Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Hội sở Tỉnh Bình Thuận – Agribank Bình Thuận, có địa chỉ tại Số 02 – 04 Trưng Trắc – Phường Đức Nghĩa – Thành phố Phan Thiết – Bình Thuận.

Agribank Bình Thuận là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam. Về mặt pháp lý, Agribank Bình Thuận là Chi nhánh thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Agribank, về cơ bản là đơn vị thực hiện gần như đầy đủ các lĩnh vực của một ngân hàng thương mại. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn, đóng góp không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Bình Thuận. Mạng lưới hoạt động hiện nay của Agribank Bình Thuận gồm: 01 Hội Sở Tỉnh và 02 Phòng giao dịch trực thuộc. Biên chế đến 31/12/2024 có 80 cán bộ, trong đó hơn 90,9% có trình độ đại học và trên đại học; 100% cán bộ nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính và ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong tác nghiệp hàng ngày.

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận

Agribank Bình Thuận thực hiện theo mô hình tổ chức là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Agribank, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh gồm: Ban Giám đốc và 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 14 Chi nhánh và 07 Phòng giao dịch. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước TGĐ và HĐTV Agribank về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc là 03 Phó Giám đốc, phụ trách các các mảng chuyên môn nghiệp vụ là Tín dụng, Kế toán – Ngân quỹ, Hành chính nhân sự … là những người giúp Giám đốc trong quản trị điều hành một số công việc thuộc lĩnh vực được phân công và cùng với Giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank Bình Thuận  được mô tả tại hình 2.1

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Bình Thuận

  • Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và 3 Phó giám đốc

Giám đốc là người điều hành chung hoạt động của Chi nhánh, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành theo quy định của Agribank; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và pháp luật đối với công việc do mình thực hiện.

Phó giám đốc là người giúp giám đốc chỉ đạo điều hành theo các mảng công việc mà Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình; điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt theo ủy quyền một phần công việc của Giám đốc. Một phó giám đốc vắng mặt thì công việc sẽ do Phó giám đốc khác được phân công đảm nhận thay.

  • Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Trực tiếp thực hiện việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ phát sinh, tham gia thanh quyết toán các khoản chi phí theo quy định của NHNN và Agribank. Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh với Trụ sở chính. Đề xuất giao, quyết toán kế hoạch tài chính đối với các phòng giao dịch phụ thuộc. Trực tiếp thực hiện việc đăng ký, quản lý hồ sơ, thay đổi thông tin khách hàng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trên hệ thông IPCAS. Thực hiện chi trả kiều hối, mua, bán vàng và ngoại tệ mặt theo quy định.

Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tiền tệ kho quỹ, giám sát việc chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ tại chi nhánh và từng phòng giao dịch, máy ATM theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank, đề xuất trang bị và tổ chức vận hành tốt các thiết bị an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank.

Quản trị, vận hành, hỗ trợ hệ thống công nghệ thông tin tạỉ chi nhánh.

  • Phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân:

Đầu mối tham mưu, đề xuất Giám đốc xây dựng mục tiêu, chiến lược đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng; đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng.

Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, trừ khách hàng cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp tư nhân.

Phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn.

Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng hộ sản xuất, cá nhân.

  • Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Đầu mối tổng họp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh phù họp với môi trường, định hướng phát triền kinh tế – xã hội địa phương theo quy định của Agribank. Trực tiếp tham mưu xây dựng chiến lược huy động vốn của chi nhánh.

Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro theo quy định.

Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân hoạt động dưới dạng doanh nghiệp tư nhân.

  • Phòng dịch vụ và Marketing

Đề xuất, tham mưu Giám đốc về: Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển mạng lưới đại lý, chú thẻ, cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ; xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Agribank.

Cung cấp sản phẩm dịch vụ của Agribank đến khách hàng; phát hành thẻ, quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ, Pos thanh toán theo quy định của Agribank; quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.

Triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái, dịch vụ kiều hối; xử lý hạch toán các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp và kinh doanh ngoại tệ theo quy định (trừ dịch vụ kiều hối, mua, bán vàng và ngoại tệ mặt).

Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của Agribank và nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế theo thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật, NHNN và Agribank. Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

  • Phòng tổng hợp

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, năm của chi nhánh; tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Giám đốc phê duyệt.

  • Xây dựng và triển khai chương trình giao ban, làm thư ký tổng họp cho Giám đốc trong các cuộc họp giao ban, họp triển khai công tác.
  • Thực hiện các công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, phòng chống cháy, nổ, thông tin liên lạc, điện nước sinh hoạt.
  • Quản lý và sử dụng con dấu; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế.
  • Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động; quản lý tài sản được giao (tài sản cố định, phương tiện vận chuyển, công cụ dụng cụ, các tài sản khác…).
  • Đề xuất, tham mưu và thực hiện các nội dung liên quan đến công tác tố chức (mạng lưới, thi đua, khen thưởng, tiền lương, bảo hiểm…), công tác quản lý người giữ chức danh chức vụ, quản lý lao động của chi nhánh theo quy định.
  • Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền.

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quý, năm phù hợp với kế hoạch kiểm tra, kiểm soát của Agribank và yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

Đầu mối tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ của Agribank tại các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch. Phát hiện và đề xuất chỉnh sửa, khắc phục kịp thời sơ hở trong các quy định nội bộ nhằm tăng cường quản lý giao dịch hàng ngày an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

Kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc giao đối với các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch.

Tiếp nhận đơn thư; tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền theo đúng quy định về giải quyết đon thư khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị, phản ánh trong hệ thống Agribank phù hợp vói các quy định của pháp luật.

  • Trực tiếp tham gia trong lĩnh vực pháp chế.

Phòng giao dịch: 

  • Gồm có 01 Hội Sở Tỉnh, 14 Chi nhánh và 07 Phòng giao dịch
  • Các Phòng giao dịch trực tiếp thực hiện các nghiệp huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ khác. Thực hiện cơ chế quản lý, phân quyền phán quyết, khoán tiền lương tới người lao động. Quy mô hoạt động, khối lượng khách hàng của các Phòng giao dịch ngày càng được phát triển mở rộng, chất lượng phục vụ khách hàng của từng GDV ngày càng chuyên nghiệp đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Là một ngân hàng thương mại, Agribank Bình Thuận tập trung vào các hoạt động kinh doanh truyền thống như hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng. Ngoài ra, Agribank Bình Thuận còn thực hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ cao như: tiền gửi tiết kiệm, thanh toán cho khách hàng cá nhân; Phát hành thẻ ATM, Visa Card cho khách hàng cá nhân; Chi trả lương qua tài khoản;   Mobile Banking, Internet Banking; Nhóm sản phẩm liên kết ngân hàng, bảo hiểm, thu đổi ngoại tệ…

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/ 2021 So sánh 2023/ 2022 So sánh 2024/ 2023
Tiền gửi không kỳ hạn 198,493 229,822 173,102 224,814 16% -25% 30%
Tiền gửi có kỳ hạn 762,758 863,954 828,897 857,547 13% -4% 3%
Tổng cộng 961,251 1,093,776  1,001,999  1,082,361 14% -8% 8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Agribank Bình Thuận huy động vốn năm 2021 đạt hơn 961 tỷ đồng và năm 2022 tăng 14% đạt hơn 1,093 tỷ đồng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 năm 2023 huy động vốn sụt giảm 8% và đến năm 2024 tình hình huy động tiền gửi khả quan và tăng trở lại đạt 8%.

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Qua hình 2.1, có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi huy động của Agribank Bình Thuận trong cả 4 năm thuộc giai đoạn nghiên cứu. Cũng như tổng tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đều bị giảm sút vào năm 2023 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn năm 2023 giảm 25% so với năm 2022 nhưng đến năm 2024 đã tăng 30% trở lại, tiền gửi có kỳ hạn giảm 4% đến năm 2024 tăng 3% trở lại. Nguyên nhân cho sự giảm sút năm 2023 này là do dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính quyền tỉnh Bình Thuận đưa ra các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội khiến nhu cầu gửi tiền để phục vụ cho mục đích thanh toán giảm sút mạnh, tiền gửi tiết kiệm có sự tăng giảm ổn định hơn.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo tầng lớp dân cư của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
Định chế tài chính 24,498 32,500 3,396 717 33% -90% -79%
Tổ chức 142,746 155,464 128,075 162,762 9% -18% 27%
Dân cư 794,007 905,812 870,528 918,882 14% -4% 6%
Tổng cộng 961,251 1,093,776 1,001,999 1,082,361 14% -8% 8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Bảng 2.2 cho thấy tình hình huy động vốn từ các định chế tài chính năm 2022 tăng 33% so với năm 2021 nhưng 2 năm sau giảm mạnh 90% và 79%, đến năm 2024 chỉ còn 717 triệu đồng. Huy động vốn từ tổ chức của Agribank Bình Thuận năm 2022 đạt 155,464 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2021, năm 2023 giảm 18% so với năm 2022 và năm 2024 tăng trở lại với mức tăng cao 27%. Huy động vốn từ dân cư cũng có biến động tương tự như huy động vốn từ tổ chức, năm 2024 đạt 1,082,361 triệu đồng.

Nhìn vào hình 2.2 có thể thấy trong tổng huy động vốn của Agribank Bình Thuận thì huy động vốn từ dân cư chiếm đa số, trên 90%; huy động vốn từ tổ chức chiếm chưa đến 20% và huy động vốn từ các định chế tài chính rất nhỏ.

  • Hình 2.3: Tình hình huy động vốn theo tầng lớp dân cư của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024
  • Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận giai đoạn  2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
1 Dư nợ cuối kỳ 2,252,224 3,131,322  3,418,092  3,625,806 39% 9% 6%
2 Dư nợ bán lẻ 46,393 30,181  40,550  40,548 -35% 34% 0%
3 Dư nợ bán buôn 687,985 1,025,305  1,144,764  1,130,546 49% 12% -1%
4 Dư nợ ngắn hạn 1,564,730 2,198,707  2,418,450  2,607,990 41% 10% 8%
5 Dư nợ trung, dài hạn 697,494 932,615  999,642  1,017,816 34% 7% 2%
6 Nợ xấu  23,061  29,383  10,931  1,810 27% -63% -83%
7 Tỷ lệ nợ xấu 1.02% 0.94% 0.32% 0.05% -8% -66% -84%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Hình 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Dư nợ tín dụng của Agrbank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024 tăng cao ở năm 2022, 39% so với năm 2021, mức tăng này giảm dần theo thời gian, năm 2023 tăng 9%, năm 2024 tăng 6%, dư nợ năm 2024 đạt 3,625,806 triệu đồng. Bảng 2.3 còn cho thấy theo thời gian, dư nợ cho vay ngắn hạn cao hơn dư nợ cho vay trung dài hạn. Dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn có tốc độ tăng giảm dần theo thời gian. Năm 2022 dư nợ ngắn hạn tăng 41% so với năm trước, năm 2023 tăng 10% nhưng năm 2024 chỉ tăng 8%. Dư nợ trung, dài hạn so với năm trước năm 2022 tăng 34%, năm 2023 tăng 7% đến năm 2024 tăng 2%. So với dư nợ bán lẻ, dư nợ bán buôn năm 2024 chiếm gần 97%. Dư nợ bán lẻ năm 2022 giảm 35% so với năm 2021 nhưng đến năm 2023 tăng 34%, năm 2024 không tăng. So với năm trước, dư nợ bán buôn năm 2022 tăng 49%, năm 2023 tăng 12% nhưng năm 2024 giảm 1%. Trong giai  đoạn từ 2021 – 2024, tình hình nợ xấu của Agribank Bình Thuận giảm nhiều, từ 23,061 năm 2021 giảm còn 1,810 năm 2024. Tỷ lệ nợ xấu giảm ngày càng nhiều theo thời gian, năm 2024 tỷ lệ nợ xấu giảm 84% so với năm 2023 chỉ còn 0,5%.

Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh dịch vụ tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Dịch vụ 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
Thu dịch vụ ròng 6,738 7,862 4,564 6,865 17% -42% 50%
Kinh doanh ngoại tệ và phái sinh 3601 3833 5,160 2,122 6% 35% -59%
Tổng cộng 10,339 11,695 9,724 8,987 13% -17% -8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Hình 2.5: Tình hình kinh doanh dịch vụ tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Thu dịch vụ ròng cũng có xu hướng như hoạt động huy động vốn và tín dụng, năm 2022 tăng 17% so với 2021 nhưng năm 2023 giảm 43% so với năm 2022 do ảnh hưởng của đại dịch, năm 2024 tăng 50% so với năm 2023 cho thấy sự phục hồi trở lại. Năm 2023 và năm 2022 đều có doanh số kinh doanh ngoại tệ và phái sinh tăng so với năm trước nhưng năm 2024 giảm 8%. Thu dịch vụ năm 2024 đạt 6,865 triệu đồng và thu từ kinh doanh ngoại tệ phái sinh đạt 2,122 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng thu dịch vụ cho thấy xu hướng giảm trong 2 năm gần đây.

2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận giai đoạn 20212024.

Để phân tích thực trạng mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả đánh giá thông qua 03 nhóm tiêu chí: thực trạng mở rộng quy mô cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng mở rộng chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa và thực trạng mở rộng hiệu quả cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024.

2.2.1 Thực trạng mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận

2.2.1.1 Số lượng khách hàng

Việc mở rộng quy mô cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định dựa trên mức tăng số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, tốc độ tăng số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại chi nhánh. Đồng thời, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phản ánh sự mở rộng về quy mô cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh.

Bảng 2.5: Số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
1 Tổng số DN 335 352 380 387 5% 8% 2%
2 Số Doanh nghiệp nhỏ và vừa 268 289 289 317 8% 0% 10%
3 Tỷ trọng 80% 82% 76% 82%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Hình 2.6: Số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Trong giai đoạn từ năm 2021 – 2024, số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận chiếm tỷ lệ trên 70% trong tổng số DN vay vốn tại chi nhánh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thuộc nhóm thành phần kinh tế tư nhân. Tính trên tỷ lệ mở rộng quy mô số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn thì việc mở rộng này chỉ được thực hiện năm 2022, 2024 với tỷ lệ mở rộng tương ứng là 8% và 10%. Tỷ lệ này cho thấy Agribank Bình Thuận đã nỗ lực trong việc mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi qua giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Năm 2023 số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn không thay đổi.

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Số lượng khách hàng doanh nghiệp có quy mô vốn 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
DƯỚI 5 TỶ 78 91 95 102 17% 4% 7%
TỪ 5 ĐẾN 20 TỶ 190 198 198 215 4% 0% 9%
Tổng cộng 268 289 294 317

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Số liệu bảng 2.6 cho thấy việc mở rộng quy mô số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận năm 2022 có nhóm khách hàng có quy mô vốn dưới 5 tỷ và nhóm khách hàng có quy mô vốn từ 5-20 tỷ đồng. Năm 2024, việc mở rộng quy mô khách hàng ở nhóm khách hàng có quy mô vốn dưới 5 tỷ với tỷ lệ 7%, nhóm khách hàng có quy mô vốn từ 5 đến 20 tỷ đạt 9%.

2.2.1.2 Cơ cấu khách hàng

Chi tiết số lượng khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề qua các năm được thể hiện Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2024
Số lượng KH Doanh nghiệp nhỏ và vừa 268 289 294 317
Nông, lâm, thủy hải sản 81 85 92 99
Xây dựng 25 29 31 42
Thương mại, dịch vụ, vận tải 83 87 89 91
Công nghiệp, khai khoáng, sản xuất và phân phối 79 88 82 85

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Bảng 2.2 cho thấy số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tai chi nhánh tăng dần qua các năm từ 268 Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 tăng lên 317 Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank Bình Thuận tập trung chủ yếu ở các ngành Nông, lâm, thủy hải sản, Thương mại, dịch vụ, vận tải, Công nghiệp, khai khoáng, sản xuất và phân phối; riêng ngành xây dựng có số lượng khách hàng ít hơn.

Bảng 2.8: Mức tăng và tỷ lệ tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Agribank trong giai đoạn 2021 – 2024

Chỉ tiêu 2022/2021 2023/2022 2024/2023
Số lượng tăng Tỷ lệ tăng Số lượng tăng Tỷ lệ tăng Số lượng tăng Tỷ lệ tăng
Số lượng KH Doanh nghiệp nhỏ và vừa 21 8% 5 2% 23 8%
Nông, lâm, thủy hải sản 4 5% 7 8% 7 8%
Xây dựng 4 16% 2 7% 11 35%
Thương mại, dịch vụ, vận tải 4 5% 2 2% 2 2%
Công nghiệp, khai khoáng, sản xuất và phân phối 9 11% -6 -7% 3 4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Bình Thuận là tỉnh thành có chiều dài bờ biển 192 km, diện tích vùng lãnh hải rộng 52.000 km2 thuận lợi cho việc khai thác thuỷ sản và khai thác du lịch nên ngành thương mại, dịch vụ, vận tải khá phát triển. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp, khai khoáng, sản xuất và phân phối cũng như xây dựng cũng được chú trọng. Việc mở rộng số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Agribank Bình Thuận trong năm 2021, 2022, 2024 nhìn chung đều tăng so với năm trước: năm 2022 và 2024 ở 8%, riêng năm 2023 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ tăng 2%. Ở các ngành nghề cho vay, số liệu bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ tăng này không tăng dần theo thời gian. Hình 2.6 dưới đây cho thấy số lượng khách hàng vay vốn qua 5 năm trong giai đoạn đều tăng. Riêng ngành công nghiệp, khai khoáng, sản xuất và phân phối năm 2023 có số lượng khách hàng giảm. Các ngành thương mại, dịch vụ, vận tải và nông lâm thủy hải sản có số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng đều, riêng ngành xây dựng năm 2024 có số lượng khách hàng tăng 35% so với năm 2023.

Hình 2.7: Số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn theo ngành nghề tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2020 – 2024 Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

2.2.1.3. Dư nợ cho vay

Bên cạnh số lượng DN Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tăng cả về số lượng lẫn tốc độ tăng trưởng, dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh cũng gia tăng không ngừng trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện ở hình 2.3.

Hình 2.8: Dư nợ cho vay và dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2024

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh trên 80% qua các năm nghiên cứu. Nhờ chính sách giảm lãi suất cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như sự tư vấn hỗ trợ chu đáo từ nhân viên tín dụng đến khách hàng, số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh trong năm 2022 cũng đã làm cho dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh, đạt 1,912 tỷ đồng, tương ứng chiếm đến 89% tổng dư nợ. Kết quả này cho thấy hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của chi nhánh khi dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh hơn mức tăng trưởng của dư nợ chung toàn chi nhánh. Điều này cho thấy định hướng chính sách liên quan đến việc mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như quá trình triển khai chính sách của ban lãnh đạo và nhân viên chi nhánh trong giai đoạn 2021 –  2024 đã thực sự mang lại nhiều cơ hội cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc thu hút nhiều hơn khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa với đa dạng lĩnh vực ngành nghề đến vay vốn cũng như gia tăng dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa với tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh.

Hình 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024

Số liệu hình 2.6 cho thấy dư  nợ và dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng theo thời gian nhưng xét tốc độ tăng trưởng lại giảm dần. Tốc độ tăng trưởng dư nợ từ 38% năm 2022 giảm còn 9% năm 2023 và 6% vào năm 2024. Tốc độ tăng trưởng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 45% năm 2022 giảm còn 10% năm 2023 và 4% vào năm 2024. Số liệu cho thấy việc mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2021 – 2024 chưa thực sự nhanh do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19.

Bảng 2.9: Dư nợ theo ngành nghề của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
Tổng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1,912,892  2,780,892  3,052,290  3,159,649 45% 10% 4%
Nông, lâm, thủy hải sản 446,129     432,410     443,282     454,667 -3% 3% 3%
Xây dựng    6,506       24,730       30,350     168,419 50% 23% 455%
Thương mại, dịch vụ, vận tải 951,061  1,290,675  1,538,631  1,504,292 36% 19% -2%
Công nghiệp, khai khoáng, sản xuất và phân phối 499,196  1,033,077  1,040,027  1,032,271 107% 1% -1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Bảng 2.9 cho thấy tình hình mở rộng dư nợ cho vay ngành Nông, lâm, thủy hải sản, xây dựng có chiều hướng mở rộng tốt với tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước dương. Hai nhóm ngành: Thương mại, dịch vụ, vận tải và Công nghiệp, khai khoáng, sản xuất và phân phối có tốc độ tăng trưởng năm 2024 âm. Việc mở rộng dư nợ cho nhóm ngành xây dựng là mạnh mẽ nhất, tốc độ tăng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành xây dựng năm 2024 là 455% so với năm 2023.

Bảng 2.10: Dư nợ theo thời gian của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Năm 2021 2022 2023 2024 So sánh

2022/2021

So sánh

2023/2022

So sánh

2024/2023

Tổng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa  1,912,892  2,780,892  3,052,290  3,159,649 45% 10% 4%
Dư nợ ngắn hạn  1,451,894  2,102,262  2,330,734  2,519,363 45% 11% 8%
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn 76% 76% 76% 80%
Dư nợ trung dài hạn     460,998     678,630     721,556     640,286 47% 6% -11%
Tỷ trọng dư nợ dài hạn 24% 24% 24% 20%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Dư nợ theo thời gian cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm trên 75% trên tổng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn năm 2022, 2023 và 2024 lần lượt là 45%, 11% và 8%. Thông tin này cho thấy Agribank Bình Thuận vẫn tiếp tục chú trọng mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay trung dài hạn tại Agribank Bình Thuận năm 2024 mang giá trị âm. Cho thấy dư nợ năm 2024 giảm so với năm 2023.

2.2.2 Thực trạng mở rộng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận

Mở rộng chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Năm 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
Tổng dư nợ 2,262,224 3,131,322 3,418,092 3,625,806 38% 9% 6%
Tổng nợ xấu  23,061 29,383 10,931  1,810 27% -63% -83%
Tỷ lệ 1.02% 0.94% 0.32% 0.05% -8% -66% -84%
Dư nợ xấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa 21,941  16,474 7,100 1,200 -25% -57% -83%
Tỷ lệ 0.97% 0.53% 0.23% 0.04% -45% -56% -84%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Tình hình nợ xấu và nợ xấu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024 có xu hướng giảm theo thời gian với tốc độ giảm cao. Dư nợ xấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 là gần 22 tỷ chiếm 0.97% nhưng đến năm 2024 chỉ còn 1,2 tỷ chiếm 0.04%. Tốc độ giảm của tỷ lệ nợ xấu tăng dần từ giảm 45% năm 2021 đến năm 2024 giảm 84% cho thấy chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận ngày càng được cải thiện và gia tăng. Trong đó dư nợ xấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giảm dần qua các năm, nguyên nhân do ngân hàng tập trung cho vay với kỳ hạn ngắn, thời gian thu hồi nợ nhanh dẫn đến việc các rủi ro trong dài hạn như doanh nghiệp phá sản, dòng tiền bị thu hẹp do kinh doanh không thuận lợi… giảm xuống mức thấp nhất.

2.2.3 Thực trạng mở rộng hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận

Hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận được đánh giá thông qua chỉ tiêu thu nhập ròng từ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 2.12: Thu nhập ròng từ cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2021 – 2024

Đơn vị tính: Triệu đồng Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Năm 2021 2022 2023 2024 So sánh 2022/2021 So sánh 2023/2022 So sánh 2024/2023
Thu nhập ròng từ tín dụng   24,734   26,962  29,911   64,683 9% 11% 116%
Thu nhập ròng từ Doanh nghiệp nhỏ và vừa   20,914   23,945   26,710   56,368 14% 12% 111%
Tỷ trọng 85% 89% 89% 87%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2021 -2024)

Bảng 2.10 cho thấy thu nhập ròng từ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng trên 85% thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng trong giai đoạn nghiên cứu. So với năm trước, tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 là 14%, năm 2023 là 12% nhưng năm 2024 tăng mạnh 111%. Điều này cho thấy hiệu quả mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận có xu hướng ngày càng gia tăng.

Thu nhập ròng từ cho vay DNVVV năm 2024 là 56,368 tỷ đồng.

2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bình Thuận

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, với mục đích mở rộng thị phần, tăng trưởng tín dụng, phát triển dịch vụ, Agribank Bình Thuận đã thực hiện chủ trương mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Thuận. Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã tăng lên qua từng năm thể hiện sự quan tâm của Agribank Bình Thuận đối với đối tượng này cũng như sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, các cán bộ Quản lý khách hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng có tiềm năng tài chính tốt, có khả năng phát triển để tăng cường mối quan hệ, hỗ trợ tư vấn cho DN trong hoạt động kinh doanh cũng như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhờ đó, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tăng lên đáng kể. Mặc dù tăng trưởng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa có bị hạn chế vào năm 2023 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhưng lãnh đạo và nhân viên Agribank Bình Thuận nổ lực cho hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đem lại tín hiệu lạc quan trong tăng trưởng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận.

Góp phần vào việc tạo ra và gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Thuận: tỷ trọng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cao trong tổng dư nợ và tăng trưởng đều qua các năm, góp phần tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho Agribank Bình Thuận, mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng tích cực, tập trung chủ yếu vào cho vay DN ngoài quốc doanh, đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành nghề trên địa bàn, đặc biệt là ngành xây dựng năm 2024.

Song song với công tác mở rộng cho vay theo chiều rộng, chất lượng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang được kiểm soát tốt. Mặc dù dư nợ xấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng dư nợ lại giảm. Điều đó cho thấy Agribank Bình Thuận cũng có những biện pháp theo dõi, đánh giá các khoản vay, tiến hành phân loại nợ thích hợp, có biện pháp thích hợp đối với nhóm khách hàng có tình hình sản xuất suy giảm, tình hình tài chính yếu kém.

Góp phần tăng thu dịch vụ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Khi các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng sử dụng các sản phẩm tín dụng sẽ phát sinh thêm các sản phẩm dịch vụ khác như sản phẩm tiền gửi, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…làm tăng thêm các khoản thu phí cho Agribank Bình Thuận. Đồng thời cũng đòi hỏi ngân hàng phải tích cực nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Agribank Bình Thuận chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đổi mới phong cách và mở rộng cho vay theo hướng đa dạng hóa, đa phương thức, đa thành phần kinh tế do vậy lượng khách hàng tiềm năng không ngừng gia tăng.

Góp phần mở rộng thị phần, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh: Hoạt động tín dụng đối với các phương thức cho vay linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, giúp Agribank Bình Thuận mở rộng được thị phần, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Agribank Bình Thuận.

2.3.2 Những hạn chế

Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý: Theo số liệu báo cáo tại Hội sở Agribank Bình Thuận, năm 2024 số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp tín dụng tại hội sở còn thấp so với số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bình Thuận là 15.000, dư nợ theo ngành kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực Thương mại, dịch vụ, vận tải (năm 2024, dư nợ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại, dịch vụ, vận tải chiếm 48% dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xu hướng mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa cao đối với các lĩnh vực Nông, lâm, thủy hải sản chỉ chiếm 14% năm 2024 trong khi các ngành này là thế mạnh của tỉnh Bình Thuận. Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Bên cạnh đó, trong tổng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ lệ thấp (năm 2024 là 20%). Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, các NHTM nói chung vẫn dành chủ yếu nguồn vốn để cho vay ngắn hạn. Hoạt động cho vay ngắn hạn còn nhiều dẫn đến nguồn thu của chi nhánh kém ổn định, chi phí thẩm định cho các món vay tăng lên, tăng chi phí hoạt động của Agribank Bình Thuận.

Dư nợ cho vay chưa tương xứng với tiềm năng: Mặc dù hàng năm số lượng khách hàng DNNNVV quan hệ tín dụng mới có xu hướng tăng lên, nhưng dư nợ tăng lên chưa hiệu quả so với tiềm năng. Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy tỷ trọng cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn thấp mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm. Nếu căn cứ vào nhu cầu vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thì vẫn chưa đáp ứng được.

Quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng: Thời gian trung bình để thực hiện giải ngân một khoản tín dụng cho DN là khoảng từ 4-6 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình làm hồ sơ cho khách hàng còn phát sinh nhiều vấn đề làm kéo dài thời gian giải ngân cho khách hàng. Chưa có quy trình cho vay riêng biệt phù hợp với đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa mà mới chỉ có duy nhất một quy trình cho vay cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy trình cho vay này đã phát huy được nhiều tác dụng trong việc quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở xác định được rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc thực hiện cấp tín dụng nhằm quản lý chặt chẽ quá trình cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên quy trình vẫn còn mang tính quy định chung, chưa sát với đối tượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số bước trong quy trình cho vay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện và còn sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ giữa các bộ phân có liên quan trong quá trình cấp tín dụng.

Agribank Bình Thuận còn hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng mới: Những thông tin về DN có được chủ yếu là khách hàng chủ động, chưa khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin khác như: từ đối tác, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các mối quan hệ ngoại giao. Ngân hàng còn hạn chế trong việc tiếp thị và đi tìm khách hàng để cho vay.

Các phương thức cho vay vẫn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các đối tượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chi nhánh vẫn đang tập trung vào các phương thức cho vay truyền thống và chưa thực sự nghiên cứu thực hiện những phương thức cho vay khác.

Năng lực trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện đại. Kinh nghiệm, kiến thức của cán bộ Agribank Bình Thuận còn hạn chế. Chi nhánh ngân hàng có tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học cao (từ 60% đến 90%) nhưng điều đó không có nghĩa là năng lực trong công việc đủ đáp ứng yêu cầu, do khâu đào tạo tại các bậc đại học còn yếu kém, trong khi công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên quan trọng và là động lực hoạt động và phát triển của các NHTM, số lượng cán bộ công nghệ thông tin có trình độ sẵn sàng làm cho ngân hàng không phát triển, thậm chí còn giảm đi do chuyển sang các công ty tin học, phần mềm có thu nhập cao hơn.

Hệ thống thông tin nội bộ còn yếu kém: Doanh nghiệp cung cấp thông tin không trung thực nhưng hiện nay Agribank Bình Thuận vẫn chưa có các trang mục tra cứu thông tin tín dụng dành riêng cho các địa phương có cơ cấu ngành nghề khác nhau, do đó các dữ liệu của Agribank Bình Thuận khá rời rạc và cục bộ. Bên cạnh đó chi nhánh chưa có một bộ phận nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, về đặc điểm của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trên địa bàn để tổng hợp thành hệ thống thông tin có tính dự báo cho từng ngành nghề, từ đó hỗ trợ cho công tác thẩm định hạn chế rủi ro khi cho vay.

2.3.3 Nguyên nhân từ Agribank Bình Thuận dẫn đến hạn chế Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Thứ nhất, lãi suất cho vay vẫn còn khá cao: vì lãi suất cho vay hiện nay tại Agribank Bình Thuận là 8%/năm vẫn quá cao so với nhu cầu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 6.5%, Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi. Như vậy, lãi suất cho vay cao là một nguyên nhân cản trở vấn đề tiếp cận tín dụng ngân hàng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vấn đề lãi suất cho vay có thể do hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa tốt, do vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trên địa bàn.

Thứ hai, vẫn còn tồn tại nợ xấu và chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả: Nợ xấu làm cho nguồn vốn ngân hàng bị tồn đọng, tín dụng trong nền kinh tế không được thông suốt, nguồn vốn khả dụng để cho vay của các ngân hàng bị thu hẹp. Kết quả là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng hơn. Hiện nay, thị trường mua bán nợ ngân hàng tại Bình Thuận vẫn chưa phát triển mạnh. Số lượng tổ chức được phép mua bán nợ cũng như quy định pháp luật về mua bán nợ vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng. Các kênh bán nợ chủ yếu hiện nay vẫn là bán cho Công ty mua bán nợ VAMC hoặc Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài Chính (DATC). Tuy nhiên, giá trị các khoản nợ do các tổ chức này mua vẫn còn khá khiêm tốn so với nợ xấu thực tế tại các ngân hàng. Khi chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu, ngân hàng sẽ càng thận trong hơn trong cho vay một phần do nguồn vốn khả dụng bị hạn chế, mặt khác là tránh làm phát sinh nợ xấu mới. Do đó, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sẽ khó tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn.

Thứ ba, ngân hàng chưa xây dựng chính sách khách hàng cụ thể cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; công tác tiếp thị, thẩm định, phê duyệt cho vay còn nhiều hạn chế: Quy trình cho vay doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận hiện nay vẫn sử dụng chung giữa khách hàng doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp nhỏ và vừa gây mất nhiều thời gian. Hầu hết các NHTM hiện nay đều xem các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng chiến lược của họ, thế nhưng dường như vẫn chưa có sự khác biệt về góc độ nhận thức, đánh giá cũng như chính sách tín dụng đặc thù, phù hợp với đối với các doanh nghiệp này. Việc vay tín chấp đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn rất khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù định hướng của hệ thống là phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên do một số chi nhánh thẩm quyền phán quyết tín dụng vẫn còn quá lớn; trụ sở chính giao kế hoạch không phân định rõ chỉ tiêu dư nợ khách hàng theo quy mô lớn hay nhỏ nên với đặc thù và ưu thế riêng của mình, ngân hàng sẽ có xu hướng ưu tiên phát triển những doanh nghiệp lớn hơn, cho vay đầu tư những dự án lớn hơn là tập trung tiếp cận, phát triển những khách hàng nhỏ. Kết quả là Doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu đến vay vốn thường ít được chú trọng quan tâm và khả năng bị từ chối cho vay cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm và sử dụng các phương pháp định lượng trong thẩm định tín dụng vẫn chưa áp dụng rộng rãi và khai thác hiệu quả. Do đó, nhân viên tín dụng có xu hướng thẩm định dựa trên kinh nghiệm của mình là chủ yếu, dẫn đến kết quả cũng phụ thuộc phần lớn vào trình độ, kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro của cán bộ cũng như lãnh đạo chi nhánh. Dẫn đến một số doanh nghiệp tốt nhưng lại bị bỏ qua, từ chối cho vay hoặc ngược lại.

2.3.4. Nguyên nhân từ bên ngoài dẫn đến hạn chế 

Thứ nhất, Doanh nghiệp nhỏ và vừa năng lực tài chính và tính hiệu quả kinh doanh còn hạn chế: nhiều DN trong nhóm này khó có thể đáp ứng được những điều kiện vay chặt chẽ của Agribank. Với nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, sự mất cân đối trong cơ cấu vốn cũng như năng lực tài chính hạn chế thì khó có cơ sở đảm bảo vay được vốn của ngân hàng. Đồng thời, nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay thành lập và phát triển trên nền tảng kinh doanh theo mô hình gia đình, chủ doanh nghiệp vừa đóng vai trò giám đốc điều hành, vừa đóng vai trò quản lý tài chính. Trong khi đó, năng lực quản trị tài chính của nhiều doanh nghiệp chưa tốt, dẫn đến trường hợp doanh nghiệp có năng lực sản xuất khá tốt, xây dựng phương án kinh doanh khả thi, tạo được doanh thu, nhưng do khả năng quản trị dòng tiền không tốt đã dẫn đến không cân đối được nguồn tiền để trả nợ, nhiều doanh nghiệp bị mất cân đối tài chính, khả năng thanh khoản kém, thậm chí dẫn đến phá sản. Vì vậy, Agribank Bình Thuận thường rất thận trọng khi xem xét cho vay các doanh nghiệp này. Nguyên nhân Doanh nghiệp nhỏ và vừa không được chấp thuận cho vay trước hết là do phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi; năng lực tài chính, năng lực quản trị không tốt, tiếp đến là không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không đáp ứng quy định. Từ những phân tích nêu trên nhận thấy, yếu tố năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận.

Thứ hai, mức độ minh bạch thông tin chưa cao Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Ở Việt Nam chưa có quy định báo cáo tài chính của DN chưa niêm yết phải được kiểm toán nên một số Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn cung cấp thông tin cho chi nhánh không đầy đủ hoặc kém chuẩn xác dẫn đến khó tiếp cận vốn. Vì vậy, cán bộ ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và khó đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, dẫn đến hạn chế khả năng cho vay, ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Nếu Doanh nghiệp nhỏ và vừa không có khả năng cải thiện hệ thống tài chính và kế toán cũng như tăng tính minh bạch đối với các thông tin tài chính của họ thì các DN này sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

Thứ ba, không đáp ứng các điều kiện về tài sản thế chấp

Do tính rủi ro cao nên các ngân hàng thường ít khi cho vay tín chấp đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa mà yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp tài sản thế chấp. Giá trị khoản vay càng lớn, mức độ rủi ro càng cao thì giá trị tài sản thế chấp càng lớn. Trong khi đó, do năng lực tài chính hạn chế, tài sản của DN có giá trị thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, hoặc có tài sản nhưng loại tài sản không đáp ứng theo quy định của ngân hàng, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu tài sản bảo đảm.

Thứ tư, trình độ quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế

Đa số các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có cách thức quản lý, quản trị mang tính tư nhân gia đình, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn. Năng lực về quản trị hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, xây dựng phương án kinh doanh, cơ hội đầu tư khả thi, thiếu hiểu biết về các quy định khi tiếp cận các nguồn vốn vay. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tính đổi mới sáng tạo còn kém cũng làm cho ngân hàng không đặt nhiều niềm tin vào các DN này.

Thứ năm, tổng hòa lợi ích bình quân trên dư nợ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, chưa hấp dẫn 

Một nguyên nhân nữa cũng làm cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự hấp dẫn là tổng hòa lợi ích bình quân trên dư nợ còn khá thấp. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chủ yếu sử dụng các sản phẩm truyền thống như cho vay, bảo lãnh hoặc chuyển tiền thanh toán. Vì vậy, khi tiếp cận, cấp tín dụng đối với đối tượng này, ngân hàng thường ít có khả năng cung cấp thêm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác như quản lý tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng phái sinh, trả lương qua thẻ, sản phẩm thanh toán quốc tế,…hoặc bán chéo các sản phẩm bán lẻ cho khách hàng cá nhân là nhân viên của doanh nghiệp. Tổng hòa lợi ích tính bình quân trên dư nợ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng thấp hơn doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, với quy mô thị trường nhỏ, số lượng các đối tác thương mại, nhà cung cấp ít hơn so với các doanh nghiệp lớn, dẫn đến khả năng tiếp cận, mở rộng nền khách hàng khi ngân hàng cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng hạn chế hơn. Đây cũng là yếu tố khiến Doanh nghiệp nhỏ và vừa kém thu hút.

Ngoài ra, theo ý kiến khảo sát của một số nhân viên tín dụng, việc tiếp cận, cấp tín dụng đối với một Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều cũng phải trả qua các bước tiếp thị, thẩm định, đề xuất, chờ phê duyệt, quản lý khách hàng trước, trong và sau giải ngân như đối với một khách hàng doanh nghiệp lớn. Chi phí quản lý có thể xem tương đương, trong khi đó dư nợ vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn. Vì vậy, với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng gia tăng, các nhân viên tín dụng có xu hướng tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp lớn hoặc vừa, để tăng nhanh chỉ tiêu dư nợ và khả năng bán chéo các dịch vụ khác, tăng tổng hòa lợi ích hơn là tiếp cận những doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Bảo lãnh của các Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hủy ngang, theo đó, Quỹ có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh, do đó, tiềm ẩn xảy ra tranh chấp với các Tổ chức tín dụng cho vay. Ngoài ra, Quỹ phải chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, do đó, để phòng tránh rủi ro, nhiều Quỹ vẫn yêu cầu tài sản bảo đảm không khác gì ngân hàng, nên vẫn không giải quyết được khó khăn nội tại của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, không khuyến khích được Quỹ phát hành bảo lãnh tín dụng phát triển. Hơn nữa, bảo lãnh cho vay là hoạt động có rủi ro nhưng hiện cũng chưa có hướng dẫn về việc trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh áp dụng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Về Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 10/5/2022 hướng đến định hướng Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay trực tiếp thay vì việc cho vay gián tiếp thông qua các NHTM. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có thông tư hướng dẫn, hành lang pháp lý hỗ trợ việc thẩm định cho vay, nhận tài sản bảo đảm, trích lập dự phòng rủi ro. Với nguyên tắc hoạt động của Quỹ là phải bảo đảm an toàn vốn, tương tự như Quỹ Bảo lãnh tín dụng, vì vậy, yếu tố tài sản bảo đảm vẫn là một yếu tố quan trọng trong thẩm định và xét duyệt hồ sơ.

Bên cạnh những yếu tố liên quan đến vướng mắc trong quá trình hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể thấy do hạn chế về nguồn vốn, nên quy mô của các quỹ còn khá nhỏ, dẫn đến số tiền bảo lãnh còn hạn chế so với nhu cầu của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, sự liên kết giữa các chính sách và các Bộ, ban, ngành trong việc phối hợp hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực của khối Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được tổng thể nguồn lực của các bên liên quan nhằm hỗ trợ tốt hơn đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chính sách hỗ trợ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang nằm tản mạn ở nhiều cơ quan, bộ, ngành, địa phương mà chưa có một đầu mối thống nhất để tổng hợp cung cấp các thông tin về chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

Trong giai đoạn 2021 2024 mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank Bình Thuận không ổn định, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 diễn ra từ năm 2022 và diện biến phức tạp vào năm 2023. Tuy nhiên hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào kinh tế quốc tế, khu vực và trước những biến động phức tạp của môi trường vĩ mô.

Trong chương 2, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hội sở Agribank Bình Thuận, phân tích các thành tích đạt được và các mặt hạn chế và nguyên nhân của hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua phân tích cho thấy mặc dù hiệu quả cho vay ngày càng được cải thiện song hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá những ưu điểm, tồn tại của hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Bình Thuận. Vì vậy việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức cần thiếu. Điều này sẽ được nghiên cứu trong chương tiếp theo. Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Agribank […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993