Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Chi Nhánh Lâm Đồng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng

2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng

Chi nhánh NHNo&PTNT Lâm Đồng tiền thân là Sở giao dịch NHNo&PTNT II, được thành lập theo Quyết định 61/NH-QĐ ngày 01 tháng 04 năm 1991 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đến ngày 25/02/2002, khi được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã có quyết định 41/QĐ/HĐQT-TCCB về việc chuyển Sở Giao dịch II thành Agribank CN Lâm Đồng.

Agribank – Chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa điểm giao dịch của Ngân hàng Agribank tên viết tắt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam tính theo tổng giá trị tài sản. Hiện nay Agribank được xem là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với hơn 2.000 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Agribank định hướng trở thành ngân hàng có tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng hiện được tổ chức theo mô hình T24/R5. Bộ máy tổ chức bao gồm :

1/ Giám đốc chi nhánh: điều hành và chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Agribank hội sở chính về hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng và quản lý hoạt động của các phòng ban.

2/ Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc trong công tác chỉ huy điều hành các chức năng quản trị theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.

3/ Các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 4 khối :

Phòng dịch vụ khách hàng: phòng này gồm 3 bộ phận nhỏ là bộ phận khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và bộ phận tư vấn. Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Phòng hỗ trợ gồm 3 bộ phận nhỏ : bộ phận xử lý giao dịch, bộ phận quản lý tín dụng, bộ phận thanh toán quốc tế.

Bộ phận xử lý giao dịch thực hiện các giao dịch của khách hàng với Ngân hàng như gửi tiết kiệm, rút tiền, tra cứu thông tin giao dịch của tài khoản, giao dịch tiền vay của doanh nghiệp…

Bộ phận quản lý tín dụng thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín dụng, đồng thời kiêm luôn nhiệm vụ thẩm định tài chính dự án và quản lý rủi ro.

Bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế.

Phòng kế toán và quỹ gồm bộ phận kế toán và bộ phận kho quỹ Phòng hành chính gồm có bộ phận hành chính, bộ phận bảo vệ, lái xe

Trung tâm thẻ xử lý các vấn đề về thẻ.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng:

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng

2.1.3. Kết quả phát triển các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng

Năm 2022 là một năm đầy thách thức không chỉ của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, mà là của nền kinh tế toàn cầu nói chung đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Agribank – CN Lâm Đồng đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng tài sản sang tập trung củng cố quản trị rủi ro, quản lý bảng cân đối kế toán, nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị doanh nghiệp. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 13,5% so với năm ngoái. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

Năm 2022, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 13,5% so với năm ngoái. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Do tỉ lệ chênh lệch lãi ròng (NIM) giảm từ 3,8% xuống còn 3,4%, thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 3,5% xuống còn 5.116 tỷ đồng. Đồng thời thu nhập phí thuần cũng giảm 51%, tương đương 565 tỉ đồng.

Thị trường bất động sản đóng băng và các hoạt động kinh tế suy thoái khiến thu nhập từ hoạt động thương mại giảm 289 tỷ đồng. Ngoài ra, thị trường vốn bị động trong năm 2022 cũng khiến các khoản phí bảo lãnh phát hành trái phiếu giảm 207 tỷ đồng.

Ngoài ra, Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và các văn phòng chi nhánh. Cùng với việc gia tăng đầu tư có chọn lọc nhằm củng cố cơ sở nền tảng, Ngân hàng cũng đã triển khai một số sáng kiến nhằm tăng hiệu quả chi phí, một trong số đó là sáng kiến tối ưu hóa mạng lưới nhân viên và chi nhánh. Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Biểu đồ 2.1: Kết quả phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank – CN Lâm Đồng qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

2021 2022 2023 2024
Thu nhập thuần từ hoạt động khác 543 362 414 8
Thu nhập thuần từ đầu tư chứng khoán 424 -136 178 120
Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh -754 -175 -16 83
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 1150 565 736 1123
Thu nhập lãi thuần 5289 5116 4336 5773

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank – CN Lâm Đồng qua       các năm)

Năm 2022, Agribank – CN Lâm Đồng tiếp tục tập trung duy trì bảng cân đối kế toán vững mạnh, thể hiện qua cơ chế đa dạng và cấu trúc thận trọng. Bất chấp những biến động của toàn Ngành, Ngân hàng đạt mức tăng trưởng huy động 26% lên 111.462 tỷ đồng. Tuy tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 7,6%, tỉ lệ cho vay trên huy động cải thiện ở mức 57,5%. Trong khi đó, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng 1,2% lên mức 12,6% vào ngày 31/12/2022, cao hơn đáng kể so với mức tối thiểu 9% theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Năm 2023, Agribank – CN Lâm Đồng đã vững vàng vượt qua nhiều thách thức khó khăn của nền kinh tế, từng bước thực hiện những điều chỉnh cần thiết phù hợp với tình hình mới. Qua đó, Ngân hàng tiếp tục củng cố, xây dựng vững chắc những cơ sở nền tảng quan trọng đồng thời chú trọng phát triển kinh doanh theo mục tiêu đã đặt ra. Năm 2023 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Agribank – CN Lâm Đồng một mặt vừa duy trì tăng trưởng kinh doanh, mặt khác tiếp tục tập trung vào công tác quản trị rủi ro, chất lượng tín dụng và củng cố bảng cân đối kế toán. Tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng đạt 5.648 tỷ đồng, giảm 1.9% so với năm ngoái. Mặc dù thu nhập lãi thuần giảm 16,9% xuống còn 4.336 tỷ đồng do NIM bị giảm từ mức 3,4% xuống 3,2%, song thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại tăng 30,2%, tương đương 736 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tư và kinh doanh được cải thiện đáng kể so với năm ngoái, đạt 145 tỷ đồng so với con số -311 tỷ đồng của năm 2022.

Chi phí hoạt động tăng 62 tỷ đồng, tương đương 1,87 % so với năm ngoái. Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng lưới bao gồm 315 chi nhánh trên toàn quốc. Dự phòng rủi ro mất vốn được duy trì ở mức 1.414 tỷ đồng, giảm 36 tỷ so với năm 2022 do tác động của môi trường kinh tế khó khăn và cách tiếp cận thận trọng trong việc đánh giá nợ xấu (NPL). Tính đến ngày 31/12/2023, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đang ở mức 3,65%, giảm mạnh so với mức 5,9% tại thời điểm 30/9/2023. Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Ngân hàng đã và đang chú trọng công tác quản lý và thu hồi nợ xấu, song song với việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế.

Lợi nhuận trước thuế đạt 878 tỷ đồng, giảm 13,72% so với năm ngoái. Theo đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm từ 0,42% xuống còn 0,39% trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 5,58% xuống 4,47% trong năm 2023.

Cùng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế, kết quả kinh doanh của Agribank – CN Lâm Đồng đã có những cải thiện đáng kể trong năm 2024. Hiệu quả hoạt động tài chính được gia tăng nhờ những cải thiện liên tục về chất lượng tài sản, hiệu quả kinh doanh, kiểm soát chi phí và quản trị rủi ro. Tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng đạt 7.106 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước. Thu nhập lãi thuần tăng 33% lên 5.773 tỷ đồng, cùng với đó là việc quản lý thường xuyên lãi suất huy động và cho vay và đạt được cấu trúc bảng cân đối kế toán hiệu quả. Biên lãi thuần năm 2024 tăng từ 3,2% lên 3,6%. Thu nhập phí thuần tăng trên 52,5%, đạt 1.123 tỷ đồng, phần lớn do sự đóng góp từ mảng kinh doanh Ngân hàng Đầu tư mới được thành lập. Thu nhập phí từ các sản phẩm cốt lõi khác của Ngân hàng tiếp tục tăng và thu nhập từ mảng kinh doanh và đầu tư đạt 203 tỷ đồng, so với 162 tỷ đồng năm 2023. Chi phí hoạt động tăng nhẹ 75 tỷ đồng lên 3.431 tỷ đồng, tương đương 2% so với năm trước. Trong năm vừa qua, Ngân hàng tiếp tục tập trung vào quản lý chi phí thông qua một số sáng kiến tiết kiệm và tăng cường nhận thức về chi phí cũng như kỷ luật chi tiêu trên toàn hệ thống. Mặc dù giữ tổng chi phí ở mức thấp, Ngân hàng vẫn tiếp tục đầu từ vào nguồn nhân lực, trong đó chi phí nhân sự tăng 17% lên 1.627 tỷ đồng, tương đương 241 tỷ đồng trong khi tỷ lệ chi phí trên thu nhập giảm trên 10%, từ 59,4% năm 2023 xuống còn 48,3% năm 2024. Mặt khác, với phương thức tiếp cận thận trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và quản lý nợ xấu, tổng dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong năm là 2.258 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

2.2.1. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng

2.2.1.1 Phát triển về số lượng:

Số lượng khách hàng cá nhân duy trì trọng tâm với tầm nhìn rõ ràng và nhạy bén là động lực giúp tăng trưởng bền vững của hoạt động tín dụng cá nhân. Các dịch vụ ngân hàng ưu tiên của Agribank – CN Lâm Đồng, thuộc Khối dịch vụ Tài Chính Cá Nhân, tiếp tục tạo đà phát triển và được đón nhận rộng rãi trên khắp cả nước, mang lại cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Agribank – CN Lâm Đồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng thị phần, đồng thời nâng cao năng lực để đạt được các mục tiêu thống lĩnh thị trường.

Năm 2022 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khối ngân hàng bán lẻ. So với năm 2021, số lượng thẻ Visa phát hành tăng 202,5%, từ 96.571 lên 195,556 thẻ, và số lượng khách hàng bán lẻ cũng tăng 20,5% lên 306.534 khách hàng.

Tháng 9 năm 2023, khách hàng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng đã vượt mức 400.000 khách hàng. Theo xu hướng phát triển hiện nay, số lượng khách hàng cá nhân tại Agribank – CN Lâm Đồng còn tiếp tục tăng lên. Tính đến cuối năm 2023, số lượng khách hàng cá nhân tăng thêm 50% với hơn 600.000 khách hàng.

Năm 2024, số lượng khách hàng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng tiếp tục tăng trưởng khá. Năm này tổng số lượng khách hàng cá nhân phát triển mới là 275.968 khách hàng. Đưa số khách hàng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng đạt mức 876,091 khách hàng trong năm này. Trong các năm qua, Ngân hàng cũng phấn đấu đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đẩy  nhanh tốc độ xử lý hồ sơ của khách hàng nhằm tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Khách hàng liên hệ với Chi nhánh/ Phòng giao dịch Ngân hàng gần nhất sẽ được hướng dẫn thủ tục và nộp hồ sơ vay vốn. Sau khi nhận đủ hồ sơ vay vốn, trong vòng 03 ngày làm việc (đối với hồ sơ vay ngắn hạn) và 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ vay trung hạn), Ngân  hàng sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng về các nội dung liên quan như phương án sử dụng vốn vay, tình hình tài chính và tài sản thế chấp. Sau đó, Ngân hàng sẽ thông báo kết quả xét duyệt cho vay.

Nhìn chung, trong dịch vụ TDCN, Agribank – CN Lâm Đồng đang dần vươn xa chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Để có được sự tăng trưởng ngoại mục Agribank – CN Lâm Đồng vẫn duy trì theo đuổi chiến lược tài trợ những khách hàng cá nhân có nhu cầu đa dạng về vốn vay phục vụ đời sống, tiêu dùng và phát triển các kế hoạch đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Các sản phẩm tín dụng luôn được cải tiến và thiết kế phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Agribank – CN Lâm Đồng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy cho vay tiêu dùng. Riêng năm 2023 và 2022, do chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động mạnh đồng thời ảnh hưởng không nhỏ của tình hình dịch bệnh Covid 19 nên tốc độ tăng trưởng chậm lại.

2.2.1.2 Phát triển về chất lượng: Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

  • Tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân

Biểu đồ 2.2: Thực trạng dư nợ cho vay Khách hàng cá nhân  của Agribank – CN Lâm Đồng

Biểu đồ  2.2 cho thấy dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank – CN Lâm Đồng tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm qua. Cụ thể: Năm 2022 dư nợ đạt 27.532 tỷ đồng, tăng 23,83% so năm 2021, năm 2023 dư nợ đạt 22.851 tỷ đồng, tăng 2,78% (tương ứng với 617 tỷ đồng) so năm 2022, năm 2024 dư nợ đạt 24.824 tỷ đồng, tăng 8,63% so cuối năm 2023 (tương ứng 1.973 tỷ đồng). Năm 2024 là một năm khá khó khăn cho ngành ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nền kinh tế trong nước hồi phục tốt với mức phát triển GDP đáng khích lệ là 5.98% nhưng tình trạng thâm hụt thương mại và lạm phát cao đã buộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải kìm chế phát triển tín dụng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành Ngân hàng Agribank – CN Lâm Đồng đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% của năm trước xuống 25,7%.

Như vậy có thể thấy rằng dư nợ TDCN có sự tăng trưởng tương đối ấn tượng trong năm 2022 cho dù hoạt động tín dụng của hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro tín dụng rất lớn. Trong năm 2022, nền kinh tế thế giới tiếp tục phải gánh chịu những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ năm 2023. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, nền kinh tế cũng chịu những tác động xấu từ diễn biến của thế giới, làm cho kinh tế tăng trưởng ở mức thấp, xuất khẩu gặp khó khăn, hoạt động Sản xuất – Kinh doanh và tiêu dùng trong nước bị thu hẹp đáng kể…

Tuy nhiên tới năm 2023 trở đi tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng giảm do Agribank – CN Lâm Đồng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tất cả các Ngân hàng thương mại, bao gồm cả những Ngân hàng thương mại hàng đầu do xu hướng chuyển sang kinh doanh Ngân hàng bán lẻ (NHBL) ngày càng mạnh mẽ hơn.

Đạt được kết quả này là do có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng, nhất là khối dịch vụ tài chính cá nhân với việc thực hiện đúng cam kết nâng cao chất lượng phục vụ KH, không ngừng rà soát các chính sách và quy trình liên quan đến danh mục sản phẩm và dịch vụ tài chính cá nhân như huy động, cho vay, thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến… Ngoài ra, Agribank – CN Lâm Đồng là Ngân hàng thương mại có bề dày hoạt động từ năm 1993 cho tới nay là 29 năm. Agribank – CN Lâm Đồng đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Thương hiệu Agribank – CN Lâm Đồng đã được xã hội ghi nhận qua hàng loạt các giải thưởng lớn nhỏ mà ngân hàng đã đạt được qua các năm hoạt động của mình.

Năm 2023: Best Internet Bank Việt Nam (Ngân hàng internet tốt nhất Việt Nam) do Global Banking & Finance Review trao tặng, Best Trade Finance Bank do Global Banking & Finance Review trao tặng, Giải thưởng Nhà tuyển dụng tốt nhất của châu Á năm 2023, Sao vàng Đất Việt – Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam, Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho các DN và định chế tài chính tốt nhất VN; Ngân hàng tốt nhất năm 2023 của Việt Nam; Ngân hàng bán lẻ của năm; Ngân hàng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam; Ngân hàng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam.

Ngân hàng hiện là thành viên của: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam; Hiệp hội ngân hàng châu Á;

Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift; Tổ chức thẻ quốc tế Visa; Tổ chức thẻ quốc tế Master Card…

  • Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Có thể nhận thấy các năm qua mặc dù dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm nhưng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong hoạt động tín dụng của Agribank – CN Lâm Đồng còn rất hạn chế. Ngân hàng đã xác định đúng đắn hướng đi phát triển mảng ngân hàng bán lẻ nhưng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của mình chỉ dao động ở mức 3%. Thậm chí các năm qua cho vay khối khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh nên tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân thậm chí còn có xu hướng giảm sút. Năm 2022 tỷ trọng này là 3,26% thì tới năm 2024 chỉ còn 3,09%.

Bảng 2.1: Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2022 2023 2024
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 22,234 22,851 24,824
Tổng dư nợ 682,610 698,640 803,080
Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân 3.26% 3.27% 3.09%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank – CN Lâm Đồng qua các năm)

  • Thị phần cho vay khách hàng cá nhân

Thị phần dịch vụ TDCN của Agribank – CN Lâm Đồng ngày càng giảm đi, nếu như năm 2022 thị phần của Agribank – CN Lâm Đồng là 5,1% về TDCN, thì năm 2023 thị phần của Agribank – CN Lâm Đồng đã giảm chỉ còn 3,27% và năm 2024 giảm chỉ còn 28%. Có thể nhận thấy các năm qua, Agribank – CN Lâm Đồng đã chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các Ngân hàng thương mại lớn trong nền kinh tế khi các Ngân hàng thương mại này tăng cường phát triển hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ trong đó có nhóm khách hàng cá nhân.

Bảng 2.2: Thị phần cho vay khách hàng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2022 2023 2024
Dư nợ TDCN của Agribank – CN Lâm Đồng 22,234 22,851 24,824
Dư nợ TDCN toàn hệ thống Ngân hàng 435,633 697,837 888,157
Thị phần TDCN 5.10% 3.27% 2.80%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank – CN Lâm Đồng)

2.2.2 Thực trạng cơ cấu hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Với mục tiêu cung cấp các dịch vụ cho vay có tính linh hoạt và tiện ích cao, đáp ứng được nhu cầu của KH, đem lại được kết quả ấn tượng cho Ngân hàng và cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm hợp lý. Đặc biệt dư nợ cho vay theo mục đích kinh doanh tăng 43,7% và tỷ lệ dư nợ cho mua nhà mới chiếm 77,7% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân vào năm 2021. Bắt đầu từ năm 2022, mục tiêu của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng.

Tỉ lệ cho vay mua nhà trên tổng cho vay bán lẻ giảm xuống còn 57% từ mức 77,7% năm 2021. Điều này phản ánh sự chuyển biến trong nhu cầu vay của khách hàng từ bất động sản sang các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Năm 2023 có sự tăng trưởng tín dụng so với năm 2022. Bắt đầu từ năm 2023, thị trường BĐS Việt Nam đã có những tín hiệu phục hồi tốt. Do vậy, trong các năm 2023 và 2024 này, Agribank – CN Lâm Đồng vẫn duy trì phát triển sản phẩm cho vay mua nhà nhưng theo hướng thận trọng hơn. Ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng tốt với sản phẩm dịch vụ được cải tiến phù hợp.

Trong năm 2023 và 2024, Agribank – CN Lâm Đồng vẫn giữ được tăng trưởng cho nhóm sản phẩm chính như vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay kinh doanh với mức tăng trưởng từ 3 – 9%.

Bảng 2.3: Phát triển hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân  theo sản phẩm của Agribank – CN Lâm Đồng

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
Cho vay mua BĐS 12673 57 16201 70.9 21385.8 86.1
Tiêu dùng thế chấp BĐS 938.27 4.22 492 7.46 1471 5.9
Cầm cố GTCG 2347.9 10.56 1977 8.65 207 10
Cho vay mua Ô tô 2301.2 10.35 672 2.94 1187 4.8
Tiêu dùng trả góp 1556.4 7 213 0.93 253.205 1.02
Thấu chi 584.75 2.63 276 1.21 724.92 2.63
Siêu linh hoạt 662.57 2.98 240 1.05 119.23 0.5
Hạn mức tín dụng quay vòng 480.25 2.16 679 2.97 194.69 0.8
Cho vay du học 226.79 1.02 324 1.42 280.83 1.02
Cho vay có TSBĐ khác 462.47 2.08 564 2.47 187.3 0.75
Tổng dư nợ 22234 100 22851 100 24824 100

 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – CN Lâm Đồng qua các năm)

Bảng 2.1 cho thấy: Số lượng các sản phẩm dịch vụ TDCN mà Agribank – CN Lâm Đồng cung cấp cho khách hàng một số năm gần đây. Có thể thấy các sản phẩm tín dụng còn đơn điệu, doanh số thấp và có sự biến động qua các năm.

Cho vay mua BĐS: Trong giai đoạn 2022 – 2024, cơ cấu dư nợ cho vay bất động  sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 57% đến 86.1% tổng dư nợ TDCN. Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Phù hợp với quan điểm của người dân Việt Nam với xu hướng an cư lạc nghiệp, từ đó Agribank – CN Lâm Đồng phát triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà / đất, xây sửa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng. “Cho vay nhà mới” là gói sản phẩm đặc thù được triển khai trong năm 2007, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng tài chính để đáp ứng về nhu cầu nhà ở. Trên khắp cả nước thì các thành phố lớn nơi tập trung đông dân cũng là các địa bàn phát triển cho vay bất động sản mạnh mẽ nhất. Tỉnh Lâm Đồng và TP. Đà Lạt, là địa bàn dẫn đầu về số lượng dự án liên kết với chủ đầu tư và có dư nợ cho vay mua nhà dự án cao nhất cho thấy tiềm lực phát triển sản phẩm này khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh như tại các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Bình Dương…

Phân khúc khách hàng mà Agribank – CN Lâm Đồng hướng đến là khách hàng trung lưu trở lên, vì vậy trước đây Agribank – CN Lâm Đồng chọn lọc ký kết hợp tác với các khách hàng chứng minh được khả năng tài chính của mình để đảm bảo khả năng trả  nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên do những năm gần đây, tiền mặt hiếm, tín dụng bị thắt chặt, kinh tế khó khăn nên tỷ trọng có xu hướng giảm, tuy nhiên Agribank – CN Lâm Đồng vẫn duy trì tích cực ở lĩnh vực cho vay phân khúc này để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá mà Agribank – CN Lâm Đồng nhận cầm cố là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi của Agribank – CN Lâm Đồng hoặc các Tổ chức tín dụng lớn. Với mức cho vay hợp lý (95% giá trị của giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, 90% giá trị của giấy tờ có giá bằng ngoại tệ) và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố giấy tờ tại Agribank – CN Lâm Đồng. Tuy nhiên, dư nợ đối với sản phẩm này còn hạn chế và có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cho vay ô tô: Dư nợ cho vay mua ô tô từ 2022- 2024 có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt năm 2022 tỷ trọng vay mua ô tô tăng lên đến 10,35%, đến tháng 9.2023 là hơn 9%, con số này tiếp tục tăng cho đến hết năm 2024. Nguyên nhân do hiện nay với xu thế phát triển và hội nhập, các doanh nghiệp cần tăng hình ảnh, tính cạnh tranh và nâng cao thương hiệu uy tín của doanh nghiệp, nhiều công ty đã đầu tư mua ô tô để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình, một số cá nhân mua để phục vụ cho nhu cầu cá nhân và gia đình, hơn nữa năm 2022, giá xe ô tô có mức giảm nhẹ ở một số dòng xe trung lưu nên phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tuy nhiên, mức tăng  trưởng này chưa tương xứng với lợi thế của Agribank – CN Lâm Đồng về lãi suất và phí (lãi suất cạnh tranh, không thu phí trả nợ trước hạn) trong khi các tiêu chí của sản phẩm cũng tương tự như các ngân hàng khác (cho vay tối đa 80% nhu cầu vốn, thời hạn vay tối đa 60 tháng). Đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng cho vay tín chấp do đã có tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua nhưng tài sản này lại giao cho người vay khai thác sử dụng. Vì vậy không sai khi nói sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có một phần cho vay tín chấp. Do đó để hạn chế rủi ro tối thiểu, cán bộ tín dụng phải thẩm định kĩ càng về nhân thân cũng như uy tín của người đi vay với những tiêu chí như: Thu nhập tối thiểu 06 triệu đồng/tháng, có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại địa bàn hoạt động của chi nhánh. Ngân hàng đã liên tục đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác trong ngành. Năm 2024 đánh dấu quan hệ hợp tác của Agribank – CN Lâm Đồng với các đối tác chính, trong đó có HTC, Thaco, Hyudai và Mitsubishi, phát triển lên tầm cao mới thông qua việc tạo ra nhiều chương trình liên kết đặc biệt dành cho khách hàng, qua đó tăng cường sức hút của các sản phẩm hiện có của Agribank – CN Lâm Đồng. Tuy nhiên, dư nợ cho vay khách hàng mua ô tô vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng.

Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô chưa tương xứng với lợi thế của Agribank – CN Lâm Đồng đó là: (i) Do quy trình xét duyệt hồ sơ vay rất chặt chẽ với chủ trương chọn lọc khách hàng (do đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm như đã phân tích), đồng thời Agribank – CN Lâm Đồng cũng không có chính sách hoa hồng cho nhân viên bán xe (trong khi các ngân hàng khác đã áp dụng); (ii) Các nhà cung cấp xe ô tô (vốn là cầu nối giữa khách hàng mua xe và ngân hàng) sẽ ưu tiên giới thiệu hồ sơ vay cho Ngân hàng nào có “phần thưởng xứng đáng” cho họ.

Tuy nhiên, trên thực tế sản phẩm cho vay mua ô tô của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng vì hiện tại ngân hàng chưa có sản phẩm cho vay mua ô tô cũ. Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Cho vay du học: Nhu cầu vay vốn này có dư nợ và tỷ trọng dư nợ rất nhỏ so với tổng dư nợ TDCN, cho thấy chưa được Agribank – CN Lâm Đồng chú trọng phát triển. Mặc dù nhu cầu thị trường ngày càng tăng do kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa tăng nhanh thì nhu cầu mở rộng kiến thức ngày càng cao. Do đó để tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tiếp cận nền văn minh hiện đại của thế giới, nhiều gia đình có xu hướng cho con em đi du học ở nước ngoài buộc phải trang trải chi phí khá lớn (học phí và sinh hoạt phí) trong suốt quá trình học tập. Nhưng Agribank – CN Lâm Đồng quan tâm chưa đúng mực đến xu hướng này, chính vì vậy tỷ trọng cho vay du học rất thấp, và đa số là người thân của nhân viên tại Agribank – CN Lâm Đồng vay, rất ít khách hàng vay

Sản phẩm vay thấu chi: Khách hàng có thể vay thấu chi tài khoản với tổng số tiền tương ứng với 09 tháng thu nhập mà không cần có tài sản thế chấp. Do ưu đãi như vậy cho vay thấu chi dư nợ tăng ổn định.

Sản phẩm Thẻ Agribank – CN Lâm Đồng Visa Credit hoạt động theo nguyên lý “chi tiêu trước, trả tiền sau”, trong đó hạn mức chi tiêu tối đa của khách hàng đối với thẻ thường là dưới 40 triệu đồng, đối với thẻ vàng lên đến 150 triệu đồng và thẻ Platium từ 150 triệu tới 01 tỷ đồng. Sử dụng thẻ này, khách hàng được trả chậm một thời hạn ưu đãi tối đa đến 45 ngày. Ngoài ra, Agribank – CN Lâm Đồng còn triển khai các sản phẩm thẻ liên kết thương hiệu như Vietnamairline, Mercedes…

Các sản phẩm TDCN khác: Như vay trả góp, vay siêu linh hoạt, vay theo hạn mức tín dụng quay vòng, vay tiêu dùng trả góp… Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ TD, thông thường không quá 4-5%, tuy nhiên vẫn có sự duy trì và ổn định nhất định. Tuy nhiên điều này cho thấy các sản phẩm TDCN này chưa được Agribank – CN Lâm Đồng đẩy mạnh, và vai trò của các sản phẩm này là không đóng góp làm tăng thu nhập cho Agribank – CN Lâm Đồng, mà để đa dạng hóa sản phẩm TDCN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Agribank – CN Lâm Đồng trên thị trường.

Nhìn chung, các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân có thời hạn rất đa dạng, thông thường các khoản vay tiêu dùng có thời hạn ngắn. Do đó phù hợp với nguồn vốn huy động kỳ hạn 03, 06 tháng. Đối với các sản phẩm cho vay trung – dài hạn, có thể đảm bảo nguồn vốn bằng huy động dân cư do tính chất gửi tiết kiệm một khoản tiền được gửi gốc nhiều kỳ hạn liên tiếp, phần lãi rút định kỳ không đáng kể. Sản phẩm tín dụng được cải tiến theo hướng chuyên biệt và đơn giản hóa quy trình. Mạng lưới rộng tạo thuận lợi cho huy động dân cư. Hệ thống điểm giao dịch tiếp tục phát huy lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng. Được hỗ trợ bởi hàng loạt các chương trình huy động tiết kiệm hấp dẫn, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng đặc biệt là vùng sâu vùng xa khó tiếp cận được với các điểm giao dịch lớn.

2.2.3 Thực trạng chất lượng và hiệu quả phát triển của hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng

2.2.3.1. Nợ xấu

Tại Agribank – CN Lâm Đồng, cấu trúc rủi ro tín dụng dựa trên các nguyên tắc kiểm soát và quản trị rủi ro đi kèm với chính sách tín dụng. Các hạn mức và đo lường được áp dụng cho rủi ro tín dụng của từng khách hàng, từng ngành nghề. Agribank – CN Lâm Đồng đã hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân  giảm qua các năm cũng chứng tỏ sự phát triển vững chắc trong hoạt động cấp tín dụng cá nhân của chi nhánh,

Bảng 2.4: Nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2022 2023 2024
Dư nợ TDCN 22,234 22,851 24,824
Nợ xấu TDCN 385.65 386.88 331.65
Tỷ lệ nợ xấu 1.73% 1.69% 1.34%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank – CN Lâm Đồng qua các năm)

Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu thực hiện chức năng bán hàng. Cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…)

Nhờ áp dụng các biện pháp thận trọng trong quản trị rủi ro tín dụng mà các năm qua chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân ngày càng được đảm bảo. Trong cho vay khách hàng cá nhân tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nợ xấu khách hàng cá nhân năm 2022 là 385,65 tỷ đồng, chiếm 1,73% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Năm 2023, nợ xấu khách hàng cá nhân tăng nhẹ nên tỷ lệ nợ xấu chỉ còm 1,69%. Trong năm 2024, nợ xấu khách hàng cá nhân có xu hướng giảm khá, chỉ còn 331,65 tỷ đồng nên tỷ lệ nợ xấu trong năm này chỉ còn 1,34%.

Mặc dù nợ xấu khách hàng cá nhân giảm tỷ lệ nhưng không phải là không tồn tại. Tuy nhiên, nợ xấu khách hàng cá nhân các năm qua một phần là nợ xấu do thấu chi từ thẻ tín dụng. Khoản nợ này chiếm tỷ trọng nhỏ. Các khoản nợ xấu khách hàng cá nhân còn lại cũng có tài sản đảm bảo nên không quá lo ngại về khả năng trả nợ của khách hàng.

2.2.3.2 Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.5: Thu nhập từ tín dụng cá nhân giai đoạn 2022 – 2024

ĐVT: Triệu đồng Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Chỉ tiêu 2022 2023 2024
Thu TDCN 14873 18311 20431
Chi TDCN 4525 7424 8268
Thu nhập từ TDCN 10348 10887 12163

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank – CN Lâm Đồng)

Bảng 2.5 và Biểu đồ 2.6 cho thấy phát triển trong hoạt động cho vay cá nhân góp phần làm thu nhập từ TDCN tăng lên qua các năm, từ đó làm tăng tổng lợi của Agribank – CN Lâm Đồng, đồng thời điều này cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của Agribank – CN Lâm Đồng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TDCN ngày càng tăng.

Từ năm 2022 đến 2023, thu nhập có sự tăng nhẹ nhưng sang năm 2024, thu nhập tăng lên khoảng 20%, đây là điều đáng mừng cho Agribank – CN Lâm Đồng. Ngân hàng cần duy trì tốc độ tăng thu nhập và quản lý chặt chẽ chi phí từ dịch vụ TDCN, bởi đây là một nguồn thu nhập đáng kể trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng.

2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Lâm Đồng

2.3.1 Ưu điểm

Thứ nhất: Trong những năm qua, dịch vụ TDCN tại Ngân hàng đã được Agribank – CN Lâm Đồng chú trọng phát triển và mở rộng theo đúng định hướng phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ chung của Ngân hàng.

Thứ hai: Thu nhập từ dịch vụ TDCN của Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng qua các năm mặc dù nền kinh tế có nhiều diễn biến khó khăn và bất lợi, góp phần không nhỏ làm tăng tổng lợi nhuận của Ngân hàng.

Thứ ba: Cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng nên năng lực cạnh tranh dịch vụ TDCN của Ngân hàng đã được cải thiện dần qua các năm, thị phần TDCN của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm.

Thứ tư: Dư nợ TDCN và số lượng khách hàng TDCN của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm.

Thứ năm: Ngân hàng đã triển khai đa dạng nhiều sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân, do vậy tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng qua các năm.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất: Các sản phẩm TDCN chưa đa dạng bằng các ngân hàng khác, chưa có  dịch vụ bảo lãnh cá nhân như BIDV…, mà chỉ có dịch vụ bảo lãnh cho khối khách hàng doanh nghiệp.

Thứ hai: Thị phần tín dụng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng bị sụt giảm trong những năm qua.

Thứ ba: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân của ngân hàng có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Thứ tư: Nợ xấu của cho vay khách hàng cá nhân mặc dù giảm nhưng không phải là không tồn tại. Do đó, Ngân hàng cần phải có những chính sách quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

Thứ năm: Cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng chưa thực sự phát triển. Quy mô cho vay khách hàng cá nhân còn nhỏ, biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng của doanh số, dư nợ và số lượng khách hàng. Đối tượng và phạm vi cho vay khách hàng cá nhân của

Ngân hàng còn hạn hẹp trong khi đó phương thức cho vay còn đơn giản và đơn điệu. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn. Các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản,chưa đa dạng, phong phú, chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Hệ thống sản phẩm tín dụng cá nhân của Agribank – CN Lâm Đồng còn nặng về các sản phẩm truyền thống. Việc triển khai phát triển sản phẩm mới còn chậm chễ.

Chính sách tín dụng còn nhiều điểm chưa phù hợp.Tuy chính sách tín dụng của ngân hàng đã có những mềm dẻo và thay đổi phù hợp với cơ chế thị trường, tuy nhiên cũng có nhiều điểm chưa phù hợp. Tính chủ động và phán quyết của chi nhánh còn bị hạn chế. Đôi lúc cơ chế tín dụng giữa trụ sở và chi nhánh quá chặt chẽ, ít linh hoạt làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng.

Tình trạng nợ quá hạn còn chưa hoàn toàn kiểm soát được. Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng cá nhân còn chưa được cao.

Cho vay dựa trên tài sản bảo đảm: hầu hết khách hàng vay vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng đều cần có TSBĐ. Hình thức vay tín dụng tín chấp đã được triển khai, với hạn mức cho vay mỗi khách hàng là khá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng thường tính toán hạn mức cho vay dựa trên mức lương chính thức của khách hàng, chứ không tính dựa trên mức thu nhập thực tế của khách hàng. Khách hàng nhiều khi có thu nhập cao và ổn định nhưng lại không thể chứng minh được. Điều này làm giảm một lượng đáng kể các khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.

Tồn tại những hạn chế nói trên là do rất nhiều nguyên nhân như sau:

  • Vì là mô hình Ngân hàng duy nhất 100% vốn nhà nước nên các quy trình quy định khá chặt chẽ đôi lúc mang tính truyền thống, vì vậy các sản phẩm dịch vụ chưa theo kịp nhu cầu thị trường như các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
  • Thị phần có phần giảm sút do có sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại cổ phần mới mở chi nhánh dày đặc tại địa bàn.
  • Do sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất cũng như hình thức cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần, khách hàng có nhiều lựa chọn và xu hướng vay vốn tại các ngân hàng có quy trình cho vay nhanh chóng, thủ tục dễ dàng từ đó giảm thị phần và tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân.
  • Chi nhánh ngân hàng trong quy trình xét duyệt cho vay còn chưa sáng tạo, linh hoạt còn khá máy móc trong việc chấp hành quy định của cấp trên. Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank.
  • Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều.
  • Đội ngũ nhân viên tín dụng cá nhân hiện chưa được chuyên môn hóa.
  • Công tác truyền thông Ngân hàng chưa được hiệu quả về các gói cho vay cũng như ưu đãi lãi suất qua tùng thời kỳ.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp cho vay khách hàng cá nhân của Agribank

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của Agribank […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993