển như sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu hộ, du lịch đường biển…
Vùng biển Việt Nam phong phú về tài nguyên: tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng, vật liệu xây dựng, cảng biển, tài nguyên du lịch… Nếu như trong phần đất liền, dải đất miền Trung giống như chiếc đòn gánh quẩy ở hai đầu hai thúng gạo là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì trên biển, ở hai đầu đòn gánh cũng có treo thêm hai bồ cá là vùng Bắc Bộ và vùng biển phía Tây Nam. Nhờ những điều kiện đặc biệt như biển nhiệt đới ở vùng gió mùa là nơi tiếp xúc của các dòng nước nóng, nước lạnh, giàu muối khoáng do các sông lớn đổ ra, có vùng thềm lục địa rộng lớn và nhiều nhóm đảo khác nhau nên sinh vật biển nước ta rất đa dạng, kích thước cá thể tuy nhỏ nhưng tốc độ tái tạo nguồn lợi nhanh, giá trị kinh tế cao. Cụ thể: biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm; 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/năm; khoảng 2500 loài động vật thân mềm; 5 loài rùa; 12 loài thú biển và 43 loài chim nước… Trong nhiều năm vừa qua, lượng thuỷ sản khai thác được từ vùng biển ven bờ đã đáp ứng khoảng gần một nửa lượng prôtêin cho người dân, xuất khẩu đạt mốc kim ngạch 2 tỷ USD, đứng thứ ba trong số mặt hàng xuất khẩu của cả nước. Nhiều loài thực vật như rong mơ, rong câu… có thể làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, y dược, pha chế thuốc đánh răng, chế ra tơ nhân tạo, nước giải khát… Nhiều vùng ven biển với những phá, những vụng khuất sóng và gió đều là những vùng thiên nhiên hết sức thuận lợi cho nghề nuôi trồng hải sản, có thể mang lại nguồn lợi hàng chục vạn tấn mỗi năm. Trai ngọc hình thành những bãi quan trọng ở biển Quảng Ninh, Nam Trung Bộ, Côn Đảo… là những nơi có nồng độ muối cao, nước trong suốt và có các rạn đá, đặc biệt trong các rạn san hô. Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, biển Đông Nam Bộ đáy biển bằng phẳng cách xa bờ hàng trăm hai lý vẫn chỉ ở độ sâu 50 m, thuận lợi cho việc khai thác cá đáy và cá gần bờ. Vùng biển miền Trung đáy biển rất dốc chỉ cách bờ 100 km đã tới ngay vùng biển sâu của Thái Bình Dương với độ sâu trên 1000 m. Vùng nước pha trộn cá tôm sinh trưởng phát triển, nhất là các loại cá tầng mặt và tầng giữa. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Ngoài tài nguyên sinh vật trong tầng nước biển, ở ven bờ, phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tiềm chứa nguồn tài nguyên khoáng to lớn, đặc biệt là dầu khí, vật liệu xây dựng, sa khoáng và các hoá chất lấy từ nước biển.
Biển Đông được mệnh danh là “vùng Persic thứ hai của thế giới”. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Động. Vùng thềm lục địa Việt Nam rộng chừng 1 triệu km2, tổng trữ lượng dự báo địa chất chứa khoảng 10 tỷ tấn dầu và 250 – 300 tỷ m3 khí đồng hành. Sản lượng dầu thô khai thác tăng trung bình 30% mỗi năm. Trong năm 2005, dầu khí xuất khẩu được 7,3 tỷ USD, đóng góp cho ngân sách nhà nước 50.000 tỷ đồng. Lượng khí đồng hành được thu gom đưa vào bờ cung ứng cho những nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa và nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Kết quả khai thác đó đã đưa ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Biển Đông vừa nằm gần vành đai núi lửa và vực sâu đại dương vừa kề với khối lục địa Á – Âu rộng lớn, nên mang trong mình khá nhiều đặc sắc về quá trình địa chất. Biển Đông nằm gọn trong phần phía tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương. Các điểm và mỏ quặng thiếc titan phân bố dọc theo bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Nam Trung Bộ. Khoáng vật để lấy titan chủ yếu là inmenit và rutin. Những nơi có hàm lượng cao và đạt giá trị công nghiệp là Bình Ngọc, Trà Cổ (Quảng Ninh), Cửa Hới, Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hoá), Thạch Hà, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Cửa Tùng, Vĩnh Thái (Quảng Trị), Phù Cát, Phù Mỹ (Bình Định), Cam Ranh, Hòn Gốm (Khánh Hoà), Hàm Tân (Bình Thuận)… Còn các nguyên tố đất hiếm thường chứa trong các khoáng vật xenotim và monazit. Trữ lượng của đất hiếm trong sa khoáng ven biển Việt Nam đạt khoảng 300.000 tấn.
Vật liệu xây dựng ở biển bao gồm cát, cuội, sỏi, đá vôi, vỏ sò ốc, phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, ven đảo, đáy các vũng, vịnh và trong trầm tích thềm lục địa. Trong số đó, vật liệu dồi dào nhất là cát. Cát thường giàu chất thạch anh, ít tạp chất. Dọc bờ biển Việt Nam còn có nhiều điểm cát thuỷ tinh với trữ lượng và chất lượng đáng kể như Vân Hải (Quảng Ninh), Ba Đồn (Quảng Bình), Nam Ô (Đà Nẵng), Cam Ranh (Khánh Hoà)…
Biển là “kho muối”. Nồng độ muối trong nước biển Việt Nam khá cao 30 – 35 %. Cả nước có hơn 6 vạn hécta ruộng muối biển. Do ưu thế về thời tiết, khí hậu mà vùng biển Việt Nam nhiều nơi có tiềm năng phát triển nghề làm muối (diêm nghiệp), đặc biệt là dải ven biển miền Trung. Sản lượng muối năm 2003 là 755.000 tấn, dự báo đến năm 2010 sản lượng đạt 2.035.000 tấn.
Các vũng, vịnh ven biển chiếm khoảng 60% đường bờ biển, cứ khoảng 20 km đường bờ lại có một cửa sông lớn, dọc bờ biển có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng. Đến nay, cả nước đã có 8 cảng tổng hợp quan trọng thuộc các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu và Sài Gòn với năng lực bốc xếp trên 10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, ngành vận tải biển của Việt Nam mới chỉ chiếm 16% thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu của quốc gia. Việt Nam cũng đã đóng được nhiều chủng loại tàu có trọng tải lớn đến 10 vạn tấn để xuất khẩu. Công nghiệp tàu biển là ngành kinh tế mũi nhọn. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, gần bằng chiều dài biên giới trên đất liền và tương đối phát triển so với một nước có diện tích gần 330 nghìn km2, về chiều dài bờ biển Việt Nam xếp thứ 27/156 quốc gia trên thế giới có biển. Không chỉ có lợi thế của bờ biển dài mà Việt Nam còn nhiều bãi biển đẹp, khí hậu nhiệt đới, nhiều hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên đẹp, các vùng rạn san hô kỳ thú… Bên cạnh các giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sắc văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khơme, Chăm; các kiểu văn hoá làng chài; các di tích, danh lam thắng cảnh… ở vùng ven biển cũng có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch biển. Theo thống kê năm 2003 thì 915 trong tổng số 2509 di tích được xếp hạng của cả nước (chiếm 36%), 35 trong tổng số khoảng 100 lễ hội tiêu biểu của Việt Nam (chiếm 35%) tập trung ở các tỉnh ven biển [68]… Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển nhiều loại hình du lịch biển như: nghỉ dưỡng, thể thao giải trí, văn hoá, du lịch thăm quan nghiên cứu, hội nghị hội thảo… Vùng biển và ven biển có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Với nhiều hệ sinh thái đảo phong phú, đa phần còn hoang sơ, môi trường chưa bị huỷ hoại cùng với giá trị nổi bật về địa chất, khảo cổ, hệ thống đảo thu hút khách đến với những loại hình du lịch mới, hấp dẫn như du lịch sinh thái, lặn biển, khám phá…
Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang, bãi biển Đà Nẵng; 7/8 di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới được UNESCO công nhận nằm ở các tỉnh ven biển (Quảng Ninh, Quảng Nam, Huế, Quảng Bình) là những điều kiện thuận lợi để du lịch biển phát triển mạnh.
Việt Nam là một bán đảo có chiều dài lớn gấp bốn lần chiều rộng nhất, do đó mà không có nơi nào lại xa biển hơn 500 km đường chim bay, không khu vực nào là không chịu ảnh hưởng của biển. Tổng cộng có 29 tỉnh thành có biển, hệ thống bãi biển đẹp phân bố trải từ Bắc vào Nam, rất nhiều khu vực có lợi thế về tài nguyên để phát triển du lịch biển.
Vùng ven biển Việt Nam có diện tích tự nhiên là 140.413km2, dân số 41,5 triệu bằng 42,5% diện tích tự nhiên và 53,5 % dân số cả nước (số liệu điều tra năm 2000)[39]. Dự báo đến năm 2010, dân số vùng biển lên 27 triệu người và sẽ có 18 triệu lao động, năm 2020, dân số vùng biển sẽ lên đến 30 triệu và 19 triệu lao động. [39] Như vậy, Việt Nam vừa có vật lực lại vừa có nhân lực cho phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó có du lịch biển.
2.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam
Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo, trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng của tài nguyên và môi trường du lịch biển. Tài nguyên du lịch ven biển được khai thác cho nhiều loại hình du lịch biển khác nhau. Tác giả Phạm Trung Lương trong chuyên đề “Quản lý phát triển du lịch biển” tháng 8/2003 đã tiến hành phân loại các loại hình du lịch biển.
Bảng 2.2: Bảng phân loại các loại hình du lịch biển [34]
Du lịch nghỉ dưỡng biển là một trong các loại hình du lịch biển. Theo mục đích chính của chuyến đi, du lịch nghỉ dưỡng biển được xếp vào nhóm du lịch theo sở thích chung. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Mỗi loại hình du lịch biển phát triển dựa vào một số loại tài nguyên nhất định hoặc sử dụng những đặc điểm, tính chất riêng của các loại tài nguyên du lịch. Với loại hình du lịch tắm biển, nhóm tài nguyên rất quan trọng bao gồm bãi cát, khí hậu (nắng, mưa), dòng cát, sóng, nhiệt độ nước, chất lượng nước biển. Trong khi đó, du lịch câu cá lại quan tâm đến địa hình là các bãi đá, còn chất lượng nước biển chỉ có ảnh hưởng gián tiếp với loại hình du lịch lướt sóng.
Bảng 2.3: Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan
Khách ra biển với mục đích nghỉ dưỡng thường có chung nhu cầu được phơi nắng, tắm biển, hóng gió, hít khí trời, tham gia một số hoạt động vận động ngoài trời… trong một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với khí hậu mát mẻ, trong lành. Đảo du lịch tham quan là những đảo có hang động thắng cảnh và các di tích. Những đảo có giá trị về khảo cổ, địa chất, các hệ sinh thái đặc trưng là đối tượng của du lịch nghiên cứu. Đảo dành cho leo núi thường là đảo đá, có vách dựng đứng. Đảo nghỉ dưỡng là những đảo có khí hậu tốt, có các bãi tắm lớn và có quỹ đất xây dựng nhà nghỉ, khách sạn.
Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển là các thành phần và tổng thể tự nhiên thuộc vùng ven biển và hải đảo có thể khai thác, sử dụng để tạo nên các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển.
Các loại tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển chủ yếu bao gồm:
- Khí hậu hải dương
- Bãi tắm, mặt nước ven bờ
- Hải đảo
- Phong cảnh (địa hình, thực vật)
Tài nguyên du lịch ven biển được phân bố theo tuyến, trên diện tích tương đối hẹp của vùng bờ biển (coastal zone). Theo quan điểm phát triển du lịch thì “vùng bờ biển” là khoảng không gian hẹp trong phạm vi tương tác biển – lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách.
Những loại tài nguyên này có mối quan hệ với nhau chặt chẽ trong một thể tổng hợp tự nhiên nhất định và được khai thác đồng thời để tạo nên các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển là loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
2.2.1. Khí hậu hải dương
Tài nguyên khí hậu du lịch được đánh giá bằng chỉ số các điều kiện khí hậu phù hợp với khả năng thích nghi sinh học của con người và các điều kiện khí hậu thích hợp với việc tổ chức các hoạt động du lịch nói chung hay với từng loại hình du lịch nói riêng.
Các tiêu chí để đánh giá tài nguyên khí hậu thường được sử dụng như tiêu chí về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, biên độ nhiệt trung bình năm, số ngày mưa, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió.
Bảng 2.4: Bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khoẻ
Khí hậu Việt Nam nhìn chung tạo những điều kiện sống thoải mái, dễ chịu, tốt cho sức khỏe của con người.
Đặc điểm chung khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là chủ đạo. Khí hậu miền Bắc vừa có nền cơ bản của khí hậu nhiệt đới, vừa mang một số đặc điểm của khí hậu á nhiệt đới. Khí hậu miền Nam là khí hậu nhiệt đới mang tính chất và đặc điểm của miền kế cận xích đạo với một nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình khắp cả nước đều trên 20 oC. Tổng bức xạ năm trên toàn lãnh thổ nơi nào cũng có thể đạt 110 – 120 kcal/cm2/năm. Mùa hè, một tháng trung bình có 200 giờ nắng. Mùa đông, tổng giờ nắng cũng không dưới 70 giờ/tháng. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loại hình du lịch biển có thể diễn ra quanh năm và diễn ra ở tất cả tỉnh duyên hải từ Bắc vào Nam. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Với tiềm năng nóng ẩm, biển thường xuyên có vai trò như một hệ thống điều hoà nhiệt – ẩm đặc sắc. Biển là bình nhiệt hấp thu nhiệt vào ban ngày và vào mùa hè, toả nhiệt vào ban đêm và vào mùa đông. Khí hậu biển mát mẻ về mùa hè và ấm áp vào mùa đông, ban ngày ít nóng, ban đêm ít lạnh rất thích hợp cho đối tượng khách nghỉ dưỡng.
Bảng 2.6: Nhiệt độ trung bình các vùng địa lý Việt Nam tại một số thời điểm trong năm
Về mùa hè, nhiệt độ vùng ven biển cao hơn nhiệt độ vùng núi cao 4 – 6oC và thấp hơn vùng trung du và đồng bằng 3 – 5oC. Về mùa rét, nhiệt độ trung bình mỗi vùng địa lý chênh lệch nhau từ 5 – 7oC.
Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở vùng ven biển không lớn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường đất và nước nằm cạnh nhau là nguyên nhân hình thành gió đất – biển. Ban ngày mặt đất nóng hơn mặt biển, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm do nhiệt độ mặt đất hạ nhanh hơn mặt biển nên hình thành gió từ đất thổi ra biển. Nhờ tác dụng của gió đất – biển, các giá trị cực đoan về nhiệt độ, độ ẩm… giảm bớt nhiều so với những vùng xa biển.
Không khí vùng biển trong sạch hơn, có tác dụng phục hồi sức khoẻ nhanh chóng. Không khí ở vùng bờ biển trong lành do chứa một lượng khá lớn anion – một loại “vitamin không khí”. Trong phòng ở thường có từ 40 – 50 anion/cm2, trong khi ở vùng bờ biển có tới 10.000 anion/cm2. Khi hít thở, các anion này vào cơ thể, cải thiện hoạt động của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ ôxy và thải khí cacbonic. Chúng là các ion mang điện nên có tác dụng hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Môi trường nhiều anion sẽ làm tăng công năng thần kinh giao cảm của con người, khiến người ta cảm thấy sảng khoái vui vẻ.
Gió biển đưa không khí trung hoà với hơi nước bốc lên, mang theo các chất hoá học hữu cơ khác nên không nóng, lại không có hơi độc của các nhà máy thải ra, không có bụi bẩn từ đất bốc lên, tỷ lệ vi khuẩn rất ít và trữ lượng ôxy nhiều. Đối tượng là những người làm việc trong hầm mỏ, nhà máy thiếu dưỡng khí và có hoá chất độc, cơ thể chịu ảnh hưởng của môi trường độc hại đến nghỉ, tắm biển, kết hợp tập thể dục, việc trao đổi không khí qua phổi được nhiều dưỡng khí hơn, tế bào tăng, hoạt động của nội tạng mạnh hơn, hiện tượng mệt mỏi, uể oải mất dần.
Trong không khí có hơi nước biển mang theo các chất muối như can xi, sôđium, natri, iốt… kết hợp với khí ôdôn của rặng thông và phi lao trồng ven bờ biển toả ra các chất rất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng phục hồi hệ thần kinh, kích thích chức năng hô hấp và sát trùng đường hô hấp. Những người viêm họng, viêm phế quản mãn tính đến nghỉ ở vùng biển, tế bào đường hô hấp tăng, niêm mạc bớt khô rát, bệnh sẽ giảm dần. Người sống lâu năm ở vùng rừng núi, khí hậu ẩm thấp thường mắc các bệnh bướu cổ, tê da, vận động nặng nề, chậm chạp… về nghỉ ở vùng biển một thời gian, cơ thể nhận thêm được các chất muối khoáng sẽ có tác dụng cân bằng lại hằng số sinh lý, tạo điều kiện cho việc chuyển hoá cơ bản thuận lợi, vận động nhanh nhẹn, nhẹ nhàng. Một đặc điểm tự nhiên là mặt biển, nơi thấp nhấp so với đất liền nên lớp không khí dày đặc hơn, áp suất không khí cao hơn, mọi vận động có trọng lượng hơn. Do vậy có tác dụng rất lớn cho việc rèn luyện sức khoẻ (thể dục, bơi lội, khí công…).
Tuy nhiên, người mắc bệnh nhức đầu kinh niên, tâm thần phân liệt không nên nghỉ ở vùng biển và tắm biển vì không khí và sóng luôn ở trạng thái kích thích cơ thể gây rối loạn tâm thần. Người mắc bệnh lao phổi đến biển nguy hiểm vì không khí vùng biển có trữ lượng ôxy lớn mà ôxy là thức ăn cần của vi trùng lao. Thêm nữa, iốt làm mềm tế bào tạo cơ hội cho vi trùng lao phát triển. Bệnh nhân mắc bệnh thận nhiễm mỡ, viêm thận mãn tính không về nghỉ và tắm biển được vì bệnh này thường xuyên kiêng muối mà biển là môi trường muối khổng lồ.
Sự ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam mang tính cục bộ, chỉ tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp, vùng khai thác khoáng sản, trên các trục đường giao thông chính, còn vùng biển và ven biển Việt Nam vẫn bảo lưu được môi trường trong lành.
Bảng 2.7: Lượng vi khuẩn, lượng bụi, lượng CO2 trong không khí tại một số địa điểm của Việt Nam
2.2.2. Bãi tắm và mặt nước ven bờ Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Khách du lịch nghỉ dưỡng tại các vùng biển thường có nhu cầu tắm biển, phơi nắng, hóng gió và ngắm cảnh. Đối với du lịch nghỉ dưỡng, bộ phận có giá trị của nguồn tài nguyên vùng bờ biển trước tiên phải kể đến các bãi tắm và mặt nước ven bờ.
Hình thái của bãi (hình dáng, chiều dài, chiều rộng, độ dốc), thành phần vật liệu bãi, độ hạt cát bãi, chất lượng nước biển… quy định mức độ tiện nghi phù hợp cho hoạt động tắm biển. Một bãi tắm tốt thường có hình dạng thẳng hoặc hơi lõm; dài trên 2 km, rộng trên 50 m; độ dốc nhỏ dưới 5o (các bãi biển có độ dốc lớn thường làm cho các bãi biển hẹp, dễ gây nguy hiểm cho du khách); thành phần vật liệu bãi chính là cát hạt với kích cỡ hạt mịn hoặc trung bình; độ sâu của bãi tắm không quá 1,5 m.
Cho mục đích kinh doanh tắm biển, bãi tắm được xem là có lợi thế khi nằm gần các đô thị, các trung tâm du lịch có thể thu hút nhiều khách vì rất tiện cho việc đi lại. Phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, để đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao của khách nghỉ dưỡng về sự yên tĩnh, trong lành của môi trường và vẻ hoang sơ của tự nhiên thì trái lại cần những bãi tắm ở vị trí tương đối biệt lập, cách xa các trung tâm công nghiệp bụi bẩn và những thành phố đông đúc dân cư.
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm
Với loại hình du lịch lặn biển, độ sâu vùng ven bờ thường từ 20 – 30 m, tài nguyên nước biển cần độ trong suốt cao để không cản trở khách quan sát thế giới sinh vật trong lòng đại dương và để đảm bảo an toàn, khả năng chịu đựng của khách khi ở độ sâu lớn thì nhiệt độ nước tầng đáy cũng phải tương đối cao, tốc độ dòng chảy dưới đáy biển phải nhỏ (dưới 3 hải lý/giờ). Trong khi đó, du lịch nghỉ dưỡng cũng như du lịch tắm biển chủ yếu quan tâm tới vùng mặt nước ven bờ, xoay quanh các tiêu chí về nhiệt độ nước tầng mặt, chất lượng nước biển (độ đục, hàm lượng chất hữu cơ, váng dầu mỡ, vi sinh vật…). Khu vực tắm biển phải không có sinh vật dữ, sinh vật gây hại, gây độc tố như cá mập, cá nóc, hầu, hà, sứa…; cũng như không có dòng quẩn, dòng xoáy ven bờ gây nguy hiểm cho người tắm biển.
Bảng 2.9: Những điều kiện tốt cho một bãi tắm
Cho các loại hình du lịch tắm biển cũng như nghỉ dưỡng biển, nước biển cần có độ trong suốt từ 3 – 5 m, độ mặn từ 2,5% – 4%, đảm bảo các tiêu chuẩn lý hoá sinh không bị ô nhiễm. Nhiệt độ nước biển từ 20 -25oC được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động tắm biển. Nếu nhiệt độ nước biển dưới 20oC và trên 30oC là không thích hợp. Một số dân tộc ở Bắc Âu có thể chịu được nhiệt độ nước biển từ 17 – 20oC. Nhiệt độ không khí thường phải cao hơn nhiệt độ nước biển từ 3ođến 5o.
Để đảm bảo không gây nguy hiểm cho khách khi tắm biển, ngoài mặt nước, còn cần quan tâm đến đáy biển ven bờ, cụ thể về độ sâu, cấu tạo địa chất đáy biển ven bờ (đá gốc, trầm tích), hình thái của đáy (bằng phẳng, không có hố, tương đối cứng, không có bùn nhão)… Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Liên quan đến các yếu tố động lực biển, du lịch nghỉ dưỡng cần sóng nhỏ và chế độ thuỷ triều lên xuống điều hoà để trẻ nhỏ, những người già, người đang dưỡng bệnh đều có thể thoải mái vận động. Mặt khác, biên độ triều (hiệu số độ cao của mức triều lên và mức triều rút) quyết định thời gian ngập nước hay phơi nắng của bãi tắm. Những khu vực có biên độ triều lớn thường có bãi biển rộng, thời gian bãi phơi nắng dài tạo điều kiện cho du lịch biển phát triển. Bãi tắm Ba Trái Đào (Hạ Long, Quảng Ninh) thường một ngày chỉ tắm được từ 2 đến 3 tiếng vì thời gian còn lại thuỷ triều lên nhấn chìm toàn bộ bãi cát.
Bờ biển Việt Nam cong hình chữ S kéo dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên. Dọc ven bờ đã xác định khoảng 126 bãi cát biển lớn nhỏ, bãi nhỏ cũng có chiều dài tới 1 km. Khoảng 20 bãi biển có chiều dài từ 15 – 18 km, có dung chứa khoảng vài chục đến vài trăm nghìn người, đạt tiêu chuẩn quốc tế về chiều dài bãi tắm (16km). [30]
Các bãi biển phần lớn được hình thành do quá trình mài mòn, bồi tụ vật liệu bờ biển nên cát trắng, độ trong suốt cao từ 3 – 5 m. Bãi tắm tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 1o đến 3o. Vật liệu bãi tắm chủ yếu là cát với kích cỡ hạt mịn hoặc trung bình (md = 0,5 – 0,25 mm).
Nhiệt độ nước biển ấm áp quanh năm, trung bình từ 20o đến 25o. Trong thời kỳ hè thu, sự phân bố nhiệt độ nước tầng mặt giữa các vùng trên biển Đông rất đồng đều, đặc biệt trong tháng 8 – thời kỳ thịnh hành của gió Tây Nam, nhiệt độ của nước biển trên toàn mặt biển đạt trị số lớn nhất là trên dưới 29oC. Trong gió mùa Đông Bắc, sự phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt chịu ảnh hưởng rõ rệt của không khí lạnh với mức độ ngày càng sâu sắc ở phía bắc biển Đông. Thời kỳ gió mùa, khi ở vịnh Bắc Bộ, nhiệt độ tầng mặt xuống dưới 15oC, ở vùng biển miền Trung là 21o – 22oC thì ở Phú Quốc là 30oC tại tầng mặt và 27oC ở tầng đáy.
Bảng 2.10: Sự phân bố nhiệt độ trung bình của lớp nước mặt theo vĩ độ [27]
Sự ấm áp và ổn định về nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới là lợi thế lớn của tài nguyên biển Việt Nam, là yếu tố hấp dẫn đối tượng khách đến từ các nước hàn đới và ôn đới – nơi nước biển có khả năng xuống dưới 0o và đóng băng về mùa đông. Các tia nóng của mặt trời chiếu xuống, nước hấp thụ nhiệt độ và truyền sâu xuống đáy biển. Sức nóng của mặt trời làm nhiệt độ nước biển thay đổi không đáng kể. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm của nước biển rất ít. Khu vực biển miền Nam có khả năng khai thác cho tắm biển đêm.
Nước biển có chứa nhiều muối khoáng và các chất hữu cơ nên có màu hơi xanh, độ mặn trung bình từ 3% đến 3,5%, độ cứng cao, áp suất trong lòng chất nước cao hơn bình thường nên khi tắm biển dễ nổi, dễ vùng vẫy bơi lội, có tác dụng rèn luyện sức khoẻ. Trong nước biển có chứa những phân tử Oligo quan trọng như kali, magie, canxi… làm dịu cơn đau của cơ khớp, làm xương vững chắc. Sự thẩm thấu các chất hoá học trong nước biển qua da vào cơ thể tạo điều kiện cho cơ thể được tăng hấp thu dinh dưỡng, đào thải các chất cặn bã ra ngoài dễ dàng, da mịn và láng. Các số liệu quan trắc cho thấy chất phù sa lơ lửng có hàm lượng rất cao trong nước biển vùng ven bờ phía Bắc, trung bình 65 mg/l, ở miền Nam là 28,2 mg/l, còn ở miền Trung là thấp nhất 10 mg/l. Khu vực miền Trung do sông suối ngắn, dốc, biển sâu, đường đẳng sâu 100m nhiều nơi chỉ cách bờ 10 hải lý nên lượng phù sa tích trữ không lớn, nước biển trong xanh. Nhiều điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch nhờ độ trong xanh của nước biển như: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Văn Phong, Đại Lãnh, Cam Ranh (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận)… Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Hệ thống đảo và quần đảo phân bố tạo thành một vòng cung đảo bắt đầu từ vịnh Bắc Bộ, vòng ra vùng biển khơi ở phía đông rồi khép lại ở vùng Rạch Giá – Hà Tiên thuộc vùng phía tây đồng bằng Nam Bộ, tuy không đồng đều nhưng hầu hết các địa phương ven biển đều có đảo che chắn nên sóng thường nhỏ. Nền đáy biển chắc, không có vực thẳm, gần mặt nước không có cá đuối hay cá mập nên độ an toàn cao.
Bảng 2.12: Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ
2.2.3. Phong cảnh vùng ven bờ
Khách du lịch nghỉ dưỡng có nhu cầu được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng giữa một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Có những bãi biển hẹp, nhiều đá ngầm, nước không trong, cát không mịn… không có những bãi tắm tốt nhưng bù lại có các dạng địa hình ngoạn mục, cây cối tươi tốt, có khả năng tạo ra những khoảng không yên tĩnh cho du khách nghỉ ngơi giữa trời, biển, núi đá và bóng cây thì vẫn được xem là những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng.
Phong cảnh vùng bờ được tạo nên do sự kết hợp của sắc trời, màu nước, cỏ cây và các dạng địa hình (trong đó mặt nước và địa hình đóng vai trò tạo nền phong cảnh). Bằng đó yếu tố nhưng sự kết hợp ở mỗi nơi một khác tạo nên sự đa dạng, độc đáo cho phong cảnh.
Khác với vùng rừng núi có rừng rậm, chim thú, cây cỏ hay núi đồi trùng điệp, khác với đồng bằng có những cánh đồng phì nhiêu nặng trĩu hạt vàng hay những thị trấn sầm uất, biển có những cảnh sắc riêng, không giống hai vùng địa hình kể trên. Đó là không gian rộng lớn, thoáng đãng và khoáng đạt. Địa hình đem lại tính đa dạng cho phong cảnh vùng bờ. Khách du lịch thường không thích những địa hình quá bằng phẳng, đơn điệu mà chuộng những dạng địa hình gãy khúc, độ tương phản cao và có các hình khối độc đáo. Vùng bờ biển có phong cảnh đẹp thường có đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh, cảnh quan biển – đảo, núi – rừng xen kẽ “sơn thuỷ hữu tình”, có những vách đá, hốc đá, khối đá hình thù kỳ lạ gây ấn tượng mạnh cho du khách và là điểm nhấn cho phong cảnh. Nếu như bãi cát, địa hình ven bờ là những yếu tố tĩnh thì sóng biển và cỏ cây hoa lá là những yếu tố động mang đến sự chuyển động, sức sống, “cái hồn” cho phong cảnh.
Dải bờ biển Việt Nam có núi ăn sát ra biển, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, cồn cát…. các dạng địa hình đan xen trên những khoảng cách ngắn khiến phong cảnh luôn thay đổi đa dạng, không gian kỳ vỹ, sinh động và thơ mộng. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên biển – đảo, núi – biển hữu tình đã tạo cho du lịch biển Việt Nam có nhiều lợi thế so với du lịch trên đất liền.
Đoạn từ Móng Cái đến Hải Phòng, bờ biển gồ ghề núi lấn ra biển, biển khoét sâu vào đất liền, tạo ra những mũi đá, những vụng, vịnh muôn hình, những cửa sông hình phễu cùng với những rừng sú vẹt. Cánh cung núi đá vôi Đông Triều lún xuống bị nước biển phủ lên biến các ngọn núi thành hàng nghìn hòn đảo thiên hình vạn trạng, tạo nên một vùng thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Đồ Sơn là một bán đảo thon dài gồm chín ngọn núi kế tiếp chạy ra biển như chín con rồng nên gọi là bán đảo Cửu Long, ven các chân núi là những bãi tắm đẹp.
Tiếp với vùng bờ biển khúc khuỷu đầy núi non hang động là vùng bờ biển thấp và phẳng lì phù sa của đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình dài khoảng 150 km. Bờ biển vùng này có những cửa sông lớn dạng phễu (cửa Vạn úc) hay bị các cồn cát chặn lại (cồn Lu, cồn Ngạn ở cửa Ba Lạt sông Hồng), những sình lầy đầy sú vẹt, những cồn cát nổi lên thành nơi quần cư đông đúc hay những bãi cát phẳng lỳ ướt bóng như gương và những cồn cát còn nằm dưới mực nước biển đang cố ngoi lên mà người dân địa phương đã sớm đặt tên là những cồn Mờ, cồn Tỏ.
Những đoạn bờ biển tương đối thấp và bằng phẳng còn tiếp tục thấy ở vùng đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh. Từ Nghệ Tĩnh trở vào, dãy Trường Sơn “chỉa nhánh ra biển, non cao ngã mình xuống mặt nước, sóng vỗ chân núi, mây quyện trên đèo, phong cảnh hùng tráng”. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Đoạn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân (Thừa Thiên Huế) , bờ biển uốn cong vào lục địa. Địa hình tương đối bằng phẳng, tạo nên những bãi tắm đẹp như ở Sầm Sơn, Diễn Châu, Cửa Lò, Cửa Tùng, Thuận An… Vùng này cũng lắm sông nhiều suối. Các sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Đại, Bến Hải, sông Hương… dồn nước vào biển Đông và chia cắt bờ biển thành từng đoạn, từng đoạn. Chính những dòng sông ngắn và dốc này nhận nước và khối lượng cát, phù sa từ núi rừng Trường Sơn cùng với các dòng trầm tích biển đã bồi đắp nên những dải đồng bằng hẹp, những cồn cát cằn khô, những đầm phá dài hàng chục cây số ven biển như phá Tam Giang, đầm An Truyền, Thanh Lâm, Cầu Hai, Lăng Cô… Một cảnh đẹp nổi tiếng là đèo Hải Vân, vượt qua một khối núi đá hoa cương hùng vĩ ở độ cao gần 500m trông thẳng xuống biển Đông mênh mông, chân dầm nước biển, đúng với cái tên Hải Vân.
Kiểu bờ biển phẳng và tương đối bằng phẳng đã hoàn thành chấm dứt ở mũi đèo Hải Vân. Bắt đầu từ phía nam đèo Hải Vân, bờ biển hoàn toàn đổi khác. Những hòn đảo trước kia chơi vơi trong sóng nước nay đã gắn với đất liền, hình thành các bán đảo như Sơn Trà, khối núi Ba Làng An…. Những vùng biển nông được lấp thành đồng ruộng nay được khép gần như kín lại, làm xuất hiện những đầm lớn như đầm Sa Huỳnh, đầm Ông Tong, đầm Ô Loan. Bán đảo Sơn Trà cùng với núi Hải Vân vây biển thành cái vụng rộng và kín, mặt nước phẳng lặng trong xanh, gọi là vũng Đà Nẵng. Từ chân núi Sơn Trà chạy dài về phía nam là dải cát dài 15 km có đoạn hình cong như lưỡi liềm (bãi cát Nam Ô), đoạn kéo dài 8km thẳng tắp như Mỹ Khê Bắc, Mỹ An, đến Ngũ Hành Sơn mới chếch ra phía biển. Phần giữa từ bán đảo Sơn Trà đến mũi Ô Cấp, đường bờ biển lượn lồi hình cánh cung hướng ra biển cả trông như một “bao lơn trên Thái Bình Dương”. Những khối núi cuối cùng của Trường Sơn chạy ra tận biển, rồi thình lình sững lại trước cảnh trời nước bao la, tạo cho vùng bờ biển ở đây trở nên lởm chởm, dựng đứng. Hơn 200 km từ Quy Nhơn đến Mũi Dinh là đoạn bờ khúc khuỷu nhất Việt Nam. Nhiều mũi đá đồ sộ đâm ra biển như mũi Lớn, mũi Nạy… đồng thời biển cũng ăn sâu vào bờ tạo ra các vịnh đẹp nổi tiếng như Văn Phong, Nha Trang, Cam Ranh… Nhiều hòn đảo trước kia chơi vơi trong sóng nước, nay đã gắn với đất liền, hình thành các bán đảo như bán đảo Hòn Gốm, bán đảo Cam Ranh.
Đoạn từ Phan Rang đến Vũng Tàu, bờ biển khá cao, hệ sinh thái cát điển hình và nhiều múi đá nhô ra biển như mũi Né ở Bình Thuận, mũi Kê Gà ở Bình Tuy, mũi Vũng Tàu ở Phước Tuy…
Qua khỏi Vũng Tàu là bờ biển Nam Bộ. Bờ biển rất thấp và có nhiều cửa sông chia cắt của đồng bằng sông Cửu Long là đoạn bờ biển đồng bằng dài nhất ở ven biển Đông: 450 km. Dòng chảy rắn của sông Cửu Long lên tới 1 tỷ m3 phù sa mỗi năm. Tốc độ lấn ra biển của vùng bờ thấp này khá cao, cực đại tới 50 – 80m/năm. Chính do khối lượng phù sa khổng lồ được tải ra biển hàng năm này mà dòng nước và sóng biển đã góp phần tạo thành bán đảo Cà Mau rộng lớn ở miền Nam nước ta. Vùng ven biển này nổi tiếng về các bãi lầy rất thấp với những rừng đước cây cao, dày đặc, rộng mênh mông.
Trên đoạn cuối cùng của bờ biển Việt Nam, từ Hòn Chồng đến Hà Tiên, dài chừng 35 km, bờ biển lại trở nên khúc khuỷu, đồi núi nhấp nhô. Các dãy núi đá vôi Hà Tiên gợi lại khung cảnh như vịnh Hạ Long tại đầu mút phía nam của dải bờ biển.
Đặc điểm địa hình tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du lịch trên dọc chiều dài đất nước như vịnh Hạ Long, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, vịnh Nha Trang… Vịnh Hạ Long nơi tập trung gần 3000 đảo đá vôi lớn nhỏ tiêu biểu cho kiều địa hình karst ngập nước, cảnh quan đặc biệt hấp dẫn đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới vào các năm 1995, 2000 và đang nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên thế giới. Năm 2005, Nha Trang được bình chọn là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Tạp chí Forbes uy tín của Mỹ bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh cùng với… Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển đẹp nhất thuộc Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà như: vũng Rô, Đại Lãnh, Văn Phong, Dốc Lết, Bãi Tiêu, Đồng Đế, Nha Trang, Hòn Trũ, bãi biển Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Bình Châu – Long Hải – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng tàu), Hòn Chông (Hà Tiên)… Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình ở nước ta tồn tại nhiều vật thể có dáng tự nhiên song rất gần gũi với đời thường, có giá trị thẩm mỹ và tính liên tưởng cao, lại được mang tải các sự tích và truyền thuyết. Đó là các di tích tự nhiên thu hút sự chú y của du khách như: Hòn Gà Chọi (Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh), Hòn Trống Mái (Thanh Hoá), Hòn Chồng (Nha Trang), Hòn Phụ Tử (Kiên Giang), Bãi Đá Nhảy (Quảng Bình), Ghềnh Ráng (Bình Định), Ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên), Ghềnh Son (Bình Thuận)…
Vùng ven biển Việt Nam còn là nơi có nhiều hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng cao. Dọc theo bờ biển có 60 vạn ha đất cát ven biển, trên đó hình thành các hệ sinh thái vùng cát gồm nhóm hệ sinh thái trảng cây bụi, nhóm các hệ sinh thái rừng phi lao (rừng dương) trên đất cát; nhóm các hệ sinh thái nông nghiệp trên đất cát.
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc trưng cho vùng bờ biển nhiệt đới. Việt Nam có khoảng 300.000 hecta rừng ngập mặn trải suốt ven biển từ Bắc vào Nam, tập trung với diện tích rộng lớn ở ven biển các tỉnh phía Nam. Đặc biệt rừng ngập mặn U Minh rộng tới trên 2.000 km2 là rừng ngập mặn lớn thứ hai của thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn (Braxin). Thành phần các loài thực vật phong phú: tràm, đước, sú, vẹt, bần, dà… Rừng ngập mặn cũng được xem là nơi có sự đa dạng sinh học. Ngoài sinh vật sống cố định trong rừng, còn có khá nhiều loài động vật di cư (như một số loài chim) hay là nơi sinh sản và nuôi dưỡng một số động vật khi còn nhỏ. Vì thế, nó được mệnh danh là “vườn trẻ” của thế giới sinh vật. Theo số liệu thống kê năm 2003, trong số 25 vườn quốc gia của Việt Nam, có 7 vườn quốc gia thuộc các tỉnh ven biển là Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bến En (Thanh Hoá), Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), U Minh Thượng (Kiên Giang). Vùng ven biển có 22/55 khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, trong đó có nhiều khu bảo tồn có giá trị du lịch như Sơn Trà, Bà Nà thuộc Đà Nẵng, Cù Lao Chàm ở Quảng Nam, Hòn Mun ở Khánh Hoà, Núi Chúa ở Ninh Thuận, Bình Châu – Phước Bửu ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong số 34 khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường trên toàn quốc thì 17 khu tập trung ở vùng ven biển, điển hình là các khu Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hoa Lư, Ngọc Trạo, Nam Hải Vân, Bắc Hải Vân, đèo Cả – Hòn Nưa…
2.2.4. Hải đảo Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Đảo là kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ trái đất trong mối tương tác giữa biển và lục địa. Thuộc vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo. Về phân bố, khoảng 3000 đảo ở ven biển tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi tập trung thứ hai là các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau trên vịnh Thái Lan (trên 100 đảo), còn lại rải rác ở ven biển miền Trung. Khoảng cách giữa đất liền và đảo rất khác nhau: đảo Cái Bầu chỉ cách đất liền một rạch triều, trong khi đảo Bạch Long Vỹ cách Hải Phòng tới 135 km; đảo Hòn Hải cách Phan Thiết tới gần 155 km; đảo Thổ Chu cách cửa Ông Đốc (Kiên Giang) tới 146 km; quần đảo Hoàng Sa nằm cách Đà Nẵng tới 350 km và quần đảo Trường Sa nằm cách vịnh Cam Ranh hơn 450 km. Các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vỹ… làm nên hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam có khoảng hơn 2770 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích phần đất nổi khoảng 1700 km2.
Về cấu tạo địa chất, các đảo có sự phân hoá theo vùng. Ven bờ vịnh Bắc Bộ, các đảo chủ yếu cấu tạo từ cacbonat. Dưới chân đảo là những cung bờ lõm với các địa hình tích tụ cát thạch anh trắng mịn, là những bãi tắm lý tưởng với những kích thước khác nhau từ vài chục mét đến vài trăm mét, thậm chí vài ba nghìn mét (Cô Tô, Ngọc Vừng, Cái Bầu…). Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, Hạ Long – Cát Bà đã phát hiện 139 bãi cát với diện tích lớn nhỏ khác nhau, đa số dưới 1 ha, trên 1 ha có 12 bãi. [23] Sườn đón gió là những vách đá dốc dựng đứng. Địa hình chịu tác động mạnh của các quá trình thuỷ động lực và vận động kiến tạo hình thành một quần thể các đảo có kiến trúc hùng vỹ với các sườn, vách dốc đứng với các khối đổ lở chồng chất và các hốc đá sóng vỗ… Các đảo cấu tạo từ đá granit ở vùng biển ven bờ miền Trung có các khe nứt, các hốc đá cheo leo là những nơi cư trú của chim yến như Hòn Khô, Hòn Lao, Cù Lao Chàm và các đảo ở vùng biển Nha Trang, Khánh Hoà. Địa hình, bố cục độc đáo và đa dạng của vô số hòn đảo trong một không gian rộng lớn tạo ra ấn tượng hoành tráng và kỳ bí, lại được thay đổi liên tục theo ánh sáng và thời tiết. Những đảo hoang vắng ở giữa biển khơi, cách bờ hàng trăm hải lý như Hoàng Sa, Trường Sa thường là các đảo san hô, những hòn đảo là đỉnh núi lửa trước đây, những loại đảo hình vành khuyên (mà các nhà khoa học gọi tên là atoll) những rạn đá ngầm và bãi cạn san hô.
Về diện tích, 97% là các đảo nhỏ hơn 0,5 km2. Các đảo lớn từ 1 km2 trở lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ 10 km2 đến 567km2.
2.2.5. Đánh giá chung
a) Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng vùng biển Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng mà còn đặc sắc, độc đáo làm cơ sở cho việc xây dựng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao.
Với ba mặt giáp biển, khí hậu Việt Nam mang tính chất hải dương rõ nét và môi trường vùng biển trong lành rất có lợi cho sức khoẻ của con người. Khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khách Châu Âu mong muốn được tận hưởng ánh nắng chói chang của vùng biển nhiệt đới như ở Việt Nam, nhất là lúc đang vào thời kỳ mùa đông ở xứ sở của họ khi họ phải xây dựng các hồ chứa nước biển đã được đun ấm mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp dài trên 16 km – tiêu chuẩn quốc tế về chiều dài của bãi biển – có giá trị hạt nhân hình thành các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Hiện tại, 7/8 di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới, cả vật thể và phi vật thể ở Việt Nam đều nằm trên địa bàn vùng ven biển.
Vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang được xếp là 2 trong tổng số 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Nhiều eo vụng sóng yên biển lặng thuận lợi cho du ngoạn…
Các vùng nhiệt đới thuộc khu vực Trung Mỹ, Đông Nam Á, vùng đảo Tây – Nam Thái Bình Dương với ưu thế về tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển là đối thủ cạnh tranh mạnh đối với Việt Nam. Lợi thế của Việt Nam là môi trường tự nhiên sơ khai với những dấu ấn tự nhiên đậm nét và hầu hết các nguồn tài nguyên còn được bảo tồn. Việt Nam là sự lựa chọn mới đối với du khách quốc tế. Những bãi biển hoang sơ, nhiều đảo ven bờ tài nguyên còn ở dạng tiềm năng, có khả năng bổ sung nhiều điểm đến mới cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Dọc chiều dài đất nước, có nhiều bãi biển nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Thanh, Cửa Đại (Quảng Nam), Phan Thiết Mũi Né (Bình Thuận), Nha Trang, Dốc Lết (Khánh Hoà), Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu)… hàng ngàn đảo ven bờ với vẻ đẹp thiên nhiên không trùng lặp cho du khách nhiều cơ hội lựa chọn và thật nhiều cơ hội khám phá. Lãnh thổ Việt Nam hẹp ngang, kéo dài theo vĩ tuyến với 29 tỉnh thành ven biển nên ở bất cứ nơi nào trong nước cũng có thể ra nghỉ mát ở ven biển ngay trong phạm vi tỉnh mình hoặc tỉnh bạn ở gần không quá vài trăm kilômét. Ngoài ra, đất nước phát triển trong môi trường an ninh, chính trị ổn định là điều kiện hết sức quan trọng để du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng phát triển.
Báo Tin tức (Nga) số ra ngày 28/1/2005 ca ngợi Việt Nam có thiên nhiên phong phú, đẹp, còn mang nhiều nét hoang sơ, nhiều công trình kiến trúc văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thực phẩm đa dạng, hợp khẩu vị và rất rẻ, giá khách sạn thấp, hàng hoá đủ chủng loại và hợp túi tiền, người dân mến khách và an ninh tốt. Báo Sự thật Thanh niên ra ngày 26/10/2005 đăng bài của nữ tác giả T. Xa-mô-khi-na kể lại những ấn tượng sâu sắc sau chuyến đi du lịch Việt Nam và qua đó đánh giá cao sự hấp dẫn của Việt Nam như một địa chỉ du lịch, nghỉ ngơi và mua sắm của người Nga. Tác giả nhận xét rằng “tắm biển Đông thật là tuyệt!”. Tạp chí Đức Tôm-mi khẳng định: trong tương lai gần Việt Nam có thể trở thành một địa điểm hết sức hấp dẫn cho những chuyến du lịch Châu Á. Với thời tiết lý tưởng quanh năm cho các hoạt động du lịch và được coi là địa điểm du lịch an toàn nhất, những bãi biển đẹp đầy ánh nắng mặt trời, trải dài khắp đất nước, với những con người thân thiện, hiền lành, thiên nhiên còn nguyên sơ và những khách sạn đầy đủ tiện nghi với đủ mọi thứ hạng, Việt Nam sẽ làm du khách hào hứng với một nền văn hoá phong phú, giàu bản sắc dân tộc từ Bắc vào Nam… Những bãi biển tuyệt đẹp ở Việt Nam làm cho nhiều du khách cứ như tưởng mình lọt vào một thiên đường. Chuyên mục Đông Dương của tờ Nhà Quản lý (Thái Lan) có bài “Hậu sóng thần – du khách Châu Âu đổ tới Việt Nam”. Bài viết có đoạn: các chuyên gia kinh doanh du lịch từ Tây Âu đều nhất trí ghi nhận du lịch Việt Nam đang trở thành xu thế thị hiếu mới. Đặc biệt sau thảm hoạ sóng thần ở một số quốc gia Châu Á, Việt Nam đang trở thành lựa chọn mới. Khu du lịch Mũi Né của Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng thay thế Phu Ket của Thái Lan…
b) Khu vực có ưu thế nổi trội về tài nguyên, thích hợp nhất cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là vùng ven biển miền Trung, đặc biệt đoạn từ Đà Nẵng đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Nha Trang, Phú Quốc là “thiên đường của du lịch nghỉ dưỡng”. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Tài nguyên du lịch vùng biển Việt Nam đa dạng và phong phú, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, là tiền đề quan trọng để phát triển nhiều loại hình du lịch biển hấp dẫn bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao – mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch thăm quan – nghiên cứu, du lịch tàu biển, du lịch hội nghị – hội thảo…
Căn cứ đặc điểm các giá trị tài nguyên và sự phân bố của chúng theo lãnh thổ, chúng ta xác định các sản phẩm du lịch biển đặc thù cho từng khu vực hay từng điểm tài nguyên. Du lịch bơi lặn thể thao trên mặt biển phù hợp ở Thuận An, Mỹ Khê, Long Hải, Đại Lãnh, Cửa Tùng, Sa Huỳnh, Tam Thanh… Những yếu tố hội đủ đối với môn lướt ván diều, lướt ván buồm như yêu cầu biển có gió, nắng ấm – tất cả đều có ở Phan Thiết. Tại Vũng Tàu, Bãi Sau (bãi Thuỳ Vân) dài 8 km, thoải, trắng mịn, dành cho khách thích tắm biển còn bãi Nghinh Phong sóng dồn dập dành cho đối tượng khách thích mạo hiểm và khách thích câu cá. Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất Việt Nam, có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến bốn bãi được ghi nhận là có trên 1000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (dugong) có cuộc sống không tách rời khỏi các thảm cỏ biển. Thế mạnh của Côn Đảo là du lịch du lịch tham quan – nghiên cứu.
Khu vực đặc biệt thuận lợi về mặt tài nguyên cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là vùng ven biển miền Trung. Cụ thể:
Về mặt khí hậu (căn cứ chủ yếu vào yếu tố nhiệt độ và lượng mưa trung bình) sẽ thấy mức độ thuận lợi cho du lịch biển nói chung và du lịch nghỉ dưỡng biển nói riêng của các địa phương, các vùng là không như nhau. Khu vực miền Nam, đặc biệt đoạn từ Đà Nẵng – Quảng Nam trở vào quanh năm có nền nhiệt độ cao, biên độ dao động nhiệt nhỏ, ít có bão cũng như các hiện tượng thời tiết bất thường là khu vực có khí hậu thuận lợi nhất.
Bảng 2.14: Bảng nhiệt độ bình quân tháng (đơn vị: oC) [2]
Bảng 2.15: Bảng phân bố lượng mưa trong năm (đơn vị: mm) [2]
Trong khi đó, vùng ven biển phía Bắc lại tập trung nhiều di tích lịch sử văn hoá, thế mạnh của vùng là du lịch thăm quan. Khu vực Nam Bộ, bờ biển rất thấp và bị chia cắt bởi các cửa sông Cửu Long. Rừng nước mặn vùng Tây Nam Bộ có tính điển hình, thế mạnh nổi trội của vùng trước hết là du lịch sinh thái.
Với tiềm năng về tài nguyên, Nha Trang có thể trở thành thành phố nghỉ dưỡng biển lý tưởng. Nha Trang có khí hậu gió mùa cận xích đạo khô ráo quanh năm. Suốt 12 tháng, lúc nào bờ biển cũng tràn ngập ánh nắng. Nhiệt độ trung bình trên 23oC. Các tháng nóng nhất trên 28oC rơi vào từ tháng 5 đến tháng 9 lại chính là thời kỳ gió nam thổi mạnh nhất nên trời vẫn mát, bãi biển từ sớm cho đến chiều tối lúc nào cũng đông người hóng gió và tắm nắng. Chỉ từ tháng 9 đến tháng 12 mới có mưa do gió đông bắc từ biển thổi vào nhưng trời vẫn không lạnh. Vào tháng 1, 2 có những đêm trời hơi lành lạnh, có khi xuống tới 15oC nhưng rất hãn hữu. Tháng 1 là tháng nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất trong năm thì cũng là 20,5oC, chưa xuống dưới 200C là giới hạn nhiệt độ tiêu chuẩn của mùa hè. Nha Trang có trên 320 ngày nắng trong năm. Mưa ở Nha Trang ít, lượng mưa trung bình 1358 mm (dưới mức trung bình của cả nước). Nha Trang nằm trong một lòng chảo, phía bắc là đèo Đại Lãnh, phía nam là đèo Cả, vào mùa hè, gió nam thổi dọc theo bãi biển, không tích luỹ được mây để sinh ra mưa. Số ngày mưa khoảng 49 ngày. Lượng mưa không đáng kể, bão tố hầu như không có, khách đến không phải bận tâm đến thời tiết xấu. Người Nha Trang không biết đến mưa phùn gió bấc cũng như cái nóng như thiêu, như rang của gió Lào, suốt 12 tháng gió chỉ mang cái mát rượi của biển khơi. Bác sĩ Yéc xanh xác nhận: khí hậu Nha Trang chứa nhiều ion iốt, ion brôm và clo kích thích hô hấp làm cho con người thở mạnh và sâu, máu đưa được nhiều ôxy tới cho các tổ chức tế bào, làm tăng các chất trong cơ thể, khiến người ta ăn được, ngủ được, da dẻ hồng hào, tinh thần sảng khoái. Bên cạnh ưu thế lớn về khí hậu, Nha Trang còn là vùng cát trắng dương xanh, bảy kilômét bờ biển toàn những bãi tắm đẹp ôm lấy vòng ngoài thành phố. Trời Nha Trang xanh ngắt quanh năm chẳng khác gì bầu trời Địa Trung Hải. Nha Trang tuy trông thẳng ra biển khơi, không ở một vũng vịnh nào, mặt biển không yên tĩnh như vịnh Hạ Long nhưng khi đến gần bờ, sóng không dữ chút nào, nhất là vào mùa gió nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió này thổi gần như vuông góc với hướng sóng quét vào bờ do đó sóng chỉ rạt rào đưa nhẹ, lại thêm thuỷ triều lên xuống điều hoà không mạnh lắm khiến cho trẻ nhỏ cũng như người yếu , người đang dưỡng bệnh đều có thể tha hồ giỡn sóng. Ngoài lợi thế về tài nguyên, không gian du lịch này còn có điều kiện tiếp cận thuận lợi bằng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường biển (cảng Nha Trang) và đường không (sân bay Tuy Hoà, Nha Trang, Cam Ranh), lại là đầu mối của đường 21 lên Buôn Ma Thuật, sang Cămpuchia và lên Đà Lạt giao thông liên lạc hết sức thuận lợi. Với hải đảo, những địa điểm thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng là những đảo có diện tích rộng, nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp, hoang sơ, đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành, mát mẻ. Là hòn đảo ven bờ lớn nhất Việt Nam với diện tích tự nhiên gần 600 km2, Phú Quốc hội tụ nhiều loại tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn. Nhiệt độ quanh năm mát mẻ chỉ từ 24 đến 27oC. Do độ ẩm lớn nên nắng dù chói chang nhưng lại không gây cảm giác rát da. Phú Quốc có hàng chục bãi biển đẹp: bãi Kem có bờ cát trắng mịn, bờ thoải có thể đi vài mươi thước mà ngấn nước vẫn chưa tới ngực; bãi Sao nằm ở Tây Nam của đảo dài khoảng 7 km ôm thành hình vòng cung, nước trong vắt và rất thoải; bãi Trường nổi tiếng vì độ dài hơn 20 km gồm nhiều đoạn bãi nhỏ nối liền nhau bởi những ghềnh đá, cây xanh và làng chài… Phú Quốc còn giữ nguyên được rừng nguyên sinh với hơn 900 loài thực vật và các thắng cảnh trong rừng nổi tiếng như suối Tranh, suối Đá Bàn, động Hang Dơi. Nằm trong ngư trường giàu có bậc nhất Việt Nam nên cá, tôm Phú Quốc nhiều và ngon. Về vị trí, từ Phú Quốc đi tỉnh Jak – Thái Lan, tàu cao tốc chạy khoảng 20 giờ, từ Phú Quốc bay đi Malaysia và Phú Quốc đi Singapore còn gần hơn từ Phú Quốc đi Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu tính từ Rạch Giá thì Phú Quốc cách thị xã này 120 km, đi tàu cao tốc hết 2,5 giờ, cách Hà Tiên chỉ có 46 km… Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
c) Điều kiện khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển tương đối thuận lợi
- Điều kiện thuận lợi về nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng
Theo tác giả Phạm Trung Lương, du lịch biển được phân thành hai nhóm chính là đi du lịch vì ý thích và đi du lịch vì nghĩa vụ. Trong nhóm đi du lịch vì ý thích có hai loại: đi du lịch vì những sở thích chung và đi du lịch vì sở thích đặc biệt. Thị trường khách du lịch có sở thích chung thường là những thị trường chính, trong khi đi du lịch vì sở thích đặc biệt là thị trường nhỏ, đặc biệt (nicke market).
Du lịch nghỉ dưỡng biển được xếp vào nhóm đi du lịch vì sở thích chung, số lượng khách có nhu cầu nghỉ dưỡng lớn. Du khách nước ngoài đến Việt Nam không có điều kiện nghỉ ngơi và tắm biển ấm như tại Việt Nam nên họ thường dành 50 – 70% thời gian tour đến Việt Nam gắn liền với biển và những vùng gần biển. Vì vậy, du khách nước ngoài thường chỉ dừng lại ở những đô thị lớn một vài đêm, sau đó di chuyển ra miền Trung để thưởng thức khí trời mát mẻ và những bãi biển tuyệt vời của Việt Nam. Bãi tắm biển đêm tại khu vực Mỹ Khê (Đà Nẵng) nhiều du khách sau khi đi chơi Hội An, Mỹ Sơn, Huế trở về Đà Nẵng đã chiều tối nhưng vẫn có nhu cầu tắm biển. Người dân thành phố sau một ngày làm việc đến chiều tối cũng muốn tắm biển trong mùa hè nóng bức… Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là một xu thế tất yếu nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch và của cộng đồng địa phương. Nhu cầu nghỉ dưỡng tăng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội và đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của du lịch biển Việt Nam.
- Điều kiện thuận lợi về chiến lược, chính sách phát triển
Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị (khoá VII), các chỉ thị 339/TTg và 171/ TTg của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế để phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế – xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc” (trích Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII). Các ngành kinh tế biển chủ yếu, trong đó có du lịch, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và lộ trình phát triển nhằm mục tiêu: xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu với một số ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tích luỹ cao và ổn định, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân; xây dựng kinh tế – xã hội vùng biển và hải đảo trở thành vùng phát triển năng động, thúc đẩy các vùng trong cả nước phát triển, đồng thời trở thành cửa mở lớn thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác và đấu tranh giữ vững an ninh, chủ quyền của đất nước. Nhiệm vụ của phát triển du lịch biển theo tinh thần nghị quyết 03NQ/TW là “cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư đồng bộ, hợp tác liên doanh với nước ngoài, hình thành các quần thể du lịch, kết hợp nhiều mặt: nghỉ ngơi, giải trí, thăm quan, nghỉ dưỡng”.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Ngành từng bước được hoàn thiện, bao quát tương đối đầy đủ các lĩnh vực hoạt động của ngành. Tiêu biểu có thể kể đến: Pháp lệnh Du lịch (1999), các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp lệnh, quy chế bảo vệ trong lĩnh vực du lịch, Luật Du lịch (2005). Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Quyết định về việc giảm lệ phí nhập cảnh đối với khách du lịch. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì thế hoạt động du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng có thể bị điều chỉnh bởi những văn bản quy phạm pháp luật ở những lĩnh vực có liên quan. Tiêu biểu có thể kể đến: Luật Bảo vệ Môi trường 1993, Luật Di sản Văn hoá 2000, Luật Bảo vệ rừng, Luật Thuỷ sản 2003, Luật Tài nguyên nước 1998 và các nghị quyết, thông tư, quyết định hướng dẫn có liên quan. Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng du lịch, các trung tâm du lịch đã được thực hiện. Đây là căn cứ quan trọng để các địa phương ở vùng ven biển thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình. Cho tới nay, 100 % các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương giai đoạn đến năm 2010. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển Việt Nam đến năm 2010 đã xác định được các vùng có tiềm năng phát triển du lịch biển lớn là: Móng Cái, vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò – Đá Nhảy, Huế – Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Côn Đảo và Phú Quốc. Tại những khu vực này có thể hình thành các quần thể du lịch biển hiện đại tầm cỡ quốc tế. Cuối năm 2007, Tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ trình Chính phủ đề án phát triển du lịch biển, đảo mục tiêu năm 2010 và tầm nhìn 2020. Bên cạnh các dự án quy hoạch do ngành thực hiện, Tổng cục Du lịch đã chủ động phối hợp với Tổ chức Du lịch Thế giới, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA) và chuyên gia Cu Ba thực hiện thẩm định một số quy hoạch du lịch quan trọng như: Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Quy hoạch phát triển du lịch vùng ven biển miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận); Quy hoạch phát triển du lịch Cửa Lò (Nghệ An), Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang); thẩm định kết quả quy hoạch phát triển du lịch Vịnh Văn Phong – Đại Lãnh (Khánh Hoà) và Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
- Điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt các tuyến quốc lộ xuyên Việt quốc lộ 1A được nâng cấp cùng với việc xây dựng quốc lộ 10, tạo điều kiện gắn kết các địa phương vùng ven biển trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung, du lịch nói riêng. Một số đường quốc lộ như quốc lộ 18, quốc lộ 51B… được nâng cấp gắn kết hoạt động du lịch của hai trung tâm du lịch quan trọng nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với du lịch biển. Từ các đô thị, cảng biển, hệ thống quốc lộ Đông Tây, nối liền vùng ven biển Việt Nam với những lãnh thổ phía Tây đất nước và xa hơn với các nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch biển.
Hệ thống đường sắt quan trọng nhất và có ý nghĩa là tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc Nam từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt này thúc đẩy nhanh sự phát triển của du lịch biển khi nó được hoà vào hệ thống đường sắt xuyên Á.
Trên chiều dài 3260 km bờ biển từ Mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), hiện có 73 cảng biển lớn nhất, phần lớn tập trung ở miền Trung và Đông Nam Bộ, trong đó có một số cảng biển đã đón tàu du lịch Star Cruise cập bến như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Có nhiều tuyến đường biển trong nước và quốc tế đanghoạt động như tuyến Hải Phòng – thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng – Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh – Rạch Giá… Băng Cốc, Hải Phòng đi Hồng Kông, Manila, Tôkyô…
Cả nước hiện nay có 14/18 sân bay, trong đó có 2/3 sân bay quốc tế, đang khai thác ở vùng ven biển, đó là: Cát Bi (Hải Phòng); Vinh (Nghệ An); Phú Bài (Huế); Đà Nẵng; Phù Cát (Bình Định); Tuy Hoà (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà); Vũng Tàu, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu); Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh); Cà Mau (Cà Mau); Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang). Trong số các sân bay trên có nhiều sân bay mới được nâng cấp, mở rộng như sân bay Phú Bài, Côn Đảo, Phú Quốc… góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch biển phát triển.
Hệ thống đô thị Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng ven biển với 43 đô thị từ cấp thị xã trở lên, trong đó có 01 đô thị đặc biệt (thành phố Hồ Chí Minh); 03 đô thị loại 1, 5 đô thị loại 2; 7 đô thị loại 3 và 27 thị xã. Hệ thống đô thị có vị trí quan trọng trong tổ chức hoạt động du lịch theo lãnh thổ, trong đó các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 đều là các trung tâm vùng du lịch. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống vùng ven biển hiện nay sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch biển. Hàng không có khả năng nối kết các tour dài và liên quốc gia, thu hút đa dạng hơn du khách, mặt khác có thể tập trung cho các hoạt động du lịch đích thực.
Sự phát triển mạnh của một số ngành như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông dẫn đến sự phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng và vật chất kỹ thuật, cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch biển. – Điều kiện khai thác tài nguyên tại các hải đảo gặp nhiều khó khăn Do vị trí đảo nằm trên biển lại có địa hình hiểm trở nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất khó khăn hơn so với việc đầu tư phát triển du lịch trên đất liền. Đầu tư vào xây dựng tại đảo rất tốn kém thông thường gấp đôi ở đất liền do công vận chuyển vật liệu cao. Nhân lực cũng là một vấn đề. Các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế muốn tồn tại phải kéo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn từ các thành phố lớn ra nhưng dù trả lương cao nhưng họ thường bỏ về trước thời hạn. Còn đào tạo nhân lực tại chỗ thì phải có một thời gian dài.
Giao thông tới đảo Cô Tô rất hạn chế. Mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu từ đảo vào đất liền và một chuyến từ đất liền ra đảo. Phương tiện vận chuyển tại đảo ít. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hầu như chưa có gì ngoài một nhà khách của Uỷ ban huyện có hơn chục phòng và một vài nhà khách nhỏ của các ngành chức năng như bưu điện, thuế. Cô Tô chưa có nhà hàng mà chỉ có một vài quán ăn đơn giản. Cô Tô chưa có mạng lưới điện quốc gia, nguồn cung cấp điện chính là các máy phát và nguồn điện năng lượng mặt trời, điện không đủ cung cấp cho dân và cho hoạt động kinh tế xã hội nên điện thường được cung cấp theo giờ nhất định… Hơn nữa do Cô Tô là đảo tiền tiêu nên hiện nay việc đưa khách ra đảo phải xin giấy phép biên phòng cũng là một trở ngại cho việc thu hút khách du lịch. Với điều kiện như vậy, Cô Tô không đủ khả năng tiếp đón khách với số lượng lớn. Nhu cầu đi du lịch tới đảo Cô Tô hầu như chưa có vì những hạn chế trên và chưa có thông tin và các hoạt động giới thiệu, quảng bá Cô Tô. Thông tin chung về đảo và tiềm năng du lịch rất thiếu. Chưa có ấn phẩm, tài liệu giới thiệu đầy đủ về tiềm năng du lịch của đảo.
Tiểu kết chương 2 Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển là các thành phần và tổng thể tự nhiên thuộc vùng ven biển và hải đảo có thể khai thác, sử dụng để tạo nên các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển. Các loại tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển chủ yếu bao gồm: khí hậu hải dương, bãi tắm, mặt nước ven bờ, hải đảo và phong cảnh vùng bờ.
Khí hậu Việt Nam với đặc trưng nóng ẩm, ít biến động tạo những điều kiện sống thoải mái, dễ chịu, tốt cho sức khỏe của con người. Thời tiết vùng ven biển về mùa hè mát, mùa đông ấm, ban ngày ít nóng, ban đêm ít lạnh thích hợp cho đối tượng khách nghỉ dưỡng. Vùng biển và ven biển Việt Nam vẫn bảo lưu được môi trường trong lành.
Bờ biển Việt Nam kéo dài trên 3260 km, dọc ven bờ đã xác định khoảng 126 bãi cát biển lớn nhỏ, trong đó có khoảng 20 bãi biển có chiều dài từ 15 – 18 km, có dung chứa khoảng vài chục đến vài trăm nghìn người, đạt tiêu chuẩn quốc tế về chiều dài bãi tắm. Các bãi biển phần lớn được hình thành do quá trình mài mòn, bồi tụ vật liệu bờ biển nên cát trắng, độ trong suốt cao, vật liệu bãi tắm chủ yếu là cát với kích cỡ hạt mịn hoặc trung bình. Bãi tắm tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 1o đến 3o. Sự ấm áp và ổn định về nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới là yếu tố hấp dẫn đối tượng khách đến từ các nước hàn đới và ôn đới. Hệ thống đảo và quần đảo tuy không đồng đều nhưng hầu hết các địa phương ven biển đều có đảo che chắn nên sóng thường nhỏ. Nền đáy biển chắc, không có vực thẳm, gần mặt nước không có cá đuối hay cá mập nên độ an toàn cao.
Dải bờ biển Việt Nam có núi ăn sát ra biển, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, cồn cát…. các dạng địa hình đan xen trên những khoảng cách ngắn khiến phong cảnh luôn thay đổi đa dạng, không gian kỳ vỹ, sinh động và thơ mộng.
Với địa thế độc lập, cách ly với lục địa, yên tĩnh, trong lành cộng thêm hình thái đặc biệt của cảnh quan, nhiều hải đảo Việt Nam có sức cuốn hút đặc biệt với đối tượng khách du lịch nghỉ dưỡng. Luận văn: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.
Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng vùng biển Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại mà còn có nhiều loại tài nguyên đặc sắc làm căn cứ cho việc xây dựng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao. Khu vực có ưu thế nổi trội về tài nguyên, thích hợp nhất cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là vùng ven biển miền Trung, đặc biệt đoạn từ Đà Nẵng đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách lớn cùng với các điều kiện về chiến lược, chính sách du lịch, về cơ sở hạ tầng cho thấy Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi thuận để khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com