Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Trong Chương II tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài, chương này sẽ thiết kế nghiên cứu dựa trên mô hình đã đề xuất và kiểm định mô hình đã đặt ra.
CHƯƠNG III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài được tiến hành theo các bước như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.2. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện để khám phá các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của khách du lịch để hiệu chỉnh, bổ sung các thang đo cho phù hợp với ngành du lịch tại địa phương cũng như phù hợp với đề tài nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu định tính này nhằm xây dựng một bảng câu hỏi để phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng hình thức thảo luận nhóm tập trung, mục đích nhằm khẳng định các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh, xây dựng các biến quan sát đo lường các yếu tố này theo mô hình nghiên cứu đã được tác giả đề xuất trước đó. Trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh và phát triển bổ sung biến quan sát đo lường các yếu tố này.
Các thành viên tham gia thảo luận gồm năm hướng dẫn viên du lịch, năm khách du lịch đã từng tham gia du lịch Tây Ninh và ba chuyên gia về du lịch hiện đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh (phụ lục 1). Phương thức thảo luận là dưới sự điều khiển của tác giả, các thành viên trong nhóm nêu ra ý kiến của mình theo các nội dung trong dàn bài thảo luận mà tác giả đã đưa. Các thành viên trong nhóm cũng đưa ra quan điểm của mình về ý kiến khác. Trên cơ sở các ý kiến trong cuộc thảo luận tác giả tiến hành hiệu chỉnh, bổ sung, phát triển các biến quan sát, lập bảng câu hỏi phỏng vấn hoàn chỉnh nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
Kết thúc cuộc thảo luận và sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận, kết quả được đưa ra như sau: Các thành viên của nhóm thảo luận và các chuyên gia về du lịch đều thống nhất khẳng định năm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là: tài nguyên du lịch, đánh giá về giá cả, an ninh và môi trường, cơ sở hạ tầng, nhân viên phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, điểm du lịch núi Bà Đen là điểm du lịch trọng yếu của tỉnh Tây Ninh, các thành viên trong nhóm đề xuất nên lồng ghép các thang đo của nhân tố tính thân thiện bằng một số nhận xét của du khách về điểm du lịch núi Bà Đen để từ đó các nhà làm du lịch có thể thấy rằng điểm du lịch núi Bà Đen ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của du khách và từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục các điểm được du khách đánh giá là chưa hài lòng (diễn biến cuộc thảo luận được trình bày ở phụ lục 1).
Từ những ý kiến đóng góp trong cuộc thảo luận, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức như sau:
- Tài nguyên du lịch
- Đánh giá về giá cả
- An ninh và môi trường
- Cơ sở hạ tầng
- Nhân viên phục vụ du lịch
- Điểm đến núi Bà Đen
- Sự hài lòng của du khách
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức
Bên cạnh đó, giả thuyết H6 cũng được tác giả điều chỉnh thành nhân tố điểm đến núi Bà Đen được đánh giá càng cao thì mức độ hài lòng của du khách được đánh giá càng cao hay điểm đến núi Bà Đen và mức độ hài lòng của du khách có mối quan hệ cùng chiều.
Các biến quan sát mà tác giả đề xuất cho sáu yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách được trình bày trong cuộc thảo luận đã được góp ý, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh như sau:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.3. Nghiên cứu định lượng Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Về kích thước mẫu, theo J.F Hair và cộng sự (1998) đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiếu gấp 5 lần tổng số quan sát trong các biến độc lập. Bảng hỏi của nghiên cứu này bao gồm 28 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. Do vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 28 x 5 = 140 quan sát.
Đối với hồi quy bội thì theo Tabachnick và Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8 x m (m là số nhân tố độc lập của mô hình). Trong nghiên cứu này có 06 nhân tố độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu là: 50 + 8 x 6 = 98 quan sát.
Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phương pháp hồi quy tuyến tính nên tác giả tổng hợp cả hai yêu cầu trên nghĩa là mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 140 quan sát. Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt, giúp tăng tính đại diện cho tổng thể cần quan sát. Do đó, tác giả đã xây dựng mẫu ban đầu là 200 quan sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của du khách và các nghiên cứu liên quan. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá độ hài lòng của du khách về dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh, thang đo được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ như sau:
- Rất không đồng ý
- Không đồng ý
- Bình thường
- Đồng ý
- Rất đồng ý
Bảng câu hỏi được thiết kế trên cơ sở thang đo chính thức đã được xây dựng trong phần nghiên cứu định tính và bổ sung thêm các câu hỏi về thông tin cá nhân của du khách (phụ lục 2).
Bảng câu hỏi này là bảng câu hỏi chính thức được dùng để phỏng vấn số lượng du khách đã được xây dựng trong phần chọn mẫu nghiên cứu.
3.3.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Do phần lớn du khách đến Tây Ninh đều tham quan du lịch tại núi Bà Đen nên thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp du khách từ 15 tuổi trở lên đang đi du lịch tại 3 điểm của núi Bà Đen. Số lượng du khách phỏng vấn được thể hiện tại bảng sau: Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Bảng 3.2. Số lượng du khách phỏng vấn
Như vây, số lượng phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng trong phần xử lý chính thức là 200 phiếu, số liệu được dùng để chạy mô hình trên phần mềm SPSS 20 để thống kê và phân tích dữ liệu.
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nhằm mục đích cho phép phân tích từ đó tìm ra các quan sát được giữ lại và những quan sát cần loại bỏ đi trong các quan sát đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) nghĩa là nó giúp loại bỏ các biến quan sát, những thang đo không phù hợp. Các biến quan sát chỉ được chọn khi là thang đo khi có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 hoặc cao hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 hoặc gần 1 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 hoặc cao hơn là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho ta biết các biến quan sát có liên kết với nhau hay không nhưng nó không nhận ra rằng biến quan sát nào cần loại ra khỏi mô hình và biến quan sát nào cần được giữ lại. Hệ số tương quan giữa biến – tổng (Corrected Item-Total Correlation) sẽ giúp ta bỏ những quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần xem xét. Các biến quan sát thuộc hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0.3 sẽ bị loại trừ.
Trong nghiên cứu này tác giả chỉ chọn biến quan sát khi thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3.
3.4.2. Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát còn phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.
Để kiểm tra xem liệu việc phân tích các nhân tố khám phá có phù hợp hay không tác giả tiến hành kiểm tra sự tương quan giữa các biến quan sát bằng chỉ số KMO. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu nên trị số của KMO lớn (0.5<KMO<1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Ngoài ra cần kiểm định mối tương quan của các biến với nhau (H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bằng kiểm định Bartlett’s trong phân tích nhân tố. Nếu giả thuyết H0 không được bác bỏ thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng chủ yếu để tóm tắt dữ liệu dựa trên việc đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp này rất hữu ích cho việc xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu và được sử dụng để tìm kiếm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, ta cần quan tâm đến một số tiêu chuẩn bao gồm: Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này ≥ 0.5 (Hair và cộng sự, 1998).
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Phương pháp trích (Principal Component Analysis) được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.
Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.5 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính
Sau khi phân tích nhân tố tác giả đi vào phân tích tương quan Pearson. Phân tích này thông qua hệ số tương quan r và được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mục đích xem xét các biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan nhau hay không, tương quan ở mức độ như thế nào, tương quan thuận hay nghịch. Khi mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy nhỏ hơn 0.05 (Sig<0.05), có nghĩa độ tin cậy là 95%, được kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, từ đó làm cơ sở để tiến hành phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, phương pháp được sử dụng là phương pháp Enter (các biến được đưa vào một lần rồi xem xét các kết quả thống kê liên quan). Các nhà nghiên cứu thường đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua hệ số R2 (R Square). Kiểm định giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF. Nếu VIF>10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến.
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Chương này phân tích kết quả mà tác giả đã nghiên cứu được, sẽ trình bày thông tin chung về mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo các nhân tố và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất và các giả thuyết của nghiên cứu bằng phân tích hồi quy.
4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
4.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính
Số lượng mẫu nghiên cứu là 200 khách du lịch, trong đó tỷ lệ nam và nữ gần như nhau với 51,5% những người được hỏi là nam và 48,5% là nữ. Kết quả này cho thấy tỷ lệ nam và nữ được khảo sát là không chênh lệch nhau nhiều về số lượng.
Hình 4.1: Giới tính của khách du lịch
4.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Xét về độ tuổi, du khách được phỏng vấn chủ yếu ở độ tuổi từ 31 – 55 tuổi, chiếm 42,5% trong tổng số mẫu. có 27 du khách dưới 18 tuổi, 48 du khách từ 18 – 30 tuổi, 85 du khách từ 31 – 55 tuổi, 40 du khách trên 55 tuổi. Thực tế cho thấy, Tây Ninh là một tỉnh mà du lịch đa phần về tâm linh và tín ngưỡng nên thường thu hút những du khách trong độ tuổi đã có gia đình.
Hình 4.2: Độ tuổi của khách du lịch
4.1.3. Cơ cấu mẫu theo thu nhập
Từ kết quả khảo sát ta thấy, trong số lượng mẫu khảo sát số người đi du lịch thường có thu nhập từ 5 đến dưới 20 triệu đồng chiếm 66%. Từ đó ta có thể thấy rằng những người đi du lịch thường là những người có thu nhập khá để đảm bảo cuộc sống, ngoài ra họ còn có một khoản dành ra để tham quan du lịch.
Hình 4.3: Thu nhập của khách du lịch
4.2. Đánh giá thang đo
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
Đánh giá thang đo các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Các thang đo tại bảng 4.1 cho ta thấy rằng tất cả các thang đo của các nhân tố: tài nguyên du lịch, đánh giá giá cả, an ninh và môi trường, cơ sở hạ tầng, nhân viên phục vụ du lịch, điểm đến núi Bà Đen, sự hài lòng của du khách đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7, các hệ số tương quan với biến tổng của các thang đo đều lớn hơn 0.3 nên tất cả thang đo của các nhân tố đều đạt độ tin cậy và được dùng để phân tích nhân tố khám phá EFA. Đối với nhân tố nhân viên phục vụ du lịch, tuy có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.816 > 0.7 nhưng hệ số Alpha nếu loại biến NVPV1 là 0.833 lớn hơn nhân tố nhân viên phục vụ du lịch nên biến NVPV1 bị loại bỏ. Như vậy từ 28 biến quan sát ban đầu thì sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha thì còn lại 27 biến quan sát (24 quan sát của 6 nhân tố độc lập và 3 quan sát của nhân tố phụ thuộc)
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 cho nhân tố nhân viên phục vụ du lịch như sau:
Bảng 4.2: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 cho nhân tố nhân viên phục vụ du lịch
4.2.2. Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA với 24 biến quan sát đạt độ tin cậy của 6 nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách. Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO and Bartlett’s với Sig = 0.000 (<0.05) và chỉ số KMO = 0.681 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp. Phân tích trích được 6 thành phần phù hợp với mô hình nghiên cứu, các giá trị Eigenvalue đều lớn hơn 1 và tổng phương sai trích đạt 65.075% (> 50%). Bảng 4.3 cho thấy hệ số tải nhân tố của 24 biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên được sử dụng cho phân tích tiếp theo.
Bảng 4.3: Phân tích nhân tố khám phá EFA các quan sát của các nhân tố độc lập
Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc sự hài lòng của du khách. Kết quả có được sau khi phân tích là hệ số KMO = 0.615 và kiểm định Barlett có ý nghĩa (Sig = 0.000 < 0.05) chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tại bảng 4.4 cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến cho sự hài lòng đều lớn hơn 0.5 giá trị Eigenvalue là 1.997 và phương sai trích là 66.569%. Như vậy thang đo này được chấp nhận và được sử dụng cho phân tích tiếp theo.
Bảng 4.4: Phân tích nhân tố khám phá EFA các quan sát của nhân tố phụ thuộc
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Để có căn cứ xem xét giữa biến phụ thuộc và biến độc lập hay giữa các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với nhau hay không ta tiến hành phân tích hệ số tương quan (Pearson Correlation). Kết quả hệ số tương quan ở bảng 4.5 cho thấy các biến độc lập có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc là sự hài lòng của du khách. Mức ý nghĩa của các hệ số tương quan đều đạt mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.00005. Như vậy, tất cả các biến đều đạt yêu cầu để đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội và các thang đo trong kết quả khảo sát (sau khi loại biến không phù hợp) đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau.
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến
Kết quả của ma trận tương quan cho thấy các hệ số tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 0.068 tới 0.292, trong đó tương quan lớn nhất giữa biến cơ sở hạ tầng và tài nguyên du lịch là 0.292, hệ số tương quan nhỏ nhất là 0.068 (tương quan giữa tài nguyên du lịch với an ninh và môi trường); Hệ số tương quan lớn nhất giữa các yếu tố thành phần với biến phụ thuộc sự hài lòng của du khách là 0,519 (mối tương quan giữa biến độc lập điểm đến núi Bà Đen với biến phụ thuộc sự hài lòng của du khách), hệ số tương quan nhỏ nhất là 0.318 (mối tương quan giữa biến độc lập đánh giá về giá cả với sự hài lòng của du khách).
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội về mối quan hệ giữa các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc cho thấy mối liên hệ giữa 6 biến độc lập là tài nguyên du lịch, đánh giá giá cả, an ninh và môi trường, cơ sở hạ tầng, nhân viên phục vụ du lịch và điểm đến núi Bà Đen và biến phụ thuộc sự hài lòng của du khách đều có giá trị Sig < 0.05. Hệ số xác định R2 là 0.538 và hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.523. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với dữ liệu đến mức 52.3%. Hay nói cách khác là 52.3% sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh được giải thích là có sự tác động của 6 nhân tố trên, còn lại là do các nhân tố khác ảnh hưởng.
Kết quả phân tích phương sai chỉ ra tại mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 giá trị kiểm định F = 37.391 nghĩa là có ít nhất một biến độc lập quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. Hệ số VIF đều bé hơn 2.5 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Điều này cho phép kết luận mô hình hồi quy bội là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Tất cả sáu yếu tố tài nguyên du lịch, đánh giá về giá cả, an ninh và môi trường, cơ sở hạ tầng, nhân viên phục vụ du lịch, điểm đến núi Bà Đen đều ảnh hưởng dương đến sự hài lòng của du khách (các hệ số beta đều dương). Tức là nếu du khách đánh giá về các yếu tố này tăng thì sự hài lòng của du khách cũng tăng lên và ngược lại (với độ tin cậy 95% hay mức ý nghĩa 5%, khi xét sự thay đổi của một yếu tố thì các yếu tố khác được giả định là không đổi).
Phương trình hồi quy tuyến tính bội mô tả mối tương quan giữa sáu biến độc lập và biến phụ thuộc có dạng như sau:
Y = 0.240 + 0.143*X1 + 0.115*X2 + 0.215*X3 + 0.078*X4 + 0.139*X5 +0.237*X6
Trong đó:
Y: Sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh
- X1: Tài nguyên du lịch
- X2: Đánh giá về giá cả
- X3: An ninh và môi trường
- X4: Cơ sở hạ tầng
- X5: Nhân viên phục vụ du lịch
- X6: Điểm đến núi Bà Đen
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính chỉ ra nhân tố điểm đến núi Bà Đen có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của du khách (hệ số β chuẩn hóa = 0.342), thứ hai là an ninh và môi trường (β = 0.288), kế đến là nhân viên phục vụ du lịch (β =0.215), tài nguyên du lịch (β =0.206), đánh giá về giá cả (β = 0.177) và thấp nhất là cơ sở hạ tầng (β = 0.108).
4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy sáu nhân tố điểm đến núi Bà Đen, an ninh và môi trường, nhân viên phục vụ du lịch, tài nguyên du lịch, đánh giá về giá cả và cơ sở hạ tầng đều thể hiện dự báo tốt cho sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh. Kết luận về kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu như sau:
Theo kết quả hồi quy thì tài nguyên du lịch có hệ số β = 0.143 (Sig = 0.000 < 0.05). Dấu của hệ số beta có ý nghĩa là khi yếu tố tài nguyên du lịch được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy nhân tố này và sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh tác động cùng chiều với nhau. Tại mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, cảm nhận về tài nguyên du lịch tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của du khách tăng thêm 0.143 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận. Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
Yếu tố đánh giá về giá cả có hệ số β = 0.115 (Sig = 0.001 < 0.05). Dấu của hệ số beta có ý nghĩa khi yếu tố đánh giá về giá cả được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy nhân tố này và sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh tác động cùng chiều với nhau. Tại mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, cảm nhận về yếu tố đánh giá giá cả tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của du khách tăng thêm 0.115 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.
Yếu tố an ninh và môi trường có hệ số β= 0.215 (Sig = 0.000 < 0.05). Dấu của hệ số beta có ý nghĩa khi yếu tố an ninh và môi trường được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy nhân tố này và sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh tác động cùng chiều với nhau. Tại mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, cảm nhận về yếu tố an ninh và môi trường tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của du khách tăng thêm 0.215 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.
Yếu tố cơ sở hạ tầng có hệ số β = 0.078 (Sig = 0.042 < 0.05). Dấu của hệ số beta có ý nghĩa khi yếu cơ sở hạ tầng được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy nhân tố này và sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh tác động cùng chiều với nhau. Tại mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, cảm nhận về yếu tố cơ sở hạ tầng tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của du khách tăng thêm 0.078 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.
Yếu tố nhân viên phục vụ du lịch có hệ số β = 0.139 (Sig = 0.000 < 0.05). Dấu của hệ số beta có ý nghĩa khi yếu tố nhân viên phục vụ du lịch được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy nhân tố này và sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh tác động cùng chiều với nhau. Tại mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, cảm nhận về yếu tố nhân viên phục vụ du lịch tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của du khách tăng thêm 0.139 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.
Yếu tố điểm đến núi Bà Đen có hệ số β = 0.237 (Sig = 0.000 < 0.05). Dấu của hệ số beta có ý nghĩa khi yếu tố điểm đến núi Bà Đen được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy nhân tố này và sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh tác động cùng chiều với nhau. Tại mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, cảm nhận về yếu tố điểm đến núi Bà Đen tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của du khách tăng thêm 0.237 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H6 được chấp nhận. Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Thiết kế nghiên cứu sự hài lòng du khách tại núi Bà Đen […]